You are on page 1of 68

PHẦTRẮC NGHIỆM

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Câu 1: Trong mô hình AS-AD, đường tổng cung ngắn hạn (SAS) dịch chuyển sang trái khi:
A. Tiền lương danh nghĩa giảm.
B. Lãi suất giảm.
C. Giá dầu tăng.
D. Mức giá chung trong nền kinh tế tăng.
Câu 2: Trong mô hình AS-AD, đường AD dịch chuyển sang phải khi:
A. Năng suất lao động tăng.
B. Chính phủ tăng đầu tư để mở rộng đường sá.
C. Mức giá chung trong nền kinh tế giảm.
D. Nhập khẩu tăng.
Câu 3: Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn là:
A. Mục tiêu nhằm đạt được sự cân bằng ngân sách
B. Mục tiêu nhằm gia tăng sản lượng tiềm năng.
C. Mục tiêu nhằm giữ sản lượng gần/bằng với mức sản lượng tiềm năng.
D. Mục tiêu nhằm đạt được sự cân bằng cán cân thanh toán.
Câu 4: Trên đồ thị, trục hoành ghi sản lượng quốc gia, trục tung ghi mức giá chung, đường
tổng cầu AD sẽ dịch chuyển sang trái khi:
A. Nhập khẩu và xuất khẩu tăng
B. Dân chúng ưa thích hàng ngoại hơn
C. Chính phủ tăng chi tiêu cho đầu tư cơ sở hạ tầng
D. Chính phủ tăng chi chuyển nhượng
Câu 5: Trên đồ thị, trục hoành thể hiện sản lượng (Y), trục tung thể hiện mức giá. Nhân tố nào
sau đây không làm dịch chuyển đường AD sang trái
A. Mức giá chung giảm.

TRI_SALEM 1
B. Xuất khẩu giảm
C. Doanh nghiệp bi quan về tình hình kinh tế
D. Nhập khẩu tăng lên.
Câu 6: Tổng cầu hàng hoá và dịch vụ của một nước không phụ thuộc vào các quyết định của:
A. Chính phủ và các hãng sản xuất
B. Các nhà cung ứng hàng hoá và dịch vụ
C. Các hộ gia đình
D. Người nước ngoài
Câu 7: Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:
A. Tối đa của nền kinh tế.

B. Không có lạm phát nhưng vẫn có thất nghiệp.

C. Không thay đổi theo thời gian.

D. Có tỷ lệ lạm phát vừa phải.


Câu 8: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tương ứng với:
A. Sản lượng tiềm năng.
B. Sản lượng thực tế.

C. Sản lượng cân bằng.

D. Sản lượng dự đoán.

Câu 9: Biến số nào sau đây có thể thay đổi không gây ra sự dịch chuyển của đường
tổng cầu:
A. Mức giá
B. Lãi suất

C. Thuế suất

D. Kỳ vọng về lạm phát

Câu 10: Chu kỳ kinh doanh là hiện tượng:


A. Lợi nhuận của các doanh nghiệp dao động theo mùa vụ.
B. Sản lượng quốc gia dao động lên xuống xoay quanh sản lượng tiềm năng.
C. Sản lượng quốc gia dao động theo một quy luật nhất định.
D. Sản lượng tiềm năng dao động lên xuống theo thời gian.
Câu 11: Đường tổng cung ngắn hạn không dịch chuyển sang trái vì lý do sau:
A. Giá cả nguyên liệu thô thiết yếu tăng
B. Giảm năng suất lao động
C. Mức giá tăng
D. Tiền lương tăng
Câu 12: Khi Chính phủ đánh thuế vào hàng tiêu dùng xuất khẩu
A. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
B. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
C. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
D. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái

CẤP ĐỘ 2

Câu 13: Đường tổng cung thẳng đứng hàm ý rằng:


A. Tăng giá sẽ khuyến khích đổi mới công nghệ và do vậy thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kt
B. Không thể có được tốc độ tăng của sản lượng trong ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng trung
bình của sản lượng trong dài hạn
C. Tăng giá sẽ không ảnh hưởng gì đến sản lượng của nền kinh tế
D. Tăng giá sẽ cho phép nền kinh tế đạt được mức sản lượng cao hơn
Câu 14:Khi Chính Phủ giảm thuế đánh vào các nguyên liệu nhập khẩu thì:
A. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái

B. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải

C. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải


D. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
Câu 15: Trong mô hình AS - AD đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa
A. Thu nhập thực tế và GNP thực tế
B. Mức giá cả chung và thu nhập thực tế
C. Tổng chi tiêu thực tế và GNP thực tế
D. Mức giá chung và GNP danh nghĩa
Câu 16: Sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi
A. Sẽ làm dịch chuyển cả đường tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn sang trái

B. Đường tổng cung dài hạn sang phải cò đường tổng cung ngắn hạn không đổi
C. Sẽ làm dịch chuyển cả đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn sang phải
D. Sẽ làm dịch chuyển cả đường tổng cung ngắn hạn và tổng cầu sang phải
Câu 17: Nếu Chính phủ tăng thuế đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu (trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi) thì:
A. Đường tổng cầu dịch chuyển song song sang phải

B. Đường tổng cung dịch chuyển song song sang phải

C. Đường tổng cung dịch chuyển song song sang trái.

D. Đường tổng cầu dịch chuyển song song sang trái

Câu 18: Một đợt hạn hán kéo dài xảy ra trên cả nước làm cho:
A. Đường AD dịch chuyển sang phải, kết quả là cả sản lượng và mức giá đều tăng
B. Cả đường AS và AD đều dịch chuyển sang trái, kết quả là sản lượng giảm, còn chưa
có đủ thông tin để kết luận ảnh hưởng đến mức giá.
C. Đường AD dịch chuyển sang trái do xuất khẩu giảm, kết quả là cả sản lượng và
mức giá đều giảm.
D. Đường AS ngắn hạn dịch chuyển sang trái và kết quả là sản lượng giảm và mức giá
tăng
CẤP ĐỘ 3
Câu 19: Khi nền kinh tế đạt mức toàn dụng:
A. Tỷ lệ thất nghiệp tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
B. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế bằng 0
C. Tỷ lệ lạm phát thực tế bằng 0.
D. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế lớn hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Câu 20: Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:
A. Tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp bằng 0.
B. Tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được.
C. Phù hợp với việc sử dụng hết nguồn lực hợp lý
D. Các câu trên đều sai

CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA


CẤP ĐỘ 1
Câu 1: Tổng sản phẩm trong nước GDP có thể được tính theo phương pháp:
A. Phương pháp chi tiêu.

B. Phương pháp thu nhập.

C. Phương pháp giá trị gia tăng.

D. D. Tất cả 3 đáp án đều đúng.

Câu 2: Chỉ số kinh tế vĩ mô nào sau đây được xem là phản ánh tốt nhất phúc lợi kinh tế của XH?
A. Tỷ lệ thất nghiệp.
B. Tỷ lệ lạm phát.
C. Tổng sản phẩm trong nước.
D. Thâm hụt ngân sách.
Câu 3: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đo lường:
A. Thu nhập và chi tiêu.
B. Thu nhập nhưng không là chi tiêu.
C. Chi tiêu nhưng không là thu nhập.
D. Không phải thu nhập, cũng không phải chi tiêu, mà là tổng xuất nhập khẩu.
Câu 4: Trong sơ đồ chu chuyển nền kinh tế giản đơn
A. Hộ gia đình chi tiêu hết thu nhập của họ.

B. Tất cả hàng hóa và dịch vụ được mua bởi hộ

gia đình.
C. Cả 2 câu A và B đều đúng
D. Cả 2 câu A và B đều sai
Câu 5: Trong nền kinh tế thực tế, hàng hóa và dịch vụ được mua bởi
A. Hộ gia đình.
B. Công ty.
C. Chính phủ.
D. Cả 3 chủ thể trên
Câu 6: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là
A. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một nước.
B. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một nước trong một khoảng thời
gian nhấtđịnh.
C. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng sản xuất trong một nước trong một
khoảng thời gian nhất định
D. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trung gian và cuối cùng sản xuất trong một
nước trong một khoảng thời gian nhất định.
Câu 7: Điểm khác nhau giữa GDP và GNP là
A. GDP là giá trị hàng hóa dich vụ cuối cùng được tạo ra trên lãnh thổ quốc
gia còn GNP do người nước ngoài tạo ra.
B. GDP tính theo giá hiện hành còn GNP tính theo giá cố định
C. GDP là giá trị hàng hóa dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên lãnh thổ quốc
gia còn GNP do công dân 1 quốc gia tạo ra.
D. GNP luôn lớn hơn GDP
Câu 8: Hàng hóa, dịch vụ nào sau được tính vào GDP?
A. Giá trị giao dịch cổ phiếu.

B. Giá trị giao dịch hàng hóa đã qua sử dụng (used products).

C. Cả A và B đều đúng

D. D. Cả A và B SAI

Câu 9: GNP được tính như thế nào?


A. Lấy GDP cộng thu nhập ròng từ các yếu tố sản xuất từ nước ngoài (NIA)

B. Lấy GDP trừ thu nhập ròng từ các yếu tố sản xuất từ nước ngoài (NIA)
C. Lấy GDP cộng khấu hao (De).

D. Lấy GDP trừ khấu hao (De).

Câu 10: Tổng đầu tư của khu vực tư nhân, bao gồm
A. Đầu tư của khu vực nước ngoài và thuế trực thu.

B. Đầu tư của khu vực nước ngoài và thuế gián thu.

C. Đầu tư ròng của khu vực tư nhận và thuế trực thu.

D. Đầu tư ròng của khu vực tư nhân và. khấu hao


Câu 11: GDP được đo lường hàng năm thường là
A. GDP danh nghĩa.
B. GDP thực.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 12: GDP được tính theo phương pháp giá trị gia tăng bao gồm các khu vực
A. Thành thị, Nông thôn và Hải đảo.
B. Miền núi, đồng bằng và hải đảo.
C. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
D. Nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Câu 13: Sản phẩm quốc dân ròng được tính
A. Lấy sản phẩm quốc dân cộng thu nhập ròng từ yếu tố sản xuất từ nước ngoài.

B. Lấy sản phẩm quốc dân trừ thu nhập ròng từ yếu tố sản xuất từ nước ngoài.

C. Lấy sản phẩm quốc dân trừ khấu hao.


D. Lấy sản phẩm quốc dân cộng khấu hao.
Câu 14: Thu nhập quốc dân (NI) được tính bằng cách
A. Bằng sản phẩm quốc dân ròng (NNP) tính theo giá các yếu tố sản xuất.
B. Bằng sản phẩm quốc dân ròng (NNP) tính theo giá thị trường trừ thuế gián thu (Ti).
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 15: Thu nhập cá nhân (PI) được tính bằng cách
A. Lấy thu nhập quốc dân (NI) trừ đi lợi nhuận giữa lại và lợi nhuận dùng nộp thuế.
B. Lấy thu nhập quốc dân (NI) trừ đi lợi nhuận giữa lại và lợi nhuận dùng nộp thuế;
rồi cộng với trợ cấp.
C. Lấy thu nhập quốc dân (NI) cộng với lợi nhuận giữa lại và lợi nhuận dùng nộp thuế.
D. Lấy thu nhập quốc dân (NI) cộng với lợi nhuận giữa lại và lợi nhuận dùng nộp
thuế; rồi cộng với trợ cấp.
Câu 16: Thu nhập khả dụng (DI/Yd) được tính bằng cách?
A. Lấy thu nhập cá nhân (PI) trừ đi thuế thu nhập cá nhân.
B. Lấy thu nhập cá nhân (PI) trừ đi thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp.
C. Lấy thu nhập cá nhân (PI) cộng với thuế thu nhập cá nhân.
D. Lấy thu nhập cá nhân (PI) cộng với thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp.
Câu 17: Hạn chế của GDP là?
A. Không phản ánh tính công bằng của nền kinh tế.
B. Không tính đến ô nhiễm môi trường.
C. Không phản ánh tính công bằng và sự ô nhiễm của nền kinh tế.
D. Không phản ánh tính công bằng, sự ô nhiễm, các hoạt động kinh tế phi thương mại
Câu 18: Một số chỉ số được dùng bổ sung cho GDP là?
A. Chỉ số phát triển con người (HDI).

B. Chỉ số hạnh phúc quốc dân (GNH).

C. Chỉ số phúc lợi kinh tế ròng (NEW).

D. Cả 3 chỉ số trên.
Câu 19: GDP tính theo phương pháp thu nhập bao gồm:
A. Tiền lương, tiền thưởng, lợi nhuận, lãi suất, khấu hao và cổ tức.
B. Lãi suất, khấu hao, lợi nhuận, thuế gián thu, tiền thuê, tiền lương.
C. Khấu hao, tiền lương, thuế trực thu, lãi suất, tiền thuê, lợi nhuận.
D. Tất cả 3 đáp án đều sai.
Câu 20: Thu nhập ròng từ nước ngoài được đo lường bởi:
A. Thu nhập từ các yếu tố sản xuất đầu tư ở nước ngoài trừ đi thu nhập từ yếu tố sản xuất
của người nước ngoài đầu tư ở trong nước.
B. Thu nhập từ các yếu tố sản xuất đầu tư của người nước ngoài đầu tư ở trong nước trừ

đi thu nhập từ yếu tố sản xuất đầu tư ở nước ngoài.


C. Xuất khẩu trừ đi nhập khẩu.

D. Nhập khẩu trừ đi xuất khẩu.

Câu 21: Giả sử tổng sản lượng trong nước của một nền kinh tế là 1500. Tính sản lượng quốc
dân biết thu nhập ròng từ nước ngoài là 200.
A. 1500.
B. 1600.
C. 1700.
D. 1800.
Câu 22: Giả sử trong năm 2015 có các chỉ tiêu thống kê theo lãnh thổ một nền kinh tế SAU:
Đầu tư tư nhân 200 Tiêu dùng hộ gia đình 300
Đầu tư ròng 50 Chi tiêu chính phủ 150
Tiền lương 150 Tiền lãi cho vay 35
Tiền thuê đất 45 Thuế gián thu 40
Lợi nhuận 80 Thu nhập tài sản ròng -50
Xuất khẩu 100 Chỉ số giá năm 2014 1,0
Nhập khẩu 150 Chỉ số giá năm 2015 1,1

GDP danh nghĩa theo giá thị trường năm 2015:


A. 400 B. 500. C. 600 D. 700.
Câu 23: Ba quốc gia có GDP lớn nhất thế giới hiện nay theo thứ tự giảm dần là?
A. Mỹ, Nhật, Trung Quốc.

B. Trung Quốc, Mỹ, Nhật.

C. C. Mỹ, Trung Quốc, Nhật.

D. Nhật, Mỹ, Trung Quốc.


CẤP ĐỘ 2
Câu 24: Ta xem một nền kinh tế như một tổng thể, khi đó
A. Tiền lương bằng lợi nhuận.

B. Tiêu dùng bằng tiết kiệm.

C. Thu nhập bằng chi tiêu.

D. Tỷ lệ lạm phát bằng tỷ lệ lãi suất.

Câu 25: Trong nền kinh tế thực tế, hộ gia đình:


A. Chi tiêu hết thu nhập của họ.
B. Thu nhập được chi tiêu, tiết kiệm và thực hiện nghĩa vụ thuế.
C. Mua tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 26: 1 người mua 1 mảnh vải với giá 100.000 đồng và dùng vải đó để may thành áo, chiếc
áo này được bán lại cho người khác với giá 150.000 đồng. Giao dịch này đóng góp bao nhiêu
vào GDP?
A. 100.000 đồng.
B. 150.000 đồng.
C. 50.000 đồng
D.250.000đồng.
Câu 27: Giả sử nền kinh tế sản xuất 100.000 chiếc áo sơ mi/năm; giá mỗi chiếc áo là 500.000đ
và 30k chiếc kem/năm; giá mỗi chiếc kem là 10.000đ. GDP của nền kinh tế mỗi năm là
A. 50 tỷ đồng. B.30 tỷ C. 80 tỷ D. 160 tỷ đồng.
Câu 28: Khi tính toán GDP người ta thường không tính thuế trực thu vì
A. Khó đo lường.

B. Nếu tính sẽ bị tính trùng và làm phóng đại GDP lên.

C. Thuế trực thu là 1 loại chi phí sản xuất của doannghiệp.

D. Cả 3 câu trên đều đúng.


Câu 29: Những người thu nhập cao nhưng bận rộn thuê người giữ con thay vì tự mình giữ,
sẽ có xu hướng làm cho GDP
A. giảm.
B. Tăng.
C. Không đổi.
D. Không thể kết luận.
Câu 30: Giả sử chính phủ trợ cấp cho hộ gia đình một khoản tiền là 100 triệu đồng, sau đó các
hộ gia đình dùng khoản tiền này để mua thuốc y tế khi hạch toán theo luồng hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng thì khoản chi tiêu trên sẽ được tính vào GDP
A. Đầu tư của chính phủ

B. Trợ cấp của chính phủ cho hộ gia đình

C. Chi tiêu mua hàng hoá và dịch vị của chính phủ

D. Tiêu dùng của hộ gia đình.


Câu 31: Trứng gà được Công ty Ba Huân sản xuất để bán cho Công ty Kinh Đô sản xuất bánh.
Trong trường hợp này trứng gà được gọi là hàng hóa
A. Cuối cùng.

B. Đầu tiên.
C.Trunggian.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 32: Trứng gà có thể được dùng trực tiếp hoặc được dùng làm nguyên liệu sản xuất bánh.
Trong trường hợp này trứng gà được gọi là
A. Sản phẩm cuối cùng.

B. Sản phẩm trung gian.

C. Vừa là sản phẩm cuối cùng, vừa là sản phẩm trung gian.

D. Không đủ thông tin để kết luận.

Câu 33: Những người lao động Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan làm việc, giá trị gia tăng
mà họ tạo ra tính vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nền kinh tế nào?
A. Việt Nam.
B. Đài Loan.
C. Cả Việt Nam và Đài Loan.
D. Việt Nam và Trung Quốc.
Câu 34: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) do ông Đoàn Nguyên Đức làm chủ tịch
đang tiến hành đầu tư khu phức hợp thương mại ở Myanmar. Lợi nhuận sau thuế mà dự án
này sẽ tạo ra được hạch toán vào tổng thu nhập quốc dân (GNP) của?
A. Việt Nam.
B. Myanmar.
C. Cả Việt Nam và Myanmar.
D. Các đáp án trên đều không đúng.
Câu 35: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) do ông Đoàn Nguyên Đức làm chủ tịch
đang tiến hành đầu tư khu phức hợp thương mại ở Myanmar. Lợi nhuận sau thuế mà dự án
này sẽ tạo ra được hạch toán
A. GDP của cả Việt Nam và Myanmar.
B. GNP của cả Việt Nam và Myanmar.
C. GDP của Myanmar, GNP của Việt Nam.
D. GNP của Myanmar, GDP của Việt Nam.
Câu 36: Hàng hóa và dịch vụ nào thường không được tính vào GDP
A. Sản xuất tại nhà.
B. Không hợp pháp.
C. Cả 2 câu A và B đều đúng.
D. Cả 2 câu A và B đều sai.
CẤP ĐỘ 3
Câu 37: Loại thuế nào sau đây không phải là thuế trực thu?
A. Thuế thu nhập cá nhân.

B. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

C. Thuế tiêu thụ đặc biệt.


D. Thuế thu nhập tài sản.
Câu 38: Loại thuế nào sau đây không phải là thuế gián thu?
A. Thuế xuất nhập khẩu.
B. Thuế đánh vào thu nhập từ đầu tư chứng khoán.
C. Thuế giá trị gia tăng.
D. Thuế môn bài.
Câu 39: Hàng hóa, dịch vụ phi thị trường nào được ước lượng để tính vào GDP
A. Công việc nội trợ.
B. Giá trị thuê nhà của chính mình.
C. Đáp án A và B đều đúng.
D. Đáp án A và B đều sai.
Câu 40: Ở Việt Nam, cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc đo lường GDP?
A. Tổng cục thống kê (GSO).
B. Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách tài chính (NIF).
C. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM).
D. Văn phòng chính phủ.
Câu 41: Giả sử một nền kinh tế có các số liệu sau:
GDP danh Chỉ số giảm phát Thuế gián thu
nghĩa GDP (Ti)
Năm 2012 5000 1 800
Năm 2013 6000 1.2 900
GDP thực tế năm 2012 và năm 2013 lần lượt
là A. 5000, 6000.
B. 5000, 5000.
C. 6000; 6000.
D. 6000; 7200.

CHƯƠNG 3: TỔNG CẦU & SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG


CẤP ĐỘ 1
Câu 1: Chi tiêu đầu tư:
A. Đồng biến với lãi suất
B. Đồng biến với sản lượng quốc gia
C. Đồng biến với sản lượng quốc gia và nghịch biến với lãi suất
D. Nghịch biến với lãi suất
Câu 2: Nếu bố bạn mua một ngôi nhà mới để ở khi về hưu thì giao dịch này được TÍNH
A. Tiêu dùng B. Đầu tư C. Chi tiêu chính phủ D. Xuất khẩu
Câu 3: Trong nền kinh tế giản đơn (đóng không có chính phủ)
A. Chi tiêu của chính phủ luôn bằng thuế của chính phủ

B. Xuất khẩu luôn bằng nhập khẩu

C. Tiết kiệm luôn bằng đầu tư tại điểm cân bằng

D. Nhu cầu tiết kiệm luôn bằng nhu cầu đầu tư

Câu 4: Khoản nào không phải là chi chuyển nhượng


A. Bù lỗ cho doanh nghiệp nhà nước
B. Trợ cấp học bổng
C. Trả lương cho công chức
D. Trợ cấp hưu trí
Câu 5: Tính theo chi tiêu (tính theo luồng sản phẩm) thì GDP là tổng cộng của:
A. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và dịch vụ, xuất khẩu
B. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và dịch vụ, xuất khẩu ròng
C. Tiêu dùng, đầu tư, chi chuyển nhượng của chính phủ, xuất khẩu ròng
D. Tiêu dùng, đầu tư, chi chuyển nhượng của chính phủ, xuất khẩu.
Câu 6: Điều gì xảy ra với tiêu dùng và đầu tư khi chính phủ tăng thuế?
A. Đầu tư tăng, tiêu dùng giảm
B. Đầu tư giảm, tiêu dùng giảm
C. Đầu tư không ảnh hưởng, tiêu dùng giảm
D. Các câu trên đều sai.
Câu 7: Nếu một hộ gia đình có chi tiêu cho tiêu dùng lớn hơn thu nhập khả dụng thì:
A. Xu hướng tiêu dùng cận biên lớn hơn 1
B. Tiết kiệm bằng 0
C. Xu hướng tiết kiệm bình quân lớn hơn 1
D. Xu hướng tiêu dùng bình quân lớn hơn 1
Câu 8: Tiết kiệm mang giá trị âm khi hộ gia đình:
A. Tiêu dùng ít hơn thu nhập khả dụng
B. Tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm
C. Tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng
D. Tiêu dùng nhiều hơn thu nhập khả dụng
Câu 9: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư:
A. Lãi suất
B Lạm phát dự đoán C
Sản lượng quốc gia
D. Tất cả các câu được nêu ở đây đều đúng
Câu 10: Nghịch lý của tiết kiệm cho rằng
A. Nếu người dân tăng tiêu dùng thì tổng cầu sẽ gia tăng
B. Nếu chính phủ tăng chi tiêu có thể làm đầu tư tư nhân giảm
C. Nếu người dân càng cố gắng tiết kiệm thì tổng tiết kiệm trong nền kinh tế giảm.
D. Nếu người dân tăng tiết kiệm thì tổng đầu tư trong nền kinh tế tăng.
Câu 11: Trong nền kinh tế đóng
A. Không có thuế
B. Không có X,M
C. Không có chi tiêu cho đầu tư
D. Không có tiết kiệm.
Câu 12: Đầu tư là:
A. Mua sắm máy móc, thiết bị hay tư bản hiện vật
B. Mua cổ phiếu và trái phiếu
C. Gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng
D. Mua sắm hàng hoá và dịch vụ
Câu 13: Độ dốc của hàm số tiêu dùng được quyết định bởi:
A. Khuynh hướng tiêu dùng trung bình
B. Khuynh hướng tiêu dùng biên
C. Tổng số tiêu dùng tự định
D. Mức thuế hộ gia đình đóng
Câu 14: Chi tiêu đầu tư phụ thuộc:
A. Đồng biến với lãi suất
B. Đồng biến với sản lượng quốc gia
C. Đồng biến với sản lượng quốc gia và nghịch biến với lãi suất
D. Nghịch biến với lãi suất
Câu 15: Khoản chi nào sau đây không phải chi chuyển nhượng
A. Tiền trợ cấp thất nghiệp

B. Tiền trợ cấp xã hội cho người nghèo

C. Trả tiền bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổ

D. Tiền lãi về khoản nợ công cộng


Câu 16: Tiêu dùng có mối quan hệ:
A. Nghịch chiều với thu nhập dự đoán
B. Cùng chiều với thu nhập khả dụng
C. Cùng chiều với lãi suất
D. Các câu được nêu ở đây đều sai.
Câu 17: Thu nhập khả dụng là:
A. Thu nhập dùng tự do theo ý muốn dân chúng.
B. Thu nhập của công chúng bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân.
C. Tiết kiệm còn lại sau khi tiêu dùng.
D. Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài.
Câu 18: Chi tiêu tự định:
A. Luôn phụ thuộc vào mức thu nhập
B. Không phụ thuộc vào mức thu nhập
C. Được quyết định bởi hàm tiêu dùng
D. Không phải là thành phần của tổng cầu
Câu 19: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, yếu tố nào sau đây sẽ làm sản lượng cân
bằng tăng?
A. Sự gia tăng thuế

B. Sự gia tăng tiết kiệm

C. C. Sự gia tăng xuất khẩu

D. Sự cắt giảm đầu tư


Câu 20: Số nhân chi tiêu (số nhân tổng cầu) phản ánh:
A.Sự thay đổi của sản lượng khi tổng cầu (hay tổng chi tiêu dự kiến) thay đổi một đơn
vị hoặc là mức thay đổi của đầu tư khi sản lượng thay đỔI
B.Sự thay đổi của sản lượng cân bằng khi tổng cầu (hay tổng chi tiêu dự kiến) thay đôỉ

Câu 21: Nhập khẩu biên phản ánh:


A. Lượng nhập khẩu giảm xuống (tăng lên) khi thu nhập quốc gia giảm (tăng) 1 đơn vị

B. Lượng nhập khẩu giảm xuống khi thu nhập quốc gia giảm 1 đơn vị

C. Lượng nhập khẩu tăng thêm khi thu nhập quốc gia tăng thêm 1 đơn vị

D. Không câu nào đúng

Câu 22: Trong một nền kinh tế đóng không có Chính phủ, tiêu dùng C và thu nhập Y
liên hệ với nhau bằng 1 hàm: C = 600 + 0,75Yd; Tiêu dùng của hộ gia đình C sẽ bằng
1200 khi thu nhập khả dụng là:
A. 500 B. 800 C. 650 D. Đáp số khác
Câu 23: Khoản chi nào không phải là chi chuyển nhượng?
A. Chính phủ trợ cấp cho cựu chiến binh.

B. Trợ cấp thất nghiệp.

C. Trợ cấp hưu trí.

D. Chi cho để xây khu phòng học cho ngành giáo dục

Câu 24: Thuật ngữ tiết kiệm được sử dụng trong kinh tế là:
A. Tiền sử dụng vào mục đích thanh toán khoản nợ đã vay
B. Phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi tiêu dùng
C. Tiền mua bảo hiểm cá nhân, tiền mua cố phiếu
D. Phần còn lại của thu nhập trước thuế sau khi tiêu dùng
Câu 25: Nếu khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,75, thuế biên là 0,2. Số nhân tổng cầu là:
A. k = 2
B. k = 4
C. k 2,5
D. k = 5
CẤP ĐỘ 2
Câu 26: Điểm khác nhau giữa số nhân của thuế và số nhân trợ cấp là:
A. Số nhân của thuế luôn luôn nhỏ hơn số nhân của
trợ cấp
B. Số nhân của thuế thì âm, số nhân của trợ cấp thì
dương
C. Số nhân của thuế thì dương, số nhân của trợ cấp thì âm
D. Không có câu nào đúng
Câu 27: Yếu tố nào sau đây có thể dịch chuyển đường tiêu dùng xuống dưới
A. Kỳ vọng vào thu nhập tương lai giảm

B. Kỳ vọng vào thu nhập tương lai tăng

C. Tài sản giảm

D. A và C đúng
Câu 28: Nếu có một sự giảm sút trong đầu tư của tư nhân 20 tỷ, Cm = 0,75, Im = 0 mức
sản lượng sẽ:
A. Giảm xuống 80
tỷ
B. Tăng lên 80 tỷ
C. Giảm xuống 33,33 tỷ
D. Tăng lên 20 tỷ
Câu 29: Điểm vừa đủ trong hàm tiêu dùng là điểm mà tại đó:
A. Tiêu dùng bằng tiết kiệm
B. Tiêu dùng bằng thu nhập khả dụng
C. Tiết kiệm dương
D. Tất cả đều sai
Câu 30: Khi chính phủ thay đổi thuế thì tổng cầu sẽ thay đổi một lượng:
A. Lớn hơn lượng thay đổi của thuế

B. Bằng lượng thay đổi của thuế

C. Nhỏ hơn lượng thay đổi của

thuế
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 31: Nếu một hộ gia đình tăng chi tiêu cho tiêu dùng từ 5 triệu đồng lên 8 triệu đồng
khi thu nhập khả dụng tăng từ 4 triệu đồng lên 8 triệu đồng, thì xu hướng tiêu dùng cận biên
của gia đình đó là:
A. Bằng 0,5

B. Bằng với xu hướng tiêu dùng trung bình

C. Mang giá trị âm

D. Bằng 0,75
Câu 32: Nếu thu nhập khả dụng bằng không, tiêu dùng sẽ:
A. Bằng không

B. Dương vì người ta sẽ đi vay hay dùng của cải đã tích luỹ được từ trước để tiêu

C. Bằng tiêu dùng tự

định
D. Phương án B và C
Câu 33: Cho biết: k =1/(1-Cm) . Đây là số nhân trong:
A. Nền kinh tế đóng, có chính phủ
B. Nền kinh tế mở
C. Nền kinh tế đóng, không có chính phủ
D. Các lựa chọn đều có thể đúng
Câu 34: Hàm số tiêu dùng: C = 200 + 0,75 Yd . Tiết kiệm S ở mức thu nhập khả dụng
1000 trong nền kinh tế đóng không có chính phủ là:
A. S = 150 B. S = 50 C. S = 850 D. Đáp án khác.
Câu 35: Nếu có một sự giảm sút trong đầu tư của tư nhân 10 tỷ Cm = 0,75, Im = 0 mức
sản lượng sẽ:
A. Giảm xuống 40 tỷ

B. Tăng 40 tỷ

C. Giảm xuống 13,33 tỷ

D. Tăng lên 13,33 tỷ

Câu 36: Mua hàng của chính phủ và chuyển giao thu nhập khác nhau ở chỗ
A. Chuyển giao thu nhập tính vào G, mua hàng của chính phủ là một phần trong G
B. Mua hàng của chính phủ tính vào G, còn chuyển giao thu nhập không tính vào G
C. Chuyển giao thu nhập là một bộ phận của mua hàng chính phủ
D. Mua hàng chủ chính phủ là khoản chi của chính phủ, chuyển giao thu nhập là
một chi của tổ chức khác
Câu 37: Giả sử chính phủ tăng chi tiêu trong khi thuế và tiêu dùng của các hộ gia đình
không thay đổi, thì:
A. Tiết kiệm chính phủ giảm
B. Tiết kiệm quốc dân giảm
C. Đầu tư giảm
D. Tất cả các phương án được nêu ở đây đều đúng
Câu 38: Tìm câu sai trong những câu sau:
A. MPC = 0 thể hiện việc nếu thu nhập tăng 1 đồng thì cũng không dùng để chi tiêu.

B. 0 < MPC < 1

C. MPC phản ánh sự tăng tiêu dùng bao nhiêu khi thu nhập tăng 1

D. D. Không có câu nào sai


Câu 39: Câu đúng nhất nói về khuynh hướng tiêu dùng biên là:
A. Phần tiêu dùng tăng thêm (giảm xuống) khi thu nhập khả dụng tăng thêm (giảm
xuống) 1 đơn vị
B.Phần thu nhập khả dụng tăng thêm khi sản lượng tăng thêm 1 đơn vị
C.Phần tiêu dùng giảm xuống khi thu nhập khả dụng giảm bớt 1 đơn vị
D. Phần tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị

Câu 40: Khi chính phủ tăng chi tiêu và tăng thuế với cùng một lượng thì sản lượng cân bằng sẽ
A. Không đổi
B. Giảm
C. Tăng
D. Các câu trên đều đúng
CẤP ĐỘ 3
Câu 41: Trong một nền kinh tế giản đơn có hai khu vực, có các hàm số:
C = 160 + 0,7Yd ; I = 150 + 0,1Y; G = 250, X = 100, M = 0,1Y, T = 0,2Y, Yp = 2000
Mức sản lượng cân bằng là:
A. 1500 B. 1750 C. 600 D. 1000
Câu 42: Dấu hiệu nhận biết tổng cung vượt tổng cầu trong nền kinh tế thực là:
A. Tăng lợi nhuận

B. Giảm hàng tồn kho

C. Tăng hàng tồn kho


D. Tồn kho không đổi
Câu 43: Đồng nhất thức thứ nhất thể hiện khoản rò rỉ bằng khoản bơm vào trong nền kinh tế đóng,
có chính phủ là
A. S = I B. S + I = C + X
C. S + T = I + G D. S + T = I + G + X - M
Câu 44: Độ dốc của đường tiêu dùng càng thoải khi:
A. Tiêu dùng tự định nhỏ
B. Khuynh hướng tiêu dùng biên càng lớn, nghĩa là sự thay đổi nhỏ trong Yd dẫn đến sự
thay đổi lớn của C
C. Khuynh hướng tiêu dùng biên càng lớn
D. Khuynh hướng tiêu dùng biên càng nhỏ, nghĩa là sự thay đổi lớn trong Yd dẫn đến sự
thay đổi nhỏ của C
Câu 45: Yếu tố nào trong các yếu tố sau quyết định tiêu dùng và đầu tư
A. Thu nhập
B. Thu nhập khả dụng
C. Lãi suất danh nghĩa
D.Lãi suất thực tế

CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

CẤP ĐỘ 1:
Câu 1: Chi tiêu ngân sách được chia làm các phần chính là
A. Chi thường xuyên và chi trả nợ.
B. Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
C. Chi đầu tư phát triển và chi trả lương.
D. Chi đầu tư phát triển, chi trả lương và chi trả nợ.
Câu 2: Tình trạng thâm hụt ngân sách có xu hướng
A. Gia tăng khi tỷ lệ thất nghiệp tăng.
B. Giảm khi lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm

C. Giảm trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế

D. Giảm khi người nước ngoài mua trái phiếu chính phủ.

Câu 3: Giả sử ngân sách năm trước cân bằng, ngân sách năm nay thâm hụt khi:
A. Tổng chi ngân sách tăng.
B. Tổng thu thuế giảm.
C. Tổng chi ngân sách tăng và tổng thu thuế giảm.
D.Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng
Câu 4: Trong thời kỳ hoạt động sản xuất được mở rộng, tổng nguồn thu từ thuế …….và chi
chuyển nhượng của chính phủ………
A.Tăng, tăng
B. Tăng, Giảm
C. Giảm, tăng
D. Giảm, giảm
Câu 5: Chính sách tài khóa mở rộng của Việt Nam trong năm 2016 không bao gồm việc chính
phủ tăng
A. Chi tiêu cho quốc phòng

B. Chi xây dựng tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên

C. Chi lập quỹ học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

D. Thanh toán cho bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 6: Trong thời kỳ nền kinh tế đang suy thoái, nếu chính phủ theo đuổi mục tiêu cân bằng
ngân sách bằng cách tăng thuế và giảm chi tiêu thì
A. Có thể gây ra áp lực về lạm phát

B. Thâm hụt ngân sách càng trầm trọng hơn và khủng hoảng sâu hơn.

C. Kích thích tăng trưởng kinh tế

D. Tạo điều kiện cho 1 số ngành được nhà nước ưu đãi trợ cấp phát triển.

Câu 7: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, chi tiêu của chính phủ tăng sẽ làm tăng
A. Tổng cầu

B. Thâm hụt ngân sách

C. Thặng dư ngân sách

D. Cả A, B đúng
Câu 8: Ngân sách chính phủ thặng dư khi
A. Tổng chi ngân sách lớn hơn tổng thu thuế
B. Thuế suất nhỏ hơn doanh thu thuế
C. Tổng thu thuế lớn hơn chi chuyển nhượng
D. Tổng chi mua hàng hóa dịch vụ của chính phủ nhỏ hơn tổng thu thuế và thu từ trái phiếu
chính phủ
Câu 9: Giải pháp nào dùng để giảm thâm hụt ngân sách
A. Tăng chi tiêu của chính phủ
B. Tăng nguồn thu thuế của chính phủ
C. Tăng chi chuyển nhượng
D. Tăng đầu tư quốc phòng
Câu 10: Nhận định nào sau đây về chi chuyển nhượng là sai
A. Là 1 khoản thuế âm
B. Tác động đến sản lượng quốc gia ngược với thuế

C. Là 1 bộ phận trong chi tiêu của chính phủ

D. Tác động đến sản lượng quốc gia cùng chiều với chi tiêu của chính phủ

Câu 11: Nhân tố nào sau đây là nhân tố tự ổn định trong chính sách tài khóa
A. Chính sách tăng thuế
B. Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến
C. Số nhân ngân sách
D. Chi mua hàng hóa dịch vụ của chính phủ
Câu 12: Nợ công có thể xuất hiện khi
A. Kinh tế suy thoái

B. Ngân sách chính phủ bị thâm hụt

C. Chính phủ chi tiêu quá mức

D. Tất cả đều đúng


Câu 13: Ví dụ nào sau đây đúng về chính sách tài khóa mở rộng
A. Chính phủ cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để kích thích sản xuất
B. Ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất để kích thích đầu tư
C. Tăng trợ cấp cho khu vực chịu thiên tai
D. Tăng cường giám sát việc sử dụng nguồn vốn viện trợ.
Câu 14: Trong thời kỳ nền kinh tế đang có lạm phát cao, chính phủ nên:
A. Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng thuế

B. Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi tiêu cho quốc phòng.

C. Thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp bằng cách tăng chi tiêu công

D. Thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp bằng cách tăng thuế.
Câu 15: Nhận định nào sau đây sai
A. Nợ công xuất hiện khi chính phủ chi tiêu quá mức so với nguồn thu
B. Chính sách tài khóa nhằm mục tiêu đưa nền kinh tế trở về mức toàn dụng.
C. Chi tiêu của chính phủ có mối quan hệ đồng biến với tổng cầu.
D. Chính phủ chỉ thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp trong thời kỳ suy thoái KT

CẤP ĐỘ 2
Câu 16: Tỷ lệ nợ công của 1 nước thường được tính toán so với
A. Thu nhập sau thuế của người dân (DI)

B. Tổng sản phẩm quốc gia (GNP)

C. Sản phẩm quốc gia ròng (NNP)

D. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)


Câu 17: Chính sách nào sau đây là cho tổng cầu AD giảm 1 lượng lớn nhất
A. Tăng thuế 100 tỷ đồng
B. Giảm chi chuyển nhượng 100 tỷ đồng

C. Giảm chi mua hàng hóa, dịch vụ của chính phủ 100 tỷ đồng

D. Giảm thuế đồng thời tăng chi tiêu đầu tư của chính phủ 100 tỷ đồng

Câu 18: Cho các hàm số C = 100 + 0,6Yd, T = 150 + 0,1Y, I = 50+0,2Y, G = 200. Ngân sách
thâm hụt khi sản lượng bằng
A. 400
B. 500
C. 600
D. 700
Câu 19: Cho các hàm số C = 120 + 0,7Yd, T = 150 + 0,1Y, I = 100+0,2Y, G = 200. Ngân sách
cân bằng khi sản lượng bằng
A. 400
B. 500
C. 600
D. 700
Câu 20: Nếu chính phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ 10 tỷ đồng, biết khuynh hướng tiêu
dùng biên là 0,8; hoạt động này làm cho tổng cầu của nền kinh tế
A. Tăng 8 tỷ
B. Giảm 8 tỷ
C. Tăng 10 tỷ
D. Giảm 10 tỷ
CẤP ĐỘ 3
Câu 21: Giả sử chính phủ cắt giảm 1 lượng thuế là 10 tỷ đồng, hoạt động này làm cho tổng cầu
của nền kinh tế
A. Tăng 10 tỷ
B. Giảm 10 tỷ
C. Tăng ít hơn 10 tỷ
D. Tăng nhiều hơn 10 tỷ
Câu 22: Giả sử khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,8; đầu tư biên là 0,2; thuế biên là 0,2; sản lượng
thực tế của nền kinh tế là Y = 1200, sản lượng tiềm năng Yp = 1500. Nếu chính phủ tăng chi tiêu
10, giảm thuế 10 đồng thời tăng chi chuyển nhượng 5 thì
A. Hoạt động này tốt cho nền kinh tế vì giảm bớt được lạm phát

B. Hoạt động này tốt cho nền kinh tế vì giảm bớt được suy thoái.

C. Hoạt động này không tốt cho nền kinh tế vì làm suy thoái sâu hơn.

D. Hoạt động này không tốt cho nền kinh tế vì gây ra lạm phát.

Câu 23: Giả sử sản lượng thực tế của nền kinh tế là Y = 1000 đvtt, sản lượng tiềm năng là Yp =
1500 đvtt và số nhân tổng cầu k = 2. Nếu chính phủ giảm thuế và chi tiêu 1 lượng như nhau là 100
đvtt thì nền kinh tế sẽ chuyển
A. Từ suy thoái sang LP
B. Từ suy thoái sang toàn dụng
C. Từ suy thoái sang suy thoái sâu hơn.
C.Từ lạm phát sang toàn dụng

CHƯƠNG 5: TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG & CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

CẤP ĐỘ 1
Câu 1: Khi nền kinh tế suy thoái, nếu bạn là người hoạch định chính sách tiền tệ bạn hãy chọn
giải pháp tối ưu:
A. Tăng dự trữ bắt buộc.

B. Giảm dự trữ bắt buộc.

C. Bán trái phiếu chính phủ


D.Tăng lãi suất chiết khấu
Câu 2: Ngân hàng trung ương quyết định tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, khi đó:
A. Số nhân tiền giảm, cung tiền danh nghĩa tăng,
B. Số nhân tiền tăng, cung tiền danh nghĩa tăng
C. Số nhân tiền giảm, cung tiền danh nghĩa giảm
D. Số nhân tiền tăng, cung tiền danh nghĩa giảm.
Câu 3: Giá trị của số nhân tiền tăng khi
A. Các ngân hàng cho vay ít hơn và dự trữ ít hơn

B. Lãi suất chiết khấu tăng

C. C. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm

D. Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng tăng


Câu 4: Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị trục tung là lãi suất, trục hoành
là lượng tiền thì sự gia tăng về mức giá sẽ làm
A. Dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất.
B. Dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và tăng lãi suất
C. Dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm giảm lãi suất.
D. Dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và giảm lãi suất.
Câu 5: Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu thì khối
tiền tệ sẽ:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. K hông thể kết luận
Câu 6: Nếu GDP thực tế tăng lên, cung tiền không đổi, đường cầu tiền thực tế sẽ dịch chuyển sang
A. Trái và lãi suất sẽ giảm đi
B. Trái và lãi suất sẽ tăng lên
C. Phải và lãi suất không thay đổi
D. Phải và lãi suất sẽ tăng lên
Câu 7: Chính sách tiền tệ mở rộng là chính sách do NHTW thực hiện để:
A. Tăng sản lượng bằng cách giảm thuế hoặc tăng chi tiêu của chính phủ.
B. Tăng sản lượng bằng cách hạ lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc mua
trái phiếu chính phủ.
C. Tăng sản lượng bằng cách tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc bán
trái phiếu chính phủ.
D. Tăng sản lượng bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ
Câu 8: Các ngân hàng trung gian tăng tỷ lệ dự trữ tùy ý, lượng tiền mạnh sẽ:
A. Tăng thêm
B. Giảm bớt
C. Không đổi
D. Có thể tăng hoặc giảm
Câu 9: Chính sách tiền tệ thu hẹp là chính sách do NHTW thực hiện để:
A. Giảm sản lượng bằng cách tăng thuế hoặc giảm chi tiêu của chính phủ.
B. Giảm sản lượng bằng cách tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc bán
trái phiếu chính phủ.
C. Giảm sản lượng bằng cách giảm lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc
bán trái phiếu chính phủ.
D. Giảm sản lượng bằng cách mua trái phiếu chính phủ
Câu 10: Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thu hẹp là làm giảm sản lượng đồng thời:
A. Làm giảm lãi suất và làm giảm đầu tư

B. Làm giảm lãi suất và làm tăng đầu tư

C. Làm tăng lãi suất và làm giảm đầu tư


D. Làm tăng lãi suất và làm tăng đầu tư
Câu 11: Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng là làm tăng sản lượng, đồng thời:
A. Làm giảm lãi suất và làm giảm đầu tư
B. Làm giảm lãi suất và làm tăng đầu tư
C. Làm tăng lãi suất và làm giảm đầu tư
D. Làm tăng lãi suất và làm tăng đầu tư
Câu 12: Nếu tất cả các ngân hàng thương mại đều không cho vay số tiền huy động được, thì số
nhân tiền sẽ là:
A.0 B.1 C . 10 D . 100

CẤP ĐỘ 2
Câu 13: Ngân hàng trung ương mua vào 1 lượng trái phiếu là 100 tỷ. Nếu tỷ lệ dự trữ tùy ý 5%;
tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 15%; tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng bằng 20% thì mức cung tiền thay
đổi:
A. Tăng 1000 tỷ

B.Giảm 500tỷ
C. Tăng 300 tỷ
D. Giảm 700 tỷ
Câu 14: Nếu các ngân hàng thương mại muốn giữ 15% tiền gửi dưới dạng dự trữ và dân cư muốn
giữ tiền mặt bằng 10% so với tiền gửi ngân hàng có thể viết séc, thì số nhân tiền:
A . 4.4 B. 4.6 C. 3.5 D . 5.8
Câu 15: Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và NHTW mua trái phiếu trị giá 100.000 triệu đồng, thì
mức cung tiền:
A. Không thay đổi
B. Tăng 100.000 triệu đồng
C. Tăng 1.000.000 đồng
D. Tăng lên bằng tích của 100.000 triệu đồng với số nhân tiền.
Câu 16: Giả sử tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng là 20%, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 8%, tỷ lệ dự trữ tuỳ ý
là 2%, cung tiền là 984 tỷ đồng, khối lượng tiền mạnh là:
A. 248 tỷ B. 246 tỷ C. 240 tỷ D. 300 tỷ
Câu 17: Cho biết tỷ lệ tiền mặt so vơi tiền gửi ngân hàng là 60%, tỷ lệ dự trữ ngân hàng so với tiền
gửi ngân hàng là 20%. Ngân hàng trung ương bán ra 5 tỷ đồng trái phiếu sẽ làm cho khối tiền tệ
A. Tăng thêm 5 tỷ đồng

B. Giảm bớt 5 tỷ đồng

C. Giảm bớt 10 tỷ

D. Tăng thêm 10 tỷ
Câu 17: Giả sử tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 0,2 và tỉ lệ dự trữ so với tiền gửi là 0,1. Nếu muốn
tăng cung tiền là 1 tỉ đồng thông qua hoạt động thị trường mở, ngân hàng trung ương cần phải:
A . Mua 250 triệu trái phiếu CP.
B. Bán 250 triệu trái phiếu CP

C . Bán 167 triệu trái phiếu CP


D . Mua 167 triệu trái phiếu CP
CẤP ĐỘ 3
Câu 18: Lãi suất do ngân hàng trung ương công bố mang tính hướng dẫn cho các tổ chức tín dụng
ấn định lãi suất kinh doanh, đó là:
A. Lãi suất chiết khấu.
B. Lãi suất tái cấp vốn.
C. Lãi suất cơ bản.
D. Lãi suất qua đêm.
Câu 19: Một vấn đề mà ngân hàng trung ương phải đối phó khi thực hiện chính sách tiền tệ là:
A. Có thể dự đoán được số nhân nhưng không kiểm soát được lượng tiền mạnh
B. Không thể kiểm soát được số nhân tiền
C. Chỉ có thể kiểm soát được lượng tiền mạnh một cách gián tiếp
D.Kiểm soát được lượng tiền mạnh nhưng không thể luôn dự đoán chính xác sốnhân tiền
Câu 20: Nếu sản lượng không ảnh hưởng đến cầu về tiền. Hãy tìm ra phát biểu sai:
a. Trong hàm DM = Do +Dimi + DY Y, hệ số DYm = 0m
b. M1 tăng => i giảm => DM tăng
c. M1 tăng => i giảm =>I tăng => AD tăng => Y tăng => DM tăng
d. T giảm => AD tăng => Y tăng => DM không đổi

CHƯƠNG 6: MÔ HÌNH IS - LM
CẤP ĐỘ 1
Câu 1: Các điểm thuộc đường IS cho biết
A. Thị trường tiền tệ cân bằng

B. Thị trường hàng hóa cân bằng

C. Thị trường ngoại hối cân bằng

D. Thị trường chứng khoán cân bằng

Câu 2: Tất cả những điểm thuộc đường LM thể hiện


A. Thị trường tiền tệ dư thừa
A. Thị trường tiền tệ thiếu hụt

B. Thị trường tiền tệ cân bằng

C. Lãi suất đang giảm

Câu 3: Nếu nền kinh tế nằm bên trái của đường IS cho biết
A. Cung tiền lớn hơn cầu tiền

B. Tổng cầu lớn hơn tổng cung

C. Cung tiền nhỏ hơn cầu tiền


D. Tổng cầu nhỏ hơn tổng cung

Câu 4: Giả sử nền kinh tế đang nằm phía dưới bên phải đường LM:
A. Lãi suất sẽ tăng vì có sự dư cầu về tiền

B. Lãi suất sẽ giảm vì có sự dư cung về tiền

C. Lãi suất sẽ tăng vì có sự dư cung về tiền

D. Lãi suất sẽ giảm vì có sự dư cầu về tiền

Câu 5: Trong mô hình IS-LM, nếu chi tiêu của CP và thuế tăng cùng một lượng như nhau:
A. Thu nhập sẽ giữ nguyên vì đường IS không thay đổi

B. Thu nhập sẽ chỉ tăng nếu ngân hàng trung ương cũng tăng cung tiền

C. Cả thu nhập và lãi suất cùng tăng

D. Thu nhập cùng tăng một lượng tương ứng

Câu 6: Khi chính phủ tăng chi tiêu và giảm cung tiền chúng ta có thể dự tính
A. Tổng cầu tăng nhưng lãi suất không thay đổi

B. Cả lãi suất và tổng cầu đều giảm

C. Tổng cầu và lãi suất đều tăng

D. Lãi suất tăng, nhưng tổng cầu có thể tăng, giảm hoặc không đổi

Câu 7: Độ dốc của đường IS phụ thuộc vào:


A. Thuế suất và xu hướng tiết kiệm cận biên

B. Sự nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất

C. Sự nhạy cảm của tổng cầu với lãi suất

D. Không có yếu tố nào ở trên.

Câu 8: Yếu tố nào dưới đây không làm dịch chuyển đường IS
A. Chi tiêu của chính phủ

B. Tiêu dùng tự định

C. Thuế

D. Lãi suất

Câu 9: Yếu tố nào dưới đây không làm dịch chuyển đường LM
A. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
B. NHTW mua trái phiếu trên thị trường mở.

C. Thuế

D. Lãi suất chiết khấu

Câu 10 : Tác động “hất ra” (còn gọi là tác động “lấn át”) của chính sách tài
chính (chính sách tài khoá) là do
A. Tăng chi tiêu của chính phủ làm giảm lãi suất, dẫn tới tăng đầu tư, làm tăng hiệu lực

kích thích tổng cầu


B. Tăng chi tiêu của chính phủ làm tăng lãi suất, dẫn tới giảm đầu tư, làm giảm hiệu

lực kích thích tổng cầu


C. Giảm chi tiêu của chính phủ làm tăng lãi suất, dẫn tới giảm đầu tư, làm giảm hiệu

lực kích thích tổng cầu


D. Giảm chi tiêu của chính phủ làm giảm lãi suất, dẫn tới tăng đầu tư, làm tăng hiệu lực

kích thích tổng cầu


Câu 11: Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi cung nội tệ bằng cách:
A. Mua hoặc bán trái phiếu chính phủ

B. Mua hoặc bán ngoại tệ

C. Có thể mua hoặc bán cả trái phiếu lẫn ngoại tệ

D. Ngân hàng trung ương không thể thay đổi cung nội tệ

Câu 12: Để thực hiện mục tiêu ổn định trong ngắn hạn của nền kinh tế, khi nền kinh tế đang suy
thoái thì chính phủ nên thực hiện:
A. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ thu hẹp.

B. Chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ mở rộng.

C. Chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ thu hẹp.

D. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng.

CẤP ĐỘ 2
Câu 13: Giả sử chính phủ muốn kích thích đầu tư nhưng không làm thay đổi sản lượng, theo
bạn chính phủ cần sử dụng chính sách nào?
A. Giảm chi tiêu của chính phủ kèm với chính sách tiền tệ mở rộng
B. Giảm thuế đi kèm với chính sách tiền tệ thắt chặt

C. Trợ cấp cho đầu tư đi kèm với chính sách tiền tệ mở rộng

D. Giảm thuế thu nhập đi kèm với chính sách tài khoá mở rộng

Câu 14: Khi công chúng quyết định chuyển một phần thanh toán bằng tiền mặt sang sử dụng séc
cá nhân sẽ có sự:
A. Dịch chuyển đường LM sang trái

B. Di chuyển cả đường IS và LM

C. Dịch chuyển đường LM sang phải

D. Di chuyển trên đường LM

Câu 15: Khi đầu tư trở nên ít nhạy cảm hơn với lãi suất
A. Đường IS trở nên thoải hơn vì sự thay đổi của lãi suất có ảnh hưởng nhỏ hơn với đầu tư

và sản lượng cân bằng.


B. Đường IS trở nên dốc hơn vì sự thay đổi của lãi suất có ảnh hưởng lớn hơn đến đầu tư

và sản lượng cân bằng.


C. Đường IS trở nên thoải hơn vì sự thay đổi của lãi suất có ảnh hưởng lớn hơn với đầu tư

và sản lượng cân bằng.


D. Đường IS trở nên dốc hơn vì sự thay đổi của lãi suất có ảnh hưởng nhỏ hơn đến đầu tư

và sản lượng cân bằng


Câu 16: Nếu cầu tiền không nhạy cảm với thu nhập
A. Đường LM sẽ rất dốc

B. Đường LM sẽ rất thoải

C. Đường LM sẽ thẳng đứng

D. đường LM sẽ nằm ngang

Câu 17: Giả sử trong nền kinh tế có số nhân là 4 nếu đầu tư gia tăng là 8 tỉ, đường IS sẽ dịch chuyển
với khoảng cách là:
A. Sang phải 32 tỉ.

B. Sang trái 32 tỉ.

C. Sang phải nhỏ hơn 32 tỉ.


D. Các câu đều sai

Câu 18: Trong mô hình IS – LM để đạt tới mục tiêu tăng trưởng, chính phủ nên kết hợp
A. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt

B. Chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ mở rộng

C. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng

D. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt.

Câu 19: Giả sử số nhân tiền tệ của nền kinh tế của nền kinh tế là 4, hàm cầu tiền là DM = 600 – 10i;
lượng tiền do NHTW phát hành vào nền kinh tế là 100 đvtt. Nếu NHTW mua vào 1 lượng trái
phiếu có giá trị 20 đvtt thì đường LM sẽ dịch
A. Dịch sang phải 8 đơn vị

B. Dịch sang trái 8 đơn vị

C. Dịch sang phải 4 đơn vị

D. Dịch sang trái 4 đơn vị

CẤP ĐỘ 3
Câu 20: Một nền kinh tế có các hàm số sau C = 100 + 0,8Yd; I = 50 – 20i; T = 100 + 0,25Y; G =
280; X = 250; M = 100 + 0,1Y. Phương trình của đường IS là
A. Y = 2000 – 20i
B. Y = 1000 – 20i
C. Y = 2000 – 10i
D. Y = 1000 – 40i
Câu 21: Số tiền do ngân hàng trung ương phát hành là 150; tỷ lệ dự trữ của ngân hàng là 20%; tỷ
lệ tiền mặt so với tiền gửi ngân hàng là 60%, hàm cầu tiền DM = 100+ 0,5Y – 20i. PT đường LM dạng
A. i = 10 + 0,025Y
B. i = -10 + 0,025Y
C. i = -10 – 0,025Y
D. Đáp án khác
Câu 22: Khi NHTW giảm lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho đường
A. LM dịch chuyển sang trái
B. LM dịch chuyển sang phải

C. IS dịch sang trái

D. IS dịch sang phải

Câu 23: Trong mô hình IS – LM, khi chính phủ tăng chi tiêu đồng thời tăng cung tiền sẽ làm cho
A. Lãi suất và sản lượng cân bằng tăng

B. Lãi suất và sản lượng cân bằng giảm

C. Lãi suất không xác định được và sản lượng cân bằng giảm

D. Lãi suất không xác định được và sản lượng cân bằng tăng

CHƯƠNG 7: LẠM PHÁT THẤT NGIỆP


CẤP ĐỘ 1
Câu 1: Lạm phát được định nghĩa là:
A. Phần trăm thay đổi trong chỉ số giá

B. Phần trăm thay đổi trong GDP

C. Phần trăm thay đổi trong thu nhập danh nghĩa

D. Phần trăm thay đổi trong thu nhập thực tế.

Câu 2: Bản chất của chỉ số giá tiêu dùng là:


A. Chỉ số giá của khối hàng hóa sản xuất ở năm hiện hành so với năm gốc

B. Chỉ số giá của khối hàng hóa sản xuất ở năm gốc

C. Chỉ số giá của mẫu hàng hóa tiêu thụ ở năm gốc tính theo giá hiện hành so với năm gốc

D. Hệ số phản ánh mức giảm phát ở năm hiện hành so với năm gốc

Câu 3: Nếu có sự đầu tư quá mức của tư nhân hay chính phủ có khả năng dẫn đến lạm phát.
A. Do sức ỳ của nền kinh tế

B. Do cầu kéo

C. Do chi phí đẩy

D. Cả ba ý trên

Câu 4: Mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp được thể hiện trong đường cong Philip ngắn hạn
nói nên rằng
A. Một quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao thì tỷ lệ thất nghiệp cao

B. Tỷ lệ thất nghiệp luôn ở tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho dù lạm phát là bao nhiêu

C. Muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp thì phải chịu một tỷ lệ lạm phát cao hơn

D. Tỷ lệ thất nghiệp luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp chuẩn, lạm phát vừa phải

Câu 5: Hiện tượng giảm lạm phát xảy ra khi


A. Chỉ số CPI năm nay nhỏ hơn năm trước, tỷ lệ lạm phát âm

B. Tỷ lệ lạm phát thực nhỏ hơn lạm phát dự kiến rất nhiều, làm sản lượng thực nhỏ hơn

sản lượng dự kiến


C. Tỷ lệ lạm phát năm nay nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát năm trước

D. Tỷ lệ lạm phát năm nay lớn hơn tỷ lệ lạm phát năm trước

Câu 6: Giải pháp chống lạm phát trong ngắn hạn có thể thực hiện thông qua
A. Chính sách tài khóa thắt chặt

B. Chính sách tiền tệ mở rộng

C. Chính sách tài khóa thắt chặt kết hợp với chính sách tiền tệ mở rộng

D. Chính sách tài khóa mở rộng.

Câu 7: Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra do:


A. Sự giảm sút của đầu tư tư nhân

B. Chính phủ tăng chi tiêu

C. Giá dầu trên thị trường thế giới tăng cao

D. Ngân hàng trung ương giảm cung tiền

Câu 8: Chính phủ thường đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp khi
A. Nền kinh tế đang suy thoái

B. Nền kinh tề đang có lạm phát cao

C. Nền kinh tế bị đình lạm

D. A và B đúng

Câu 9: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tổng của


A. Thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp cơ cấu

B. Thất nghiệp chu kỳ và thất nghiệp cơ cấu


C. Thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp chu kỳ

D. Thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp thời vụ

Câu 10: Một số người bước vào tuổi lao động chưa muốn tìm việc làm. Số này được xếp vào:
A. Thất nghiệp cọ xát

B. Thất nghiệp chu kỳ

C. Thất nghiệp cơ cấu

D. Không phải thất nghiệp

Câu 11: Một thanh niên sau khi xuất ngũ một thời gian dài vẫn không thể tìm được một công
việc thích hợp nên quyết định không tìm việc nữa. Người này được xếp vào nhóm:
A. Thất nghiệp

B. Không thuộc lực lượng lao động

C. Thuộc lực lượng lao động

D. Không câu nào đúng

Câu 12: Một số lao động bị sa thải khỏi ngành dệt nhưng không thể vào làm việc trong ngành dầu
khi do không đủ trình độ chuyên môn. Số người này được xếp vào:
A. Thất nghiệp cọ xát

B. Thất nghiệp chu kỳ

C. Thất nghiệp cơ cấu

D. Không phải thất nghiệp

Câu 13: Chỉ số giá của năm 2007 và 2008 là 120% và 130%. Tỷ lệ lạm phát năm 2008 là:
A. 8,33% B. 7,7% C. 16,67% D. 25%
Câu 14: Tiền lương thực bằng
A. Tiền lương danh nghĩa chia cho tỷ lệ lạm phát

B. Tiền lương danh nghĩa cộng với tỷ lệ lạm phát

C. Tiền lương thực nhận ở nơi làm việc

D. Tiền lương danh nghĩa trừ cho tỷ lệ lạm phát

Câu 15: Người nào sau đây rất có thể sẽ có lợi trong lạm phát nếu lạm phát cao hơn nhiều so với
dự kiến trong vài năm tới?
A. Người giữ một trái phiếu kho bạc trong 30 năm

B. Một gia đình vừa mua một ngôi nhà mới được tài trợ bởi một khoản vay cầm cố lớn

C. Một người đã nghỉ hưu với một lương hưu cố định

D. Một quỹ tín dụng.

CẤP ĐỘ 2
Câu 16: Bạn nhận 1 khoản vay với lãi suất là 11% và bạn đang mong đợi 1 tỷ lệ lạm phát là 6%.
Lãi suất thực kỳ vọng của bạn về khoản vay này là:
A. 9% B. 11% C. 6% D. 5%
Câu 17: Giả sử trong những năm qua, lãi suất thực tế trên tín phiếu kho bạc một năm trung bình
khoảng 2%. Nếu lạm phát có thể là 5% vào năm tới. Theo bạn, dự báo lãi suất thích hợp trên tín
phiếu kho bạc là bao nhiêu?
A. 2,5% B.3% C. 5% D.7%
Câu 18: Thụy Sỹ là một quốc gia liên tục có các tỷ lệ lạm phát thấp nhất thế giới. Điều này hàm
ý rằng Thụy Sỹ cũng có…… thấp nhất thế giới.
A. Tỷ lệ tội phạm

B. Lãi suất danh nghĩa

C. Lãi suất thực

D. GDP danh nghĩa bình quân đầu người.

Câu 19: Theo lý thuyết lượng tiền tệ đơn giản thì lượng cung tiền tăng 10% làm cho giá:
A. Tăng ít hơn 10%

B. Tăng 10%

C. Tăng nhiều hơn 10%

D. Không thay đổi

Câu 20: Thành phần nào dưới đây được xếp vào thất nghiệp:
A. Sinh viên hệ tập trung đang đi tìm việc

B. Những người nội trợ

C. Bộ đội xuất ngũ hoàn toàn có khả năng lao động đang đi tìm việc

D. Người đang làm việc bán thời gian trong thời gian xin việc chính
Câu 21: Trong dài hạn, đường cong Philip sẽ thằng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nếu:
A. Đường tổng cung trong dài hạn nằm ngay tại tỷ lệ lạm phát tự nhiên

B. Đường tổng cầu dài hạn thẳng đứng tại mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

C. Đường tổng cầu dài hạn thẳng đứng tại mức GDP tiềm năng

D. Đường tổng cung dài hạn thẳng đứng tại mức GDP tiềm năng

Câu 22: Nếu giá đầu vào điểu chỉnh rất nhanh với giá sản lượng đầu ra, đường cong Philip sẽ:
A. Nằm ngang

B. Dốc xuống

C. Gần như thẳng đứng

D. Dốc lên

Câu 23: Giả sử nền kinh tế có số lượng người ngoài độ tuổi lao động là 650, Số lượng người đang
tìmviệc làm là 600, số người không thích tìm việc là 100, số lượng người có việc làm là 1000. Tỷ
lệ thất nghiệp là:
A. 37,5%
B. 43,75%
C. 60%
D. 25,5%
Câu 24: Dân số trong độ tuổi lao động của một quốc gia giả sử là 1000 người. Nếu 250 người trong
số đó không thuộc lực lượng lao động thì:
A. Tỷ lệ thất nghiệp là 25%

B. Tỷ lệ thất nghiệp là 30%

C. Lực lượng lao động là 1000 người

D. Lực lượng lao động là 750 người

CẤP ĐỘ 3
Câu 25: Thất nghiệp cơ cấu xuất hiện do:
A. Điều kiện thời tiết thay đổi
B. Người tìm việc phải chịu chi phí giao dịch

C. Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ do hoạch định sai

D. Nền kinh tế vận động theo chu kỳ tăng trưởng nóng và khủng hoảng.

Câu 26: Hiện tượng thiểu phát xảy ra khi:


A. Chỉ số CPI năm nay nhỏ hơn năm trước, tỷ lệ lạm phát âm

B. Tỷ lệ lạm phát thực nhỏ hơn lạm phát dự kiến rất nhiều, làm sản lượng thực nhỏ hơn

sản lượng dự kiến


C. Tỷ lệ lạm phát năm nay nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát năm trước

D. Tỷ lệ lạm phát năm nay lớn hơn tỷ lệ lạm phát năm trước

Câu 27: Thất nghiệp có tính thời vụ được xếp vào:


A. Thất nghiệp cọ xát

B. Thất nghiệp chu kỳ

C. Thất nghiệp cơ cấu

D. Không được xếp vào loại nào

CHƯƠNG 8: KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ


CẤP ĐỘ 1
Câu 1: Những yếu tố nào sau đây có thể dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại của 1 nước?
A. Đồng nội tệ xuống giá so với ngoại tệ

B. Sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài

C. Thu nhập của các nước đối tác mậu dịch chủ yếu tăng

D. Chính phủ trợ cấp xuất khẩu

Câu 2: Những trường hợp nào sau đây không tạo ra áp lực lạm phát :
A. Cán cân thanh toán thặng dư trong 1 thời gian dài

B. Giá của các nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu gia tăng nhiều

C. Một phần lớn các thâm hụt ngân sách được tài trợ bởi ngân hàng trung ương

D. Chính phủ tái cơ cấu đầu tư công, hủy bỏ các dự án đầu tư không hiệu quả

Câu 3: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn
A. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia thay đổi tùy theo diễn biến trên thị trường ngoại hối
B. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng khi tỷ giá hối đoái giảm

C. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia không thay đổi bất luận diễn biến trên thị trường ngoại hối

D. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia giảm khi tỷ giá hối đoái tăng

Câu 4: Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi đáng kể, tốc độ tăng giá trong nước nhanh
hơn giá thế giới, sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ:
A. Tăng

B. Giảm

C. Không thay đổi

D. Không thể kết luận

Câu 5: Tác động ngắn hạn của chính sách tiền tệ mở rộng trong nền kinh tế mở với cơ chế tỷ giá
hối đoái thả nổi hoàn toàn là:
A. Sản lượng giảm

B. Thặng dư hoặc giảm thâm hụt cán cân thương mại

C. Đồng nội tệ lên giá

D. Chính sách tiền tệ này sẽ không có tác dụng

Câu 6: Đối với một nước có cán cân thanh toán thâm hụt, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
góp phần cải thiện cán cân thanh toán nhờ:
A. Tài khoản vốn thặng dư hoặc giảm thâm hụt

B. Tài khoản vãng lai thặng dư hoặc giảm thâm hụt

C. Xuất khẩu ròng thặng dư hoặc giảm thâm hụt

B. Ngân sách chính phủ thặng dư hoặc giảm thâm hụt


Câu 7: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, muốn làm giảm lượng dư cung ngoại tệ, ngân hàng
trung ương phải :
A. Dùng ngoại tệ để mua nội tệ

B. Dùng nội tệ để mua ngoại tệ

C. Không can thiệp vào thị trường ngoại hối

D. Cả 3 câu đều sai

Câu 8: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, việc phá giá tiền đồng Việt Nam sẽ làm:
A. Giảm lạm phát

B. Tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong ngắn hạn

C. Cải thiện cán cân thương mai trong dài hạn

D. Giảm tỷ giá hối đoái VND/USD

Câu 9: Một nền kinh tế mở, nhỏ với cơ chế tỷ giá cố định, vốn luân chuyển tự do hoàn toàn, khi
lãi suất thế giới giảm sẽ làm cho:
A. Không có tác động đến sản lượng nhưng lãi suất thị trường giảm

B. Tăng sản lượng và lãi suất thị trường

C. Không có tác động đến sản lượng nhưng lãi suất thị trường tăng

D. Lãi suất trong nước giảm và sản lượng tăng

Câu 10: Chính sách hỗ trợ gia tăng xuất khẩu sẽ làm cho
A. Cải thiện cán cân thương mại trong mọi trường hợp

B. Tăng sản lượng cân bằng của nền kinh tế trong ngắn hạn

C. Nhập khẩu sẽ giảm

D. Cải thiện cán cân ngân sách chính phủ

CẤP ĐỘ 2
Câu 11: Một nền kinh tế mở, nhỏ với cơ chế tỷ giá cố định, vốn luân chuyển tự do hoàn toàn, chi
phí tiêu dùng của hộ gia đình giảm sẽ làm:
A. Sản lượng, lãi suất, tỷ giá hối đoái đều tăng

B. Lượng cung tiền giảm và sản lượng giảm

C. Lượng cung tiền giảm và sản lượng tăng

D. Tăng sản lượng nhưng tỷ giá hối đoái giảm

Câu 12: Số liệu thống kê về cán cân thanh toán Việt Nam năm 2009 cho thấy “Lỗi và sai sót” tăng
gấp 10 lần so với năm 2008, nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng đột biến này là do:
A. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh

B. Khu vực tư nhân nắm giữ USD thay vì nắm giữ tiền đồng trong nước quá lớn

C. Nhầm lẫn do tính toán

D. Sự thâm hụt quá lớn trong cán cân thương mại quốc tế
Câu 13: Khác với các nước trong khu vực đang lo ngại nguồn vốn vào tăng quá mức làm tăng giá
đồng ngoại tệ và giảm khả năng cạnh tranh, Việt Nam đang đối diện với sự xói mòn nguồn dự trữ
ngoại tệ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do:
A. Tích trữ đô la trong khu vực tư nhân

B. Nhâp siêu tăng

C. Thu hút đầu tư nước ngoài giảm do bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô

D. Cả 3 nguyên nhân trên

Câu 14: Trong một nền kinh tế mà chính phủ quản lý tỷ giá, động cơ phá giá có thể là:
A. Cải thiện cán cân thương mại quốc tế

B. Tăng thu nhập và tạo việc làm khi nền kinh tế suy thoái

C. Tránh áp lực lên dự trữ quốc gia

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 15: Cơ chế tỷ giá thả nổi có bất lợi là:


A. Xảy ra hiện tượng đầu cơ ngoại tệ nên tỷ giá dao động mạnh gây khó khăn trong việc

tính toán chi phí, lợi nhuận cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu
B. Yêu cầu chính phủ và ngân hàng trung ương phải có dự trữ ngoại tệ lớn

C. Chính sách tiền tệ không có hiệu quả

D. Cả 3 yếu tố trên

Câu 16: Những dấu hiệu nào sao đây cho thấy nguy cơ làm tăng tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
A. Chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa Việt Nam và Hoa Kỳ quá cao

B. Đầu tư trực tiếp và gián tiến nước ngoài giảm

C. Nhập siêu tăng cao

D. Tất cả các vấn đề trên

CẤP ĐỘ 3
Câu 17: Khi tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam cao hơn nhiều so với lạm phát ở Mỹ thì:
A. Tỷ giá hối đoái thực giữa VND và USD cao hơn tỷ giá hối đoái danh nghĩa

B. Tỷ giá hối đoái thực giữa VND và USD thấp hơn tỷ giá hối đoái danh nghĩa
C. Tỷ giá hối đoái thực giữa VND và USD bằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa

D. Không có mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái danh nghĩa

Câu 18: Một doanh nghiệp Việt Nam đi đầu tư ra nước ngoài thu được lợi nhuận và chuyển lợi nhuận
đó về nước, lợi nhuận chuyển về này được tính vào khoản mục nào?
A. Tăng tài khoản vãng lai (CA)

B. Tăng tài khoản vốn và tài chính (KA)

C. Giảm tài khoản vãng lai (CA)

D. Tăng sai số thống kê

Câu 19: Việt Nam được giải ngân khoản vay hỗ trợ ODA cho dự án xây dựng sân bay quốc tế Long
Thành, khoản giải ngân này được tính vào khoản mục nào sau đây:
A. Tài khoản vãng lai (CA)

B. Tài khoản vốn và tài chính (KA)

C. Sai số thống kê (EO)

D. Không khoản mục nào trong các khoản mục trên

Câu 20: Một nền kinh tế mở, nhỏ với cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn, vốn luân chuyển tự do hoàn
toàn, chính sách nào sẽ không có hiệu quả
A. Chính sách tài khóa mở rộng

B. Chính sách tiền tệ mở rộng

C. Chính sách tài khóa thu hẹp

D. Chính sách phá giá n

You might also like