You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CƠ BẢN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ KIỂM TRA MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ ĐỢT 2


HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY KHÓA 21
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Sinh viên không sử dụng tài liệu)
Họ và tên:…………………………………………
MSSV:……………………………………………. Mã đề: <3
Lớp: CLC_21DTC06
Mã học phần: 3635

THÍ SINH VUI LÒNG TÔ ĐẬM ĐÁP ÁN VÀO BẢNG SAU:

1. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 11. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 21. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 31. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ


2. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 12. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 22. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 32. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ
3. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 13. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 23. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 33. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ
4. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 14. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 24. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 34. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ
5. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 15. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 25 Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 35. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ
6. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 16. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 26. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 36. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ
7. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 17. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 27. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 37. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ
8. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 18. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 28. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 38. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ
9. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 19. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 29. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 39. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ
10.Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 20. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 30. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ 40. Ⓐ Ⓑ Ⓒ Ⓓ

Câu 1: Giao điểm của đường đầu tư và đường tiết kiệm cho biết:

A. Mức tiêu dùng vừa đủ.


B. Mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế đóng không có chính phủ.
C. Trạng thái cân bằng ngân sách.
D. Trạng thái cân bằng cán cân thanh toán.

Câu 2: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm cho
các hộ gia đình giảm mức tiết kiệm?

A. Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.


B. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.
C. Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
D. Cả A và C đều đúng.

Câu 3: Giá trị sản lượng của một hãng trừ đi chi phí về các sản phẩm trung gian
được gọi là:

A. Sản xuất gián tiếp.

1/8
B. Lợi nhuận ròng.
C. Xuất khẩu ròng.
D. Giá trị gia tăng.

Câu 4: Giả sử rằng GDP là 4800, tiêu dùng là 3400, xuất khẩu ròng là 120, tiết
kiệm là 400 và mua hàng hoá của chính phủ là 1200, khi đó:

A. Đầu tư là 80.
B. Thu nhập có thể sử dụng là 3800.
C. Thu nhập khả dụng sẽ là 3800, đầu tư là 80, thâm hụt ngân sách là 200.
D. Thâm hụt ngân sách là 200.

Câu 5 Theo lý thuyết xác định sản lượng cân bằng, lượng hàng tồn kho ngoài dự
kiến tăng thì tổng cầu dự kiến:

A. Nhỏ hơn sản lượng, các xí nghiệp giảm sản lượng.


B. Lớn hơn sản lượng, các xí nghiệp giảm sản lượng.
C. Nhỏ hơn sản lượng, các xí nghiệp tăng sản lượng.
D. Lớn hơn sản lượng, các xí nghiệp tăng sản lượng.

Câu 6: Đồng nhất thức nào sau đây thể hiện sự cân bằng

A. S–T=I–G
B. S+I=G-T
C. S+I=G+T
D. S+T=I+G

Câu 7: Tổng cầu hàng hoá và dịch vụ của một nước không phụ thuộc vào các
quyết định của:

A. Chính phủ và các hãng sản xuất .


B. Các nhà cung ứng hàng hoá và dịch vụ.
C. Các hộ gia đình.
D. Người nước ngoài.

Câu 8: Biện pháp nào dưới đây hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên:

A. Tăng tiền lương tối thiểu.


B. Trợ cấp cho các chương trình đào tạo lại và trợ cấp cho công nhân đến
làm việc ở các vùng sâu vùng xa.
C. Tăng trợ cấp thất nghiệp.
D. Thực hiện chính sách tài khoá mở rộng.

Câu 9: Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp tạm thời:

2/8
A. Một công nhân ngành thép bỏ việc và đang đi tìm một công việc tốt hơn.
B. Một công nhân ngành thép quyết định ngừng làm việc để trở thành sinh
viên đại học.
C. Một công nhân ngành thép về hưu nghỉ chế độ.
D. Một công nhân ngành thép mất việc do thay đổi về công nghệ.

Câu 10: Trong mô hình AS-AD, đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa:
A. Tổng chi tiêu thực tế và GDP thực tế.
B. Thu nhập thực tế và GDP thực tế.
C. Mức giá chung và tổng lượng cầu.
D. Mức giá chung và GDP danh nghĩa.

Câu 11: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt
Nam năm 2006 là 8,2%. Điều đó có nghĩa là:

A. GDP danh nghĩa của năm 2006 bằng 108,2% so với năm gốc.
B. GDP danh nghĩa của năm 2006 bằng 108,2% so với năm 2005.
C. GDP tính theo giá cố định của năm 2006 bằng 108,2% so với năm gốc.
D. GDP tính theo giá cố định của năm 2006 bằng 108,2% so với năm 2005.

Câu 12: Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất
bánh mì với giá 10 triệu đồng. Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho
cửa hàng với giá 14 triệu. Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 16 triệu.
Đóng góp của cửa hàng bán bánh là:

A. 2 triệu.
B. 4 triệu.
C. 6 triệu.
D. 16 triệu
Câu 13: Hàm tiêu dùng có dạng C = 1.000 + 0,8Yd thì hàm tiết kiệm có dạng:

A. S = - 1.000 + 0,2Yd
B. S = - 1.000 + 0,8Yd
C. S = 1.000 + 0,2Yd
D. S = 1.000 + 0,8Yd

Câu 14: Cho hàm xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia: X = 200 và M = 100
+ 0,05Y. Nếu sản lượng của nền kinh tế là 1.500 thì:

A. Thặng dự cán cân thương mại là 25.


B. Thặng dư cán cân thanh toán là 25.
C. Thâm hụt cán cân thương mại là 35.
D. Thâm hụt cán cân thanh toán là 35.
3/8
Câu 15. Một nền kinh tế có các số liệu sau: thặng dư ngân sách: 1.000, xuất khẩu
1.500, nhập khẩu 1.000, đầu tư 800. Tổng tiết kiệm là:

A. 2.300
B. 700
C. 300
D. Các lựa chọn trên đều sai.

Câu 16.Khi chính phủ tăng thuế ròng tự định thêm 100, tổng cầu sẽ:

A. Tăng thêm ít hơn 100.


B. Tăng thêm đúng bằng 100.
C. Giảm bớt đúng 100.
D. Giảm bớt ít hơn 100.

Câu 17.Trong một nền kinh tế lạm phát do cầu, chính phủ nên:

A. Tăng chi trợ cấp xã hội.


B. Tăng phát hành tiền.
C. Giảm thuế.
D. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.

Câu 18: Cho số nhân tổng cầu k=3, tiêu dùng biên theo Yd là 0,7. Khi chính phủ
tăng chi trợ cấp thất nghiệp thêm 10 tỷ thì:

A. Sản lượng tăng 7 tỷ.


B. Sản lượng giảm 21 tỷ.
C. Sản lượng tăng 21 tỷ.
D. Sản lượng tăng 30 tỷ.

Câu 19: Khoản chi tiêu 40.000USD mua chiếc BMW được sản xuất tại Đức của
gia đình bạn sẽ làm cho:

A. Đầu tư tăng 40.000USD và xuất khẩu ròng tăng 40.000USD.


B. Tiêu dùng tăng 40.000USD và xuất khẩu ròng giảm 40.000USD.
C. Xuất khẩu ròng giảm 40.000USD.
D. Xuất khẩu ròng tăng 40.000USD.

Dùng thông tin sau trả lời các câu 20, 21 và 22:
2000 2003 2004
GDP danh nghĩa 6000 6500
(tỷ)

4/8
CPI(%) 100 120 125

Câu 20. GDP thực năm 2003 là:

A. 6.000 tỷ
B. 5.000 tỷ
C. 4.500 tỷ
D. 4.800 tỷ

Câu 21. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2004 là:

A. 1%
B. 2%
C. 3%
D. 4%

Câu 22. Tỷ lệ lạm phát năm 2004 là:

A. 4,17%
B. 5,17%
C. 6,17%
D. 7,17%

Câu 23: Tiêu dùng tự định (C0) là:

A. Tiêu dùng ứng với tiết kiệm bằng không.


B. Tiêu dùng ứng với thu nhập khả dụng bằng không.
C. Tiêu dùng ứng với khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC) bằng không.
D. Tiêu dùng ứng với tổng cầu bằng không.

Câu 24: Tổng cầu hay tổng chi tiêu dự kiến của nền kinh tế không bao gồm bộ
phận nào?

A. Chi tiêu dùng dự kiến của công chúng.


B. Chi đầu tư dự kiến của chính phủ.
C. Chi đầu tư dự kiến của tư nhân.
D. Chi trợ cấp khó khăn dự kiến của chính phủ.

Câu 25: Giả sử mức tiêu dùng biên của người chịu thuế và người nhận trợ cấp là
như nhau, nếu chính phủ tăng trợ cấp bằng lượng thuế tăng thêm thì tổng cầu sẽ:

A. Không đổi.
B. Tăng lên.
C. Giảm xuống.
D. Các lựa chọn trên đều có khả năng xảy ra.
5/8
Câu 26: Trong mô hình AD-AS, sự cắt giảm mức giá làm tăng cung tiền thực tế
và tăng lượng tổng cầu được biểu diễn bằng:

A. Sự dịch chuyển của đường AD sang phải.


B. Sự dịch chuyển của đường AD sang trái.
C. Sự trượt dọc đường AD xuống phía dưới.
D. Sự trượt dọc đường AD lên phía trên.

Câu 27: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm
tăng sản lượng cân bằng?
A. Sự gia tăng của tiết kiệm.
B. Sự gia tăng của xuất khẩu.
C. Sự giảm xuống của đầu tư.
D. Sự gia tăng của thuế.

Câu 28: Cho Cm = 0,9 và sản lượng cân bằng đang ở mức tiềm năng. Chính phủ
muốn tăng G thêm 9 tỷ trong điều kiện vẫn giữ ổn định mức sản lượng cân bằng
thì phải đồng thời:

A. Tăng thuế 9 tỷ.


B. Giảm thuế 9 tỷ.
C. Tăng thuế 10 tỷ.
D. Giảm thuế 10 tỷ.

Câu 29: Lựa chọn nào sau đây là chính sách tài khóa mở rộng?

A. Tăng chi tiêu chính phủ.


B. Tăng thuế.
C. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
D.Ngân hàng trung ương mua vào trái phiếu chính phủ.

Sử dụng dữ liệu bảng sau để hoàn thành câu 30,31,32,33.


Một nền kinh tế có các số liệu sau:

C=200+0.75Yd X=350
I=100+0.2Y M=200+0.05Y
T = 40 + 0,2Y Yp = 4.500
G = 600 UN = 3,7%

Câu 30: Sản lượng cân bằng:

A. 4.080.
B. 4.400.

6/8
C. 4.800.
D. Các lựa chọn trên đều sai.

Câu 31: Cán cân thương mại là:

A. Thặng dư 54.
B. Thâm hụt 54.
C. Thặng dư 108.
D. Thâm hụt 108.

Câu 32: Tình trạng ngân sách chính phủ:

A. Thâm hụt 256.


B. Thặng dư 256.
C. Thặng dư 128.
D. Thâm hụt 128.

Câu 33: Chính phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa công thêm 50, chi trợ cấp thất
nghiệp là 20, xuất khẩu tăng 10 thì sản lượng cân bằng mới là:

A. 5.100.
B. 4.400.
C. 4.380.
D. Số khác.

Câu 34: Chính sách tài khóa được hiểu như là:

A. Chính sách Tiền tệ mở rộng theo quan điểm mới.


B. Chính sách Tài chính Quốc gia.
C. Là chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định và tăng trường nền kinh tế
thông qua các công cụ Thu, Chi Ngân sách nhà nước.
D. Là bộ phận cấu thành chính sách Tài chính Quốc gia, có các công cụ Thu,
Chi ngân sách nhà nước, và các công cụ điều tiết Cung và Cầu tiền tệ.
Câu 35: Yếu tố nào dưới đây được coi là cơ chế tự ổn định của nền kinh tế?

A. Thuế không phụ thuộc vào thu nhập.


B. Xuất khẩu.
C. Trợ cấp thấp nghiệp.
D. Câu 1 và 3 đúng.
Câu 36: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự kiện nào sau đây sẽ làm
cho các hộ gia đình tăng tiết kiệm?

A. Thu nhập khả dụng hiện tại giảm.


B. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ tăng mạnh trong tương lai.

7/8
C. Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập của các hộ gia đình.
D. Các hộ gia đình tin rằng thu nhập sẽ giảm mạnh trong tương lai.

Câu 37: Ngân sách thặng dư khi

A. Tổng thu ngân sách bằng tổng chi ngân sách.


B. Tổng thu ngân sách lớn hơn tổng chi ngân sách.
C. Tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi ngân sách.
D. Phần thuế thu tăng thêm lớn hơn phần chi ngân sách tăng thêm.

Câu 38: Đồng nhất thức nào sau đây không đúng?

A. (S – I) + (G – T) = (X – M) 
B. GDP = C + I + G + X – M
C. I = S + (T – G) + (M – X)
D. S = GDP – C – T

Câu 39: Số nhân chi tiêu Chính phủ về hàng hóa và dịch vụ:

A. Bằng số nhân đầu tư.


B. Nghịch đảo số nhân đầu tư.
C. 1 trừ số nhân đầu tư.
D. Bằng với số nhân chi chuyển nhượng.

Câu 40:Độ dốc của đường tiết kiệm bằng:


A. S/Yd.
B. 1 – MPC.
C. MPC – 1.
D. MPC.

--------------------------------------------HẾT---------------------------------------------------

(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

8/8

You might also like