You are on page 1of 4

Câu 1: Nguyên nhân nào trong các nguyên nhân sau làm cho đường tổng cầu (AD)

dịch chuyển sang phải:


A. Sự gia tăng của lãi suất
B. Khủng hoảng kinh tế thế giới
C. Sự gia tăng xuất khẩu
D. Sự gia tăng nhập khẩu
Câu 2: Đường tổng cầu dốc xuống do:
A. Hiệu ứng tỷ giá
B. Hiệu ứng của cải
C. Hiệu ứng lãi suất
D. Tất cả các câu trên
Câu 3: Khi chính phủ đánh thuế vào hàng tiêu dùng nhập khẩu
A. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
B. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
C. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
D. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
Câu 4: Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải do:
A. Giá hàng hoá giảm
B. Chính phủ cắt giảm đầu tư công
C. Người trong nước giảm mua hàng nước ngoài
D. Người tiêu dùng trong nước bi quan về tình hình kinh tế
Câu 5: Yếu tố nào sau đây có thể thay đổi mà không gây ra sự dịch chuyển của
đường tổng cầu:
A. Thuế suất
B. Lãi suất
C. Mức giá
D. Kỳ vọng về lạm phát
Câu 6: Quy luật tâm lý cơ bản của Keynes cho rằng:
A. Khi thu nhập tăng, thì tiêu dùng cũng tăng và tăng nhiều hơn
B. Khi thu nhập tăng, thì tiêu dùng giảm một lượng tương ứng
C. Khi thu nhập giảm, thì tiêu dùng tăng và tăng nhiều hơn
D. Khi thu nhập tăng, thì tiêu dung tăng nhưng tăng ít hơn
Câu 7: Tổng cầu hàng hoá và dịch vụ của một nước không phụ thuộc vào:
A. Hộ gia đình
B. Các nhà sản xuất
C. Chính phủ
D. Tất cả đều sai
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng về mô hình Keynes?
i. Mô hình Keynes hàm ý sản lượng chủ yếu bị quy định bởi mặt cầu của nền kinh tế
ii. Trong mô hình Keynes, miễn là sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng cân bằng, tồn kho
ngoài dự kiến sẽ âm và doanh nghiệp tiếp tục tăng sản lượng
iii. Trong mô hình Keynes, số nhân chi tiêu luôn nhỏ hơn số nhân thuế
iv. Độ dốc của đường tổng cầu trong mô hình Keynes do độ dốc của hàm tiêu dung quyết định
A. i; ii
B. i; ii, iii
C. i; ii; iv
D. i; ii; iii; iv
Câu 9: Lựa chọn nào sau đây là chính sách tài khóa mở rộng
A. Tăng chi tiêu chính phủ.
B. Tăng thuế.
C. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
D. Ngân hàng trung ương mua vào trái phiếu chính phủ
Câu 10: Chính sách tài khóa không bao gồm:
A. Giảm thuế
B. Việc tăng chi tiêu của chính phủ
C. Xây dựng them cơ sở hạ tầng
D. Giảm lãi suất
Câu 11: Số nhân tồng cầu càng lớn khi:
A. Xu hướng tiêu dùng cận biên càng lớn
B. Xu hướng tiêu dùng cận biên càng nhỏ
C. Xu hướng tiết kiệm biên càng lớn
D. Xu hướng nhập khẩu biên càng lớn
Câu 12: Phát biểu nào sau là đúng?
A. Ngân sách thặng du khi tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi ngân sách
B. Thâm hụt ngân sách thực tế là tình trạng ngân sách nhà nước khi tổng số chi thực tế lớn hơn tổng
số thu thực tế trong 1 thời kì nhất định
C. Thâm hụt cơ cấu là thâm hụt ngân sách nhà nước được tính toán trước để nền kinh tế hoạt động ở
bất kỳ mức sản lượng nào
D. Thâm hụt chu kỳ không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh
Câu 13: Cho X=500; IM=100+0.3Y thì NX là:
A. NX=600+0,3Y
B. NX=400-0,3Y
C. NX=400+0,3Y
D. NX=500+0,3Y
Câu 14: Nền kinh tế đang suy thoái thì Chính phủ nên:
A. Giảm thuế
B. Tăng chi ngân sách mua hàng hóa và dịch vụ
C. Giảm chi ngân sách mua hàng hóa và dịch vụ
D. Tăng thuế
Câu 15: Cho MPC=60%, số nhân chi tiêu = 2,5. Chính phủ tăng chi tiêu 60 tỷ đồng thời tăng thuế 60 tỷ
đồng khiến sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào:
A. Tăng 60 tỷ
B. Tăng 150 tỷ
C. Giảm 150 tỷ
D. Tăng 180 tỷ
Số liệu dùng cho câu 16, 17, 18, 19:
Giả sử nền kinh tế có các thông số sau:
C=100 + 0,75Yd
I = 200 + 0,1Y
T=100 + 0,2Y
X=300
IM=0,1Y
G=300
Câu 16: Tính mức sản lượng cân bằng:
A. Y=2000
B. Y=2062,5
C. Y=1031
D. Y=3000
Giả sử chính phủ tăng chi tiêu mua sắm hàng hóa, dịch vụ thêm 200
Câu 17: Tính sản lượng cân bằng mới
A. Y=1500
B. Y=1281,5
C. Y=3000
D. Y=2562,5
Câu 18: Cán cân thương mại thay đổi thế nào:

A. △NX=45

B. △NX=-50
C. △NX=100

D. △NX=50

Câu 19: Cán cân ngân sách thay đổi thế nào:

A. △B=200

B. △B=-100

C. △B=100

D. △B=150

Câu 20: Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước:
A. Vay nợ trong và ngoài nước
B. Sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối
C. “Tăng thu và giảm chi”
D. Cả 3 biện pháp trên

You might also like