You are on page 1of 16

NHỮNG CON SỐ MAY MẮN TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN

Số 7 vốn không hề được coi là một con số may mắn trong quan niệm
của một vài quốc gia Châu Á. Như ở Trung Quốc, số 7 tượng trưng cho
sự tức giận, bỏ rơi và những cái chết đau khổ. Nhưng ở Nhật Bản, đây lại
được xem như một con số cực kỳ may mắn, niềm tin của họ vào sự may
mắn của con số này thực chất đến từ nền văn hóa và tôn giáo của chính
đất nước họ chứ không phải do du nhập từ nước khác vào.

Đây là một con số quan trọng trong Phật giáo, một người phải tái sinh đủ
7 lần mới có thể vào cõi Niết Bàn. Và đặc biệt, số 7 còn gắn liền với 7 vị
phúc thần (Shichifukuin – Thất Phúc Thần), bao gồm Hotei (vị thần hiện
thân cho tài sản, vận mệnh yên ổn, thịnh vượng), Juroujin (vị thần của
sức khỏe), Fukurokuju (vị thần của hạnh phúc, phú quý và trường thọ),
Bishamon (thần chiến tranh), Benzaiten (nữ thần tri thức, sắc đẹp và
nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc), Daikokuten (thần của một mùa màng
bội thu, thường thờ cùng thần Ebisu, được khắc thành tượng điêu khắc
hoặc làm hộ dân chài và các thương gia).

Bởi số 7 được cho là may mắn và được xem trọng, nên người Nhật sẽ
làm lễ kỷ niệm cho một đứa trẻ khi chúng ra đời được 7 ngày tuổi. Ví dụ
điển hình là ngày kỷ niệm cho hoàng thân do Công chúa Masako sinh ra.
Người ta cũng để tang người thân vào ngày thứ 7 và tuần thứ 7

Ở “xứ Phù Tang”, người ta rất hay bói ngày sinh để đoán vận. Ví dụ như
một người sinh ngày 17 tháng 5 năm 1965 thì tổng số ngày sinh của
người đó là: 1+7+5+1+9+6+5=34 => 3+4=7 là số may mắn.
Bên cạnh đó, họ còn coi trọng 7 loại thảo dược dùng để xua đuổi tà ma,
loại trừ bệnh tật và ngày lễ Thất tịch 7/7 – một ngày lễ vô cùng quan
trọng vào mùa hè tại “xứ Phù Tang”.

Số 8 tuy ít được biết đến nhưng cũng là một con số may mắn. Điều thú vị
là số 8 được coi như một con số may mắn ở Nhật không hề đến từ cách
phát âm tương đồng với điều gì may mắn như những số khác. Đó là nhờ
vào hình dạng của con số này, được gọi là “Suehirogari”, mở rộng ở phía
bên dưới gợi nhắc đến sự giàu sang, thịnh vượng, phát đạt và tăng
trưởng. Ngoài ra, theo phong thủy, số 8 biểu tượng cho 8 cạnh của chiếc
đĩa hình thành nên vũ trụ. Đó là các cạnh Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông
Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam.

Đến du lịch Nhật Bản, du khách hoàn toàn có thể dễ dàng nhận ra sự ảnh
hưởng của số 8 đối với kiến trúc ở đất nước này, khi mà vào thế kỷ thứ 8,
kiến trúc bằng gỗ được thêm những nét trang trí đầy tinh tế đòi hỏi kỹ
thuật cao, đã phát triển toàn diện và trở thành phong cách kiến trúc độc
nhất đặc trưng cho “xứ sở hoa anh đào”.

Con số này còn ảnh hưởng đến cách tặng quà của người Nhật, thông
thường, người ta sẽ tặng 8 món quà cho một ai đấy vào mốc quan trọng
trong cuộc đời của họ, chẳng hạn như tốt nghiệp trung học hoặc khi đến
tuổi trưởng thành. Cũng có thể thay các món quà bằng tiền mặt, số tiền
tốt nhất nên là bội số của 8, ví dụ như: tám trăm, tám nghìn hoặc tám vạn
Yên.

Trong các con số may mắn, người Nhật đặc biệt yêu thích các số: 15, 24,
31, 32, 52, 168, 358 – đây là những con số được cho là “đại may mắn”.

Số 15: Trong công việc và vận may gia đình thì số 15 đại diện cho vận
tiền bạc, danh tiếng, sự phát triển, sung túc.
Số 24:  Trong tình yêu và hôn nhân, số 24 đại diện cho tài vận, sức khỏe,
thành công, trực cảm.

Số 31: Trong vận toàn thể, số 31 đại diện cho tài năng, sự phát triển,
thịnh vượng, sự minh mẫn của trí não.

Số 32 đại diện cho cơ hội, gặp gỡ, vận may, sự phát triển.

Số 52: Trong công việc và tài sản thì số 52 đại diện cho lợi nhuận, sự
phát triển, sự dự đoán, ý tưởng.

Số 168 khi tách ra sẽ gồm số 1, số 6 và số 8, trong phong thủy, những


con số này đều thuộc vận Kim, tức là tiền bạc (nhất bạch, lục bạch và bát
bạch). Đối với người Nhật, ba con số 1, 6, 8 khi hợp lại sẽ mang ý nghĩa
ám chỉ sự sung túc, thịnh vượng và bước khởi đầu tốt lành, nhất là khi có
số 8 biểu thị cho quyền lực tối cao. Ngoài ra, 1 + 6 + 8 là 15, là một trong
những con số đại may mắn, cũng là số ngày từ khi trăng non đến trăng
tròn (15 đêm).
Số 358 là con số của tiền bạc và hi vọng. Con số này cũng ngụ ý rằng
trong tương lai, nguồn thu nhập của bạn sẽ trở nên dồi dào và mang lại
nhiều lợi ích cho cuộc sống của bản thân. Số 358 thường xuất hiện rất
nhiều trên Internet và hay được in ra làm biển số xe

NGƯỜI NHẬT BẢN ƯA THÍCH

Người Nhật thích tắm suối nước nóng


Onsen theo tiếng Nhật được hiểu là tắm ở suối nước nóng tự nhiên.
Bạn có biết tắm suối nước nóng là một trong những sở thích của người
Nhật Bản. Bạn có thể tắm chung với mọi người hoặc tắm riêng, ở trong
nhà hoặc ngoài nhà. Các khu suối nước nóng được chia riêng thành khu
nam và khu nữ, bởi vì lúc tắm buộc phải khỏa thân. Tuy nhiên, ở một số
vùng nông thôn, nam nữ vẫn tắm chung ở suối nước nóng.

Nhật thuộc vùng đất địa nhiệt, có hàng ngàn suối nước nóng ở khách
sạn, spa, hay những khu công cộng. Họ cũng hay tụ lại ở các vùng quê
vào những ngày lễ hay cuối tuần để đắm mình vào dòng suối nước
nóng, gột rửa những mệt mỏi sau những ngày làm việc.

Người Nhật thích làm việc


Sẽ thật bất ngờ khi bạn biết “được làm việc” là một trong những sở thích
khi được hỏi người Nhật Bản thích gì. Họ làm việc rất siêng năng, chất
lượng công việc của họ cũng rất cao, tương xứng với sự nỗ lực mà họ
bỏ ra. Đây là một trong những nguyên nhân giúp nước Nhật phát triển
hùng mạnh, mặc dù không có nguồn tài nguyên dồi dào và thường
xuyên gặp phải thiên tai.
Đối với người Nhật, việc nhân viên ra về trước sếp là một điều bất lịch
sự và không được phép. Thường thì sếp ở Nhật là mẫu người cuồng
công việc, thường xuyên ở lại làm việc muộn ở công ty. Bởi vậy nên
nhiều khi nhân viên phải ở lại làm thêm việc mặc dù họ đã làm xong
công việc ngày hôm đó.

Uống rượu
Bạn có biết, uống rượu là một thú vui, cũng là một sở thích của người
Nhật Bản. Ở Nhật có rất nhiều loại rượu như rượu Sake, rượu Sochu,
nhưng bia vẫn là thức uống phổ biến nhất. Ngoài ra, Cooktail cũng là
thức uống được nhiều người ưa chuộng với nồng độ cồn thấp (khoảng
2%). Đa số người Nhật có tửu lượng tốt nhưng họ thường không để bị
say trong mỗi cuộc vui. Vì việc để bị say trước mặt người khác được
xem như một hành động bất lịch sự ở Nhật Bản.

La hét
Người Nhật Bản thích gì ư? Họ thích là hét, bạn có tin không? Có một
nét văn hóa ở Nhật rất đặc biệt – văn hóa hét. Đây cũng là một sở thích
của người Nhật Bản. Ví dụ, khi bạn đến một nhà hàng Nhật Bản, nhân
viên nhà hàng có thể chào đón khách bằng cách hét “Irasshaimase”,
thậm chí có thể la to yêu cầu của bạn cho nhà bếp nữa.

Người nhật yêu thích thẩm mỹ


Thẩm mỹ ở đây gắn liền với cái đẹp cùng sự thưởng thức. Các môn
nghệ thuật như Bonsai, vườn kiểu Nhật, trà đạo,… đều hướng tới thẩm
mỹ, cái đẹp. Sở thích thẩm mỹ là một phần quan trọng trong đời sống
người Nhật. Họ được thế giới đánh giá cao về gu thẩm mỹ.


Với câu hỏi người Nhật Bản thích gì thì chắc chắn không thể không
nhắc tới cá. Ăn cá là một sở thích của người Nhật Bản rất được ưa
chuộng. Ở Nhật Bản, mỗi người dân tiêu thụ khoảng 70kg cá trong một
năm. Điều đó thực sự ấn tượng khi mức trung bình của cả thế giới chỉ
có khoảng 13kg, thậm chí những nước phát triển như Mỹ cũng chỉ dừng
lại ở 20kg.
Toàn bộ Nhật là đảo, rất ít tài nguyên thiên nhiên nên cá được xem là bí
quyết tồn tại của người dân Nhật. Thật không quá nếu nói cá là nền tảng
của văn hóa Nhật.  
NGƯỜI NHẬT KHÔNG ƯA THÍCH
Thứ nhất: Không thực hiện luật bỏ rác của địa phương.

Có thể nói, phân loại rác được xem là việc phải được ưu tiên trước nhất
nếu muốn sinh sống và làm việc tại bất kỳ một địa phương nào ở Nhật
Bản. Khi bạn đăng lý tạm trú tại một tỉnh thành hay một quận nào đó ở
Nhật, bạn sẽ được cán bộ nhân viên tại địa phương đó cấp tài liệu
hướng dẫn cách phân loại và đổ rác. Nếu vô tình hay cố ý không thực
hiện đúng nguyên tắc phân loại và đổ rác, thì rác của bạn sẽ không
được xe rác mang đi, rác sẽ bị bỏ lại với lời nhắn”tác không phân loại
đúng quy đinh”, có nếu tại phạm có thể bạn sẽ bị phạt tiền đấy nhé.
Thứ hai: Có thói quen đi giầy đất vào nhà

Người Nhật Bản luôn có thói quen sinh hoạt tập trung trên sàn nhà, vì
thế họ luôn giữ chúng được sạch sẽ và ấm cúng. Ngoài ra việc làm này
như một lời nhắc nhở khéo đến các vị khách đáng quý rằng họ đang
bước vào một không gian riêng tư. Vì thế, khi từ ngoài bước vào ngôi
nhà của người Nhật, nhớ cởi bỏ giày dép để loại bỏ bụi bận và ẩm ướt
ở phía ngoài. Nhớ kĩ điều này các bạn nhé

Thứ ba: Ban đêm hay tụ tập đông người, làm làm ồn ào và gây
phiền hà hàng xóm

Trong khi người Việt Nam có thói quen tụ tập, ồn ào, đôi khi có phần xuề
xòa thì người Nhật có phong cách sống khép kín, trọng lễ nghĩa, tỉ mỉ,
khuôn mẫu, kỷ luật cao, đối khi sinh sống ở đây chúng ta còn thấy khắc
nghiệt và không được thoải mái. Ở một nơi mà tiếng ồn được hạn chế
đến mức tối đa thì việc tụ tập đông người và gây ồn ào tuyệt đối đừng
để vi phạm các bạn nhé, hãy thể hiện bản thân là người tự giác và biết
tôn trọng cộng đồng.

Thứ tư: Tại các cửa hàng tiêu dùng hay dằn vặt hàng hóa, kèo nài
giá cả
(Mua sắm ở Nhật Bản không được trả giá cả các bạn nhé)

Cũng giống như hành động cho tiền boa khi đi nhà hàng được coi là
hành động tỏ ý khinh thường thì việc  kì kèo trả giá khi đi mua sắm ở
Nhật Bản được coi là thô lỗ, thiếu văn hóa. Giá cả hàng hóa được ghi cụ
thể và chi tiết ở từng sản phẩm bạn muốn mua, nếu ở Việt Nam thói
quen này là thông dụng thì đến Nhật Bản, hãy lựa chọn sản phẩm và
chủ động thanh toán thôi các bạn nhé.

Thứ năm: khi có tai nạn, không chịu hiểu chế độ bảo hiểm, đòi hỏi
giải quyết theo cách riêng của mình làm mất nhiều thời gian.

Và cuối cùng, một số hoạt động hằng ngày của các bạn thực tập sinh
Nhật Bản bị người dân Nhật Bản, phàn nàn, không hài lòng như: Vứt
mọi thứ vào thùng rác, hay làm nghẹt cầu, thường quên xả nước, ném
rác ra ngoài cửa sổ, khạc nhổ ngoài đường và ngay cả trong nhà, khi
phơi quần áo không chịu vắt bớt nước để nhỏ xuống gây phiền hà
người ở tầng dưới, đến nhà người khác không điện thoại
Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người
Nhật. Người Nhật rất thích tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở
thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống
thường ngày của họ.

Người Nhật tặng quà vào dịp nào?

Với người Nhật Bản, tặng quà đã trở thành một thói quen hiện hữu trong
cuộc sống, người Nhật tặng quà cho nhau không những trong các dịp lễ
đặc biệt như: tết, ngày cưới hỏi, sinh nhật… mà ngay cả trong những
sinh hoạt hàng ngày, việc tặng quà giữa người Nhật với nhau cũng rất
thường xuyên, chẳng hạn như người Nhật có thể tặng một món quà để
tỏ lòng biết ơn đến người chủ nhà của họ, hay một món quà thể hiện sự
quý mến đối với người bạn đã mời dùng bữa… Nếu như có thống kê
những dịp tặng quà của Nhật Bản, ta có thể kể như: bắt đầu từ tiền
mừng tuổi đầu năm, các công việc như nhập học, tốt nghiệp, nhận việc
làm, nghỉ hưu, ngày cuối năm, ngày kết hôn, sinh nhật, khám bệnh, …
 

Trong văn hóa của mình, người Nhật dành riêng cả hai mùa tặng quà
nhằm để tỏ lòng biết ơn và gửi gắm những tình cảm của mình đến mọi
người trong mối quan hệ xã hội, hai mùa tặng quà quan trọng của Nhật
Bản được gọi là Chugen và Seibo, Chugen là mùa quà tặng giữa năm
vào cuối tháng 6, và Seibo là mùa quà tặng cuối năm vào cuối tháng 12.
Mục đích của việc gửi quà tặng trong dịp Seibo và Chugen là để cảm ơn
những người đã giúp đỡ mình và mong muốn một mối quan hệ lâu dài,
có thể là họ tặng quà cho các giám sát viên công việc của mình để tỏ
lòng kính trọng, các cặp vợ chồng gửi quà cho những người đã mai mối
và phục vụ nghi lễ hôn nhân của họ, một số người gửi quà đến bác sĩ
gia đình của họ, phụ huynh tặng quà cho những giáo viên đã giảng dạy
cho con, cháu họ. Hơn nữa, trong các mùa tặng quà không phải là bó
hẹp trong phạm vi các cá nhân, các công ty và cơ sở kinh doanh gửi
quà tặng cho khách hàng, đối tác của họ, và khách hàng trung thành
của mình…

Quà tặng với văn hóa Nhật


Trong văn hóa Nhật Bản, khi tặng quà, ngoài nội dung, ý nghĩa của món
quà, người Nhật đặc biệt chú ý đến việc món quà đó được gói và trang
trí như thế nào, điều đó rất quan trọng với người Nhật. Với người Nhật,
việc chuẩn bị, trang trí một món quà quan trọng hơn giá trị sử dụng của
nó. Bởi qua cách gói, trang trí món quà đó thể hiện sự khéo léo, để ý
quan tâm hay coi trọng món quà mà người đó mang tặng hay không, nó
thể hiện tình cảm, cử chỉ, tính cách của người tặng và đem lại cho họ
một món quà thật sự ý nghĩa. Chính vì thế mà món quà của người Nhật
được trang trí rất công phu và có những giá trị biểu trưng rất cao, quà
tặng được gói bằng giấy Nhật cột thắt bằng sợi dây hai màu đã được
tẩy tịnh gọi là Mizuhiki, và đính kèm theo đó là Noshi. Cách gói quà của
họ cũng rất cầu kỳ, bên trong ba lớp, bên ngoài ba lớp và cuối cùng thắt
một sợi dây lụa, dây giấy xinh đẹp. Người Nhật cho rằng nút thắt vặn
theo hình dây thừng có gửi gắm linh hồn con người, bày tỏ tấm lòng của
người tặng quà. Những dịp chúc mừng họ sẽ thắt dây giấy màu đỏ trắng
theo hình chiếc kéo để tương trưng cho may mắn đang đến, nhưng dịp
buồn thì thường thắt dây giấy màu trắng đen để tượng trưng cho sự
buồn đau và sự đen đủi sẽ không đến nữa.

 
 
Mizuhiki là vật trang sức cho những món quà của người Nhật. Nó khiến
món quà trở nên sinh động và đẹp đẽ hơn, cũng nhấn mạnh thêm sự
chu đáo quan tâm của người tặng đối với người nhận.

Được làm từ một loại giấy làm từ bột gạo, từ mizuhiki được ghép bởi 2
từ mang nghĩa “nước” và “kéo” nhằm thể hiện quá người thợ kéo dãn
nguyên liệu bột gạo sau các chu trình xử lý trong nước để tạo ra những
sợi dây thừng bằng giấy đủ màu này. Các mẫu mizuhiki phổ biến là hình
ảnh các nút dây tạo thành hình Tứ Linh (Long, Ly, Quy, Phượng) hay
các loài hoa thanh nhã như hoa mai, hoa đào… gắn lên trên món quà,
chúng góp phần làm cho quà tặng trở nên đẹp đẽ hơn và cũng thể hiện
thành ý của người tặng quà, màu sắc của mizuhiki cũng biểu trưng cho
món quà đó được tặng vào dịp nào,  nếu là những dịp chúc mừng thì
các dây mizuhiki có màu sắc rực rỡ như đỏ, vàng… tượng trưng cho sự
may mắn đang đến, còn vào các dịp chia buồn thì sử dụng hai màu đen
và trắng tượng trưng cho sự buồn đau và đen đủi sẽ không đến nữa; ví
dụ như quà tặng đám cưới thì sợi mizuhiki là màu vàng và bạc với phần
vàng ở phía bên phải một phần ba, còn quà phúng viếng thì buộc
mizuhiki màu đen và trắng.

 
 
Khi vận chuyển món quà, người Nhật thường dùng một miếng vải
chuyên dùng để bọc món quà từ bên ngoài có tên là Furoshiki; Furoshiki
là một loại khăn vải khổ lớn hình vuông nhiều màu sắc và họa tiết đẹp
mắt, có thể mang đi dễ dàng, Furoshiki có thể làm bằng nhiều chất liệu
như lụa, vải bông hoặc sợi tổng hợp. Furoshiki có đủ loại kích thước để
phù hợp với các đồ vật được gói, với đủ loại hoa văn màu sắc, các họa
tiết tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, thịnh vượng, mạnh mẽ, chúc
phúc…

Văn hóa ứng xử qua việc tặng quà của người Nhật

Trước hết, một trong những quy chuẩn trong ứng xử của người Nhật
Bản trong phong tục tặng quà của người Nhật là sự chân thành về tình
cảm và tính lịch sự của người và người với nhau. Trong việc tặng quà,
người tặng phải luôn đựng món quà trong túi kín và không được để cho
người được nhận quà nhìn thấy món quà ngay từ lúc đầu gặp gỡ. Chính
vì lẽ đó mà khi tặng quà, người Nhật luôn bọc món quà của mình trong
một cái túi một cách lịch sử và cẩn thận, cho dù món quà được gói bằng
giấy gói quà và trang trí đẹp đến mấy mà không có bọc hoặc túi bao bên
ngoài thì đó cũng được xem như là một việc thất lễ, và với việc bọc món
quà trong một cái túi cẩn thận sẽ khiến người nhận có cảm giác rằng
người tặng đã có sự quan tâm và có sự chuẩn bị trước khi tặng quà,
chứ không phải miễn cưỡng hay ép buộc gì, điều này rất có ý nghĩa
trong phong tục tặng quà của người Nhật Bản .
 

Trong các mối quan hệ, người Nhật rất coi trọng tôn ti trật tự, vì thế
người Nhật không bao giờ tặng cùng một món quà cho những người
khác nhau, ví dụ như nếu bạn tặng một chai sake cho một người nhân
viên, rồi cũng tặng cho sếp của anh ta một chai rượu như vậy, thì ông ta
sẽ thấy như đang bị bạn xúc phạm, khi đã đặt vị trí của ông ta ngang với
nhân viên của mình và có cảm giác rằng anh nhân viên kia hoàn toàn
không xứng đáng được so sánh như thế.

Những món quà không nên tặng người Nhật

- Không tặng quà số lượng 4 hoặc 9 – những con số xui xẻo theo văn
hóa người Nhật

- Văn hóa tặng quà của người Nhật rất kỵ những món quà có số lượng 4
hoặc 9 vì với người Nhật, số 4 đồng âm với chữ “tử” và số 9 được coi là
không may mắn vì có nghĩa là đau khổ.

- Không nên tặng dao, kéo hay những vật sắc nhọn vì nó thể hiện cho
sự chia cắt, không trọn vẹn, không hạnh phúc

- Theo văn hóa Nhật Bản, những món quà có in hình con cáo, vì họ cho
rằng con cáo tượng trưng cho tính tham lam, giảo hoạt.
- Không được tùy tiện biếu trà cho người khác vì đây là lễ vật mà người
Nhật đáp lễ sau khi cúng bái.

- Không nên tặng đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ và vật có hình
dáng như bình hay lọ, vì điều đó thể hiện sự dễ tan vỡ, không bền.

- Dịp lễ tết không được tặng hoa cúc (Kiku) và hoa trà (Tsubaki) vì hoa
cúc chỉ dùng trong đám tang còn hoa trà theo văn hóa Nhật Bản thì đó
là vật không may mắn và cũng nên tránh những loại hoa có màu tối.

Phong tục tặng quà thể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử cũng như
những quan niệm trong phép đối nhân xử thế của người Nhật Bản.
Người Nhật coi trọng cộng đồng và các mối quan hệ xã hội nên quà
tặng được xem một sợi dây, một chất xúc tác để biểu hiện tâm tư, tình
cảm, sự trân trọng với mọi người xung quanh mình. Cũng chính vì thế
mà người Nhật không bao giờ xem tặng quà là một hành vi hối lộ. Họ
cũng không quen tặng các món quà đắt tiền, mà giá trị thật sự của các
món quà tặng chính cách thức món quà được chuẩn bị, sự tỉ mỉ, cầu kì
trong cung cách chuẩn bị và trang trí món quà. Hy vọng qua bài viết này,

You might also like