You are on page 1of 7

CHƯƠNG 4.

TỔNG CẦU, CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ NGOẠI THƯƠNG

1: Thành phần nào sau đây được xem là rò rỉ khỏi luồng chu chuyển:
A. Thuế B. Xuất khẩu C. Đầu tư D. Chi
tiêu của chính phủ
2: Hạn ngạch nhập khẩu đường:
A. Hạn chế nhập khẩu đường đối với thị trường trong nước
B. Đánh thuế trên đường nhập khẩu
C. Có lợi cho những người sản xuất đường ở nước ngoài
D. Có lợi cho những người tiêu dùng mua sản phẩm làm từ đường
3: Yếu tố nào sau đây được xem là nhân tố ổn định tự động trong nền kinh tế
A. Chi tiêu chính phủ về hàng hoá và dịch vụ B. Mức giá chung trong nền kinh tế
C. Thu nhập khả dụng D. Chi trợ cấp thất nghiệp
4: Ngân sách chính phủ cân bằng khi:
A. Thu ngân sách bằng chi ngân sách B. Phần thuế thu thêm bằng phần
chi tăng thêm
C. Thu ngân sách lớn hơn chi ngân sách D. Thu ngân sách nhỏ hơn chi ngân
sách
5: Cán cân thương mại thặng dư nghĩa là:
A. Giá trị xuất khẩu cao hơn giá trị nhập khẩu B. Giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị
nhập khẩu
C. Thu ngân sách lớn hơn chi ngân sách D. Thu ngân sách nhỏ hơn chi ngân
sách
6: Trong ngắn hạn, nếu trên thị trường hàng hoá đang rơi vào tình trạng dư thừa hàng hoá thì:
A. Hàng tồn kho ngoài dự kiến đang tăng B. Giá cả sẽ giảm
C. Tiêu dùng sẽ tăng D. Chính phủ tăng chi tiêu
7: Khi nói đến biến số tự định (autonomous variable) thì điều này có nghĩa là biến số đó:
A. Bị quyết định bởi một hay nhiều biến số khác
B. Là biến số độc lập, không phụ thuộc vào biến số khác
C. Do chính phủ tự định
D. Do hộ gia đình tự định
8: Cắt giảm các khoản chi ngân sách của chính phủ là một trong những biện pháp để:
A. Giảm tỉ lệ thất nghiệp B. Hạn chế lạm phát
C. Tăng đầu tư cho giáo dục D. Giảm thuế
9: Nếu chính phủ vừa tăng thêm chi tiêu vừa tăng thêm thuế một lượng bằng nhau thì:
A. Sản lượng tăng B. Sản lượng giảm C. Sản lượng không đổi D.
Chưa thể kết luận được
10: Chi tiêu hộ gia đình trong nền kinh tế mở có chính phủ:
A. Đồng biến với sản lượng quốc gia B. Nghịch biến với với sản lượng
quốc gia
C. Đồng biến với thu nhập khả dụng D. Nghịch biến với thu nhập khả
dụng
11: Sự kiện nào bên dưới làm đường cầu tiêu dùng dịch chuyển?
A. Thuế tăng B. Tiêu dùng tự định tăng C. Thu nhập tăng D. Tiêu
dùng biên tăng
12: Số nhân chi tiêu của chính phủ về hàng hoá và dịch vụ:
A. Bằng với số nhân đầu tư B. Nghịch đảo số nhân đầu tư
C. 1 trừ số nhân đầu tư D. Bằng với số nhân chi chuyển
nhượng
13: Chính sách giảm thuế của chính phủ sẽ làm:
A. Tăng tổng cầu và lãi suất giảm B. Giảm tổng cầu và lãi suất tăng
C. Tăng tổng cầu do thu nhập khả dụng giảm D. Giảm tổng cầu do thu nhập khả
dụng tăng
14: Chính sách tài khoá mở rộng nghĩa là:
A. Tăng chi tiêu, tăng thuế hoặc cả hai B. Tăng chi tiêu, giảm thuế hoặc cả
hai
C. Giảm chi tiêu, tăng thuế hoặc cả hai D. Giảm chi tiêu, tăng thuế hoặc cả
hai
15: Nếu Việt nam xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu:
A. Xuất khẩu ròng của Việt Nam sẽ âm B. Đầu tư nước ngoài ròng của Việt
Nam phải âm
C. Việt Nam đang có thâm hụt thương mại D. Việt Nam đang có thặng dư
thương mại
16: Điều nào sau đây không phải do thâm hụt ngân sách Chính phủ gây ra?
A. Lạm phát B. Năng suất lao động giảm
C. Tổng cầu tăng D. Lãi suất tăng
17: Các công cụ của chính sách tài khóa:
A. Thuế và chi tiêu của chính phủ B. Thuế
C. Lãi suất chiết khấu D. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc
18: Độ dốc của hàm tiết kiệm là 0.27, khi đó:
A. Tiêu dùng biên là 0.73 B. Tiết kiệm biên là 0.73
C. Tiêu dùng biên là 0.27 D. Nhập khẩu biên nhỏ hơn 0.27
19: Nếu khuynh hướng tiêu dùng biên là 0.8 và thuế tăng 50 thì tổng cầu sẽ thay đổi bao nhiêu?
A. – 50 B. + 50 C. – 200 D. –
100
20: Trong một nền kinh tế không có thương mại và thuế, MPS = 0.2. Chi tiêu tự định tăng lên một
khoảng là …… sẽ dẫn đến tổng thu nhập tăng lên một khoảng là 60$ và khi đó số nhân là …
A. 48$ và 1.25 B. 12$ và 5 C. 75$ và 12 D. 300$
và 5
21: Nếu tiêu dùng biên là 0.8, khi đó số nhân chi tiêu chính phủ sẽ là:
A. 0.8 B. 5 C. 1.25 D. 0.2
22: Cho C = 150 + 0.8(Y-T) nếu T tăng 1 đơn vị thì C sẽ:
A. Tăng 0.8 B. Tăng 0.2 C. Giảm 0.2 D.
Giảm 0.8
23: Cho C = 150 + 0.8(Y-T) thì số nhân thuế trong nền kinh tế này là:
A. 4 B. -5 C. 5 D. -4
24: Cho C = 150 + 0.5(Y-T); trong khi đó T = 10 + 0.2Y thì số nhân tổng quát trong nền kinh tế này
là:
A. 1 B. 0.3 C. 1.667 D. 0.5
25: Cho C = 150 + 0.5(Y-T); trong khi đó T = 10 + 0.2Y thì số nhân thuế trong nền kinh tế này là:
A. -1 B. -0.834 C. -1.667 D. -0.5
26: Hiện nay thu nhập cân bằng là 4000$, nếu chính phủ tăng thêm chi tiêu là 40$. Biết tiêu dùng biên
của hộ gia đình là 0.6 và thuế không phụ thuộc vào thu nhập thì thu nhập mới sẽ tăng thêm:
A. 4100$ B. 100$ C. 40$ D. 24$
27: Hiện nay thu nhập cân bằng là 4000$, nếu chính phủ tăng thêm chi tiêu là 40$ bằng cách tăng thuế.
Biết tiêu dùng biên của hộ gia đình là 0.6 và thuế không phụ thuộc vào thu nhập thì thu nhập mới sẽ
tăng thêm:
A. 4100$ B. 100$ C. 40$ D. 24$
28: Biết rằng tổng chi tiêu khả dụng là AE = 425 + 0.75Y, nếu sản lượng trong nền kinh tế là 1500 thì
thị trường hàng hoá đang ……một lượng là ……
A. Dư thừa; 200 B. Thiếu hụt; 50 C. Dư thừa; 50 D.
Thiếu hụt; 200
29: Nếu số nhân tổng quát bằng 5, số nhân chi tiêu của chính phủ bằng:
A. -5 B. 5 C. 5 nhân với thuế suất D. 1/5
30: Nếu số nhân tổng cầu là 4, để sản lượng của nền kinh tế tăng thêm 100, thì chính phủ sẽ:
A. Tăng chi tiêu thêm 25 B. Giảm hạn ngạch xuất khẩu thêm
25
C. Tăng hạn ngạch nhập khẩu thêm 25 D. Tăng thuế thêm 25
31: Nếu tổng cầu tự định là 1000, tổng cầu biên là 0.92, sản lượng cân bằng của nền kinh tế bằng:
A. 12500 B. 1086.96 C. 9200 D.
1181.47
32: Nếu sản lượng của nền kinh tế là 1000, chi tiêu của chính phủ tăng thêm 20 đơn vị, số nhân tổng
quát là 8 thì sản lượng sẽ là:
A. 1160 B. 160 C. 1000 D. 840
33: Nếu khuynh hướng tiêu dùng biên là 0.75, đầu tư biên là 0, thuế suất biên là 0.2. Số nhân của nền
kinh tế sẽ là:
A. k = 4 B. k =2.5 C. k=5 D. k=2
34: Nếu số nhân tổng cầu là 5, tổng cầu tự định là 400, muốn sản lượng của nền kinh tế là 2500, thì
chính phủ sẽ:
A. Tăng chi tiêu thêm 400 B. Tăng hạn ngạch xuất khẩu thêm
500
C. Tăng hạn ngạch nhập khẩu thêm 500 D. Tăng thuế thêm 500
CHƯƠNG 5. TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1: Những sự kiện nào bên dưới làm cho cầu tiền tăng?
A. Sự tăng lên của tổng sản lượng B. Sự tăng lên của mức giá
C. Sự tăng lên của lãi suất D. Sự tăng lên của cung tiền
2: Lãi suất thấp hơn:
A. Khuyến khích mọi người vay mượn nhiều hơn và tăng chi tiêu
B. Giảm đầu tư của doanh nghiệp
C. Mọi người chuyển từ việc nắm giữ tiền mặt sang trái phiếu
D. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
3: Kiểm soát việc phát hành tiền là trách nhiệm của:
A. Ngân hàng thương mại B. Các định chế tài chính phi ngân
hàng
C. Ngân hàng trung ương D. Công ty tài chính
4: Trong kinh tế học, tiền là:
A. Là bất cứ thứ gì miễn sao được chấp nhận chung trong thanh toán và giao dịch
B. Tiền giấy và tiền kim loại do nhà nước ban hành
C. Là tài sản của dân chúng
D. Là tài sản của ngân hàng trung ương
5: Nếu nền kinh tế không có tiền, khi đó mọi giao dịch sẽ diễn ra bằng cách
A. Thẻ tín dụng B. Hàng đổi hàng (barter) C. Hàng đổi vàng D. Nhà
nước bảo lãnh
6: Nếu ngân hàng trung ương muốn thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thì điều nào sau đây phù
hợp nhất?
A. Giảm thuế B. Tăng chi tiêu chính phủ
C. Mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở D. Tăng lãi suất chiết khấu
7: Khả năng (tính) thanh khoảng (liquidity) có nghĩa là:
A. Sẽ tăng lên khi người tiêu dùng có nhiều thẻ tín dụng
B. Tài sản gì đó mà chúng nhanh chóng có thể chuyển thành tiền
C. Là số vàng mà quốc gia có được
D. Là sự nhanh chóng lên giá của một tài sản
8: Dự trữ của ngân hàng thương mại là:
A. Tổng số tiền dự trữ của ngân hàng (gồm bắt buộc và vượt mức)
B. Số tiền dự trữ bắt buộc bởi qui định của ngân hàng trung ương
C. Là số dự trữ vượt mức của ngân hàng thương mại
D. Là số tiền gửi của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương
9: Phát biểu nào bên dưới là đúng về cầu tiền
A. Là số tiền mà người dân giữ để mua hàng hoá và dịch vụ
B. Là lượng tiền thực mà dân chúng muốn giữ để thanh toán
C. Là ham muốn về tiền của người dân
D. Là số hàng hoá mà người dân mua sắm trong năm
10: Nếu tổng tiền gửi tăng nhưng tổng cho vay (dư nợ tín dụng) không đổi thì tỷ lệ dự trữ:
A. Lớn hơn 1 B. Không thay đổi C. Tăng D.
Giảm
11: Đâu không phải là chức năng của ngân hàng trung ương:
A. Phát hành tiền B. Cho ngân hàng thương mại vay
tiền
C. Điều hành chính sách tiền tệ D. Cho doanh nghiệp vay tiền
12: Một trong những mục tiêu của ngân hàng trung ương là kiểm soát …… bằng cách thay đổi……
A. lạm phát; số lượng tiền trong nền kinh tế B. mức giá, chi tiêu của chính phủ
C. thất nghiệp, lạm phát kỳ vọng D. lạm phát, mức giá chung.
13: Cầu tiền của dân chúng sẽ …..khi ……:
A. Tăng; khi lãi suất thực giảm B. Tăng; thu nhập tăng thực tăng
C. Giảm; khi lãi suất danh nghĩa giảm D. Tăng, khi thu nhập danh nghĩa
tăng
14: Hiệu ứng ban đầu của sự tăng lên trong cung tiền là:
A. Làm tăng mức giá. B. Làm giảm mức giá. C. Làm tăng lãi suất. D. Làm
giảm lãi suất.
15: Khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ:
A. Đường cầu tiền dịch chuyển sang phải B. Đường cung tiền dịch chuyển
C. Độ dốc của đường cầu tiền thay đổi D. Đường cầu tiền dịch chuyển
sang trái
16: Mục tiêu của chính sách tiền tệ mở rộng (kích thích tiền tệ) là:
A. Tăng lãi suất B. Giảm tổng cầu C. Tăng tổng cầu D.
Giảm cung tiền
17: Đâu là công cụ của chính sách tiền tệ?
A. Lãi suất chiết khấu và lãi suất thị trường B. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất
cho vay
C. Mua bán trái phiếu trên thị trường mở D. Lãi suất trái phiếu chính phủ
18: Số nhân tiền tệ là:
A. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong sản lượng khi thay đổi một đơn vị trong tổng cầu
B. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong mức cung tiền khi tiền cơ sở thay đổi 1 đơn vị
C. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong lượng cầu tiền khi tiền cơ sở thay đổi 1 đơn vị
D. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong sản lượng khi tổng cầu tự định thay đổi 1 đơn vị
19: Số nhân tiền tệ có mối quan hệ:
A. Tỉ lệ thuận với tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng B. Tỉ lệ nghịch với tỉ lệ tiền mặt
ngoài ngân hàng
C. Tỉ lệ thuận với tiền cơ sở D. Tỉ lệ nghịch với lãi suất
20: Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất:
A. Ngân hàng trung gian áp dụng đối với người gửi tiền
B. Ngân hàng trung gian áp dụng đối với người vay tiền
C. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với ngân hàng trung gian
D. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với công chúng
21: Ngân hàng thương mại tạo tiền bằng cách:
A. Bán chứng khoán cho công chúng B. Nhận tiền gửi của khách hàng
C. Cho khách hàng vay tiền D. Bán trái phiếu cho ngân hàng
trung ương
22: Giao dịch tiền-vốn giữa ngân hàng và người đi vay liên quan đến loại lãi suất nào sau đây:
A. Lãi suất chiết khấu B. Lãi suất huy động C. Lãi suất cho vay D. Lãi
suất qua đêm
23: Nếu ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ thì:
A. Lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng B. Lãi suất trên thị trường tiền tệ
giảm
C. Lãi suất trên thị trường tiền tệ không ảnh hưởng D. Giá trái phiếu giảm
24: Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho hệ thống ngân hàng giảm thì
A. Lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng B. Lãi suất trên thị trường tiền tệ
giảm
C. Lãi suất trên thị trường tiền tệ không ảnh hưởng D. Tổng tiền gửi sẽ tăng
25: Nếu ngân hàng trung ương vừa bán trái phiếu ra trên thị trường mở vừa đồng thời giảm lãi suất
chiết khấu thì lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ:
A. Tăng B. Giảm C. Không đổi D.
Không thể kết luận
26: Khi lãi suất chiết khấu tăng thì
A. Lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng B. Lãi suất trên thị trường tiền tệ
giảm
C. Lãi suất trên thị trường tiền tệ không ảnh hưởng D. Tổng tiền gửi sẽ tăng
27: Suy thoái kinh tế, làm thu nhập của dân chúng giảm, khi đó lãi suất trên thị trường tiền tệ:
A. Tăng B. Giảm
C. Không ảnh hưởng D. Mới đầu giảm, sau đó tăng
28: Ngân hàng trung ương ……cung tiền trong nền kinh tế ……
A. kiểm soát được; trong mọi tình huống
B. kiểm soát được; nếu số nhân tiền ổn định
C. kiểm soát được; nếu kiểm soát được tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi của dân chúng
D. kiểm soát được; nếu kiểm soát được tỷ lệ dự trữ vượt mức của ngân hàng thương mại
29: Trên thị trường tiền tệ, cầu tiền tăng sẽ dẫn đến lãi suất tăng. Phát biểu này là …..vì ……
A. Sai; lãi suất quan hệ nghịch với cầu tiền
B. Đúng; đó là lãi suất cân bằng khi mà cung tiền không đổi
C. Đúng, vì cầu tiền và lãi suất tương quan đồng biến
D. Sai, vì lãi suất tăng sẽ làm giảm cầu tiền
30: Nếu các yếu tố khác không đổi, cung tiền tệ giảm xuống thì:
A. Lãi suất tăng do đó đầu tư giảm B. Lãi suất sẽ giảm do đó đầu tư
tăng
C. Lãi suất sẽ giảm và đầu tư tăng D. Lãi suất tăng do đó sản lượng
tăng
31: Chính phủ có thể giảm cung tiền bằng cách:
A. Giảm chi tiêu chính phủ B. Giảm lãi suất chiết khấu
C. Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc D. Bán trái phiếu của chính phủ trên
thị trường mở
32: Để tăng lượng tiền cơ sở, ngân hàng trung ương sẽ:
A. Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc B. Mua trái phiếu trên thị trường mở
C. Tăng lãi suất chiết khấu D. Bán ngoại tệ
33: Nếu sản lượng của nền kinh tế dưới mức sản lượng tiềm năng, để tăng sản lượng chính phủ có thể
sử dụng chính sách nào sau đây:
A. Tăng thuế, giảm chi ngân sách
B. Tăng cung tiền
C. Tăng thuế xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩu
D. Giảm hạn ngạch xuất khẩu, tăng hạn ngạch nhập khẩu
34: Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân của lạm phát cao:
A. Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tiền giấy
B. Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tín phiếu kho bạc
C. Ngân sách chính phủ bội chi bất luận nó được tài trợ thế nào.
D. Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng vay nợ nước ngoài
35: Tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 15%. Nếu một ngân hàng trung gian có tiền ngân hàng là 400 tỉ và dự
trữ là 84 tỉ thì dự trữ tuỳ ý là:
A. 56 tỉ B. 60 tỉ C. 24 tỉ D. 52 tỉ
36: Tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi là 0.8 và tỷ lệ dự trữ trong hệ thống ngân hàng đối với tổng tiền gửi là
0.2 thì số nhân tiền trong nền kinh tế này là:
A. 4 B. 0.5 C. 1.8 D. 1.25
37: Nếu có một khoảng tiền gửi mới vào ngân hàng là 500$ thì tổng lượng tiền được tạo ra trong hệ
thống ngân hàng sẽ là bao nhiêu nếu họ giữ lại 10% số tiền gửi.
A. 500$ B. 5000$ C. 450$ D. 950$
38: Nếu số nhân tiền tệ là 5, lượng tiền cơ sở tăng thêm 3 thì lượng cung tiền tăng thêm:
A. 15 B. 8 C. 2 D. 1.66
39: Cho biết tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi ngân hàng (c) là 30%, tỉ lệ dự trữ so với tiền gửi ngân hàng
(d) là 20%. Số nhân tiền tệ bằng:
A. 2.6 B. 0.38 C. 0.5 D. 2.4
40: Trong nền kinh tế tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi là 30%, tỉ lệ dự trữ là 10% thì số
nhân tiền tệ bằng:
A. 3.25 B. 0.31 C. 0.78 D. 5.2
41: Nếu một ngân hàng có tổng lượng tiền gởi là 100 000$ trong đó 10 000$ là dự trữ bắt buộc thì
tỉ lệ dự trữ bắt buộc là:
A. 10 000$ B. 10% C. 1% D.
0.1%

You might also like