You are on page 1of 29

BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ


1. Kinh tế vĩ mô là môn học nghiên cứu
A. Thị trường từng ngành hàng
B. Nền kinh tế với tư cách một tổng thể, một nền kinh tế lớn
C. Các tổng lượng phản ảnh hoạt động của nền kinh tế tổng thể
D. Tất cả đều đúng
E. chỉ B và C đúng
2. Kinh tế vĩ mô ít đề cập đến nhất
A. Sự thay đổi giá cả tương đối của hàng hóa
B. Sự thay đổi mức giá chung
C. Thất nghiệp
D. Mức sống
3. Kinh tế học là môn học nghiên cứu các đối tượng sau: NGOẠI TRỪ
A. Thị trường quốc gia về từng sản phẩm như gạo, thịt lợn,..
B. Tổng sản lượng hoạt động của nền kinh tế
C. Nền kinh tế tổng thể
D. Các chính sách của chính phủ
4. Kinh tế học thực chứng nhằm
a. Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế một cách khách quan, dựa trên các
chứng cứ thực tế
b. Giải thích hành vi các chủ thể kinh tế
c. Đưa ra quan điểm thống trị trong nhà nước hiện hành
d. Chứng minh cho các chính sách kinh tế nhà nước bằng số liệu thực tế
5. Khan hiếm đòi hỏi con người phải:
a. Hợp tác
b. Giao thương
c. Cạnh tranh
d. Lựa chọn

6. Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức cá nhân, doanh nghiệp, chính
phủ và xã hội:
a. Lựa chọn sự trù phú thay cho sự khan hiếm
b. Lựa chọn để đối phó với tình trạng khan hiếm
c. Sử dụng nguồn lực vô hạn của mình
d. Mưu cầu sự thịnh vượng
7. Vấn đề nào sau đây là của KTH vĩ mô
a. Giá đường tăng ảnh hưởng như thế nào đến thị trường bánh kẹo
b. Thâm hụt ngân sách chính phủ ảnh hưởng như thế nào đến lãi suất
c. Yếu tố nào quyết định mức sản lượng của Doanh nghiệp
d. Nguyên nhân giảm giá trên thị trường nông sản
8. Phát biểu nào sau đây có tính thực chứng
a. CP không nên tái cơ cấu thu nhập
b. DN phải đóng góp từ thiện nhiều hơn
c. Hộ gia đình là nguồn tiết kiệm trọng yếu của nền kinh tế
d. Thành phần nước ngoài cần được quản lý chặt chẽ hơn
Trả lời câu 9, 10. Giả sử trong nền kinh tế có 6 lao động, người ta ước tính mỗi lao
động có thể tạo ra 5 đơn vị lương thực hoặc 4 đơn vị quần áo trong 1 ngày. Sản
lượng của mỗi lao động không phụ thuộc vào các lao động khác làm việc cùng
ngành.
9. Trên đường cong giới hạn khả năng sản xuất, nếu nền kinh tế sản xuất được 20 đơn vị
lương thực thì số lượng áo quần sản xuất được tương ứng là:
A.8
B.12
C.16
D.18
10. Tại điểm sản xuất 15 đơn vị lương thực và 10 đơn vi quần áo cho thấy tổ chức sản
xuất:
A. không hiệu quả
B. hiệu quả
C. là điểm sản xuất không thể đạt được
D. chưa đủ thông tin để kết luận

11. Macroeconomics theory studies the D. The entire economy


following EXCEPT… 13. Which of the following is NOT a
A. How to determine international trade macroeconomics objective?
activities A. To achieve equal distribution of income
B. How to determine the unemployment and B. To maintain domestic price instability
inflation rate C. To achieve full employment of resources
C. How to determine the equilibrium D. To achieve sustainable economic growth
income in an economy 14. Which of the following is a
D. How to determine type and quality of macroeconomic statement?
goods to produce A. The price of rice decline by 1%
12. Macroeconomics studies the economy B. ALTEL company profit increase by 10%
from viewpoint of … C. The demand of PEPSI dropped
A. The firms D. The income of Malaysian increase
B. The households 15. Which of the following is not the area
C. The government of macroeconomics:
A. Unemployment rate D. Toàn bộ nền kinh tế
B. Market structure 13. Điều nào sau đây KHÔNG phải là mục
C. Inflation rate tiêu kinh tế vĩ mô?
A. Để đạt được phân phối thu nhập bằng
D. Foreign exchange rate
nhau
16. The goals of macroeconomics include B. Để duy trì sự bất ổn giá trong nước
A. Economic stagnation C. Để đạt được việc làm đầy đủ các nguồn
B. Higher price level lực
C. Imbalance in balance of payment D. Để đạt được tăng trưởng kinh tế bền
D. Full employment vững
17. Which of the following is a 14. Điều nào sau đây là một tuyên bố kinh tế
vĩ mô?
macroeconomics objective?
A. Giá gạo giảm 1%
A. Unemployment B. Lợi nhuận của công ty ALTEL tăng 10%
B. Extremely high economic growth C. Nhu cầu của PEPSI giảm
C. Employed all available resources D. Thu nhập của người Malaysia tăng
D. Inflation 15. Điều nào sau đây không phải là lĩnh vực
kinh tế vĩ mô:
11. Lý thuyết kinh tế vĩ mô nghiên cứu A. Tỷ lệ thất nghiệp
EXCEPT sau đây B. Cấu trúc thị trường
A. Cách xác định hoạt động thương mại C. Tỷ lệ lạm phát
quốc tế D. Tỷ giá hối đoái
B. Cách xác định tỷ lệ thất nghiệp và lạm 16. Mục tiêu của kinh tế vĩ mô bao gồm
phát A. Kinh tế trì trệ
C. Cách xác định thu nhập cân bằng trong B. Mức giá cao hơn
nền kinh tế C. Mất cân đối trong cán cân thanh toán
D. Cách xác định loại và chất lượng hàng D. Việc làm đầy đủ
hóa cần sản xuất 17. Điều nào sau đây là một mục tiêu kinh tế
12. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu kinh tế theo vĩ mô?
quan điểm của giáo dục A. Thất nghiệp
A. Các công ty B. Tăng trưởng kinh tế rất cao
B. Các hộ gia đình C. Sử dụng tất cả các nguồn lực có sẵn
C. Chính phủ D. Lạm phát

BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ CHƯƠNG 2


1. Lợi nhuận sau thuế của hãng HONDA tạo ra tại Việt nam sẽ được tính vào:
A. GNP của Việt Nam
B. GDP của Việt Nam
C. GNP của Nhật Bản
D. GDP của Nhật Bản
E. Cả B và C đúng
2. Nếu thu nhập quốc dân không đổi, thu nhập khả dụng tăng khi:
A. Tiết kiệm tăng
B. Thuế thu nhập giảm
C. Tiêu dùng giảm
D. Tiêu dùng tăng
E. Cả A, B, D đều đúng.
3. Theo phương pháp thu nhập, GDP là tổng của
A. Tiền lương, tiền thuê, tiền lãi, lợi nhuận, trợ cấp của chính phủ, thuế gián thu và khấu hao.
B. Tiền lương, tiền thuê, tiền lãi, lợi nhuận, thuế gián thu và khấu hao.
C. Doanh số của tất cả DN trong nền kinh tế.
D. Tổng chi phí của tất cả doanh nghiệp trong nền kinh tế trừ đi thuế gián thu và khấu hao.
4. Chi tiêu nào sau đây được tính vào GDP của Việt Nam
A. HAGL đầu tư trồng cây cao su tại Lào
B. Chính phủ chi tiền cứu trợ thiên tai
C. Coca Cola xây dựng nhà máy tại ĐN
D. Công ty ABC nhập khẩu xe BMW trị giá 100.000 USD
5. Nếu mức sản xuất không đổi và mọi mức giá cả đều tăng gấp đôi so với năm gốc thì:
A. GDP thực tế không đổi, GDP danh nghĩa giảm ½.
B. GDPr tăng gấp đôi,GDPn không đổi.
C. GDPr và GDPn tăng gấp đôi.
D. GDPr không đổi, GDPn tăng gấp đôi.
6. Lợi nhuận do một công ty Việt Nam tạo ra tại Thái Lan sẽ được tính vào
A. GDP Việt Nam
B. GDP Thái Lan
C. Tính vào cả 2
D. Không tính vào GDP Việt Nam cũng như Thái Lan
7. Khoản mục nào KHÔNG được tính vào GDP 2017 của Việt Nam
A. Một chiếc xe máy điện sản xuất năm 2017 của Vingroup
B. Dịch vụ cắt tóc trong năm 2017
C. Dịch vụ môi giới BĐS năm 2017
D. Căn hộ xây dựng năm 2016 và được bán lần đầu vào năm 2017.
8. Bình luận nào sau đây về GDP là SAI
A. GDP có thể tính bằng cách sử dụng giá cả hiện hành hoặc giá cả của năm gốc
B. Giá cả hàng hóa trung gian và cuối cùng đều được tính vào GDP
C. Chỉ tính những hàng hóa dịch vụ sản xuất vào thời kỳ nghiên cứu
D. GDP không tính các hàng hóa dịch vụ nhập khẩu
9. GDP thực tế đo lường theo mức giá…. Còn GDP danh nghĩa đo lường theo mức
giá……
A. Năm hiện hành, năm cơ sở
B. Năm cơ sở, năm hiện hành
C. Của hàng hóa trung gian, của hàng hóa cuối cùng
D. Quốc tế, trong nước.
10. Nếu GDP danh nghĩa là 2220 tỉ đồng và chỉ số điều chỉnh GDP là 120, vậy GDP thực
tế là:
A. 2050
B. 1850
C. 1900
D. 2010
11. Khoản chi tiêu nào sau đây được tính vào GDP?
A. Tiền mua điện của xí nghiệp dệt.
B. Tiền mua cá ở siêu thị của bà nội trợ.
C. Tiền mua thịt của xí nghiệp sản xuất thịt hộp.
D. Tiền thuê dịch vụ vận tải của xí nghiệp cán thép
12. Which of these is the BEST definition of GDP?
A. a description of the quality of life in a nation
B. average value of production of intermediate goods
C. a collection of all government assets that could earn money
D. market value of all goods and services produced in a country
13. Are these activities part of GDP?
A. Mrs Miller picks flowers in her garden.
B. Fruits are sold on the market.
C. Patients, hurt in a car accident, are treated in a hospital.
D. Pensioners do community work for free.
E. A garage buys spare tyres to sell them to customers next year.
14. Mỗi giao dịch sau có ảnh hưởng ntn(nếu có) đến các thành phần của GDP
A. Gia đình mua 1 chiếc tủ lạnh mới (GDP tăng)
B. Gia đình mua một ngôi nhà mới ( GDP tăng)
C. Hãng Ford Việt Nam bán 1 chiếc xe từ hàng tồn kho
D. Tp. Đà nẵng sửa chữa một số con đường nhân dịp 29-3. ( GDP tăng)
E. Mua 1 chai rượu vang sản xuất tại Pháp ( không ảnh hưởng đến GDP VN do được sản
xuất tại pháp)
F. Hãng Honda mở rộng nhà máy sản xuất tại Vĩnh Phúc.(GDP tăng)
Bài tập
1. Xem xét 5 hãng kinh doanh trong ngành sản xuất xe đạp của một nền kinh tế đóng: sản
xuất thép, cao su, máy công cụ, bánh xe đạp và xe đạp. Hãng xe đạp bán xe đạp cho
người tiêu dùng được 8000 triệu đồng. Trong quá trình sản xuất xe đạp hãng đã mua bánh
xe mất 1000 triệu đồng, thép 2500 triệu đồng và máy công cụ 1800 triệu đồng.
Hãng sản xuất bánh xe phải mua cao su là 600 triệu đồng của người trồng cao su. Hãng
sản xuất máy công cụ phải mua thép mất 1000 triệu đồng.
a, Hãy cho biết ngành sản xuất xe đạp đóng góp vào GDP bao nhiêu theo 2 cách tính:
theo giá trị sản phẩm cuối cùng và theo giá trị gia tăng.
b, Cho nhận xét về kết quả tìm được.
2. Giả sử trong nền kinh tế giản đơn sản xuất hai loại sản phẩm là Cam và Bánh mỳ. Số
liệu trong 2 năm 2000 và 2001 như sau:
Năm 2000 Năm 2001
Sản phẩm
Q P Q P
Cam 50 20 60 25
Bánh mỳ 40 10 40 15
Trong đó p là giá, q là sản lượng, lấy năm 2000 năm cơ sở
a.Tính GDPn và GDPr của năm 2000 và 2001
b. Chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2001
c. Tỷ lệ lạm phát năm 2001
3. Giả sử nền kinh tế chỉ có 4 loại sản phẩm: Gạo, Thịt, Quần áo, Sắt thép
Sản phẩm 2010 2011 2012
P Q P Q P Q
Gạo 10 3 11 4 12 3
Thịt 45 4 50 5 60 4
Quần áo 50 2 52 4 55 6
Sắt thép 100 6 110 10 140 15
Lấy năm 2010 làm gốc. Hãy tính các chỉ tiêu sau:
a. CPI năm 2011, 2012
b. Chỉ số điều chỉnh GDP năm 2011, 2012
c. Tỷ lệ lạm phát 2011, 2012
4. Trên lãnh thổ quốc gia có các khoản mục:
- Tiền lương: 290
- Tiền lãi: 22
- Đầu tư ròng: 25
- Tiền thuê: 28
- Tiêu dùng hộ gia đình: 300
- Thuế gián thu : 30
- Xuất khẩu ròng: -5
- Thu nhập ròng: -20
- Khấu hao: 50
- Lợi nhuận: 40 . Trong đó: Lợi nhuận không chia (tái đầu tư) : 30 và LN nộp chính phủ 10.
- Thuế cá nhân :0
a. Tính tổng đầu tư của DN
b. Tính GDP danh nghĩa
c. Chi tiêu hàng hóa của chính phủ
d. Tính DI, tiết kiệm hộ gia đình

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH TỔNG CUNG – TỔNG CẦU


1. Trên đồ thị, trục ngang ghi sản lượng quốc gia, trục đứng ghi mức giá chung, đường
tổng cầu AD dịch chuyển sang phải khi:
A. Nhập khẩu và xuất khẩu tăng
B. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng
C. Chính phủ cắt giảm các khoán trợ cấp và giảm thuế
D. Cả 3 câu đều đúng
2. Trên đồ thị trục ngang ghi sản lượng quốc gia , trục đứng ghi mức giá chung,
đường tổng cung AS dịch chuyển khi :
A. Mức giá chung thay đổi
B. Chính phủ thay đổi các khoản chi ngân sách
C. Thu nhập quốc gia thay đổi
D. Công nghệ sản xuất có những thay đổi đáng kể.
3. Biến nào sau đây có thể thay đổi mà không gây ra sự dịch chuyển của đường tổng
cầu
A. lãi suất
B. mức giá
C. thuế suất
D. kỳ vọng về lạm phát
E. cung tiền
4. Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó:
A. Tổng cung bằng tổng cầu.
B. Tổng chi tiêu bằng tổng thu nhập.
C. Đường AD cắt đường 450
D. Tất cả đều đúng
5. Trong mô hình AD- AS đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa:
A. Tổng chi tiêu thực tế và GDP thực tế
B. Thu nhập thực tế và GDP thực tế
C. Mức giá chung và tổng lượng cầu
D. Mức giá chung và GDP danh nghĩa
3. Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang bên trái?
A. Tiền lương tăng.
B. Giá cả các nguyên liệu thiết yếu tăng.
C. Năng suất lao động giảm.
D. Các doanh nghiệp dự tính mức giá sẽ giảm mạnh trong tương lai.
7. Điều nào dưới đây có thể làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang bên
trái?
A. Tiến bộ công nghệ.
B. Giá các yếu tố đầu tăng.
C. Tổng cầu giảm.
D. Các doanh nghiệp dự tính mức giá sẽ giảm mạnh trong tương lai.
8. Trạng thái lạm phát đi kèm với suy thoái sẽ xuất hiện khi:
A. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải.
B. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái.
C. Đường tổng cầu dịch trái.
D. Đường tổng cầu dịch phải.
9. Khi chính phủ giảm thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu:
A. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
B. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
C. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái.
D. Cả đường tổng cầu và tổng cung đều dịch chuyển sang trái.
10. Độ dốc của đường tổng cung ngắn hạn có xu hướng:
A. Giảm khi sản lượng tăng.
B. Không thay đổi khi sản lượng tăng.
C. Tăng khi sản lượng tăng.
D. Cả 3 ý kiến trên.
TỰ LUẬN
1. Hãy nêu tác động của mỗi sự kiện dưới đây đến vị trí của đường AD, ASSR, ASLR
của nền kinh tế Việt nam? Điều gì xảy ra với sản lượng và mức giá trong ngắn hạn
A. Giá dầu thị trường thế giới tang
B. Chính phủ giảm chi tiêu cho quốc phòng.
C. Đầu tư trong nước tăng
D. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng
E. Tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khâu
F. Lương tối thiểu tăng
G. Một trận động đất xảy ra phá hủy nhiều nhà máy
H. Một đợt suy thoái xảy ra làm cho người nước ngoài mua hàng hóa của Việt Nam ít hơn.

BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ CHƯƠNG 4

Câu 1. Cho các số liệu sau của nền kinh tế mở


C= 80 +0.75Yd I= 450, G= 650, X= 120, IM= 0.1Y, T= 10+0.2Y , Y* = 2800
a. Viết phương trình hàm tổng cầu
b. Tính sản lượng cân bằng của nền kinh tế, xác định tình hình ngân sách chính phủ và cán
cân thương mại
c. Để đạt được mức sản lượng Y*=2800, chính phủ phải thay đổi chi tiêu như thế nào

Câu 2. Một nền kinh tế đóng giả sử có các hàm số sau:


Hàm tiêu dùng: C = 45 + 0,75 Yd
Hàm đầu tư: I = 60+ 0,15Y
Chi tiêu chính phủ: G = 90
Hàm thuế ròng: T = 40 + 0,2Y
Sản lượng tiềm năng: Y*= 740
a. Xác định sản lượng cân bằng. Biểu diễn lên đồ thi. Hãy nhận xét về tình hình ngân sách
chính phủ.
b. Giả sử chính phủ tăng các khoản đầu tư là 10. Tính mức sản lượng cân bằng mới. Số tiền
chính phủ thu thêm được là bao nhiêu?
c. Từ kết quả câu a, để đạt được mức sản lượng tiềm năng, chính phử dụng chính sách tài
khóa nào trong các trường hợp chỉ sử dụng công cụ G.
Câu 3. Một nền kinh tế đóng có các số liệu như sau (đơn vị: tỷ đồng)
C= 150+ 0.5Yd
I= 200
G= 200
t= 0.1%
a. Xây dựng phương trình tổng cầu, xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế và biểu
diễn lên đồ thị.
b. Giả sử chi tiêu của chính phủ tăng thêm 50 tỷ đồng, xác định sản lượng cân bằng
Câu 4
Trong nền kinh tế mở, giá trị xuất khẩu: 50 , xu hướng nhập khẩu biên 0.2. Tiêu dùng tự
định 75, xu hướng tiêu dùng cận biên 0.5. Thuế suất : 10% .Đầu tư ròng 50, G=120 (đơn
vị: tỷ đồng)
C=75
IM=50
MPM=0,2
MPC=0,5
t= 10%
I=50
G=120
a. Xây dựng hàn tổng chi tiêu của nền kinh tế. Xác định mức sản lượng cân bằng
b. Giả sử chi tiêu chính phủ tăng 10 tỷ đồng, xác định sản lượng mới của nền kinh tế
Bài 5:
Cho một nền kinh tế đóng có các hàm số sau:
C = 55 + 0.75 Yd
I = 75, G = 100
T = 0.2 Y
a. Xác định sản lượng cân bằng và biểu diễn lên đồ thị
b. Giả sử đầu tư tăng lên 20. Tìm sản lượng cân bằng mới
Bài 6:
Trong một nền kinh tế đóng
C= 55+ 0.75(Y- T)
I= 70
G= 100
T= 50+ 0.2Y
Y*= 500
a. Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế. Nhận xét tình hình ngân sách của
chính phủ.
b. Giả sử các doanh nghiệp tăng đầu tư là 20. Tính mức sản lượng cân bằng mới. Tính số
tiền thuế mà chính phủ thu thêm được.
c. Từ kết quả câu (a), để đạt mức sản lượng tiềm năng, chính phủ phải sử dụng chính sách
tài khóa như thế nào? G tăng hay giảm bao nhiêu?
d. Giả sử các doanh nghiệp tăng đầu tư là 10. Tính mức sản lượng cân bằng mới. Tính số
tiền thuế mà chính phủ thu thêm được.
CHƯƠNG 5: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Số nhân tiền tệ được định nghĩa là:
A.Hệ số phản ánh sự thay đổi trong lượng cầu tiền khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh.
B.Hệ số phản ánh sự thay đổi trong sản lượng khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh.
C.Hệ số phản ánh sự thay đổi trong sản lượng khi thay đổi một đơn vị trong tổng cầu.
D.Hệ số phản ánh lượng thay đổi trong mức cung tiền khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh.
Câu 2: Trong điều kiện lý tưởng, số nhân tiền tệ sẽ bằng:
A.Một chia cho xu hướng tiết kiệm biên.
B.Một chia cho một xu hướng tiêu dùng biên.
C.Một chia cho tỷ lệ cho vay.
D.Một chia cho tỷ lệ dữ trữ.
Câu 3: Giả sử dự trữ bắt buộc là 10%, dự trữ tùy ý là 10%, tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng
so với tiền ký thác ở ngân hàng là 60%. Số nhân tiền tệ trong trường hợp này sẽ là:
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 4: Với vai trò là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng
trung ương có thể:
A.Ổn định được số nhân tiền.
B.Tránh được cơn hoảng loạn tài chính.
C.Tạo được niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
D.Cả ba vấn đề trên.
Giải thích:
Ngân hàng trung ương với các chức năng chủ yếu:
✔ Quản lý ngân hàng trung gian.

✔ Ngân hàng của các ngân hàng trung gian.

✔ Cơ quan độc quyền in và phát hành tiền.

✔ Ngân hàng của chính phủ.


Nên có khả năng điều chỉnh sản lượng quốc gia và mức giá chung nên có thể ổn
định được số nhân tiền, giúp tránh được cơn hoảng loạn tài chính và tạo niềm tin vào hệ
thống ngân hàng thông qua các chính sách tiền tệ và tín dụng.
Câu 5: Chính phủ có thể giảm bớt lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế bằng cách:
A. Bán chứng khoán của chính phủ trên thị trường chứng khoán.
B. Tăng lãi suất chiết khấu.
C.Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
D. Các câu trên đều đúng.
Câu 6: Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất:
A.Ngân hàng trung gian áp dụng đối với người gửi tiền.
B.Ngân hàng trung gian áp dụng đối với người vay tiền.
C.Ngân hàng trung ương áp dụng đối với ngân hàng trung gian.
D.Ngân hàng trung ương áp dụng đối với công chúng.
Câu 7: Giả sử lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế là 1400, tiền cơ sở là 700, tỷ lệ tiền
mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký thác là 80%, dự trữ tủy ý là 5%, vậy dự trữ bắt buộc
sẽ là:
A. 10% B. 5% C. 3% D. 2%
Câu 8: Nếu ngân hàng trung ương mua 100 tỷ đồng chứng khoán và giảm tỷ lệ dự trữ bắt
buộc thì:
A.Lượng tiền mạnh tăng 100 tỷ đồng.
B.Lượng cung tiền giảm.
C.Lượng cung tiền tăng.
D.Câu A và C đúng.
Câu 9: Hàm số cầu về tiền phụ thuộc vào:
A. Lãi suất và sản lượng.
B.Chỉ có sản lượng.
C.Chỉ có lãi suất.
D.Nhu cầu thanh toán.
Câu 10: Nếu lãi suất tăng lên sẽ dẫn đến giá chứng khoán trên thị trường:
A. Giảm xuống.
B.Không đủ thông tin để kết luận.
C.Không thay đổi.
D.Tăng lên.
Câu 11: Nếu giá chứng khoán cao hơn mức giá cân bằng, lúc đó:
A.Mức cầu về tiền cho đầu cơ tăng lên.
B.Mức cầu về tiền cho đầu cơ giảm xuống.
C.Lãi suất có xu hướng giảm xuống.
D.Lãi suất có xu hướng tăng lên.
Câu 12: Giả sử hàm cầu về tiền ở một mức sản lượng là LM = 450 – 20r. Lượng tiền
mạnh là 200, số nhân tiền tệ là 2. Vậy lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ là:
A. r = 3% B. r = 2,5% C. r = 2% D. r = 1,5%
Câu 13: Điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ thay đổi là do:
A.Ngân hàng trung ương thay đổi lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế.
B.Sản lượng quốc gia thay đổi.
C.Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trung gian.
D.Các câu trên đều đúng.
Câu 14: Khi sản lượng giảm xuống trong điều kiện lượng tiền cung ứng không thay đổi,
lức đó:
A.Mức cầu về tiền tăng lên.
B.Lãi suất cân bằng tăng lên.
C.Lãi suất cân bằng giảm xuống.
D.Lãi suất cân bằng không đổi.
Câu 15: Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và bán ra chứng khoán của
chính phủ thì khối tiền tệ sẽ:
A.Tăng lên.
B.Không đổi.
C.Giảm xuống.
D.Chưa biết.
Câu 16: Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi lượng cung tiền trong nước bằng cách:
A. Mua và bán chứng khoán của chính phủ.
B.Mua và bán ngoại tệ.
C.A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
1+s
Câu 17: Trong công thức số nhân tiền mM = , trong đó s là:
ra+s
A.Tỷ lệ tiền mặt trong hệ thống ngân hàng.
B.Tỷ lệ tiền mặt so với tổng số tiền công chúng có.
C.Tỷ lệ tiền mặt so với tiền ký gửi.
D.Không câu nào đúng.
Câu 18: Số nhân của tiền tệ phản ánh:
A. Lượng tiền giao dịch phát sinh từ 1 đơn vị tiền cơ sở.
B.Lượng tiền giao dịch phát sinh từ 1 đơn vị tiền ký gửi.
C.Cả A và B đều đúng.
D.Cả A và B đều sai.
1+s
Câu 19: Theo công thức mM = ra+s thì s càng tăng sẽ làm cho mM càng giảm, điều đó phản

ánh:
A.Dân cư ưa chuộng sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt hơn.
B.Vai trò của ngân hàng trung gian trong nền kinh tế là yếu kém.
C.Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 20: Chức năng của ngân hàng trung gian là:
A.Huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư và cho vay.
B.Kinh doanh tiền tệ và đầu tư.
C.Kích thích người dân gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn.
D.Kích thích người vay tiền vay nhiều hơn.
Câu 21: Nếu các yếu tố khác không đổi, cung tiền tệ giảm xuống thì:
A, Lãi suất sẽ giảm do đó đầu tư tăng.
B.Lãi suất sẽ giảm và đầu tư giảm.
C.Lãi suất sẽ tăng do đó đầu tư giảm.
D.Không câu nào đúng.
Câu 22: Hoạt động thị trường mở là công cụ mà ngân hàng trung ương sử dụng để:
A. Thay đổi lượng tiền mạnh (tiền cơ sở).
B.Thay đổi số nhân tiền.
C.Thay đổi dự trữ tiền mặt của các ngân hàng thương mại.
D.Các câu trên đều đúng.
Câu 23: Cho biết tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi ngân hàng là 60%, tỷ lệ dự trữ so với tiền
gởi ngân hàng là 20%. Khi ngân hàng trung ương mua một lượng trái phiếu 1 tỷ đồng sẽ
làm cho lượng cung tiền tệ:
A. Tăng thêm 2 tỷ đồng.
B.Giảm 2 tỷ đồng.
C.Tăng thêm 1 tỷ đồng.
D.Giảm 1 tỷ đồng.
Câu 24: Để tăng lượng tiền mạnh (tiền cơ sở), ngân hàng trung ương sẽ:
A. Mua ngoại tệ để duy trì tỷ giá không đổi.
B.Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
C.Tăng lãi suất chiết khấu.
D.Bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.
Câu 25: Tác động ban đầu của chính sách tài khóa mở rộng là làm sản lượng thực tăng,
sau đó cầu tiền tệ sẽ:
A. Tăng và lãi suất tăng.
B.Tăng và lãi suất giảm.
C.Giảm và lãi suất tăng.
Câu 26: Người ta giữ tiền thay vì giữ các tài sản tài chính khác vì:
A. Tiền có thể tham gia các giao dịch hàng ngày dễ dàng.
B. Dự phòng cho các chi tiêu ngoài dự kiến.
C.Giảm rủi ro do việc nắm giữ các tài sản tài chính khác.
D.Các câu trên đều đúng.
Câu 27: Khi ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ:
A. Dẫn tới việc ngân hàng thương mại cho vay ít hơn và dự trữ tiền mặt nhiều hơn.
B.Không tác động đến hoạt động của những ngân hàng thương mại.
C.Dẫn tới việc ngân hàng thương mại cho vay ít hơn và dự trữ tiền mặt giảm xuống.
D.Dẫn tới việc gia tăng các khoản tiền gửi và cho vay của ngân hàng thương mại.
Câu 28: Khoản nào dưới đây xuất hiện như là một tài sản nợ trong bảng tổng kết tài sản
của ngân hàng thương mại:
A. Cho khách hàng vay.
B. Chứng khoán.
C. Ký gửi của khách hàng.
D. Dự trữ tiền mặt.
Câu 29: Ngân hàng thương mại tạo tiền bằng cách:
A. Bán chứng khoán cho công chúng.
B.Bán trái phiếu cho ngân hàng trung ương.
C.Nhận tiền gửi của khách hàng.
D.Cho khách hàng vay tiền.
Câu 30: Khi ngân hàng trung ương bán công trái cho khu vực tư nhân sẽ làm:
A. Giảm mức cung tiền.
B.Một chính sách hạn chế tín dụng sắp được thực hiện.
C.Giảm lãi suất.
D.Tăng mức cung tiền.
Câu 31: Các công cụ chính làm thay đổi lượng cung tiền của ngân hàng trung ương là:
A. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, hoạt động thị trường mở (mua bán chứng
khoán).
B.Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn chế việc chi tiêu của chính phủ, lãi suất chiết khấu.
C.Các câu trên đều đúng.
D.Các câu trên đều sai.
Câu 32: Tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành hiện nay là:
A. Tài sản nợ hợp pháp của ngân hàng trung ương được cân đối bằng tài sản có.
B.Tiền giấy được bảo chứng bằng vàng.
C.Tiền giấy được bảo chứng bằng ngoại tệ mạnh.
D.Các câu trên đều sai.
Câu 33: Chính sách tiền tệ là một công cụ điều hành kinh tế vĩ mô vì:
A.Tiền là công cụ trao đổi, là phương tiện thanh toán, là thước đo giá trị và là phương
tiện dự trữ giá trị.
B.Tiền biểu hiện cho sự giàu có và quyết định sức mua xã hội.
C.Sự thay đổi cung tiền tệ và lãi suất có tác động đến mức giá, tỷ giá hối đoái, mức sản
lượng và mức nhân dụng.
D. Mọi nền kinh tế ngày nay đều là nền kinh tế tiền tệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ
thuộc tốc độ lưu thông tiền tệ.
Câu 34: Để giảm lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ:
A.Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
B.Tăng lãi suất chiết khấu.
C.Bán chứng khoán của chính phủ.
D.Các câu trên đều đúng.
Câu 35: Khi nền kinh tế giảm phát và lãi suất gần bằng 0% người ta thích giữ tiền thay vì
đầu tư vào các tài sản sinh lợi khác là do:
A.Các tài sản đều có tỷ suất sinh lợi bằng 0, giữ tiền có lợi hơn vì tính thanh khoản cao.
B.Giữ trái phiếu sẽ rủi ro vì khi nền kinh tế hồi phục, lãi suất tăng và giá trái phiếu sẽ giảm.
C.Giá trị đồng tiền sẽ tăng khi giảm phát.
D.Các câu trên đều đúng.
Câu 36: Ngân hàng trung ương thường hạn chế sử dụng công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc vì:
A.Nó là một loại thuế đánh vào lợi nhuận của ngân hàng thương mại.
B.Sử dụng nó sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại.
C. Nó là một loại thuế đối với các ngân hàng thương mại và có thể tạo ra chi phí trên thị
trường tín dụng.
D.Khó áp dụng công cụ này.
Câu 37: Thước đo tốt nhất chi phí cơ hội của việc giữ tiền là:
A.Lãi suất thực.
B.Tỷ lệ lạm phát.
C.Lãi suất danh nghĩa.
D.Giá trái phiếu.
Câu 38: Ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với ngân
hàng thương mại để tránh nguy cơ hoảng loạn tài chính, nhưng có nhược điểm:
A.Khó loại trừ được ngân hàng kinh doanh tồi dẫn đến mất khả năng thanh toán.
B.Không thể chủ động trong việc kiểm soát tiền.
C.Tạo ra sự ỷ lại của các ngân hàng thương mại.
D.Tất cả những vấn đề trên.
Câu 38: Hành vi dự trữ một phần tiền gửi và cho vay phần còn lại của các ngân hàng
thương mại sẽ:
a. Giúp tạo thêm phương tiện thanh toán cho nền kinh tế
b. Cho phép các ngân hàng thương mại có thu nhập từ hoạt động làm trung gian tài chính
c. Chứa đựng nguy cơ rủi ro thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng thương mại
d. Cả a, b và c
Câu 39:. Tiền có chức năng là:
a. Phương tiện thanh toán
b. Dự trữ giá trị
c. Đơn vị hạch toán
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 40: Khả năng thanh khoản của một tài sản được hiểu là:
a. Mức độ dễ dàng được chấp nhận là phương tiện thanh toán hay chuyển đổi thành
phương tiện thanh toán
b. Mức độ an toàn mà tài sản có thể sử dụng để dự trữ giá trị

c. Mức độ thuận tiện mà tài sản có thể sử dụng làm đơn vị hạch toán.
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 41: Nếu một cá nhân sử dụng thẻ ATM để rút tiền từ tài khoản tiết kiệm của mình thì
a. Lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên
b. Lượng tiền M1 giảm
c. Lượng tiền M1 không đổi
d. Cả a và b
e. Cả a và c
Câu 42: Khoản nào sau đây không thuộc M1:
a. Tiền mặt
b. Tiền gửi có thể viết séc tại các ngân hàng thương mại
c. Tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại
d. cả a và b
Câu 43: Hoạt động "tạo tiền" của các ngân hàng thương mại được hiểu là:
a. Hoạt động tạo ra của cải, tài sản
b. Hoạt động tạo thêm phương tiện thanh toán
c. Hoạt động in thêm và phát hành thêm tiền
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 44: Hoạt động "tạo tiền" của ngân hàng thương mại có thể làm cho
a. Của cải tăng lên
b. Không thay đổi khối lượng phương tiện thanh toán
c. Tăng khối lượng phương tiện thanh toán
d. Cả a và c
Câu 45: Hành vi dự trữ một phần tiền gửi và cho vay phần còn lại của các ngân hàng
thương mại sẽ
a. Giúp tạo thêm phương tiện thanh toán cho nền kinh tế
b. Cho phép các ngân hàng thương mại có thu nhập từ hoạt động làm trung gian tài chính
c. Chứa đựng nguy cơ rủi ro thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng thương mại
d. Cả a, b và c
Câu 46: Khoản tiền M1 có đặc điểm
a. Nhỏ hơn khoản tiền M2 nhưng có khả năng thanh khoản cao hơn
b. Nhỏ hơn khoản tiền M2 và có khả năng thanh khoản kém hơn
c. Lớn hơn khoản tiền M2 và có khả năng thanh khoản cao hơn
d. Lớn hơn khoản tiền M2 và có khả năng thanh khoản kém hơn
Câu 47: Nếu các ngân hàng thương mại đều có tỷ lệ dự trữ thực tế bằng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc và bằng 10%, nền kinh tế không có hiện tượng rò rỉ về tiền (không thanh toán bằng
tiền mặt) thì số nhân tiền bằng:
a. 0,1
b. 1
c. 10
d. 15
Câu 48: Giá trị của số nhân tiền tăng khi:
a. Các ngân hàng cho vay nhiều hơn và dự trữ ít hơn
b. Lãi suất chiết khấu giảm
c. Tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi tăng
d. Cả a và b
Câu 49: Giá trị của số nhân tiền sẽ tăng lên khi:
a. Ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ
b. Ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay
c. Lãi suất chiết khấu giảm
d. Công chúng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn
Câu 50: Nếu công chúng giảm lượng tiền mặt nắm giữ và gửi lượng tiền đó vào tài khoản
ở ngân hàng thì:
a. Khoản dự trữ của ngân hàng sẽ tăng nhưng lượng cung không đổi
b. Khoản dự trữ của ngân hàng sẽ không đổi nhưng lượng cung tiền tăng
c. Khoản dự trữ của ngân hàng và lượng cung tiền đều không đổi
d. Khoản dự trữ của ngân hàng và lượng cung tiền đều tăng.
Dân cư chuyển từ thanh toán bằng séc sang thanh toán bằng tiền mặt. Khi đó số nhân tiền:
a. Và lượng tiền cơ sở sẽ tăng
b. và lượng tiền cơ sở sẽ không thay đổi
c. Và lượng tiền cơ sở sẽ giảm
d. Sẽ giảm, còn lượng tiền cơ sở không thay đổi
e. Không thay đổi, nhưng lượng tiền cơ sở tăng
51. Tỷ lệ dự trữ của ngân hàng thương mại càng thấp thì:
a. Số nhân tiền càng lớn
b. Tiền gửi vào các NHTM càng nhỏ
c. Hoạt động của thị trường mở càng ảnh hưởng mạnh đến cung tiền
d. Cung tiền càng giảm
e. Câu a và c là đúng
52. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại là 7%, tỷ lệ dự trữ dôi dư là
1%, nền kinh tế không có hiện tượng rò rỉ tiền mặt thì khi một ngân hàng nhận được một
khoản tiền gửi là 100 triệu đồng thì:
a. Tổng phương tiện mà hệ thống ngân hàng tạo ra là 1250 triệu đồng
b. tổng phương tiện mà hệ thống ngân hàng thương mại tạo thêm là 1150 triệu đồng
c. Dự trữ của hệ thống ngân hàng sẽ tăng thêm là 100 triệu đồng
d. Cả a và b
e. Cả a, b và c
53. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rrr) 7%, tỷ lệ dự trữ dôi dư (err) 1%, Khoản tiền gửi (B) 100tr,
Không có rò rỉ tiền mặt =>cr=0. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Lượng tiền cơ sở bằng lượng tiền công chúng nắm giữ cộng với lượng tiền dự trữ của
các NHTM.
b. Lượng tiền cơ sở bằng lượng tiền công chúng nắm giữ cộng với lượng tiền gửi.
c. Lượng cung tiền bằng lượng tiền công chúng nắm giữ cộng với lượng tiền dự trữ của
các NHT
d. Lượng cung tiền bằng lượng tiền dự trữ của các NHTM cộng với lượng tiền gửi
53. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát mạnh nhất đối với:
a. cung tiền danh nghĩa
b. Số nhân tiền
c. Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng
d. Lượng tiền cơ sở
e. Lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại
54. Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ:
a. Ngân hàng thương mại cho khu vực tư nhân vay tiền trên thị trường
b. Ngân hàng thương mại mua, bán các giấy tờ có giá trị trên thị trường
c. Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay để bù đắp thiếu hụt thanh
khoản
d. Ngân hàng trung ương mua, bán trái phiếu chính phủ
55. Hoạt động của thị trường mở
a. liên quan đến việc mua bán trái phiếu công ty của NHTW
b. Làm thay đổi lượng tiền gửi vào NHTM, nhưng không làm thay đổi cung tiền
c. Tác động tới cung tiền thông qua lượng tiền mạnh
d. Tác động tới cung tiền thông qua số nhân tiền
56. Công cụ điều tiết lượng cung tiền được ngân hàng trung ương sử dụng thường xuyên
nhất là:
a. Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc
b. Nghiệp vụ thị trường mở
c. Quy định lãi suất chiết khấu
d. Tất cả các công cụ trên
57. Ngân hàng trung ương có thể giảm lượng cung tiền bằng cách:
a. Bán trái phiếu chính phủ
b. Giảm lãi suất chiết khấu
c. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
d. Cả a, b, và c
58. Khi ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ thì
a. Lượng tiền cơ sở sẽ giảm
b. Số nhân tiền tăng
c. Tỷ lệ dự trữ dôi dư của các ngân hàng sẽ giảm
d. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng sẽ giảm
59. Trên thị trường tiền tệ, sự gia tăng lãi suất sẽ dẫn đến:
a. Sự gia tăng lượng cung tiền
b. Sự gia tăng lượng cầu tiền
c. Sự di chuyển lên phía trên đường cầu tiền
d. Sự dịch chuyển sang trái của đường cầu tiền
60. Nếu thu nhập của các hộ gia đình trong nền kinh tế tăng thì trên thị trường tiền tệ sẽ
xảy ra hiện tượng
a. Đường cung tiền dịch chuyển sang phải làm giảm lãi suất cân bằng
b. Đường cầu tiền dịch chuyển sang phải làm tăng lãi suất cân bằng
c. Đường cung tiền dịch chuyển sang trái, đường cầu tiền dịch chuyển sang phải làm tăng
lãi suất cân bằng
d. Cả 2 đường đều dịch chuyển sang phải nhưng chưa xác định được mức lãi suất cân
bằng mới
61. Lý thuyết ưa thích thanh khoản của Keynes cho rằng lượng cầu về tiền tỷ lệ nghịch
với:
a. Lãi suất danh nghĩa
b. Lãi suất thực tế
c. Mức thu nhập
d. Mức giá
e. Không có đáp án nào đúng
62. Các yếu tố khác không đổi, cầu tiền thực tế tăng khi:
a. Lãi suất giảm
b. Giá cả tăng
c. Thu nhập thực tế tăng
d. Tất cả các câu trên
e. Câu a và c
63.Trên thị trường tiền tệ sự gia tăng trong mức giá sẽ gây ra hiện tượng
a. Đường cung tiền dịch trái, đường cầu tiền dịch phải
b. Đường cung tiền dịch phải, đường cầu tiền dịch trái
c. Đường cung tiền dịch trái
d. Đường cầu tiền dịch phải
64. Hoạt động nào của ngân hàng trung ương được xem là chính sách tiền tệ mở rộng?
a. Mua trái phiếu chính phủ
b. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
c. Giảm lãi suất chiết khấu
d. Tất cả các đáp án trên
65. Nếu NHTW cắt giảm cung tiền thì trong ngắn hạn
a. Lãi suất sẽ tăng
b. Thất nghiệp sẽ giảm
c. Sản lượng sẽ giảm
d. Câu a và c
e. Cả a, b và c
66. Biện pháp tài trợ cho tăng chi tiêu chính phủ nào dưới đây sẽ làm tăng tổng cầu mạnh
nhất?
a. Chính phủ bán trái phiếu cho công chúng
b. Chính phủ bán trái phiếu cho NHTW
c. Chính phủ tăng thuế
d. Chính phủ bán trái phiếu cho các NHTM
e. b và d
67. Nếu NHTW muốn sử dụng chính sách tiền tệ để tăng tổng cầu thì NHTW sẽ
a. Bán trái phiếu, giảm dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu
b. Mua trái phiếu, giảm dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu
c. Bán trái phiếu, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu
d. Mua trái phiếu, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu
68. Muốn giữ cho lãi suất ổn định (loại bỏ thoái lui đầu tư) sau khi chính phủ tăng chi
tiêu NHTW cần
a. Bán trái phiếu chính phủ
b. Chính phủ giảm chi tiêu
c. Tăng lãi suất
d. Mua trái phiếu chính phủ
e. Cả a,b và c
69. Điều nào dưới đây làm giảm lãi suất: (1) cầu tiền giảm, (2) tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm,
(3) cung tiền tăng
a. Cả (1), (2) và (3)
b. Chỉ có (1) và (2)
c. Chỉ có (1) và (3)
d. Chỉ có (3)
70. Kết quả của chính sách nào làm lãi suất giảm, tiêu dùng tăng, đầu tư tăng và sản
lượng tăng?
a. Chính sách tài khóa chặt
b. Chính sách tài khóa mở rộng
c. Chính sách tiền tệ chặt
d. Chính sách tiền tệ mở rộng
e. Không phải các chính sách trên
71. Độ dốc của đường cầu tiền phụ thuộc vào
a. Mức độ nhạy cảm của cầu tiền với thu nhập
b. Mức độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất
c. Cả a và b
d. Không đáp án nào đúng
72. Khi chính sách tài khóa mở rộng phối hợp với chính sách tiền tệ thu hẹp sẽ làm cho
nền kinh tế có
a. Thu nhập tăng
b. Lãi suất tăng
c. Thu nhập giảm
d. Lãi suất giảm
73. Sự thay đổi của lượng cung tiền không tác động mạnh đến tổng cầu khi
a. Cầu tiền nhạy cảm với lãi suất
b. Đầu tư không nhạy cảm với lãi suất
c. MPC nhỏ
d. Cả a,b và c
74. Nếu đầu tư càng nhạy cảm với lãi suất thì
a. chính sách tiền tệ sẽ càng có hiệu quả
b. Chính sách tiền tệ sẽ càng kém hiệu quả
c. Không liên quan gì đến chính sách tiền tệ
d. Chưa có đủ thông tin để kết luận
75.Chính sách tiền tệ sẽ hiệu quả khi
a. Cung tiền rất nhạy cảm với lãi suất
b. Cầu tiền kém nhạy cảm với lãi suất
c. Đầu tư rất nhạy cảm với lãi suất
d. Tất cả các điều kiện trên
e. Cả b và c
BÀI TẬP
Bài 1:
Cho trước một số dữ kiện trong mô hình cung tiền, tìm số liệu còn thiếu:
a. Cho các dữ liệu sau s = 20%, ra = 10%, MS = 2000. Tìm Tiền cơ sở?
b. Cho các dữ liệu sau ra = 15%, MS = 3000, H = 500. Tìm s?
c. Cho các dữ liệu sau s/ ra = 4, MS = 2000, H = 200. Tìm s, ra?
d. Cho các dữ liệu sau s + ra = 40%, MS = 1500, H = 500. Tìm s, ra?
e. Một người gửi 200 đồng tiền mặt vào ngân hàng, biết s = 20%, ra = 20%. Số lượng tiền
mới tăng thêm?
f. Ngân hàng Nhà nước in thêm 1000 tiền mới, s = 0%, ra = 10%. Số lượng tiền mới tăng
thêm?
Bài 2:
Trong một nền kinh tế, lượng tiền mặt người dân nắm giữ là 1200 tỷ, quỹ dự trữ của các
ngân hàng thương mại là 50 tỷ. Với tỷ lệ dữ trữ được NHTW áp dụng chung là 10%. Hãy
xác định:
a. Số nhân tiền tệ, cơ sở tiền, lượng cung tiền
b. Do tình hình kinh tế lạm phát cao, người dân có nhu cầu giữ tiền nhiều hơn ban đầu là
50 tỷ đồng. Tỷ lệ dự trữ tăng lên là 12%. Xác định lượng cung tiền
CHƯƠNG 3: LẠM PHÁT- THẤT NGHIỆP
Bài 1:
Trên lãnh thổ một quốc gia chỉ sản xuất 3 loại sản phẩm: bánh quy, nhựa đường
và khoai tây. Giá cả (p) và sản lượng (q) của chúng được cho trong bảng sau:
SẢN 1994 1995 1996
PHẨM p q p q p q
Bánh quy 1 200 1.5 300 2.5 250
Nhựa đường 10 1000 12 1200 12.5 1300
Khoai tây 1 200 2 300 2 400
Chọn năm1994 làm năm gốc.
a/Tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho năm 1995 và 1996 dựa trên hai mặt tiêu dùng?
b/ Tính chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP cho năm 1995 và 1996 ?
c/ Tính tỷ lệ lạm phát năm 1995 và 1996?

Bài 2:
Trên lãnh thổ một quốc gia chỉ sản xuất 3 loại sản phẩm: táo, cam và thép. Giá cả (p) và
sản lượng (q) của chúng được cho trong bảng sau:
SẢN 2000 2001 2002
PHẨM p q p q p q
Táo 10 2 12 3 10 2
Cam 20 5 25 4 30 6
Thép 100 10 100 12 120 15
Chọn năm 2000 làm năm gốc.
a/Tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho năm 2001 và 2002 dựa trên hai mặt hàng táo và
cam?
b/ Tính chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP?
c/ Tính tỷ lệ lạm phát năm 2001 và 2002?

Bài 3:
Cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam, Pháp và Ý được cho trong bảng dưới
đây.
a/ Tính tỷ lệ lạm phát (thep tháng hoặc theo năm) ở các quốc gia trên?
b/ So sánh xu thế lạm phát giữa Pháp và Ý trong thập niên 1980?
VIỆT NAM PHÁP Ý
Tháng CPI %LP Năm CPI %LP Năm CPI %LP
1 684,9 1980 65,6 1980 47,3
2 710,9 1981 73,4 1981 55,8
3 724,4 1982 79,7 1982 65,0
4 742,5 1983 83,4 1983 74,6
5 761,8 1984 87,5 1984 82,6
6 777,8 1985 92,8 1985 90,2
7 805,8 1986 96,0 1986 95,5
8 851,8 1987 100 1987 100
9 891,8 1988 104,9 1988 105
10 948,9 1989 113,1 1989 111,6
11 1022,9 - - - -
12 1112,9 - - - -
Bài 4:
Dùng đồ thị tổng cung và tổng cầu theo giá để biểu diễn sự thay đổi của giá và tổng sản
lượng khi:
a/ Giá nguyên liệu nhập tăng?
b/ Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng?
c/ Lúa bị mất mùa trong khi sản lượng của các loại sản phẩm khác không đổi?
Bài 5:
Cho số liệu sau đây:
Chỉ tiêu 1990 2003 2004
GNP danh nghĩa (GNPn) 450 700 730
Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo 100 120 125
GNP

a/Tính GNP thực tế năm 2003 và 2004 theo giá năm 1990?
b/ Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát năm 2004?

Bài 6:
Cho biết chỉ tiêu của quốc gia X được cho như sau:
Chỉ tiêu 1993 1997 1998
GNP danh nghĩa (triệu USD) 3000 3080 5000
Chỉ số giá (%) 200 140 250
Dân số (ngàn người) 1000 1020 1150
a/Tính GNP thực tế cho từng năm?
b/Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 1998 so với năm 1997?
c/ Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 1998 so với năm 1993?
d/ Tính tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1993 đến năm 1998?
e/ Tính GNP danh nghĩa bình quân đầu người?
f/ Từ kết quả câu (e) có thể kết luận rằng mức sống trung bình năm 1998 cao hơn năm
1997 hay không?
g/Nếu như GNP bình quân đầu người cua quốc gia Z vào năm 1998 là 2500 USD thì giữa
X và Z mức sống trung bình ở đâu cao hơn?
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 7
KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ
Câu 1. Nếu tỉ giá thực tế của đồng ngoại tệ là 20, mức giá của hàng VN là 1000, mức giá
của hàng ngoại là 200, giá của ngoại tệ tính bằng VNĐ là
a) 20
b) 100
c) 200
d) không thể xác định từ thông tin trên

Câu 2. Tỷ giá hối đoái là:


a) Tỷ số phản ánh giá cả đồng tiền của 2 quốc gia.
b) Tỷ số phản ánh số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi 1 đơn vị nội tệ.
c) Tỷ số phản ánh số lượng nội tệ nhận được khi đổi 1 đơn vị ngoại tệ.
d) Các lựa chọn trên đều đúng.

Câu 3. Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng đến:


a) Cán cân thương mại.
b) Cán cân thanh toán.
c) Sản lượng quốc gia.
d) Các lựa chọn trên đều đúng.

Câu 4. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại
tệ sẽ làm cho:

a) Nhập khẩu tăng.


b) Xuất khẩu tăng.
c) Xuất khẩu và nhập khẩu tăng.
d) Các lựa chọn trên đều đúng.

Câu 5. Đầu năm tỷ giá giữa tiền đồng VN và USD là e = 16.000 VND/USD. Vốn đầu
năm bằng tiền đồng VN là 1.600.000 VND. Đầu năm gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ có lãi
suất là 5%/năm. Cuối năm tỷ giá thay đổi là e = 17.000 VND/USD. Vậy lãi kiếm được
trong năm là:

a) 185.000 VND.
b) 100.000 VND.
c) 85.000 VND.
d) Các lựa chọn trên đều sai.
Câu 6. Tỷ giá hối đoái thực:
a) Một thước đo lường giá tương đối của đồng tiền giữa các nước khác nhau.
b) Một hệ thống tỷ giá do chính phủ kiểm soát.
c) Một hệ thống tỷ giá hối đoái dựa vào thị trường.
d) Một thước đo lường giá tương đối của hh-dv từ các nước khác nhau khi chúng được
tính theo 1 đồng
tiền chung.
Câu 7. Tỷ giá hối đoái thực được quyết định bởi:
a) Tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
b) Giá hàng nước ngoài.
c) Giá hàng trong nước.
d) Cả 3 yếu tố trên
Câu 8. Tỷ giá hối đoái thực cao hơn tỷ giá hối đoái danh nghĩa có nghĩa là:
a) Nội tệ được đánh giá quá cao, sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước trên thị trường
thế giới cao.

You might also like