You are on page 1of 15

Bài tập tự giải: Bài 3.

6* /trang 113
Trong nền kinh tế đơn giản, giả sử năm 2018 có các
hàm số sau:
Hàm tiêu dùng: C = 200 + 0,75 Yd
Hàm đầu tư: I = 50 + 0,05 Y
a/Xác định hàm AD
b/ Xác định sản lượng cân bằng.
c/ Tính số nhân tổng cầu
d/ Năm 2019, đầu tư tự định tăng thêm 15, tiêu dùng
tự định công chúng tăng thêm 20. Tính sản lượng cân
bằng mới.

9/5/21 Bộ môn Kinh tế 1


Bài 4.12*
Năm 2017 nền kinh tế được mô tả bởi các hàm số:
C = 300 + 0,7Yd I = 100 + 0,12Y
T = 20 + 0,1Y G = 300
X = 200 M = 50 + 0,15Y
Yp = 2350 tỷ Un = 4%
a/ Xác định sản lượng cân bằng, tỷ lệ thất nghiệp thực tế, tình
trạng ngân sách và cán cân thương mại năm 2017
b/ Năm 2018, chính phủ tăng chi quốc phòng 30 tỷ, đầu tư tăng 20
tỷ, xuất khẩu tăng 15 tỷ, nhập khẩu tăng 5 tỷ.
Xác định sản lượng cân bằng năm 2018

9/5/21 Bộ môn Kinh tế 2


Câu hỏi trắc nghiệm chương 7
1) Điểm vừa đủ (điểm trung hòa) trong hàm tiêu dùng của công
chúng là điểm mà tại đó:
a. Tiêu dùng bằng thu nhập khả dụng: C = Yd
b. Tiết kiệm bằng không: S = 0
c. Đường tiêu dùng cắt đường 450
d. Các câu trên đều đúng

2) Khuynh hướng tiêu dùng biên MPC là:


a. Phần thu nhập khả dụng tăng thêm khi sản lượng tăng thêm 1
đơn vị
b. Phần tiêu dùng giảm xuống khi thu nhập khả dụng giảm bớt 1
đơn vị
c. Phần tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1
đơn vị
d. b và c đúng

9/5/21 Bộ môn Kinh tế 3


3) Khoản chi nào sau đây không phải là chi chuyển
nhượng:
a. Tiền lãi về khoản nợ công
b. Tiền trợ cấp thất nghiệp.
c. Tiền trả để giữ gìn an ninh xã hội.
d. Câu (a) và (c) đúng

4) Nhân tố ổn định tự động của nền kinh tế là:


a. Thuế thu nhập lũy tiến và trợ cấp thất nghiệp.
b. Tỷ giá hối đoái.
c. Lãi suất và tỷ giá hối đoái.
d. Các câu trên đều đúng.

9/5/21 Bộ môn Kinh tế 4


5) Hàm nhập khẩu phụ thuộc nhân tố sau:
a. Sản lượng quốc gia
b. Tỷ giá hối đoái
c. Lãi suất
d. a và b đúng

6) Nhập khẩu biên Mm=∆M/∆Y phản ánh:


a. Lượng nhập khẩu giảm xuống khi thu nhập quốc gia giảm1 đơn vị.
b. Lượng nhập khẩu tăng thêm khi thu nhập quốc gia tăng thêm 1 đơn vị.
c. a, b đều đúng
d. a, b đều sai

9/5/21 Bộ môn Kinh tế 5


7) Nếu cán cân thương mại thặng dư, khi đó:
a. Giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
b. Giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
c. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi.
d. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu bằng nhau và
thay đối như nhau.

8) Cán cân thương mại cân bằng khi:


a. DX = DM
b. X = M
c. X + DX = M + DM
d. b và c đều đúng

9/5/21 Bộ môn Kinh tế 6


9) Một ngân sách cân bằng khi:
a. Thu của ngân sách bằng chi ngân sách.
b. Số thu thêm bằng số chi thêm.
c. a, b đều đúng.
d. a, b đều sai.

10) Ngân sách thặng dư khi:


a. Tổng thu ngân sách lớn hơn tổng chi ngân sách.
b. Tổng thu ngân sách bằng tổng chi ngân sách.
c. Tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi ngân sách.
d. Phần thuế thu tăng thêm lớn hơn phần chi ngân sách tăng thêm

9/5/21 Bộ môn Kinh tế 7


11) Số nhân của tổng cầu (k) phản ánh:
a. Mức thay đổi trong sản lượng khi tổng cầu tự định thay
đổi 1 đơn vị
b. Mức thay đổi trong đầu tư khi sản lượng thay đổi.
c. Mức thay đổi trong AD khi Y thay đổi 1 đơn vị.
d. Không câu nào đúng.

12) Tại giao điểm của 2 đường AS và AD trong đồ thị 45o:


a. Tổng cung hàng hóa và dịch vụ bằng tổng cầu hàng hóa
và dịch vụ.
b. Tổng thu nhập bằng tổng chi tiêu.
c. Tổng sản lượng bằng tổng thu nhập.
d. a,b,c đều đúng.

9/5/21 Bộ môn Kinh tế 8


13) Cho biết khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,75;
khuynh hướng đầu tư biên là 0,15; thuế suất biên là
0,2. Số nhân tổng quát là:
a. k = 2,5
b. k = 5
c. k = 2
d. k = 4

14) Với số nhân tổng quát k = 4, tổng cầu tăng thêm


DADo = 100 thì sản lượng sẽ tăng thêm:
a. DY = 100
b. DY = 250
c. DY = 400
d. DY = - 400
9/5/21 Bộ môn Kinh tế 9
15) Khi nền kinh tế suy thoái, sản lượng sụt giảm, thất
nghiệp gia tăng, chính phủ nên áp dụng chính sách tài
khóa mở rộng bằng cách:
a. Tăng chi ngân sách và tăng thuế.
b. Giảm chi ngân sách và tăng thuế.
c. Tăng chi ngân sách và giảm thuế.
d. Giảm chi ngân sách và giảm thuế.

16) Chính sách giảm thuế của chính phủ sẽ làm:


a. Tăng tổng cầu (tổng chi tiêu) và lãi suất giảm.
b. Giảm tổng cầu (tổng chi tiêu) và lãi suất tăng.
c. Tăng tổng cầu do thu nhập khả dụng tăng.
d. Giảm tổng cầu vì thu nhập khả dụng giảm

9/5/21 Bộ môn Kinh tế 10


17) Cắt giảm các khoản chi ngân sách của chính phủ là một trong
những biện pháp để:
a. Giảm tỷ lệ thất nghiệp
b. Hạn chế lạm phát.
c. Tăng đầu tư cho giáo dục.
d. Giảm thuế.

18) Chính sách tài khóa là một công cụ điều hành kinh tế vĩ mô vì:
a. Việc điều chỉnh lượng phát hành tín phiếu kho bạc và lãi suất có
vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế.
b. Sự thay đổi lượng cung tiền sẽ tác động đến lãi suất, đầu tư và
mức nhân dụng.
c. Sự thay đổi thuế và chi tiêu ngân sách của chính phủ có tác
động đến mức giá, mức sản lượng và mức nhân dụng.
d. Sự thay đổi lãi suất tín phiếu kho bạc có tác động đến mức huy
động vốn tài trợ cho bội chi ngân sách của chính phủ.

9/5/21 Bộ môn Kinh tế 11


19) Chính sách tài khóa không phải là công cụ lý tưởng để quản lý tổng
cầu trong ngắn hạn là do:
a.Rất khó khăn khi thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp
b.Khó xác định chính xác số nhân và liều lượng điều chỉnh G và T
c.Chính sách tài khóa không thể thay đổi một cách nhanh chóng.
d. Các câu trên đều đúng

20) Các nhà kinh tế học lo lắng đến quy mô nợ quốc gia vì:
a. Nợ quốc gia sẽ làm gia tăng thất nghiệp
b. Nợ quốc gia chồng chất khó cưỡng lại việc chính phủ in thêm tiền
với quy mô lớn và có thể dẫn đến siêu lạm phát
c. Nợ quốc gia cuối cùng phải được trang trải thông qua tăng thuế
trong tương lai.
d. Các câu trên đều đúng

9/5/21 Bộ môn Kinh tế 12


21) Nợ công là:
a. Tất cả các khoản nợ của chính phủ và nợ được bảo
lãnh bởi chính phủ.
b. Thâm hụt ngân sách của một quốc gia trong một
năm.
c. Toàn bộ nợ nước ngoài của một quốc gia.
d. Nợ của khu vực chính phủ một nước đối với nước
ngoài.

9/5/21 Bộ môn Kinh tế 13


22) Chính phủ có thể giảm bớt lượng tiền cung ứng trong nền kinh
tế bằng cách:
a. Bán chứng khoán của chính phủ trên thị trường chứng khoán.
b. Tăng lãi suất chiết khấu.
c. Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
d. Các câu trên đều đúng.

23) Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất:


a. Ngân hàng trung gian áp dụng đối với người gửi tiền.
b. Ngân hàng trung gian áp dụng đối với người vay tiền
c. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với ngân hàng trung gian.
d. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với công chúng

9/5/21 Bộ môn Kinh tế 14


24) Để giảm lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ áp dụng chính sách tiền
tệ thu hẹp, bằng cách:
a. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
b. Tăng lãi suất chiết khấu
c. Bán chứng khoán của chính phủ
d. Các câu trên đều đúng

25*) Khi nền kinh tế bị suy thoái, sản lượng sụt giảm, thất nghiệp gia
tăng, ngân hàng trung ương sẽ áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng:
a. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
b. Tăng lãi suất chiết khấu
c. Mua chứng khoán của chính phủ
d. Các câu trên đều đúng

9/5/21 Bộ môn Kinh tế 15

You might also like