You are on page 1of 110

[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP

MENTORY – ÔN THI NEU 1


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

MỤC LỤC
B. MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP ..................................................................................................................... 3
ĐỀ 1. ........................................................................................................................................................... 3
ĐỀ 2. ......................................................................................................................................................... 10
C. GIẢI SÁCH BÀI TẬP ........................................................................................................................... 17
CHƯƠNG 2. ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC DÂN ............................................................................ 17
CHƯƠNG 3. ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT ................................................................................. 26
CHƯƠNG 4. SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG ................................................................................... 36
CHƯƠNG 5. TIẾT KIỆM ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ....................................................... 44
CHƯƠNG 6. THẤT NGHIỆP .................................................................................................................. 54
CHƯƠNG 7. TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ............................................................................. 62
CHƯƠNG 8. TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT ................................................................................................. 70
CHƯƠNG 9. KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ ............................................................... 80
CHƯƠNG 10. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU ...................................................................................... 90
CHƯƠNG 11. SỰ ĐÁNH ĐỔI TRONG NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP ....... 103

MENTORY – ÔN THI NEU 2


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

B. MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP


ĐỀ 1.
Câu 1: Lãi suất danh nghĩa:
A. Là lãi suất đã điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát
B. Lãi suất được công bố bởi các ngân hàng
C. Tỷ suất lợi nhuận thực đối với người cho vay
D. Chi phí vay thực đối với người đi vay
Câu 2: Giả sử công ty của bạn có hiệu suất tăng theo quy mô. Nếu bạn sử dụng gấp
đôi tất cả những yếu tố đầu vào thì đầu ra của công ty bạn:
A. Không thay đổi B. Tăng nhưng ít hơn gấp đôi
C. Giảm nhưng ít hơn gấp đôi D. Tăng nhiều hơn gấp đôi
Câu 3: Trong ngắn hạn khi xảy ra cú sốc giảm cầu, những chính sách nào sau đây
thích hợp để làm giảm thất nghiệp:
A. Giảm thuế và gia tăng chi tiêu chính phủ
B. Tăng thuế và giảm chi tiêu chính phủ
C. Tăng thuế thu nhập và tăng chi tiêu chính phủ
D. Phá giá, giảm thuế và giảm chi tiêu chính phủ
Câu 4: Giả sử một nước không có quan hệ thương mại với nước ngoài. GDP của nước
này là 30 tỷ đô. Hàng năm, chi mua hàng của chính phủ là 5 tỷ đô, doanh thu thuế là 7
tỷ đô, chi chuyển giao chính phủ là 3 tỷ đô. Tiết kiệm tư nhân là 5 tỷ đô. Tiêu dùng và
tiết kiệm của nước này là bao nhiêu:
A. 18 tỷ đô và 5 tỷ đô
B. 21 tỷ đô và 4 tỷ đô
C. 13 tỷ đô và 7 tỷ đô
D. Không đủ thông tin
Câu 5: Trong mô hình tổng cung – tổng cầu, đường tổng cung dịch chuyển sang phải là do:
A. Giá các yếu tố sản xuất tăng lên B. Năng lực sản xuất của quốc gia tăng lên.
C. Chính phủ tăng thuế. D. Tất cả đều sai.
Câu 6: Nếu người dân quyết định giảm tiêu dùng và chính phủ quyết định tăng chi tiêu
cùng một lượng thì:
A. Tiết kiệm quốc dân tăng, đầu tư tăng, nền kinh tế tăng trưởng
nhanh hơn
B. Tiết kiệm quốc dân giảm, đầu tư giảm, nền kinh tế tăng trưởng
chậm lại
C. Tiết kiệm chính phủ tăng, tiết kiệm tư nhân giảm vì vậy tiết kiệm quốc dân
chưa có cơ sở để kết luận
D. Tiết kiệm quốc dân không đổi
Câu 7: Ưu điểm của các quỹ đầu tư tương hỗ là chúng:
A. Cho phép những người có vốn nhỏ có thể đa dạng hóa đầu tư.
B. Cung cấp cho khách hàng một phương tiện trao đổi
C. Luôn tạo ra lợi nhuận “đánh bại thị trường”
D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Chính sách nào sau đây được coi là thất bại trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp:
MENTORY – ÔN THI NEU 3
[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

A. Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp


B. Trường ĐH KTQD mở nhiều ngày hội hướng nghiệp
C. Giảm tiền lương tối thiểu
D. Thúc đẩy sự phát triển và mở rộng của công đoàn
Câu 9: Nếu tỉ lệ lạm phát tăng 10%, lãi suất danh nghĩa tăng 8% thì lãi suất thực:
A. Tăng 2% B. Giảm 18% C. Giảm 2% D. Tăng 18%
Câu 10: Nếu GDP danh nghĩa năm 1997 là 6000 tỷ, năm 1998 là 6500 tỷ, chỉ số giá năm 1997 là
120 và năm 1998 là 125 thì tốc độ tăng trưởng năm 1998 là:
A. 8,33% B. 4% C. 4,5% D. 10%
Câu 11: Một chính phủ có thể khuyến khích tăng trưởng trong dài hạn bằng cách khuyến khích:
A. Tăng trưởng dân số B. Tiết kiệm và đầu tư C. Tiêu dùng D. Chi tiêu
Câu 12: Bằng cách cho phép đa dạng hóa đầu tư, thị trường tài chính:
A. Làm giảm các chi phí giao dịch C. Tăng tính thanh khoản
B. Làm giảm các rủi ro D. Tạo ra sự phi hiệu quả
Câu 13: Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn:
A. Thu nhập quốc dân tăng B. Xuất khẩu tăng
C. Tiền lương tăng D. Đổi mới công nghệ
Câu 14: Tập hợp những chính sách nào sau đây giúp tăng trưởng kinh tế nhiều nhất:
A. Giảm thuế thu nhập từ tiết kiệm, giảm thuế đầu tư, giảm thâm hụt ngân sách
B. Giảm thuế thu nhập từ tiết kiệm, giảm thuế đầu tư, tăng thâm hụt ngân sách
C. Tăng thuế thu nhập từ tiết kiệm, tăng thuế đầu tư, giảm thâm hụt ngân sách
D. Tăng thuế thu nhập từ tiết kiệm, giảm thuế đầu tư, tăng thâm hụt ngân sách
Câu 15: Giả sử trong nền kinh tế đóng, GDP là 10000, thuế là 2500, tiêu dùng là 6500 và chi
tiêu chính phủ là 2000. Tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm chính phủ và tiết kiệm quốc dân là bao
nhiêu:
A. 1500, 1000, 500 B. 1000, 500, 1500
C. 500, 1500, 1000 D. Không phải các đáp án trên
Câu 16: Trong một nền kinh tế đóng, phần còn lại của thu nhập sau khi hộ gia đình đã chi trả
thuế và tiêu dùng là:
A. Tiết kiệm quốc dân B. Doanh thu thuế của chính phủ
C. Tiết kiệm chính phủ D. Tiết kiệm tư nhân
Câu 17: Điều gì xảy ra trên thị trường vốn nếu chính phủ tăng thuế đối với thu nhập từ lãi tiết
kiệm:
A. Đường cung vốn sẽ dịch phải B. Đường cầu vốn sẽ dịch phải
C. Đường cung vốn sẽ dịch trái D. Đường cầu vốn sẽ dịch trái
Câu 18: Nếu lãi suất thị trường hiện tại thấp hơn lãi suất cân bằng, thì thị trường vốn sẽ:
A. Thặng dư và lãi suất sẽ tăng B. Thâm hụt và lãi suất sẽ tăng
C. Thâm hụt và lãi suất sẽ giảm D. Thặng dư và lãi suất sẽ giảm

Câu 19: Những người mua cổ phiếu mới phát hành của 1 công ty là người cung cấp:
A. Vốn bằng nợ và trở thành những chủ sở hữu một phần của công ty
B. Vốn bằng nợ và trở thành chủ sở hữu của công ty

MENTORY – ÔN THI NEU 4


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

C. Vốn bằng cổ phiếu và trở thành những chủ sở hữu một phần công ty
D. Vốn bằng cổ phiếu và do đó trở thành chủ nợ của công ty
Câu 20: Chỉ số giá năm 2006 là 100, của năm 2007 là 125, GDP danh nghĩa của năm 2006 là
2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2007 so với năm 2006 là 8%. Vậy GDP danh nghĩa của
năm 2007 là:
A. 3000
B. 2400
C. 2700
D. Các câu trên đều sai
Câu 21: Trên đồ thị tổng cung – tổng cầu, đường tổng cầu AD dịch phải khi:
A. Nhập khẩu và xuất khẩu tăng.
B. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng.
C. Chính phủ cắt giảm các khoản trợ cấp và thất nghiệp.
D. Các lựa chọn đều đúng.
Câu 22: Trong đồ thi tổng cung – tổng cầu, đường tổng cung dịch chuyển khi:
A. Mức giá chung thay đổi.
B. Chính phủ thay đổi các khoản chi ngân sách.
C. Thu nhập quốc gia không đổi.
D. Công nghệ sản xuất có những thái độ đáng kể.
Câu 23: Nếu những người đi vay và cho vay thống nhất về một mức lãi suất danh nghĩa nào đó
và lạm phát trong thực tế lại thấp hơn so với mức mà họ kỳ vọng thì:
A. Người đi vay được lợi và người cho vay bị thiệt.
B. Người cho vay được lợi và người đi vay bị thiệt.
C. Cả người đi vay và người cho vay đều không được lợi vì lãi suất danh nghĩa được cố định
theo hợp đồng.
D. Các lựa chọn đều đúng.
Câu 24: Sản lượng tiềm năng (sản lượng toàn dụng) là mức sản lượng:
A. Mà tại đó nếu tăng tổng cầu thì lạm phát sẽ tăng nhanh.
B. Mà tại đó nền kinh tế còn tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất.
C. Tối đa của nền kinh tế.
D. Các lựa chọn đều đúng.
Câu 25: Giả định lãi suất là 8%. Nếu phải lựa chọn giữa 100$ hôm nay và 116$ ngày này 2 năm
sau, bạn sẽ chọn:
A. 100$ ngày hôm nay.
B. 116$ ngày này 2 năm sau.
C. Không có gì khác biệt giữa 2 phương án
D. Không chọn phương án nào.
Câu 26: Khoản mục nào sau đây không được tính vào trong GDP của năm 2017? Doanh thu
của:
A. Một chiếc xe Honda sản xuất năm 2017.
B. Dịch vụ cắt tóc.
C. Dịch vụ của nhà môi giới BĐS.
D. Một ngôi nhà được xây vào năm 2016 và bán năm 2017.
MENTORY – ÔN THI NEU 5
[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 27: Nếu GDP lớn hơn GNP của Việt Nam:
A. Người nước ngoài đang sản xuất ở Việt Nam nhiều hơn so với người Việt Nam đang sản
xuất ở nước ngoài.
B. Người Việt Nam đang sản xuất ở nước ngoài nhiều hơn so với người nước ngoài đang sản
xuất ở Việt Nam.
C. GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa.
D. GNP thực tế lớn hơn GNP danh nghĩa.
Câu 28: Khi một nước có GDP bình quân rất nhỏ:
A. Nước này phải chịu số phận nghèo mãi mãi.
B. Nước này chắc hẳn là một nước nhỏ.
C. Nước này có tiềm năng tăng trưởng tương đối nhanh nhờ “hiệu ứng bắt kịp”.
D. Nước này không cần vốn nhân lực nữa.
Câu 29: Khi một nước giàu có:
A. Nước này hầu như không thể nghèo đi một cách tương đối.
B. Nước này sẽ khó có thể tăng trưởng nhanh chóng do quy luật lợi tức giảm dần đối với tư
bản.
C. Tư bản trở nên có năng suất hơn nhờ “hiệu ứng bắt kịp”.
D. Nước này không cần vốn nhân lực nữa.
Câu 30: Sự gia tăng nhân tố nào sau đây không làm tăng năng suất của một quốc gia:
A. Vốn nhân lực/ công nhân.
B. Tư bản vật chất/ công nhân.
C. Tài nguyên thiên nhiên/ công nhân.
D. Lao động.
Câu 31: Bảng dưới đây giả định nền kinh tế chỉ có 2 loại hành hóa tiêu dùng là trà sữa và
bánhbông lan trứng muối. Sử dụng thông tin bảng sau (năm 2017 là năm cơ sở):
Giá bánh bông Lượng bánh
Giá trà sữa
Năm Lượng trà sữa lan trứng muối bông lan trứng
(nghìn đồng)
(nghìn đồng) muối.
2017 20 200 50 100
2018 24 150 48 240
2019 30 175 56 300

Tỷ lệ lạm phát của năm 2018 là:


A. 5,23% B. 6,67% C. 8% D. 3,51%
Câu 32: Nếu CPI của năm 1995 là 136,5 và tỉ lệ lạm phát của năm 1995 là 5% thì CPI của năm
1994 là:
A. 135 B. 125 C. 131,5 D. 130
Câu 33: Câu nào nói về tiền lượng hiệu quả là đúng:
A. Doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào về việc trả tiền lương hiệu quả hay không bởi vì
tiền lương này được xác định bởi luật.
B. Việc trả lương ở mức thấp nhất có thể luôn đạt được hiệu quả cao nhất.
MENTORY – ÔN THI NEU 6
[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

C. Việc trả trên mức lương cân bằng cạnh tranh tạo ra rủi ro về đạo đức vì nó làm cho công
nhân vô trách nghiệm.
D. Việc trả trên mức lương cân bằng cạnh tranh có thể cải thiện sức khỏe công nhân, giảm bớt
tốc độ thay thế công nhân, cải thiện chất lượng công nhân và nâng cao nỗ lực công nhân.
Câu 34: Nếu GDP bình quân thực tế của năm 2000 là 18,073$ và của năm 2001 là 18,635$ thì tỷ
lệ tăng trưởng của sản lượng thực tế trong thời kì này là bao nhiêu?
A. 3,0% B. 3,1% C. 5,62% D. 18,0%
Câu 35: Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, nên:
A. Giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất. B. Giảm chi ngân sách và tăng thuế.
C. A, B sai. D. A, B đúng.
Câu 36: Mức sống của chúng ta được liên quan nhiều nhất đến:
A. Mức độ làm việc của chúng ta.
B. Nguồn cung tư bản của chúng ta, vì tất cả những gì có giá trị đều do máy móc sản xuất ra.
C. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta, vì chúng giới hạn sản xuất.
D. Năng suất của chúng ta, vì thu nhập của chúng ta bằng những gì chúng ta sản xuất ra.
Câu 37: Hoạt động nào sau đây của NHTW sẽ làm tăng cơ sở tiền tệ:
A. Bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. B. Cho các NHTM vay.
C. Hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các NHTM. D. Tăng lãi suất chiết khấu.
Câu 38: NHTW có thể thay đổi cung nội tệ bằng cách:
A. Mua hoặc bán trái phiếu chính phủ.
B. Mua hoặc bán ngoại tệ
C. A, B đúng.
D. A, B sai.
Câu 39: Thành phần nào sau đây thuộc lực lượng lao động:
A. Học sinh trường trung học chuyên nghiệp. B. Người nội trợ.
C. Người bán hàng rong. D. Sinh viên năm cuối
Câu 40: Những trường hợp nào sau đây có thể tạo ra áp lực lạm phát:
A. Cán cân thanh toán thặng dư trong một thời gian dài.
B. Giá của các nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu tăng nhiều.
C. Một phần lớn các thâm hụt ngân sách được tài trợ bởi NHTW.
D. Các lựa chọn đều đúng.
Đáp án + Giải thích một số câu Đề 1.
1B 2D 3A 4B 5B 6D 7A 8D 9C 10B
11B 12B 13D 14A 15B 16D 17C 18B 19C 20C
21B 22D 23B 24D 25A 26D 27A 28C 29B 30D
31B 32D 33D 34B 35D 36D 37B 38C 39C 40D

Câu 3. Giảm thuế và tăng chi tiêu chính phủ đều làm kích cầu → AD tăng, dịch phải. Khi đó, sản
lượng trở về mức tiềm năng, thất nghiệp giảm. (Bạn đọc tự vẽ đồ thị).
Câu 4. GDP = Y = 30; G = 5; Tx = 7; Chuyển giao Tr = 3 → Thuế ròng T = Tx – Tr = 4
Tiết kiệm tư nhân Sp = Y – T – C = 5 → C = 21
Tiết kiệm quốc dân = Sp + Sg = 5 + (T – G) = 4

MENTORY – ÔN THI NEU 7


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 6. Có Sn = Sp + Sg = (Y – T – C) + (T – G).
Khi giảm tiêu dùng và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng thì Sn không đổi.
Câu 8. Công đoàn đóng vai trò là lực lượng bảo vệ quyền lơi NLĐ, đòi tăng lương cho NLĐ. Nếu
thành công, chính điều này lại càng làm thất nghiệp tăng cao do mức lương càng tăng cao hơn
mức cân bằng thị trường lao động → DN thuê ít lao động hơn.
Câu 9. Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Lạm phát
Câu 10. Coi giỏ hàng hóa tính CPI chỉ gồm 1 hàng hóa duy nhất.
GDPn1997 = P1997 Q1997 = 6000
GDPn1998 = P1998 Q1998 = 6500
P1998 Q1998 13
→ P1997Q1997 = 12
P1997 Q0
CPI1997 = = 120
P0 Q0
P1998 Q0
CPI1998 = = 125
P0 Q0
P1998 25 Q1998 26
→ P1997 = 24 → Q1997 = 25
g GDP1998
r −GDP1997
r Q1998 −Q1997 26−25
1998= .100%= .100%= .100%=4%
GDP1997
r Q1997 25

Câu 17. Khi chính phủ tăng thuế đối với thu nhập từ lãi tiết kiệm → Làm giảm động lực tiết kiệm
→ Cung vốn giảm, dịch trái.
Câu 20. Coi giỏ hàng hóa tính CPI chỉ gồm 1 hàng hóa duy nhất.
P2006 Q0
CPI2006 = = 100 nên 2006 là năm gốc.
P0 Q0
P2007 Q2006
CPI2007 = P2006 Q2006 = 125
P2007
→ P2006 = 1,25
GDPn2006 = P 2006 Q2006 = 2000
GDP2007
r −GDP2006
r Q2007 −Q2006 Q2007 −Q2006
g 2007 = . 100% = . 100% = 8% → = 0,08
GDP2006
r Q2006 Q2006
Vậy 𝐺𝐷𝑃𝑟2007 = 𝑃2007 𝑄 2007 = 1,25. 𝑃 2006
. 1,08. 𝑄 2006 = 2000.1,08.1,25 = 2700.
Câu 23. Có lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – lạm phát.
Lãi suất danh nghĩa được thống nhất từ trước dựa trên một mức lạm phát dự tính nên coi là không
đổi.
Lạm phát thực tế lại thấp hơn dự tính nên lãi suất thực tế thực hiện sẽ lớn hơn lãi suất thực dự
tính. Mà người đi vay muốn lãi thấp, người cho vay muốn lãi cao. Do đó, người cho vay được lợi
còn đi vay bị thiệt.
Câu 26. Ngôi nhà được xây dựng năm 2016 sẽ được tính vào GDP năm 2016. Năm 2017 không bị
ảnh hưởng. (Vì GDP chỉ tính hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra, không tính mua đi bán lại).
Câu 27. Có GNP = GDP + NFA (NFA: thu nhập ròng từ nước ngoài = thu nhập người VN tạo ra
ở nước ngoài – thu nhập người nước ngoài tạo ra ở VN).
→ NFA = GNP – GDP. Do GDP > GNP nên NFA < 0.
Câu 35. Giả sử nền kinh tế đang trải qua một cú sốc cung bất lợi (AS1 → AS2), lạm phát tăng cao
(P2 > P1).
Khi giảm cung tiền sẽ làm tăng lãi suất, khiến cho đầu tư giảm.
MENTORY – ÔN THI NEU 8
[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Khi giảm chi tiêu và tăng thuế sẽ làm AD giảm, dịch trái từ AD1 đến AD2

Câu 37. Khi NHTW cho NHTM vay tiền, hệ thống NHTM sẽ bắt đầu quá trình tạo tiền, làm tăng
cơ sở tiền và số nhân tiền, dẫn đến cung tiền tăng.
Câu 38. Giá của các nguyên liệu nhập khẩu tăng tức là chi phí sản xuất tăng, làm AS dịch trái, gây
ra lạm phát cao hơn.
Khi NHTW tài trợ thâm hụt ngân sách, NHTW sẽ phát hành ra lượng tiền nhiều hơn và khiến lạm
phát cao hơn.
Cán cân thanh toán thặng dư dẫn đến một lượng tiền lớn chảy vào trong nước, khiến lạm phát cao
hơn.

MENTORY – ÔN THI NEU 9


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

ĐỀ 2.
Câu 1: Theo mô hình đường Phillips, trong ngắn hạn nếu các nhà hoạch định chính sách
chọn chính sách mở rộng để giảm thất nghiệp thì:
A. Nền kinh tế trải qua thời kỳ lạm phát thấp hơn.
B. Nền kinh tế trải qua thời kỳ lạm phát cao hơn.
C. Lạm phát không bị tác động nếu kỳ vọng về giá cả không thay đổi.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 2: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến mức sản lượng thực tế trong dài hạn:
A. Mức cung tiền tệ. B. Cung về các yếu tố sản xuất.
C. Cán cân thương mại. D. Tổng cầu của nền kinh tế.
Câu 3: Công cụ nào sau đây có mức độ rủi ro lớn nhất:
A. Cổ phiếu Vingroup. B. Trái phiếu chính phủ.
C. Cổ phiếu của EximBank. D. Tín phiếu kho bạc.
Câu 4: Trong tài khoản thu nhập quốc dân, khoản mục nào dưới đây không được tính trong đầu
tư:
A. Doanh nghiệp mua máy móc mới.
B. Việc mua cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
C. Hộ gia đình mua nhà mới.
D. Sự gia tăng của lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp.
Câu 5: Trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy:
A. Cả lạm phát và thất nghiệp đều có xu hướngtăng.
B. Thất nghiệp tăng, lạm phát giảm.
C. Lạm phát tăng, thất nghiệp giảm.
D. Cả 2 đều giảm.
Câu 6: Nếu trái phiếu X cam kết trả lãi hàng năm 100$ trong vòng 3 năm tới, cuối năm thứ 3
sẽ trả lãigốc là 1000$. Bạn sẽ mua trái phiếu này với giá bao nhiêu nếu lãi suất thị trường là
8%:
A. 1051,5$. B. 1000$. C. 952$. D. 900$.
Câu 7: Điều nào dưới đây làm giảm lãi suất:
(1) Thu nhập giảm.
(2) Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc giảm.
(3) NHTW bán trái phiếu chính phủ.
A. (1), (2), (3). B. (1), (3). C. (1), (2). D. (3)
Câu 8: Theo mô hình cung – cầu vốn vay, tăng thâm hụt ngân sách chính phủ sẽ làm:
A. Di chuyển lên trên đường cầu vốn và làm tăng lãi suất.
B. Dịch chuyển đường cầu vốn sang trái và làm giảm lãi suất.
C. Dịch chuyển đường cung vốn sang trái và làm tăng lãi suất.
D. Dịch chuyển đường cầu vốn sang phải và làm tăng lãi suất.
Câu 9: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong tính GDP, khoản mục trợ cấp cho những người thất
nghiệp củachính phủ được tính là:
A. Tiêu dùng. B. Đầu tư.
C. Chi tiêu chính phủ. D. Không được tính vào GDP.

MENTORY – ÔN THI NEU 10


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 10: Biện pháp nào trong số các biện pháp dưới đây được coi là công cụ của chính sách tiền
tệ thắtchặt:
A. Giảm giá đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối.
B. NHTW khuyến khích NHTM cho vay.
C. NHTW bán trái phiếu chính phủ.
D. Chính phủ phát hành thêm trái phiếu.
Câu 11: Giá trị thị trường của công ty X là 90.000 VND. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 6000
VND. Tỷ suất cổ tức là 5%. P/E và cổ tức là bao nhiêu:
A. 15 và 4500 B. 15 và 300 C. 5 và 4500 D. 5 và 300
Câu 12: Tiền lương cân bằng là 6 triệu, giả sử mức tiền lương tối thiểu là 3 triệu. Số người thất
nghiệp là:

A. 30, và là 0 nếu tiền lương tối thiểu là 6. B. 60, và là 60 nếu tiền lương tối thiểu là
6.
C. 60, và là 0 nếu tiền lương tối thiểu là 6. D. 0, và là 0 nếu tiền lương tối thiểu là 6.
Câu 13: Nếu mức sản xuất không thay đổi, và mức giá tăng gấp đôi so với năm trước. Khi đó
chỉ số điều chỉnh GDP là:
A. 2. B. 0,5. C. 200. D. Không đổi.
Câu 14: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong tính GDP, khoản tiền mà thành phố Hà Nội chi để
nâng cấp đường giao thông trong thành phố được tính là:
A. Tiêu dùng. B. Đầu tư. C. Chi tiêu chính phủ. D. Xuất khẩu
ròng.
Câu 15: Ai sẽ vui khi đồng Việt Nam lên giá trên thị trường ngoại hối:
A. Khách Việt Nam đi du lịch châu Âu.
B. Công ty Pháp xuất khẩu rượu sang Việt Nam.
C. Công ty Đức nhập khẩu thủy sản Việt Nam.
D. A và B đúng.
Câu 16: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2000 là:
A. 0,1% B. -0,6% C. 0,8% D. 6,8%
Câu 17: Trên thị trường ngoại hối, khi người tiêu dùng Việt Nam ưa thích hàng hóa Mỹ hơn:
A. Đường cung về đôla Mỹ dịch sang trái làm tăng giá trị đồng đôla Mỹ.
B. Đường cầu về đôla Mỹ dịch sang phải làm tăng giá trị đồng đôla Mỹ.
C. Đường cung về đôla Mỹ dịch sang phải làm giảm giá trị đồng đôla Mỹ.

MENTORY – ÔN THI NEU 11


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

D. Đường cầu về đôla Mỹ dịch sang trái làm giảm giá trị đồng đôla Mỹ.
Câu 18: Trong ngắn hạn, theo lí thuyết tiền lương cứng nhắc, sự dịch chuyển sang phải của
đường tổng cầu có thể làm cho
A. Sản lượng tăng, tiền lương thực tế giảm.
B. Sản lượng tăng, tiền lương thực tế tăng.
C. Sản lượng giảm, tiền lương thực tế giảm.
D. Sản lượng giảm, tiền lương thực tế tăng.
Câu 19: Khi tỷ giá hối đoái thực tế VND/USD tăng trong điều kiện tỷ giá hối đoái danh nghĩa
không đổi:
A. Thâm hụt thương mại của Việt Nam tăng.
B. Thặng dư thương mại của Việt Nam giảm.
C. Hàng hóa Việt Nam đắt hơn tương đối so với hàng hóa Mỹ.
D. Tất cả đáp án đều sai.
Câu 20: Những người thất nghiệp do thiếu kĩ năng lao động mà thị trường đang cần được gọi là
A. Thất nghiệp chu kì.
B. Thất nghiệp cơ cấu.
C. Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển.
D. Thất nghiệp tạm thời.
Câu 21: Khoản mục nào dưới đây có tính thanh khoản cao nhất:
A. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
B. Cổ phiếu
C. Trái phiếu chính phủ.
D. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Câu 22: Một nền kinh tế có tốc độ lưu chuyển của tiền tệ ổn định. Năm 2018, cung tiền là 100 tỉ
đồng, GDP danh nghĩa 500 tỉ đồng. Năm 2019, cung tiền là 105 tỉ đồng, GDP thực không đổi so
với 2018. Lãi suất thực là 3%. Lãi suất danh nghĩa của 2019 là:
A. 3%. B. 5%. C. 8%. D. -2%.
Câu 23: Nếu công chúng giảm tiêu dùng 1000 tỉ, chính phủ tăng chi tiêu 1000 tỉ (các yếu tố khác
không đổi), thì:
A. Tiết kiệm quốc dân tăng và nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn.
B. Tiết kiệm quốc dân giảm và nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn.
C. Tiết kiệm quốc dân không đổi.
D. Không có đáp án đúng.
Câu 24: Gia đình bạn vừa mua chiếc Honda được sản xuất tại Việt Nam từ năm 2015 với giá
1000 đô. Giao dịch này được tính vào GDP của Việt Nam năm 2016 theo cách tiếp cận chi tiêu
như thế nào:
A. Không tính vào GDP của Việt Nam vì Honda là của Nhật Bản.
B. Không có tác động nào vì giao dịch này không liên quan đến giá trị sản xuất hiện tại.
C. Tiêu dùng tăng 1000 đô, đầu tư giảm 1000 đô, xuất khẩu ròng giảm 1000 đô.
D. Tiêu dùng tăng 1000 đô, đầu tư giảm 1000 đô.
Câu 25: Sự tăng cung tiền ít hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn
khi:
A. Cầu tiền rất nhạy cảm với lãi suất. B. Đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất.
MENTORY – ÔN THI NEU 12
[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

C. Đường tổng cung rất dốc. D. Tất cả những câu trên.


Câu 26: NHTW và chính phủ theo đuổi những mục tiêu trái ngược nhau nhằm tác động đến tổng
cầu. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thì NHTW phải:
A. Mua trái phiếu chính phủ.
B. Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
C. Bán trái phiếu chính phủ.
D. Cả B và C.
Câu 27: Giả sử thu nhập hàng tháng tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng trong khi CPI tăng từ
110 lên 160. Nhìn chung mức sống của bạn đã:
A. Giảm.
B. Tăng.
C. Không đổi.
D. Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở.
Câu 28: Chi phí cơ hội của tăng trưởng cao hơn trong tương lai là:
A. Giảm sút về đầu tư hiện tại. B. Giảm sút về tiết kiệm hiện tại.
C. Giảm sút về tiêu dùng hiện tại. D. Giảm sút về thuế.
Câu 29: Trường hợp nào sau đây là một ví dụ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam:
A. Công ty Bến Thành xây dựng nhà máy ở Nga.
B. Hãng phim truyện Việt Nam bán bản quyền một bộ phim cho trường quay Nga.
C. Công ty Bến Thành mua cổ phiếu của Toyota (Nhật Bản).
D. A và C đúng.
Câu 30: Sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu không làm ảnh hưởng đến mức giá hàm ý
rằng:
A. Sản lượng thực tế phải bằng sản lượng tiềm năng.
B. Đường AS hoàn toàn co giãn.
C. Đường AS hoàn toàn không co giãn.
D. Đường AD ít co giãn.
Câu 31: Yếu tố nào làm tăng cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam
A. Giá cả hàng hóa và dịch vụ của thế giới giảm.
B. GDP thực tế của Việt Nam tăng.
C. Kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh.
D. GDP thực tế của thế giới giảm.
Câu 32: Tỷ lệ lạm phát được dự tính trước gây ra tổn thất cho xã hội vì:
A. Làm giảm khối lượng và tần suất giao dịch.
B. Làm giảm chi phí cơ hội của người giữ tiền.
C. Làm tăng chi phí cơ hội của người giữ tiền.
D. Phân phối lại của cải từ người cho vay sang người đi vay.
Câu 34: Trong chế độ tỷ giá thả nổi, nếu cung về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng lên thì
NHTW:
A. Phải bán ngoại tệ
B. Phải mua ngoại tệ
C. Không làm gì cả
D. Phải giảm cầu nội tệ
MENTORY – ÔN THI NEU 13
[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 35: Nếu người Việt Nam lạc quan hơn vào tình hình kinh tế tương lai, điều gì sẽ xảy ra
trên thị trường vốn vay:
A. Lãi suất thực tế và đầu tư giảm.
B. Lãi suất thực tế giảm và đầu tư tăng.
C. Lãi suất thực tế tăng và đầu tư giảm.
D. Lãi suất thực tế và đầu tư tăng.
Câu 36: Theo mô hình thị trường vốn vay, nếu đường cung vốn rất dốc, chính sách nào hiệu
quả nhất trong việc khuyến khích tiết kiệm và đầu tư:
A. Giảm thuế cho các dự án đầu tư.
B. Giảm thâm hụt ngân sách.
C. Tăng thâm hụt ngân sách.
D. Không có đáp án đúng.
Câu 37: Xét một nền kinh tế đóng, giả sử chính phủ đồng thời giảm thuế đầu tư và miễn thuế
đánh vào lãi tiết kiệm trong khi giữ cho cán cân ngân sách thay đổi. Theo mô hình thị trường vốn
vay, điều gì sẽ xảy ra:
A. Đầu tư và lãi suất thực tế tăng.
B. Đầu tư và lãi suất thực tế giảm.
C. Đầu tư và lãi suất thực tế không đổi.
D. Đầu tư tăng nhưng lãi suất thực tế không xác định.
Câu 38: Giả sử NHTW giảm cung tiền, muốn đưa tổng cầu về mức ban đầu, chính phủ cần:
A. Giảm chi tiêu chính phủ.
B. Giảm thuế.
C. Yêu cầu NHTW bán trái phiếu trên thị trường mở.
D. Giảm cả thuế và chi tiêu chính phủ một lượng bằng nhau.
Câu 39: Nếu lãi suất thực tế trước thuế là 4%, lạm phát 6%, thuế suất đánh vào tiền lãi là 20%,
thì lãi suất thực tế sau thuế là bao nhiêu:
A. 1%. B. 2%. C. 3%. D. 4%.
Câu 40: Ban đầu nền kinh tế đang ở mức toàn dụng nhân công. Sau đó giá dầu thế giới tăng
mạnh,
NHTW quyết định đối phó bằng cách tăng cung tiền. So với trạng thái ban đầu, trong dài hạn:
A. Thất nghiệp tăng và lạm phát giảm.
B. Thất nghiệp giảm và lạm phát tăng.
C. Thất nghiệp và lạm phát không đổi.
D. Thất nghiệp có thể không đổi, nhưng lạm phát tăng.

MENTORY – ÔN THI NEU 14


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

ĐÁP ÁN + GIẢI THÍCH MỘT SỐ CÂU ĐỀ 2.


1B 2B 3C 4B 5A 6A 7C 8C 9D 10C
11A 12D 13C 14C 15D 16B 17B 18A 19D 20C
21A 22C 23C 24D 25D 26C 27A 28C 29A 30B
31C 32C 33 34C 35C 36A 37D 38B 39B 40D

Câu 1. Chính sách tài khóa mở rộng (giảm thuế, tăng chi tiêu chính phủ) làm AD tăng, dịch phải
gây ra lạm phát cao hơn, thất nghiệp thấp hơn (đường Phillips dốc xuống).
Câu 5. Lạm phát do chi phí đẩy làm cho mức giá tăng (lạm phát tăng) và sản lượng giảm (thất
nghiệp tăng). Đây được coi là tình trạng lạm phát kèm suy thoái hay hiện tượng đình lạm.
100 100 100 1000
Câu 6. P = 1+8% + (1+8%)2 + (1+8%)3 + (1+8%)3 = 1051,5
Câu 7. (1) Khi thu nhập giảm, động cơ giao dịch và động cơ dự phòng giảm xuống, làm cầu tiền
giảm, lãi suất tăng (Bạn đọc tự vẽ đồ thị).
Câu 8. Cung vốn được hình thành từ tiết kiệm hộ gia đình và tiết kiệm chính phủ (ngân sách
chính phủ). Khi thâm hụt ngân sách tăng thì cung vốn giảm, đường cung vốn dịch trái, lãi suất
tăng (Bạn đọc tự vẽ đồ thị).
𝑃 90000
Câu 11. P/E = 𝐸𝑃𝑆 = = 15
6000
Cổ tức = P * tỷ suất cổ tức = 90000*5% = 4500.
Câu 15. Khi đồng Việt Nam lên giá trên thị trường ngoại hối, giá hàng hóa của Việt Nam sẽ đắt
hơn tương đối so với hàng hóa nước ngoài. Do đó, nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm. Khách Việt
Nam đi du lịch châu Âu có thể hàm ý rằng Việt Nam đang “nhập khẩu” dịch vụ du lịch của châu
Âu.
Câu 17. Do ưa thích hàng hóa Mỹ hơn nên đường cầu về đôla Mỹ dịch phải (tăng lên), làm tỉ giá
hối đoái E(VND/USD) tăng lên, giá trị VND giảm xuống, USD tăng lên.
Câu 18: Đường tổng cầu dịch phải → Mức giá tăng, sản lượng tăng.
lương danh nghĩa (Wn)
Lại có lương thực tế (Wr) = → lương thực tế giảm khi mức giá tăng.
mức giá (P)
𝑃𝑓
Câu 19. Ta có Er = En x 𝑃𝑑. Nếu Er tăng, En không đổi thì hoặc Pf tăng, hoặc Pd giảm, hoặc cả 2
cùng thay đổi. Tóm lại, hàng hóa nước ngoài sẽ đắt hơn và/hoặc hàng hóa Việt Nam sẽ rẻ hơn
tương đối so với hàng hóa còn lại, làm tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu.
Câu 22. Ta có công thức MV = PY. Tốc độ lưu chuyển tiền tệ ổn định tức V = 1.
𝐺𝐷𝑃𝑟2018 = 𝐺𝐷𝑃𝑟2019 → 𝑄 2018 = 𝑄 2019 (𝑌 ≡ 𝑄)
𝑀2018 𝑃 2018 100
= = 105 → 𝑃2019 = 1,05𝑃2018 → 𝑙ạ𝑚 𝑝ℎá𝑡 2019 = 5%
𝑀2019 𝑃 2019
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Lạm phát → Lãi suất danh nghĩa 2019 = 3% + 5% = 8%
Câu 24. GDP 2016 không thay đổi do trong năm 2016, chi tiêu dùng tăng 1000 đô. Chiếc xe máy
được sản xuất năm 2015 và được nhập kho, đến năm 2016 mang ra bán làm chi đầu tư giảm 1000
đô (hàng tồn kho giảm).
Câu 25. Ít hiệu quả là khi một biến số thay đổi mạnh thì biến số liên quan thay đổi ít.

MENTORY – ÔN THI NEU 15


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 27. So sánh sự tăng lên của thu nhập (7 – 5)/5 với sự thay đổi giá (160 – 110)/110.
Câu 32. NHTW muốn kiềm chế lạm phát sẽ dùng chính sách tiền tệ thắt chặt.
MS giảm, dịch trái → lãi suất tăng → đầu tư giảm → AD giảm, dịch trái → Giá giảm.
Lãi suất là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Khi lãi suất tăng, người ta sẽ cho vay nhiều hơn.
Câu 35. Khi lạc quan hơn vào tương lai thì ở hiện tại, người Việt Nam sẽ giảm tiết kiệm, tăng chi
tiêu khiến cho cung vốn giảm, dịch trái làm lãi suất tăng, đầu tư giảm (Bạn đọc tự vẽ đồ thị).
Câu 36. Khi chính phủ giảm thuế cho các dự án đầu tư, động lực đầu tư tăng lên, cầu vốn tăng,
dịch phải. Với đường cung vốn rất dốc, sự dịch chuyển sang phải của cầu vốn làm lãi suất tăng lên
nhiều → Kích thích tiết kiệm. (Bạn đọc tự vẽ đồ thị tương tự câu 25).
Câu 37. Giảm thuế đầu tư sẽ làm tăng cầu vốn do nhiều người muốn đầu tư hơn → đường cầu vốn
dịch phải, lãi suất tăng.
Miễn thuế đánh vào tiền lãi từ tiết kiệm sẽ khuyến khích người dân gửi tiết kiệm nhiều hơn. Làm
tăng cung vốn → đường cung vốn dịch phải, lãi suất giảm, đầu tư tăng.
Câu 39. Lãi suất thực tế trước thuế = Lãi suất danh nghĩa – Lạm phát
Lãi suất thực tế sau thuế = Lãi suất thực tế trước thuế - Thuế đánh vào tiền lãi
= Lãi suất danh nghĩa.(1 – thuế đánh vào tiền lãi) – Lạm phát

MENTORY – ÔN THI NEU 16


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

C. GIẢI SÁCH BÀI TẬP


CHƯƠNG 2. ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC DÂN
Câu 1: Điều nào sau đây là định nghĩa đúng về GDP?
A. Giá trị thị trường của mọi hàng hóa được sản xuất ra trong một nước.
B. Giá trị thị trường của mọi hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bởi công dân
mộtnước.
C. Giá trị thị trường của mọi hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước.
D. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong một nước.

Câu 2: GDP được tính bằng cách sử dụng giá cả thị trường của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
bởivì:
A. Giá cả thị trường không thay đổi nhiều, do vậy sẽ dễ dàng so sánh giữa các năm.
B. Nếu giá cả thị trường không phản ánh đúng giá trị hàng hóa, chính phủ sẽ áp đặt giá trần
hoặcgiá sàn đối với chúng.
C. Giá cả thị trường phản ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ.
D. Không phải các đáp án trên. Tổng cục thống kê không sử dụng giá cả thị trường để tính
GDP.

Câu 3: Khoản nào sau đây không nằm trong GDP?


A. Dịch vụ lau dọn nhà không được thanh toán.
B. Dịch vụ cung ứng bởi luật sư.
C. Giá trị cho thuê nhà.
D. Giá trị sản xuất của công dân nước ngoài đang sống ở Việt Nam.
Giải thích: Không được thanh toán thì không làm tăng bất cứ yếu tố nào trong C, I, G hay
NX.

Câu 4: Dịch vụ cho thuê khách sạn trong nền kinh tế


A. không nằm trong GDP bởi nó không được giao dịch trên thị trường.
B. được tính vào GDP theo giá trị trả góp của chủ đầu tư đối với ngân hàng.
C. được tính vào GDP dựa trên giá khách sạn trong năm đó được mua.
D. được tính vào GDP dựa trên giá trị cho thuê của nó.
Giải thích: Theo phương pháp tính GDP theo thu nhập -> thuộc yếu tố Thu nhập từ tiền
cho thuê tài sản.

Câu 5: Giả sử rằng một tổ hợp căn hộ cho thuê bây giờ được bán đứt cho những người đang
thuênó thì
A. tiền thuê căn hộ được tính vào GDP nhưng tiền mua nó thì không.
B. tiền thuê căn hộ và tiền mua căn hộ đều được tính vào GDP.
C. tiền thuê căn hộ không được tính vào trong GDP nhưng tiền mua căn hộ được tính vào
GDP.
D. tiền thuê căn hộ và tiền mua căn hộ đều không được tính vào GDP.
Giải thích: Tiền cho thuê lúc trước đã tính giá trị của căn hộ, nếu cộng cả tiền bán sẽ bị lặp
(GDP không tính hàng hóa đã qua sử dụng).
MENTORY – ÔN THI NEU 17
[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 6: Trong vài năm trở lại đây, người Việt Nam ở thành phố có xu hướng lựa chọn ăn uống
ởnhà hàng nhiều hơn thay vì tự nấu ăn ở nhà. Hành vi này làm
A. tăng GDP đo được.
B. giảm GDP đo được.
C. không ảnh hưởng đến con số GDP đo được.
D. chỉ ảnh hưởng đến GDP đo được bằng mức chênh lệch giữa ăn uống tại nhà hàng và ăn
uốngtại nhà.
Giải thích: Tăng chi tiêu (C) của hộ gia đình do đó làm tăng GDP.

Câu 7: Do lo ngại về tình trạng thực phẩm bẩn, ngày càng nhiều gia đình chuyển sang tự
trồngrau tự tiêu thụ tại nhà, và ít mua rau trên thị trường hơn. Hành vi này làm:
A. tăng GDP theo thời gian.
C. giảm GDP theo thời gian.
B. không làm thay đổi GDP theo thời gian.
D. thay đổi GDP, nhưng không rõ xu hướng
Giải thích: Tự sản tự tiêu không được tính vào GDP. Khi tự sản tự tiêu sẽ làm giảm hành
vi chi tiêu cho hàng hóa bán bên ngoài -> GDP giảm.

Câu 8: Nếu Hải quyết định tự thay dầu cho chiếc xe hơi của anh thay vì mang và ga-ra của
hãngFord, GDP
A. chắc chắn tăng.
B. chắc chắn giảm.
C. sẽ không bị ảnh hưởng bởi vì cả hai dịch vụ là như nhau.
D. sẽ không bị ảnh hưởng bởi vì dịch vụ bảo trì xe hơi không nằm trong GDP.
Giải thích: Tự thay dầu ko được tính vào GDP (tương tự hàng hóa tự sản tự tiêu, nội trợ,…)

Câu 9: Tổng doanh thu của mọi công ty trong nền kinh tế trong một năm
A. bằng với GDP của năm đó. B. lớn hơn GDP của năm đó.
C. nhỏ hơn GDP của năm đó. D. bằng với GNP của năm đó.
Giải thích: Theo phương pháp sản xuất (phương pháp giá trị gia tăng): GDP = ∑VAi trong
đó VA = Giá trị sản lượng đầu ra – giá trị hàng hóa đầu vào, trung gian chắc chắn nhỏ hơn
doanh thu (Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ,
hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp, doanh thu = P.Q)

Câu 10: Giả sử một đại lí xe hơi của Vinfast có số lượngxe tồn kho tăng thêm 30 chiếc trong
năm2020, trong năm 2021 đại lí này bán được cả 30 chiếc xe này.
A. Giá trị của tồn kho tăng thêm sẽ được tính vào GDP của năm 2020, tuy nhiên giá trị
củanhững chiếc xe này được bán trong năm 2021 sẽ không làm tăng GDP của năm nay.
B. Giá trị của tồn kho tăng thêm không ảnh hưởng đến GDP của năm 2020, nhưng sẽ nằm
trongGDP của năm 2021.
C. Giá trị tồn kho tăng thêm sẽ được tính vào GDP của năm 2020, và giá trị của những chiếc
xeđược bán trong năm 2021 sẽ làm tăng GDP của năm nay.
MENTORY – ÔN THI NEU 18
[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

D. Không phải các đáp án trên.


Giải thích: Hàng tồn kho được tính vào GDP của năm đó, hàng bán ra năm 2021 không
được tính vào GDP năm 2021 vì không sản xuất ở năm đó.

Câu 11: Giả sử Công ty Vinamilk vừa sản xuất được 500 nghìn thùng sữa trong quý 2. Họ
bán300 nghìn thùng vào cuối quý 2 và giữ phần còn lại trong kho hàng. Nhận định nào sau đây
là đúng?
A. Do sữa cuối cùng sẽ được tiêu thụ bởi khách hàng nên chúng sẽ nằm trong tiêu dùng quý 2.
B. Do sữa không được tiêu thụ trong quý 2 nên chúng sẽ được tính vào GDP quý 3.
C. Sữa chưa bán được tính vào thay đổi hàng tồn kho của quý 2 và do vậy được tính vào
GDPquý 2.
D. Sữa chưa bán được tính vào thay đổi hàng tồn kho của quý 2, và khi được tiêu thụ trong
quý3 nó sẽ làm tăng GDP.

Câu 12: Anh Bảo mua và sống trong một căn hộ mới xây dựng của Vingroup với giá 3 tỷ
trongnăm 2016. Anh bán căn hộ trong năm 2018 với giá 3,2 tỷ đồng. Việc bán nhà này
A. làm GDP năm 2018 tăng thêm 3,2 tỷ đồng và không ảnh hưởng đến GDP năm 2016.
B. làm GDP 2018 tăng thêm 200 triệu và không ảnh hưởng đến GDP năm 2016.
C. không làm thay đổi GDP của năm 2018 hay 2016.
D. làm tăng GDP 2018 thêm 3,2 tỷ, còn GDP 2016 được điều chỉnh tăng thêm 200 triệu.
Giải thích: GDP không tính hàng hóa đã qua sử dụng (mua đi bán lại).

Câu 13: David Nguyen là một công dân Việt Nam nhưng làm việc ở Sing-ga-po. Giá trị gia
tăngmà anh ta đóng góp từ công việc
A. được tính vào cả GDP và GNP của Việt Nam.
(4) được tính vào GDP của Sing-ga-po.
(5) được tính vào GDP của Việt Nam.
(6) không được tính vào GDP hay GNP của Việt Nam.
Giải thích: GDP là … trong phạm vi một nước (theo định nghĩa GDP) -> làm ra ở nước
nào tính vào GDP nước đó.

Câu 14: Công ty McDonald của Mỹ mở cửa hàng tại Việt Nam. Lợi nhuận từ cửa hàng này được
tính vào
A. GNP của cả Việt Nam và Mỹ. B. GDP của cả Việt Nam và Mỹ.
C. GDP của Việt Nam và GNP của Mỹ. D. GNP của Việt Nam và GDP của Mỹ.
Giải thích: Như trên.

MENTORY – ÔN THI NEU 19


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 15: Trong năm 2018 anh Nam mua lại chiếc xe tải hiệu Trường Hải sản xuất năm 2016
từmột cá nhân để chuyên chở vật liệu cho công ty gia đình. Giá trị của riêng giao dịch này
được tính thế nào vào GDP của Việt Nam trong năm 2018?
A. Làm tăng đầu tư và GDP năm 2018.
B. Làm giảm đầu tư và GDP năm 2018.
C. Không ảnh hưởng đến đầu tư nhưng làm tăng GDP của năm 2018.
D. Không ảnh hưởng đến GDP của năm 2018.
Giải thích: Theo định nghĩa, GDP tính giá trị hàng hóa của năm sản xuất ko phải năm
giao dịch.

Câu 16: Hàng hóa và dịch vụ phi thị trường (không được giao dịch trên thị trường) nào sau
đâyđược ước tính trong GDP Việt Nam?
A. Công việc nhà không được chi trả.
B. Giá trị của những luống rau mà mọi người trồng trong vườn nhà họ.
C. Tiền thuê ước tính của nhà tự có tự ở.
D. Giá trị ước tính của hoạt động buôn lậu ma túy.
Giải thích: Câu A, B: không tạo ra thu nhập -> không tính vào GDP. Câu D: hàng hóa
bất hợp pháp -> không tính vào GDP.

Câu 17: Bột lúa mỳ


A. luôn đươc coi là hàng hóa trung gian.
B. được coi là hàng hóa cuối cùng nếu nó được một người sử dụng để làm ra những chiếc
bánhmỳ và tự tiêu dùng.
C. được coi là hàng hóa trung gian nếu nó được một công ty sử dụng để làm ra những
chiếcbánh mỳ để bán.
D. Cả b và c đều đúng.

Câu 18: Tập đoàn HoàngAnh Gia Lai có một trang trại cây ăn quả tại Lào. Giá trị của những
hànghóa mà họ sản xuất được tính vào
A. cả GDP của Lào và Việt Nam.
B. GDP của Lào, nhưng không nằm trong GDP của Việt Nam.
C. một phần GDP của Lào, một phần GDP của Việt Nam.
D. vào GDP của Việt Nam, và GNP của Lào.

Câu 19: Điều nào sau đây được tính vào GDP?
A. Doanh số bán cổ phiếu và trái phiếu.
B. Giá trị của thời gian nghỉ ngơi.
C. Hàng hóa và dịch vụ không được chi trả ở nhà.
D. Không phải các đáp án trên.
Giải thích: Câu A tính lãi ròng không tính doanh số (doanh thu).

Câu 20: Sản phẩm quốc dân ròng (NNP) được tính bằng cách lấy

MENTORY – ÔN THI NEU 20


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

A. tổng thu nhập trừ đi tiết kiệm của các công dân một nước.
B. tổng lợi nhuận trừ đi chi phí và thuế của các doanh nghiệp một nước.
C. tổng thu nhập của các công dân một nước trừ đi khấu hao.
D. tổng lợi nhuận kiếm được bởi các công dân một nước trừ đi khấu hao.

Câu 21: Thu nhập quốc dân được tính là


A. tổng thu nhập tạo ra trong phạm vi một nước.
B. tổng thu nhập kiếm được từ sản xuất hàng hóa và dịch vụ bởi những người sống trong
phạmvi lãnh thổ một nước.
C. tổng thu nhập kiếm được từ sản xuất hàng hóa và dịch vụ bởi các công dân một nước.
D. tổng thu nhập của chính phủ.

Câu 22: Thu nhập mà các hộ gia đình nhận được gọi là
A. thu nhập cá nhân.
C. thu nhập cá nhân khả dụng.
B. thu nhập tư doanh.
D. thu nhập quốc dân.

Câu 23: Thu nhập cá nhân khả dụng là thu nhập mà


A. hộ gia đình có được sau khi nộp thuế cho chính phủ và tiêu dùng.
B. doanh nghiệp có được sau khi nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ đóng góp khác
chochính phủ.
C. hộ gia đình nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ đóng góp khác cho chính phủ.
D. hộ gia đình và doanh nghiệp có được sau khi nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ
đónggóp khác cho chính phủ.
Giải thích: Chính xác phải là: hộ gia đình có được sau khi nộp thuế và thực hiện
các nghĩa vụ đóng góp khác cho chính phủ.

GDP 110
(1) Thu nhập kiếm được bởi các công dân ở nước ngoài 5
(2) Thu nhập mà người nước ngoài kiếm được ở trong nước 15
(3) Khấu hao 4
(4) Thuế gián thu 6
(5) Trợ cấp kinh doanh 2
(6) Sai số thống kê 0
(7) Lợi nhuận giữ lại 5
(8) Thuế thu nhập doanh nghiệp 6
(9) Đóng góp BHXH 10
(10) Thanh toán chuyển giao cho các hộ gia đình từ chính phủ (trợ cấp CP) 15
(11) Thuế thu nhập cá nhân 30
(12) Các khoản đóng góp khác đối với chính phủ 5

Câu 24: GNP của nền kinh tế này là

MENTORY – ÔN THI NEU 21


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

A. 96. B. 100. C. 105. D. 110.


GNP = GDP – (2) + (1)

Câu 25: NNP của nền kinh tế này là


A. 100. B. 96. C. 90. D. 88.
NNP = GNP – (3)

Câu 26: Thu nhập quốc dân của nền kinh tế này là
A. 96. B. 92. C. 90. D. 88.
NI = NNP – Thuế gián thu ròng = NNP – (Thuế gián thu – trợ cấp KD).

Câu 27: Thu nhập cá nhân của nền kinh tế này là


A. 86. B. 81. C. 80. D. 51.
PI = NI – (7) – (8) – (9) + (10)

Câu 28: Thu nhập cá nhân khả dụng của nền kinh tế này là
A. 51. B. 46. C. 45. D. 11.
Yd = PI – (11) – (12)

Câu 29: Khi tính GDP, đầu tư là chi tiêu cho


A. cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản tài chính khác.
B. bất động sản và tài sản tài chính.
C. thiết bị máy móc mới, hàng tồn kho, cơ sở hạ tầng và nhà ở mới.
D. thiết bị máy móc, hàng tồn kho, cơ sở hạ tầng, không bao gồm chi mua nhà ở mới của hộ
giađình.

Câu 30: Một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và để trong kho quý 3. Trong quý 4
doanhnghiệp này bán được lượng hàng tồn thông qua các cửa hàng bán lẻ. Hoạt động này sẽ
làm thay đổi những thành phần nào của GDP thực trong quý 4?
A. Chỉ có đầu tư thay đổi và nó giảm đi.
B. Đầu tư giảm, tiêu dùng tăng.
C. Chỉ có tiêu dùng và nó tăng lên.
D. Không phải các câu trên.
Giải thích: Hàng tồn kho tính vào đầu tư -> bán mất hàng tồn nên đầu tư giảm. Bán được
lượng hàng tồn thông qua các cửa hàng bán lẻ -> tiêu dùng tăng (người tiêu dùng bỏ tiền
ra mua hàng tồn của DN này).

Câu 31: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân mua một máy in mới nhất từ Nhật. Hoạt
độngnày làm
A. tăng đầu tư và GDP.
B. tăng nhập khẩu và giảm GDP.
C. tăng đầu tư và nhập khẩu nhưng không làm thay đổi GDP.
D. Không phải các đáp án trên.

MENTORY – ÔN THI NEU 22


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích: Mua máy in -> I tăng. Mua máy in từ Nhật -> Nhập khẩu tăng -> NX = X –
IM giảm -> GDP = C + I + G + NX không đổi.

Câu 32: Nếu một công dân Việt Nam mua một chiếc TV sản xuất bởi LG ở Hàn Quốc thì
A. cả xuất khẩu ròng và GDP của Việt Nam đều giảm.
B. xuất khẩu ròng của Việt Nam không bị ảnh hưởng và GDP của Việt Nam giảm.
C. xuất khẩu ròng hay GDP của Việt Nam đều không bị ảnh hưởng.
D. xuất khẩu ròng của Việt Nam giảm nhưng GDP của Việt Nam không bị ảnh hưởng.
Giải thích: NX = X – IM giảm do IM (nhập khẩu) tăng nhưng tiêu dùng tăng (mua hàng
hóa tiêu dùng của người dân) nên GDP ko đổi.

Câu 33: Nếu một hộ gia đình Việt Nam mua một chiếc túi xách từ Ý trị giá 200 đô-la thì tiêu
dùngcủa Việt Nam sẽ tăng 200 đô-la, và
A. nhập khẩu của Việt Nam tăng 200 đô-la, nhưng GDP của Việt Nam tăng 200 dô-la.
B. nhập khẩu của Việt Nam tăng 200 đô-la, nhưng GDP của Việt Nam không bị ảnh hưởng.
C. cả nhập khẩu và GDP của Việt Nam đều không bị ảnh hưởng.
D. cả xuất khẩu và GDP của Việt Nam đều tăng 200 đô-la.
Tương tự câu 32.

Câu 34: Đâu là ví dụ về một khoản thanh toán chuyểngiao?


A. Bạn chuyển 100 triệu đồng từ tài khoản ngân hàng của bạn sang một quỹ đầu tư.
B. Chính phủ chuyển tiền lương hưu cho ông của bạn.
C. Ngân hàng chuyển 1 triệu tiền lãi hàng tháng cho khoản tiết kiệm của bạn.
D. Chủ doanh nghiệp tự động chuyển 100 nghìn đồng mỗi tháng cho dịch vụ y tế từ tiền
lươngcủa bạn.
Giải thích: Thanh toán chuyển giao hay trợ cấp thu nhập là khoản tiền chính phủ chi
ra nhưng không nhận lại hàng hóa hay dịch vụ (trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội,
lương hưu).

Câu 35: Nếu một nền kinh tế có tiêu dùng là 3000 đô-la, đầu tư là 2000 đô-la, chi tiêu chính
phủlà 1500 đô-la, xuất khẩu là 500 đô-la, nhập khẩu là 600 đô-la, thuế là 1200 đô-la, thanh
toán chuyển giao là 400 đô-la, và khấu hao là 300 đô-la, thì GDP sẽ bằng
A. 6400. B. 7000. C. 7600. D. 8900.
Giải thích: GDP = C + I + G + NX = 3000 + 2000 + 1500 + (500 – 600) = 6400.

Câu 36: Nếu tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng so với năm trước thì có nghĩa là
A. nền kinh tế phải sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn.
B. giá cả hàng hóa và dịch vụ phải cao hơn.
C. nền kinh tế phải sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, hoặc giá cả hàng hóa và dịch
vụphải cao hơn, hoặc cả hai.
D. lao độn và năng suất phải tăng.
Giải thích: Tổng chi tiêu = GDPn = ∑P.Q

MENTORY – ÔN THI NEU 23


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 37: Nếu GDP thực tăng gấp đôi, chỉ số hiệu chỉnh GDP tăng gấp đôi, thì GDP danh nghĩa
sẽ
A. không thay đổi. B. tăng gấp đôi. C. giảm một nửa. D. tăng gấp bốn.
Giải thích: DGDP = -> GDPn = GDPr * DGDP.
DGDP tăng 2 lần, GDPr tăng 2 lần -> GDPn tăng 2*2 = 4 lần.

Câu 38: Dưới đây là thông tin về GDP của nền kinh tế.
Năm GDP danh nghĩa Chỉ số hiệu chỉnh GDP
2016 4000 100
2017 4100 105
2018 4200 110
Từ thông tin này, chúng ta có thể kết luận rằng GDP thực cao hơn trong năm
A. 2018so với năm 2017, và GDP thực trong năm 2017 cao hơn so với 2016.
B. 2017 so với năm 2016, và GDP thực trong năm 2017 cao hơn so với năm 2018.
C. 2016 so với năm 2017, và GDP thực trong năm 2017 cao hơn so với năm 2018.
D. 2016 so với năm 2018, và GDP thực trong năm 2017 cao hơn so với năm 2016.
Giải thích: Tính theo công thức tính GDPr.

Câu 39: Nếu một nước báo cáo GDP danh nghĩa là 100 tỷ đô-la trong năm 2016 và 75 tỷ đô-
latrong năm 2015; chỉ số hiệu chỉnh GDP là 125 trong năm 2016 và 102 trong năm 2015, thì từ
2015 đến 2016 sản lượng thực
A. và giá cả đều tăng.
C. giảm và giá cả tăng.
B. tăng và giá cả giảm.
D. và giá cả đều giảm.

Giải thích:GDPr = GDPn/DGDP


→ GDPr(2016) = 100/125 và GDPr(2015) = 75/102
→ GDPr(2016) / GDPr(2015) = 1,088 = Q(2016)/Q(2015)
Lại có:DGDP (2016) =P(2016)/P0 =125 và DGDP (2015) =P(2015)/P0 = 102
→ P(2016)/P(2015) = 125/102 >1
→ P(2016) > P(2015).

Câu 40: Nếu một nước báo cáo GDP danh nghĩa là 200 tỷ đô-la trong năm 2016 và 180 tỷ đô-
latrong năm 2015; chỉ số hiệu chỉnh đô-la là 125 trong năm 2016 và 105 trong năm 2015, thì từ
2015 đến 2016 sản lượng
A. và giá cả đều tăng.
C. giảm và giá cả tăng.
B. tăng và giá cả giảm.
D. và giá cả đều giảm.
Tương tự câu 39.

MENTORY – ÔN THI NEU 24


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 41: Khi các nhà kinh tế nói về tăng trưởng của nền kinh tế, họ đo lường tăng trưởng đó
bằng
A. sự thay đổi tuyệt đối của GDP danh nghĩa.
B. phần trăm thay đổi của GDP thực.
C. sự thay đổi tuyệt đối của GDP thực.
D. phần trăm thay đổi của GDP danh nghĩa.

Câu 42: Giả sử 25 năm trước đây một nước có GDP là 1000 tỷ đô-la,chỉ số hiệu chỉnh là 200,
vàdân số là 100 triệu người. Ngày hôm nay, họ có GDP danh nghĩa là 3000 tỷ đô-la, chỉ số hiệu
chỉnh GDP 400, và dân số là 150 triệu người. GDP thực bình quân của nước này đã thay đổi
như thế nào?
A. Tăng hơn gấp đôi.
C. Không thay đổi.
B. Tăng ít hơn gấp đôi.
D. Giảm.
Giải thích:
25 năm trước:
GDPn = 1000
DGDP = 200 = GDPn/GDPr * 100 → GDPr = 500
Hiện nay:
GDPn = 3000
DGDP = 400 = GDPn/GDPr * 100 → GDPr = 750
𝐺𝐷𝑃𝑟 𝑏𝑝0 500/100
= = 1.
𝐺𝐷𝑃𝑟 𝑏𝑝1 750/150
→ Không đổi.

Câu 43: Thông tin sau đây được báo cáo bởi Ngân hàng Thế giới. Dựa vào thông tin này, hãy
xácđịnh thứ tự đúng về GDP bình quân đầu người từ lớn nhất đến nhỏ nhất.

Dân số năm 2020


Nước GDP danh nghĩa năm 2020 (triệu đô-la)
(triệu người)
Nhật 4.800.000 127
Thụy Sỹ 240.000 7,2
Mỹ 9.800.000 280
A. Nhật, Thụy Sỹ, Mỹ. B. Nhật, Mỹ, Thụy Sỹ.
C. Mỹ, Thụy Sỹ, Nhật. D. Mỹ, Nhật, Thụy Sỹ.
Giải thích: GDP bình quân đầu người = GDPn/Dân số.

MENTORY – ÔN THI NEU 25


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 44: Giả sử một nền kinh tế trong năm nay chỉ sản xuất ra 3 loại hàng hóa như trong bảng
dướiđây. Biết rằng một nửa lượng thép được sử dụng để sản xuất oto, nửa còn lại được sử dụng
để xây nhà ở mới.

Lượng Giá (nghìn đô la)


Oto 10 15
Thép 50 1
Nhà ở mới 2 100

GDP danh nghĩa của nền kinh tế là


A. 300 B. 350 C. 400 D. 450

Câu 45: Biết rằng so với năm gốc, giá của oto đã tăng 50% trong khi giá nhà ở mới không
thayđổi. GDP thực của nền kinh tế này là
A. 300. B. 350. C. 400. D. 450.
Giải thích (Câu 44 + 45):
Nửa lượng thép để sản xuất ô tô, nửa còn lại để xây nhà nên doanh thu từ thép không tính vào
GDP (hàng hóa trung gian)
GDPn = 10*15 + 2*100 = 350.
P(ô tô) tăng 50% so với năm gốc P0(ô tô)
→ 15 = P0(ô tô) + P0(ô tô) * 50% = 1,5 P0(ô tô)
→ P0(ô tô) = 10.
→ GDPr = ∑P0Qt = 10*10 + 2*100 = 300.

CHƯƠNG 3. ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT

Câu 1. CPI đo lường giá


a. đầu vào sản xuất mà một doanh nghiệp điển hình mua
b. hàng hóa và dịch vụ mà một hộ gia đình tiêu dùng điển hình mua
c. hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế đó
d. cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Câu 2. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng thì một hộ gia đình điển hình
a. phải chi trả nhiều tiền hơn để duy trì mức sống như cũ
b. có thể chi trả ít tiền hơn đề duy trì mức sống như cũ
c. nhận thấy mức sống của họ không bị ảnh hưởng gì
d. có thể loại bỏ tác động của việc tăng giá bằng cách tiết kiệm nhiều hơn
∑ 𝑃𝑡 𝑄0
Giải thích: CPIt = ∑ x 100. CPI tăng tức mức giá tăng -> phải chi nhiều tiền hơn cho cùng
𝑃0 𝑄0
một hàng hóa, dịch vụ so với trước.

Câu 3. CPI được tính toán và công bố


a. hàng tuần

MENTORY – ÔN THI NEU 26


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

b. hàng tháng
c. hàng quý
d. hàng năm
Giải thích: Theo Tổng cục thống kê.
Sử dụng dữ liệu ở bảng dưới đây để trả lời các câu hỏi 4 và 5.
Năm Táo Cam
2000 11 nghìn đồng/kg 6 nghìn đồng/kg
2001 9 nghìn đồng/kg 10 nghìn đồng/kg

Câu 4. Giả sử giỏ hàng hóa của người tiêu dùng điển hình bao gồm 10 kg táo và 15 kg
cam và năm cơ sở là năm 2000. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2001 là bao nhiêu?
a.100
b. 120
c. 200
d. 240
Giải thích:

𝐶𝑃𝐼

Câu 5. Tỷ lệ lạm phát năm 2001 là bao nhiêu?


a. 20%
b. 16,7%
c. 10%
d. 8%
𝐶𝑃𝐼2001 −𝐶𝑃𝐼2000 120−100
Giải thích: π = * 100% = * 100% = 20%
𝐶𝑃𝐼2000 100

Hãy sử dụng thông tin dưới đây để trả lời các câu 6 và 7
Xét một nền kinh tế có giỏ hàng hóa dịch vụ được sử dụng để tính CPI bao gồm 5 quả
táo, 4 ổ bánh mỳ, 3 kg thịt và 2 lít xăng. Giá của từng mặt hàng được cho ở bảng sau (đơn
vị tính: nghìn đồng):
Năm Táo Bánh mỳ Thịt Xăng
1999 1 2 10 1
2000 1 1,5 9 1,5
2001 2 2 11 2
2002 3 3 15 2,5

Câu 6. Tỷ lệ lạm phát đo lường bằng CPI trong giai đoạn 1999 và 2000 là
a. -8,89%
b. -7,14%
c. 3,75%
d. Không tính được do không biết năm cơ sở

MENTORY – ÔN THI NEU 27


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích:
∑ 𝑃2000 𝑄0 ∑ 𝑃1999𝑄0
𝐶𝑃𝐼2000 −𝐶𝑃𝐼1999 ∑ 𝑃 0 𝑄0
− ∑ ∑ 𝑃2000 𝑄0 − ∑ 𝑃1999 𝑄0
𝑃0 𝑄 0
𝜋= * 100% = ∑ 𝑃1999 𝑄0 * 100% = ∑ 𝑃1999 𝑄0
*100%
𝐶𝑃𝐼1999
∑ 𝑃 0 𝑄0
(1∗5+1,5∗4+9∗3+1,5∗2)−(1∗5+2∗4+10∗3+1∗2)
= * 100% = -8,89%
1∗5+2∗4+10∗3+1∗2

Câu 7. Tỷ lệ lạm phát đo lường bằng CPI trong giai đoạn 2001 và 2002 là bao nhiêu?
a. 40%
b. 40,25%
c. 46,46%
d. Không tính được do không biết năm cơ sở
Giải thích:
∑ 𝑃2002 𝑄0 ∑ 𝑃2001𝑄0
𝐶𝑃𝐼2002 −𝐶𝑃𝐼2001 ∑ 𝑃 0 𝑄0
− ∑ ∑ 𝑃2002 𝑄0 − ∑ 𝑃2001 𝑄0
𝑃0 𝑄 0
𝜋= * 100% = ∑ 𝑃2001 𝑄0 * 100% = ∑ 𝑃2001 𝑄0
*100%
𝐶𝑃𝐼2001
∑ 𝑃 0 𝑄0

= thay số = 40%

Câu 8. Nếu CPI năm nay là 125 và năm ngoái là 120 thì chúng ta có thể kết luận rằng
a. tất cả hàng hóa trở nên đắt hơn
b. mức giá chung tăng
c. tỷ lệ lạm phát tăng
d. tất cả đáp án trên đều đúng
Giải thích: CPI phản ánh mức giá của giỏ háng hóa tiêu dùng cố định, CPI năm sau cao hơn
năm trước trong khi lượng không đổi -> mức giá chung tăng, nhưng CPI đo giỏi hàng hóa nhất
định nên không thể kết luận TẤT CẢ hàng hóa đều đắt lên cũng như lạm phát tăng.

Câu 9. Nếu chỉ số giá trong năm thứ nhất là 90, trong năm thứ hai là 100 và năm thứ ba
là 95 thì nền kinh tế có
a. tỷ lệ lạm phát là 10% trong giai đoạn từ năm thứ nhất đến năm thứ hai và 5% trong
giai đoạn từ năm thứ hai đến năm thứ ba
b. tỷ lệ lạm phát là 10% trong giai đoạn từ năm thứ nhất đến năm thứ hai và -5% trong giai
đoạn từ năm thứ hai đến năm thứ ba
c. tỷ lệ lạm phát là 11% trong giai đoạn từ năm thứ nhất đến năm thứ hai và 5% trong
giai đoạn từ năm thứ hai đến năm thứ ba
d. tỷ lệ lạm phát là 11% trong giai đoạn từ năm thứ nhất đến năm thứ hai và -5% trong giai
đoạn từ năm thứ hai đến năm thứ ba
Giải thích:
𝐶𝑃𝐼 𝑡 −𝐶𝑃𝐼 𝑡−1
𝜋= * 100%
𝐶𝑃𝐼 𝑡−1
100−90
𝜋= * 100% = 11%
90
95−100
𝜋= * 100% = -5%
100

Câu 10. Tỷ lệ lạm phát được tính dựa trên CPI cho biết tốc độ thay đổi của
a. tất cả các loại giá cả

MENTORY – ÔN THI NEU 28


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

b. giá tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng


c. giá tất cả hàng hóa tiêu dùng
d. giá một số loại hàng hóa tiêu dùng

Câu 11. Nhóm hàng hóa và dịch vụ nào chiếm tỷ trọng lớn nhất khi tính CPI của Việt
Nam?
a. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
b. Văn hóa, giải trí và du lịch
c. Giáo dục
d. Thuốc và dịch vụ y tế
Giải thích: Theo Tổng cục thống kê. Có thể xem ở Bảng 14.5 Giáo trình (trang 41).

Câu 12. Nhóm hàng hóa và dịch vụ nào dưới đây chiếm tỉ trọng nhỏ nhất khi tính CPI
của Việt Nam?
a. Giao thông
b. Bưu chính viễn thông
c. Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng
d. Giáo dục

Câu 13. Mục đích của việc tính toán chỉ số giá tiêu dùng là đo lường sự thay đổi của
a. chi phí sản xuất
b. chi phí sinh hoạt
c. giá cả tương đối của các hàng hóa tiêu dùng
d. sản xuất hàng hóa tiêu dùng
Giải thích: Trang 25 Giáo trình: Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế
và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của
dân cư và các HGĐ. Bởi vậy, nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo
thời gian.

Câu 14. Điều nào sau đây không phải là một vấn đề khi sử dụng CPI làm thước đo chi phí
sinh hoạt?
a. Lệch thay thế
b. Sự xuất hiện hàng hóa mới
c. Thay đổi không đo lường được trong chất lượng hàng hóa
d. Thay đổi không đo lường được của giá cả

Câu 15. Khi giá cả của loại hàng hóa thay thế cho hàng hóa mà người tiêu dùng đang mua
tăng lên thì họ sẽ phản ứng bằng cách
a. mua nhiều hơn cả hai loại hàng hóa
b. mua ít hơn cả hai loại hàng hóa
c. mua ít hàng hóa đang tiêu dùng hơn và mua nhiều hàng hóa thay thế hơn
d. mua nhiều hàng hóa đang tiêu dùng hơn và mua ít hàng hóa thay thế hơn

MENTORY – ÔN THI NEU 29


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích: Các hàng hóa thay thế ví dụ như thịt lợn và thịt gà (ngang hàng nhau, có thể thay
thế nhau trong tiêu dùng). Khi giá thịt lợn tăng, người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ tiêu
dùng thịt lợn sang thịt gà và mua ít thịt lợn đi.

Câu 16. Vì CPI được tính dựa trên giỏ hàng hóa cố định, nên khi có hàng hóa và dịch vụ
mới xuất hiện trong nền kinh tế thì nó sẽ làm cho CPI ước tính quá cao chi phí sinh hoạt.
Điều đó có thể được giải thích bởi
a. hàng hóa và dịch vụ mới luôn luôn có chất lượng tốt hơn hàng hóa và dịch vụ
hiện tại
b. hàng hóa và dịch vụ mới rẻ hơn hàng hóa và dịch vụ hiện tại
c. hàng hóa và dịch vụ mới đắt hơn hàng hóa và dịch vụ hiện tại
d. khi có hàng hóa và dịch vụ mới xuất hiện thì người tiêu dùng có lựa chọn tốt hơn,
do đó làm giảm chi phí mà họ phải chi trả để duy trì mức sống như cũ
Giải thích: Giả sử trước đây cần 25tr để mua IphoneX. Sau này khi ra mắt Iphone11, giá
IphoneX giảm còn 20tr, làm giảm chi phí phải chi trả cho 1 chiếc IphoneX như cũ (duy trì mức
sống như cũ).

Câu 17. Khi chất lượng hàng hóa được cải thiện thì sức mua của tiền sẽ
a. tăng, do đó CPI ước tính quá cao sự thay đổi chi phí sinh hoạt nếu sự cải thiện
chất lượng hàng hóa không được tính đến
b. tăng, do đó CPI ước tính quá thấp sự thay đổi chi phí sinh hoạt nếu sự cải thiện
chất lượng hàng hóa không được tính đến
c. giảm, do đó CPI ước tính quá cao sự thay đổi chi phí sinh hoạt nếu sự cải thiện
chất lượng hàng hóa không được tính đến
d. giảm, do đó CPI ước tính quá thấp sự thay đổi chi phí sinh hoạt nếu sự cải thiện
chất lượng hàng hóa không được tính đến
Giải thích: Lệch do chất lượng thay đổi.
Giá trị đồng tiền phản ánh bởi giá trị hàng hóa, dịch vụ mà nó mua được nên chất lượng hàng
hóa tăng -> giá trị đồng tiền tăng hay sức mua tăng.
Ví dụ giá bếp từ năm 2019 cao hơn năm 2018 do có thêm chức năng, CPI tăng, nhưng thực
chất sự tăng ở đây không phải do lạm phát (mà do chất lượng), chi phí sinh hoạt coi như không
đổi vì bỏ một số tiền lớn hơn nhưng đổi lại được tiêu dùng sản phẩm tốt hơn -> CPI đã tính
quá cao chi phí sinh hoạt.

Câu 18. Giả sử bếp từ là một mặt hàng trong giỏ hàng hóa tính CPI và giả sử chất lượng
bếp từ được cải thiện trong khi giá bếp từ không đổi. Trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi, nếu Tổng cục Thống kê điều chỉnh CPI chính xác theo sự cải thiện trong chất
lượng của bếp từ thì
a. CPI sẽ tăng
b. CPI sẽ giảm
c. CPI không đổi
d. bếp từ sẽ không nằm trong giỏ hàng hóa tính CPI nữa
Giải thích: Như trên.

MENTORY – ÔN THI NEU 30


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 19. Do không tính toán đến hành vi thay thế của người tiêu dùng nên CPI
a. ước tính quá thấp chi phí sinh hoạt
b. ước tính quá cao chi phí sinh hoạt
c. có thể ước tính quá cao hoặc quá thấp chi phí sinh hoạt, tùy thuộc 1 vào mức độ
tăng của giá hàng hóa và dịch vụ
d. không phải là một thước đo hữu ích trong việc đo lường chỉ phí sinh hoạt
Giải thích: Lệch do hàng hóa thay thế.
Giả sử hiện tại cá 40ngđ/kg, thịt 30ngđ/kg nên người tiêu dùng mua nhiều thịt hơn: 20kg thịt
và 10kg cá -> chi phí sinh hoạt = 1000ngđ, các nhà thống kê kinh tế đưa số lượng này vào giỏ
hàng tiêu dùng.
Năm sau, vẫn giữ giỏ hàng như cũ (20kg thịt và 10kg cá), nhưng thịt lên 50ngđ/kg nên người
dân chuyển sang mua cá nhiều hơn (giả sử 10kg thịt và 50kg cá -> CP sinh hoạt = 1000ngđ:
không đổi).
Tuy nhiên vì giá thịt tăng nên CPI tăng (lượng không đổi vì giỏ hàng hóa cố định) -> ước tính
quá cao chi phí sinh hoạt.
Câu 20. Minh mua phần mềm của Office của Microsoft năm 2016 với giá 50 đô-la.
Em trai của Minh mua bản nâng cấp của phần mềm đỏ năm 2019 với giá 50 đô-la.
Vấn đề gì xảy ra khi tính toán CPI trong trường hợp này ?
a. Lệch thay thế
b. Thay đổi chất lượng hàng hóa không đo lường được
c. Sự xuất hiện hàng hóa mới
d. Lệch thu nhập

Câu 21. Chỉ số hiệu chỉnh GDP phản ánh


a. mức giá của năm cơ sở so với mức giá của năm hiện hành
b. mức giá của năm hiện hành so với mức giá của năm cơ sở
c. sản lượng thực của nền kinh tế trong năm cơ sở so với sản lượng thực của nền
kinh tế trong năm hiện hành
d. sản lượng thực của nền kinh tế trong năm hiện hành so với sản lượng thực của
nền kinh tế trong năm cơ sở
𝐺𝐷𝑃𝑛𝑡 ∑𝑃 𝑄
Giải thích: 𝐷𝐺𝐷𝑃 = * 100% = ∑ 𝑃𝑡 𝑄𝑡 * 100%
𝐺𝐷𝑃𝑟𝑡 0 𝑡
Câu 22. Nếu giá của đôi giày Nike sản xuất tại Anh và được nhập khẩu về Việt Nam tăng
lên thì
a. cả chỉ số hiệu chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam đều tăng
b. cả chỉ số hiệu chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng CPI đều không bị ảnh hưởng
c. chỉ số hiệu chỉnh GDP tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng không tăng
d. chỉ số giá tiêu dùng tăng nhưng chỉ số hiệu chỉnh GDP không tăng
Giải thích: Giày Nike sản xuất tại Anh không sản xuất tại VN nên không được tính vào GDP
của VN, tức không ảnh hưởng đến chỉ số hiệu chỉnh GDP.
Câu 23. Sự gia tăng giá máy dệt công nghiệp sản xuất trong nước sẽ
a. làm tăng chỉ số hiệu chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng

MENTORY – ÔN THI NEU 31


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

b. không làm thay đổi chỉ số hiệu chỉnh GDP cũng như chỉ số giá tiêu dùng
c. làm tăng chỉ số hiệu chỉnh GDP nhưng không tác động đến chỉ số giá tiêu dùng
d. làm tăng chỉ số giá tiêu dùng nhưng không tác động đến chỉ số hiệu chỉnh GDP.
Giải thích: Máy dệt không nằm trong giỏ hàng hóa tiêu dùng.

Câu 24. Điều nào dưới đây sẽ làm CPI tăng nhiều hơn so với chỉ số hiệu chỉnh GDP?
a. Giá xe máy do Vinfast sản xuất tăng
b. Giá xe tăng do Bộ Quốc Phòng mua tăng
c. Giá máy bay chiến đấu sản xuất trong nước và bán cho Lào tăng
d. Giá xe máy Honda được sản xuất ở Nhật và bán ở Việt Nam tăng
Giải thích: Xe Honda sản xuất ở NB không tính vào GDP Việt Nam nên Chỉ số hiệu chỉnh
GDP không đổi, nhưng là hàng tiêu dùng nên có thể được tính vào CPI.

Câu 25. Giá của giầy thể thao sản xuất tại Mỹ và được Thái Lan nhập khẩu về tăng lên.
Điều này ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số hiệu chỉnh GDP và CPI của Thái Lan
a. Chỉ số hiệu chỉnh GDP và CPI cũng tăng
b. Chỉ số hiệu chỉnh GDP tăng còn CPI không bị ảnh hường
c. Chỉ số hiệu chỉnh GDP và CPI đều không bị ảnh hưởng
d. Chỉ số hiệu chỉnh GDP không bị ảnh hưởng còn CPI tăng
Giải thích: Giống bài trên.

Câu 26. Giỏ hàng hóa được sử dụng để tính CPI thay đổi
a. không thường xuyên, và giỏ hàng hóa dùng để tính chi số hiệu chỉnh GDP cũng
thế
b. hàng năm, và giỏ hàng hóa dùng để tính chỉ số hiệu chỉnh GDP cũng thế .
c. không thường xuyên, trong khi giỏ hàng hóa dùng để tính chỉ số hiệu chỉnh GDP
thay đổi hàng năm
d. hàng năm, trong khi giỏ hàng hóa dùng để tính chỉ số hiệu chỉnh GDP thỉnh
thoảng mới thay đổi
Giải thích: CPI dựa trên giỏ hàng hóa tiêu dùng cố định, được sử dụng qua nhiều năm,
D(GDP) tính từ GDP, mà GDP tính tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong phạm vi một nước nên thay đổi thường xuyên.

Câu 27. Mục đích của việc đo lường mức giá chung của nền kinh tế là gi?
a. Đo lường GDP
b. Cho phép mọi người biết loại giá cả nào sẽ có khả năng tăng trong tương lai
c. Cho phép so sánh giá trị của tiền tại các thời điểm khác nhau
d. Cho phép các cơ quan của Chính phủ xác định xem khi nào giá trị của tiền tăng
hoặc giảm

Câu 28. Mức lương mà cô Hoa nhận được năm 2010 là 8 triệu đồng/tháng. Chỉ số giá năm
2010 là 152 và chỉ số giá năm 2018 là 177. Mức lương năm 2010 của cô Hoa tương đương
với mức lương bao nhiêu của năm 2018?

MENTORY – ÔN THI NEU 32


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

a. 9,3 triệu đồng


b. 6,9 triệu đồng
c. 0,93 triệu đồng
d. 93 triệu đồng
177
Giải thích:𝑤 2018 = 152 ∗ 8 = 9,3
Câu 29. Chị Quỳnh nhận công việc trợ giảng ở một trường đại học trong năm 2010 với
mức lương 10 triệu đồng/tháng. Đến năm 2018, chị nhận bằng tiến sĩ và nhận được mức
lương 30 triệu đồng/tháng. Nếu chỉ số giả năm 2010 là 120 và chỉ số giá năm 2018 là 180,
thì mức lương năm 2018 của chị Quỳnh tính theo tiền của năm 2010 là bao nhiêu?
a. 20 triệu đồng
b. 18 triệu đồng
c. 26 triệu đồng
d. 36 triệu đồng
120
Giải thích:W2018 tính theo tiền năm 𝑤 2018 = 180 * 30 = 20

Câu 30. Giả sử bạn có thông tin về giá của gạo vào năm 2017 là 15 nghìn đồng/kg. Nếu
bạn thu thập được thông tin về CPI của năm 2017 và CPI của năm nay thì công thức nào
sau đây sẽ được sử dụng để tính giá của loại gạo đó theo tiền của năm nay?
a. 15 nghìn đồng x (CPI năm 2017/CPI năm nay)
b. 15 nghìn đồng x (CPI năm nay - CPI năm 2017)
c. 15 nghìn đồng x (CPI năm nay/CPI năm 2017)
d. Không phải các đáp án trên

Câu 31. Anh Hùng tìm được một công việc ở TP HCM với mức lương 50 triệu
đồng/tháng. Anh cũng được một công ty ở Nha Trang mời làm việc với mức lương 60
triệu đồng/tháng. Vậy CPI ở hai thành phố phải là bao nhiêu để đảm bảo sức mua của
mức lương là như nhau tại hai thành phố
a. 83,33 ở TP HCM và 100 ở Nha Trang
b. 89,33 ở TH HCM và 100 ở Nha Trang
c. 100 ở TP HCM và 124 , 5 ở Nha Trang
d. 100 ở TP HCM và 140 ở Nha Trang
Giải thích: Sức mua của mức lương như nhau tức là với 60 triệu ở Nha Trang anh Hùng mua
được cùng lượng hàng hóa, dịch vụ như với 50 triệu ở TP HCM -> lượng bằng nhau.
50 𝑃𝐻𝐶𝑀
= = 0,833
60 𝑃𝑁𝑇
𝐶𝑃𝐼𝐻𝐶𝑀 𝑃𝐻𝐶𝑀
Giả sử CPI ở Nha Trang là 100, = = 0,833 nên 𝐶𝑃𝐼𝐻𝐶𝑀 = 83,33
𝐶𝑃𝐼𝑁𝑇 𝑃𝑁𝑇

Câu 32. Chỉ số hóa theo lạm phát (trượt giá) là


a. quá trình điều chỉnh của lãi suất danh nghĩa để đảm bảo nó luôn bằng lãi suất thực
b. việc sử dụng hợp đồng hoặc các quy định để đảm bảo các đại lượng tính bằng
tiền được tự động điều chỉnh để loại trừ tác động của lạm phát
c. việc sử dụng chỉ số giá để điều chỉnh giá trị của tiền

MENTORY – ÔN THI NEU 33


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

d. việc Tổng cục Thống kê điều chỉnh CPI để đảm bảo nó biến động cùng xu hướng
với chỉ số hiệu chỉnh GDP
Câu 33. Bà Tâm nhận được khoản trợ cấp xã hội là 220 nghìn đồng một tháng vào năm
2017. Nếu chỉ số giá tăng từ 90 lên 105 trong cả năm 2017 thì khoản trợ cấp xã hội bà
nhận được trong năm 2017 phải tương đương bao nhiêu để đảm bảo mức sống của bà
Tâm không đổi?
a. 252,43 nghìn đồng
b. 253 nghìn đồng
c. 256,67 nghìn đồng
d. Không đáp án nào đúng
Giải thích: 220*105/90 = 256,67.

Câu 34. Giả sử các khoản trợ cấp xã hội được chỉ số hóa theo lạm phát sử dụng CPI. Một
phóng viên của tờ báo mạng cho rằng người nhận trợ cấp bị thiệt trong những năm có tỷ
lệ lạm phát thấp vì họ không nhận được phần gia tăng trợ cấp nhiều như những năm có
lạm phát cao. Điều nào sau đây đúng?
a. Nhận xét của phóng viên là đúng trong mọi trường hợp
b. Nhận xét của phóng viên là đúng nếu giỏ hàng hóa của người nhận trợ cấp giống
với giỏ hàng hóa dùng để tính CPI
c. Nhận xét của phóng viên là đúng nếu giá của những hàng hóa mà người nhận trợ cấp
tiêu dùng tăng nhanh hơn giá của những hàng hóa nằm trong giỏ hàng dùng để tính
CPI
d. Nhận xét của phóng viên là đúng nếu giá của những hàng hóa mà người nhận trợ cấp
tiêu dùng tăng chậm hơn giá của những hàng hóa nằm trong giỏ hàng dùng để tính
CPI
Giải thích: Trợ cấp chỉ tính theo giá hàng hóa thuộc CPI, mà giá những hàng hóa này tăng
chậm hơn giá những hàng hóa khác, người tiêu dùng lại dùng hàng hóa khác nhiều hơn nên bị
thiệt.

Câu 35. Nếu lãi suất danh nghĩa là 8 % và tỷ lệ lạm phát là 3 % thì lãi suất thực là
a. 11 %
b. 24 %
c. 5 %
d. 3,75 %
Giải thích: LS thực = LS danh nghĩa – lạm phát.

Câu 36. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực?
a. Lãi suất thực có thể âm hoặc dương, nhưng lãi suất danh nghĩa luôn dương
b. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa phải luôn dương
c. Lãi suất thực phải dương nhưng lãi suất danh nghĩa có thể âm hoặc dương
d. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có thể âm hoặc dương

MENTORY – ÔN THI NEU 34


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích: Lãi suất danh nghĩa được quy định trên giấy tờ, còn lãi suất thực sau khi trừ đi lạm
phát có thể âm nếu lạm phát cao hơn LS danh nghĩa. (Thực tế, ở một số nước còn quy định
mức LS danh nghĩa bằng 0 hoặc âm để thúc đẩy kinh tế do nền kinh tế gặp trì trệ).

Câu 37. Giả sử lãi suất thực là 3 % và tỷ lệ lạm phát là 1 % thì


a. số tiền gửi tiết kiệm tăng 2 % và giá trị của khoản tiết kiệm đo lường bằng đơn vị
hàng hóa tăng 3 %
b. số tiền gửi tiết kiệm tăng 1 % và giá trị của khoản tiết kiệm đo lường bằng đơn vị
hàng hóa tăng 2 %
c. số tiền gửi tiết kiệm tăng 3 % và giá trị của khoản tiết kiệm đo lường bằng đơn vị
hàng hóa tăng 1 %
d. số tiền gửi tiết kiệm tăng 4 % và giá trị của khoản tiết kiệm đo lường bằng đơn
vị hàng hóa tăng 3 %
Giải thích: Số tiền gửi tiết kiệm tăng bao nhiều phần trăm chính là LS danh nghĩa khi gửi tiết
kiệm mà người gửi với ngân hàng quy định với nhau. Giá trị của khoản tiết kiệm đo lường
bằng đơn vị hàng hóa phản ánh LS thực.
Câu 38. Ông Nam vay 100 triệu đồng của Ngân hàng Bắc Á trong thời gian 1 năm với lãi
suất là 10 % một năm. Trong thời gian đó mức giá chung đã tăng 15 %. Phát biểu nào
sau đây đúng?
a. Ông Nam sẽ trả cho ngân hàng số tiền ít hơn so với số tiền ban đầu ông vay
b. Số tiền mà ông Nam trả cho ngân hàng sẽ có sức mua thấp hơn số tiền ban đầu
mà ngân hàng cho ông Nam vay
c. Số tiền mà ông Nam trả cho ngân hàng sẽ có sức mua cao hơn số tiền ban đầu
mà ngân hàng cho ông Nam vay
d. Số tiền mà ông Nam trả cho ngân hàng sẽ có sức mua ngang bằng số tiền ban
đầu mà ngân hàng cho ông Nam vay
Giải thích: Số tiền ông Nam trả cho NH = 100+100*10%=110 (trđ)
Thực chất có lạm phát (mức giá chung tăng 15%) nên số tiền ban đầu NH cho vay (100tr) sau 1
năm lẽ ra ông Nam phải trả: 100+100*15%=115 (trđ) thì mới tương xứng với tốc độ lạm phát.

Câu 39. Một nước có CPI năm 2017 là 120 và CPI năm 2018 là 132. Một người dân của
nước đó vay một số tiền vào năm 2017 và trả khoản vay đó vào năm 2018. Nếu lãi suất
danh nghĩa của khoản vay này là 12 % thì lãi suất thực sẽ là
a. 12 %
b. 10 %
c. 2 %
d. Không xác định được do không có năm cơ sở khi tính CPI
132−120
Giải thích: Lạm phát π = * 100%= 10%.
120
LS thực = LS danh nghĩa – lạm phát = 12% - 10% = 2%. (*)

Câu 40. Ở Nhật Bản, lãi suất danh nghĩa là 1,5 % và tỷ lệ lạm phát là - 0,5 % vào năm
2000. Lãi suất thực trong năm đó ở Nhật Bản là bao nhiêu?
a. -2 %

MENTORY – ÔN THI NEU 35


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

b. -1 %
c. 1 %
d. 2 %
Giải thích: Như công thức (*).

CHƯƠNG 4. SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG


Câu 1. Mức sống của một quốc gia được đo bằng
a. GDP thực .
B. GDP thực bình quân đầu người
C. GDP danh nghĩa
D. GDP danh nghĩa bình quân đầu người

Câu 2. GDP thực bình quân đầu người


a. khác nhau giữa các quốc gia, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu
người là tương tự nhau giữa các quốc gia
b. rất giống nhau giữa các quốc gia, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu
người khác nhau giữa các quốc gia
c. và tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người là tương tự nhau giữa các
quốc gia
d. và tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người rất khác nhau giữa các quốc
gia

Câu 3. Mức sống của một quốc gia được quyết định bởi
a. năng suất của quốc gia đó
b. tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia đó
c. thu nhập quốc dân của quốc gia đó
d. dân số của quốc gia đó
Giải thích: Số lượng hàng hóa, dịch vụquốc gia đó sản xuất được sẽquyết định mứchưởng thụ
của quốc gia đó, mà năng suất sẽ quyết định sản lượng.

Câu 4. Một nước có GDP thực bình quân đầu người là 4.250 đô-la vào năm 2019 và 4.500
đô-la vào năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người giữa hai năm
của nước này là bao nhiêu?
a. 5,6%
b. 5,88%
c. 6,5%
d. Không phải các đáp án trên
Giải thích: g = [GDPr(2019)–GDPr(2000)]/GDPr(2000) = (4250–4500)/4500 = -5,6.
Như vậy đề bài chưa đúng. Có thể là GDP thực bình quân đầu người năm 2019 là 4500 và năm
2000 là 4250 thì tốc độ tăng trưởng là 5,88%.

Câu 5. Một nước có GDP thực là 500 tỷ đô-la và dân số là 2 triệu người vào 2020. Trong
khi các con số tương ứng của năm 2021 lần lượt là 561 tỷ đô-la và 2,2 triệu người. Tốc độ

MENTORY – ÔN THI NEU 36


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người giữa hai năm của nước này xấp xỉ bằng bao
nhiêu?
a. 12%
b. 10%
c. 4%
d. 2%
Giải thích: GDP thực bình quân đầu người năm 2020 = 500 tỷ/2 triệu người = 250.000.
Tương tự có năm 2021 là 255.000.
Vậy tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người là:
(255.000 – 250.000/250.000 x 100% = 2%

Câu 6. Giả định các yếu tố khác không thay đổi, trong ngắn hạn, việc số lượng người lao
động tăng nhanh nhiều khả năng sẽ làm
a. tăng GDP thực đầu người nhưng làm giảm GDP thực
b. giảm cả GDP thực và GDP thực đầu người
c. tăng cả GDP thực và GDP thực đầu người
d. tăng GDP thực nhưng làm giảm GDP thực đầu người
Giải thích: Khi tăng số lượng người lao động thì sản lượng tăng lên làm GDP thực tăngnhanh
(theo công thức tính GDP thực) nhưng GDP thực bình quân đầu người giảm do mẫu số tăng
lên.

Câu 7. Lượng hàng hóa và dịch vụ trung bình được sản xuất từ mỗi giờ lao động được gọi

a. GDP bình quân đầu người
b. GNP bình quân đầu người
c. năng suất
d. vốn con người

Câu 8. Năng suất


a. gần như giống nhau giữa các quốc gia và do đó không giúp giải thích được sự khác
biệt mức sống giữa các quốc gia
b. giải thích rất ít về sự khác biệt mức sống giữa các quốc gia
c. giải thích một phần nhưng không phải hầu hết sự khác biệt mức sống giữa các
quốc gia
d. giải thích hầu hết sự khác biệt mức sống giữa các quốc gia
Giải thích: Tương tự câu 3.

Câu 9. Một doanh nghiệp sử dụng 5 công nhân làm việc trong 8 giờ để sản xuất 80 chiếc
ghế bập bênh. Năng suất trung bình của mỗi công nhân là
a. 2 ghế mỗi giờ
b. 1 giờ 1 ghế
c. 80 ghế
d. Không có đáp án nào chính xác
Giải thích: Năng suất của 5 công nhân là 80/8 = 10

MENTORY – ÔN THI NEU 37


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Năng suất trung bình của mỗi công nhân là 10/5 = 2

Câu 10. Cách đo năng suất nào sau đây là chính xác nhất?
a. Chia số giờ làm việc cho sản lượng
b. Chia sản lượng cho số giờ làm việc
c. Bằng tăng trưởng sản lượng
d. Chia thay đổi sản lượng cho thay đổi số giờ làm việc

Câu 11. Xuân và Nhạ đều làm việc 8 giờ 1 ngày. Xuân có thể sản xuất sáu giỏ hàng hóa
trong khi Nhạ có thể sản xuất 4 giỏ hàng hóa mỗi giờ. Do vậy, Xuân có
a. năng suất cao hơn Nhạ
b. sản lượng lớn hơn Nhạ
c. mức sống cao hơn Nhạ
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 12. Yếu tố nào sau đây quyết định năng suất?
a. Vốn con người
b. Vốn vật chất
c. Tài nguyên thiên nhiên
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 13. Vốn con người là


a. tri thức và kỹ năng mà người lao động thu nhận được thông qua giáo dục, đào tạo và
kinh nghiệm làm việc
b. lượng thiết bị và máy móc được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
c. tổng số giờ làm việc trong nền kinh tế
d. công nghệ
Giải thích: Vốn nhân lực/con người nói đến tri thức và kĩ năng của con người, phân biệtvới lao
động nói đến số lượng lao động.

Câu 14. Điều nào sau đây được coi là vốn con người?
a. Kiến thức có được từ các chương trình giáo dục mầm non
b. Kiến thức thu được từ lớp tiểu học
c. Kiến thức có được từ đào tạo tại chỗ
d .Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 15. Điều nào sau đây không được coi là vốn vật chất:
a. Nhà máy mới xây
b. Máy tính được sử dụng để phục vụ việc giao và theo dõi các đơn đặt hàng của một
công ty
c. Đào tạo nghề
d. Bàn làm việc trong văn phòng kế toán

Câu 16. Tài nguyên thiên nhiên

MENTORY – ÔN THI NEU 38


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

a. là đầu vào do thiên nhiên cung cấp


b. là các đầu vào như đất, sông, và các mỏ khoáng sản c.
có hai loại là có thể tái tạo và không thể tái tạo
d.Tất cả các đáp án trên đều đúng .

Câu 17. Trường hợp nào sau đây là một ví dụ về tài nguyên không thể tái tạo?
a. Than
b. Mật ong
c. Vật nuôi
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 18. Danh sách nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự: tài nguyên thiên nhiên, vốn con
người và vốn vật chất?
a. Đối với một nhà hàng: nguyên liệu được sử dụng để làm salad, những kỹ năng mà
đầu bếp học được ở trường dạy nấu ăn, tủ đông nơi giữ bít tết
b. Đối với một công ty nội thất: gỗ, nhà ăn công ty, cưa
c. Đối với ngành đường sắt: nhiên liệu, động cơ, đường ray xe lửa
d. Không phải các đáp án trên

Câu 19. Công nghệ độc quyền là kiến thức


a. đã biết nhưng không còn được sử dụng nhiều
b. mới được biết đến gần đây
c. được biết đến rộng rãi bởi những người trong nghề
d. được biết đến bởi công ty phát hiện ra nó

Câu 20. Một giáo sư đại học phát hiện ra một cách quản lý để doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả hơn. Ông công bố phát hiện của mình trên một tạp chí. Phát hiện của ông
a. là kiến thức độc quyền và phổ biến
b. không phải là kiến thức độc quyền hay phổ biến
c. là kiến thức độc quyên nhưng không phổ biến
d. là kiến thức phổ biến nhưng không độc quyền

Câu 21. Mức sống của con người ngày nay cao hơn nhiều so với một thế kỷ trước chủ yếu
là do
a. tài nguyên thiên nhiên dùng cho sản xuất được phát hiện ngày càng nhiều
b. vốn vật chất tính trên mỗi lao động ngày càng tăng
c. công nghệ ngày càng tiến bộ
d. vốn con người ngày càng được nâng cao

Câu 22. Phần lớn các tiến bộ công nghệ có nguồn gốc từ
a. các nghiên cứu thực hiện bởi các doanh nghiệp tư nhân
b. các nhà phát minh riêng lẻ
c. các nghiên cứu của chính phủ
d. Cả (a) và (b) đều đúng

MENTORY – ÔN THI NEU 39


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 23. Giả sử công ty của bạn có hiệu suất không đổi theo quy mô. Nếu bạn sử dụng gấp
đôi tất cả các đầu vào thì đầu ra của công ty bạn sẽ
a. không thay đổi
b. tăng, nhưng ít hơn gấp đôi
c. tăng gấp đôi
d. tăng nhiều hơn gấp đôi
Giải thích:
Hiệu suất tăng theo quy mô là khi tăng yếu tố đầu vào n lần thì đầu ra tăng nhiều hơn n lần.
Hiệu suất giảm theo quy mô là khi tăng yếu tố đầu vào n lần thì đầu ra tăng ít hơn n lần.
Hiệu suất không đổi theo quy mô là khi tăng yếu tố đầu vào n lần thì đầu ra tăng đúng n lần.

Câu 24. Nếu hiệu suất là không đổi theo quy mô, hàm sản xuất có thể được viết như sau
a. xY = 2xAF(L, K, H, N)
b. Y/L = AF(xL, xK, xH, xN)
c. Y/L = AF(1, K/L, H/L, N/L)
d. L = AF(Y, K, H, N)
Câu 25. Hiệu ứng đuổi kịp hàm ý rằng
a. tiết kiệm sẽ luôn “đuổi kịp” đầu tư
b. một đất nước sẽ tăng trưởng nhanh hơn nếu nó xuất phát từ một vị thể tương đối
nghèo
c. các nước giàu viện trợ các nước tương đối nghèo để giúp họ đuổi kịp
d. nếu chi đầu tư thấ , tiết kiệm tăng sẽ giúp đầu tư “đuổi kịp"

Câu 26. Một trong những nguyên lý kinh tế học là con người phải đối mặt với sự đánh
đổi. Tăng trưởng nhờ tích lũy vốn không phải là ”một bữa trưa miễn phí” bởi nó đòi hỏi
xã hội phải
a. bảo tồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai
b. hy sinh tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ hiện tại để có được tiêu dùng nhiều hơn trong
tương lai
c. tái chế tài nguyên để các thế hệ tương lai có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ với số
vốn tích lũy
d. Không phải các đáp án trên

Câu 27. Một chính phủ có thể khuyến khích tăng trưởng để nâng cao mức sống trong dài
hạn bằng cách khuyến khích
a. tăng trưởng dân số
b. tiêu dùng
c. tiết kiệm và đầu tư
d. chi tiêu

Câu 28. Đối với các quốc gia, đầu tư và tăng trưởng có quan hệ
a. cùng chiều
b. ngược chiều

MENTORY – ÔN THI NEU 40


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

c. cùng chiều giữa các nước giàu và ngược chiều giữa các nước nghèo
d. ngược chiều giữa các nước nghèo và cùng chiều giữa các nước giàu.

Câu 29. Công ty sữa TH của Việt Nam mở và vận hành một trang trại nuôi bò sữa ở Nga.
Hoạt động đó được coi là
a. đầu tư trong nước
b. đầu tư tài chính ra nước ngoài
c. đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
d. đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Giải thích: Đầu tưtrực tiếpra nước ngoài của người VN là khoản đầu tư ra nước ngoàithuộc sở
hữu của người VN và được điều hành cũng bởi người VN.

Câu 30. Một quỹ đầu tư của Mỹ mua cổ phiếu của công ty sữa Vinamilk. Hoạt động đó
được coi là
a. đầu tư gián tiếp từ nước ngoài
b. đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
c. đầu tư trong nước
d. đầu tư công
Giải thích: Đầu tưgiántiếpra nước ngoài của người Mỹ là khoản đầu tư được tài trợbởitiền của
người Mỹ nhưng được điều hành bởi người VN.

Câu 31. Đầu tư từ nước ngoài


a. là một cách để các nước nghèo học hỏi các công nghệ tiên tiến được phát triển và sử
dụng ở các nước giàu hơn
b. được các nhà kinh tế xem là một cách để tăng trưởng
c. thường yêu cầu loại bỏ các hạn chế mà chính phủ đã áp đặt đối với quyền sở hữu
nước ngoài đối với vốn trong nước
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 32. Chính sách hướng nội


a. bao gồm áp đặt thuế quan và các hạn chế thương mại khác.
b. nhìn chung đã làm tăng năng suất và tăng trưởng ở các quốc gia áp dụng chính sách
này.
c. thúc đẩy sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia áp dụng chính sách đó có thể sản
xuất hiệu quả nhất.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 33. Tổng thống của một quốc gia nghèo đã tuyên bố rằng ông sẽ các biện pháp sau
đây nhằm thúc đẩy tăng trưởng: (i) Giảm tham nhũng trong hệ thống pháp luật; (ii)
Giảm sự phụ thuộc vào các lực lượng thị trường vì chúng phân bổ hàng hóa và dịch vụ
một cách không công bằng; (iii) Hạn chế người nước ngoài đầu tư vào các ngành công
nghiệp trong nước vì họ lấy một phần lợi nhuận ra khỏi đất nước ; (iv) Khuyến khích
thương mại với các nước láng giềng; và (v) tăng tỷ lệ GDP dành cho tiêu dùng. Có bao
nhiêu trong số các biện pháp này sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng?

MENTORY – ÔN THI NEU 41


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
Gồm ý (i) và (iv).

Câu 34. Một trong những nguyên nhân giải thích cho tốc độ tăng trưởng thấp của nhiều
nước là do
a. thuế suất thấp
b. rào cản thương mại cao
c. không bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất nội địa
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 35. Các chính sách hướng ngoại


a. ngăn cản các quốc gia tận dụng những lợi ích từ thương mại
b. thường mang lại tăng trưởng cao hơn cho những quốc gia thực hiện chính sách
này
c. ít được các nhà kinh tế ủng hộ mặc dù chúng rất thành công trong thực tế
d. Không phải các đáp án trên.

Câu 36. Các công ty thuốc tân dược thường đăng ký bằng sáng chế và bản quyền đối với
các loại thuốc mới. Những ý tưởng mới được cấp bằng sáng chế và bản quyền này là
a. hàng hóa tư nhân, và nó làm tăng động cơ thực hiện nghiên cứu
b. hàng hóa tư nhân, và nó làm giảm động cơ thực hiện nghiên cứu
c. hàng hóa công cộng, và nó làm tăng động cơ thực hiện nghiên cứu d.
hàng hóa công cộng, và nó làm giảm động cơ thực hiện nghiên cứu
Giải thích: Khi được cấp bản quyền, sáng chế này thuộc sởhữu của riêng người sáng chế,tức
đây là hàng hóa tư nhân. Chủ sở hữu có thể thu lợi nhuận từ bằng sáng chế (bán bằng sáng
chế,…), thúc đẩy động cơ nghiên cứu.

Câu 37. Với giả định các yếu tố khác không đổi, nếu một quốc gia tăng tỷ lệ tiết kiệm thì
sau 40 năm quốc gia này sẽ có
a. năng suất cao hơn, và tốc độ tăng trưởng GDP thực cao hơn
b. năng suất cao hơn, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP thực không cao hơn
c. năng suất và tốc độ tăng trưởng GDP thực không thay đổi
d. Không phải các đáp án trên
Giải thích: Tăng tiết kiệm hiện tại giúp tăng đầu tư cho tương lai->tăng tư bản ->năngsuất
tăng. Tuy nhiên theo quy luật lợi suất giảm dần: khi tư bản tăng, lượng đầu ra sản xuấtthêm
được (sản lượng) từ 1 đơn vị tư bản tăng lên giảm xuống (từ đây suy ra hiệuứng đuổikịp).

Câu 38. Nhà kinh tế Gary Becker, người đã đoạt giải Nobel kinh tế năm 1990 cho rằng
cách hiệu quả để giúp cho trẻ em các nước chậm phát triển được đi học là
a. khuyến khích các nước sử dụng lao động trẻ em đưa ra quy định về việc bắt buộc trẻ
em đến trường

MENTORY – ÔN THI NEU 42


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

b. chi trả cho cha mẹ của những đứa trẻ thuộc gia đình nghèo một khoản tiền nếu con
họ đến trường đầy đủ
c. hỗ trợ tiền cho các trường học để cải thiện chất lượng giáo dục
d. áp dụng thuế nhập khẩu lên các sản phẩm nhập khẩu từ những nước có sử dụng lao
động trẻ em
Câu 39. Những người có giáo dục tốt có thể tạo ra những ý tưởng giúp gia tăng sản lượng
hàng hóa. Điều này
a. khiến cho giá trị của giáo dục đối với xã hội lớn hơn giá trị của giáo dục đối với bản
thân người được giáo dục
b. là căn cứ để ủng hộ cho việc chính phủ nên trợ cấp cho giáo dục
c. là ảnh hưởng ngoại ứng tích cực của giáo dục
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 40. Các nhà kinh tế có những quan điểm khác nhau về vai trò của trong việc thúc
đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, họ đều có cùng quan điểm cho rằng chính phủ ít nhất nên
a. hỗ trợ cho cơ chế thị trường tự do bằng cách đảm bảo và ổn định chính trị
b. hạn chế đầu tư nước ngoài vào những ngành mà đất nước đã có
c. áp đặt những hạn chế thương mại để bảo vệ lợi ích của người sản xuất và tiêu dùng
trong nước
d. trợ cấp cho một số ngành mũi nhọn

MENTORY – ÔN THI NEU 43


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

CHƯƠNG 5. TIẾT KIỆM ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH


Trái phiếu Cổ phiếu
+ Là hình thức chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, thừa kế.
+ Đều được hưởng chênh lệch giá.
+ Đều là phương tiện huy động vốn đối với công ty phát hành.
+ Đều là công cụ đầu tư với các nhà đầu tư.

Là chứng chỉ ghi nhận nợ, người sở hữu là Là chứng chỉ vốn góp, người sở hữu là cổ
chủ nợ. đông.

Có lãi suất Không có lãi suất

Chủ nợ không có quyền tham gia vào hoạt Cổ đông có quyền tham gia vào hoạt động
động công ty. công ty.

Không có thời hạn, nó gắn liền với sự tồn tại


Có thời hạn nhất định.
của công ty.

Được rút khi đến hạn. Không được rút vốn trực tiếp.

Rủi ro thấp. Rủi ro cao.

Do các doanh nghiệp và chính phủ phát hành. Do các doanh nghiệp cổ phần phát hành.

Có thể chuyển đổi thành cổ phiếu. Không có tính chuyển đổi thành trái phiếu.

Câu 1: Các tổ chức trong nền kinh tế giúp tiết kiệm của người này ăn khớp với đầu tư của
người khác được gọi chung là
a. Hệ thống dự trữ quốc gia
b. Hệ thống ngân hàng
c. Hệ thống tiền tệ
d. Hệ thống tài chính
Câu 2: Các trung gian tài chính là
a. Các thị trường tài chính
b. Các cá nhân hưởng lợi nhuận từ việc mua cổ phiếu ở mức giá thấp và bán chúng ở mức
giá cao
c. Một tên gọi chung hơn cho các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu và tài khoản
viết séc

MENTORY – ÔN THI NEU 44


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

d. Các tổ chức tài chính, thông qua đó người có tiết kiệm có thể cung cấp vốn cho người đi
vay một cách gián tiếp
Câu 3: Tổ chức nào dưới đây không phải là trung gian tài chính
a. Quỹ đầu tư tương hỗ
b. Thị trường chứng khoán
c. Ngân hàng thương mại
d. Công ty bảo hiểm
Giải thích: Thị trường chứng khoán là nơi thực hiện các giao dịch chứng khoán, không phải
một tổ chức.
Câu 4: Nếu Microsoft bán trái phiếu thì tức là họ đang
a. Vay trực tiếp từ công chúng
b. Vay gián tiếp từ công chúng
c. Cho công chúng vay một cách trực tiếp
d. Cho công chúng vay một cách gián tiếp
Giải thích: Microsoft bán trái phiếu và công chúng là người mua trực tiếp, không qua tổ chức
trung gian.
Câu 5: So với trái phiếu dài hạn, nếu mọi thứ khác là như nhau, thì trái phiếu ngắn hạn
nhìn chung có
a. Mức độ rủi ro cao hơn và do đó trả lãi cao hơn
b. Mức độ rủi ro thấp hơn và do đó trả lãi thấp hơn
c. Mức độ rủi ro thấp hơn và do đó trả lãi cao hơn
d. Cùng mức độ rủi ro và do đó trả cùng mức lãi
Giải thích: Nắm giữ trong thời gian ngắn sẽ giảm được rủi ro từ biến động giá trái phiếu, đáo
hạn nhanh hơn và sớm rút được vốn. Rủi ro thấp tương ứng với lợi nhuận thấp.
Thần chú: High risk, high return.
Câu 6: Cổ phiếu thể hiện
a. Yêu cầu về lợi nhuận của một công ty
b. Quyền sở hữu của một công ty
c. Việc huy động vốn bằng cổ phiếu
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Trái phiếu nào bạn kỳ vọng sẽ trả lãi cao nhất?
a. Trái phiếu được phát hành bởi chính phủ Việt Nam
b. Trái phiếu được phát hành bởi Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)
c. Trái phiếu được phát hành bởi Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tin (Sacombank)
d. Trái phiếu được phát hành bởi Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội
Giải thích: Chính phủ Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel và UBND TP. Hà Nội
đều là những tổ chức có uy tín cao, nên mức độ rủi ro sẽ thấp, dẫn đến lãi được trả thấp.
Câu 8: Việc bán cổ phiếu
a. Và trái phiếu để huy động vốn được gọi là hình thức tài trợ bằng nợ
b. Và trái phiếu để huy động vốn được gọi là hình thức tài trợ bằng vốn chủ sở hữu
c. Để huy động vốn được gọi là hình thức tài trợ bằng nợ, trong khi việc bán trái phiếu để
huy động vốn được gọi là hình thức tài trợ bằng vốn chủ sở hữu
d. Để huy động vốn được gọi là hình thức tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, trong khi việc bán
trái phiếu để huy động vốn được gọi là hình thức tài trợ bằng nợ

MENTORY – ÔN THI NEU 45


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 9: Những người mua cổ phiếu mới phát hành của một công ty là những người cung
cấp
a. Vốn bằng nợ và do đó trở thành những chủ sở hữu một phần của công ty
b. Vốn bằng nợ và do đó trở thành những chủ nợ của công ty
c. Vốn bằng cố phiếu và do đó trở thành những chủ sở hữu một phần của công ty
d. Vốn bằng cố phiếu và do đó trở thành những chủ nợ của công ty
Câu 10: Những người mua cổ phiếu của công ty Vinamilk trở thành
a. Chủ nợ của công ty, do đó lợi ích của việc nắm giữ cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận
của công ty
b. Chủ nợ của công ty, nhưng lợi ích của việc nắm giữ cổ phiếu sẽ không phụ thuộc vào
lợi nhuận của công ty
c. Chủ sở hữu một phần của công ty, do đó lợi ích của việc nắm giữ cổ phiếu sẽ phụ thuộc
vào lợi nhuận của công ty
d. Chủ sở hữu một phần của công ty, nhưng lợi ích của việc nắm giữ cổ phiếu sẽ không
phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty
Giải thích: Người nắm giữ cổ phiếu được hưởng cổ tức: một phần lợi nhuận sau thuế được
chia cho các cổ đông.
Câu 11: So với trái phiếu, cổ phiếu mang đến cho người nắm giữ
a. Rủi ro thấp hơn
b. Quyền sở hữu một phần công ty
c. Khả năng thu được lợi nhuận thấp hơn
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 12: Nếu mọi thứ khác không đổi, khi mọi người trở nên lạc quan hơn về tương lai
của công ty, thì
a. Cả cung cổ phiếu và giá cổ phiếu đều tăng
b. Cả cung cổ phiếu và giá cổ phiếu đều giảm
c. Cả cầu cổ phiếu và giá cổ phiếu đều tăng
d. Cả cầu cổ phiếu và giá cổ phiếu đều giảm
Giải thích: Khi lạc quan hơn vào tương lai công ty, người dân sẽ tăng cầu về cổ phiếu công ty
đó để có thể nhận được cổ tức lớn trong tương lai. Tương tự với các hàng hóa khác, khi cầu
tăng (dịch phải) sẽ làm cho giá tăng.
Câu 13: Cổ phiếu của công ty X được bán với giá 25 đô-la. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là
5 đô-la và tỷ suất cổ tức là 5%. Cổ tức và hệ số giá trên thu nhập của mỗi cổ phiếu (P/E)
là bao nhiêu?
a. 0,25 đô la; 5
b. 0,25 đô la; 6,7
c. 1,25 đô la; 5
d. 1,25 đô la; 6,7
Giải thích: Cổ tức = 25*5% = 1,25
P/E = Giá trị thị trường của cổ phiếu / EPS = 25/5 = 5
(EPS - Earning per share: thu nhập trên mỗi cổ phiếu).
Câu 14: Hệ số P/E của một cổ phiếu thấp cho biết
a. Mọi người có thể kỳ vọng thu nhập giảm trong tương lai do công ty sẽ phải đối mặt với
sự cạnh tranh khốc liệt hơn trên thị trường

MENTORY – ÔN THI NEU 46


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

b. Cổ tức công ty thấp hơn nên không ai sẵn sàng trả nhiều để mua cổ phiêu snayf
c. Công ty có khả năng được định giá qua scao
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 15: Quỹ đầu tư tương hỗ
a. Là một thị trường tài chính trong đó các công ty nhỏ cùng thống nhất bán cổ phiếu và
trái phiếu để huy động vốn
b. Là một quỹ được chính quyền địa phương dành cho các công ty nhỏ vay khi họ muốn
đầu tư vào các dự án đem lại lợi ích cho cả công ty lẫn cộng đồng
c. Thay mặt các công ty nhỏ kém tiếng và thường phải trả lãi vay cao bán cổ phiếu và trái
phiếu
d. Là một tổ chức bán cổ phần cho công chúng và sử dụng khoản tiền thu được để mua
một danh mục các loại cổ phiếu, trái phiếu hoặc cả hai
Câu 16: Ưu điểm của các quỹ đầu tư tương hộ là chúng
a. Luôn tạo ra lợi nhuận “đánh bại thị trường”
b. Cho phép những người có vốn nhỏ có thể đa dạng hóa đầu tư
c. Cung cấp cho khách hàng một phương tiện trao đổi
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích: Người có vốn nhỏ sẽ khó khăn trong việc chia vốn đầu tư cho nhiều danh mục khác
nhau. Khi đó, quỹ tương hỗ huy động những vốn nhỏ lẻ thành vốn lớn và đầu tư cho nhiều
danh mục (cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng,…).
Câu 17: Trong một nền kinh tế đóng, phần còn lại của thu nhập sau khi hộ gia đình chi
tiêu dùng và chính phủ mua hàng hóa là
a. Thu nhập quốc dân khả dụng
b. Tiết kiệm quốc dân
c. Tiết kiệm chính phủ
d. Tiết kiệm tư nhân
Giải thích: Tiết kiệm quốc dân Sn = Y (thu nhập) – C (chi tiêu dùng) – G (chi tiêu chính phủ)
Câu 18: Trong một nền kinh tế đóng, phần còn lại của thu nhập sau khi hộ gia đình chi
trả thuế và chi tiêu dùng là
a. Tiết kiệm quốc dân
b. Doanh thu thuế của chính phủ
c. Tiết kiệm chính phủ
d. Tiết kiệm tư nhân
Giải thích: Tiết kiệm tư nhân Sp = Y – T (Thuế) – C
Câu 19: Giả sử trong một nền kinh tế đóng, GDP là 10.000, thuế là 2.500, tiêu dùng là
6.500 và chi tiêu chính phủ là 2.000. Tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm chính phủ và tiết kiệm
quốc dân là bao nhiêu?
a. 1.500, 1.000, 500
b. 1.000, 500, 1.500
c. 500, 1.500, 1.000
d. Không phải các đáp án trên
Giải thích:GDP = Y = 10000, T = 2500, C = 6500, G = 2000.
Sp = Y – T – C = 10000 – 2500 – 6500 = 1000
Sg = T – G = 2500 – 2000 = 500

MENTORY – ÔN THI NEU 47


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Sn = Y – C – G = 10000 – 6500 – 2000 = 1500


Câu 20: Giả sử một nước không có quan hệ thương mại với bất kỳ nước nào trên thế giới.
GDP của nước này là 30 tỷ đô-la. Hàng năm, chi mua hàng của chính phủ là 5 tỷ đô-la,
doanh thu thuế là 7 tỷ đô-la và chi chuyển giao cho hộ gia đình là 3 tỷ đô-la. Tiết kiệm tư
nhân là 5 tỷ đô-la. Tiêu dùng và tiết kiệm của nước này là bao nhiêu?
a. 18 tỷ đô-la và 5 tỷ đô-la
b. 21 tỷ đô-la và 4 tỷ đô-la
c. 13 tỷ đô-la và 7 tỷ đô-la
d. Không có đủ thông tin để tính
Giải thích:GDP = Y = 30, G = 5, Tx = 7, Tr = 3, Sp = 5.
T = Tx – Tr = 7 – 3 = 4
Sp = Y – T – C nên C = 30 – 4 – 5 = 21
Sn = Y – C – G = 30 – 21 – 5 = 4
Câu 21: Nếu doanh thu thuế vượt chi tiêu của chính phủ, thì chính phủ
a. Có thâm hụt ngân sách
b. Có thặng dư ngân sách
c. Có nợ quốc gia
d. Sẽ tăng thuế
Câu 22: Hoạt động nào sau đây được các nhà kinh tế vĩ mô gọi là đầu tư?
a. Hoa mua trái phiếu được phát hành bởi Tập đoàn Điện lực Việt Nam
b. Nam mua cổ phiếu được phát hành bởi Tập đoàn Hòa Phát
c. Hiếu xây một nhà hàng mới
d. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 23: Hiền mua trái phiếu được phát hành bởi Tập đoàn Hòa Phát và tập đoàn này sử
dụng khoản tiền đo để mua máy móc mới cho một trong các nhà máy của nó
a. Hiền và Tập đoàn Hòa Phát đều đang đầu tư
b. Hiền và Tập đoàn Hòa Phát đều đang tiết kiệm
c. Hiền đang đầu tư, Tập đoàn Hòa Phát đang tiết kiệm
d. Hiền đang tiết kiệm, Tập đoàn Hòa Phát đang đầu tư
Câu 24: Nguồn cung vốn
a. Xuất phát từ tiết kiệm và nguồn cầu vốn xuất phát từ đầu tư
b. Xuất phát từ đầu tư và nguồn cầu vốn xuất phát từ tiết kiệm
c. Và cầu vốn xuất phát từ tiết kiệm
d. Và cầu vốn xuất phát từ đầu tư
Câu 25: Một công ty có 10 triệu đô-la tiền mặt được tích lũy từ nguồn lợi nhuận giữ lại.
Công ty dự định sử dụng khoản tiền này để xây dựng một nhà máy mới. Lãi suất gần đây
tăng lên. Sự tăng lên của lãi suất sẽ
a. Không ảnh hưởng tới quyết định xây nhà máy bởi vì công ty không phải đi vay vốn
b. Không ảnh hưởng tới quyết định xây nhà máy bởi vì các cổ đông của công ty đang
mong chờ có một nhà máy mới
c. Làm tăng khả năng công ty sẽ xây nhà máy bởi vì lãi suất cao hơn sẽ làm cho nhà máy
trở nên giá trị hơn
d. Làm giảm khả năng công ty sẽ xây nhà máy mới bởi vì chi phí cơ hội của 10 triệu đô-la
bây giờ cao hơn

MENTORY – ÔN THI NEU 48


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích: Lãi suất là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Khi lãi suất tăng lên, nếu gửi vào ngân
hàng sẽ được nhận lãi nhiều hơn, nên động cơ đầu tư giảm xuống.
Câu 26: Nếu lãi suất thị trường hiện tại thấp hơn lãi suất cân bằng, thì lượng
a. Cầu vốn sẽ vượt lượng cung vốn và lãi suất sẽ tăng
b. Cung vốn sẽ vượt lượng cầu vốn và lãi suất sẽ tăng
c. Cầu vốn sẽ vượt lượng cung vốn và lãi suất sẽ giảm
d. Cung vốn sẽ vượt lượng cung vốn và lãi suất sẽ giảm
Giải thích:

Khi mức lãi suất thay đổi sẽ có xu hướng trở lại mức cân bằng.
Câu 27: Nếu lãi suất thị trường hiện tại thấp hơn lãi suất cân bằng, thì thị trường vốn sẽ

a. Thặng dư và lãi suất sẽ tăng
b. Thâm hụt và lãi suất sẽ tăng
c. Thâm hụt và lãi suất sẽ giảm
d. Thặng dư và lãi suất sẽ giảm
Giải thích: Tương tự câu 26.
Câu 28: Nếu thị trường vốn đang thâm hụt thì
a. Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và đường cầu vốn dịch chuyển sang trái
b. Đường cung vốn dịch chuyển sang trái và đường cầu vốn dịch chuyển sang phải
c. Không đường nào dịch chuyển, nhưng lượng cung vốn tăng và lượng cầu vốn giảm khi
lãi suất tăng về mức cân bằng
d. Không đường nào dịch chuyển, nhưng lượng cung vốn giảm và lượng cầu vốn tăng khi
lãi suất giảm về mức cân bằng
Giải thích: Tương tự câu 26. Thâm hụt tức cung vốn thấp hơn cầu vốn.
Câu 29: Lãi suất danh nghĩa là
a. Lãi suất đã điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát
b. Lãi suất vẫn được công bố bởi các ngân hàng
c. Tỷ suất lợi nhuận thực đối với người cho vay
d. Chi phí vay thực đối với người đi vay

MENTORY – ÔN THI NEU 49


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích:Lãi suất danh nghĩa là lãi suất tiền gửi được các ngân hàng công bố. Lãi suất thực tế
là lãi suất sau khi đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát và thể hiện lượng hàng hóa dịch vụ tăng thêm.
Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa – Lạm phát.
Câu 30: Điều gì sẽ xảy ra trên thị trường vốn nếu chính phủ tăng thuế đối với thu nhập từ
lãi tiết kiệm?
a. Đường cung vốn sẽ dịch sang phải
b. Đường cầu vốn sẽ dịch sang phải
c. Đường cung vốn sẽ dịch sang trái
d. Đường cầu vốn sẽ dịch sang trái
Giải thích:Tăng thuế thu nhập từ tiền lãi sẽ làm giảm động cơ tiết kiệm của người dân, do đó
cung vốn giảm, đường cung vốn dịch trái.

Câu 31: Giả sử chính phủ có kế hoạch thay thuế thu nhập bằng thuế tiêu dùng. Điều đó
làm lãi suất
a. Và đầu tư tăng
b. Và đầu tư giảm
c. Tăng và đầu tư giảm
d. Giảm và đầu tư tăng
Giải thích: Khi thay thuế thu nhập bằng thuế tiêu dùng, nghĩa là tiêu dùng càng nhiều thì thuế
càng cao, sẽ làm giảm động lực tiêu dùng của người dân, do đó họ sẽ tiết kiệm nhiều hơn, làm
tăng cung vốn, lãi suất giảm khiến đầu tư tăng. (Bạn đọc tự vẽ đồ thị)
Câu 32: Điều nào sau đây không phải là kết quả của việc thay thế thuế thu nhập bằng
thuế tiêu dùng?
a. Lãi suất sẽ giảm
b. Đầu tư sẽ giảm
c. Mức sống cuối cùng sẽ tăng
d. Đường cung vốn sẽ dịch chuyển sang phải
Giải thích: Tương tự câu 31
Câu 33: Điều gì sẽ xảy ra trên thị trường vốn nếu chính phủ tăng thuế đối với thu nhập từ
tiền lãi?
a. Lãi suất sẽ tăng
b. Lãi suất sẽ không bị ảnh hưởng

MENTORY – ÔN THI NEU 50


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

c. Lãi suất sẽ giảm


d. Sự thay đổi của lãi suất là không rõ ràng
Giải thích: Tương tự câu 30
Câu 34: Nếu Quốc hội phê chuẩn chính sách đánh thuế vào thu nhập từ tiền lãi, thì đầu tư
a. Sẽ tăng và tiết kiệm sẽ giảm
b. Sẽ giảm và tiết kiệm sẽ tăng
c. Và tiết kiệm sẽ tăng
d. Và tiết kiệm sẽ giảm
Giải thích: Tương tự câu 30.
Câu 35: Nếu mọi yếu tố khác là như nhau, những nước đánh thuế thấp vào tiết kiệm sẽ có
a. Lãi suất thấp hơn và đầu tư cao hơn những nước khác
b. Lãi suất thấp hơn và đầu tư thấp hơn những nước khác
c. Lãi suất hơn hơn và đầu tư cao hơn những nước khác
d. Lãi suất hơn hơn và đầu tư thấp hơn những nước khác
Giải thích: Đánh thuế thấp vào tiết kiệm làm tăng động cơ tiết kiệm -> tiết kiệm tăng -> cung
vốn tăng -> lãi suất giảm -> kích thích đầu tư.
Câu 36: Sự gia tăng thâm hụt ngân sách
a. Làm thay đổi cung vốn
b. Làm thay đổi cầu vốn
c. Làm thay đổi cả cung vốn và cầu vốn
d. Không ảnh hưởng tới cung hay cầu vốn
Giải thích: Thâm hụt ngân sách tăng -> chính phủ tăng vay -> lãi suất tăng ảnh hưởng đến
cung vốn.
Câu 37: Sự gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ gây ra
a. Tình trạng thiếu vốn tại mức lãi suất ban đầu, dẫn tới lãi suất giảm
b. Tình trạng dư vốn tại mức lãi suất ban đầu, dẫn tới lãi suất tăng
c. Tình trạng thiếu vốn tại mức lãi suất ban đầu, dẫn tới lãi suất tăng
d. Tình trạng dư vốn tại mức lãi suất ban đầu, dẫn tới lãi suất giảm
Giải thích: Tương tự câu 36
Câu 38: Giả định mọi yếu tố khác không đổi, nếu chính phủ tăng chi chuyển giao cho các
hộ gia đình, thì
a. Đầu tư sẽ tăng
b. Lãi suất sẽ tăng
c. Tiết kiệm chính phủ sẽ tăng
d. Thị trường vốn sẽ không bị ảnh hưởng
Giải thích:
Tiết kiệm chính phủ tức Ngân sách nhà nước = thu ngân sách – chi ngân sách.
Chi chuyển giao tức trợ cấp tính vào chi ngân sách, đồng nghĩa với giảm tiết kiệm -> cung vốn
giảm, dịch trái -> lãi suất tăng.
Câu 39: Hiện tượng lấn át xảy ra khi
a. Thâm hụt ngân sách chính phủ làm tăng tiết kiệm quốc dân
b. Chính phủ đi vay trên thị trường làm lãi suất thực giảm
c. Chính phủ đi vay trên thị trường làm chi tiêu đầu tư giảm
d. Chính phủ đi vay trên thị trường làm chi tiêu cho tiêu dùng giảm

MENTORY – ÔN THI NEU 51


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích: Chính phủ đi vay làm lãi suất tăng -> đầu tư giảm.
Câu 40: Khi chính phủ bị thâm hụt ngân sách, thì
a. Lãi suất sẽ thấp hơn mức bình thường
b. Tiết kiệm quốc dân sẽ cao hơn mức bình thường
c. Đầu tư sẽ thấp hơn mức bình thường
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích: Thâm hụt ngân sách -> chính phủ tăng đi vay -> lãi suất tăng -> đầu tư giảm.
Câu 41: Đầu tư tăng và lãi suất giảm. Điều nào sau đây có thể mô tả những thay đổi này?
a. Chính phủ chuyển từ thặng dư sang thâm hụt ngân sách
b. Chính phủ áp dụng chính sách ưu đãi thuế đầu tư
c. Chính phủ giảm thuế suất đối với tiền lãi tiết kiệm
d. Không phải các đáp án trên
Giải thích: Khi chính phủ giảm thuế suất đối với tiền lãi tiết kiệm sẽ làm tăng động lực tiết
kiệm của người dân, làm cung vốn tăng lên, đường cung vốn dịch phải, dẫn đến giảm lãi suất,
kích thích đầu tư.
Câu 42: Lãi suất và đầu tư tăng. Điều nào sau đây có thể mô tả những thay đổi này?
a. Chính phủ bị thâm hụt ngân sách nặng hơn
b. Chính phủ áp dụng chính sách ưu đãi thuế đầu tư
c. Chính phủ thay thế thuế thu nhập bằng thuế tiêu dùng
d. Không phải các đáp án trên
Giải thích: Khi chính phủ áp dụng chính sách ưu đãi thuế đầu tư, điều này làm tăng động lực
đầu tư của doanh nghiệp, cầu vốn tăng lên, đường cầu vốn dịch phải.

Câu 43: Lãi suất giảm và đầu tư giảm. Điều nào sau đây có thể mô tả những thay đổi
này?
a. Chính phủ chuyển từ thặng dư ngân sách sang thâm hụt ngân sách
b. Chính phủ bãi bỏ chính sách ưu đãi thuế đầu tư
c. Chính phủ thay thế thuế tiêu dùng bằng thuế thu nhập
d. Không phải các đáp án trên
Giải thích: Tương tự câu 42
Câu 44: Việc thay đổi luật thuế làm tăng cung vốn sẽ có tác động lớn hơn đến đầu tư khi
a. Cầu vốn co dãn nhiều hơn và cung vốn có dãn ít hơn

MENTORY – ÔN THI NEU 52


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

b. Cầu vốn co dãn ít hơn và cung vốn có dãn nhiều hơn


c. Cả cầu và cung vốn đều co dãn nhiều hơn
d. Cả cầu và cung vốn đều co dãn ít hơn
Giải thích: Độ co dãn hàm ý sự thay đổi của 1 biến số này ảnh hưởng nhiều hay ít tới biến số
kia.
Một chính sách càng hiệu quả khi sự thay đổi của 1 biến số tác động tới biến số mục tiêu càng
lớn.
Tăng cung vốn tác động lớn hơn đến đầu tư nếu khi cung vốn tăng 1 lượng ∆𝑆, đầu tư tăng một
lượng càng lớn. Nhìn vào 2 hình dưới ta thấy: với đường cầu vốn càng thoải, cung vốn tăng
cùng 1 lượng thì lượng vốn
Khi cung vốn tăng một lượng ∆𝑆 (dịch sang phải), lượng vốn vay tăng càng nhiều càng hiệu
quả -> vẽ 2 trường hợp cầu vốn co giãn ít (rất dốc) và co giãn nhiều (rất thoải) thấy cầu vốn
thoải thì lượng vốn tăng nhiều hơn.
Câu 45: Nếu chính phủ đồng thời giảm thuế đối với đầu tư và giảm thuế đối với tiền lãi từ
tiết kiệm thì
a. Lãi suất thực sẽ tăng
b. Lãi suất thực sẽ giảm
c. Lãi suất thực không thay đổi
d. Lãi suất thực có thể tăng, giảm, hoặc không đổi.
Giải thích:
Giảm thuế đối với tiền lãi từ tiết kiệm dẫn đến tăng cung vốn, đường cung vốn dịch phải.
→ Lãi suất giảm từ i0 đến i1
Giảm thuế đầu tư dẫn đến tăng cầu vốn, đường cầu vốn dịch phải.
→ Lãi suất tăng từ i1 đến i2
Lãi suất thực tế tăng, giảm hay không đổi tùy thuộc vào mức độ thay đổi cung và cầu vốn.

Minh họa trường hợp lãi suất thực tế tăng lên

MENTORY – ÔN THI NEU 53


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

CHƯƠNG 6. THẤT NGHIỆP

Câu 1. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là


a. tỷ lệ thất nghiệp khi tỷ lệ lạm phát bằng 0
b. tỷ lệ thất nghiêp đi kèm với mức GDP cao nhất
c. chênh lệch giữa tỷ lệ thất nghiệp dài hạn và ngắn hạn
d. tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh tế thông thường có
Câu 2. Thất nghiệp chu kỳ gắn liền với

MENTORY – ÔN THI NEU 54


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

a. tăng trưởng kinh tế trong dài hạn


b. những dao động lên và xuống của nền kinh tế
c. những biến động của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
d. những biến động mùa vụ trong chi tiêu
Câu 3. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
a. luôn không dổi
b. là tỷ lệ thất nghiệp đáng mong muốn
c. không thể bị tác động bởi chính sách kinh tế
d. không phải các đáp án trên
Giải thích: Một số chính sách của Chính phủ để trợ cấp thất nghiệp tự nhiên như trợ cấp thất
nghiệp, mở hội chợ việc làm,… Trong đó trợ cấp thất nghiệp thực chất càng làm tăng thất
nghiệp do làm mất động lực tìm việc.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng?
a. Thất nghiệp dường như là điều không thể tránh khỏi
b. Các yếu tố khác không đổi, nếu số người thất nghiệp tăng thì GDP thực giảm
c. Thất nghiệp chu kỳ có mối liên hệ ngược chiều với biến động kinh tế trong ngắn hạn
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích:
Nền kinh tế luôn có thất nghiệp tự nhiên kể cả đang ở mức toàn dụng nhân công.
Thất nghiệp -> thu nhập giảm -> chi tiêu ít đi -> GDPr giảm.
Câu 5. Dân số trưởng thành được các nhà thống kê lao động chia thành những nhóm nào
a. có việc và thất nghiệp
b. lao động nản chí, có việc và thất nghiệp
c. có việc, thất nghiệp, và không nằm trong lực lượng lao động
d. lao động nản chí, có việc, và không nằm trong lực lượng lao động
Câu 6. Lực lượng lao động bằng
a. số người có việc
b. số người thất nghiệp
c. số người có việc cộng với số người thất nghiệp
d. dân số trưởng thành
Câu 7. Theo thống kê chính thức, ai sẽ bị coi là thất nghiệp
a. Tuấn, sinh viên đại học không có nhu cầu tìm việc
b. Minh, người mới bị sa thải và đang có nhu cầu tìm việc
c. Bảo, người đã nghỉ hưu và không có nhu cầu tìm việc
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích: Thất nghiệp: có nhu cầu đi làm (đang tìm việc) nhưng không có việc.
Tuấn, Bảo xếp vào nhóm ngoài lực lượng lao động (học sinh, sinh viên, người già, lao động
thoái chí – không có nhu cầu tìm việc).
Câu 8. Trường hợp nào sau đây không được tính vào lực lượng lao động
a. Nam, người mới bị sa thải
b. Trinh, người vừa nghỉ hưu và không có nhu cầu tìm việc
c. Tâm, người không có việc làm, nhưng đã ứng tuyển nhiều nơi trong tuần trước
d. Không phải các đáp án trên
Câu 9. Một người được xếp vào nhóm thất nghiệp thì anh ta

MENTORY – ÔN THI NEU 55


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

a. cũng nằm trong lực lượng lao động


b. đang trong quá trình tìm việc
c. từ 15 tuổi trở lên
d. tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 10. Tỷ lệ thất nghiệp được tính bằng số người thất nghiệp
a. chia cho lực lượng lao động
b. chia cho số người có việc
c. chia cho dân số trưởng thành
d. nhân với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
Câu 11. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là phần trăm của
a. dân số trưởng thành nằm trong lực lượng lao động
b. dân số trưởng thành có việc
c. lực lượng lao động thất nghiệp
d. lực lượng lao động có việc
Câu 12. Tuyến mới mất việc và ngay lập tức bắt đầu quá trình tìm việc mới. Các yếu tố
khác không đổi, tỷ lệ thất nghiệp
a. tăng, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm
b. tăng, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động không đổi
c. không đổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng
d. giảm, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động không đổi
Giải thích: Khi Tuyến mất việc và có dấu hiệu đi tìm việc mới ngay sau đó, Tuyến được xếp
vào nhóm thất nghiệp. Nhưng tỷ lệ tham gia lực lượng không thay đổi vì số người có việc giảm
đi và thất nghiệp tăng lên đúng bằng nhau.
Câu 13. Linh mới tốt nghiệp đại học, bắt đầu quá trình tìm việc, nhưng chưa tìm được
việc. Kết quả là tỷ lệ thất nghiệp
a. tăng, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động không đổi
b. tăng, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng
c. không đổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng
d. tăng, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm
Giải thích: Có nhu cầu nhưng chưa chưa tìm được việc -> thất nghiệp. Linh đang từ sinh viên
thuộc nhóm Ngoài lực lượng lao động, bây giờ thất nghiệp được chuyển vào nhóm Lực lượng
lao động -> tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng.
Câu 14. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra thất nghiệp trên thị trường
lao động
a. Công đoàn
b. Quá trình tìm việc
c. Tiền lương linh hoạt
d. Luật tiền lương tối thiểu
Giải thích:
Công đoàn đòi tăng lương cho người LĐ -> nếu thành công người LĐ được tăng lương nhưng
đi kèm đó là DN sa thải bớt nhân viên hoặc giảm số lượng tuyển mới (để giảm chi phí cho tiền
lương).
Quá trình tìm việc tức là khoảng thời gian có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc.

MENTORY – ÔN THI NEU 56


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Luật tiền lương tối thiểu: Chính phủ quy định mức tiền lương tối thiểu DN phải trả cho nhân
viên để bảo vệ quyền lợi người LĐ -> người LĐ được tăng lương nhưng đi kèm đó là DN sa
thải bớt nhân viên hoặc giảm số lượng tuyển mới (để giảm chi phí cho tiền lương).
Câu 15. Hưng đang tìm việc phù hợp với mong muốn của mình về địa điểm và môi
trường làm việc. Bảo đang tìm việc phù hợp để tận dụng tốt những kĩ năng của anh ta.
a. Hưng và Bảo đều thuộc nhóm thất nghiệp tạm thời
b. Hưng và Bảo đều thuộc nhóm thất nghiệp cơ cấu
c. Hưng thuộc nhóm thất nghiệp tạm thời, Bảo thuộc nhóm thất nghiệp cơ cấu
d. Hưng thuộc nhóm thất nghiệp cơ cấu, Bảo thuộc nhóm thất nghiệp tạm thời
Giải thích: Theo sơ đồ trên ảnh.
Câu 16. Thất nghiệp tự nhiên gồm
a. thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu
b. thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp chu kỳ
c. thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp chu kỳ
d. không phải tất cả các đáp án trên
Câu 17. Một người thất nghiệp do quá trình tìm việc được xếp vào nhóm
a. thất nghiệp chu kỳ
b. thất nghiệp cơ cấu
c. thất nghiệp tạm thời
d. lao động thoái chí
Giải thích: Theo sơ đồ trên ảnh.
Câu 18. Điều nào dưới đây là nguyên nhân gây thất nghiệp tạm thời
a. tiền lương tối thiểu
b. người lao động rời bỏ công việc để tìm việc làm có đãi ngộ tốt hơn
c. công đoàn
d. tất cả đều đúng
Giải thích: Thất nghiệp do chưa tìm được công việc như ý muốn xếp vào thất nghiệp tạm thời.
Câu 19. Bảo hiểm thất nghiệp
a. làm giảm động lực tìm việc và tăng tỷ lệ thất nghiệp
b. làm giảm động lực tìm việc và giảm tỷ lệ thất nghiệp
c. làm tăng động lực tìm việc và tăng tỷ lệ thất nghiệp
d. làm tăng động lực tìm việc và giảm tỷ lệ thất nghiệp
Giải thích: Bảo hiểm thất nghiệptrả số tiền cho người lao động khi họ bị mất việc, hỗ trợ người
lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc nên có thể làm giảm động lực chủ động tìm việc
của người đóng bảo hiểm.
Câu 20. Thất nghiệp cơ cấu xảy ra nếu
a. tiền lương được ấn định ở mức cao hơn mức cân bằng thị trường
b. một số người lựa chọn không làm việc tại mức lương cân bằng thị trường
c. tiền lương được duy trì thấp hơn mức cân bằng thị trường
d. tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích: Khi ấn định tiền lương cao hơn, DN sẽ chọn lọc nhân viên kỹ càng hơn, người
không đủ kỹ năng sẽ thất nghiệp.
Câu 21. Luật tiền lương tối thiểu
a. là nguyên nhân căn bản gây ra thất nghiệp tự nhiên

MENTORY – ÔN THI NEU 57


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

b. có thể làm giảm cơ hội việc làm của lao động trẻ tuổi
c. tác động chủ yếu tới lao động có tay nghề cao
d. không phải các đáp án trên
Giải thích: Chính phủ quy định mức tiền lương tối thiểu DN phải trả cho nhân viên để bảo vệ
quyền lợi người LĐ -> người LĐ được tăng lương nhưng đi kèm đó là DN sa thải bớt nhân viên
hoặc giảm số lượng tuyển mới (để giảm chi phí cho tiền lương).
Sử dụng thông tin trong đồ thị sau để trả lời câu hỏi

Câu 22. Nếu tiền lương tối thiểu là 5 đô-la, thì số người thất nghiệp là
a. 40, và là 0 nếu tiền lương tối thiểu là 6 đô-la
b. 20, và là 20 nếu tiền lương tối thiểu là 6 đô-la
c. 40, và là 20 nếu tiền lương tối thiểu là 6 đô-la
d. 0, và là 0 nếu tiền lương tối thiểu là 6 đô-la
Giải thích: Theo lý thuyết cổ điển, thất nghiệp chỉ xảy ra khi tiền lương tối thiểu cao hơn
lương cân bằng W* (W* = 6).
Câu 23. Nếu tiền lương tối thiểu giảm từ 7 đô-la xuống còn 5 đô-la, thì
a. thất nghiệp giảm 20
b. thất nghiệp giảm 40
c. thất nghiệp không đổi
d. thất nghiệp tăng 20
Giải thích: Tại W = 7, thất nghiệp = dư cung lao động = 80 – 40 – 40. Khi W = 5 < W*, không
có thất nghiệp tức thất nghiệp = 0.
Câu 24. Nếu tiền lương tối thiểu tăng từ 6 đô-la lên 7 đô-la
a. thất nghiệp tăng 40
b. thất nghiệp tăng 20

MENTORY – ÔN THI NEU 58


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

c. thất nghiệp giảm 20


d. thất nghiệp giảm 40
Giải thích: Tại W* = 6, không có thất nghiệp
Tại W = 7, thất nghiệp = 40 -> tăng 40.
Câu 25. Khi công đoàn thành công trong công việc thương lượng với người sử dụng lao
động thì
a. thất nghiệp và tiền lương đều tăng
b. thất nghiệp và tiền lương đều giảm
c. thất nghiệp giảm và tiền lương tăng
d. thất nghiệp tăng và tiền lương giảm
Giải thích: Công đoàn đòi tăng lương cho người LĐ -> nếu thành công người LĐ được tăng
lương nhưng đi kèm đó là DN sa thải bớt nhân viên hoặc giảm số lượng tuyển mới (để giảm chi
phí cho tiền lương).
Câu 26. Bảo hiểm thất nghiệp
a. và công đoàn đều gây ra thất nghiệp cơ cấu
b. và công đoàn đều gây ra thất nghiệp tạm thời
c. gây ra thất nghiệp tạm thời, còn công đoàn gây ra thất nghiệp cơ cấu
d. gây ra thất nghiệp cơ cấu, còn công đoàn gấy ra thất nghiệp tạm thời
Giải thích: Bảo hiểm thất nghiệptrả số tiền cho người lao động khi họ bị mất việc, hỗ trợ người
lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc nên có thể làm giảm động lực chủ động tìm việc
của người đóng bảo hiểm, hoặc không chấp nhận công việc không hấp dẫn vì đã có mức bảo
hiểm cao. (Tương tự trợ cấp thất nghiệp của Chính phủ) -> Thất nghiệp tạm thời.
Công đoàn đòi tăng lương cho người LĐ -> nếu thành công người LĐ được tăng lương nhưng
đi kèm đó là DN sa thải bớt nhân viên hoặc giảm số lượng tuyển mới (để giảm chi phí cho tiền
lương) -> không đủ kỹ năng sẽ thất nghiệp -> thất nghiệp cơ cấu.
Câu 27. Khi công đoàn làm tăng tiền lương trong một số khu vực của nền kinh tế, cung
lao động trong các khu vực khác
a. giảm, làm tăng tiền lương trong những ngành không có công đoàn
b. giảm, làm giảm tiền lương trong những ngành không có công đoàn
c. tăng, làm tăng tiền lương trong những ngành không có công đoàn
d. tăng, làm giảm tiền lương trong những ngành không có công đoàn
Giải thích: Tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, những người lao động khác thấy
lương tăng nên muốn đi làm hơn, tức cung lao động trong khu vực không có công đoàn tăng
lên -> Đường cung LĐ dịch phải -> Tiền lương giảm.
Câu 28. Phát biểu nào sau đây đúng?
a. Tất cả các nhà kinh tế đều tin rằng công đoàn gây ra tác động xấu tới nền kinh tế
b. Công đoàn khiến cho tiền lương có thể được ấn định cao hơn mức tiền lương cân
bằng của thị trường lao động
c. Công đoàn làm tăng lượng việc làm
d. tất cả các đáp án đều đúng
Câu 29. Công đoàn
a. không làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
b. không làm tăng lương của những người lao động là thành viên của công đoàn
c. làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

MENTORY – ÔN THI NEU 59


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

d. làm giảm tiền lương của những lao động không là thành viên công đoàn
Giải thích: Giống câu 27.
Câu 30. Phát biểu nào sau đây đúng?
a. Có sự đồng thuận giữa các nhà kinh tế rằng công đoàn tạo ra tác động tốt đối với nền
kinh tế
b. Có sự đồng thuận giữa các nhà kinh tế rằng công đoàn tạo ra tác động xấu đối với
nền kinh tế
c. Có sự đồng thuận giữa các nhà kinh tế rằng công đoàn không tạo ra tác động ròng
nào đối với nền kinh tế
d. Không có sự đồng thuận giữa các nhà kinh tế rằng công đoàn tạo ra tác động tốt hay
xấu đối với nền kinh tế
Câu 31. Lý thuyết tiền lương hiệu quả giải thích tại sao
a. việc đặt mức lương thấp hơn mức cân bằng có thể gây ra thất nghiệp
b. các doanh nghiệp có lợi khi trả lương cao hơn mức cân bằng thị trường
c. phương án hiệu quả nhất để trả lương cho người lao động là căn cứ trên kỹ năng của
họ
d. các doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi trả lương đúng bằng mức cân bằng thị
trường
Giải thích: Theo thuyết này, doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu trả tiền lương cao
hơn mức cân bằng thị trường vì lương cao giúp: tìm được lao động chất lượng, giảm luân
chuyển lao động, cải thiện sức khỏe công nhân, tăng năng suất lao động.
Câu 32. Tiền lương hiệu quả
a. làm giảm tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
b. làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
c. làm giảm động lực trốn tránh trách nhiệm của những người lao động
d. làm tăng sự luân chuyển lao động
Câu 33. Tiền lương tối thiểu
a. tạo ra thất nghiệp tạm thời. Các doanh nghiệp trả lương cao hơn mức cân bằng để thu
hút nhóm ứng viên tốt hơn sẽ tạo ra thất nghiệp cơ cấu
b. tạo ra thất nghiệp cơ cấu. Các doanh nghiệp trả lương cao hơn mức cân bằng dể thu
hút nhóm ứng viên tốt hơn sẽ tạo ra thất nghiệp tạm thời
c. và các doanh nghiệp trả lương cao hơn mức cân bằng dể thu hút nhóm ứng viên tốt
hơn sẽ tạo ra thất nghiệp cơ cấu
d. và các doanh nghiệp trả lương cao hơn mức cân bằng dể thu hút nhóm ứng viên tốt
hơn sẽ tạo ra thất nghiệp tạm thời
Giải thích: Mức lương cao hơn tức chi phí DN bỏ ra nhiều hơn -> DN có xu hướng chọn người
có trình độ cao hơn -> người trình độ thấp thất nghiệp.
Câu 34. Minh quyết định thuê thêm một số lao động cho nhà máy sản xuất bóng golf của
mình. Tiền lương cân bằng là 12 đô-la/giờ. Lý thuyết tiền lương hiệu quả gợi ý rằng Minh
nên đề xuất mức lương
a. 12 đô-la/giờ
b. thấp hơn 12 đô-la/giờ
c. đủ để thu hút số lượng ứng viên cần thiết
d. nhiều hơn 12 đô-la/giờ, và anh ta sẽ thu hút được nhóm ứng viên tốt hơn

MENTORY – ÔN THI NEU 60


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích:Giống câu 31.


Câu 35. Bất kể điều gì khiến cho tiền lương hiệu quả tăng tương đối so với mức lương cân
bằng thị trường thì nó sẽ
a. làm tăng cả lượng cầu và lượng cung lao động
b. làm giảm cả lượng cầu và lượng cung lao động
c. làm tăng lượng cầu lao động và giảm lượng cung lao động
d. làm giảm lượng cầu lao động và tăng lượng cung lao động
Giải thích:Lương tăng tức DN mất nhiều chi phí hơn -> tuyển ít đi (giảm cầu lao động), đồng
thời người dân muốn có việc hơn do lương cao (tăng cung lao động).
Câu 36. Nguyên nhân gây ra thất nghiệp nào dưới đây không liên quan tới dư cung lao
động
a. luật tiền lương tối thiểu
b. công đoàn
c. quá trình tìm việc
d. tiền lương hiệu quả
Giải thích:Quá trình tìm việc chỉ đơn giản là người tìm việc chưa tìm được công việc phù hợp
nên chịu thất nghiệp.
Câu 37. Nguyên nhân gây ra thất nghiệp nào dưới đây liên quan tới việc tiền lương được
ấn định cao hơn mức cân bằng thị trường
a. luật tiền lương tối thiểu
b. công đoàn
c. tiền lương hiệu quả
d. tất cả đều đúng
Giải thích: Cả 3 ý trên đều làm tiền lương cao hơn mức cân bằng thị trường theo sơ đồ trong
ảnh.
Câu 38. Điều nào dưới đây có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
a. Internet khiến cho thông tin về các cơ hội việc làm trở nên dễ tiếp cận hơn
b. Quốc hội quyết định tăng mức lương tối thiểu
c, Quốc hội ban hành luật tăng quyền hạn cho công đoàn
d. Tất cả đều đúng
Giải thích:Quốc hội quyết định tăng mức lương tối thiểu hay ban hành luật tăng quyền hạn cho
công đoàn đều làm tăng lương cao hơn mức cân bằng thị trường gây thất nghiệp tự nhiên (cụ
thể là thất nghiệp cơ cấu).

Câu 39. Hà là chủ nhà máy sản xuất nước đóng chai ở huyện Thạch Thất. Có rất nhiều
nhà máy như vậy ở huyện này. Hà quyết định rằng nếu anh ta trả cho công nhân của
mình mức lương cao hơn mức lương cân bằng thị trường thì lợi nhuận của anh ta sẽ tăng
lên. Điều nào dưới đây giải thích tốt nhất cho quyết định của anh Hà?
a. tiền lương cao hơn thì người lao động sẽ ít bỏ việc hơn
b. tiền lương cao hơn thì chi phí mua nguyên vật liệu sẽ thấp hơn
c. tiền lương cao hơn thì anh ta có thể bán nước với giá cao hơn
d. tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích:Trong khu vực có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, muốn giữ người lao động phải tăng
mức đãi ngộ.

MENTORY – ÔN THI NEU 61


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 40. Nếu Quốc hội thông qua luật hạn chế hoạt động của tổ chức công đoàn thì
a. tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ tăng
b. tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ giảm
c. tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không đổi
d. tác động của nó tới tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là không chắc chắn
Giải thích:Hạn chế hoạt động của công đoàn thì công đoàn khó thành công trong việc đòi tăng
lương cho người lao động, ngược lại với trường hợp tăng lương thành công: DN sa thải bớt
nhân viên hoặc giảm số lượng tuyển mới (để giảm chi phí cho tiền lương) -> thất nghiệp.

CHƯƠNG 7. TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


Câu 1:Tiền là
A. một loại tài sản có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch
B. những đồng tiền giấy trong tay người dân
C. các khoản tiền gửi có thể viết séc tại NHTM
D. tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2:Chức năng cất trữ giá trị của tiền có thể được mô tả một cách cụ thể là
A. một thước đo quy ước để định giá.
B. sự đảm bảo cho sự trùng hợp ngẫu nhiên về nhu cầu.
C. một phương tiện có thể được giữ lại và sau đó dùng để mua hàng hóa.
D. một đơn vị trao đổi có thể được chấp nhận chung.

Câu 3:Từ “tiền” được các nhà kinh tế sử dụng để đề cập tới
A. khoản thu nhập được tạo ra từ quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
B. các tài sản được sử dụng rộng rãi trong quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ.
C. giá trị tài sản của một cá nhân.
D. giá trị của các cổ phiếu và trái phiếu.

Câu 4:Khoản mục nào dưới đây thuộc M2, nhưng không thuộc M1?
A. Tiền mặt.
B. Tiền gửi có thể viết séc của khu vực tư nhân tại các ngân hàng thương mại.
C. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân tại các ngân hàng thương mại.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Giải thích:
M1 = M0 + Tiền gửi không kỳ hạn, séc
M2 = M1 + Tiền gửi có kỳ hạn.

Câu 5: Một người chuyển 300 triệu đồng từ tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn sang tài khoản tiền
gửi có thể viết séc, khi đó:
A. M1 và M2 giảm. B. M1 giảm, còn M2 tăng lên.
C. M1 giảm, còn M2 không thay đổi. D. M1 tăng, còn M2 không thay đổi.
Giải thích:

MENTORY – ÔN THI NEU 62


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

M1 = M0 + Tiền gửi không kỳ hạn, séc


M2 = M1 + Tiền gửi có kỳ hạn.

Câu 6: Thứ tự nào sau đây cho biết các tài sản được sắp xếp theo tính thanh khoản tăng dần?
A. Tiền mặt, bức tranh nghệ thuật, cổ phiếu.
B. Tiền mặt, cổ phiếu, bức tranh nghệ thuật.
C. Bức tranh nghệ thuật, tiền mặt, cổ phiếu.
D. Bức tranh nghệ thuật, cổ phiếu, tiền mặt.
Giải thích: Tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền với chi phí thấp.
Bức tranh nghệ thuật cần thời gian để bán, cố phiếu được mua bán liên tục càng làm tăng
độ thanh khoản, tiền mặt là thanh khoản nhất.

Câu 7: Tiền pháp định


A. không có giá trị nội tại.
B. được đảm bảo bằng vàng.
C. có giá trị thực bằng với giá trị trao đổi.
D. là bất cứ thứ gì có thể thay thế hoàn hảo cho tiền mặt, chẳng hạn như tài khoản séc.
Giải thích: Tiền pháp định như đồng VND của Việt Nam, bản thân không có giá trị
nhưng được chấp nhận chung trong thanh toán.

Câu 8: M1
A. nhỏ hơn và kém thanh khoản hơn so với M2
B. nhỏ hơn nhưng thanh khoản hơn so với M2
C. lớn hơn và kém thanh khoản hơn so với M2
D. lớn hơn nhưng thanh khoản hơn so với M2
Giải thích: M1 gồm tiền mặt và tiền gửi có thể phát séc nên tính thanh khoản cao nhất,
nhưng thuộc vào M2.

Câu 9: Thẻ tín dụng


A. là một bộ phận của M1.
B. là phương tiện cất giữ giá trị.
C. là một phương thức để trả chậm các khoản phải trả.
D. là mở rộng quy mô sử dụng tiền mặt trong thanh toán.

Câu 10:Điều nào dưới đây không phải là chức năng của ngân hàng trung ương?
A. Giữ tiền gửi qua các NHTM.
B. Đóng vai trò là “người cho vay cuối cùng” đối với các NHTM.
C. Hoạt động nhằm kiếm lợi nhuận.
D. Kiểm soát cung tiền.
Giải thích: NHTW thực hiện chức năng quản lý, không phải vì mục tiêu lợi nhuận.

Câu 11: Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam muốn điều chỉnh cung tiền thì họ thường
A. điều chỉnh lãi suất chiết khấu. B. điều chỉnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

MENTORY – ÔN THI NEU 63


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

C. thực hiện hoạt động thị trường mở. D. phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Giải thích: Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ hiệu quả nhất để điều tiết cung tiền
(NHTW có thể điều chỉnh lượng tiền cơ sở bằng cách bơm ra một lượng như ý muốn, nếu
thấy dư giả có thể hút lại, không giống như lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc
còn phụ thuộc vào hành vi của NHTM).

Câu 12: Nếu NHTƯ thực hiện hoạt động thị trường mở, họ sẽ
A. phát hành tín phiếu NHTƯ. B. mua hoặc bán trái phiếu chính phủ.
C. điều chỉnh lãi suất chiết khấu. D. điều chỉnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

Câu 13: Nếu NHTƯ thực hiện nghiệp vụ mua trên thị trường mở, họ sẽ
A. bán trái phiếu và làm cung tiền tăng
B. bán trái phiếu và làm cung tiền giảm
C. mua trái phiếu và làm cung tiền tăng
D. bán trái phiếu và làm cung tiền giảm
Giải thích: Mua TP tức bơm tiền ra lưu thông: B tăng là MS tăng.

Câu 14: NHTƯ có thể tăng cung tiền bằng cách thực hiện
A. nghiệp vụ mua trên thị trường mở và tăng lãi suất triết khấu.
B. nghiệp vụ mua trên thị trường mở và giảm lãi suất triết khấu.
C. nghiệp vụ bán trên thị trường mở và tăng lãi suất triết khấu.
D. nghiệp vụ bán trên thị trường mở và giảm lãi suất triết khấu.
Giải thích: Thực hiện nghiệp vụ mua trên thị trường mở thì NHTW sẽ bơm tiền vào nền
kinh tế, làm tăng cơ sở tiền và tăng cung tiền.Giảm lãi suất chiết khấu sẽ làm tỷ lệ dự trữ
giảm xuống, làm tăng số nhân tiền và tăng cung tiền.

Câu 15: Trong hệ thống ngân hàng dự trữ 100%,


A. các ngân hàng thương mại có thể tạo ra tiền bằng cách phát hành thêm tiền mới.
B. các ngân hàng thương mại có thể tạo ra tiền bằng cách cho vay lượng tiền dự trữ.
C. NHTƯ có thể làm cung tiền tăng thông qua nghiệp vụ bán trên thị trường mở.
D. các ngân hàng thương mại nắm giữ lượng tiền dự trữ đúng bằng lượng tiền huy động.
Giải thích: Dự trữ 100% tức dự trữ tất cả lượng tiền huy động được.

Câu 16: Nếu một ngân hàng thương mại nhận được lượng tiền gửi là 100 tỷ đồng, với tỷ lệ dự
trữ là 5% thì số tiền dự trữ của ngân hàng này sẽ là
A. 5 tỷ đồng. B. 50 tỷ đồng. C. 95 tr đồng. D. 100 tỷ đồng.
Giải thích: R = D x rr = 100 x 5% = 5

Câu 17: Nếu một ngân hàng thương mại nhận được lượng tiền gửi là 5000 tỷ đồng, với tỷ lệ dự
trữ bắt buộc là 10% và ngân hàng cho vay hết số tiền họ có thể cho vay, thì lượng tiền dự trữ và
cho vay của ngân hàng này lần lượt sẽ là
A. 50 tỷ đồng; 4950 tỷ đồng. B. 500 tỷ đồng; 4500 tỷ đồng.
C. 555 tỷ đồng; 4445 tỷ đồng. D. không phải các đáp án trên.

MENTORY – ÔN THI NEU 64


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích: Cho vay hết số tiền NH có thể cho vay tức là dự trữ đúng bằng dự trữ bắt
buộc là 10% -> dự trữ = 10% * 5000 = 500 tỷ, cho vay 5000 – 500 = 4500 tỷ.

Câu 18: Nếu bạn gửi 100 triệu đồng vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, hành động này của
bạn sẽ
A. không làm thay đổi cung tiền. B. làm cung tiền tăng.
C. làm cung tiền giảm. D. Không phải các đáp án trên.
Giải thích:
MS = Cu + D. Cu giảm 100 triệu và D tăng 100 triệu nên MS không đổi

Câu 19: Khi ngân hàng thương mại cho một khách vay 500 triệu đồng, cung tiền sẽ
A. không thay đổi. B. giảm.
C. tăng. D. có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi.
Giải thích: Vai trò của NHTM là tạo tiền (khi cho vay, người đi vay dùng tiền kinh doanh
-> nhận được số tiền lớn hơn -> tiếp tục gửi NH -> NH lại cho vay -> …)

Câu 20: Nếu tất cả ngân hàng thương mại đều không cho vay số tiền huy động được, thì số
nhân tiền sẽ là
A. 0 B. 1 C. 10 D. VC
Giải thích: MS = Cu + D, MB = Cu + R, rr = R/D = 1 nên R = D. Do đó, MS = MB dẫn
đến m bằng 1.

Câu 21: Số nhân tiền sẽ tăng nếu tỷ lệ tiền mặt mà HGĐ và các DN muốn giữ
A. tăng hoặc tỷ lệ dự trữ thực tế tăng. B. giảm hoặc tỷ lệ dự trữ thực tế giảm.
C. giảm hoặc tỷ lệ dự trữ thực tế tăng. D. tăng hoặc tỷ lệ dự trữ thực tế giảm.
𝒄𝒓+𝟏
Giải thích: 𝒎 = 𝒄𝒓+𝒓𝒓 -> cr hoặc rr giảm thì m tăng.

Câu 22: Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và NHTW mua trái phiếu trị giá 100 tỷ đồng, thì cung
tiền:
A. không thay đổi.
B. tăng 100 tỷ đồng.
C. tăng 1000 tỷ đồng.
D. tăng lên bằng tích của 1000 tỷ đồng với số nhân tiền.
Giải thích: MS = m x B = 1/10% x 100 = 1000

Câu 23: Giả sử không có “rò rỉ tiền mặt” và các NHTM không có dự trữ dôi ra, trong khi tỷ lệ
dự trữ bắt buộc là 10%. Nếu một ngân hàng nhận được một khoản tiền gửi mới là 10 tỷ đồng,
thì chúng ta có thể kết luận rằng
A. dự trữ của hệ thống NHTM sẽ tăng 10 tỉ đồng.
B. hệ thống NHTM sẽ tạo thêm những khoản tiền gửi mới là 90 tỉ đồng.
C. hệ thống NHTM sẽ tạo thêm những khoản tiền gửi mới là 100 tỉ đồng.
D. câu a và b đúng.
Giải thích: Không có rò rỉ tiền mặt -> cr = 0.

MENTORY – ÔN THI NEU 65


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

NHTM ko có dự trữ dôi ra -> rr = rrr (tỷ lệ dự trữ bắt buộc) = 10%.
NHTM nhận tiền gửi 10 tỷ -> dự trữ = 10% x 10= 1 tỷ, cho vay 90 tỷ.

Hãy sử dụng thông tin trong bảng sau đây để trả lời câu hỏi 24, 25.

Tỷ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng 28%


Tỷ lệ dự trữ thực tế 12%
Cơ sở tiền tệ (MB) 125 tỷ đồng

Câu 24: Số nhân tiền là


A. 2,8 B. 3,2 C. 3,6 D. 8,3
Giải thích: m = (1 + cr)/(cr + rr) = (1 + 0,28)/(0,28 + 0,12) = 3,2

Câu 25: Cung tiền là


A. 400 tỉ đồng B. 350 tỉ đồng C. 450 tỉ đồng D. 125 tỉ đồng
Giải thích: MS = m x B = 3,2 x 125 = 400
Câu 26: Giả sử tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 20% và tỷ lệ dự trữ so với tiền gửi là 10%. Nếu
muốn tăng cung tiền thêm 1000 tỷ đồng thông qua hoạt động thị trường mở, NHTW cần phải
A. mua 250 tỉ đồng TPCP. B. bán 250 tỉ đồng TPCP.
C. bán 100 tỉ đồng TPCP. D. mua 100 tỉ đồng TPCP.
Giải thích: m = 4; +1000 = 4 x ∆MB nên ∆MB = +250 tỉ đồng TPCP.

Câu 27: Nếu các NHTM muốn giữ 3% tiền gửi dưới dạng dự trữ và dân cư muốn giữ tiền mặt
bằng 10% so với tiền gửi, thì số nhân tiền sẽ là:
A. 8,46 B. 10 C. 7,69 D. 33,3
Giải thích: Các NHTM muốn giữ 3% tiền gửi dưới dạng dự trữ -> rr= R/D = 3%
Dân cư muốn giữ tiền mặt bằng 10% so với tiền gửi -> cr = Cu/D = 10%
m = (cr+1)/(cr+rr) = 8,46.

Câu 28: Lý thuyết ưa thích thanh khoản của Keynes cho rằng lãi suất được quyết định bởi
A. cung và cầu vốn B. cung và cầu tiền
C. cung và cầu lao động D. tổng cung và tổng cầu

Câu 29: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, cầu tiền lớn hơn khi
A. chi phí cơ hội của việc giữ tiền thấp hơn. B. lãi suất thấp hơn.
C. mức giá cao hơn. D. tất cả các đáp án trên đều đúng.
Giải thích:
Câu A: Chi phí cơ hội của việc giữ tiền là những gì phải bỏ qua/ ko nhận được nếu giữ
tiền như lãi gửi NH,… Chi phí cơ hội của việc giữ tiền thấp giả sử như lãi gửi NH thấp ->
muốn giữ tiền hơn.
Câu B: Lãi suất cao kích thích tiết kiệm và ngược lại (LS thấp thì lãi gửi NH, lãi trái
phiếu,… ko xứng đáng, thậm chí ko đủ bù lạm phát nên người ta muốn giữ tiền hơn).
Câu C: Mức giá cao thì phải giữ nhiều tiền để mua hàng hóa.

MENTORY – ÔN THI NEU 66


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 30: Nếu GDP thực tăng, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang
A. trái và lãi suất sẽ tăng B. trái và lãi suất sẽ giảm
C. phải là lãi suất sẽ tăng D. phải và lãi suất sẽ giảm
Giải thích: Khi GDP thực tăng, nó biểu thị một nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, người
dân sẽ mạnh tay chi tiêu hoặc đầu tư nhiều hơn, nên đường cầu tiền dịch phải, làm tăng
lãi suất

Câu 31: Giả sử khi không có hệ thống ngân hàng, cung tiền của một nền kinh tế là 18 tỉ đồng.
Sau đó, một hệ thống ngân hàng được thiết lập với tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%. Người dân
nước này giữ một nửa dưới dạng tiền mặt và một nửa dưới dạng tiền gửi tại hệ thống ngân
hàng. Nếu các NHTM không có dự trữ dư thừa, thì cung tiền của nền kinh tế này sẽ là
A. 18 tỷ đồng B. 90 tỷ đồng C. 24,54 tỉ đồng D. 30 tỉ đồng
Giải thích:
+ Không có hệ thống NH: MS = B = 18
+ Có NH: rrr = 20%, NHTM không có dự trữ thừa -> rr = 20%.
Người dân nước này giữ một nửa dưới dạng tiền mặt và một nửa dưới dạng tiền gửi tại hệ
thống ngân hàng -> cr = Cu/D = 1.
𝟏+𝒄𝒓
MS = B x m = B x 𝒄𝒓+𝒓𝒓 = 𝟑𝟎

Câu 32: Giả sử khi không có hệ thống ngân hàng, cung tiền của một nền kinh tế là 40 tỉ đồng.
Sau đó, một hệ thống ngân hàng được thiết lập với tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 1/3. Người dân nước
này giữ một nửa dưới dạng tiền mặt và một nửa dưới dạng tiền gửi ngân hàng. Nếu các NHTM
không có dự trữ dư thừa, thì lượng tiền mặt mà người dân nước này nắm giữ là
A. 13,33tỷ đồng B. 20 tỷ đồng C. 30 tỉ đồng D. 36,36 tỉ đồng
Giải thích:
m = (1 + 1)/(1 + 1/3) = 1,5
Ban đầu khi không có HTNH thì MS =MB = 40
Khi có HTNH thì MS’ = m x MB = 1,5 x 40 = 60 = Cu + D = 2Cu nên Cu = 30

Câu 33: Giả sử khi không có hệ thống ngân hàng, cung tiền của một nền kinh tế là 10 tỉ đồng.
Sau đó, một hệ thống ngân hàng được thiết lập với tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%. Người dân
nước này giữ khối lượng tiền mặt đúng bằng khối lượng tiền gửi ngân hàng. Nếu các NHTM
không có dự trữ dư thừa, thì lượng tiền mặt mà người dân nước này nắm giữ sẽ là:
A. 2 tỷ đồng B. 5 tỷ đồng C. 8,33 tỷ đồng D. 9,09 tỷ đồng
Giải thích:
m = (1 + 1)/(1 + 0,2) = 5/3
Ban đầu khi không có HTNH thì MS = MB = 10
Khi có HTNH thì MS’ = m x MB = 5/3 x 10 = 16,66 = Cu + D = 2Cu nên Cu = 8,33

Câu 34: Một hệ thống ngân hàng ban đầu có tổng dự trữ là 10 tỷ đô-la với tỷ lệ dự trữ bắt buộc
là 20% và không có dự trữ dư thừa. Công chúng nắm giữ 10 tỷ đô-la tiền mặt. Giả sử sau đó

MENTORY – ÔN THI NEU 67


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

nền kinh tế gặp bất ổn, các NHTM điều chỉnh tỷ lệ dự trữ lên 25%. Sự thay đổi này làm cho
cung tiền
A. không thay đổi B. giảm 10 tỷ đô-la C. giảm 25 tỷ đô-la D. giảm 5 tỷ đô-la
Giải thích:
Ban đầu:
R = 10, Cu = 10, rr = 20% = R/D
 D = 50, B = Cu + R = 20, MS = Cu+ D = 60.
Sau khi tăng tỷ lệ dự trữ:
B và Cu không đổi
 R không đổi = 10.
rr' = 25% = R/D'
 D' = 40
 MS' = Cu + D' = 50.
Vậy MS giảm 10 tỷ.

Câu 35: Một hệ thống ngân hàng ban đầu có tổng dự trữ là 20 tỷ đô-la, tỉ lệ dự trữ bắt buộc là
20%. Công chúng không nắm giữ tiền mặt và các NHTM không có dự trữ dư thừa. giả sử sau
đó nền kinh tế nước này gặp bất ổn, các NHTM quyết định tăng dự trữ lên 25%. Trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi, NHTW cần điều chỉnh lượng tiền cơ sở như thế nào để giữ
cung tiền không thay đổi so với trước
D. NHTW không cần
A. tăng 4 tỷ đồng B. tăng 5 tỷ đồng C. tăng 20 tỷ đồng
điều chỉnh cơ sở tiền
Giải thích:
Ban đầu: R = 20, Cu = 0, cr = 0, rr =20% = R/DD = 100, B=20, MS = 100
+ Sau: rr’ = 25%, MS’ = MS =100 = m’. B’ = 1/rr’ .B’ B’ = 25 tăng 5 tỷ

Câu 36: Một hệ thống ngân hàng ban đầu có tổng dự trữ là 20 tỷ đô-la với tỷ lệ dự trữ bắt buộc
là 20% và không có dự trữ dư thừa. Công chúng nắm giữ 10 tỷ đô-la tiền mặt. Giả sử sau đó
nền kinh tế này gặp bất ổn, công chúng rút 5 tỷ đô-la từ tài khoản tiền gửi của họ. Trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi và NHTW muốn giữ cung tiền không đổi so với trước, NHTW
sẽ cần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn
A. 18,2% B. 15,78% C. 15% D. 21,1%
Giải thích:
+ R = 20, Cu =10,B =30, rr = 20% =R/D D=100, MS = 110
+ Rút 5 tỷ  Cu’ = 15, B’=B=30=Cu+ R’
MS’=MS=Cu’+ D’=110 D’ = 95
 D’ = 95 rr’=R’/D’=15/95
Câu 37: Một hệ thống ngân hàng ban đầu có tổng dự trữ là 10 tỷ đô-la, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là
20% và các NHTM không có dự trữ dư thừa. Công chúng nắm giữ 10 tỷ đô-la tiền mặt. Giả sử
sau đó nền kinh tế này gặp bất ổn, công chúng rút 5 tỷ đô la từ tài khoản tiền gửi và các NHTM
quyết dịnh tăng dự trữ lên 25%. Sự thay đổi này làm cho cung tiền:
A. không thay đổi B. giảm 10 tỷ đô-la C. giảm 25 tỷ đô-la D. giảm 35 tỷ đô-la
Giải thích:
+ R = 10, Cu =10, rr =20%

MENTORY – ÔN THI NEU 68


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

 B =20, D=50,MS=60
+ rr’ =25%=R’/D’ Cu’ = 15
B không đổi =20,Cu’ = 15,R’= 5 D’ = 20, MS’ = Cu’+ D’=35, giảm 25 tỷ

Câu 38: Động cơ chủ yếu mà mọi người giữ tiền là


A. để giao dịch B. để dự phòng
C. để đầu cơ D. vì thu nhập từ tiền lãi

Câu 39: Nếu bạn mang thêm tiền khi đi học để đề phòng trường hợp phương tiện đi lại bị
hỏng, thì các nhà kinh tế sẽ xếp hành vi đó vào
A. cầu tiền dự phòng B. cầu tiền đầu cơ
C. cầu tiền giao dịch D. tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 40: Theo lý thuyết ưa thích thanh khoản, nếu lượng cầu tiền mà lớn hơn lượng cung tiền
thì
A. lãi suất sẽ giảm và lượng cầu tiền sẽ giảm B. lãi suất sẽ giảm và lượng cầu tiền sẽ tăng
C. lãi suất sẽ tăng và lượng cầu tiền sẽ giảm D. lãi suất sẽ tăng và lượng cầu tiền sẽ tăng
Giải thích: Theo mô hình cung – cầu tiền, khi lượng cầu tiền lớn hơn lượng cung tiền
nghĩa là lãi suất đang thấp hơn mức cân bằng thị trường. Do đó, thị trường sẽ điều chỉnh
làm tăng lãi suất, cầu tiền giảm.

Câu 41: Mọi người sẽ nắm giữ ít tiền hơn nếu mức giá chung
A. hoặc lãi suất tăng B. hoặc lãi suất giảm
C. tăng hoặc lãi suất giảm D. giảm hoặc lãi suất tăng
Giải thích: Mức giá chung giảm xuống làm cho người dân không cần nắm giữ nhiều tiền
để giao dịch.
Lãi suất tăng lên nên người dân sẽ gửi vào ngân hàng nhiều hơn.

Câu 42: Khi cầu tiền được biểu diễn trên đồ thị với trục tung là lãi suất và trục hoành là lượng
tiền, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang phải nếu
A. mức giá chung tăng B. mức giá chung giảm
C. lãi suất tăng D. lãi suất giảm
Tương tự câu 44.

Câu 43: Khi cầu tiền được biểu diễn trên đồ thị với trục tung là lãi suất còn trục hoành là lượng
tiền, thì sự gia tăng lãi suất sẽ
A. dẫn đến sự dịch chuyển dọc lên phía trên đường cầu tiền
B. dịch chuyển đường cầu tiền sang phải
C. dẫn đến sự di chuyển dọc xuống phía dưới đường cầu tiền
D. dịch chuyển đường cầu tiền sang trái
Giải thích: Lãi suất là biến nội sinh, gây ra sự dịch chuyển dọc/ di chuyển/ vận động dọc
trên đường cầu tiền.

MENTORY – ÔN THI NEU 69


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 44: Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn trên đồ thị với trục tung là lãi suất và trục
hoành là lượng tiền, thì sự tăng lên của mức giá sẽ làm
A. dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất
B. dịch chuyển đường cầu tiền sang tría và làm tăng lãi suất
C. dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm giảm lãi suất
D. dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và làm giảm lãi suất
Giải thích: Khi mức giá tăng lên, người dân phải cần nhiều tiền hơn để chi tiêu cho hàng
hóa và dịch vụ. Điều đó hàm ý đường cầu tiền dịch phải (tăng), theo mô hình cung – cầu
tiền thì sẽ làm giảm lãi suất (Bạn đọc tự vẽ đồ thị).

Câu 45: Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn trên đồ thị với trục tung là lãi suất và trục
hoành là lượng tiền, thu nhập giảm sẽ làm
A. dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất
B. dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và làm tăng lãi suất
C. dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm giảm lãi suất
D. dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và làm giảm lãi suất
Giải thích: Khi thu nhập giảm đi, người dân có thể phải giảm chi tiêu hàng hóa dịch vụ,
giảm đầu tư,… Nhu cầu giao dịch của họ bị giảm đi nên cầu về tiền cũng giảm. Đường
cầu tiền dịch sang trái và làm giảm lãi suất (Bạn đọc tự vẽ đồ thị).

CHƯƠNG 8. TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT

Câu 1. Lạm phát được đo bằng


a. mức thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng
b. phần trăm thay đổi của mức giá chung
c. phần trăm thay đổi giá của một hàng hóa cụ thể
d. mức thay đổi giá của một hàng hóa
Giải thích:
Pt −Pt−1
Π= ∗ 100%.
Pt−1
Pt: mức giá thời kỳ t.

Câu 2. Khi mức giá chung giảm, các nhà kinh tế nói nền kinh tế có
a. giảm phát
b. thiểu phát
c. suy thoái kinh tế
d. lạm phát hợp lí

Câu 3. Tính trung tính của tiền hàm ý khi lượng tiền tăng lên sẽ làm
a. tăng số lượng việc làm
b. tăng mức giá chung
c. tăng tính hấp dẫn của việc tiết kiệm
d. không có ảnh hưởng gì tới mức giá chung

MENTORY – ÔN THI NEU 70


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 4. Theo sự phân phối cổ điển, khi cung tiền tăng gấp đôi, giá trị nào sau đây sẽ tăng
gấp đôi?
a. mức giá chung
b. tiền lương danh nghĩa
c. GDP danh nghĩa
d. tất cả đều đúng

Câu 5. Tốc độ lưu chuyển của tiền là


a. số lần NHTW bơm tiền cho nền kinh tế
b. tỷ lệ tăng trưởng cung tiền trong dài hạn
c. bằng tỷ lệ cung tiền so với GDP danh nghĩa
d. số lần trung bình mà một đơn vị tiền tệ thực hiện trao đổi trong khoảng thời gian một
năm

Câu 6. Tốc độ lưu chuyển của tiền được tính bằng công thức
a. (P x Y)/M
b. (P x M)/Y
c. (Y x M)/P
d. (Y x M)/V
Giải thích:
MxV = PxY -> V = (P x Y)/M.

Câu 7. Theo phương trình số lượng, nếu P = 12, Y = 6, M = 8 thì V bằng


a. 16
b. 9
c. 4
d. không phải các đáp án trên
Giải thích:
MxV = PxY -> V = 12*6/8 = 9.

Câu 8. Nếu V và M không đổi, Y tăng gấp đôi, phương trình số lượng cho biết mức giá
a. giảm và bằng một nửa mức ban đầu
b. không thay đổi
c. tăng nhiều hơn gấp đôi
d. tăng gấp đôi
Giải thích:
MxV = PxY
M, V không đổi, Y tăng 2 lần -> P giảm 2 lần.

Câu 9. Nếu Y và V không đổi, M tăng gấp đôi, theo phương trình số lượng, mức giá sẽ
tăng
a. ít hơn gấp đôi
b. gấp đôi
c. nhiều hơn gấp đôi

MENTORY – ÔN THI NEU 71


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

d. 200%
Giải thích: Dùng công thức như trên.

Câu 10. Một nền kinh tế có tốc độ lưu chuyển tiền ổn định. Năm 2018, cung tiền là 100 tỷ
đồng, GDP danh nghĩa là 500 tỷ đồng. Năm 2019, cung tiền là 105 tỷ đồng, GDP thực
không thay đổi so với năm 2018 và lãi suất thực là 3%. Lãi suất danh nghĩa của năm 2019
là khoảng
a. 3%
b. 5%
c. 8%
d. 11%
Giải thích:
MxV = PxY. Tốc độ lưu chuyển tiền ổn định tức V = 1 -> M = PY.
GDP thực năm 2019 không đổi so với 2018 -> Y không đổi.
𝑃2019 𝑀 105
= 𝑀2019 = 100 = 1,05 -> Lạm phát = 5%.
𝑃2018 2018
LS danh nghĩa = LS thực + Lạm phát = 3% + 5% = 8%.

Câu 11. Theo phương trình số lượng, điều nào sau đây không đúng
a. Nếu tốc độ lưu chuyển của tiền ổn định, cung tiền tăng sẽ làm cho GDP danh nghĩa
tăng tương ứng
b. Nếu tốc độ lưu chuyển tiền ổn định và tiền là trung tính, cung tiền tăng sẽ làm mức
giá chung tăng tương ứng
c. Nếu cung tiền và sản lượng không đổi, sự gia tăng tốc độ lưu chuyển của tiền gây ra
sự gia tăng tương ứng của mức giá
d. Nếu cung tiền và tốc độ lưu chuyển của tiền là không đổi, sự gia tăng sản lượng sẽ
làm mức giá tăng tương ứng.
Giải thích:
MxV = PxY -> Nếu M và V không đổi, Y tăng thì P phải giảm.

Câu 12. Nếu tiền là trung tính và tốc độ lưu chuyển của tiền ổn định, sự gia tăng cung tiền
sẽ gây ra sự thay đổi tương ứng trong
a. sản lượng thực
b. sản lượng danh nghĩa
c. mức giá chung
d. b và c đúng
Giải thích:
Tính trung tính của tiền là một lí thuyết kinh tế nói rằng những thay đổi trong cung tiền chỉ ảnh
hưởng đến các biến danh nghĩa không ảnh hưởng đến biến thực. Nói cách khác, lượng cung
tiền có thể tác động đến giá cả và tiền lương thực nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng.

Câu 13. Chính phủ thích sử dụng thuế lạm phát hơn các loại thuế khác vì
a. đánh thuế lạm phát dễ hơn cả
b. lạm phát sẽ giảm

MENTORY – ÔN THI NEU 72


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

c. thuế này chỉ đánh vào những người có thu nhập cao
d. chính phủ có thể giảm chi phí của các khoản chi tiêu
Giải thích:
Bằng việc in tiền để mua hàng hóa trong nền kinh tế của mình, Nhà nước đã làm giảm giá trị
(sức mua) của lượng tiền đang có. Một cách gián tiếp Nhà nước đã đánh thuế lên những người
nắm giữ tiền mặt (thuế lạm phát) -> dễ dàng.

Câu 14. Việc tài trợ thâm hụt ngân sách bằng tiền
a. sẽ làm tăng giá trị thực của tiền
b. sẽ đánh thuế vào những người nắm giữ tiền mặt
c. là cách thức phổ biến để chính phủ Việt Nam tài trợ chi tiêu
d. tất cả đều sai
Giải thích: Như trên.

Câu 15. Thuế lạm phát


a. chuyển của cải từ chính phủ sang cho các hộ gia đình
b. là phần cộng thêm vào thuế thu nhập do nền kinh tế có giảm phát
c. là một loại thuế đánh vào những người nắm giữ tiền mặt
d. tất cả đều đúng

Câu 16. Mọi người có thể tránh thuế lạm phát bằng cách
a. giảm tiết kiệm
b . giảm lượng tiền mặt nắm giữ
c. không kê khai thuế
d. tất cả đều sai
Giải thích: Do thuế lạm phát là thuế đánh vào tiền mặt nắm giữ -> giảm lượng tiền mặt nắm
giữ thì giảm được thuế lạm phát.

Câu 17. Nếu lãi suất danh nghĩa là 8%, lãi suất thực là 3%, tỷ lệ lạm phát khi đó sẽ là
a. 8%
b. 5%
c. 11%
d. 3%
Giải thích: LS thực = LS danh nghĩa – Lạm phát.

Câu 18. Linh gửi tiền vào tài khoản ngân hàng, sau một năm số tiền được lấy về nhiều
hơn trước 5% và số hàng hóa mua được tăng 6% so với trước khi gửi ngân hàng. Trong
tình huống này,
a. lãi suất danh nghĩa là 11% và tỷ lệ lạm phát 5%
b. lãi suất danh nghĩa là 6% và tỷ lệ lạm phát 5%
c. lãi suất danh nghĩa là 5% và tỷ lệ lạm phát -1%
d. tất cả đều sai
Giải thích:

MENTORY – ÔN THI NEU 73


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Số tiền được lấy về sau khi gửi ngân hàng nhiều hơn trước 5% tức LS danh nghĩa = 5% (Lãi
ngân hàng trả)
Số hàng hóa mua được tăng 6% tức LS thực = 6% (Lãi thực được xác định dựa trên giá trị hàng
hóa, dịch vụ mua được)
Lạm phát = LS danh nghĩa – LS thực = 5% - 6% = -1%.

Câu 19. Khi hiện tượng giảm phát xảy ra,


a. lãi suất danh nghĩa sẽ lớn hơn lãi suất thực
b. lãi suất thực lớn hơn lãi suất danh nghĩa
c. lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa bằng nhau
d. tất cả đều sai
Giải thích:
Có thể hiểu giảm phát là lạm phát mang giá trị âm.
Lạm phát = LS danh nghĩa – LS thực < 0 -> LS thực > LS danh nghĩa.

Câu 20. Hiệu ứng Fisher nói rằng


a. lãi suất danh nghĩa điều chỉnh theo tỷ lê 1:1 với tỷ lệ lạm phát
b. tốc độ tăng trưởng cung tiền quyết định tỷ lệ lạm phát
c. lãi suất thực chịu ảnh hưởng lớn từ hoạt động của hệ thống tiền tệ
d. tất cả đều đúng
Giải thích: Hiệu ứng Fisher là phương trình Fisher đưa ra trong đó lãi suất danh nghĩa được
biểu thị bằng tổng của lãi suất thực tế và tỷ lệ lạm phát
i=r+π
LS danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát điều chỉnh theo tỷ lệ 1:1 hàm ý: khi lạm phát tăng một lượng α,
LS danh nghĩa cũng được điều chỉnh thêm một lượng tương ứng để bù lạm phát.

Câu 21. Trong dài hạn khi tiền là trung tính, biến nào sau đây sẽ tăng khi cung tiền tăng
a. tỷ lệ tiền lương danh nghĩa so với mức giá
b. sản lượng thực
c. lãi suất danh nghĩa
d. tất cả đều sai
Giải thích:
Tính trung tính của tiền là một lí thuyết kinh tế nói rằng những thay đổi trong cung tiền chỉ ảnh
hưởng đến các biến danh nghĩa không ảnh hưởng đến biến thực. Nói cách khác, lượng cung
tiền có thể tác động đến giá cả và tiền lương nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng.
Wn
Tỷ lệ tiền lương danh nghĩa so với mức giá là lương thực tế (Wr = ), cả lương danh nghĩa và
P
giá đều tăng nên chưa chắc lương thực tế tăng.
Cung tiền tăng gây lạm phát, khi đó lãi suất danh nghĩa sẽ được điều chỉnh tăng theo lạm phát.

Câu 22. Trong dài hạn, biến số nào sau đây sẽ tăng khi cung tiền tăng
a. tỷ lệ tiền lương danh nghĩa so với mức giá
b. sản lượng thực
c. lãi suất thực

MENTORY – ÔN THI NEU 74


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

d. tất cả đều sai


Giải thích: Như trên.

Câu 23. Trong dài hạn, khi cung tiền tăng sẽ làm tăng
a. tỷ lệ lạm phát, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
b. tỷ lệ lạm phát, lãi suất danh nghĩa, nhưng không ảnh hưởng đến lãi suất thực
c. tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực, nhưng không ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa
d. lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực, nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát
Giải thích: Như trên.

Câu 24. Nếu tốc độ tăng trưởng cung tiền tăng từ 5% lên 25%, theo hiệu ứng Fisher thì
chúng ta có thể kỳ vọng rằng lãi suất danh nghĩa và lạm phát đều tăng
a. nhiều hơn 20 điểm phần trăm
b. 20 điểm phần trăm
c. ít hơn 20 điểm phần trăm
d. tất cả đều sai
Giải thích:
Theo hiệu ứng Fisher, lạm phát tăng theo tốc độ tăng của cung tiền -> Lạm phát tăng 25%-
5%=20%.
LS danh nghĩa được điều chỉnh tăng theo tốc độ tăng của lạm phát để bù lạm phát.

Câu 25. Nếu tốc độ tăng trưởng cung tiền tăng từ 3% lên 13%, theo hiệu ứng Fisher thì
chúng ta có thể kỳ vọng rằng
a. lạm phát sẽ tăng 10% và lãi suất danh nghĩa tăng ít hơn 10%
b. lạm phát tăng ít hơn 10% và lãi suất danh nghĩa tăng nhiều hơn 10%
c. cả lạm phát và lãi suất danh nghĩa tăng 10%
d. cả lạm phát và lãi suất danh nghĩa tăng 10 điểm phần trăm
Giải thích: Như trên.

Câu 26. Giả sử tốc độ lưu chuyển của tiền và sản lượng là không đổi. Lý thuyết số lượng
tiền và hiệu ứng Fisher là đúng. Nếu lãi suất danh nghĩa là 6% và lạm phát là 2,5%, thì
khi đó
a. tốc độ tăng trưởng cung tiền là 2,5%
b. lãi suất thực là 8,5%
c. lãi suất thực là 2,5%
d. tốc độ tăng trưởng cung tiền là 6%
Giải thích:
MV=PY
V và Y không đổi -> tốc độ tăng cung tiền bằng lạm phát.

Câu 27. Giả sứ tốc độ lưu chuyển của tiền và sản lượng là không đổi. Lý thuyết số lượng
tiền và hiệu ứng Fisher là đúng thì lãi suất thực tế là bao nhiêu nếu lãi danh nghĩa là 5%
và tốc độ tăng trưởng cung tiền là 3%
a. 5%

MENTORY – ÔN THI NEU 75


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

b. 3%
c. 2%
d. 8%
Giải thích:
Tốc độ tăng cung tiền = lạm phát (như trên) = 3%
LS thực = LD danh nghĩa – lạm phát = 5% - 3% = 2%.

Câu 28. Mọi người phải tìm mọi cách để giảm lượng tiền mặt mà họ phải nắm giữ khi nền
kinh tế có lạm phát cao. Trong trường hợp đó, mọi người gánh chịu khoản chi phí nào
sau đây?
a. chi phí thực đơn
b. chi phí mòn giày
c. chi phí do biến động giá tương đối
d. tăng gánh nặng về nghĩa vụ nộp thuế
Giải thích:
Khi có lạm phát cao, người dân không muốn giữ nhiều tiền -> cần đến ngân hàng thường xuyên
hơn -> sự bất tiện của việc giữ ít tiền tạo chi phí mòn giày (thời gian và sự tiện lợi phải hi sinh
khi giữ ít tiền).

Câu 29. Chi phí thay đổi bảng giá niêm yết được gọi là
a. chi phí thực đơn
b. chi phí mòn giày
c. chi phí do biến động giá tương đối
d. chi phí cơ hội

Câu 30. Chi phí thực đơn đề cập tới


a. sự tiêu tốn các nguồn lực để làm giảm lượng tiền mặt nắm giữ khi nền kinh tế có lạm
phát cao
b. sự phân bổ sai lệch các nguồn lực bị gây ra bởi sự bất ổn trong giá tương đối
c. tác động bóp méo của thuế
d. chi phí điều chỉnh giá cả liên tục do lạm phát cao

Câu 31. Nếu tiền lương của bạn tăng 6% trong khi giá cả tăng 2%, thì tiền lương thực
bạn nhận được sẽ tăng
a. 4%
b. 4,8%
c. 5,8%
d. 8%
Giải thích:
Tương tự mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.

Câu 32. Nếu lãi suất danh nghĩa là 8%, trường hợp nào sau đây sẽ đem lại lãi suất thực tế
sau thuế lớn nhất
a. lạm phát 5% và thuế suất 20%

MENTORY – ÔN THI NEU 76


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

b. lạm phát 4% và thuế suất 30%


c. lạm phát 3% và thuế suất 40%
d. tất cả các trường hợp trên đều có lãi suất thực sau thuế giống nhau
Giải thích:
𝑇ℎ𝑢ế 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ 𝑙ã𝑖(𝑎)
𝑇𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế: 𝑏 − 𝜋
{ 𝐿ã𝑖 𝑑𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎĩ𝑎 (𝑏) → Lãi suất thực tế = {
𝑆𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế: (1 − 𝑎)𝑏 − 𝜋
𝐿ạ𝑚 𝑝ℎá𝑡(𝜋)
Thay số từng trường hợp.

Câu 33. Nếu lãi suất danh nghĩa là 8%, trường hợp nào sau đây sẽ đem lại lãi suất thực tế
sau thuế nhỏ nhất
a. lạm phát 4% và thuế suất 25%
b. lạm phát 3% và thuế suất 20%
c. lạm phát 2% và thuế suất 15%
d. tất cả các trường hợp trên đều có lãi suất thực sau thuế giống nhau
Giải thích: Như trên.

Câu 34. Nếu lãi suất danh nghĩa là 5%, trường hợp nào sau đây sẽ đem lại lãi suất thực tế
sau thuế lớn nhất
a. lạm phát 4% và thuế suất 20%
b. lạm phát 3% và thuế suất 40%
c. lạm phát 2% và thuế suất 60%
d. tất cả các trường hợp trên đều có lãi suất thực sau thuế giống nhau
Giải thích: Như trên.

Câu 35. Nếu tài khoản tiền gửi của bạn được trả lãi suất 5%, nền kinh tế có lạm phát 3%
và thuế suất là 20%, thì lãi suất thực tế sau thuế của tài khoản tiền gửi của bạn là
a. 3,4%
b. 1,6%
c. 1%
d. không phải các đáp án trên
Giải thích: Như trên.

Câu 36. Nếu tài khoản tiền gửi của bạn có lãi suất thực là 4%, tỷ lệ lạm phát là 2% và bạn
phải đóng thuế với tỷ lệ 20%, khi đó lãi suất thực sau thuế của bạn là
a. 1,2%
b. 2,8%
c. 4,8%
d. không phải các trường hợp trên
Giải thích: Như trên.

Câu 37. Năm 2000, bạn mua một thửa đất với giá 20 tỷ đồng và khi đó chỉ số giá là 100.
Đến năm 2018, bạn bán thửa đất đó với giá 100 tỷ đồng và chỉ số giá của nền kinh tế là

MENTORY – ÔN THI NEU 77


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

600. Nếu tiền lãi vốn bị đánh thuế 20%, thì số tiền lãi thực sau thuế (tính theo giá trị tiền
của năm 2018) mà bạn kiếm được là
a. 64 tỷ đồng
b. -36 tỷ đồng
c. -16 tỷ đồng
d. -3,333 tỷ đồng
Giải thích: Chỉ số giá của năm 2018 gấp 6 lần chỉ số giá năm 2000 -> thửa đất giá 20 tỷ năm
2000 tương đương 120 tỷ năm 2018. Trong khi bạn chỉ bán với giá 100 tỷ -> lãi thực tế = 100 -
120 = -20 tỷ, lãi danh nghĩa = 100 – 20 = 80 tỷ.
Thuế đánh vào lãi danh nghĩa -> tiền lãi thực sau thuế = -20 – 20%*80 = -36 tỷ.

Câu 38. Năm 1999, bạn mua một thửa đất với giá 10000 đô-la và khi đó chỉ số giá là 100.
Đến năm 2018, bạn bán thửa đất đó với giá 100000 đô-la và chỉ số giá của nền kinh tế là
500. Nếu tiền lãi vốn bị đánh thuế 20%, thì số tiền lãi thực sau thuế (tính theo giá trị tiền
của năm 2018) mà bạn kiếm được là
a. 72000 đô-la
b. 62000 đô-la
c. 32000 đô-la
d. 6400 đô-la
Giải thích:
Chỉ số giá của năm 2018 gấp 5 lần chỉ số giá năm 1999 -> thửa đất giá 10000 đô la năm 1999
tương đương 50000 đô la năm 2018. Bạn bán với giá 100000 đô la -> lãi danh nghĩa = 90000,
lãi thực tế = 100000 – 50000 = 50000.
Thuế đánh vào lãi danh nghĩa -> tiền lãi thực sau thuế = 50000 – 90000*20% = 32000.

Câu 39. Khi đưa ra quyết định tiết kiệm, mọi người thường quan tâm nhất tới
a. lãi suất danh nghĩa sau thuế
b. lãi suất thực tế sau thuế
c. lãi suất danh nghĩa trước thuế
d. lãi suất thực tế trước thuế
Câu 40. Ngay cả khi lạm phát thực tế bằng lạm phát dự kiến thì chi phí nào sau đây của
lạm phát vẫn xảy ra
a. chi phí thực đơn
b. chi phí mòn giày
c. thuế lạm phát
d. tất cả đều đúng
Giải thích:Trường hợp lạm phát dự kiến được.

Câu 41. Của cải sẽ bị phân phối từ người cho vay sang người đi vay khi lạm phát
a. cao và dự kiến trước
b. thấp và dự kiến trước
c. cao hơn dự kiến ban đầu
d. thấp hơn dự kiến ban đầu
Giải thích:

MENTORY – ÔN THI NEU 78


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

LS thực = LS danh nghĩa – Lạm phát.


 LS thực dự kiến = LS danh nghĩa – Lạm phát dự kiến
LS thực thực hiện = LS danh nghĩa – Lạm phát thực tế
Lạm phát thực tế tăng cao hơn dự kiến thì LS thực thực hiện < LS thực dự kiến, tức người cho
vay bị thiệt (vì người cho vay luôn muốn lãi cao), tức của cải phân phối từ người cho vay sang
người đi vay.

Câu 42. Nếu lạm phát cao hơn mức dự kiến ban đầu thì
a. lãi suất thực thực hiện cao hơn lãi suất thực dự kiến
b. lãi suất thực thực hiện thấp hơn lãi suất thực dự kiến
c. lãi suất thực thực hiện đúng bằng lãi suất thực dự kiến
d. không phải các đáp án trên
Giải thích:
LS thực = LS danh nghĩa – Lạm phát.
 LS thực dự kiến = LS danh nghĩa – Lạm phát dự kiến
 LS thực thực hiện = LS danh nghĩa – Lạm phát thực tế
Lạm phát thực tế tăng cao hơn dự kiến -> LS thực thực hiện < LS thực dự kiến.

Câu 43. Lạm phát cao và không dự kiến được xảy ra sẽ gây tổn thất lớn hơn đối với
a. người đi vay so với người cho vay
b. người nắm giữ ít tiền mặt so với người nắm giữ nhiều tiền mặt
c. người được nhận lương có điều chỉnh theo lạm phát so với người được nhận lương
danh nghĩa cố định
d. người tiết kiệm có thu nhập chịu thuế ở bậc thuế cao so với người tiết kiệm có thu
nhập chịu thuế ở bậc thuế thấp
Giải thích:
Thu nhập thực tế sau thuế = Thu nhập thực trước thuế - Thuế*Thu nhập danh nghĩa
= (Thu nhập danh nghĩa – Lạm phát) - Thuế*Thu nhập danh nghĩa
Như vậy thuế càng cao thu nhập thực tế sau thuế càng nhỏ.

Câu 44. Để ổn định giá cả, NHTW nên


a. duy trì lãi suất ở mức thấp
b. giữ thất nghiệp ở mức thấp
c. kiểm soát chặt cung tiền
d. bán trái phiếu
Giải thích:
Cung tiền là nguyên nhân cốt yếu gây lạm phát.
MV = PY
 Nếu M tăng nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng thì mức giá tăng gây lạm phát. ->
Chính phủ cần kiểm soát cung tiền để ổn định giá cả.

Câu 45. Loại tài sản nào sau đây đảm bảo thu nhập thực cố định trong dài hạn
a. vàng
b. cổ phiếu

MENTORY – ÔN THI NEU 79


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

c. trái phiếu có lãi suất được điều chỉnh theo lạm phát
d. không phải các đáp án trên
Giải thích:
LS danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát -> LS thực không đổi.

CHƯƠNG 9. KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

Câu 1: Thương mại quốc tế


a. Làm tăng mức sống của tất cả các nước.
b. Làm giảm mức sống của tất cả các nước.
c. Không làm thay đổi mức sống của các nước.
d. Làm tăng mức sống của các nước nhập khẩu trong khi làm giảm mức sống của các nước
xuất khẩu.
Câu 2: Những hàng hóa và dịch vụ được tạo ra ở nước ngoài nhưng được bán trong nước
được gọi là
a. Nhập khẩu
b. Xuất khẩu
c. Nhập khẩu ròng
d. Xuất khẩu ròng
Câu 3: Xuất khẩu ròng của một nước là
a. Giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu trừ đi giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu
b. Giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu trừ đi giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu
c. Giá trị hàng hóa xuất khẩu trừ đi giá trị hàng hóa nhập khẩu
d. Giá trị hàng hóa nhập khẩu trừ đi giá trị hàng hóa xuất khẩu
Câu 4: Giả sử giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của một nước là 100 triệu USD, nhập
khẩu là 75 triệu USD. Xuất khẩu ròng là
a. 175 triệu USD
b. 100 triệu USD
c. 25 triệu USD
d. -25 triệu USD
Giải thích: Xuất khẩu ròng: NX = X – IM = 100 – 75 = 25 (triệu USD).
Câu 5: Sing-ga-po nhập khẩu một lô hàng may mặc của Việt Nam trị giá 50000 USD,
trong khi Việt Nam nhập khẩu một lô hàng điện tử của Sing-ga-po trị giá 20000 USD.
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, các giao dịch này ảnh hưởng đến xuất khẩu
ròng của hai nước như thế nào
a. Xuất khẩu ròng của hai nước đều tăng 30000 USD
b. Xuất khẩu ròng của Sing-ga-po giảm 30000 USD, trong khi xuất khẩu ròng của Việt
Nam tăng 30000 USD
c. Xuất khẩu ròng của Sing-ga-po tăng 30000 USD, trong khi xuất khẩu ròng của Việt
Nam giảm 30000 USD
d. Xuất khẩu ròng của hai nước đều giảm 30000 USD
Câu 6: Chị Hoa mua một máy tính xách tay được sản xuất ở Nhật. Giao dịch này
a. Là giá trị nhập khẩu của cả hai nước
b. Là xuất khẩu của Việt Nam và là nhập khẩu của Nhật

MENTORY – ÔN THI NEU 80


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

c. Là xuất khẩu của Nhật và là nhập khẩu của Việt Nam


d. Không phải là xuất khẩu hay nhập khẩu của cả hai nước
Câu 7: Giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu của Việt Nam được gọi là
a. Dòng vốn ra ròng của Việt Nam
b. Đầu tư trực tiếp của Việt Nam
c. Xuất khẩu ròng của Việt Nam
d. Nhập khẩu ròng của Việt Nam
Câu 8: Một đại lý của giày Thượng Đình bán giày dép ở Mỹ. Giao dịch này làm
a. Tăng xuất khẩu ròng của Mỹ nhưng không tác động đến xuất khẩu ròng của Việt Nam
b. Giảm xuất khẩu ròng của Mỹ nhưng không tác động đến xuất khẩu ròng của Việt Nam
c. Tăng xuất khẩu ròng của Mỹ và giảm xuất khẩu ròng của Việt Nam
d. Giảm xuất khẩu ròng của Mỹ và tăng xuất khẩu ròng của Việt Nam
Giải thích: Thượng Đình bán giày dép ở Mỹ -> VN tăng xuất khẩu -> xuất khẩu ròng của VN
tăng.
Mỹ tăng nhập khẩu -> xuất khẩu ròng của Mỹ giảm.
Câu 9: Xuất khẩu ròng của một nước là 8,3 tỷ USD và giá trị hàng hóa và dịch vụ đã bán
ra nước ngoài là 52,4 tỷ USD. Nước đó có
a. Giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ là 60,7 tỷ USD, trong khi giá trị xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ là 52,4 tỷ USD
b. Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là 60,7 tỷ USD, trong khi giá trị nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ là 52,4 tỷ USD
c. Giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ là 50,4 tỷ USD, trong khi giá trị xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ là 44,1 tỷ USD
d. Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là 52,4 tỷ USD, trong khi giá trị nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ là 44,1 tỷ USD
Giải thích: NX = X – IM với NX = 8,3; X = 52,4
Câu 10: Một nước có giá trị hàng hóa và dịch vụ bán ra nước ngoài nhiều hơn giá trị mà
nước đó mua vào. Nước đó có
a. Thặng dư thương mại và xuất khẩu ròng dương
b. Thặng dư thương mại và xuất khẩu ròng âm
c. Thâm hụt thương mại và xuất khẩu ròng dương
d. Thâm hụt thương mại và xuất khẩu ròng âm
Giải thích: Xuất khẩu ròng = Xuất khẩu – Nhập khẩu > 0 hay có thặng dư thương mại
Câu 11: Cán cân thương mại của môt nước
a. Phải bằng không
b. Phải lớn hơn không
c. Lớn hơn không nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu
d. Lớn hơn không nếu nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu
Giải thích: Cán cân thương mại = Xuất khẩu – Nhập khẩu > 0
Câu 12: Yếu tố nào sau đây sẽ làm tăng cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam?
a. Lạm phát của các nước là bạn hàng thương mại với Việt Nam giảm
b. Thu nhập thực của Việt Nam tăng
c. Kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh
d. Thu nhập thực của các nước là bạn hàng thương mại với Việt Nam giảm

MENTORY – ÔN THI NEU 81


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích: Kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh tức mức sống các nước trên thế giới tăng -> tăng
tiêu dùng hàng nước ngoài, tăng cầu về hàng VN của các nước nhập khẩu hàng VN.
Câu 13: Dòng vốn ra ròng đo lường
a. Phần chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu hàng hóa
b. Phần chênh lệch giữa giá trị tài sản nước ngoài được mua bởi cư dân trong nước với giá
trị tài sản trong nước được mua bởi cư dân nước ngoài
c. Phần chênh lệch giữa giá trị tài sản nước ngoài được mua bởi cư dân trong nước với giá
trị hàng hóa và dịch vụ trong nước được mua bởi cư dân nước ngoài
d. Không đáp án nào ở trên đúng
Câu 14: Richard, một công dân Ý, mở một nhà máy sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam. Hành
động này là
a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và làm tăng dòng vốn ra ròng của Ý
b. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và làm giảm dòng vốn ra ròng của Ý
c. Đầu tư gián tiếp nước ngoài và làm tăng dòng vốn ra ròng của Ý
d. Đầu tư gián tiếp nước ngoài và làm giảm dòng vốn ra ròng của Ý
Giải thích: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của người Ý là khoản đầu tư ra nước ngoài
thuộc sở hữu của người Ý và được điều hành cũng bởi người Ý.
Dòng vốn ra ròng hiểu đơn giản là dòng vốn ra trừ đi dòng vốn vào. Khi người Ý đầu tư vào
VN, dòng vốn ra khỏi Ý chảy vào VN -> tăng dòng vốn ra ròng của Ý.
Câu 15: Anh Hưng, một công dân Việt Nam, mở một nhà hàng phở ở Chicago. Hành
động này là
a. Làm tăng dòng vốn ra ròng của Mỹ nhưng không có tác động đến dòng vốn ra ròng của
Việt Nam
b. Làm tăng dòng vốn ra ròng của cả Mỹ và Việt Nam
c. Làm tăng dòng vốn ra ròng của Mỹ nhưng làm giảm dòng vốn ra ròng của Việt Nam
d. Làm giảm dòng vốn ra ròng của Mỹ nhưng làm tăng dòng vốn ra ròng của Việt Nam
Giải thích: Khi người VN đầu tư vào Mỹ, dòng vốn ra khỏi VN chảy vào Mỹ -> tăng dòng vốn
ra ròng của VN và ngược lại.
Câu 16: Khi Hàn Quốc bán mỹ phẩm sang cho Việt Nam, xuất khẩu ròng của Việt Nam
a. Tăng và làm tăng dòng vốn ra ròng của Việt Nam
b. Tăng và làm giảm dòng vốn ra ròng của Việt Nam
c. Giảm và làm tăng dòng vốn ra ròng của Việt Nam
d. Giảm và làm giảm dòng vốn ra ròng của Việt Nam
Giải thích: HQ bán mỹ phẩm cho VN -> nhập khẩu của VN tăng -> xuất khẩu ròng = xuất
khẩu – nhập khẩu sẽ giảm.
Theo định nghĩa, dòng vốn ra ròng là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản nước ngoài được mua
bởi cư dân trong nước với giá trị tài sản trong nước được mua bởi cư dân nước ngoài. VN mua
hàng nước ngoài -> dòng vốn ra ròng tăng.
Câu 17: Một doanh nghiệp Mỹ mở một nhà máy sản xuất thiết bị vệ sinh ở Việt Nam.
Hành động này là
a. Làm giảm dòng vốn ra ròng của Mỹ và làm tăng dòng vốn ra ròng của Việt Nam
b. Làm tăng dòng vốn ra ròng của Mỹ và làm giảm dòng vốn ra ròng của Việt Nam
c. Chỉ tăng dòng vốn ra ròng của Mỹ
d. Chỉ tăng dòng vốn ra ròng của Việt Nam

MENTORY – ÔN THI NEU 82


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích: Tương tự câu 14.


Câu 18: Đồng nhất thức nào dưới đây là đúng?
a. NCO = NX
b. NCO + I = NX
c. NX + NCO = Y
d. Y = NCO – I
Câu 19: Đồng nhất thức nào dưới đây là đúng?
a. S = I + C
b. S = I - NX
c. S = I + NX
d. S = NX - NCO
Câu 20: Một nước có xuất khẩu ròng là 120 triệu USD và tiết kiệm là 170 triệu USD.
Dòng vốn ra ròng là
a. 70 triệu USD và đầu tư trong nước là 170 triệu USD
b. 70 triệu USD và đầu tư trong nước là 270 triệu USD
c. 120 triệu USD và đầu tư trong nước là 50 triệu USD
d. Không phải các đáp án trên.
Giải thích: Ta có NCO = S – I = NX = 120.
I = S – NX = 170 – 120 = 50.
Câu 21: Một nước có tiết kiệm là 80 triệu USD và đầu tư trong nước là 60 triệu USD.
Xuất khẩu ròng là
a. 20 triệu USD
b. -20 triệu USD
c. 100 triệu USD
d. -100 triệu USD
Câu 22: Một nước có đầu tư trong nước là 60 triệu USD và dòng vốn ra ròng là 25 triệu
USD. Tiết kiệm là
a. 85 triệu USD
b. -35 triệu USD
c. 35 triệu USD
d. 60 triệu USD
Câu 23: Giả sử một nước có GDP = 2000 tỷ USD, tiêu dùng là 1200 tỷ USD, chi tiêu chính
phủ là 400 tỷ USD. Điều này có nghĩa là
a. Đầu tư là 400 tỷ USD
b. Đầu tư cộng dòng vốn ra ròng là 400 tỷ USD
c. Đầu tư cộng xuất khẩu ròng là 400 tỷ USD
d. Cả (b) và (c) đều đúng.
Giải thích: GDP = C + I + G + NX nên I + NX = 2000 – 1200 – 400 = 400
Mà NCO + I = NX + I = 400.
Câu 24: Hoạt động nào sau đây làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lại của Việt Nam?
a. Nhật mua gạo của Việt Nam
b. Nhật mua lúa mỳ của Úc
c. Nhật mua cổ phiếu của Tổng công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sabeco
d. Việt Nam mua tivi Sony của Nhật

MENTORY – ÔN THI NEU 83


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích: Tài khoản vãng lai bao gồm 4 tiểu khoản: cán cân thương mại, dịch vụ phi nhân tố
ròng, thu nhập đầu tư ròng, chuyển khoản ròng.
Việt Nam mua tivi Sony của Nhật làm cho nhập khẩu tăng, xuất khẩu ròng giảm, cán cân
thương mại thâm hụt, tài khoản vãng lai thâm hụt.
Câu 25: Cán cân tài khoản vốn đo lường
a. Giá trị ròng của cán cân thanh toán
b. Chênh lệch giữa dòng vốn vào và dòng vốn ra
c. Chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu
d. Thay đổi dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương.
Câu 26: Những khoản tiền mà Việt Nam nhận viện trợ từ nước ngoài sẽ làm
a. Giảm thâm hụt tài khoản vốn của Việt Nam
b. Tăng thâm hụt tài khoản vốn của Việt Nam
c. Giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam
d. Tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam
Giải thích: Khoản tiền mà Việt Nam nhận viện trợ từ nước ngoài thuộc vào tiểu khoản chuyển
khoản ròng trong cán cân tài khoản vãng lai, làm giảm thâm hụt nó.
Câu 27: Trường hợp nào dưới đây là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam?
a. Một nhà sản xuất linh kiện điện tử của Hàn Quốc xây dựng nhà máy ở Bắc Ninh
b. Một công dân Hà Lan mua cổ phiếu của Vinamilk
c. Công ty dệt may Đức Giang mở đại lý ở Lào
d. Một nhà đầu tư của Việt Nam mua trái phiếu trên thị trường thế giới
Giải thích: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam nghĩa là việc xây dựng nhà máy, cơ sở
vật chất ở nước ngoài. Còn đầu tư gián tiếp là việc sở hữu những tài sản khác như chứng khoản,
BĐS,… nước ngoài.
Câu 28: Trường hợp nào dưới đây là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam?
a. Albert, một công dân Đức, mua cổ phiếu của một công ty máy tính Việt Nam
b. Larry, một công dân Ai-len, xây dựng chuỗi của hàng ăn nhah ở Việt Nam
c. Một doanh nghiệp Việt Nam mua trái phiếu của một doanh nghiệp Mỹ
d. Hệ thống Phở 24 của Việt Nam mở cửa hàng ở Cam-pu-chia.
Giải thích: Tương tự câu 27
Câu 29: Công ty Honda của Nhật xây dựng nhà máy ở Việt Nam. Hoạt động này là
a. Xuất khẩu của Nhật
b. Nhập khẩu của Nhật
c. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật
d. Đầu tư gián tiếp nước ngoài của Nhật
Giải thích: Tương tự câu 27
Câu 30: Anh Nam mở hệ thống hiệu sách và thiết bị giáo dục ở Đài Loan. Hành động này

a. Đầu tư của Nam và là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
b. Đầu tư của Nam và là đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
c. Tiết kiêm của Nam và là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
d. Tiết kiệm của Nam và là đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Giải thích: Tương tự câu 27
Câu 31: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là

MENTORY – ÔN THI NEU 84


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

a. Lãi suất danh nghĩa của quốc gia này chia cho lãi suất danh nghĩa của quốc gia khác
b. Tỷ lệ trao đổi tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác
c. Giá hàng hóa ở quốc gia này chia cho giá của chính hàng hóa đó ở quốc gia khác
d. Số lượng hàng hóa của quốc gia này được trao đổi để lấy hàng hóa tương tự ở quốc gia
khác.
Giải thích: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (En) là tỷ lệ trao đổi tiền tệ giữa 2 quốc gia, còn tỷ giá
hối đoái thực tế (Er) là tỷ lệ trao đổi hàng hóa giữa 2 quốc gia.
Câu 32: Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 125 JPY đổi lấy 1 USD. Giá của một chai rượu
là 2500 JPY. Chai rượu này có giá là bao nhiêu USD?
a. 20 USD
b. 25 USD
c. 22 USD
d. Không phải các đáp án trên.
Giải thích:
1 USD đổi lấy 125 JPY
x USD đổi lấy 2500 JPY
 x = 2500*1/125 = 20.
Câu 33: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 150 JPY đổi 1 USD; 0,8 EUR đổi 1 USD và 20500
VND đổi 1 USD. Một chai bia có giá 6 USD ở New York, 1200 JPY ở Tokyo, 7 EUR ở
Munich, và 15000 VND ở Hà Nội. Giá chai bia đắt nhất và rẻ nhất ở đâu?
a. Hà Nội, New York
b. New York, Tokyo
c. Tokyo, Munich
d. Munich, Hà Nội.
Giải thích: Lần lượt tính giá của chai bia ở mỗi nước bằng cách quy về 1 đơn vị giá chung là
USD và so sánh.
Ở Tokyo có giá: 1200/150 = 8 USD
Ở Munich có giá: 7/0,8 = 8,75 USD
Ở Việt Nam có giá: 15000/20500 = 0,73 USD
Câu 34: Nếu tỷ giá hối đoái giảm từ 23500 VND đổi 1 USD xuống còn 22000 VND đổi 1
USD. Đồng đô-la Mỹ
a. Lên giá và nên mua nhiều hàng hóa Việt Nam hơn
b. Lên giá và nên mua ít hàng hóa Việt Nam hơn
c. Xuống giá và nên mua nhiều hàng hóa của Việt Nam
d. Xuống giá và nên mua ít hàng hóa của Việt Nam
Giải thích: Trước kia, 1 USD có thể đổi được 23500 VND, nhưng bây giờ chỉ đổi được 22000
VND. Do đó, đồng đo-la Mỹ đã giảm giá trị (xuống giá), tương ứng đồng Việt Nam lên giá.
Khi đồng VN lên giá, hàng hóa Việt Nam đắt hơn với hàng hóa nước ngoài, nên xuất khẩu
giảm.
Câu 35: Một cốc so-co-la nóng có giá 1,5 USD ở Mỹ. Cũng cốc sô-cô-la này có giá 30000
VND ở Việt Nam. Nếu tỷ giá hối đoái là 20000 VND đổi 1 USD, tỷ giá hối đoái thực tế là
a. ½ cốc sô-cô-la ở Việt Nam đổi 1 cốc sô-cô-la ở Mỹ
b. 1 cốc sô-cô-la ở Việt Nam đổi 1 cốc sô-cô-la ở Mỹ
c. 2 cốc sô-cô-la ở Việt Nam đổi 1 cốc sô-cô-la ở Mỹ

MENTORY – ÔN THI NEU 85


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

d. Không phải các đáp án trên.


Giải thích: Có công thức tính tỷ giá hối đoái thực tế là:
𝐸𝑛∗𝑃𝑓
Er = với En = 20000, Pf = 1,5 và Pd = 30000 vậy Er = 1
𝑃𝑑
Câu 36: Giả sử tỷ giá hối đoái thực tế là ½ cái bánh mỳ ở Canada đổi được 1 cái bánh mỳ
ở Việt Nam. Một chiếc bánh mỳ ở Canada có giá là 4 CAD. Chiếc bánh mỳ này bán ở Việt
Nam với giá là 37000 VND. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là
a. 17500 VND đổi lấy 1 CAD
b. 18000 VND đổi lấy 1 CAD
c. 18500 VND đổi lấy 1 CAD
d. Không phải các đáp án trên.
Giải thích: Để đớn giản, ta viết lại như sau:
1 bánh mỳ VN ~ ½ bánh mỳ Canada (1)
1 bánh mỳ VN = 37000 VND, 1 bánh mỳ Canada = 4 CAD -> ½ bánh mỳ Canada = 2 CAD (2)
Từ (1) và (2) -> 37000 VND ~ 2 CAD
𝑉𝑁𝐷/𝐶𝐴𝐷 37000
 𝐸𝑟 = = 18500.
2
Câu 37: Những cá nhân hay doanh nghiệp nào dưới đây vui khi đồng Việt Nam tăng giá
trên thị trường ngoại hối?
a. Khách du lịch Việt Nam đến Châu Âu
b. Một công ty Nga nhập khẩu giày dép từ Việt Nam
c. Một công ty Việt Nam xuất khẩu trái cây sang Thái Lan
d. Một công ty Đức nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam
Giải thích: Đồng Việt Nam tăng giá/lên giá trên thị trường ngoại hối có nghĩ là giá trị của nó
tăng lên, đồng ngoại tệ mất giá/xuống giá (Ví dụ trước kia 1 USD đổi được 23000 VND nhưng
bây giờ 1 USD chỉ đổi được 18000 VND).
Khi đồng Việt Nam lên giá, hàng hóa Việt Nam sẽ đắt hơn tương đối so với hàng hóa nước
ngoài làm giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu.
Các đáp án B, C, D đều là các nước nhập khẩu hàng Việt Nam nên họ sẽ không vui.
Đáp án A: người Việt Nam đến châu Âu giả sử cần đổi tiền EUR. Trước đây 33000 VND mới
đổi được 1 EUR nhưng bây giờ chỉ cần bỏ ra 31000 VND đã đổi được 1 EUR.
Câu 38: Trên thị trường trao đổi giữa đô-la Mỹ và đồng Việt Nam. Điều nào dưới đây làm
dịch chuyển đường cung về đô-la Mỹ sang trái?
a. Kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt hơn
b. Thu nhập thực tế của người dân Việt Nam tăng lên
c. Mức giá của Việt Nam tăng nhanh hơn so với Mỹ
d. Không phải các đáp án trên
Giải thích: Mức giá của VN tăng nhanh hơn Mỹ tức giá cả hàng hóa VN đắt hơn so với giá
hàng hóa Mỹ -> người Mỹ giảm nhập khẩu hàng hóa VN, hay hàng VN xuất khẩu giảm ->
giảm cung USD (hoạt động xuất khẩu làm USD chảy vào VN).
Câu 39: Nếu đồng Việt Nam lên giá thực tế so với đô-la Mỹ, thì
a. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam sẽ tăng
b. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam sẽ giảm
c. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam không thay đổi
d. Không phải các đáp án trên

MENTORY – ÔN THI NEU 86


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích: Đồng Việt Nam lên giá thực tế so với đô-la Mỹ, nghĩa là hàng hóa Việt Nam đắt
hơn hàng hóa Mỹ, người VN nhập khẩu hàng Mỹ nhiều hơn hay Mỹ xuất khẩu hàng hóa nhiều
hơn, làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ (Cán cân thương mại = Xuất khẩu – nhập khẩu).
Câu 40: Quy luật một giá nói rằng
a. Một hàng hóa nhất phải có giá cố định
b. Một hàng hóa không thể có giá cao hơn mức giá trần
c. Một hàng hóa phải có giá như nhau ở tất cả mọi nơi
d. Các nhà sản xuất trong nước được trợ cấp.
Câu 41: Theo lý thuyết ngang bằng sức mua
a. Tỷ giá hối đoái thực tế luôn bằng 1
b. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa luôn bằng 1
c. Tỷ giá hối đoái thực tế bằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa
d. Tỷ giá hối đoái thực tế bằng sự chênh lệch giữa tỷ lệ lạm phát giữa hai nước
Giải thích: Lý thuyết ngang bằng sức mua tức quy luật 1 giá cho rằng giá một hàng hóa như
Pd
nhau ở mọi nước: En = -> Er = 1.
Pf
Câu 42: Giả sử 1 USD mua được nhiều chuối ở Việt Nam hơn ở Canberra. Cơ hội kiếm
lời sẽ đến từ việc
a. Mua chuối ở Việt Nam và bán ở Canberra, điều này làm cho giá chuối ở Việt Nam tăng
b. Mua chuối ở Canberra và bán ở Việt Nam, điều này làm cho giá chuối ở Việt Nam tăng
 Mua chuối ở Việt Nam và bán ở Canberra, điều này làm cho giá chuối ở Canberra tăng
c. Mua chuối ở Canberra và bán ở Việt Nam, điều này làm cho giá chuối ở Canberra tăng.
Giải thích: Hoạt động Arbitrage: kiếm lời từ chênh lệch giá bằng cách “Mua nơi rẻ bán nơi
đắt". 1 USD mua được nhiều chuối ở VN hơn tức giá chuối ở VN rẻ hơn.
Khi mua nhiều chuối ở Việt Nam hơn, nghĩa là tổng cầu tăng, dịch phải làm tăng giá chuối.
Câu 43: Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 2 SGD đổi 1 USD. Một giỏ hàng hóa của Mỹ có
giá 40 USD. Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, giỏ hàng này được bán giá bao nhiêu ở
Sing-ga-po?
a. 20 SGD
b. 40 SGD
c. 80 SGD
d. 100 SGD
Giải thích: Ta có công thức về lý thuyết ngang bằng sức mua:
𝑃𝑑
En = 𝑃𝑓 nên Pd = 2*40 = 80 SGD.
Câu 44: Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai nước
phản ánh sự khác nhau về
a. Mức giá giữa hai nước
b. Nguồn lực giữa hai nước
c. Thu nhập giữa hai nước
d. Mức sống giữa hai nước
Giải thích: Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, tỷ giá hối đoái thực tế bằng 1, nên ta chỉ xét
đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa bằng mức giá giữa 2 nước.

MENTORY – ÔN THI NEU 87


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 45: Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, nếu một bánh McDonald được bán ở Mỹ với
giá là 2,5 USD và được bán ở Việt Nam với giá 55000 VND. Khi đó, tỷ giá hối đoái danh
nghĩa là
a. 1 USD đổi lấy 21000 VND
b. 1 USD đổi lấy 22000 VND
c. 0,5 USD đổi lấy 10000 VND
d. Không phải các đáp án trên
Giải thích: En = Pd/Pf = 55000/2,5 = 22000 VND/USD.
Câu 46: Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, nếu giá hàng hóa ở Canada tăng với một tỷ
lệ nhỏ hơn so với giá hàng hóa ở Việt Nam, thì
a. Tỷ giá hối đoái thực tế tính bằng số đơn vị hàng hóa ở Việt Nam đổi lấy một đơn vị
hàng hóa ở Canada tăng
b. Tỷ giá hối đoái thực tế tính bằng số đơn vị hàng hóa ở Việt Nam đổi lấy một đơn vị
hàng hóa ở Canada giảm
c. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa tính bằng số đồng Việt Nam đổi lấy một đô-la Canada tăng
d. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa tính bằng số đồng Việt Nam đổi lấy một đô-la Canada giảm
Giải thích: Theo lý thuyết ngang bằng sức mua:
𝑉𝑁𝐷/𝑈𝑆𝐷
𝐸𝑛 = Pd/Pf. Giá hàng hóa Canada tăng chậm hơn giá hàng hóa VN tức Pd/Pf tăng hay
𝑉𝑁𝐷/𝑈𝑆𝐷
𝐸𝑛 tăng.
Câu 47: Thị trường mà ở đó đồng tiền của nước này được trao đổi với đồng tiền của nước
khác được gọi là
a. Thị trường vốn
b. Thị trường ngoại hối
c. Thị trường tài chính
d. Thị trường cổ phiếu
Câu 48: Tình huống nào dưới đây làm dịch chuyển đường cung ngoại tệ thị trường ngoại
hối sang phải?
a. Cầu về hàng hóa nước ngoài của dân cư trong nước tăng
b. Cầu về hàng hóa nước ngoài của dân cư trong nước giảm
c. Các nhà đầu cơ dự đoán đồng nội tệ sẽ tăng giá mạnh trên thị trường ngoại hối trong
thời gian tới
d. Chính phủ có thâm hụt ngân sách
Giải thích:
Các nhà đầu cơ dự đoán đồng nội tệ sẽ tăng giá mạnh trong thời gian tới -> tích trữ nội tệ hiện
tại để bán lúc tăng giá -> bán ngoại tệ mua nội tệ -> cung ngoại tệ tăng.
Câu 49: Đường cầu ngoại tệ thị trường ngoại hối sẽ không dịch chuyển sang phải khi
a. GDP thực tế của Việt Nam tăng
b. Lạm phát của Việt Nam tăng cao hơn so với các nước trên thế giới
c. Người dân Việt Nam thích dùng hàng hóa nước ngoài hơn
d. Ngân hàng trung ương bán ngoại tệ ra thị trường
Giải thích:
Xét ngoại tệ là USD.

MENTORY – ÔN THI NEU 88


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

GDP thực tế của VN tăng tức mức sống tăng -> có thể tăng cầu ngoại tệ (tích trữ ngoại tệ, đi du
lịch,…)
Lạm phát VN cao hơn các nước trên thế giới -> giá hàng hóa VN đắt hơn tương đối so với giá
hàng hóa nước ngoài -> người VN cầu hàng hóa nước ngoài -> cầu USD tăng (cần USD để
mua hàng nước ngoài)
Người VN thích dùng hàng hóa nước ngoài hơn tương tự ý b.
NHTW bán ngoại tệ chỉ ảnh hưởng đến cung ngoại tệ (cung ngoại tệ tăng).
Câu 50: Trên thị trường trao đổi giữa đồng Việt Nam và đô-la Mỹ, nếu giá của đồng đô-la
Mỹ càng thấp, thì
a. Lượng cung đô-la Mỹ càng cao
b. Lượng cầu đô-la Mỹ càng cao
c. Lượng cung đô-la Mỹ càng thấp
d. Cả (b) và (c) đều đúng.
Giải thích: Giá USD thấp -> USD xuống giá, VND lên giá -> tỷ giá hối đoái danh nghĩa
VND/USD giảm (từ E0 xuống E1) -> lượng cầu USD tăng, lượng cung USD giảm.

Câu 51: Tình huống nào dưới đây làm giảm giá đồng đô-la Mỹ trên thị trường ngoại hối?
a. Cầu về hàng hóa Việt Nam của người dân nước ngoài giảm
b. Thu nhập của người dân trong nước tăng lên
c. Ngân hàng Nhà nước bán đô-la Mỹ ra thị trường
d. Các nhà đầu cơ dự đoán lãi suất tiền gửi bằng đô-la Mỹ sẽ tăng so với lai suất tiền gửi
bằng đồng Việt Nam.
Giải thích: Ngân hàng nhà nước bán đô la trên thị trường -> cung USD dịch phải -
VND/USD
>En giảm tức VND lên giá, USD xuống giá.
Câu 52: Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi là hệ thống trong đó
a. Các doanh nghiệp luôn ưu tiên nhập khẩu nguyên liệu hơn là sử dụng nguyên liệu trong
nước
b. Tỷ giá hối đoái được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối chứ
không phải do ngân hàng trung ương quy định.

MENTORY – ÔN THI NEU 89


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

c. Chính phủ xác định giá trị của đồng tiền nước mình theo đồng tiền của một nước khác
d. Tỷ giá luôn biến động tương ứng với sự thay đổi lạm phát tương đối giữa các nước
Câu 53: Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý là hệ thống trong đó
a. Ngân hàng trung ương cho phép các ngân hàng thương mại được xác định tỷ giá mà can
thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối
b. Ngân hàng trung ương cố định tỷ giá ở mức đã công bố từ trước
c. Ngân hàng trung ương đôi khi can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm hạn chế sự biến
động bất lợi của tỷ giá hối đoái
d. Các doanh nghiệp sẽ được hưởng các mức tỷ giá khác nhau nhằm khuyến khích xuất
khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Câu 54: Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định là hệ thống trong đó
a. Ngân hàng trung ương phải thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ
tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định
b. Tỷ giá hối đoái thực tế luôn cố định
c. Tiền của quốc gia đó luôn giảm giá so với các đồng tiền của các quốc gia khác
d. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa luôn cố định
Câu 55: Trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, nếu cung về ngoại tệ trên thị trường ngoại
hối tăng lên, thì ngân hàng trung ương phải
a. Giữ cho cán cân thanh toán cân bằng
b. Mua ngoại tệ
c. Để tỷ giá tự điều chỉnh theo cung cầu thị trường
d. Áp đặt một mức tỷ giá hối đoái cố định mới
Giải thích: Khi cung USD tăng (dịch phải), tỷ giá VND/USD giảm -> NHTW làm tỷ giá quay
về mức ban đầu bằng cách giảm cung USD, mua ngoại tệ (hút ngoại tệ về) để đường cung USD
dịch sang trái quay trở lại vị trí ban đầu.
Câu 56: Trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, nếu người dân tăng nhu cầu nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ từ nước khác, thì ngân hàng trung ương cần
a. Tăng giá nội tệ so với ngoại tệ
b. Phá giá nội tệ so với ngoại tệ
c. Mua ngoại tệ để giữ cho tỷ giá hối đoái cố định
d. Bán ngoại tệ để giữ cho tỷ giá hối đoái cố định
Giải thích: Khi người dân tăng nhu cầu nhập khẩu -> cầu USD tăng, dịch phải làm tỷ giá
VND/USD tăng -> NHTW cần làm giảm tỷ giá về mức ban đầu bằng cách kéo đường cung
USD sang phải đến vị trí giao với đường cầu USD sao cho mức tỷ giá bằng mức tỷ giá ban đầu,
bằng cách bán USD (tăng cung USD).

CHƯƠNG 10. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU


Câu 1: Một giai đoạn ngắn trong đó thu nhập giảm và thất nghiệp tăng được gọi là
a. Tăng trưởng nóng
b. Suy thoái
c. Mở rộng
d. Chu kỳ kinh tế
Câu 2: Chu kỳ kinh tế
a. Được giải thích chủ yếu bởi những biến động trong tiêu dùng

MENTORY – ÔN THI NEU 90


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

b. Không phải là vấn đề quan trọng bởi đã có các chính sách của chính phủ
c. Là những biến động của GDP thực và các biến liên quan khác theo thời gian
d. Có thể dễ dàng được các nhà kinh tế giỏi dự đoán trước
Câu 3: Phần lớn các nhà kinh tế ban đầu sử dụng mô hình tổng cầu và tổng cung để phân
tích
a. Biến động ngắn hạn của nền kinh tế
b. Hiệu ứng của các chính sách vĩ mô đối với giá cả của các hàng hóa riêng biệt
c. Hiệu ứng dài hạn của chính sách thương mại quốc tế
d. Năng suất và tăng trưởng kinh tế
Câu 4: Thành phần nào trong GDP thực biến động mạnh nhất trong chu kỳ kinh tế?
a. Tiêu dùng
b. Chi tiêu chính phủ
c. Đầu tư
d. Xuất khẩu ròng
Câu 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung giải thích mối quan hệ giữa
a. Mức giá chung và giá của một hàng hóa cụ thể
b. Thất nghiệp và sản lượng
c. Tiền lương và việc làm
d. GDP thực tế và mức giá chung
Giải thích: Tổng cung tổng cầu nghiên cứu mỗi quan hệ giữa mức giá chung và sản lượng. Và
GDP thực cố định giá, thay đổi sản lượng.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây về mô hình tổng cầu và tổng cung là đúng?
a. Mô hình tổng cầu và tổng cung chỉ là mô hình lớn của mô hình cung cầu thị trường
b. Mức giá chung điều chỉnh để đưa tổng cầu và tổng cung về trạng thái cân bằng
c. Đường tổng cung cho biết lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và doanh
nghiệp và chính phủ muốn mua tại mỗi mức giá
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích: Khi mức giá chung thay đổi, tổng cung và tổng cầu sẽ được điều chỉnh để trở lại
trạng thái cân bằng.
Câu 7: Đường tổng cầu
a. Dốc xuống bởi cùng lý do với việc đường cầu thị trường thông thường dốc xuống
b. Thẳng đứng trong dài hạn
c. Cho biết mối quan hệ ngược chiều giữa mức giá chung và lượng cầu hàng hóa dịch vụ
d. Tất cả các dáp án trên đều đúng
Giải thích: Đường tổng cầu dốc xuống thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa giá và sản
lượng.
Câu 8: Sự tăng lên của mức giá chung sẽ dẫn đến
a. Sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu
b. Sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cầu
c. Sự di chuyển sang trái dọc theo đường tổng cầu
d. Sự di chuyển sang phải dọc theo đường tổng cầu
Giải thích: Mức giá chung là biến nội sinh, do đó gây ra sự di chuyển (vận động dọc) trên
đường tổng cầu. Mà đường tổng cầu dốc xuống thể hiện quan hệ ngược chiều, khi mức giá tăng
-> sản lượng giảm (di chuyển sang trái).

MENTORY – ÔN THI NEU 91


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 9: Giá cả tăng lên làm cho người tiêu dùng cảm thấy nghèo đi. Từ đó dẫn đến
a. Sự dịch phải của đường tổng cầu
b. Sự dịch trái của đường tổng cầu
c. Sự di chuyển sang phải dọc theo đường tổng cầu
d. Sự di chuyển sang trái dọc theo đường tổng cầu
Giải thích: Giá cả tăng lên thì với mức thu nhập như cũ, người tiêu dùng sẽ mua được ít hàng
hóa và dịch vụ hơn. Giá là biến nội sinh.
Câu 10: Giá cả giảm sẽ làm cho mọi người
a. Giữ ít tiền hơn, cho vay ít hơn và do đó lãi suất tăng
b. Giữ ít tiền hơn, cho vay nhiều hơn và do đó lãi suất giảm
c. Giữ nhiều tiền hơn, cho vay nhiều hơn và do đó lãi suất tăng
d. Giữ nhiều tiền hơn, cho vay ít hơn và do đó lãi suất giảm
Giải thích: Khi giá cả giảm, với cùng mức thu nhập như cũ thì mọi người sẽ không cần nhiều
tiền để mua được lượng hàng hóa và dịch vụ giống như trước, do đó họ sẽ có dư tiền để cho
vay, tức cung vốn tăng (đường cung vốn dịch phải) làm cho lãi suất giảm. (Tương tự đường
tổng cung: AS dịch phải -> giá giảm)
Câu 11: Khi giá giảm, lãi suất sẽ
a. Tăng và do đó doanh nghiệp sẽ tăng đầu tư
b. Tăng và do đó doanh nghiệp sẽ giảm đầu tư
c. Giảm và do đó doanh nghiệp sẽ tăng đầu tư
d. Giảm và do đó doanh nghiệp sẽ giảm đầu tư
Giải thích: Khi giá cả giảm, với cùng mức thu nhập như cũ thì mọi người sẽ không cần nhiều
tiền để mua được lượng hàng hóa và dịch vụ giống như trước, do đó họ sẽ có dư tiền để cho
vay, tức cung vốn tăng (đường cung vốn dịch phải) làm cho lãi suất giảm. Lãi suất giảm
khuyến khích doanh nghiệp vay để đầu tư.
Câu 12: Mức giá chung tăng lên sẽ làm cho lãi suất
a. Tăng, nội tệ giảm giá và xuất khẩu ròng tăng
b. Tăng, nội tệ tăng giá và xuất khẩu ròng giảm
c. Giảm, nội tệ giảm giá và xuất khẩu ròng tăng
d. Giảm, nội tệ tăng giá và xuất khẩu ròng giảm
Giải thích: Khi mức giá chung tăng lên, người dân sẽ cần nhiều tiền hơn để mua được lượng
hàng hóa và dịch vụ như cũ, do đó họ có ít tiền dư ra để cho vay, vì thế lãi suất tăng lên.
Mức giá chung tăng cũng làm cho giá trị của đồng tiền giảm đi (sức mua củ đông tiền giảm),
xuất khẩu ròng tăng.
Câu 13: Thị trường chứng khoán bùng nổ làm cho mọi người giàu có hơn, từ đó họ
a. Tăng tiêu dùng, dẫn đến dịch chuyển đường tổng cầu sang phải
b. Tăng tiêu dùng, dẫn đến dịch chuyển đường tổng cầu sang trái
c. Giảm tiêu dùng, dẫn đến dịch chuyển đường tổng cầu sang phải
d. Giảm tiêu dùng, dẫn đến dịch chuyển đường tổng cầu sang trái
Giải thích: Thị trường chứng khoán bùng nổ sẽ làm cho thu nhập của những người sở hữu
chứng khoán tăng lên, khiến họ giàu có hơn và tăng tiêu dùng (C), từ đó tăng tổng cầu -> AD
dịch phải.
Câu 14: Khi thuế giảm, tiêu dùng tăng, điều này được thể hiện bằng
a. Sự di chuyển sang phải dọc theo đường tổng cầu

MENTORY – ÔN THI NEU 92


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

b. Sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu


c. Sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cung
d. Không phải các đáp án trên
Câu 15: Điều nào sau đây làm đường tổng cầu dịch chuyển sang phải?
a. Tăng cung tiền
b. Tăng xuất khẩu ròng tại mọi mức giá
c. Ưu đãi thuế đầu tư
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích: Cung tiền tăng làm giảm lãi suất, tăng đầu tư -> AD dịch phải
AD = C+I+G+NX. NX tăng -> AD tăng, dịch phải
Ưu đãi thuế đầu tư tạo động lực đầu tư (I tăng) -> AD tăng, dịch phải.
Câu 16: Thay đổi nào sau đây làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang trái?
a. Mức giá tăng
b. Mức giá giảm
c. Nội tệ giảm giá
d. Giá chứng khoán giảm
Giải thích: Giá chứng khoán giảm làm giảm tài sản của người nắm giữ chứng khoán -> chủ sở
hữu nghèo đi -> giảm tiêu dùng -> AD dịch trái.
Câu 17: Đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải khi chính phủ
a. Tăng thuế thu nhập cá nhân
b. Tăng cung tiền
c. Bãi bỏ ưu đãi thuế đầu tư
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích: MS dịch phải -> lãi suất giảm -> tăng đầu tư -> AD dịch phải.

Câu 18: Các bạn hàng nhập khẩu quan trọng của Việt Nam lâm vào suy thoái, chúng ta

có thể dự kiến xuất khẩu ròng của Việt Nam sẽ


a. Tăng, làm đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
b. Tăng, làm đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
c. Giảm, làm đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
d. Giảm, làm đường tổng cầu dịch chuyển sang trái

MENTORY – ÔN THI NEU 93


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích: Khi bạn hàng nhập khẩu quan trọng của Việt Nam bị suy thoái, họ sẽ giảm nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, làm xuất khẩu giảm, xuất khẩu ròng giảm.
Câu 19: Sự tăng lên của yếu tố nào sau đây (không xuất phát từ sự thay đổi của mức giá)
làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải?
a. Tiêu dùng
b. Đầu tư
c. Chi tiêu chính phủ
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích: Đường tổng cầu dịch chuyển do tác động của các biến ngoại sinh và các thành tố
của tổng cầu.
AD = C+I+G+NX.
Câu 20: Đường tổng cung thẳng đứng
a. Cả trong ngắn hạn và dài hạn
b. Không phải trong ngắn hạn lẫn dài hạn
c. Chỉ trong dài hạn, không phải trong ngắn hạn
d. Chỉ trong ngắn hạn, không phải trong dài hạn
Câu 21: Đường tổng cung dốc lên chứ không phải thẳng đứng
a. Cả trong ngắn hạn và dài hạn
b. Không phải trong ngắn hạn lẫn dài hạn
c. Chỉ trong dài hạn, không phải trong ngắn hạn
d. Chỉ trong ngắn hạn, không phải trong dài hạn

Mô hình đường tổng cung trong dài hạn.


Câu 22: Yếu tố nào sau đây không quyết định mức GDP thực trong dài hạn
a. Mức giá chung
b. Cung lao động
c. Tài nguyên thiên nhiên
d. Trình độ công nghệ
Giải thích: Mức GDP thực trong dài hạn xác định mức sản lượng trong dài hạn. Theo mô hình
AD – AS, đường tổng cung dài hạn thẳng đứng xác định mức sản lượng Y* không đổi nên mức
giá chung thay đổi không làm thay đổi sản lượng.
Câu 23: Đường tổng cung dài hạn sẽ chuyển sang phải nếu

MENTORY – ÔN THI NEU 94


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

a. Dân nhập cư từ nước ngoài tăng


b. Tích lũy tư bản tăng
c. Công nghệ tiên tiến hơn
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích: Xét trong dài hạn, Y* không phụ thuộc P mà phụ thuộc yếu tố đầu vào (Input), dẫn
đến làm dịch chuyển đường ASLR:
+ Tài nguyên thiên nhiên
+ Lao động
+ Tư bản hiện vật: máy móc, nhà xưởng,…
+ Tư bản con người: tay nghề,…
+ Công nghệ
Câu 24: Đường tổng cung dài hạn sẽ dịch phải nếu
a. Công nghệ tiên tiến hơn
b. Mức giá chung giảm
c. Mức giá chung tăng
d. Cung tiền tăng
Câu 25: Theo lý thuyết nhận thức sai lầm, nếu mức giá tăng nhiều hơn mọi người dự
đoán, các doanh nghiệp tin rằng mức giá tương đối của hàng hóa và dịch vụ mà họ sản
xuất đang
a. Giảm, và do đó họ tăng sản xuất
b. Giảm, và do đó họ giảm sản xuất
c. Tăng, và do đó họ tăng sản xuất
d. Tăng, và do đó họ giảm sản xuất
Giải thích: Theo lý thuyết nhận thức sai lầm, khi mức giá chung tăng nhiều hơn dự đoán các
doanh nghiệp tin rằng mức giá tương đối của họ cũng tăng, cầu về sản phẩm tăng, từ đó tăng
sản xuất.
Câu 26: Theo lý thuyết nhận thức sai lầm, lượng cung sẽ tăng nếu mức giá
a. Tăng ít hơn mức dự kiến, khi đó doanh nghiệp tin rằng mức giá tương đối của họ đã
tăng
b. Tăng ít hơn mức dự kiến, khi đó doanh nghiệp tin rằng mức giá tương đối của họ đã
giảm
c. Tăng nhiều hơn mức dự kiến, khi đó doanh nghiệp tin rằng mức giá tương đối của họ đã
tăng
d. Tăng nhiều hơn mức dự kiến, khi đó doanh nghiệp tin rằng mức giá tương đối của họ đã
giảm
Câu 27: Theo lý thuyết tiền lương cứng nhắc về đường tổng cung ngắn hạn, khi mức giá
tăng nhiều hơn mức dự kiến, tiền lương thực sẽ
a. Tăng, do đó việc làm tăng
b. Tăng, do đó việc làm giảm
c. Giảm, do đó việc làm tăng
d. Giảm, do đó việc làm giảm
Giải thích: Ta có công thức sau
𝐿ươ𝑛𝑔 𝑑𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎĩ𝑎
Lương thực tế = (có thể hiểu lạm phát tương đương với mức giá).
𝑙ạ𝑚 𝑝ℎá𝑡

MENTORY – ÔN THI NEU 95


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Khi mức giá tăng nhiều hơn so với dự kiến thì tiền lương thực tế sẽ giảm đi, DN được lợi vì
lương thực tế trả cho nhân viên giảm, từ đó tăng thuê nhân viên (việc làm tăng).
Câu 28: Theo lý thuyết giá cả cứng nhắc về đường tổng cung ngắn hạn, khi giá giảm
ngoài dự kiến, một số doanh nghiệp sẽ có mức giá
a. Thấp hơn mức mong muốn và do vậy doanh số tăng
b. Thấp hơn mức mong muốn và do vậy doanh số giảm
c. Cao hơn mức mong muốn và do vậy doanh số tăng
d. Cao hơn mức mong muốn và do vậy doanh số giảm
Giải thích: Theo mô hình giá cả cứng nhắc, một số doanh nghiệp không thay đổi mức giá của
mình theo mức giá chung khi mức giá chung thay đổi -> giá của doanh nghiệp đắt hơn giá thị
trường -> doanh số giảm.
Câu 29: Phương trình: lượng cung = sản lượng tiềm năng + 𝜶 (giá thực tế - giá dự kiến),
trong đó hệ số 𝜶 là một số dương, phản ánh
a. Đường tổng cung ngắn hạn dốc lên
b. Đường tổng cung dài hạn thẳng đứng
c. Đường tổng cầu dốc xuống
d. Không phải các đáp án trên
Giải thích: Ta có phương trình đường tổng cung ngắn hạn như sau: Y =Y* + 𝛼(P – Pe). Hệ số
góc dương chứng tỏ đồ thị dốc lên.
Câu 30: Sự gia tăng mức giá dự kiến sẽ làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển
a. Sang phải, và sự gia tăng mức giá thực tế cũng làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch
phải
b. Sang phải còn sự gia tăng mức giá thực tế thì không làm đường tổng cung ngắn hạn
dịch chuyển
c. Sang trái, và sự gia tăng mức giá thực tế cũng làm cho đường tổng cung ngắn hạn dịch
trái
d. Sang trái, còn sự gia tăng mức giá thực tế thì không làm đường tổng cung ngắn hạn dịch
chuyển
Giải thích:
Y = Y* + α(P-Pe) = (Y* - αPe) + αP.
∆𝑌 = (𝑌 ∗ − 𝛼𝑃𝑒2 ) − (𝑌 ∗ − 𝛼𝑃𝑒1 ) = 𝛼(𝑃𝑒1 − 𝑃𝑒2 ).
Có:α> 0, Pe tăng tức 𝑃𝑒1 < 𝑃𝑒2 ->∆𝑌 < 0, sản lượng giảm, đường tổng cung dịch trái từ AS1
về AS2.
Giá thực tế là biến nội sinh không làm dịch chuyển đường tổng cung.

MENTORY – ÔN THI NEU 96


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 31: Thay đổi nào sau đây làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn
sang phải?
a. Sự gia tăng mức giá thực tế
b. Sự gia tăng mức giá dự kiến
c. Sự gia tăng tích lũy tư bản
d. Không phải các đáp án trên
Giải thích:Các yếu tố làm dịch chuyển cả AS dài hạn và ngắn hạn:
+ Tài nguyên thiên nhiên
+ Lao động
+ Tư bản hiện vật: máy móc, nhà xưởng,…
+ Tư bản con người: tay nghề,…
+ Công nghệ
Câu 32: Thay đổi nào sau đây làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn, nhưng không
làm đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải?
a. Mức giá chung giảm
b. Mức giá dự kiến giảm
c. Khối lượng tư bản giảm
d. Cung tiền tăng
Câu 33: Thay đổi nào sau đây làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải?
a. Mức giá chung tăng
b. Tiền lương tối thiểu tăng
c. Giá đầu vào giảm
d. Nhập cư từ nước ngoài giảm
Giải thích: Giá đầu vào là biến ngoại sinh ảnh hưởng riêng đến đường tổng cung ngắn hạn.
Khi giá đầu vào giảm tức chi trả cho chi phí đầu vào thấp hơn, các doanh nghiệp có thể tăng
sản xuất -> tổng cầu tăng, dịch trái.
Câu 34: Thay đổi nào sau đây sẽ làm tăng mức giá và GDP thực trong ngắn hạn?
a. Mức giá dự kiến tăng
b. Cung tiền tăng
c. Khối lượng tư bản giảm
d. Không phải các đáp án trên

MENTORY – ÔN THI NEU 97


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích: Cung tiền tăng -> lãi suất giảm -> đầu tư (I) tăng làm tổng cầu tăng, dịch phải. Do
đó làm tăng giá, tăng sản lượng (GDP thực) trong ngắn hạn. (Sử dụng mô hình Cung – cầu tiền
và AD – AS).
Câu 35: Giả sử xảy ra suy thoái kinh tế do sự dịch chuyển của đường tổng cầu. Nếu các
nhà hoạch định chính sách có thể phản ứng kịp thời và chính xác, họ có thể triệt tiêu sự
dịch chuyển ban đầu bằng cách
a. Dịch chuyển đường tổng cung sang phải
b. Dịch chuyển đường tổng cung sang trái
c. Dịch chuyển đường tổng cầu sang phải
d. Dịch chuyển đường tổng cầu sang trái
Giải thích: Nền kinh tế suy thoái do tổng cầu giảm tức AD dịch trái (AD dịch trái làm sản
lượng giảm tức suy thoái).
Các nhà hoạch định chính sách muốn triệt tiêu tác động của việc dịch chuyển đường cầu thì họ
cần kéo đường cầu trở lại vị trí cũ (biện pháp kích cầu).
Câu 36: Nền kinh tế suy thoái do sự dịch chuyển của tổng cầu, thì mức giá sẽ
a. Tăng trong ngắn hạn, và tăng mạnh hơn trong dài hạn
b. Tăng trong ngắn hạn, và giảm về mức ban đầu trong dài hạn
c. Giảm trong ngắn hạn, và giảm sâu trong dài hạn
d. Giảm trong ngắn hạn, và tăng trở lại mức ban đầu trong dài hạn
Giải thích:
Mức giá giảm từ P0 xuống P1 trong ngắn hạn, xuống P2 trong dài hạn.

Câu 37: Với nền kinh tế ban đầu đang ở mức cân bằng dài hạn, sự dịch chuyển của tổng
cầu sẽ ảnh hưởng đến mức giá
a. Và sản lượng trong cả ngắn hạn và dài hạn
b. Và sản lượng chỉ trong ngắn hạn
c. Trong ngắn hạn và dài hạn, nhưng ảnh hưởng đến sản lượng chỉ trong ngắn hạn
d. Trong ngắn hạn và dài hạn, nhưng ảnh hưởng đến sản lượng chỉ trong dài hạn
Giải thích: Tương tự đồ thị trên, sự dịch chuyển của AD làm thay đổi giá trong cả ngắn hạn và
dài hạn (P1 và P2), tuy nhiên vì đường tổng cung dài hạn thẳng đứng nên trong dài hạn sản
lượng không đổi.
Câu 38: Nếu thời tiết xấu ảnh hưởng đến việc cung cấp nguyên liệu thô

MENTORY – ÔN THI NEU 98


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

a. Tổng cung sẽ dịch chuyển sang phải


b. Sản lượng sẽ giảm trong ngắn hạn
c. Mức giá sẽ giảm trong ngắn hạn
d. Không phải các đáp án trên
Giải thích: Khi thời tiết xấu, các nguyên liệu thô trở nên ít hơn, làm cho giá nguyên liệu đầu
vào tăng lên hay chi phí sản xuất tăng lên. Do đó làm cho tổng cung giảm, đường tổng cung
dịch trái
Câu 39: Để triệt tiêu ảnh hưởng đối với sản lượng do suy thoái kinh tế gây ra bởi sự thay
đổi của tổng cung, các nhà hoạch định chính sách sẽ sử dụng chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa để làm dịch chuyển
a. Tổng cung sang phải
b. Tổng cung sang trái
c. Tổng cầu sang phải
d. Tổng cầu sang trái
Giải thích: Suy thoái do tổng cung dịch trái, làm giá tăng và sản lượng giảm.
Các nhà hoạch định chính sách sử dụng chính sách tiền tệ và tài khóa để triệt tiêu ảnh hưởng
đối với sản lượng tức làm sản lượng tăng lên như cũ -> tác động vào tổng cầu, làm tổng cầu
dịch sang phải đến vị trí sản lượng bằng sản lượng ban đầu.
Câu 40: Điều nào sau đây sẽ gây ra hiện tượng đình lạm?
a. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
b. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
c. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
d. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
Giải thích: Hiện tượng đình làm/lạm phát kèm suy thoái xảy ra khi gặp một cú sốc cung bất lợi
(tổng cung giảm, dịch trái).
Câu 41: Giả sử nền kinh tế đang ở mức cân bằng dài hạn. Nếu tiền lương tối thiểu tăng
mạnh đồng thời doanh nghiệp bi quan về các điều kiện kinh doanh tronh tương lai, thì
chúng ta có thể dự đoán trong ngắn hạn
a. GDP thực tế sẽ tăng, còn mức giá có thể tăng, giảm hoặc giữ nguyên
b. GDP thực tế sẽ giảm, còn mức giá có thể tăng, giảm hoặc không đổi
c. Mức giá sẽ tăng, còn GDP thực có thể tăng, giảm, hoặc không đổi
d. Mức giá sẽ giảm, còn GDP thực có thể tăng, giảm, hoặc không đổi
Giải thích: Tiền lương tối thiểu tăng mạnh nghĩa là chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên,
làm cho tổng cung giảm, dịch trái. Do đó, giá tăng, lượng giảm.
Các doanh nghiệp bi quan về điều kiện kinh doanh trong tương lai thì sẽ giảm đầu tư, giảm
tổng cầu, tổng cầu dịch trái. Do đó, giá giảm, lượng giảm.
Vậy qua phân tích trên ta thấy, sản lượng đều giảm -> GDP thực giảm, còn mức giá không xác
định.

MENTORY – ÔN THI NEU 99


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Minh họa 1 trường hợp: giá giảm (P3<P1)


Câu 42: Theo lý thuyết ưa thích thanh khoản, nếu mức giá tăng thì lãi suất cân bằng sẽ
a. Tăng, do vậy tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng
b. Tăng, do vậy tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm
c. Giảm, do vậy tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng
d. Giảm, do vậy tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm
Giải thích: Giá tăng thì người dân cần giữ nhiều tiền hơn để chi tiêu -> tiết kiệm giảm -> cung
vốn giảm -> lãi suất tăng (theo mô hình cung – cầu vốn) -> lãi suất là giá cả của món vay, tức
DN giảm vay vốn -> giảm đầu tư -> AD giảm, dịch trái.
Câu 43: Theo lý thuyết ưa thích thanh khoản, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi,
trong ngắn hạn mức giá tăng sẽ khiến hộ gia đình
a. Tăng tiêu dùng và doanh nghiệp tăng chi mua hàng hóa tư bản
b. Tăng tiêu dùng và doanh nghiệp giảm chi mua hàng hóa tư bản
c. Giảm tiêu dùng và doanh nghiệp tăng chi mua hàng hóa tư bản
d. Giảm tiêu dùng và doanh nghiệp giảm chi mua hàng hóa tư bản
Giải thích: Khi mức giá tăng lên, người dân sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn trước nên
tiêu dùng của người dân giảm. Tương tự với các doanh nghiệp.
Câu 44: Trong ngắn hạn, tăng cung tiền sẽ làm cho lãi suất
a. Tăng, và đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
b. Tăng, và đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
c. Giảm, và đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
d. Giảm, và đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
Giải thích: Theo mô hình cung – cầu tiền, MS tăng -> lãi suất giảm -> tăng vay vốn đầu tư ->
AD tăng, dịch phải.

MENTORY – ÔN THI NEU 100


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 45: Nếu ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ trên thị trường, cung tiền sẽ
a. Tăng và đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
b. Tăng và đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
c. Giảm và đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
d. Giảm và đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
Giải thích: NHTW bán trái phiếu chính phủ trên thị trường tức hút tiền lại từ lưu thông -> tiền
cơ sở (MB) giảm -> cung tiền (MS) giảm -> lãi suất tăng lên -> đầu tư giảm xuống -> tổng cầu
giảm, dịch trái.
Câu 46: Nếu thị trường chứng khoán sụp đổ,
a. Tổng cầu sẽ tăng, và ngân hàng trung ương có thể khắc phục bằng cách tăng cung tiền
b. Tổng cầu sẽ tăng, và ngân hàng trung ương có thể khắc phục bằng cách giảm cung tiền
c. Tổng cầu sẽ giảm, và ngân hàng trung ương có thể khắc phục bằng cách tăng cung tiền
d. Tổng cầu sẽ giảm, và ngân hàng trung ương có thể khắc phục bằng cách giảm cung tiền
Giải thích: Thị trường chứng khoán sụp đổ sẽ làm mất tài sản của những người sở hữu chứng
khoán, nghèo đi do đó chi tiêu/đầu tư giảm, tổng cầu giảm. Để khắc phục điều đó, NHTW tăng
cung tiền sẽ làm lãi suất giảm, khiến đầu tư tăng lên, giúp tổng cầu dần dịch chuyển về vị trí cũ.
Câu 47: Chính sách tài khóa phản ánh ý tưởng rằng tổng cầu có thể được thay đổi bằng
sự thay đổi của
a. Cung tiền
b. Chi tiêu chính phủ và thuế
c. Chính sách thương mại
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 48: Điều nào sau đây làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải?
a. Sự gia tăng chi tiêu chính phủ hoặc sự sụt giảm mức giá
b. Sự cắt giảm chi tiêu chính phủ hoặc sự gia tăng mức giá
c. Sự gia tăng chi tiêu chính phủ, nhưng không phải sự thay đổi mức giá
d. Sự sụt giảmcủa mức giá, nhưng không phải sự gia tăng chi tiêu chính phủ
Giải thích: Mức giá là biến nội sinh nên không làm đường tổng cầu dịch chuyển.
Câu 49: Sự cắt giảm chi tiêu chính phủ về cơ bản ban đầu sẽ làm dịch chuyển
a. Đường tổng cầu sang phải
b. Đường tổng cầu sang trái
c. Đường tổng cung sang phải
d. Không làm dịch chuyển đường tổng cầu hay tổng cung
Giải thích: Có AD = C + I + G + NX nên khi Chính phủ cắt giảm chi tiêu thì G giảm, AD
giảm, làm AD dịch trái.
Câu 50: Điều nào sau đây có xu hướng làm đường tổng cầu dịch sang phải xa hơn so với
lượng gia tăng chi tiêu chính phủ?
a. Hiệu ứng lấn át
b. Hiệu ứng số nhân
c. Hiệu ứng của cải
d. Hiệu ứng lãi suất
Giải thích:
Do có số nhân chi tiêu: Sự thay đổi của sản lượng cân bằng khi thay đổi 1 đơn vị trong tổng chi
tiêu. Ở đây xét sự thay đổi của G.

MENTORY – ÔN THI NEU 101


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020
∆𝑌
m = ∆𝐺
∆𝑌 = 𝑚 ∗ ∆𝐺
Mà m >1 -> Y tăng nhiều hơn G hay đường AD dịch sang phải xa hơn lượng tăng của G.
Câu 51: Xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) được định nghĩa là phần
a. Thu nhập tăng thêm mà hộ gia đình tiêu dùng thay vì tiết kiệm
b. Thu nhập tăng thêm mà hộ gia đình tiêu dùng hoặc tiết kiệm
c. Tổng thu nhập mà hộ gia đình tiêu dùng thay vì tiết kiệm
d. Tổng thu nhập mà hộ gia đình tiêu dùng hoặc tiết kiệm
Giải thích: Xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) là lượng tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả
dụng tăng thêm 1 đơn vị.
∆C
𝑀𝑃𝐶 = ∆Y .
d
Câu 52: Trong nền kinh tế đóng, số nhân chi tiêu chính phủ được xác định là
a. MPC
b. 1 – MPC
c. 1/MPC
d. 1/(1 – MPC)
Câu 53: Tổng cầu giảm sau khi chính sách tài khóa mở rộng làm tăng lãi suất được gọi là
a. Hiệu ứng cổ phần
b. Hiệu ứng lấn át
c. Hiệu ứng gia tốc
d. Hiệu ứng tương đương Ricardo
Giải thích: Hiệu ứng lấn át hiểu là sự suy giảm chi tiêu cho đầu tư của khu vực tư nhân (I) khi
chính phủ tăng chi tiêu.
Khi chính phủ tăng chi tiêu (CS tài khóa mở rộng ) -> sản lượng và thu nhập quốc dân tăng ->
nhu cầu về tiền tăng (cầu tiên tăng, dịch phải) -> Lãi suất tăng -> Đầu tư giảm.
Câu 54: Nếu xảy ra hiệu ứng lấn át, điều nào sau đây có thể giảm sau khi chính phủ tăng
chi tiêu?
a. Tỷ lệ thất nghiệp
b. Cầu tiền
c. Lãi suất
d. Cầu về hàng hóa tư bản
Giải thích: Như trên. Đầu tư giảm tức cầu về hàng hóa tư bản giảm (DN giảm mua máy móc,
thiết bị,…).
Câu 55: Giả sử có hiệu ứng số nhân nhưng không có hiệu ứng lấn át và hiệu ứng gia tốc
đầu tư, sự gia tăng chi tiêu chính phủ 100 tỷ đô-la sẽ làm cho
a. Đường tổng cầu dịch phải nhiều hơn 100 tỷ đô-la
b. Đường tổng cầu dịch phải ít hơn 100 tỷ đô-la
c. Đường tổng cung dịch trái nhiều hơn 100 tỷ đô-la
d. Đường tổng cung dịch trái ít hơn 100 tỷ đô-la
Giải thích: Số nhân chi tiêu (m) cho biết sự thay đổi của sản lượng cân bằng gây ra bởi sự thay
đổi một đơn vị trong tổng chi tiêu.
Do đó, khi chính phủ tăng chi tiêu 100 tỷ đô-la thì sản lượng tăng 100m tỷ đô-la (m>1).
∆𝑌 = 𝑚 ∗ ∆𝐺

MENTORY – ÔN THI NEU 102


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Vậy đường tổng cầu dịch chuyển sang phải nhiều hơn 100 tỷ đô-la.
CHƯƠNG 11. SỰ ĐÁNH ĐỔI TRONG NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT
NGHIỆP
Câu 1: Phillips chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa
a. Sản lượng và thất nghiệp
b. Sản lượng và việc làm
c. Lạm phát tiền lương và sản lượng
d. Lạm phát tiền lương và thất nghiệp
Câu 2: Giả sử ngân hàng trung ương tăng dần cung tiền. Theo đường Phillips, điều này sẽ
làm
a. Giá cả, sản lượng và việc làm tăng
b. Giá cả và sản lượng tăng, việc làm giảm
c. Giá cả tăng, sản lượng và việc làm giảm
d. Giá cả giảm, sản lượng và việc làm tăng
Giải thích: Khi NHTW tăng cung tiền sẽ làm lãi suất giảm, tăng đầu tư, tăng tổng cầu, AD
dịch phải làm giá tăng và sản lượng tăng, kéo theo việc làm tăng.
Câu 3: Nếu lạm phát kỳ vọng tăng lên, đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang
a. Phải, do đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao hơn với mọi tỷ lệ lạm phát
b. Trái, do đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao hơn với mọi tỷ lệ lạm phát
c. Phải, do đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ thấp hơn với mọi tỷ lệ lạm phát
d. Trái, do đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ thấp hơn với mọi tỷ lệ lạm phát
Giải thích: Kỳ vọng về lạm phát tăng lên thể hiện mọi người bi quan vào lạm phát, không tin
tưởng các chính sách của Chính phủ -> thất nghiệp và lạm phát càng tằng.
Câu 4: Nếu chính sách của chính phủ di chuyển nền kinh tế lên phía trên dọc theo đường
Phillips ngắn hạn, thì chúng ta không kỳ vọng điều nào sau đây xảy ra?
a. Hải đọc bảo thấy nói rằng ngân hàng trung ương tăng cung tiền
b. Bình nhận được nhiều lời mời làm việc hơn
c. Thắng tăng chậm lại giá các mặt hàng ở cửa hàng của anh ta
d. Tiền lương danh nghĩa của Thanh tăng nhanh hơn
Giải thích: Dọc theo đường Phillips ngắn hạn lên phía trên nghĩa là lạm phát tăng, giá cả tăng,
nếu Thắng tăng chậm lại giá hàng hóa anh ta bán, sẽ không đủ bù sự tăng giá của các mặt hàng
khác anh ta cần mua.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến cú sốc cung bất lợi?
a. Đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang trái
b. Tỷ lệ thất nghiệp tăng
c. Mức giá chung tăng
d. Sản lượng giảm
Giải thích: Cú sốc cung bất lợi là việc AS dịch chuyển sang trái, làm tăng lạm phát và thất
nghiệp (mức giá tăng và sản lượng giảm).
Câu 6: Một cú sốc cung có lợi có thể khiến cho đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang
a. Phải và tỷ lệ thất nghiệp tăng
b. Phải và tỷ lệ thất nghiệp giảm
c. Trái và tỷ lệ thất nghiệp tăng
d. Trái và tỷ lệ thất nghiệp giảm

MENTORY – ÔN THI NEU 103


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích: Sốc cung có lợi là tăng tổng cung, AS dịch phải, làm giảm giá và tăng sản lượng
(lạm phát và thất nghiệp giảm).
Câu 7: Một cú sốc cung bất lợi có thể khiến cho đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển
sang
a. Phải và tỷ lệ lạm phát tăng
b. Phải và tỷ lệ lạm phát giảm
c. Trái và tỷ lệ lạm phát tăng
d. Trái và tỷ lệ lạm phát giảm
Giải thích: Tương tự câu 6.
Câu 8: Nếu đường Phillips ngắn hạn đang ổn định, điều nào sau đây là bất thường?
a. Sự tăng lên của cả tỷ lệ lạm phát và sản lượng
b. Sự giảm xuống của tỷ lạm phát và tăng lên của tỷ lệ thất nghiệp
c. Sự tăng lên của cả tỷ lệ thất ngiệp và lạm phát
d. Sự tăng lên của sản lượng và giảm xuống của tỷ lệ thất nghiệp
Giải thích: Sự tăng lên của cả tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tức đường Phillips dịch phải, mà
giả thiết cho đường Phillips ổn định.
Câu 9: Giả sử cung tiền tăng. Trong ngắn hạn điều này làm tăng tỷ lệ có việc làm dựa
theo
a. Cả đường Phillips ngắn hạn và mô hình tổng cầu-tổng cung
b. Không dựa theo đường Phillips ngắn hạn hay mô hình tổng cầu-tổng cung
c. Chỉ theo đường Phillips ngắn hạn
d. Chỉ theo mô hình tổng cầu-tổng cung
Giải thích: Khi cung tiền tăng lên sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát.
Theo mô hình đường Phillips trong ngắn hạn, lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm.
Theo mô hình tổng cung – tổng cầu, cung tiền tăng sẽ làm tăng đầu tư, dịch chuyển AD sang
phải, sản lượng tăng nghĩa là thất nghiệp giảm.
Câu 10: Nền kinh tế sẽ di chuyển dọc theo đường Phillips đến điểm có tỷ lệ thất nghiệp
cao hơn nếu
a. Tỷ lệ lạm phát tăng
b. Chính phủ tăng chi tiêu
c. Ngân hàng trung ương giảm cung tiền
d. Không phải các đáp án trên
Giải thích: NHTW giảm cung tiền -> MS dịch trái -> lãi suất tăng -> đầu tư giảm -> AD dịch
trái -> P giảm, Y giảm -> Lạm phát giảm, thất nghiệp tăng -> di chuyển dọc xuống phía dưới
đường Phillips.
Câu 11: Để di chuyển dọc theo đường phillips đến điểm mà tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn thì
a. Tỷ lệ lạm phát phải giảm
b. Chính phủ cắt giảm chi tiêu
c. Ngân hàng trung ương giảm cung tiền
d. Không phải các đáp án trên
Giải thích: Đường Phillips dốc xuống thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa lạm ohast và thất
nghiệp.
Chính phủ cắt giảm chi tiêu hay NHTW giảm cung tiền đều làm giảm tổng cầu, AD dịch trái
làm giảm sản lượng, nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

MENTORY – ÔN THI NEU 104


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Câu 12: Giả sử một cú sốc cung bất lợi xảy ra. Đường nào dưới đây sẽ dịch chuyển sang
trái?
a. Cả đường tổng cung và đường Phillips
b. Chỉ có đường tổng cung
c. Chỉ có đường Phillips
d. Không phải đường Phillips hay đường tổng cung
Giải thích: Tương tự câu 6
Câu 13: Điều nào dưới đây sẽ xảy ra sau một cú sốc cung bất lợi?
a. Đường tổng cung và đường Phillips đều dịch chuyển sang phải
b. Đường tổng cung và đường Phillips đều dịch chuyển sang trái
c. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải và đường Phillips đều dịch chuyển sang trái
d. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái và đường Phillips đều dịch chuyển sang phải
Giải thích: Tương tự câu 6
Câu 14: Giả sử một nền kinh tế có lạm phát cao quyết định cắt giảm tốc độ tăng cung
tiền. Ảnh hưởng của hành động này là
a. Ban đầu thất nghiệp tăng, cuối cùng lạm phát kỳ vọng tăng và đường Phillips ngắn hạn
dịch chuyển sang phải
b. Ban đầu thất nghiệp tăng, cuối cùng lạm phát kỳ vọng giảm và đường Phillips ngắn hạn
dịch chuyển sang trái
c. Ban đầu thất nghiệp giảm, cuối cùng lạm phát kỳ vọng tăng và đường Phillips ngắn hạn
dịch chuyển sang phải
d. Ban đầu thất nghiệp giảm, cuối cùng lạm phát kỳ vọng giảm và đường Phillips ngắn hạn
dịch chuyển sang trái
Giải thích: Tương tự câu 10: giảm tốc độ tăng cung tiền làm lạm phát giảm, thất nghiệp tăng.
Khi đó, người dân tăng sự tin tưởng vào chính sách của Chính phủ -> kỳ vọng về lạm phát
giảm -> đường Phillips ngắn hạn dịch trái.
Câu 15: Giả sử ngân hàng trung ương giảm tốc độ tăng cung tiền. Điều gì say đây sẽ giảm
trong dài hạn?
a. Cả tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát
b. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, nhưng tỷ lệ lạm phát thì không
c. Tỷ lệ lạm phát, nhưng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì không
d. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên hay tỷ lệ lạm phát đều giảm
Giải thích: Do đường tổng cung trong dài hạn thẳng đứng, nên đường Phillips trong dài hạn
cũng thẳng đứng. Khi đó, NHTW giảm tốc độ tăng cung tiền chỉ làm giảm lạm phát chứ không
làm thay đổi thất nghiệp.
Câu 16: Trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát kỳ vọng giảm. Điều này làm đường
Phillips dịch chuyển
a. Sang trái, nghĩa là ứng với mỗi mức lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn thấp hơn
b. Sang phải, nghĩa là ứng với mỗi mức lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn thấp
hơn
c. Sang phải, nghĩa là ứng với mỗi mức lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn cao hơn
d. Sang trái, nghĩa là ứng với mỗi mức lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn cao hơn

MENTORY – ÔN THI NEU 105


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích: Lạm phát kỳ vọng giảm tức người dân tin tưởng vào một mức lạm phát thấp trong
tương lai do chính sách của Chính phủ là hợp lý -> đường Phillips dịch trái, cả lạm phát và thất
nghiệp đều giảm.
Câu 17: Hầu hết các nhà kinh tế học tin rằng sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp
tồn tại
a. Chỉ trong ngắn hạn
b. Chỉ trong dài hạn
c. Trong cả ngắn hạn và dài hạn
d. Không trong ngắn hạn hay dài hạn
Giải thích: Trong dài hạn, mọi người có thể dự kiến được bất kỳ mức lạm phát nào và tỷ lệ thất
nghiệp luôn ở mức tự nhiên -> đường Phillips dài hạn thẳng đứng, ko có sự đánh đổi giữa lạm
phát và thất nghiệp (lạm phát tăng nhưng thất nghiệp không đổi).
Câu 18: Phát biểu nào sau đây về đường Phillips dài hạn là đúng?
a. Vị trí của đường Phillips dài hạn được xác định chủ yếu bởi các yếu tố tiền tệ
b. Nếu đường Phillips dài hạn dịch phải, đường tổn cung dài hạn cũng dịch phải
c. Đường Phillips dài hạn không thể thay đổi bất kỳ chính sách nào của chính phủ
d. Vị trí của đường Phillips dài hạn phụ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Câu 19: Đường nào dưới đây có độ dốc âm?
a. Cả đường Phillips ngắn hạn và dài hạn
b. Không phải đường Phillips ngắn hạn hay dài hạn
c. Chỉ có đường Phillips dài hạn
d. Chỉ có đường Phillips ngắn hạn
Giải thích: Đường Phillips ngắn hạn là đường dốc xuống, nên có độ dốc âm.
Câu 20: Trong dài hạn, điều nào dưới đây làm dịch chuyển đường Phillips dài hạn sang
phải?
a. Tăng tiền lương tối thiểu
b. Tăng cung tiền
c. Giảm cung tiền
d. Giảm thuế
Giải thích: Tiền lương tối thiểu tăng -> chi phí của doanh nghiệp tăng -> AS dịch trái -> lạm
phát tăng, sản lượng giảm (thất nghiệp tăng).
Câu 21: Trong dài hạn, việc cắt giảm tốc độ tăng cung tiền sẽ làm
a. Dịch chuyển cả đường Phillips ngắn hạn và dài hạn sang phải
b. Dịch chuyển đường Phillips dài hạn sang trái và đường Phillips ngắn hạn sang phải
c. Dịch chuyển đường Phillips dài hạn sang phải và đường Phillips ngắn hạn sang trái
d. Không phải các đáp án trên
Giải thích: Cắt giảm tốc độ tăng cung tiền sẽ làm giảm lạm phát, gây ra sự vận động dọc trên
đường Phillips, không phải dịch chuyển.
Câu 22: Sự tăng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng sẽ làm dịch chuyển
a. Chỉ đường Phillips ngắn hạn sang phải
b. Chỉ đường Phillips ngắn hạn sang trái
c. Cả đường Phillips ngắn hạn và đường Phillips dài hạn sang phải
d. Cả đường Phillips ngắn hạn và đường Phillips dài hạn sang trái

MENTORY – ÔN THI NEU 106


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích: Trong dài hạn, người ta cho rằng mọi mức lạm phát đều có thể dự kiến được và tỷ
lệ thất nghiệp luôn ở mức tự nhiên.
Câu 23: Nếu nền kinh tế ở giao điểm giữa đường Phillips ngắn hạn và đường Phillips dài
hạn, thì
a. Thất nghiệp bằng thất nghiệp tự nhiên, và lạm phát thực tế bằng lạm phát kỳ vọng
b. Thất nghiệp cao hơn thất nghiệp tự nhiên, và lạm phát thực tế bằng lạm phát kỳ vọng
c. Thất nghiệp bằng thất nghiệp tự nhiên, và lạm phát thực tế nhỏ hơn lạm phát kỳ vọng
d. Không phải các đáp án trên
Giải thích: Ta có phương trình dưới đây của Friedman và Phelps: U = U* - 𝛼(𝜋 – 𝜋 𝑒 ).
Đường Phillips ngắn hạn và dài hạn giao nhau thì U = U*, do đó 𝜋 = 𝜋 𝑒 .
Câu 24: Theo Friedman và Phelps, bất kể ngân hàng trung ương thay đổi cung tiền chiều
hướng nào, thì trong dài hạn
a. Nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát bằng 0
b. Tỷ lệ thất ngiệp có xu hướng tiến đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
c. Tỷ lệ lạm phát có xu hướng tiến đến tỷ lệ lạm phát tự nhiên
d. Nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp bằng 0
Câu 25: Theo Friedman và Phelps, thất nghiệp thấp hơn so với thất nghiệp tự nhiên khi
lạm phát thực tế
a. Lớn hơn so với lạm phát kỳ vọng
b. Nhỏ hon so với lạm phát kỳ vọng
c. Bằng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng
d. Đang ở mức thấp
Giải thích: Ta có phương trình dưới đây của Friedman và Phelps:
𝑈: 𝑡ỷ 𝑙ệ 𝑡ℎấ𝑡𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝𝑡ℎự𝑐𝑡ế
𝑈 ∗: 𝑡ỷ 𝑙ệ 𝑡ℎấ𝑡𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝𝑡ự 𝑛ℎ𝑖ê𝑛
U = U* - 𝛼(𝜋 – 𝜋 𝑒 ). Trong đó
𝜋: 𝑡ỷ 𝑙ệ 𝑙ạ𝑚𝑝ℎá𝑡𝑡ℎự𝑐𝑡ế
{ 𝜋 𝑒 : tỷ lệ lạm phát kỳ vọng
Có U < U* nên U* - U > 0 hay 𝜋 – 𝜋 𝑒 > 0
Câu 26: Friedman và Phelps cho rằng
a. Khi kỳ vọng về lạm phát của mọi người là ổn định, việc tăng cung tiền có thể không
làm thay đổi sản lượng của nền kinh tế trong ngắn hạn hay dài hạn
b. Khi kỳ vọng về lạm phát của mọi người là ổn định, việc giảm cung tiền có thể làm thay
đổi sản lượng của nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn
c. Khi cung tiền thay đổi, mọi người cuối cùng sẽ điều chỉnh kỳ vọng lạm phát của họ, do
đó bất kỳ sự thay đổi nào của thất nghiệp gây ra bởi sự thay đổi của cung tiền chỉ mang
tính tạm thời
d. Không phải các đáp án trên
Câu 27: Nếu công nghệ thay đổi làm đường tổng cung dài hạn dich chuyển sang phải,
điều này sẽ làm dịch chuyển
a. Đường Philliips ngắn hạn và dài hạn sang phải
b. Đường Philliips ngắn hạn và dài hạn sang trái
c. Đường tổng cung ngắn hạn sang phải và đường Philliips dài hạn sang trái
d. Đường tổng cung ngắn hạn sang phải và đường Philliips dài hạn không bị ảnh hưởng

MENTORY – ÔN THI NEU 107


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

Giải thích: Công nghệ là biến ngoại sinh, công nghệ tăng làm dịch chuyển đường tổng cung
ngắn hạn và dài hạn sang phải. Còn đường Phillips dài hạn không bị ảnh hưởng bởi điều này.
Câu 28: Giả sử chính phủ được quyền điều hành chính sách tiền tệ. Chính phủ quyết định
tăng mạnh chi tiêu của mình và tài trợ cho khoản chi này bằng cách in tiền. Nếu kỳ vọng
thuần túy là duy lý, một người có thể kỳ vọng sự thay đổi của lạm phát sẽ
a. Giảm tỷ lệ thất nghiệp đáng kẻ trong ngắn hạn nhưng không ảnh hưởng trong dài hạn
b. Có thể không tác động nhiều đến tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn hay dài hạn
c. Giảm tỷ lệ thất nghiệp đáng kể trong ngắn hạn và dài hạn
d. Chỉ giảm tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn vì nó có thể được dự báo
Câu 29: Vào nửa cuối những năm 1990 và đầu 2000, Canada và các nước Châu Âu có tỷ
lệ thất nghiệp bình quân cao hơn so với Mỹ. Điều này hàm ý các nước này
a. Có tỷ lệ lạm phát trung bình cao hơn so với Mỹ
b. Có đường Phillips dài hạn nằm bên phải so với đường Phillips của Mỹ
c. Có thể có mức lương tối thiểu thấp hơn so với Mỹ
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích: Đường Phillips dài hạn nằm bên phải tức tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.
Câu 30: Nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng dài hạn. Một nhà kinh tế cho rằng ngân
hàng trung ương nên điều hành chính sách theo hướng giảm thất nghiệp. Ông ta lập luận
rằng nếu ngân hàng trung ương tăng cung tiền, nhiều công nhân sẽ tìm được việc làm.
Lập luận này
a. Hoàn toàn đúng
b. Hoàn toàn sai
c. Đúng trong ngắn hạn nhưng không đúng trong dài hạn
d. Đúng trong dài hạn nhưng không đúng trong ngắn hạn
Giải thích: Các chính sách chỉ có tác dụng trong ngắn hạn. Trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp duy
trì ở mức tự nhiên.
Câu 31: Giả sử cung tiền tăng. Trong dài hạn, điều này sẽ làm tăng tỷ lệ việc làm
a. Theo cả đường Phillips dài hạn và mô hình tổng cầu-tổng cung
b. Không theo đường Phillips dài hạn hay mô hình tổng cầu-tổng cung
c. Chỉ theo đường Phillips dài hạn
d. Chỉ theo mô hình tổng cầu-tổng cung
Giải thích: Trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp tự điều chỉnh ở mức tự nhiên không phụ thuộc vào
chính sách tiền tệ.
Câu 32: Một chính sách làm thay đổi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ
a. Làm thay đổi cả đường Phillips dài hạn và đường tổng cung dài hạn
b. Không làm thay đổi đường Phillips dài hạn hay đường tổng cung dài hạn
c. Làm thay đổi đường Phillips dài hạn, nhưng không ảnh hưởng đến đường tổng cung dài
hạn
d. Làm thay đổi đường tổng cung dài hạn, nhưng không ảnh hưởng đến đường Phillips dài
hạn
Giải thích: Đường Phillips dài hạn xác định bởi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và chỉ dịch chuyển
khi tỷ lệ thấy nghiệp tự nhiên thay đổi. Đường tổng cung dài hạn cũng được xác định bởi mức
sản lượng tiềm năng, tức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Câu 33: Nếu tiền lương hiệu quả trở nên phổ biến hơn thì

MENTORY – ÔN THI NEU 108


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

a. Đường Phillips dài hạn dịch chuyển sang phải


b. Đường Phillips dài hạn dịch chuyển sang trái
c. Đường Phillips dài hạn không thay đổi
d. Đường Phillips dài hạn có thể dịch chuyển sang trái, sang phải, hoặc không thay đổi
Giải thích: Lý thuyết tiền lương hiệu quả cho rằng nếu được trả lương cao hơn, DN sẽ được lợi
vì công nhân có trách nhiệm hơn, sức khỏe tốt hơn,… -> năng suất tăng. Tuy nhiên, nếu trả
lương cao thì DN chịu chi phí cao -> giảm cầu lao động -> thất nghiệp tự nhiên tăng -> đường
Phillips dịch phải.
Câu 34: Vị trí của đường Phillips dài hạn và đường tổng cung dài hạn đều phụ thuộc vào
a. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tăng trưởng cung tiền
b. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, nhưng không phụ thuộc vào tăng trưởng cung tiền
c. Tỷ lệ tăng trưởng cung tiền, nhưng không phụ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
d. Không phụ thuộc vào tăng trưởng cung tiền hay tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Giải thích: Tương tự câu 31.
Câu 35: Nếu đường Phillips dài hạn dịch chuyển sang phải, với bất kỳ tốc độ tăng trưởng
cung tiền và tỷ lệ lạm phát nào thì nền kinh tế sẽ có
a. Tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và sản lượng thấp hơn
b. Tỷ lệ thất nghiệp cao hoen và sản lượng cao hơn
c. Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và sản lượng thấp hơn
d. Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và sản lượng cao hơn
Giải thích: Đường Phillips dài hạn xác định bởi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Các chính sách tiền
tệ không ảnh hưởng đến thất nghiệp trong dài hạn.
Đường Phillips dịch phải tức tỷ lệ thất nghiệp tăng, kéo theo đó là sản lượng giảm.
Câu 36: Trong dài hạn, sự cắt giảm cung tiền sẽ làm
a. Tăng tỷ lệ lạm phát và dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn sang phải
b. Tăng tỷ lệ lạm phát và dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn sang trái
c. Giảm tỷ lệ lạm phát và dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn sang phải
d. Giảm tỷ lệ lạm phát và dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn sang trái
Giải thích: Cung tiền giảm -> lãi suất tăng -> đầu tư giảm -> AD dịch trái.
Trong dài hạn tức xét giao điểm của AD và AS dài hạn: AD dịch trái -> giá giảm, sản lượng
không đổi ở mức tiềm năng -> lạm phát giảm

Câu 37: Khi thị trường lao động linh hoạt hơn, thì

MENTORY – ÔN THI NEU 109


[KINH TẾ VĨ MÔ 1 – BÀI TẬP] August 22, 2020

a. Cả đường Phillips dài hạn và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải
b. Cả đường Phillips dài hạn và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái
c. Đường Phillips dài hạn dịch chuyển sang phải và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển
sang trái
d. Đường Phillips dài hạn dịch chuyển sang trái và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển
sang phải
Giải thích: Thị trường lao động linh hoạt hơn -> sản lượng tiềm năng tăng, thất nghiệp tự
nhiên giảm tương ứng với AS dài hạn dịch phải và Phillips dài hạn dịch trái.
Câu 38: Nếu mức lương tối thiểu giảm, thì tại mọi mức lạm phát
a. Cả sản lượng và tỷ lệ thất nghiệp đều tăng
b. Sản lượng hay tỷ lệ thất nghiệp đều không tăng
c. Sản lượng tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm
d. Sản lượng giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng
Giải thích: Mức lương tối thiểu giảm, làm cho cung lao động ít hơn cầu lao động, thất nghiệp
giảm hay sản lượng tăng lên.
Câu 39: Trong dài hạn, nếu ngân hàng trung ương tăng cung tiền, thì
a. Tỷ lệ lạm phát sẽ tăng
b. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm
c. GDP thực sẽ giảm
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích: Tương tự câu 17.
Câu 40: Điều nào dưới đây làm dịch chuyển đường Phillips dài hạn sang phải?
a. Sự gia tăng cung tiền
b. Sự gia tăng tỷ lệ lạm phát
c. Sự gia tăng trợ cấp thất nghiệp
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Giải thích: Trợ cấp thất nghiệp làm tăng thất nghiệp tự nhiên (cụ thể là thất nghiệp tạm thời )
do người thất nghiệp mất động lực tìm việc -> đường Phillips dài hạn dịch phải.

MENTORY – ÔN THI NEU 110

You might also like