You are on page 1of 2

KIỂM TRA GIỮA KỲ: KINH TẾ VĨ MÔ

Câu 1: Nếu chính phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ 10 tỷ đồng, biết khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,8; hoạt động
này làm cho tổng cầu của nền kinh tế
A. Tăng 8 tỷ B. Giảm 10 tỷ C. Giảm 8 tỷ D. Tăng 10 tỷ
Câu 2: Trên đồ thị, trục hoành ghi sản lượng quốc gia, trục tung ghi mức giá chung, đường tổng cầu AD sẽ dịch chuyển
sang trái khi:
A. Dân chúng ưa thích hàng ngoại hơn B. Chính phủ tăng chi tiêu cho đầu tư cơ sở hạ tầng
C. Nhập khẩu và xuất khẩu tăng D. Chính phủ tăng chi chuyển nhượng
Câu 3: Trong thời kỳ hoạt động SX được mở rộng, tổng nguồn thu từ thuế … và chi chuyển nhượng của chính phủ …
A. Giảm, giảm B. Tăng, tăng C. Giảm, tăng D. Tăng, Giảm
Câu 4: Tỷ lệ nợ công của Việt Nam trong năm 2014 được tính toán so với
A. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) B. Tổng sản phẩm quốc gia (GNP)
C. Sản phẩm quốc gia ròng (NNP) D. Thu nhập sau thuế của người dân (DI)
Câu 5: Khi nền kinh tế đạt mức toàn dụng có nghĩa:
A. Không còn lạm phát B. Không còn thất nghiệp
C. Vẫn tồn tại một tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Cho biết tỷ lệ tiền mặt so vơi tiền gửi ngân hàng là 60%, tỷ lệ dự trữ ngân hàng so với tiền gửi ngân hàng là 20%.
Ngân hàng trung ương bán ra 5 tỷ đồng trái phiếu sẽ làm cho khối tiền tệ
A. Tăng thêm 5 tỷ đồng B. Giảm bớt 5 tỷ đồng C. Giảm bớt 10 tỷ đồng D. Tăng thêm 10 tỷ đồng
Câu 7: Giả sử tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 0,2 và tỉ lệ dự trữ so với tiền gửi là 0,1. Nếu muốn tăng cung tiền là 1 tỉ đồng
thông qua hoạt động thị trường mở, ngân hàng trung ương cần phải:
A. Mua 250 triệu trái phiếu chính phủ B. Bán 250 triệu trái phiếu chính phủ
C. Bán 167 triệu trái phiếu chính phủ D. Mua 167 triệu trái phiếu chính phủ
Câu 8: Chi tiêu ngân sách được chia làm các phần chính là
A. Chi thường xuyên và chi trả nợ. B. Chi đầu tư phát triển, chi trả lương và chi trả nợ.
C. Chi đầu tư phát triển và chi trả lương. D. Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
Câu 9: Nếu bố mẹ bạn mua một ngôi nhà mới để ở khi về hưu thì giao dịch này sẽ được tính là:
A. Tiêu dùng B. Đầu tư C. Chi tiêu chính phủ D. Xuất khẩu
Câu 10: Giả sử GDP là 5000, tiêu dùng là 3000, xuất khẩu ròng là 150, tiết kiệm là 500 và mua hàng của chính phủ là 1500,
khi đó:
A. Thu nhập khả dụng là 3000 B. Thuế ròng là 1500 C. Đầu tư ròng là 350 D. Thuế tự định là 250
Câu 11: Khi Chính phủ đánh thuế vào hàng tiêu dùng nhập khẩu sẽ làm cho:
A. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái B. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
C. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái D. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
Câu 12: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, yếu tố nào sau đây sẽ làm sản lượng cân bằng tăng?
A. sự gia tăng thuế B. sự gia tăng tiết kiệm C. sự gia tăng xuất khẩu D. sự cắt giảm đầu tư
Câu 13: Khi tính toán GDP người ta thường không tính thuế trực thu vì
A. Thuế trực thu là 1 loại chi phí sản xuất của doanh nghiệp. B. Nếu tính sẽ bị tính trùng và làm phóng đại GDP lên.
C. Khó đo lường. D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 14: Một vấn đề mà ngân hàng trung ương phải đối phó khi thực hiện chính sách tiền tệ là:
A. Kiểm soát được lượng tiền mạnh nhưng không thể luôn dự đoán chính xác số nhân tiền
B. Có thể dự đoán được số nhân nhưng không kiểm soát được lượng tiền mạnh
C. Chỉ có thể kiểm soát được lượng tiền mạnh một cách gián tiếp
D. Không thể kiểm soát được số nhân tiền
Câu 15: Trong nền kinh tế thực tế, hàng hóa và dịch vụ được mua bởi
A. Chính phủ. B. Hộ gia đình. C. Công ty. D. Cả 3 chủ thể trên
Câu 16: Một nền kinh tế giả sử chỉ có 3 ngành được cho trong bảng sau (đơn vị tính $/sản phẩm). GDP danh nghĩa của
năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là:
Năm 2017 2018 2019
Hàng hóa P Q P Q P Q A. 1,83; 1,8211; 1,8605 (triệu$)
Ôtô 1000 80 1100 81 1200 85 B. 1,83; 1,8011; 1,6045 (triệu$)
Máy tính 50000 30 50000 28 48000 25 C. 1,83; 1,8311; 1,6045 (triệu $)
Tivi 5000 50 6000 52 5500 55 D. 1,83; 1,8011; 1,7605 (triệu$)

Câu 17: Nghịch lý của tiết kiệm hàm ý rằng;


A. Không phải lúc nào cũng có lợi cho nền kinh tế khi tăng tiết kiệm. B. Tiết kiệm là cần thiết.
C. Tiết kiệm đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế. D. Tiết kiệm luôn lớn hơn đầu tư.
Câu 18: Nếu tất cả các ngân hàng thương mại đều không cho vay số tiền huy động được, thì số nhân tiền sẽ là:
A. 100 B. 1 C. 10 D. 0
Câu 19: Việc chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường thay vì dựa vào nền kinh tế tự cung tự cấp, ví dụ những người
thu nhập cao nhưng bận rộn thuê người giữ con thay vì tự mình giữ, sẽ có xu hướng làm cho GDP
A. Giảm. B. Tăng. C. Không đổi. D. Không thể kết luận.
Câu 20: Khi thực hiện chính sách tài khóa, chính phủ có thể dùng các công cụ sau
A. Thuế và chi tiêu của chính phủ cho các HH-DV B. Thuế quan và hạn ngạch
C. Giá cả và tiền lương D. Tỷ lệ dự trữ bắt buôc lãi suất chiết khấu
Câu 21: Trong thời kỳ nền kinh tế đang có lạm phát cao, chính phủ nên thực hiện:
A. CSTK MR bằng cách tăng chi tiêu cho quốc phòng. B. CSTK MR bằng cách tăng thuế
C. CSTK TH bằng cách giảm trợ cấp D. CSTK TH bằng cách tăng thuế và tăng trợ cấp.
Câu 22: Chi tiêu tự định:
A. Luôn phụ thuộc vào mức thu nhập B. Không phụ thuộc vào mức thu nhập
C. Được quyết định bởi hàm tiêu dùng D. Không phải là thành phần của tổng cầu
Câu 23: Giả sử nền kinh tế sản xuất 100.000 chiếc áo sơ mi/năm; giá mỗi chiếc áo là 500.000đ và 3.000.000 chiếc
kem/năm; giá mỗi chiếc kem là 10.000đ. GDP của nền kinh tế mỗi năm là
A. 50 tỷ đồng. B. 160 tỷ đồng. C. 30 tỷ đồng. D. 80 tỷ đồng.
Câu 24: Đường tổng cung thẳng đứng hàm ý rằng:
A. Tăng giá sẽ khuyến khích đổi mới công nghệ và do vậy thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế
B. Không thể có được tốc độ tăng của sản lượng trong ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng trung bình của sản lượng trong dài hạn
C. Tăng giá sẽ cho phép nền kinh tế đạt được mức sản lượng cao hơn
D. Tăng giá sẽ không ảnh hưởng gì đến sản lượng của nền kinh tế
Câu 25: Trên đồ thị, trục hoành thể hiện sản lượng (Y), trục tung thể hiện mức giá. Nhân tố nào sau đây không làm dịch
chuyển đường AD sang trái
A. Doanh nghiệp bi quan về tình hình kinh tế B. Mức giá chung giảm. C. Nhập khẩu tăng lên. D. Xuất khẩu giảm
Câu 26: Tổng cầu hàng hoá và dịch vụ của một nước không phụ thuộc vào các quyết định của:
A. Các nhà cung ứng hàng hoá và dịch vụ B. Các hộ gia đình C. Chính phủ và các hãng sản xuất D. Người nước ngoài
Câu 27: Nếu sản lượng không ảnh hưởng đến cầu về tiền. Hãy tìm ra phát biểu sai:
A. M1 tăng => i giảm =>I tăng => AD tăng => Y tăng => DM tăng B. T giảm => AD tăng => Y tăng => DM không đổi
C. M1 tăng => i giảm => DM tăng D. Trong hàm DM = Do +Dimi + DYmY, hệ số DYm = 0
Câu 28: Giả sử sản lượng thực tế của nền kinh tế quốc gia Iraq là 92 tỷ USD, trong khi đó sản lượng tiềm năng của nền
kinh tế này là 112 tỷ USD. Để sản lượng thực tế về mức sản lượng tiềm năng Chính phủ cần thay đổi chi tiêu như thế nào?
Nếu biết số nhân tổng cầu của nền kinh tế bằng 2,5.
A. CP phải tăng chi tiêu thêm một khoản bằng 36,8 tỷ USD B. CP phải tăng chi tiêu thêm một khoản bằng 20 tỷ USD
C. CP phải tăng chi tiêu thêm một khoản bằng 44,8 tỷ USD D. CP phải tăng chi tiêu thêm một khoản bằng 8 tỷ USD
Câu 29: Ngân hàng trung ương quyết định tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, khi đó:
A. Số nhân tiền giảm, cung tiền danh nghĩa tăng, B. Số nhân tiền tăng, cung tiền danh nghĩa tăng
C. Số nhân tiền giảm, cung tiền danh nghĩa giảm D. Số nhân tiền tăng, cung tiền danh nghĩa giảm.
Câu 30: Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu thì khối tiền tệ sẽ:
A. Tăng B. Giảm C. Không đổi D . K hông thể kết luận
Câu 31: Trong mô hình AS - AD đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa
A. Tổng chi tiêu thực tế và GNP thực tế B. Thu nhập thực tế và GNP thực tế
C. Mức giá cả chung và thu nhập thực tế D. Mức giá chung và GNP danh nghĩa
Câu 32: Mức cung tiền thấp hơn làm:
A. Giảm lãi suất và tăng đầu tư. B. Tăng lãi suất và tăng đầu tư.
C. Giảm lãi suất và giảm đầu tư. D. Tăng lãi suất và giảm đầu tư
Câu 33: Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, nên:
A. Tăng lượng cung tiền, giảm lãi suất B. Giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất
C. Giảm chi tiêu chính phủ đồng thời giảm thuế D. Tăng chi tiêu chính phủ đồng thời giảm thuế.
Câu 34: Tiết kiệm mang giá trị âm khi hộ gia đình:
A. Tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm B. Tiêu dùng ít hơn thu nhập khả dụng
C. Tiêu dùng nhiều hơn thu nhập khả dụng D. Tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng
Câu 35: Theo lý thuyết của Keynes, những chính sách nào sau đây thích hợp nhất nhằm giảm tình trạng lạm phát?
A. Giảm thuế và gia tăng chi mua hàng hóa của chính phủ B. Tăng thuế và giảm chi mua hàng hóa của chính phủ
C. Tăng thuế thu nhập và tăng chi mua hàng hóa của chính phủ D. Phá giá tiền, tăng chi mua hàng hóa của chính phủ
Câu 36: Trong một nền kinh tế có các dữ liệu được cho như sau : tiêu dùng tự định: 200, đầu tư tự định 100, chi tiêu của
chính phủ về hàng hóa và dịch vu: 580, thuế ròng tự định: 40, xuất khẩu 350, nhập khẩu tự định: 200, tiêu dùng biên: 0,75,
thuế suất biên: 0,2, nhập khẩu biên: 0,1. Mức sản lượng tiềm năng (toàn dụng) là 2150. Từ mức sản lượng cân bằng để đạt
được sản lượng tiềm năng chính phủ áp dụng chính sách tài khóa:
A. Tăng G :100 hoặc giảm T :75 B. Giảm G:75 hoặc tăng T :100
C. Tăng G :75 hoặc giảm T :100 D. Giảm G : 100 hoặc tăng T: 75.
Câu 37: Trong một nền kinh tế đóng không có Chính phủ, tiêu dùng C và thu nhập Y liên hệ với nhau bằng 1 hàm: C =
600 + 0,75Y; Tiêu dùng của hộ gia đình C sẽ bằng 1200 khi thu nhập khả dụng là:
A. 500 B. 650 C. 800 D. Đáp số khác
Câu 38: Giả sử nền kinh tế quốc gia Mexico có các số liệu sau: C = 200 + 0,75Yd; G = 150; I = 100 + 0,2Y; X =
135 ; M = 20 + 0,2Y ; T = 20 + 0,2Y (Đơn vị tính tỷ USD). Sản lượng cân bằng của quốc gia này là:
A. 1257 tỷ USD B. 1250 tỷ USD C. 1600 tỷ USD D. 1375 tỷ USD
Câu 39: Các ngân hàng trung gian tăng tỷ lệ dự trữ tùy ý, lượng tiền mạnh sẽ:
A. Tăng thêm B. Giảm bớt C. Không đổi D. Có thể tăng hoặc giảm
Câu 40: Giả sử năm 2017 bạn quyết định chi ra 1000 USD để mua 1 chiếc máy tính Dell được sản xuất tại Mỹ. Khoản chi
tiêu này của bạn được tính vào GDP năm 2018 của Việt Nam như thế nào?
A. Đầu tư tăng 1000USD và xuất khẩu ròng tăng 1000USD. B. Xuất khẩu ròng của Mỹ tăng 1000USD.
C. Tiêu dùng tăng 1000USD và xuất khẩu ròng giảm 1000USD. D. Không có tác động nào.

You might also like