You are on page 1of 5

Câu 1: Chi tiêu ngân sách được chia làm các phần chính là

A. Chi thường xuyên và chi trả nợ.


B. Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
C. Chi đầu tư phát triển và chi trả lương.
D. Chi đầu tư phát triển, chi trả lương và chi trả nợ.
Câu 2: Tình trạng thâm hụt ngân sách có xu hướng A. Gia tăng khi tỷ lệ thất
nghiệp tăng.
B. Giảm khi lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm
C. Giảm trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế
D. Giảm khi người nước ngoài mua trái phiếu chính phủ.
Câu 3: Giả sử ngân sách năm trước cân bằng, ngân sách năm nay thâm hụt khi:
A. Tổng chi ngân sách tăng.
B. Tổng thu thuế giảm.
C. Tổng chi ngân sách tăng và tổng thu thuế giảm. D.Chính phủ tăng chi tiêu
cho quốc phòng
Câu 4: Trong thời kỳ hoạt động sản xuất được mở rộng, tổng nguồn thu từ thuế
…….và chi chuyển nhượng của chính phủ………
A. Tăng, tăng
B. Tăng, Giảm
C. Giảm, tăng
D. Giảm, giảm
Câu 5: Chính sách tài khóa mở rộng của Việt Nam trong năm 2016 không bao
gồm việc chính phủ tăng
A. Chi tiêu cho quốc phòng
B. Chi xây dựng tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên
C. Chi lập quỹ học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
D. Thanh toán cho bảo hiểm thất nghiệp.
Câu 6: Trong thời kỳ nền kinh tế đang suy thoái, nếu chính phủ theo đuổi mục
tiêu cân bằng ngân sách bằng cách tăng thuế và giảm chi tiêu thì
A. Có thể gây ra áp lực về lạm phát
B. Thâm hụt ngân sách càng trầm trọng hơn và khủng hoảng sâu hơn.
C. Kích thích tăng trưởng kinh tế
D. Tạo điều kiện cho 1 số ngành được nhà nước ưu đãi trợ cấp phát triển.
Câu 7: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, chi tiêu của chính phủ tăng
sẽ làm tăng
A. Tổng cầu
B. Thâm hụt ngân sách
C. Thặng dư ngân sách
D. Cả A, B đúng
Câu 8: Ngân sách chính phủ thặng dư khi
A. Tổng chi ngân sách lớn hơn tổng thu thuế
B. Thuế suất nhỏ hơn doanh thu thuế
C. Tổng thu thuế lớn hơn chi chuyển nhượng
D. Tổng chi mua hàng hóa dịch vụ của chính phủ nhỏ hơn tổng thu thuế và
thu từ trái phiếu
Câu 9: Giải pháp nào dùng để giảm thâm hụt ngân sách
A. Tăng chi tiêu của chính phủ
B. Tăng nguồn thu thuế của chính phủ
C. Tăng chi chuyển nhượng
D. Tăng đầu tư quốc phòng
Câu 10: Nhận định nào sau đây về chi chuyển nhượng là sai
A. Là 1 khoản thuế âm
B. Tác động đến sản lượng quốc gia ngược với thuế
C. Là 1 bộ phận trong chi tiêu của chính phủ
D. Tác động đến sản lượng quốc gia cùng chiều với chi tiêu của chính phủ
Câu 11: Nhân tố nào sau đây là nhân tố tự ổn định trong chính sách tài khóa
A. Chính sách tăng thuế
B. Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến
C. Số nhân ngân sách
D. Chi mua hàng hóa dịch vụ của chính phủ
Câu 12: Nợ công có thể xuất hiện khi
A. Kinh tế suy thoái
B. Ngân sách chính phủ bị thâm hụt
C. Chính phủ chi tiêu quá mức
D. Tất cả đều đúng
Câu 13: Ví dụ nào sau đây đúng về chính sách tài khóa mở rộng
A. Chính phủ cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để kích thích sản xuất
B. Ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất để kích thích đầu tư
C. Tăng trợ cấp cho khu vực chịu thiên tai
D. Tăng cường giám sát việc sử dụng nguồn vốn viện trợ.
Câu 14: Trong thời kỳ nền kinh tế đang có lạm phát cao, chính phủ nên:
A. Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng thuế
B. Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi tiêu cho quốc
phòng.
C. Thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp bằng cách tăng chi tiêu công
D. Thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp bằng cách tăng thuế.
Câu 15: Nhận định nào sau đây sai
A. Nợ công xuất hiện khi chính phủ chi tiêu quá mức so với nguồn thu
B. Chính sách tài khóa nhằm mục tiêu đưa nền kinh tế trở về mức toàn dụng.
C. Chi tiêu của chính phủ có mối quan hệ đồng biến với tổng cầu.
D. Chính phủ chỉ thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp trong thời kỳ suy
thoái kinh tế.

Câu 16: Tỷ lệ nợ công của 1 nước thường được tính toán so với
A. Thu nhập sau thuế của người dân (DI)
B. Tổng sản phẩm quốc gia (GNP)
C. Sản phẩm quốc gia ròng (NNP)
D. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Câu 17: Chính sách nào sau đây là cho tổng cầu AD giảm 1 lượng lớn nhất A.
Tăng thuế 100 tỷ đồng
B. Giảm chi chuyển nhượng 100 tỷ đồng
C. Giảm chi mua hàng hóa, dịch vụ của chính phủ 100 tỷ đồng
D. Giảm thuế đồng thời tăng chi tiêu đầu tư của chính phủ 100 tỷ đồng
Câu 18: Cho các hàm số C = 100 + 0,6Yd, T = 150 + 0,1Y, I = 50+0,2Y, G =
200. Ngân sách thâm hụt khi sản lượng bằng
A. 400
B. 500
C. 600
D. 700
Câu 19: Cho các hàm số C = 120 + 0,7Yd, T = 150 + 0,1Y, I = 100+0,2Y, G =
200. Ngân sách cân bằng khi sản lượng bằng
A. 400
B. 500
C. 600
D. 700
Câu 20: Nếu chính phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ 10 tỷ đồng, biết
khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,8; hoạt động này làm cho tổng cầu của nền
kinh tế
A. Tăng 8 tỷ
B. Giảm 8 tỷ
C. Tăng 10 tỷ
D. Giảm 10 tỷ
Câu 21: Giả sử chính phủ cắt giảm 1 lượng thuế là 10 tỷ đồng, hoạt động này
làm cho tổng cầu của nền kinh tế
A. Tăng 10 tỷ
B. Giảm 10 tỷ
C. Tăng ít hơn 10 tỷ
D. Tăng nhiều hơn 10 tỷ
Câu 22: Giả sử khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,8; đầu tư biên là 0,2; thuế
biên là 0,2; sản lượng thực tế của nền kinh tế là Y = 1200, sản lượng tiềm năng
Yp = 1500. Nếu chính phủ tăng chi tiêu 10, giảm thuế 10 đồng thời tăng chi
chuyển nhượng 5 thì
A. Hoạt động này tốt cho nền kinh tế vì giảm bớt được lạm phát
B. Hoạt động này tốt cho nền kinh tế vì giảm bớt được suy thoái.
C. Hoạt động này không tốt cho nền kinh tế vì làm suy thoái sâu hơn.
D. Hoạt động này không tốt cho nền kinh tế vì gây ra lạm phát.
Câu 23: Giả sử sản lượng thực tế của nền kinh tế là Y = 1000 đvtt, sản lượng
tiềm năng là Yp = 1500 đvtt và số nhân tổng cầu k = 2. Nếu chính phủ giảm
thuế và chi tiêu 1 lượng như nhau là 100 đvtt thì nền kinh tế sẽ chuyển
A. Từ suy thoái sang lạm phát
B. Từ suy thoái sang toàn dụng
C. Từ suy thoái sang suy thoái sâu hơn.
C.Từ lạm phát sang toàn dụng

You might also like