You are on page 1of 8

Câu : Chỉ số kinh tế vĩ mô nào sau đây được xem là phản ánh tốt nhất phúc lợi

kinh tế của xã hội?


A. Tỷ lệ thất nghiệp
B. Tỷ lệ lạm phát
C. Tổng sản phẩm quốc nội
D. Thâm hụt ngân sách.
Câu : Nền kinh tế đóng không có chính phủ nếu Cm=0,6 thì số nhân k bằng:
A. k=2,5
B. k=6,5
C. k=5,5
D. k=7,5
Câu : Thực tế là như cầu của con người không được thỏa mãn đầy đủ với nguồn
lực hiện có, đây là vấn đề liên quan đến:
A. Chi phí cơ hội
B. Khan hiếm
C. Kinh tế chuẩn tắc
D. Ai sẽ tiêu dùng
Câu: Giả sử hệ thống thuế co giãn đối với thu nhập, nguyên nhân nào sau đây có
thể dẫn đến thâm hụt ngân sách?
A. Suy thoái kinh tế.
B. Chính phủ tăng chi tiêu dùng.
C. Tăng thuế xuất nhập khẩu.
D. Cả A và B
Câu: Khoản chi nào sau đây không phải là chi chuyển nhượng:
A. Tiền lãi về khoản nợ cộng.
B. Tiền trợ cấp thất nghiệp.
C. Tiền trả để giữ gìn an ninh xã hội.
D. Câu A và C đúng.
Câu: Với vai trò là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương
mại, ngân hàng
trung ương có thể:
A. Ổn định được số nhân tiền.
B. Tránh được cơn hoảng loạn tài chính.
C. Tạo được niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
D. Cả ba vấn đề trên.
Câu: Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:
A. Tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp bằng 0.
B. Tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được.
C. Phù hợp với việc sử dụng hết nguồn lực hợp lý
D. Các câu trên đều sai
Câu: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là
A. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một nước.
B. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một nước trong một khoảng
thời gian
nhất định.
C. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng sản xuất trong một nước trong
một khoảng
thời gian nhất định.
D. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trung gian và cuối cùng sản xuất trong một
nước trong
một khoảng thời gian nhất định
Câu: Thu nhập khả dụng (DI/Yd) được tính bằng cách?
A. Lấy thu nhập cá nhân (PI) trừ đi thuế thu nhập cá nhân.
B. Lấy thu nhập cá nhân (PI) trừ đi thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp.
C. Lấy thu nhập cá nhân (PI) cộng với thuế thu nhập cá nhân.
D. Lấy thu nhập cá nhân (PI) cộng với thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp.
Câu: Nhập khẩu biên phản ánh:
A. Lượng nhập khẩu giảm xuống (tăng lên) khi thu nhập quốc gia giảm (tăng) 1
đơn vị
B. Lượng nhập khẩu giảm xuống khi thu nhập quốc gia giảm 1 đơn vị
C. Lượng nhập khẩu tăng thêm khi thu nhập quốc gia tăng thêm 1 đơn vị
D. Không câu nào đúng
Câu: Cho các hàm số C = 100 + 0,6Yd, T = 150 + 0,1Y, I = 50+0,2Y, G = 200.
Ngân sách
thâm hụt khi sản lượng bằng
A. 400
B. 500
C. 600
D. 700
Câu: Nếu GDP bình quân thực tế của nămn 2000 là 18,073$ và GDP bình quân
thực tế của năm 2001 là 18,635$ thì tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng thực tế
trong thời kỳ này là bao nhiêu?
A. 3.0%
B. 5.62%
C. 18.0%
D. 3.1%
Câu: Xu hướng tiết kiệm cận biên biểu thị mối quan hệ giữa :
A. Sự thay đồi trong tiết kiệm với sự thay đổi trong thu nhập quốc dân
B. Sự thay đổi trong tiêu dùng với sự thay đổi trong thu nhập quốc dân
C. Sự thay đôi trong nhập khẩu với sự thay đổi trong thu nhập quốc dân
D. Sự thay đồi trong chi tiêu chính phủ với sự thay đồi trong thu nhập quốc dân
Câu: Tổng cầu hay tổng chi tiêu dự kiến của nền kinh tế không bao gồm bộ
phận nào?
A.Chi tiêu dùng dự kiến của công chúng.
B. Chi đầu tư dự kiến của chính phủ.
C. Chi đầu tư dự kiến của tư nhân.
D. Chi trợ cấp khó khăn dự kiến của chính phủ.
Câu: Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó:
A. Tổng cung bằng tổng cầu.
B. Tổng chi tiêu bằng tổng thu nhập.
C. Ðường AD cắt đường 450.
D. Các lựa chọn trên đều đúng.

Câu: Hàm tiêu dùng có dạng C = 1.000 + 0,8Yd thì hàm tiết kiệm có dạng:
A. S = 1.000 + 0,8Yd
B. S = - 1.000 + 0,2Y
C. S = - 1.000 + 0,8Yd
D. S = 1.000 + 0,2Yd
Câu: Hàm số tiêu dùng : C = 20 + 0,9Y ( Y là thu nhập) . Tiết kiệm (S) ở mức
thu nhập
khả dụng 100 là :
A. S = 10
B. S = 0
C. S = -10
D. Không thể tính được
Câu : Giả sử khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,8; đầu tư biên là 0,2; thuế biên là
0,2; sản
lượng thực tế của nền kinh tế là Y = 1200, sản lượng tiềm năng Yp = 1500. Nếu
chính phủ
tăng chi tiêu 10, giảm thuế 10 ,đồng thời tăng chi chuyển nhượng 5 thì:
A. Hoạt động này tốt cho nền kinh tế vì giảm bớt được lạm phát
B. Hoạt động này tốt cho nền kinh tế vì giảm bớt được suy thoái.
C. Hoạt động này không tốt cho nền kinh tế vì làm suy thoái sâu hơn.
D. Hoạt động này không tốt cho nền kinh tế vì gây ra lạm phát.
Câu : Trong mô hình AS-AD, đường tổng cung ngắn hạn (SAS) dịch chuyển
sang trái khi:
A. Tiền lương danh nghĩa giảm.
B. Lãi suất giảm.
C. Giá dầu tăng.
D. Mức giá chung trong nền kinh tế tăng.
Câu : Trong mô hình AS-AD, đường AD dịch chuyển sang phải khi:
A. Năng suất lao động tăng.
B. Chính phủ tăng đầu tư để mở rộng đường sá.
C. Mức giá chung trong nền kinh tế giảm.
D. Nhập khẩu tăng.
Câu : Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn là:
A. Mục tiêu nhằm đạt được sự cân bằng ngân sách
B. Mục tiêu nhằm gia tăng sản lượng tiềm năng.
C. Mục tiêu nhằm giữ sản lượng gần/bằng với mức sản lượng tiềm năng.
D. Mục tiêu nhằm đạt được sự cân bằng cán cân thanh toán.
Câu : Đường tổng cung dài hạn phản ánh mối quan hệ giữa:
A. Tổng cung và mức giá của các yếu tố đầu ra.
B. Tổng cung và mức giá của các yếu tố đầu vào.
C. Tổng cung và mức giá trong điều kiện giá của các yếu tố đầu vào thay đổi
cùng tỷ lệ với mức giá đầu ra của sản phẩm.
D. Tổng cung và mức giá trong điều kiện giá của các yếu tố đầu vào không thay
đổi cùng tỉ lệ với mức giá đầu ra của sản phẩm.
Câu : Trên đồ thị, trục hoành ghi sản lượng quốc gia, trục tung ghi mức giá
chung, đường tổng cầu AD sẽ dịch chuyển sang trái khi:
A. Nhập khẩu và xuất khẩu tăng
B. Dân chúng ưa thích hàng ngoại hơn
C. Chính phủ tăng chi tiêu cho đầu tư cơ sở hạ tầng
D. Chính phủ tăng chi chuyển nhượng
Câu : Đường tổng cung thẳng đứng hàm ý rằng:
A. Tăng giá sẽ khuyến khích đổi mới công nghệ và do vậy thúc đẩy tốc độ tăng
trưởng kinh tế
B. Không thể có được tốc độ tăng của sản lượng trong ngắn hạn lớn hơn tốc độ
tăng trung bình của sản lượng trong dài hạn
C. Tăng giá sẽ không ảnh hưởng gì đến sản lượng của nền kinh tế
D. Tăng giá sẽ cho phép nền kinh tế đạt được mức sản lượng cao hơn
Câu : Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất:
A. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với người gửi tiền
B. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với người vay tiền
C. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với chính phủ
D. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với ngân hàng trung gian
Câu : Khi Chính Phủ giảm thuế đánh vào các nguyên liệu nhập khẩu thì:
A. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
B. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
C. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
D. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
Câu : Trong mô hình AS - AD đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa
A. Thu nhập thực tế và GNP thực tế
B. Mức giá cả chung và thu nhập thực tế
C. Tổng chi tiêu thực tế và GNP thực tế
D. Mức giá chung và GNP danh nghĩa
Câu : Nếu GDP thực tế tăng lên, cung tiền không đổi, đường cầu tiền thực tế sẽ
dịch chuyển sang
A. Trái và lãi suất sẽ giảm đi
B. Trái và lãi suất sẽ tăng lên
C. Phải và lãi suất không thay đổi
D. Phải và lãi suất sẽ tăng lên
Câu : Sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi
A. Sẽ làm dịch chuyển cả đường tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn sang
trái
B. Đường tổng cung dài hạn sang phải cò đường tổng cung ngắn hạn không đổi
C. Sẽ làm dịch chuyển cả đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn sang phải
D. Sẽ làm dịch chuyển cả đường tổng cung ngắn hạn và tổng cầu sang phải
Câu: Thuế ròng?
A. Là tổng thu thuế sau khi trừ chi chuyển nhượng của chính phủ.
B. Là tổng thu thuế sau khi trừ khấu hao.
C. Là tổng thu thuế sau khi trừ thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (NFFI).
D. Là tổng thu thuế sau khi trừ chi mua hàng hóa, dịch vụ của chính phủ.
Câu : Dấu hiệu nhận biết tổng cung vượt tổng cầu trong nền kinh tế thực là:
A. Tăng lợi nhuận
B. Giảm hàng tồn kho
C. Tăng hàng tồn kho
D. Tồn kho không đổi
Câu : Nếu Chính phủ tăng thuế đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu (trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi) thì:
A. Đường tổng cầu dịch chuyển song song sang phải
B. Đường tổng cung dịch chuyển song song sang phải
C. Đường tổng cung dịch chuyển song song sang trái.
D. Đường tổng cầu dịch chuyển song song sang trái
Câu : Một đợt hạn hán kéo dài xảy ra trên cả nước làm cho:
A. Đường AD dịch chuyển sang phải, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều
tăng
B. Cả đường AS và AD đều dịch chuyển sang trái, kết quả là sản lượng giảm,
còn chưa có đủ thông tin để kết luận ảnh hưởng đến mức giá.
C. Đường AD dịch chuyển sang trái do xuất khẩu giảm, kết quả là cả sản lượng
và mức giá đều giảm.
D. Đường AS ngắn hạn dịch chuyển sang trái và kết quả là sản lượng giảm và
mức giá tang
Câu : Vấn đề khan hiếm:
A. Chỉ tồn tại trong nền kinh tế thị trường
B. Có thể loại từ nếu chúng ta đặt giá thấp xuống
C. Luôn tồn tại vì nhu cầu con người không được thỏa mãn với các nguồn lực
hiện có
D. Có thể loại trừ nếu chúng ta đặt giá cao lên
Câu : Độ dốc của hàm số tiêu dùng được quyết định bởi:
A. Khuynh hướng tiêu dùng trung bình
B. Khuynh hướng tiêu dùng biên
C. Tổng số tiêu dùng tự định
D. Mức thuế hộ gia đình đóng
Câu : Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất:
A. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với người gửi tiền
B. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với người vay tiền
C. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với chính phủ
D. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với ngân hàng trung gian
Câu : Chi tiêu đầu tư phụ thuộc:
A. Đồng biến với lãi suất
B. Đồng biến với sản lượng quốc gia
C. Đồng biến với sản lượng quốc gia và nghịch biến với lãi suất
D. Nghịch biến với lãi suất
Câu : Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau ở:
A. Thời gian tiêu thụ
B. Mục đích sử dụng
C. Ðộ bền trong quâ trình sử dụng
D. Các đáp án đều đúng
Câu : Khoản chi nào sau đây không phải chi chuyển nhượng
A. Tiền trợ cấp thất nghiệp
B. Tiền trợ cấp xã hội cho người nghèo
C. Trả tiền bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi
D. Tiền lãi về khoản nợ công cộng
Câu : Giả sử ngân sách năm trước cân bằng, ngân sách năm nay thâm hụt khi:
A. Tổng chi ngân sách tăng.
B. Tổng thu thuế giảm.
C. Tổng chi ngân sách tăng và tổng thu thuế giảm.
D.Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng
Câu : Giả sử nền kinh tế có các chỉ tiêu sau: GDP=11700, C=7400, G=810,
NX=200, De=510, ( đơn vị tính triệu USD ). Mức đầu tư ròng bằng bao nhiêu?
A. In=2784
B. In=2783
C. In=2781
D. In=2780
Câu : Trong thời kỳ hoạt động sản xuất được mở rộng, tổng nguồn thu từ thuế
…….và chi chuyển nhượng của chính phủ………
A. Tăng, tăng
B. Tăng, Giảm
C. Giảm, tăng
D. Giảm, giảm
Câu : Dấu hiệu nhận biết tổng cung vượt tổng cầu trong nền kinh tế thực là:
A. Tăng lợi nhuận
B. Giảm hàng tồn kho
C. Tăng hàng tồn kho
D. Tồn kho không đổi
Câu : Chính sách tài khóa mở rộng của Việt Nam trong năm 2016 không bao
gồm việc chính phủ tăng
A. Chi tiêu cho quốc phòng
B. Chi xây dựng tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên
C. Chi lập quỹ học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
D. Thanh toán cho bảo hiểm thất nghiệp.
Câu : Trong thời kỳ nền kinh tế đang suy thoái, nếu chính phủ theo đuổi mục
tiêu cân bằng ngân sách bằng cách tăng thuế và giảm chi tiêu thì
A. Có thể gây ra áp lực về lạm phát
B. Thâm hụt ngân sách càng trầm trọng hơn và khủng hoảng sâu hơn.
C. Kích thích tăng trưởng kinh tế
D. Tạo điều kiện cho 1 số ngành được nhà nước ưu đãi trợ cấp phát triển
Câu : Cho các hàm số C = 100 + 0,6Yd, T = 150 + 0,1Y, I = 50+0,2Y, G = 200.
Ngân sách thâm hụt khi sản lượng bằng
A. 400
B. 500
C. 600
D. 700
Câu : Cho các hàm số C = 120 + 0,7Yd, T = 150 + 0,1Y, I = 100+0,2Y, G = 200.
Ngân sách cân bằng khi sản lượng bằng
A. 400
B. 500
C. 600
D. 700
Câu : Nếu chính phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ 10 tỷ đồng, biết khuynh
hướng tiêu dùng biên là 0,8; hoạt động này làm cho tổng cầu của nền kinh tế
A. Tăng 8 tỷ
B. Giảm 8 tỷ
C. Tăng 10 tỷ
D. Giảm 10 tỷ
Câu : Giả sử chính phủ cắt giảm 1 lượng thuế là 10 tỷ đồng, hoạt động này làm
cho tổng cầu của nền kinh tế
A. Tăng 10 tỷ
B. Giảm 10 tỷ
C. Tăng ít hơn 10 tỷ
D. Tăng nhiều hơn 10 tỷ

You might also like