You are on page 1of 6

ĐỀ KIỂM TRA LẦN 3 MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

Họ và tên:...............................................
MSSV:...................................................
Nhóm:....................................................

Câu 1: Giả sử rằng khối lượng tư bản trong năm của một nền kinh tế tăng lên. Điều gì
đã xảy ra:
A. Đầu tư ròng lớn hơn tổng đầu tư.
B. Đầu tư ròng lớn hơn không.
C. Khấu hao lớn hơn đầu tư ròng.
D. Khấu hao mang giá trị dương.
Câu 2: Giả sử công ty Samsung vừa xây dựng một nhà máy mới ở Bắc Ninh, thì trong
tương lai:
A. GDP của Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn GNP.
B. GDP của Việt Nam sẽ tăng chậm hơn GNP.
C. GDP và GNP của Việt Nam đều giảm vì một phần thu nhập tạo ra phải trả cho
người nước ngoài.
D. Đã có sự tăng lên về đầu tư nước ngoài gián tiếp tại Việt Nam.
Câu 3: Mối quan hệ giữa GNP và NNP được phản ánh đúng trong những câu nào dưới
đây?
A. NNP lớn hơn GNP nếu mức giá giảm.
B. NNP lớn hơn GNP nếu mức giá tăng.
C. NNP không thể lớn hơn GNP.
D. NNP luôn lớn hơn GNP.
Câu 4: Ý nào khi nói về GDP sau đây là sai:
A. GDP có thể được tính bằng cách sử dụng giá cả hiện hành hoặc giá cả năm gốc.
B. Cả hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá cuối cùng đều được tính vào GDP.
C. Chỉ tính những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ nghiên cứu.
D. GDP không tính các hàng hóa và sản phẩm trung gian.
Câu 5: Nếu thu nhập quốc dân không đổi, thì thu nhập khả dụng tăng khi:
A. Tiết kiệm tăng.
B. Thuế thu nhập giảm.
C. Tiêu dùng tăng.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 6: Lợi nhuận do một công ty Nhật Bản tạo ra tại Việt Nam sẽ được tính vào:
A. Cả GDP và GNP của Việt Nam.
B. GDP của Việt Nam và GNP của Nhật Bản.
C. Cả GDP và GNP của Nhật Bản.
D. GNP của Việt Nam và GDP của Nhật Bản.
Câu 7: Chủ đề nào dưới đây được kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu:
A. Chính sách tài khóa.
B. Chính sách tiền tệ.
C. Lạm phát.
D. Tất cả các câu trên.
Câu 8: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam
năm 2006 là 8,2%. Điều đó có nghĩa là:
A. GDP danh nghĩa của năm 2006 bằng 108,2% so với năm gốc.
B. GDP danh nghĩa của năm 2006 bằng 108,2% so với năm 2005.
C. GDP tính theo giá cố định của năm 2006 bằng 108,2% so với năm gốc.
D. GDP tính theo giá cố định của năm 2006 bằng 108,2% so với năm 2005.
Câu 9: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn:
A. Thu nhập quốc gia tăng.
B. Xuất khẩu tăng.
C. Tiền lương tăng.
D. Đổi mới công nghệ.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Lạm phát là tình trạng mà mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên cao trong
một khoảng thời gian nào đó.
B. Thất nghiệp là tình trạng mà những người trong độ tuổi lao động có khả năng
lao động, đang tìm việc nhưng chưa có việc làm.
C. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng thực cao nhất mà một quốc gia đạt
được.
D. Tổng cầu dịch chuyển là do chịu tác động của các nhân tố ngoài mức giá chung
trong nền kinh tế.
Câu 11: Chỉ tiêu đo lường giá trị bằng tiền của toàn bộ hàng hóa, dịch vụ cuối cùng do
công dân một nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định là:
A. Thu nhập quốc dân.
B. Tổng sản phẩm quốc dân.
C. Sản phẩm quốc dân ròng.
D. Thu nhập khả dụng.
Câu 12: Chỉ tiêu không đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng:
A. Tổng sản phẩm quốc dân.
B. Sản phẩm quốc dân ròng.
C. Thu nhập khả dụng.
D. Không có câu nào đúng.
Câu 13: ............................................. không nằm trong thu nhập cá nhân:
A. Lợi nhuận của chủ doanh nghiệp.
B. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
C. Thuế giá trị gia tăng.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 14: Chi chuyển nhượng là các khoản:
A. Chính phủ trợ cấp cho cựu chiến binh.
B. Trợ cấp thất nghiệp.
C. Trợ cấp hưu trí.
D. Tất cả các câu trên.
Câu 15: Chỉ tiêu đo lường tốt nhất sự gia tăng trong của cải vật chất trong nền kinh tế:
A. Đầu tư ròng.
B. Tổng đầu tư.
C. Tổng đầu tư gồm cơ sở sản xuất và thiết bị.
D. Tái đầu tư.
Câu 16: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là:
A. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước.
B. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước trong một khoảng thời
gian nhất định.
C. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng sản xuất trong nước trong một
khoảng thời gian nhất định.
D. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trung gian sản xuất trong một nước trong một
khoảng thời gian nhất định.
Câu 17: GNP được tính như thế nào?
A. Lấy GDP cộng thu nhập ròng từ các yếu tố sản xuất từ nước ngoài.
B. Lấy GDP trừ thu nhập ròng từ các yếu tố sản xuất từ nước ngoài.
C. Lấy GDP cộng khấu hao.
D. Lấy GDP trừ khấu hao.
Câu 18: GDP được tính theo phương pháp giá trị gia tăng bao gồm các khu vực:
A. Thành thị, nông thôn và hải đảo.
B. Miền núi, đồng bằng và hải đảo.
C. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
D. Nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Câu 19: Thu nhập khả dụng (DI/Yd) được tính bằng cách:
A. Lấy thu nhập cá nhân (PI) trừ đi thuế thu nhập cá nhân.
B. Lấy thu nhập cá nhân (PI) trừ đi thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp.
C. Lấy thu nhập cá nhân (PI) cộng với thuế thu nhập cá nhân.
D. Lấy thu nhập cá nhân (PI) cộng với thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp.
Câu 20: Các chỉ số được dùng bổ sung cho GDP là:
A. Chỉ số phát triển con người (HDI).
B. Chỉ số hạnh phúc quốc dân (GNH).
C. Chỉ số phúc lợi kinh tế ròng (NEW).
D. Cả 3 chỉ số trên.
Câu 21: Tiêu dùng tự định (C0) là:
A. Tiêu dùng ứng với tiết kiệm bằng không.
B. Tiêu dùng ứng với thu nhập khả dụng bằng không.
C. Tiêu dùng ứng với khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC) bằng không.
D. Tiêu dùng ứng với tổng cầu bằng không.
Câu 22: Giả sử hệ thống thuế co giãn đối với thu nhập, nguyên nhân nào sau đây có thể
dẫn đến thâm hụt ngân sách:
A. Suy thoái kinh tế.
B. Chính phủ tăng chi tiêu dùng.
C. Tăng thuế xuất nhập khẩu.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 23: Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó:
A. Tổng cung bằng tổng cầu.
B. Tổng chi tiêu bằng tổng thu nhập.
C. Đường AD cắt đường 450.
D. Các lựa chọn trên đều đúng.
Câu 24: Theo lý thuyết xác định sản lượng cân bằng, lượng hàng tồn kho ngoài dự kiến
tăng thì tổng cầu dự kiến:
A. Nhỏ hơn sản lượng, các xí nghiệp giảm sản lượng.
B. Lớn hơn sản lượng, các xí nghiệp giảm sản lượng.
C. Nhỏ hơn sản lượng, các xí nghiệp tăng sản lượng.
D. Lớn hơn sản lượng, các xí nghiệp tăng sản lượng.
Câu 25: Khi Chính phủ tăng thuế ròng tự định thêm 100, tổng cầu sẽ:
A. Tăng thêm ít hơn 100.
B. Tăng thêm đúng bằng 100.
C. Giảm bớt đúng 100.
D. Giảm bớt ít hơn 100.
Câu 26: Trong một nền kinh tế đóng, giả sử có các hàm số sau:
C = 55 + 0,75Yd
I = 70 + 0,15Y
G = 100
T = 50 + 0,2Y
Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế?
A. 750
B. 800
C. 850
D. 900
Câu 27: Độ dốc của hàm số tiêu dùng được quyết định bởi:
A. Khuynh hướng tiêu dùng trung bình.
B. Tổng số tiêu dùng tự định.
C. Khuynh hướng tiêu dùng biên.
D. Không có câu nào đúng.
Câu 28: Chính sách nào sau đây không làm tăng vốn con người:
A. Chính sách bảo vệ môi trường.
B. Khuyến khích đầu tư cho giáo dục.
C. Chính sách phát triển y tế.
D. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng.
Câu 29: Đường tổng cầu theo sản lượng (AD = AD0+ ADm.Y) dịch chuyển khi:
A. Đầu tư tự định (I0) thay đổi.
B. Chi tiêu tự định (C0) thay đổi.
C. Tổng cầu tự định (AD0) thay đổi.
D. Các câu trên đều đúng.
Câu 30: Nếu đầu tư gia tăng thêm một lượng 15 và khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,8;
khuynh hướng đầu tư biên là 0. Mức sản lượng sẽ:
A. Tăng thêm là 19.
B. Tăng thêm là 27.
C. Tăng thêm là 75.
D. Không có câu nào đúng.
Câu 31: Khi thực hiện chính sách tài khóa, Chính phủ có thể sử dụng các công cụ nào
sau đây:
A. Thuế và trợ cấp.
B. Thuế và chi tiêu của Chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ.
C. Giá cả và tiền lương.
D. Thuế quan và hạn ngạch.
Câu 32: Kết hợp chính sách nào sau đây là thích hợp nhất đối với một Chính phủ có
mục tiêu là cắt giảm thất nghiệp:
A. Giảm thuế và tăng chi tiêu Chính phủ.
B. Tăng thuế và giảm chi tiêu Chính phủ.
C. Giảm thuế và giảm chi tiêu cùng một lượng như nhau.
D. Cả A và C.
Câu 33: Cắt giảm các khoản chi ngân sách của chính phủ là một trong những biện pháp
để:
A. Giảm tỷ lệ thất nghiệp.
B. Hạn chế lạm phát.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Cải thiện cán cân ngân sách.
E. Cả A và C.
F. Cả B và D.
Câu 34: Khi chính phủ tăng thuế và tăng chi tiêu cùng một lượng như nhau sẽ dẫn đến:
A. Tổng cầu và sản lượng không thay đổi.
B. Tổng cầu và sản lượng giảm.
C. Tổng cầu và sản lượng tăng.
D. Không có câu nào đúng.
Câu 35: Nếu khuynh hướng tiêu dùng biên theo thu nhập khả dụng là 0,75, đầu tư biên
theo sản lượng là 0,2, thuế biên là 0,2, nhập khẩu biên là 0,2. Số nhân của thuế là:
A. -1,875
B. -1,825
C. -1,8
D. -1,7
Câu 36: Chính sách tiền tệ mở rộng là chính sách do Ngân Hàng Trung Ương thực hiện
để:
A. Tăng sản lượng bằng cách giảm thuế hoặc tăng chi tiêu của Chính phủ.
B. Tăng sản lượng bằng cách hạ lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
hoặc mua trái phiếu Chính phủ.
C. Tăng sản lượng bằng cách tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
hoặc bán trái phiếu Chính phủ.
D. Tăng sản lượng bằng cách tăng phát hành trái phiếu Chính phủ.
Câu 37: Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị trục tung là lãi suất,
trục hoành là lượng tiền thì sự gia tăng về mức giá sẽ làm:
A. Dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất.
B. Dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và tăng lãi suất.
C. Dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm giảm lãi suất.
D. Dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và làm giảm lãi suất.
Câu 38: Nỗ lực nhằm kiểm soát lạm phát và giảm bớt chu kỳ kinh doanh bằng cách thay
đổi lượng tiền trong lưu thông và điều chỉnh lãi suất được gọi là:
A. Chính sách tín dụng.
B. Chính sách tiền tệ.
C. Chính sách tài khóa
D. Chính sách tỉ giá hối đoái.
Câu 39: Điều nào sau đây không xảy ra nếu Ngân Hàng Trung Ương mua trái phiếu
Chính phủ:
A. Dự trữ của các ngân hàng tăng lên.
B. Lượng cung tiền tăng.
C. Lãi suất ngân hàng tăng lên.
D. Điều kiện tín dụng được nới lỏng.
Câu 40: Kết quả cuối cùng của sự thay đổi chính sách của Chính phủ là lãi suất giảm,
tiêu dùng tăng và đầu tư tăng. Đó là do kết quả của việc áp dụng:
A. Chính sách tiền tệ mở rộng.
B. Chính sách tiền tệ thắt chặt.
C. Chính sách tài khóa thắt chặt.
D. Chính sách tài khóa mở rộng.

You might also like