You are on page 1of 16

GDP

1. Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau ở:
A. Mục đích sử dụng*
B. Thời gian tiêu thụ
C. Độ bền trong quá trình sử dụng
D. Cả ba câu trên đều đúng
2. Giả sử năm 1994 là năm cơ sở và trong thời gian qua tỷ lệ lạm phát hàng
năm của Việt Nam đều mang giá trị dương. Khi đó:
A. GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa
B. GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa trước năm 1994 và điều ngược lại xảy
ra sau năm 1994*
C. GDP thực tế nhỏ hơn GDP danh nghĩa
D. GDP thực tế nhỏ hơn GDP danh nghĩa trước năm 1994 và điều ngược lại xảy
ra sau năm 1994
3. Một chính sách kiều hối khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước
ngoài gửi tiền về cho thân nhân trong nước có tác dụng trực tiếp:
A. Làm tăng GDP của Việt Nam
B. Làm cho đồng tiền Việt Nam giảm giá so với ngoại tệ
C. Làm tăng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam*
D. Cả 3 câu trên đều đúng
4. Tính theo chi tiêu (tính theo luồng sản phẩm) thì GDP là tổng cộng của:
A. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và dịch vụ, xuất
khẩu ròng*
B. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và dịch vụ, xuất
khẩu
C. Tiêu dùng, đầu tư, chi chuyển nhượng của chính phủ, xuất khẩu ròng
D. Tiêu dùng, đầu tư, chi chuyển nhượng của chính phủ, xuất khẩu
5. Tính theo luồng chi phí thì GDP là tổng cộng của:
A. Tiền lương, tiền lãi, tiền thuê, lợi nhuận
B. Tiền lương, trợ cấp của chính phủ, tiền thuê, lợi nhuận
C. Tiền lương, trợ cấp của chính phủ, tiền lãi, tiền thuê
D. Tiền lương, tiền lãi, tiền thuê, lợi nhuận, khấu hao*
6. Nếu mức sản xuất không thay đổi, trong khi đó giá của mọi hàng hóa đều
tăng gấp đôi, khi đó:
A. GDP thực tế không đổi còn GDP danh nghĩa giảm đi một nửa
B. Cả GDP thực tế và GDP danh nghĩa đều không đổi
C. GDP thực tế không đổi và GDP danh nghĩa tăng gấp đôi*
D. GDP thực tế tăng gấp đôi còn GDP danh nghĩa không đổi
7. Trong các khoản dưới đây, khoản nào không được tính vào GDP và
GNP của một quốc gia?
A. Đầu máy karaoke nhập khẩu từ quốc gia khác
B. Giá trị của thời gian xem phim
C. Tiền lương của công an
D. Quỹ từ thiện hỗ trợ đồng bào bị thiên tai
8. Trong các chỉ tiêu dưới đây, chỉ tiêu nào là tốt nhất để đánh giá thành
tựu kinh tế của một quốc gia trong dài hạn:
A. Tăng trưởng GNP danh nghĩa
B. Tăng trưởng GNP thực tế
C. Tăng trưởng GNP thực tế bình quân đầu người*
D. Tăng trưởng GNP tiềm năng
9. Tổng sản phẩm quốc nội GDP là:
A. Giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định;
B. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng sản xuất ra trong lãnh thổ kinh tế
của một nước trong một thời kỳ nhất định;*
C. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra
trong một thời kỳ nhất định;
D. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ tạo ra trên lãnh thổ của một nước trong một
thời kỳ nhất định
10. Khoản mục nào dưới đây được tính vào GDP năm nay:
A. Một chiếc ô tô mới được nhập khẩu từ nước ngoài
B. Máy in được sản xuất ra trong năm được một công ty xuất bản mua*
C. Một chiếc máy tính sản xuất ra năm trước năm nay mới bán được
D. Một ngôi nhà cũ được bán trong năm nay
11. Hàng hóa trung gian được định nghĩa là hàng hóa mà chúng:
A. Được mua trong năm nay nhưng sử dụng cho những năm sau
B. Được sử dụng hết trong quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ khác*
C. Được tính trực tiếp vào GDP
D. Được bán cho người sử dụng cuối cùng
12. Nếu mức sản xuất và giá của mọi hàng hóa đều tăng gấp đôi, khi đó:
A. GDP thực tế không đổi còn GDP danh nghĩa giảm đi một nửa
B. Cả GDP thực tế và GDP danh nghĩa đều không đổi
C. GDP thực tế không đổi và GDP danh nghĩa tăng gấp đôi
D. GDP thực tế tăng gấp đôi còn GDP danh nghĩa tăng gấp bốn*
13. Khoản mục nào sau đây được coi là một khoản đầu tư trong hệ thống
tài khoản thu nhập quốc dân:
A. Mua trái phiếu Chính phủ
B. Mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
C. Mua một ngôi nhà 100 năm tuổi ở khu di tích lịch sử
D. Một người thợ gốm mua một chiếc xe tải mới để chở hàng và đi dự các buổi
trưng bày nghệ thuật vào cuối tuần*
14. Khoản cho tặng từ một đơn vị này sang đơn vị khác trong nền kinh tế
không được tính vào GDP vì:
A. Đó chỉ là những khoản giá trị nhỏ và ít khi xảy ra
B. Những hoạt động này không làm cho nền kinh tế có thêm một sản phẩm nào
mới*
C. Những hoạt động này mang tính chất phúc lợi xã hội
D. Không đáp án nào đúng
15. GDP danh nghĩa:
A. Là một khái niệm được sử đụng để phân biệt những thay đổi của giá cả và
những thay đổi của sản lượng được sản xuất ra trong một nền kinh tế.
B. Được tính theo giá của năm gốc.
C. Được sử dụng để phản ánh sự thay đổi của phúc lợi kinh tế theo thời gian.
D. Được tính theo giá hiện hành.*
16. GDP thực tế bằng:
A. GDP danh nghĩa trừ đi giá trị hàng hóa xuất khẩu
B. GDP danh nghĩa trừ đi giá trị hàng hóa trung gian
C. GDP danh nghĩa trừ đi khấu hao
D. GDP danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát*
17. GDP danh nghĩa chắc chắn sẽ tăng khi:
A. Mức giá trung bình tăng hoặc số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra
nhiều hơn;
B. Chỉ khối lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn;
C. Cả mức giá trung bình tăng và khối lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
ra nhiều hơn*
D. Chỉ mức giá trung bình tăng.
18. Khoản mục nào sau đây không phải là một thành phần của GDP theo
luồng chi phí nhân tố:
A. Thu nhập của người nông dân
B. Xuất khẩu ròng*
C.Tiền công, tiền lương và thu nhập của các lao động phụ khác
D. Lợi nhuận công ty
19. Giá trị sản lượng của một hãng trừ đi chi phí về các sản phẩm trung
gian được gọi là:
A. Sản xuất gián tiếp
B. Lợi nhuận ròng
C. Tiền công tiền lương và thu nhập các lao động phụ khác
D. Giá trị gia tăng*
20. Giá trị của hàng hóa trung gian không được tính vào GDP:
A. Nhằm tránh tính nhiều lần giá trị của chúng và do vậy không phóng đại giá
trị của GDP*
B. Bởi chúng chỉ bán trên thị trường các nhân tố sản xuất
C. Nhằm tính những hàng hóa làm giảm phúc lợi xã hội
D. Bởi vì khó theo dõi tất cả các hàng hóa trung gian
21. Khi tính GDP hoặc GNP thì việc cộng hai khoản mục nào dưới đây là
không đúng:
A. Lợi nhuận của công ty và tiền lãi mà công ty nhận được khi cho vay tiền
B. Chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu của chính phủ
C. Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu của chính phủ
D. Chi tiêu của chính phủ với tiền lương*
22. Muốn tính GNP từ GDP của một nước chúng ta phải:
A. Cộng với thu nhập ròng tài sản ở nước ngoài*
B. Cộng với xuất khẩu ròng
C. Trừ đi thanh toán chuyển khoản của chính phủ
D. Cộng với thuế gián thu ròng
23. Lợi nhuận của Honda tạo ra ở Việt Nam và chuyển về Nhật Bản sẽ
được tính vào:
A. GDP của Việt Nam
B. GDP của Việt Nam và GNP của Nhật Bản*
C. GNP của Nhật Bản
D. GNP của Việt Nam
24. Muốn tính thu nhập quốc dân từ GNP, chúng ta phải khấu trừ:
A. Khấu hao, thuế gián thu, lợi nhuận công ty và đóng bảo hiểm xã hội
B. Khấu hao và thuế gián thu ròng
C. Khấu hao, thuế gián thu và lợi nhuận
D. Khấu hao*
25. Khoản mục nào trong số các khoản mục sau đây không được xếp vào
một nhóm để cộng với các khoản mục còn lại:
A. Tiền công, tiền lương
B. Thanh toán chuyển khoản của chính phủ*
C. Thu nhập từ tiền cho thuê tài sản
D. Lợi nhuận của công ty
26. Điều nào dưới đây không phải là cách mà các hộ gia đình sử dụng tiết
kiệm của mình:
A. Cho các doanh nghiệp vay
B. Cho người nước ngoài vay
C. Đóng thuế*
D. Cho chính phủ vay
27. Giả sử chính phủ trợ cấp cho hộ gia đình một khoản tiền là 100 triệu
đồng, sau đó các hộ gia đình dùng khoản tiền này để mua thuốc y tế. Khi
hạch toán theo luồng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng thì khoản chi tiêu trên
sẽ được tính vào cấu phần nào trong GDP:
A. Đầu tư của chính phủ
B. Trợ cấp của chính phủ cho hộ gia đình
C. Chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
D. Tiêu dùng của hộ gia đình*
28. Để tính được GDP theo phương pháp giá trị gia tăng, ta phải lấy giá trị
tổng sản lượng trừ đi:
A. Giá trị của những yếu tố đầu vào đã chuyển hết vào sản phẩm*
B. Toàn bộ lợi nhuận không chia
C. Toàn bộ thuế gián thu
D. Khấu hao
29. Nếu bạn muốn kiểm tra xem có nhiều hàng hóa dịch vụ được sản xuất
hơn trong năm 2010 so với 2009 thì bạn nên xét:
A. GDP thực tế của năm 2010 so với GDP thực tế của năm 2009*
B. Giá trị sản phẩm trung gian của năm 2010 so với giá trị sản phẩm trung gian
của năm 2009
C. GDP danh nghĩa năm 2010 so với GDP thực tế năm 2009
D. Không câu nào đúng
30. Trong năm 2000 ông T đã bán chiếc xe máy với giá 20 triệu đồng. Hai
năm trước ông đã mua chiếc xe đo với giá 23 triệu đồng. Để bán được chiếc
xe này ông T đã phải trả cho người môi giới 100 ngàn đồng. Việc bán chiếc
xe này của ông T làm GDP năm 2000:
A. Tăng 20 triệu đồng
B. Tăng 100 ngàn đồng*
C. Tăng 23 triệu đồng
D. Giảm 3 triệu đồng
AD VÀ AS
2. Biến nào sau đây có thể thay đổi mà không gây ra sự dịch chuyển của
đường tổng cầu:
a. Lãi suất
b. Mức giá
c. Thuế suât
d. Kỳ vọng về lạm phát
e. Cung tiền
3. Một lý do làm cho đường tổng cầu có độ dóc âm: dân cư trở nên khá giả
hơn khi mức giá giảm và do đó sẵn sàng mua nhiều hàng hóa hơn
4. Theo hiệu ứng lãi suất, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì
a. Mức giá thấp hơn làm tăng sức mua của lương tiền mà mọi người đang nắm
giữ và do đó họ sẽ tăng tiêu dùng
b. Mức giá thấp hơn làm giảm giá trị của lượng tiền đang nắm giữ và do đó
tiêu dùng giảm xuống
c. Mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng tiền cho vay.
Kết quả là lãi suất tăng và chi tiêu cho đầu tư giảm
d. Mức giá thấp hơn làm tăng lượng tiền cần giữ, làm giảm lượng tiền cho vay.
Kết quả là lãi suất tăng và chi tiêu cho đầu tư giảm
5. Theo hiệu ứng của cải, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì
a. Mức giá thấp hơn làm tăng sức mua của luongj tiền mà mọi người đang nắm
giữ và do đó họ sẽ tăng tiêu dùng
b. Mức giá thấp hơn làm giảm giá trị của lượng tiền đang nắm giữ và do đó
tiêu dùng giảm xuống
c. Mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền cần giữ, làm tăng lượng tiền cho vay.
Kết quả là lãi suất giảm và chi tiêu cho đầu tư tăng lên
d. Mức giá thấp hơn làm tăng lượng tiền cần giữ, làm giảm lượng tiền cho vay.
Kết quả là lãi suất tăng và chi tiêu cho đầu tư giảm
6. Trong mô hình AS-AD, sự dịch chuyển sang trái của đường AD có gây ra
bởi:
a. Giảm thuế
b. Tăng niềm tin của người tiêu dùng và các doanh nghiệp vào triển vọng phát
triển của nền kinh tế trong tương lai
c. Tăng cung tiền danh nghĩa
d. Giảm chi tiêu chính phủ
e. Không phải các câu trên
7. Trong mô hình AS-AD, sự dịch chuyển sang phải của đường AD có gây
ra bởi
a. Giảm chi tiêu chính phủ
b. Tăng niềm tin của người tiêu dùng và các doanh nghiệp vào triển vọng phát
triển của nền kinh tế trong tương lai
c. Tăng cung tiền danh nghĩa
d. Giảm thuế
e. Không phải các câu trên
P

AS0

AD0

AD1
Y
9.trong hình bên, sự dịch chuyển từ AD0 đến AD1 có thể làm cho: sản
lượng giảm và tiền lương thực tế tăng

10. Sự gia tăng tổng cầu không ảnh hưởng đến mức giá hàm ý rằng:
a. Sản lượng thực tế phải bằng sản lượng tiềm năng
b. Sản lượng có thể ở trên mức tiềm năng
c. Đường AS nằm ngang
d. Đường AS thẳng đứng
e. Đường AD thẳng đứng
11. Khi chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu:
a. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
b. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
c. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
d. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
e. Cả đường tổng cung và tổng cầu dịch chuyển sang trái
12. Khi chính phủ gảim thuế đánh và vào các đầu tư vào nhập khẩu:
a. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
b. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
c. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
d. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
e. Cả đường tổng cung và tổng cầu dịch chuyển sang phải
15. Đường tổng cung ngắn hạn được xây dựng dựa trên gỉa thiết:
a. Mức giá cố định
b. Gía các nhân tố sản xuất cố định
c. Sản lượng cố định
d. Lợi nhuận cố định
17. Đường tổng cung ngắn hạn có xu hướng tương đối thoải ở mức sản
lượng thấp vì:
a. Nhu cầu về tiêu dùng ít co giãn với giá cả ở mức sản lượn thấp
b. Các doanh nghiệp còn nhiều nguồn lực chưa sử dụng
c. Khi đó lợi nhuận thông thường cao và do vậy các doanh nghiệp sẵn sàng mở
rộng sản xuất
d. Sản lượng luôn bằng mức tự nhiên
18. Vì đường tổng cung dài hạn là thẳng đứng do đó trong dài hạn:
a. sản lượng thực tế và mức giá được quyết định bởi tổng cầu.
b. Sản lượng thực tế và mức giá chỉ phụ thuộc vào tổng cung.
c. Sản lượng thực tế được quyết định bởi tổng cung, còn mức giá được quyết
định bởi tổng cầu còn mức giá được quyết định bởi tổng cầu.
d. Sản lượng thực tế được quyết định bởi tổng cầu còn mức giá được quyết
định bởi tổng cung
19. Một đường tổng cung thẳng đứng hàm ý:
a. Tăng giá tăng sẽ không ảnh hưởng đến mức sản lượng của nền kinh tế.
b. Sản lượng trong ngắn hạn không thể lớn hơn sản lượng trong dài hạn.
c. Tăng giá sẽ cho phép nền kinh tế đạt được sản lượng cao hơn.
d. Tăng giá sẽ khuyến khích đổi mới công nghệ và do vậy thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
e. Đường tổng cung dài hạn không bao giờ thay đổi vị trí
21.Trạng thái lạm phát đi kèm với suy thoái sẽ xuất hiện nếu:
a. Đường tổng cung dịch chuyển từ AS0 đến AS1
b. Đường tổng cung dịch chuyển từ AS1 đến AS0
c. Tổng cầu giảm trong khi vị trí của đường tổng cung không thay đổi
d. Tổng cầu tăng trong khí vị trí của đường tổng cung không thay đổi
22. Khi OPEC tăng giá dầu thì:
a. Tỉ lệ lạm phát ở các nước nhập khẩu dầu mỏ tăng
b. GDP thực tế ở các nước nhập khẩu dầu mỏ giảm
c. Thu nhập quốc dân được phân phối lại từ các nước nhập khẩu dầu sang các
nước xuất khẩu dầu
d. Tất cả các câu trên đều đúng
e. Các câu trên đều sai
23. Sự kiện nào sau đây sẽ làm dịch chuyển dường tổng cung ngắn hạn,
nhưng không làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn:
a. Sự thay đổi khối lượng tư bản
b. Sự thay đổi công nghệ
c. Sư thay đổi tiền lương danh nghĩa
d. Sự thay đổi cung về lao động
e. Không có sự kiện nào thỏa mãn câu hỏi trên
24. Giả sử rằng khối lượng tư bản trong nền kinh tế giảm, khi đó đường
AS ngắn hạn:
a. Và AS dài hạn đều dịch chuyển sang trái
b. Và AS dài hạn đều dịch chuyển sang phải
c. Không thay đổi vị trí, nhưng đường AS dài hạn dịch chuyển sang trái
d. Không thay đổi vị trí, nhưng đường AS dài hạn dịch chuyển sang phải
e. Dịch chuyển sang trái, nhưng đường AS dài hạn không thay đổi vị trí
25. Tiến bộ công nghệ sẽ làm dịch chuyển:
a. Cả đường tổng cung ngắn hạn và đường tổng cầu sang phải
b. Cả đường tổng cung ngắn hạn và đường tổng cung dài hạn sang trái
c. Đường tổng cung ngắn hạn sang phải, nhưng đường tổng cung dài hạn
không thay đổi vị trí
d. Đường tổng cung dài hạn sang phải, nhưng đường tổng cung ngắn hạn
không thay đổi vị trí
e. Cả hai đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn sang phải
26. Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng
tự nhiên. Tiếp đó giả sử ràng ngân hàng trung ương giảm cung tiền. Theo
mô hình tổng cầu và tổng cung, điều gì sẽ xảy ra với giá và sản lượng trong
dài?
a. Mức giá tăng, còn sản lượng không thay đổi so với giá trị ban đầu
b. Mức giá giảm, còn sản lượng không thay đổi so với giá trị ban đầu
c. Sản lượng tăng, còn mức giá không thay đổi so với giá trị ban đầu
d. Sản lượng giảm, còn mức giá không thay đổi so với giá trị ban đầu
e. Cả sản lượng và mức giá đều không thay đổi so với giá trị ban đầu
27. Xét một nền kinh tế nhập khẩu dầu mỏ ban đầu ở trạng thái cân
bằng tại mức sản lượng tự nhiên. Tiếp đó giả sử rằng giá dầu thô tăng
mạnh trên thị trường thế giới. Nếu các nhà hoạch định chính sách để cho
nền kinh tế tự điều chỉnh, thì theo mô hình tổng cầu và tổng cung, điều gì
xảy ra với mức giá và sản lượng trong dài hạn?
a. mức giá tăng, sản lượng không thay đổi so với giá trị ban đầu
b. Mức giá giảm, sản lượng không thay đổi so với giá trị ban đầu
c. Sản lượng tăng, mức giá không thay đổi so với giá trị ban đầu
d. Sản lượng giảm, mức giá không thay đổi so với giá trị ban đầu
e. Cả sản lượng và mức giá không thay đổi so với giá trị ban đầu
AD VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1. Đường tổng chi tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tổng chi tiêu và của nền
kinh tế và thu nhập quốc dân: tại một mức giá cho trước
2. Đường tổng chi tiêu là đường: dốc lên
3. Sự di chuyển lên trên của đường tổng chi tiêu xảy ra khi: các hộ gia đình,
doanh nghiệp, và chính phủ quyết định chi tiêu nhiều hơn tại mỗi mức thu
nhập.
4. Hàm tiêu dùng của các hộ gia đình biểu diễn mối quan hệ giữa tiêu dùng
của họ với: thu nhập khả dụng
5. Tiết kiệm mang giá trị âm khi hộ gia đình: tiêu dùng nhiều hơn thu nhập
khả dụng
6. Xu hướng tiêu dùng cận biên được tính bằng: sự thay đổi của tiêu dùng
chia cho sự thay đổi của thu nhập khả dụng
7. Đường tiêu dùng mô tả mối quan hệ giữa: tiêu dùng bằng với thu nhập
khả dụng
Thu nhập khả dụng Yd ( nghìn Tiêu dùng C (nghìn đông)
đồng)
325 325
400 375
475 425
550 475
625 525

8. Xét bảng. Khi đó tiêt kiệm bằng 0 , thì thu nhập khả dụng là bao nhiêu:
325
9. Theo bảng. Xu hướng tiêu dùng cận biên là bao nhiêu: 0,67
10. theo bảng. Tiết kiệm sẽ bằng 75 nghìn ddoonngf khi thu nhập khả dụng
bằng: 550
11. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, yếu tố nào sau đây sẽ làm
sản lượng cân bằng tăng: sự gia tăng xuất khẩu
12. Theo cách tiếp cận thu nhập chi tiêu nếu GDP thực tế không ở trạng
thái cân bằng thì: GDP thực tế luôn có xu hướng thay đổi cho tới khi cân
bằng với tổng chi tiêu sự kiến
13. Giả sử hàm tiết kiệm của nền kinh tế đóng có dạng S= -100 + 0,2Yd và
thuế suất là 25% . ảnh hưởng đến thu nhập cân bằng của việc giảm tiwwu
dùng tự định 50 là: thu nhập giảm 125
14. Giá trị của số nhân chi tiêu phụ thuộc vào: tất cả
15. Sự gia tăng thu nhập gấy ra do đầu tư tăng thêm sẽ càng lớn khi: MPS
càng nhỏ
16. Giả sử cả thuế và chi tiêu chính phủ đều giảm cùng một lượng. Khi đó:
cán cân ngân sách sẽ không đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ giảm
17. Xét một nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập. Nếu MPS=0,25
thì giá trị của số nhân thuế là: -3,00
18. Nếu xuất khẩu X=400, và hàm nhập khẩu IM=100+0,4Yd, thì hàm xuất
khẩu ròng là: NX= 300+0,4Yd
19. Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,8, thuế suất bằng 0,2 và xu
hướng nhập khâu cận biên bằng 0,3 , thì khi xuất khẩu tăng thêm 66 tỉ
đồng, sản lượng cân bangwf của nền kinhtees sẽ tăng thêm:100 tỉ đồng
20. Giả sử đầu tư tăng 500 và xuất khẩu tăng 1300. với <PC từ thu nhập
quốc dân là 0,8 và MPM=0,05, thì thu nhập quốc daansex tăng: 7200
21. Cán cân ngân sách chính phủ: có liên quan đến chu kỳ kinh doanh ở
một mức độ nhất định
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1. Tiền: tất cả các điều trên
2. Khản mục nào dưới đây thuộc M2, nhưng không thuộc M1: tiền gửi tiết
kiệm có thời hạn của cá nhân tại các ngân hàng thương mại, tiền gửi tiết
kiệm của cá nhân taij các tổ chức tín dụng nông thôn
3. Giả sử một người chuyển 1 triệu đồng từ tài khoản tiết kiệm có thời hạn
sang tài khoản tiền guiiwr có thể viết séc. Khi đó: M1 tăng, còn M2 không
thay đổi
4. Một ngân hàng có thể tạo tiền bằng cach: cho vay một phần số tiền huy
động được
5. Sự cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc do NHTU quy định sẽ: cho phép các
ngân hàng thương mại giảm lượng dự trữ và cho vay được nhiều hơn
6. Nếu tất cả các ngân hàng thương mại đều không cho vay số tiền huy
động được, thì số nhân tiền sẽ là: 1
7. Số nhân tiền tăng lên nếu tỉ lệ tiền mặt mà hộ gia đình và các hãng kinh
doanh muốn giữ: giảm xuống hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế giảm xuống
8. Dưới đây là ba kênh mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để giảm
cung tiền: bán trái phiếu chính phủ, tăng dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất
chiết khấu
9. Giả sử tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng là 23%, tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 6%,
dự trữ dôi ra là 1%, và cung tiền là 820 tỉ đồng. Cơ sở tiền là: 200 tỉ đồng
10. Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và NHTU mua 100.000 triệu dồng trái
phiếu chính phủ, thì cung tiền: tăng lên bằng tích của 100.000 triệu với số
nhân tiền
11. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát tốt nhất đối với: cơ sở tiền
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng (cr) 40%
Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%
Cơ sở tiền (tỉ đồng) 5.000

12. Với số liệu ở bảng, số nhân tiền là: 2,8


13. Với số liệu ở bảng, cung tiền là: 14000 tỉ đồng
14. Một vấn đề mà ngân hàng trung ương phải đối mặt khi thực hiện chính
sách tiền tệ là: NHTU có thể kiểm soát được cơ sở tiền, nhưng không thể
luôn dự đoán chính xác số nhân tiền
15. Quá trình mở rộng tiền tệ còn có thể tiếp tục cho đến khi: không còn dự
trữ dôi ra
16. Điều nào dưới đây không phải là chức năng của ngân hàng trung ương:
hoạt động nhằm kiếm lợi nhuận
17. Việc ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ sẽ: làm tăng dự
trữ vad do đó mở rộng các khỏn tiền mà NHTM cho vay
18. Nếu các NHTM muốn giữ 3% tiền gửi dưới dạng dự trữ và dân cư
muốn giữ tiền mặt bằng 10% so với tiền gửi ngân hàng, thì số nhân tiền sẽ
là: 8,5
19. Giá trị của số nhân tiền tăng khi: tất cả câu trên
20. Giả sử tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 0,2 và tỉ lệ dự trữ so với tiền gửi là
0,1. nếu muốn tăng cung tiền 1 tỉ đồng thông qua hoạt động thi trường mở,
ngân hàng trung ương cần phải: mua 250 triệu trái phiếu chính phủ
21. Cân bằng thị trường tiền tệ xuất hiện khi: lượng cầu và tiền bằng lượng
tiền cung ứng
22. Nếu GDP thực tế tăng lên, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang: phải và
lãi suất sẽ tăng lên
23. Với các yếu tố khác không đổi, lượng cầu tiền lớn hơn khi: tất cả các
câu trên
24. Khi cầu tiền được biểu diễn trên đồ thhi với trục tung là lãi suất còn
trục hoành là lượng tiền, sự gia tăng lãi suất sẽ được biểu thị bằng: sự di
chuyển lên phía trên dọc một đường cầu tiền
25. Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung
là lãi suát và trục hoành là lượng tiền, mức giá tăng: làm dịch chuyển
đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất cân bằng
26. Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là
lãi suất và trục hoành là lượng tiền, sự cắt giảm thu nhập làm: dịch chuyển
đường cầu tiền sang trái và làm giảm lãi suất cân bằng

You might also like