You are on page 1of 10

Nội dung ôn tập chương 1:

Kiến thức cần nắm và hiểu rõ nôi hàm

1. Kinh tế vĩ mô? Sự khác nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô?


2. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong kinh tế vĩ mô?
3. Một số trường phái, tư tưởng trong kinh tế?
4. Một số thuật ngữ/ khái niệm cơ bản được sử dụng trong kinh tế vĩ mô?
5. Mục tiêu và công cụ được sử dụng trong kinh tế vĩ mô?
6. Các hình thức tổ chức của nền kinh tế?

1. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu gì?


A. Thị trường quốc gia về từng sản phẩm
B. Nền kinh tế tổng thể
C. Hành vi của các doanh nghiệp
D. Hoạt động nền kinh tế như một tổng thể cùng với chính sách mà nhà nước dùng để ổn định nền
kinh tế.
2. Kinh tế vĩ mô ít đề cập đến :
A. Sự thay đổi giá cả tương đối
B. Sự thay đổi mức giá chung
C. Thất nghiệp
D. Mức sống

3. Chỉ tiêu nào dưới đây được coi là quan trọng nhất để đánh giá thành tựu tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn:
A. Tăng trưởng GDP danh nghĩa
B. Tăng trưởng GDP thực tế
C. Tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người
D. Tăng trưởng khối lượng tư bản

4. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Việt Nam đo lường thu nhập:
A. Mà người Việt Nam tạo ra trong và ngoài nước
B. Tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam
C. Của khu vực dịch vụ trong nước
D. Của khu vực sản xuất trong nước

5. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đo lường :
A. Mà người Việt Nam tạo ra trong và ngoài nước
B. Tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam
C. . Của khu vực dịch vụ trong nước
D. Tổng gía trị của tất cả hàng hóa, dịch vụ cuối cùng tạo ra trên lãnh thổ nước Việt Nam trong
thời kì nhất định.
6. Muốn tính GNP của một nước từ GDP thì :
A. Cộng với Xuất khẩu ròng
B. Cộng với thuế gián thu
C. Cộng với thuế trực thu
D. Cộng với thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài
7. Thu nhập khả dụng là phần thu nhập quốc dân:
A. Còn lại sau khi các hộ gia đình nộp lại các loại thuế trực thu và nhận được các trợ cấp của
Chính phủ hoặc doanh nghiệp
B. Sau khi nộp thuế trực thu
C. Sau khi trừ đi các loại thuế
D. Còn lại sau khi các hộ gia đình nộp lại các loại thuế trực thu

8. Muốn tính thu nhập quốc dân NI từ GNP, chúng ta phải trừ đi
A. Khấu hao
B. Khấu hao và thuế gián thu
C. Khấu hao và lọi nhuận công ty
D. Khấu hao, thuế gián thu và lợi nhuận công ty

9.Chủ đề nào dưới đây được kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu:

A. Chính sách tài khóa

B. Chính sách tiền tệ

C. Lạm phát, thất nghiệp

D. Tất cả các ý trên

10. Khoản mục nào dưới đây không được coi là mua hàng của Chính Phủ:

A. Chính phủ mua vũ khí sinh học

B. Chính phủ mua trái phiếu kho bạc

C. Khoản trợ cấp xã hội mà người dân nhận được.

D. Thành phố Hồ chí minh tuyển dụng viên chức kho bạc

11. Khoản mục nào sau đậy không được tính vào GDP năm 2019 của Việt Nam:

A. Một chiếc xe ô tô được sản xuất năm 2019 tại công ty VinaFast

B. Dịch vụ cắt tóc trong năm 2019

C. Dịch vụ môi giới bất động sản trong năm 2019

D. Một xe đạp được sản xuất trong năm 2019 và được bán đầu tiên vào năm 2020.

12. GDP thực tế đo lường theo mức giá ............, GDP danh nghĩa đo lường theo mức
giá ........

A. Năm cơ sở
B. Năm hiện hành

C. Năm cơ sở, năm hiện hành

D. Năm hiện hành, năm cơ sở

13. Giá trị gia tăng của doanh nghiệp được tính bằng:

A. Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp trừ giá trị đầu vào được chuyển hết vào
giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất.

B. Doanh thu của doanh nghiệp

C. Lợi nhuận của doanh nghiệp

D. Câu C và B đúng

14. Nếu mức sản xuất không thay đổi, giá cả của mọi hàng hóa đều tăng gấp đôi, khi đó:

A. Cả GDP danh nghĩa và GDP thực tế không thay đổi

B. GDP danh nghĩa không thay đổi, GDP thực tế tăng gấp đôi

C. GDP thực tế giảm một nữa, GDP danh nghĩa không đổi

D. GDP danh nghĩa tăng gấp đôi, GDP thực tế không thay đổi

15. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính theo công thức:

A. GDP thực tế chia cho GDP danh nghĩa

B. GDP danh nghĩa chia cho GDP thực tế

C. GDP danh nghĩa cộng với GDP thực tế’

D. GDP danh nghĩa trừ GDP thực tế

16. Giả sử một người nông dân trồng sắn và bán cho người sản xuất bột sắn với giá 10 triệu
đồng. Người sản xuất bột sắn bán cho tiệm làm bánh với giá 14 triệu đồng, tiệm làm bánh sản
xuất bánh bán cho người tiêu dùng là 16 triệu đồng. Đóng góp của tiệm làm bánh vào GDP:

A. 2 triệu đồng

B. 4 triệu đồng

C. 6 triệu đồng

D.16 triệu đồng


17. Giả sử một người nông dân trồng sắn và bán cho người sản xuất bột sắn với giá 10 triệu
đồng. Người sản xuất bột sắn bán cho tiệm làm bánh với giá 14 triệu đồng, tiệm làm bánh sản
xuất bánh bán cho người tiêu dùng là 16 triệu đồng. Đóng góp của ngành sản xuất bánh sắn
vào GDP:

A. 6 triệu đồng

B. 16 triệu đồng

C. 4 triệu đồng

D. 8 triệu đồng

18. Ngày 10/01/2019, bạn bán 01 chiếc xe máy với giá 4 triệu đồng, mà cách đây 10 năm bạn
đã mua với giá 25 triệu đồng. Để bán được chiếc xe máy bạn đã trả cho người môi giới 200
ngàn đồng. Sau khi thực hiện giao dịch bán xe máy, GDP của Việt Nam:

A. Tăng 4 triệu đồng

B. Tăng 25 triệu đồng

C. Tăng 200 ngàn đồng

D. Không tăng

19. Từ năm 2010 đến năm 2019, ta thấy GDP thực tế của Việt Nam luôn tăng chậm hơn GDP
danh nghĩa. Điều này cho thấy:

A. Mức sống của người dân Việt Nam đã tăng lên trong giai đoạn này

B. Người dân Việt Nam đã phải trả thuế thu nhập rất cao

C. Mức giá chung đã tăng trong thời kì này

D. Giá cả không tăng.

20. Các mục tiêu của của kinh tế vĩ mô:

A. Mục tiêu sản lượng, việc làm, ổn định giá cả

B. Mục tiêu kinh tế đối ngoại

C. Mục tiêu phân phối công bằng

D. Tất cả các ý trên

21. Khoản chi nào sau đây của Chính phủ không tính vào GDP:

A. Chi mua vũ khí


B. Chi xây dựng trường học

C. Chi các khoản trợ cấp: Bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế...

D. Chi trả lương cho bộ máy quản lí Nhà nước

22. Theo cách tiếp cận chi tiêu dùng trong việc tính GDP, khoản mục chi tiêu của các hộ gia
đình mua nhà ở mới được tính là:

A. Tiêu dùng

B. Đầu tư

C. Mua hàng của Chính phủ

D. Xuất khẩu ròng

23. Nếu thu nhập quốc dân không đổi, thì thu nhập khả dụng tăng khi:

A. Tiết kiệm tăng

B. Thuế Thu nhập giảm

C. Tiêu dùng tăng

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

24. Nếu GDP danh nghĩa là 4.725 tỉ đồng và chỉ số điều chỉnh là 105 thì GDP thực tế là:

A. 4200 tỉ đồng

B.3200 tỉ đồng

C. 4.500 tỉ đồng

D. 5.000 tỉ đồng

25. Nếu chỉ số giá tiêu dùng năm 2009 là 130 (2008 là năm cơ sở) thì chi phí sinh hoạt của năm
2009 đã tăng thêm:

A. 30% so với năm 2008

B. 100% so với năm 2008

C. 130% so với năm 2008

D. 30% so với năm 2009

26. Nếu GDP danh nghĩa 2.000 tỉ đồng năm 1 và 2.150 tỉ đồng năm 2 và giá cả năm 2 cao hơn
năm 1, ta có:
A. GDP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2

B. GDP thực tế năm 2 lớn hơn năm 1

C. GNP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2

D. Chưa đủ thông tin để kết luận sự thay đổi của GDP và GNP thực tế

27.Giả sử Chính phủ trợ cấp 1 tỷ đồng cho các hộ gia đình, sau đó các hộ gia đình đã dùng
khoản tiền này mua thuốc y tế. Khi tính GDP theo cách tiếp cận chi tiêu, thì khoản chi này sẽ được tính
vào:

A. Chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ

B. Trợ cấp của Chính phủ cho các hộ gia đình

C. Tiêu dùng của các hộ gia đình

D. Tiêu dùng của dân cư và chính phủ

28. Nếu GDP danh nghĩa từ 8.000 tỉ trong năm cơ sở lên 8.400 tỉ đồng trong năm tiếp theo và
GDP thực tế không đổi. Điều nào sau đây đúng:

A. Chỉ số điều chỉnh GDP tăng từ 100 lên 120

B. Giá cả của hảng sản xuất trong nước tăng trung bình 5%

C. Mức giá không thay đổi

D. Chỉ số giá CPI tăng 6%

29.Câu nào dưới đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa GNP và NNP:

A. NNP lớn hơn GDP nếu mức giá giảm

B. NNP lớn hơn GDP nếu mức giá tăng

C. NNP không thể lớn hớn GNP

D. NNP luôn lớn hớn GNP

30. Nếu CPI của năm 2019 136.5 và tỉ lệ lạm phát là 5%, thì chỉ số CPI của năm 2018 là:

A. 130

B.100

C.90

D.105
31. Nếu mức giá chung cho năm 2005 là 130, năm 2006 là 136.5 thì tỷ lệ lạm phát của năm
2006 là:

A. 5%

B. 130%

C.36.5%

D. 6.5%

32. Nếu lãi suất danh nghĩa là 7.5% và tỉ lệ lạm phát là 3.5% thì lãi suất thực tế sẽ là:

A. 10%

B. 4%

C. 7.5%

D. 3.5%

33. Nếu lãi suất danh nghĩa là 8% và lãi suất thực tế là 5% thì tỉ lệ lạm phát là:

A. 5%

B. 8%

C. 5%

D.3%

34. Nếu lãi suất thực tế là 5% và tỉ lệ lạm phát là 6% thì lãi suất danh nghĩa sẽ là:

A. 11%

B.12%

C.8%

D. 10%

35. Chi phí cơ hội là:

A. Sự khác nhau về chi phí khi sử dụng tiền

B. Lượng tiền phải mất đi khi sử dụng tiền

C. Số lượng một hàng hóa phải từ bỏ để có được một số lượng hàng hóa khác

D. Những phương thức khác nhau khi sản xuất ra sản phẩm
36.Khi tính GDP thì việc cộng hai khoản mục nào sau đây với nhau không đúng:

A. Chi tiêu của Chính phủ với tiền lương

B. Lợi nhuận của công ty với lãi công ty cho vay

C. Chi tiêu cho chính phủ với đầu tư của Chính Phủ

D. Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu Chính phủ

37. Số tiền nào sau đây được gọi là chi phí cơ hội:

A. Giá trị 200 triệu mà phụ huynh bỏ ra để cho con đi học đại học

B. Giá trị 160 triệu mà một sinh viên không có được do chọn đi học đại học thay vì đi làm

C. Giá trị 300 triệu mà nhà thầu bỏ ra để có cơ hội trúng thầu một công trình

D. Giá trị 10.000 đồng mà một người bỏ ra mua vé số để mong có cơ hội đổi đời.

Câu 38: Lợi nhuận của hãng MITSUBISHI tạo ra tại Việt Nam sẽ được tính vào:

A. GNP của Việt Nam


B. GDP của Việt Nam
C. GNP của Nhật Bản
D. GDP của Nhật bản

39. “Chỉ số giá hàng tiêu dùng Việt Nam tăng 2.5% trong quý 2 năm 2018 “. Câu nói này thuộc:

A. Kinh tế vĩ mô và thực chứng

B. Kinh tế vĩ mô và chuẩn tắc

C. Kinh tế vi mô và thực chứng

D. Kinh tế vi mô và chuẩn tắc.

40. Một đường giới hạn khả năng sản xuất lồi ra xa gốc tọa độ diễn tả:
A. Chi phí cơ hội giảm dần.
B. Chi phí cơ hội không đổi.
C. Chi phí cơ hội tăng dần.
D. Chi phí cơ hội bằng 0

41. Nhận định chuẩn tắc là:

A. Là những đánh giá, những lời khuyên dự trên những tiêu chuẩn đánh giá, giá trị của từng cá
nhân về các vấn đề Kinh tế

B. Là những nhận định phản ánh thực tế hiện tượng kinh tế 1 cách khách quan.
C. Là những nhận định phản ánh thực tế hiện tượng kinh tế 1 cách chủ quan

D. Cả B và C đều đúng

42. Nhận định thực chứng là:

A. Là những đánh giá, những lời khuyên dự trên những tiêu chuẩn đánh giá, giá trị của từng cá
nhân về các vấn đề Kinh tế

B. Là những nhận định phản ánh thực tế hiện tượng kinh tế 1 cách khách quan.

C. Là những nhận định phản ánh thực tế hiện tượng kinh tế 1 cách chủ quan

D. Cả B và C đều đúng

43. Các hình thức tổ chức của nền kinh tế gồm:

A. Nền kinh tế Tập quán truyền thống

B. Nền Kinh tế tập trung

C. Nền kinh tế Thị trường

D. Nền kinh tế Tập quán truyền thống, nền Kinh tế tập trung, nền Kinh tế thị trường, nền kinh tế
hỗn hợp

44. GDP thực và GDP danh nghĩa của năm hiện hành bằng nhau nếu

A. Tỷ lệ lạm phát năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm trước
B. Chỉ số giá năm hiện hành bằng chỉ số giá năm trước
C. Tỷ lệ lạm phát năm hiện hành bằng tỷ lệ năm gốc
D. Chỉ số giá năm hiện hành bằng chỉ số giá năm gốc

45. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là phần trăm thay đổi của:

A. GDP thực.

B. Sản lượng tiềm năng.

C. GDP danh nghĩa.

D. Chỉ số giá.

46. Tiết kiệm là:

A. Phần còn lại của thu nhập sau khi tiêu dùng
B. Phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi tiêu dùng
C. Phần tiền hộ gia đình gửi vào ngân hàng
D. Các câu trên đều đúng
47. Nếu cán cân thương mại thặng dư , khi đó :
A. Giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu
B. Giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu
C. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi
D. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu bằng nhau và thay đổi như nhau

48. Tiêu dùng của các hộ gia đình phụ thuộc chủ yếu vào :
A. Thu nhập khả dụng
B. Thu nhập dự tính
C. Lãi suất
D. Các câu trên đều đúng
49. Khi tính GDP phải loại bỏ sản phẩm trung gian vì:

A. Nếu không loại bỏ sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.

B. Sản phẩm trung gian chưa phải là sản phẩm hoàn chỉnh.

C. Nếu không loại bỏ sẽ bị trùng lắp trong quá trình tính toán.

D. Cả 3 câu trên đều đúng

50. Vai trò của chính phủ trong hệ thống kinh tế hỗn hợp là:
A. Thu thuế.

B. Can thiệp nhằm điều chỉnh những lệch lạc của hệ thống kinh tế thị trường.

C. Tập trung bảo vệ trật tự trị an, quốc phòng.

D. Hoạch định cho toàn bộ hoạt động của nền kinh tế.

You might also like