You are on page 1of 27

CHƯƠNG 1 (20 câu)

1. Kinh tế học có thể định nghĩa là một môn khoa học nhằm giải thích:
a. Tất cả các hành vi của con người.
b. Sự lựa chọn trong bối cảnh có sự khan hiếm nguồn lực
c. Sự lựa chọn bị quyết định bởi các chính trị gia
d. Các quyết định của hộ gia đình
2. Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu chủ yếu về:
a. Cách xã hội phân bổ và sử dụng những nguồn lực khan hiếm.
b. Cách điều hành một doanh nghiệp thành công
c. Cách mà chính phủ sử dụng để chuyển một hàng hóa khan hiếm thành một hàng hóa
thông thường
d. Cách tạo ra tiền trên thị trường
3. Chi phí cơ hội của một quyết định là:
a. Chi phí để ra quyết định đó.
b. Chi phí của các cơ hội khác
c. Tổng lợi ích khác bị mất
d. Lợi ích khác lớn nhất bị mất khi ra quyết định
4. Phát biểu nào sau đây được xem là thực chứng?
a. Phải chi Việt Nam mở cửa ngoại thương sớm.
b. Việt Nam nên khuyến khích xuất khẩu
c. Xuất khẩu sẽ làm thay đổi thặng dư của nhà sản xuất trong nước
d. Phá giá trong giai đoạn này không phải là cách làm tốt cho xuất khẩu Việt Nam.
5. Phát biểu nào sau đây được coi là chuẩn tắc?
a. Lạm phát và thất nghiệp có quan hệ nghịch biến.
b. Chính phủ nên giảm thuế để giảm suy thoái kinh tế
c. Lãi suất tăng thì đầu tư giảm
d. Tiền lương tối thiểu làm biến dạng thị trường lao động.
6. Thâm hụt ngân sách liên bang Hoa Kỳ năm 2020 là hơn 4000 tỷ đô la. Phát biểu
này:
a. Thuộc về kinh tế học thực chứng
b. Thuộc về kinh tế học chuẩn tắc
c. Không có ý nghĩa
d. Là sự lặp lại không cần thiết.
7. Nếu NHTƯ dự đoán lạm phát tăng và quyết định tăng lãi suất thì đó là một ví dụ
của:
a. Chính sách tài khóa

b. Chu kỳ kinh tế
c. Chính sách tiền tệ
d. Nền kinh tế sắp bị suy thoái
8. Việc Chính phủ tăng chi tiêu để kích cầu là:
a. Chính sách tài khóa

b. Chu kỳ kinh tế
c. Chính sách tiền tệ
d. Nền kinh tế sắp bị suy thoái
9. Nhiệm vụ của khoa học kinh tế là:
a. Giúp thế giới tránh khỏi sử dụng quá mức nguồn lực khan hiếm
b. Giúp chúng ta hiểu nền kinh tế vận hành như thế nào.
c. Chúng ta biết điều gì thì tốt cho chúng ta
d. Lựa chọn có đạo đức các vấn đề như ma túy, chất kích thích, …
10. Khi sản lượng thực tế lớn hơn sản lượng tiềm năng, đường tổng cung ngắn hạn:
a. Là một đường dốc xuống, độ dốc nhỏ, có xu hướng trở thành đường nằm ngang
b. Là một đường dốc xuống, độ dốc lớn
c. Là một đường dốc lên, độ dốc nhỏ
d. Là một đường dốc lên, độ dốc lớn, có xu hướng trở thành đường thẳng đứng
11. Chi phí cơ hội của tăng trưởng trong tương lai là:
a. Giảm đầu tư hiện tại
b. Giảm tiết kiệm hiện tại
c. Giảm tiêu dùng hiện tại
d. Giảm thu thuế của Chính phủ
12. Điểm khác biệt căn bản giữa mô hình kinh tế hỗn hợp và mô hình kinh tế thị
trường là:
a. Nhà nước tham gia quản lý kinh tế
b. Nhà nước quản lý các quỹ phúc lợi
c. Nhà nước quản lý ngân sách
d. Các câu trên đều sai.
13. Các hệ thống kinh tế giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? Số
lượng bao nhiêu? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? xuất phát từ đặc điểm:
a. Nguồn cung của nền kinh tế
b. Đặc điểm tự nhiên
c. Nhu cầu xã hội
d. Tài nguyên có giới hạn.
14. Vấn đề nào sau đây là mối quan tâm của kinh tế học vĩ mô:
a. Giá dầu thô tăng trở lại trong thời gian gần đây
b. Thất nghiệp ở các nước OECD đang ở mức cao nhất trong 20 năm trở lại đây
c. Sự thỏa mãn của khán giả đối với chương trình ca nhạc của HTV giảm
d. Việt Nam là một trong những nước có sản lượng gạo của đứng đầu thế giới
15. Vấn đề nào sau đây liên quan tới kinh tế học vĩ mô:
a. Ảnh hưởng của tăng cung tiền đối với lạm phát
b. Ảnh hưởng của công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế
c. Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đối với tiết kiệm quốc dân
d. Tất cả các vấn đề trên
16. Vấn đề nào sau đây không thuộc kinh tế học vĩ mô:
a. Việc xác định mức thu nhập quốc dân
b. Các nguyên nhân làm giảm mức giá bình quân
c. Các nguyên nhân làm giá của một loại hàng hóa giảm
d. Tác động thâm hụt ngân sách đến lạm phát
17. Vấn đề nào sau đây không thuộc kinh tế học vĩ mô:
a. Các yếu tố gây ảnh hưởng tới lạm phát
b. Thị phần tương đối giữa hai ngân hàng thương mại trên thị trường
c. Tăng trưởng GDP thực tế của quốc gia
d. Cán cân thương mại của quốc gia
18. Vấn đề nào sau đây không thuộc kinh tế học vi mô:
a. Sản xuất
b. Tiêu dùng
c. Tiền công và thu nhập
d. Sự khác biệt thu nhập của quốc gia
19. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố sản xuất:
a. Chính phủ
b. Công cụ sản xuất
c. Tài nguyên thiên nhiên
d. Tài năng kinh doanh
20. Điều gì quyết định sản lượng sản xuất trong một nền kinh tế:
a. Các nhân tố sản xuất và công nghệ sản xuất
b. Công nghệ sản xuất
c. Các nhân tố sản xuất
d. Tư bản
CHƯƠNG 2. (25 câu)
21. Nếu một công dân Việt Nam làm cho một công ty của Việt Nam tại Nga, thu
nhập của anh ta là:
a. Một phần trong GDP của Việt Nam và GNP của Nga.
b. Một phần trong GDP của Việt Nam và GDP của Nga.
c. Một phần trong GNP của Việt Nam và GNP của Nga.
d. Một phần trong GNP của Việt Nam và GDP của Nga.
22. GDP danh nghĩa sẽ tăng:
a. Chỉ khi mức giá chung tăng.
b. Chỉ khi lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn.
c. Chỉ khi cả mức giá chung và lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra đều tăng.
d. Khi mức giá chung tăng và/ hoặc lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều
hơn.
23. Nếu GDP danh nghĩa là 4410 tỷ đồng và chỉ số điều chỉnh GDP là 105, khi đó
GDP thực tế là:
a. 4305 tỷ đồng.
b. 4000 tỷ đồng.
c. 4200 tỷ đồng.
d. 4515 tỷ đồng.
24. Khi tính GDP thì việc cộng hai khoản mục nào dưới đây là không đúng:
a. Chi tiêu của Chính phủ với tiền lương.
b. Lợi nhuận của công ty và lợi tức nhận được từ việc cho công ty vay tiền.
c. Chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu Chính phủ.
d. Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu Chính phủ.
25. Nếu thu nhập quốc dân không đổi, thì thu nhập khả dụng tăng khi:
a. Tiết kiệm tăng.
b. Thuế thu nhập giảm.
c. Tiêu dùng tăng.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
26. Sự chênh lệch giữa tổng đầu tư và đầu tư ròng?
a. Giống như sự khác nhau giữa GDP và thu nhập khả dụng.
b. Giống như sự khác nhau giữa GDP và GNP.
c. Giống như chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
d. Không phải những điều trên
27. Nhận định nào sau đây là đúng?
a. Lãi suất thực tế bằng tổng của lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát.
b. Lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát.
c. Lãi suất danh nghĩa bằng tỷ lệ lạm phát trừ đi lãi suất thực tế.
d. Lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế trừ đi tỷ lệ lạm phát.
28. Sản phẩm trung gian có thể định nghĩa là sản phẩm:
a. Được bán cho người sử dụng cuối cùng.
b. Các sản phẩm được sử dụng hết trong quá trình sản xuất.
c. Được tính trực tiếp vào GDP.
d. Được mua trong năm nay nhưng được sử dụng trong những năm sau đó.
29. Muốn tính thu nhập quốc dân NI từ GNP chúng ta phải trừ đi:
a. Khấu hao.
b. Khấu hao và thuế gián thu.
c. Khấu hao, thuế gián thu và lợi nhuận công ty.
d. Khấu hao, thuế gián thu, lợi nhuận công ty và đóng bảo hiểm xã hội.
30. Tổng sản phẩm trong nước có thể được tính bằng tổng của…
a. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu Chính phủ và xuất khẩu ròng.
b. Tiêu dùng, chuyển giao thu nhập, tiền lương và lợi nhuận.
c. Đầu tư, tiền lương, lợi nhuận và hàng hóa trung gian.
d. Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, hàng hóa trung gian, chuyển giao thu nhập và tiền thuế.
31. Để đánh giá bản chất của tăng trưởng kinh tế bạn cần dựa vào:
a. GDP thực tế.
b. GDP danh nghĩa.
c. GDP tính theo giá cố định của năm gốc.
d. a và c đúng.
32. Để tính được phần đóng góp của một doanh nghiệp vào GDP, chúng ta phải lấy
giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp trừ đi:
a. Toàn bộ thuế gián thu.
b. Chi tiêu cho các sản phẩm trung gian.
c. Khấu hao.
d. Câu b và c đúng.
33. Tiết kiệm là:
a. Phần còn lại của thu nhập sau khi tiêu dùng
b. Phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi tiêu dùng
c. Phần tiền hộ gia đình gửi vào ngân hàng
d. Các câu trên đều đúng
34. GDP danh nghĩa năm 2020 là 6000 tỷ đồng. GDP danh nghĩa năm 2021 là 6500
tỷ đồng. Chỉ số giá năm 2020 là 120. Chỉ số giá năm 2021 là 125. Tỷ lệ tăng trưởng
năm 2021 là:
a. 8,33 %
b. 4%
c. 4,5%
d. 10%
35. Tính chất sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau chủ yếu ở:
a. Mục đích sử dụng
b. Thời gian tiêu thụ
c. Độ bền trong quá trình sử dụng
d. Cả 3 câu đều đúng
36. GDP thực và GDP danh nghĩa của một năm bằng nhau nếu:
a. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm trước
b. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bắng tỷ lệ lạm phát của năm gốc
c. Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm trước
d. Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm gốc
37. Biết sản lượng của 2 năm là như nhau, GDP danh nghĩa là 4000 tỷ đồng vào
năm 1 và 4400 tỷ đồng vào năm 2. Nếu chọn năm 1 là năm cơ sở (năm gốc) thì:
a. Chỉ số giá chung của năm thứ 2 là 110
b. Giá gia tăng bình quân là 10% mỗi năm
c. GDP thực không đổi
d. Cả 3 câu đều sai
38. Tính theo thu nhập (tính theo luồng thu nhập) thì GDP là tổng cộng của:
a. Tiền lương, tiền thuê đất, tiền lãi, thuế gián thu ròng, khấu hao, lợi nhuận.
b. Tiền lương trợ cấp của chính phủ, tiền lãi, lợi nhuận
c. Tiền lương, trợ cấp của chính phủ, tiền thuế, lợi nhuận
d. Tiền lương, trợ cấp của chính phủ, tiền lãi, tiền thuế
39. Các nhà kinh tế phải tính cả GDP theo yếu tố sản xuất là để tránh GDP theo
giá thị trường giả tạo do:
a. Giá tăng
b. Thuế tăng
c. Chi phí tăng
d. Sản lượng tăng
40. Dùng GDP thực tế phản ánh tăng trưởng kinh tế vì:
a. Đã loại được yếu tố lạm phát qua các năm.
b. Tính theo sản lượng của năm hiện hành.
c. Tính theo giá hiện hành.
d. Các câu trên đều sai.
41. Khoản chi nào sau đây không phải là chi chuyển nhượng ?
a. Tiền lãi mà chính phủ chi trả cho trái phiếu chính phủ đến hạn
b. Chi mua vũ khí, đạn dược
c. Tiền chi học bổng cho sinh viên, học sinh giỏi
d. Câu a và câu b đúng
42. Ý nghĩa của đẳng thức S + T + IM = I + G + EX là:
a. Tổng cung bằng tổng cầu.
b. Tổng chi tiêu bằng tổng thu nhập.
c. Tổng các khoản bơm vào bằng tổng các khoản rò rỉ.
d. Tổng thu ngân sách bằng tổng chi ngân sách.
43. Giả sử trong nền kinh tế có 3 đơn vị sản xuất là A (lúa mì), B (bột mì) và C
(bánh mì).
Giá trị sản lượng của A là 500, trong đó A bán cho B làm nguyên liệu là 450 và lưu kho là
50.
Giá trị sản lượng của B là 700, trong đó B bán cho C làm nguyên liệu là 600 và lưu kho là
100.
C sản xuất ra bánh mì và bán cho người tiêu dùng là 800.
GDP của nền kinh tế là:
a. 800
b. 950
c. 2000
d. Số khác
44. Bộ phận nào sau đây không bao gồm trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP)?
a. Lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài.
b. Tiền trả lãi vay.
c. Viện trợ không hoàn lại của nước ngoài.
d. Tiền lương.
45. Thuế ròng?
a. Là tổng thu thuế sau khi trừ chi chuyển nhượng của chính phủ.
b. Là tổng thu thuế sau khi trừ khấu hao.
c. Là tổng thu thuế sau khi trừ thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (NFFI).
d. Là tổng thu thuế sau khi trừ chi mua hàng hóa, dịch vụ của chính phủ.

Dùng dữ liệu sau đây để trả lời các câu hỏi 46, 47, 48
Trong năm 2020, có số liệu thống kê theo lãnh thổ kinh tế như sau:
Đơn vị: tỷ đồng

Tổng đầu tư 150 Tiêu dùng của hộ gia đình 200

Đầu tư ròng 50 Chi tiêu của Chính phủ 100

Tiền lương 230 Tiền lãi cho vay 25

Tiền thuê đất 35 Thuế gián thu 50

Lợi nhuận 60 Thu nhập ròng từ nước ngoài -50

Xuất khẩu 100 Chỉ số giá năm 2019 1,2

Nhập khẩu 50 Chỉ số giá năm 2020 1,5

46. GDP danh nghĩa năm 2020 theo giá thị trường là:
a. 450 tỷ đồng
b. 500 tỷ đồng
c. 550 tỷ đồng
d. 600 tỷ đồng
47. GNP danh nghĩa năm 2020 theo giá thị trường là:
a. 450 tỷ đồng
b. 500 tỷ đồng
c. 550 tỷ đồng
d. 600 tỷ đồng
48. Tỷ lệ lạm phát năm 2020 là:
a. 10%
b. 15%
c. 20%
d. 25%

Dùng dữ liệu sau đây để trả lời các câu hỏi 49, 50
Trong hệ thống hạch toán quốc gia năm 2020 có các khoản mục như sau:
Đầu tư ròng 50 Tiêu dùng của hộ gia đình 500

Tiền lương 650 Chi tiêu của Chính phủ 300

Tiền thuê đất 50 Tiền lãi cho vay 50

Lợi nhuận 150 Chi chuyển nhượng 50

Nhập khẩu 300 Thuế thu nhập DN 40

Xuất khẩu 400 Lợi nhuận DN giữ lại 60

Thuế gián thu 50 Thuế thu nhập cá nhân 30

Thu nhập ròng từ nước 50 Khấu hao 150


ngoài

49. GNP danh nghĩa năm 2020 theo giá thị trường là:
a. 1150 tỷ đồng
b. 1200 tỷ đồng
c. 1250 tỷ đồng
d. 1300 tỷ đồng
50. Thu nhập khả dụng danh nghĩa năm 2020 theo giá thị trường là:
a. 1200 tỷ đồng
b. 1150 tỷ đồng
c. 1000 tỷ đồng
d. 980 tỷ đồng
CHƯƠNG 3. (15 câu)
51. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm tăng sản
lượng cân bằng:
a. Sự gia tăng của tiết kiệm
b. Sự gia tăng của thuế
c. Sự giảm xuống của đầu tư
d. Sự gia tăng của xuất khẩu
52. Khi xu hướng tiết kiệm cận biên tăng thì:
a. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
b. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
c. Đường tổng cầu quay lên phía trên
d. Đường tổng cầu quay xuống phía dưới
53. Xét 1 nền kinh tế đóng có thuế bằng thuế dự kiến. Chính phủ giảm cả thuế và
chi tiêu cùng một lượng như nhau. Khi đó:
a. Cả thu nhập quốc dân và cán cân ngân sách đều không thay đổi
b. Thu nhập quốc dân sẽ không thay đổi
c. Cán cân ngân sách sẽ không thay đổi nhưng thu nhập quốc dân sẽ giảm
d. Cán cân ngân sách sẽ không thay đổi nhưng thu nhập quốc dân sẽ tăng
54. Giả sử hàm tiết kiệm của một nền kinh tế có dạng S = -100 + 0,2Yd và thuế suất
là 25%, xu hướng nhập khẩu biên là 10%. Khi đó xu hướng tiêu dùng cận biên sẽ là
a. 0,8
b. 0,2
c. 0,25
d. 0,6
55. Giả sử hàm tiết kiệm của một nền kinh tế có dạng S = -100 + 0,2Yd và thuế suất
là 25%, xu hướng nhập khẩu biên là 10%. Khi đó số nhân chi tiêu sẽ là
a. 1,5
b. 2
c. 2,5
d. 3
56. Hàm số tiêu dùng trong nền kinh tế giản đơn: C = 20 + 0,9Y (Y là thu nhập) .
Tiết kiệm (S) ở mức thu nhập khả dụng 100 là:
a. S = 10
b. S = 0
c. S = -10
d. Không thể tính được
57. Hiệu ứng “lấn át” của chính sách là tài khóa là do:
a. Tăng chi tiêu của chính phủ làm giảm lãi suất, dẫn tới tăng đầu tư, làm tăng hiệu lực
kích thích tổng cầu
b. Tăng chi tiêu của chính phủ làm tăng lãi suất, dẫn tới giảm đầu tư, làm giảm hiệu lực
kích thích tổng cầu
c. Giảm chi tiêu của chính phủ làm tăng lãi suất, dẫn tới gảm đầu tư, làm giảm hiệu lực
kích thích tổng cầu
d. Giảm chi tiêu của chính phủ làm giảm lãi suất, dẫn tới tăng đầu tư, làm tăng hiệu lực
kích thích tổng cầu
58. Chính sách tài khoá là một công cụ điều hành kinh tế vĩ mô vì:
a. Sự thay đổi thuế và chi tiêu ngân sách của chính phủ có tác động đến mức giá, mức
GDP và mức sử dụng lao động
b. Việc đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và phát hành cổ phiếu là cần
thiết để tăng trưởng kinh tế
c. Sự thay đổi lãi suất tín phiếu kho bạc có tác động đến mức huy động vốn tài trợ cho
bội chi ngân sách của chính phủ
d. Việc điều chỉnh lượng phát hành tín phiếu kho bạc và công trái quốc gia có vai trò
quan trọng trong việc ổn định kinh tế

Dùng các dữ liệu sau đây để trả lời các câu 53, 54, 55:
Trong một nền kinh tế giả định giá cả, lãi suất, và tỷ giá hối đoái không đổi.
Cho biết hàm số tiêu dùng: C = 0,75Yd + 400 (Yd là thu nhập khả dụng);
Hàm số thuế Tx = 0,2Y + 400 (Y là thu nhập hoặc GDP);
Hàm số nhập khẩu IM = 0,1Y + 400;
Chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm dịch vụ (dự kiến) G = 1150;
Đầu tư (dự kiến) I = 750;
Xuất khẩu (dự kiến) EX = 400

59. Thu nhập cân bằng của nền kinh tế này là:
a. 2000
b. 3000
c. 4000
d. 5000
60. Số nhân chi tiêu dự định (số nhân tổng cầu) của nền kinh tế này là:
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
61. Nếu chính phủ giảm thuế 100, thu nhập cân bằng sẽ tăng thêm:
a. 100
b. 150
c. 200
d. 250
62. Số nhân chi tiêu là một hệ số
a. Phản ánh sự thay đổi của sản lượng khi tổng cầu thay đổi 1 đơn vị
b. Phản ánh sự thay đổi của sản lượng khi tổng cầu thay đổi lượng ban đầu 1 đơn vị
c. Phản ánh sự thay đổi của sản lượng khi tổng cầu thay đổi 1 đơn vị
d. Tất cả các câu đều sai
63. Trong mô hình số nhân nếu mọi người gia tăng tiết kiệm thì
a. Sản lượng tăng
b. Sản lượng giảm
c. Sản lượng không đổi
d. Các khả năng có thể xảy ra
64. Khuynh hướng tiêu dùng biên là?
a. Phần thu nhập khả dụng tăng thêm khi sản lượng tăng thêm một đơn vị
b. Phần tiêu dùng giảm khi thu nhập khả dụng giảm 1 đơn vị
c. Phần thu nhập tăng khi thu nhập khả dụng tăng 1 dơn vị
d. Câu B và C đúng
65. Khi tiêu dùng biên theo thu nhập khả dụng là 0.6 nghĩa là:
a. Khi thu nhập khả dụng tăng (giảm) 1 đồng thì tiêu dùng sẽ tăng (giảm) 0,6 đồng
b. Khi thu nhập khả dụng tăng (giảm) 1 đồng thì tiêu dùng sẽ giảm (tăng) 0,6 đồng
c. Khi thu nhập tăng (giảm) 0,6 đồng thì thu nhập khả dụng sẽ tăng (giảm) 1 đồng
d. Các câu trên đều sai

Dùng dữ liệu sau đây để trả lời các câu 66 – 70:


Trong nền kinh tế đóng, cho C = 50 + 0,75Yd; I = 110; G = 200;
Chính phủ đặt mức thuế thu nhập là 20%.
66. Hàm tiết kiệm theo thu nhập khả dụng là:
a. S = 50 + 0,75Yd
b. S = -50 + 0,75Yd
c. S = 50 + 0,25Yd
d. S = -50 + 0,25Yd
67. Hàm tổng cầu theo tổng sản lượng của nền kinh tế là:
a. AD = 360 + 0,75Y
b. AD = 360 + 0,6Y
c. AD = 360 + 0,25Y
d. AD = 360 + 0,2Y
68. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế là:
a. 1440
b. 900
c. 480
d. 450
69. Tình trạng của nền kinh tế khi sản lượng thực tế Y = 1000:
a. Nền kinh tế dư cung, lượng dư 100
b. Nền kinh tế dư cầu, lượng dư 100
c. Nền kinh tế dư cung, lượng dư 440
d. Nền kinh tế dư cầu, lượng dư 440
70. Khi tiêu dùng tự định giảm đi, đường AD trên đồ thị tổng cầu – tổng sản lượng
thay đổi như thế nào:
a. Đường AD quay lên phía trên
b. Đường AD quay xuống phía dưới
c. Đường AD dịch chuyển lên trên
d. Đường AD dịch chuyển xuống dưới
CHƯƠNG 4. (20 câu)
71. Trong điều kiện lý tưởng, số nhân tiền tệ sẽ bằng:
a. Một chia cho xu hướng tiết kiệm biên
b. Một chia cho một xu hướng tiêu dùng biên
c. Một chia cho tỷ lệ cho vay
d. Một chia cho tỷ lệ dữ trữ bắt buộc
72. Trong điều kiện lý tưởng, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20%, số nhân tiền tệ là:
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
73. Trong một nền kinh tế có số nhân tiền tệ mm = 2, khi ngân hàng trung ương
bán ra 5 tỷ đồng trái phiếu sẽ làm cho khối tiền tệ:
a. Tăng thêm 5 tỷ đồng
b. Giảm bớt 5 tỷ đồng
c. Giảm bớt 10 tỷ đồng
d. Tăng thêm 10 tỷ đồng
74. Với vai trò là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương mại, ngân
hàng trung ương có thể:
a. Ổn định được số nhân tiền.
b. Hỗ trợ các ngân hàng thương mại tránh nguy cơ mất thanh khoản
c. Tạo được niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
d. Cả a, b, c đều đúng
75. Chính phủ có thể giảm bớt lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế bằng cách:
a. Bán trái phiếu chính phủ.
b. Tăng lãi suất chiết khấu.
c. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
d. Các câu trên đều đúng.
76. Điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ thay đổi là do:
a. Ngân hàng trung ương thay đổi lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế.
b. Sản lượng quốc gia thay đổi.
c. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trung gian.
d. Cả a, b, c đều đúng
77. Khi sản lượng giảm xuống trong điều kiện lượng tiền cung ứng không thay đổi,
lúc đó:
a. Lãi suất cân bằng tăng lên.
b. Lãi suất cân bằng giảm xuống.
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
78. Những hoạt động nào sau đây của NHTƯ sẽ làm tăng cơ sở tiền tệ:
a. Bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
b. Bán trái phiếu chính phủ
c. Hạ tỷ lệ dự trữ bẳt buộc với các ngân hàng thương mại
d. Tăng lãi suất chiết khấu
79. Chính sách tiền tệ mở rộng là:
a. Là một chính sách do NHTƯ thực hiện để kích cầu bằng cách giảm thuế, tăng trợ cấp
xã hội, hoặc tăng chi tiêu ngân sách.
b. Là một chính sách do NHTƯ thực hiện để kích cầu bằng cách tăng lãi suất chiết khấu,
tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc bán ra chứng khoán nhà nước.
c. Là một chính sách do NHTƯ thực hiện để kích cầu bằng cách hạ lãi suất chiết khấu,
giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc mua các chứng khoán nhà nước.
d. Là một chính sách do NHTƯ thực hiện để kích cầu bằng cách phát hành trái phiếu
chính phủ.
80. Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết
khấu thì khối tiền tệ sẽ:
a. Tăng
b. Giảm
c. Không đổi
d. Không thể kết luận
81. Chính sách tiền tệ mở rộng có thể tác động trực tiếp đến:
a. Giảm lạm phát
b. Tăng lạm phát
c. Tăng thâm hụt ngân sách
d. Giảm thâm hụt ngân sách
82. Khi NHTƯ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ dẫn tới:
a. Không tác động đến hoạt động của các NHTM
b. NHTM cho vay ít hơn và dự trữ tiền mặt giảm
c. NHTM cho vay ít hơn và dự trữ tiền mặt nhiều hơn
d. Cả A, B, C đều sai
83. Chính sách tiền tệ là một công cụ điều hành kinh tế vĩ mô vì:
a. Tiền tệ có nhiều chức năng
b. Tiền tệ là biểu hiện cho sự giàu có của nền kinh tế
c. Sự thay đổi cung tiền và lãi suất có tác động đến mức giá, tỷ giá hối đoái, sản lượng và
mức toàn dụng nhân công
d. Cả a, b và c
84. Số nhân tiền phản ánh:
a. Giá trị của tổng lượng tiền phát hành trong lưu thông
b. Tính thanh khoản của các loại tài sản
c. Mức thay đổi cung tiền khi lượng tiền cơ sở thay đổi 1 đơn vị
d. Là lượng tiền lưu thông của công chúng và lượng tiền mạnh
85. Lượng tiền cơ sở bao gồm:
a. Tiền mặt trong tay công chúng và tiền gửi trong hệ thống ngân hàng
b. Tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn
c. Tiền mặt trong tay công chúng và tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng
d. Các lựa chọn trên đều sai
86. Trong dài hạn, cầu tiền phụ thuộc nhiều nhất vào:
a. Mức giá
b. Lãi suất
c. Nhu cầu chi tiêu của các hộ gia đình
d. Cả a, b, c đều sai
87. Công cụ nào sau đây không thuộc chính sách tiền tệ:
a. Thuế
b. Lãi suất
c. Trái phiếu chính phủ
d. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
88. Lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế chủ yếu được tạo qua:
a. Ngân hàng đầu tư
b. Ngân hàng thương mại
c. Ngân hàng Trung ương
d. Cả a, b, c đều đúng
89. Chọn ý đúng trong các nhận định sau:
a. NHTƯ là một tổ chức kinh doanh tiền tệ
b. NHTM tạo tiền bằng cách dùng tiền để cho vay
c. Chính sách tiền tệ thắt chặt luôn làm tăng sản lượng
d. Trong dài hạn, các nước có tỷ lệ lạm phát cao sẽ có sức cạnh tranh cao hơn
90. Nếu ngân hàng trung ương mua 100 tỷ đồng chứng khoán và giảm tỷ lệ dự trữ
bắt buộc thì:
a. Lượng tiền cơ sở tăng 100 tỷ đồng.
b. Lượng cung tiền giảm.
c. Lượng cung tiền tăng.
d. Câu a và c đúng.

CHƯƠNG 5. (20 câu)


91. Nếu có sự gia tăng trong chi tiêu của chính phủ:
a. Sẽ không ảnh hưởng đến đường IS
b. Đường IS dịch chuyển sang trái
c. Đường IS dịch chuyển sang phải
d. Sẽ có sự di chuyển dọc trên đường IS
92. Chính sách gia tăng thuế của chính phủ sẽ:
a. Dẫn đến đường IS dịch chuyển sang trái
b. Dẫn đến đường IS dịch chuyển sang phải
c. Không ảnh hưởng gì đến đường IS
d. Có sự di chuyển dọc đường IS
93. Nếu ngân hàng Trung ương gia tăng lượng cung tiền
a. Đường IS dịch chuyển sang phải
b. Đường LM dịch chuyển sang phải
c. Đường LM dịch chuyển sang trái
d. Có sự di chuyển dọc trên đường LM
94. Giả sử đầu tư hoàn toàn không co dãn theo lãi suất, sự dịch chuyển của đường
LM do gia tăng mức cung tiền:
a. Sẽ không làm gia tăng sản lượng nhưng sẽ ảnh hưởng đến lãi suất
b. Sẽ gia tăng sản lượng và lãi suất
c. Sẽ làm giảm sản lượng và lãi suất
d. Sẽ làm gia tăng đầu tư và làm gia tăng sản lượng
95. Từ điểm cân bằng ban đầu, một sự dịch chuyển đường IS sang phải sẽ dẫn đến:
a. Sản lượng và lãi suất tăng
b. Sản lượng và lãi suất giảm
c. Sản lượng tăng, lãi suất giảm
d. Sản lượng giảm, lãi suất tăng
96. Một sự gia tăng trong nhập khẩu tự định sẽ:
a. Dịch chuyển đường LM sang phải
b. Dịch chuyển đường IS sang phải
c. Dịch chuyển đường IS sang trái
d. Không ảnh hưởng đến đường IS
97. Việc chính phủ cắt giảm thuế sẽ làm:
a. AD tăng do đó sản lượng tăng và có sự di chuyển dọc IS
b. Dịch chuyển đường IS sang trái
c. Dịch chuyển đường LM sang phải
d. Dịch chuyển đường IS sang phải
98. Đường LM mô tả:
a. Thị trường tiền tệ cân bằng
b. Lãi suất và thu nhập phụ thuộc lẫn nhau
c. Thị trường trái phiếu cân bằng
d. Cân bằng của thị trường hh và thị trường tiền tệ
99. Trong mô hình IS-LM, nếu chính phủ áp dụng đồng thời chính sách tài khóa
mở rộng và chính sách tiền tệ thu hẹp, thì:
a. Sản lượng chắc chắn sẽ tăng
b. Lãi suất chắc chắn sẽ tăng
c. a, b đều đúng
d. a, b đều sai
100. Trong mô hình IS-LM, nếu sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng thì chính
phủ nên áp dụng:
a. Chính sách tài khóa mở rộng
b. Chính sách tiền tệ mở rộng
c. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng
d. a,b,c đều đúng
101. Tác động lấn át đầu tư của chính sách tài khóa là:
a. Tăng chi tiêu chính phủ làm giảm lãi suất dẫn tới tăng đầu tư
b. Giảm chi tiêu chính phủ làm tăng lãi suất dẫn tới giảm đầu tư
c. Tăng chi tiêu chính phủ làm tăng lãi suất, do đó giảm đầu tư
d. Giảm chi tiêu chính phủ làm giảm lãi suất, do đó tăng đầu tư
102. Nếu đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất, cầu tiền nhạy cảm với lãi suất thì:
a. IS thoải, LM thoải
b. IS dốc, LM dốc
c. IS dốc, LM thoải
d. IS thoải, LM dốc
103. Có phương trình đường IS là Y = 600 – 30i, thị trường hàng hóa sẽ thiếu hụt
khi:
a. Y = 300 và i = 10%
b. Y = 240 và i = 12%
c. Y = 250 và i = 10%
d. Y = 400 và i = 10%
104. Khi cầu tiền hoàn toàn không co dãn với lãi suất thì tăng chi đầu tư sẽ dẫn tới:
a. Sản lượng không đổi, lãi suất tăng
b. Sản lượng không đổi, lãi suất giảm
c. Sản lượng giảm, lãi suất giảm
d. Sản lượng tăng, lãi suất tăng
105. Trong mô hình IS-LM, nếu chính phủ áp dụng đồng thời chính sách tài khóa
mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng, thì:
a. Sản lượng chắc chắn sẽ tăng
b. Lãi suất chắc chắn sẽ tăng
c. a, b đều đúng
d. a, b đều sai

CHƯƠNG 6. (15 câu)


106. Mức sản lượng tiềm năng/ tự nhiên là GDP thực tế khi:
a) Không có thất nghiệp.
b) Khi đầu tư ở mức tự nhiên.
c) Khi thất nghiệp ở mức tự nhiên.
d) Khi tổng cầu ở mức tự nhiên.
107. Độ dốc của đường tổng cung ngắn hạn có xu hướng:
a) Giảm khi sản lượng tăng.
b) Tăng khi sản lượng tăng.
c) Không thay đổi khi sản lượng tăng.
d) Có thể tăng, giảm hoặc không đổi khi sản lượng tăng.
108. Đường tổng cung ngắn hạn có xu hướng tương đối thoải ở mức sản lượng thấp
vì:
a) Nhu cầu về tiêu dùng ít co giãn với giá cả ở mức sản lượng thấp.
b) Các hãng có nhiều nguồn lực chưa sử dụng.
c) Khi đó lợi nhuận thường cao và do vậy các hãng sẵn sàng mở rộng sản xuất.
d) Sản lượng luôn bằng mức tự nhiên
109. Đường tổng cung dài hạn là đường thẳng đứng, do đó trong dài hạn:
a) Sản lượng thực tế và mức giá được quyết định bởi tổng cầu.
b) Sản lượng thực tế và mức giá chỉ phụ thuộc vào tổng cung
c) Sản lượng thực tế được quyết định bởi tổng cầu, mức giá được quyết định bởi tổng
cung.
d) Sản lượng thực tế được quyết định bởi tổng cung, mức giá được quyết định bởi tổng
cầu.
110. Một đường tổng cung thẳng đứng hàm ý rằng:
a) Tăng giá sẽ không ảnh hưởng đến mức sản lượng của nền kinh tế.
b) Sản lượng trong ngắn hạn không thể lớn hơn sản lượng trong dài hạn.
c) Tăng giá sẽ cho phép nền kinh tế đạt được mức sản lượng cao hơn.
d) Tăng giá sẽ khuyến khích đổi mới công nghệ và do vậy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
111. Sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cung ngắn hạn có thể do:
a) Tiến bộ công nghệ.
b) Giá cả các yếu tố đầu vào tăng.
c) Mức giá hàng hoá tăng.
d) Tổng cầu tăng.
112. Nền kinh tế rơi vào trạng thái lạm phát đi kèm suy thoái do:
a) Đường tổng cung dịch chuyển sang trái, vị trí đường tổng cầu không đổi.
b) Đường tổng cung dịch chuyển sang phải, vị trí đường tổng cầu không đổi
c) Tổng cầu giảm trong khi vị trí đường tổng cung không đổi.
d) Tổng cầu tăng trong khi vị trí của đường tổng cung không đổi.
113. Nếu khối lượng tư bản trong nền kinh tế giảm, đường tổng cung ngắn hạn và
dài hạn sẽ:
a) Đều dịch chuyển sang trái.
b) Đều dịch chuyển sang phải.
c) Đường tổng cung ngắn hạn không thay đổi vị trí còn đường tổng cung dài hạn dịch
trái.
d) Đường tổng cung ngắn hạn không thay đổi vị trí còn đường tổng cung dài hạn dịch
phải.
114. Sự kiện nào sau đây làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn, nhưng không
làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn:
a) Sự thay đổi khối lượng tư bản.
b) Sự thay đổi công nghệ.
c) Sự thay đổi tiền lương danh nghĩa.
d) Sự thay đổi cung về lao động.
115. Khi đường tổng cầu và đường tổng cung dịch chuyển sang trái, thì:
a) Sản lượng tăng, giá tăng.
b) Sản lượng tăng, giá giảm.
c) Sản lượng giảm, giá tăng.
d) Sản lượng giảm, chưa kết luận được về giá.
116. Nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng dài hạn, giá chi phí yếu tố sản xuất tăng
cao làm:
a) Dịch chuyển đường tổng cung dài hạn sang trái, giảm GDP thực, tăng sản lượng
tiềm năng.
b) Nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng dài hạn, giá chi phí yếu tố sản xuất tăng cao
làm:
c) Dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang trái, giảm GDP thực xuống thấp hơn
mức tiềm năng.
d) Dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải, tăng mức giá chung, giảm GDP
thực xuống thấp hơn mức tiềm năng.
117. Phát biểu nào sau đây là sai?
a) Đường tổng cung ngắn hạn dốc lên là do tiền lương khó điều chỉnh theo sự thay đổi
của mức giá chung trong ngắn hạn.
b) Đường tổng cung dài hạn thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng.
c) Đường tổng cầu dốc xuống do khi mức giá chung trong nước giảm sẽ giúp cải thiện
cán cân thương mại.
d) Đường tổng cầu dốc xuống do khi mức giá chung giảm làm tăng chi đầu tư của
chính phủ.
118. Đường tổng cung dài hạn:
a) Đồng biến với mức giá chung và có hệ số góc không đổi.
b) Đồng biến với mức giá chung và hệ số góc thay đổi ở mỗi vị trí của sản lượng.
c) Nghịch biến với mức giá chung.
d) Là đường thẳng tại mức sản lượng tiềm năng.
119. Đường tổng cung ngắn hạn dốc lên là do:
a) Giá cả thấp tạo ra hiệu ứng của cải.
b) Thuế thấp khuyến khích cá nhân làm việc nhiều hơn.
c) Tiền lương không linh hoạt khi mức giá chung thay đổi.
d) Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở hợp đồng dài hạn về sản lượng.
120. Thị trường lao động có hiện tượng dư cầu khi:
a) Mức tiền lương thực tế cao hơn mức tiền lương cân bằng thị trường lao động.
b) Mức tiền lương thực tế thấp hơn mức tiền lương cân bằng thị trường lao động.
c) Nhiều người tham gia vào lực lượng lao động hơn.
d) Nhiều người bị sa thải.

CHƯƠNG 7. (15 câu)


121. Các dạng thất nghiệp chủ yếu bao gồm những loại nào?
a. Thất nghiệp tạm thời
b. Thất nghiệp cơ cấu
c. Thất nghiệp chu kỳ
d. Cả 3 đáp án đều đúng
122. Chỉ số giá nào được dùng để đại diện cho tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam hiện nay?
a. Chỉ số giá sản xuất (PPI)
b. Mức tăng giá xăng dầu
c. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
d. Mức tăng giá nguyên liệu đầu vào
123. Cơ quan nào thường công bố tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay?
a. Tổng cục thống kê (thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư)
b. Bộ lao động, thương bình và xã hội
c. Văn Phòng chính phủ
d. Cả A và B
124. Việc tăng mức lương tối thiểu của Chính phủ có xu hướng làm cho tỉ lệ thất
nghiệp:
a. Tăng
b. giảm
c. Không thay đổi
d. Tùy ý
125. Nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát bao gồm:
a. Cầu kéo
b. Chi phí đẩy
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
126. Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của:
a. Giá cả của 1 số hàng hóa thiết yếu.
b. Tiền lương trả cho công nhân.
c. Mức giá chung.
d. Tiền lương thực tế so với tiền lương danh nghĩa.
127. Bản chất của chỉ số giá hàng tiêu dùng CPI là:
a. Chỉ số giá của khối hàng hóa được sản xuất ở năm hiện hành so với năm gốc.
b. Hệ số phản ánh mức giảm phát ở năm hiện hành so với năm gốc.
c. Chỉ số giá của khối hàng hóa được sản xuất ở năm gốc.
d. Chỉ số giá của giỏ hàng hóa tiêu dùng tính theo giá hiện hành so với giá năm gốc.
128. Tỷ lệ lạm phát năm 2021 là 19%, lãi suất danh nghĩa là 14% thì lãi suất thực
là:
a. 5%
b. 33%
c. 14%
d. -5%
129. Lạm phát cầu kéo xảy ra do:
a. Chính phủ tăng thuế.
b. Giá các yếu tố sản xuất tăng mạnh.
c. Do tổng cầu tăng mạnh.
d. Tiền lương danh nghĩa tăng.
130. Khi có sự đầu tư và chi tiêu quá mức của chính phủ sẽ dẫn đến tình trạng gì?
a. Lạm phát do sức ỳ của nền kinh tế.
b. Lạm phát do cầu kéo.
c. Lạm phát do chi phí đẩy.
d. Lạm phát do cung tiền.
131. Điều gì xảy ra khi nền kinh tế có lạm phát?
a. Hộ gia đình cần ít tiền hơn để giao dịch.
b. Doanh nghiệp trả lương thấp hơn.
c. Mức giá chung tăng và duy trì mặt bằng giá mới.
d. Giá trị đồng tiền giảm.
132. Thành phần nào dưới đây thuộc lực lượng thất nghiệp?
a. Học sinh
b. Lực lượng vũ trang
c. Sinh viên tốt nghiệp đang tìm việc làm
d. Người nội trợ
133. Lựa chọn nào sau đây là thất nghiệp chu kỳ?
a. Người nội trợ.
b. Sinh viên vừa tốt nghiệp đang tìm việc phù hợp với chuyên ngành.
c. Nhân viên môi giới nhà đất bị sa thải do thị trường bất động sản đóng băng.
d. Nhân viên ngân hàng bỏ việc để học thạc sỹ.
134. Lạm phát xuất hiện có thể do các nguyên nhân
a. Tổng cung tiền tăng
b. Tăng chi tiêu của Chính phủ
c. Tăng lương và giá của các yếu tố sản xuất
d. Tất cả các đáp án trên
135. Chỉ số giá năm 2021 là 140 có nghĩa là
a. Tỷ lệ lạm phát năm 2021 là 40%
b. Giá hàng hoá năm 2021 tăng 140% so với năm 2014
c. Giá hàng hoá năm 2021 tăng 50% so với năm gốc
d. Tất cả đáp án đều sai

CHƯƠNG 8. (20 câu – 10 câu


136. Thị trường mà ở đó đồng thiền của quốc gia này đổi lấy đồng tiền của quốc gia
khác:
a. Thị trường hàng hóa
b. Thị trường tiền tệ
c. Thị trường các yếu tố sản xuất
d. Thị trường ngoại hối
137. Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng đến:
a. Cán cân thương mại
b. Cán cân thanh toán
c. Sản lượng quốc gia
d. Cả 3 câu trên đều đúng
138. Trong điều kiện giá cả hàng hóa ở các nước không thay đổi, khi tỷ giá hối đoái
tăng sẽ có tác dụng:
a. Khuyến khích xuất khẩu
b. Khuyến khích nhập khẩu
c. Khuyến khích gia tăng cả xuất khẩu và nhập khẩu
d. Tăng xuất khẩu giảm nhập khẩu
139. Cung ngoại tệ Việt Nam xuất phát từ:
a. Xuất khẩu từ VN và tiền mua tài sản nước ngoài của các công dân VN
b. Xuất khẩu từ VN và tiền mua tài sản VN của các công dân nước ngoài
c. Nhập khẩu vào VN và mua tài sản nước ngoài của các công dân VN
d. Nhập khẩu vào VN và các công dân nước ngoài mua tài sản của VN
140. Trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, muốn làm triệt tiêu lượng dư cầu ngoại tệ,
Ngân hàng Trung ương phải:
a. Bán ra ngoại tệ và mua vào nội tệ
b. Bán ra nội tệ và mua vào ngoại tệ
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
141. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ:
a. Trao đổi hàng hóa giữa 2 quốc gia
b. Trao đổi giữa tiền của 2 quốc gia
c. Trao đổi giữa tiền của quốc gia này với hàng hóa của quốc gia khác
d. Không câu nào đúng
142. Trong nền kinh tê mở vốn luân chuyển hoàn hảo, chế độ tỷ giá hối đoái cố đinh,
khi NHTƯ bán trái phiếu trên thị trường mở, có thể dẫn đến :
a. Lãi suất không đổi và sản lượng tăng
b. Lãi suất và sản lượng không đổi
c. Lãi suất không đổi và sản lượng giảm
d. Không câu nào đúng
143. Trong nền kinh tế mở, vốn luân chuyển hoàn hảo, chế độ tỷ giá hối đoái thả
nổi, khi chính phủ giảm thuế thu nhập, có thể dẫn đến:
a. Lãi suất không đổi và sản lượng tăng
b. Lãi suất và sản lượng không đổi
c. Lãi suất không đổi và sản lượng giảm
d. Không câu nào đúng
144. Với chế độ tỷ giá hối đoái cố định, khi lãi suất thế giới tăng, nền kinh tế trong
nước sẽ:
a. Có nguy cơ rơi vào suy thoái và lãi suất giảm
b. Có nguy cơ rơi vào suy thoái và lãi suất tăng
c. Tăng sản lượng và lãi suất
d. Tăng sản lượng nhưng lãi suất giảm
145. Trong nền kinh tế mở vốn luân chuyển hoàn hảo, chế độ tỷ giá hối đoái cố định,
khi Chính phủ bán trái phiếu trên thị trường mở, có thể dẫn đến:
a. Lãi suất không đổi và sản lượng tăng
b. Tăng lãi suất và tăng sản lượng
c. Tăng sản lượng và giảm lãi suất
d. Giảm sản lượng và tăng lãi suất
146. Với chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, khi lãi suất thế giới tăng, nền kinh tế trong
nước sẽ:
a. Giảm lãi suất và giảm sản lượng
b. Tăng lãi suất và tăng sản lượng
c. Tăng sản lượng và giảm lãi suất
d. Giảm sản lượng và tăng lãi suất
147. Trong nền kinh tế nhỏ, mở, luồng vốn vận động hoàn toàn tự do, chính sách tài
khóa mở rộng trong cơ chế tỷ giá linh hoạt kém hiệu quả hơn khi tỷ giá cố định vì:
a. Sản lượng không tăng lên.
b. Cán cân thương mại xấu đi.
c. Có sự tháo lui đầu tư.
d. Các lựa chọn trên đều đúng.
148. Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định với sự lưu thông hoàn hảo vốn:
a) Chính sách tiền tệ có hiệu lực trong ngắn hạn.
b) Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều có tác dụng.
c) Chính sách tiền tệ không có hiệu lực trong ngắn hạn.
d) Chính sách tài khóa không có hiệu lực trong ngắn hạn.
149. Trong nền kinh tế nhỏ, mở với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, vốn tự do luân
chuyển thì:
a) Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh.
b) Chính sách tài khóa không có tác dụng, chính sách tiền tệ tác dụng mạnh.
c) Chính sách tài khóa tác dụng mạnh, chính sách tiền tệ không có tác dụng.
d) Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều không có tác dụng.
150. Cán cân thương mại dương có nghĩa:
a) Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
b) Xuất khẩu bằng nhập khẩu.
c) Xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu.
d) Chưa đủ cơ sở kết luận.

You might also like