You are on page 1of 67

1

Chương 6.
Cách tính sản lượng quốc gia

2
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
• Hiểu thế nào là tính mức hoạt động của một nền kinh tế và ý nghĩa của điều này.
• Biết các loại giá được sử dụng trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA).
• Phân biệt giữa chỉ tiêu danh nghĩa với chỉ tiêu thực.
• Phân biệt 2 chỉ tiêu: GDP, GNP và mối liên hệ giữa chúng.
• Biết 3 phương pháp xác định sản lượng quốc gia (GDP) và công thức tính.
• Biết các chỉ tiêu của hệ thống tài khoản quốc gia và cách tính.
• Biết các đồng nhất thức vĩ mô căn bản.

3
Một số vấn đề cơ bản

Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

Các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)

Các đồng nhất thức vĩ mô căn bản

4
Một số vấn đề cơ bản

① Các quan điểm về sản xuất

② Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)

③ Giá cả trong hệ thống tài khoản quốc gia

5
I. Một số vấn đề cơ bản

Sản lượng quốc gia

• Là thước đo thành tựu kinh tế hàng


năm của một quốc gia.
Chính phủ
• Là cơ sở để hoạch định các chính sách
kinh tế vĩ mô

Doanh • Ảnh hưởng đến sức mua toàn XH


• Là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định
nghiệp
chiến lược kinh doanh

• Phản ánh tổng thu nhập


Người dân
• Cơ hội việc làm

6
I. Một số vấn đề cơ bản

1. Các quan điểm về sản xuất

✧ Quan điểm cổ điển: Sản xuất là hoạt động tạo ra những sản
phẩm vật chất.
✧ Quan điểm hiện nay: Sản xuất là hoạt động tạo ra những sản
phẩm vật chất và dịch vụ có ích cho xã hội.
→ Đây là cơ sở hình thành cách tính sản lượng quốc gia theo hệ
thống tài khoản quốc gia (SNA - System of National Accounts)

7
I. Một số vấn đề cơ bản

2. Hệ thống tài khoản quốc gia: SNA (System of National Accounts)


• Tổng sản phẩm quốc nội: GDP (Gross Domestic Product)
• Tổng sản phẩm quốc gia: GNP (Gross National Product) hay Tổng
thu nhập quốc gia: GNI ( Gross National Income)
• Sản phẩm quốc nội ròng: NDP (Net Domestic Product)
• Sản phẩm quốc gia ròng: NNP (Net National Product)
• Thu nhập quốc gia: NI (National Income)
• Thu nhập cá nhân: PI (Personal Income)
• Thu nhập khả dụng: DI (Disposable Personal Income)

8
I. Một số vấn đề cơ bản

Các chỉ tiêu của hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) được phân thành 2 nhóm:
• Chỉ tiêu theo quan điểm lãnh thổ: GDP và NDP
• Chỉ tiêu theo quan điểm quyền sở hữu: GNP, NNP, NI, PI và DI

9
I. Một số vấn đề cơ bản

Quan điểm lãnh thổ và quan điểm quyền sở hữu


C
A Công dân VN

Công
dân
VN
Việt Nam Thế giới
Công
dân
nước
B ngoài

��� (��) = � + � ��� (��) = � + �
10
I. Một số vấn đề cơ bản

3. Giá cả trong hệ thống tài khoản quốc gia: SNA


✧ Giá thị trường (mp - market price):
• Bao gồm thuế gián thu (Ti - indirect Taxes) → chỉ tiêu theo giá thị trường
• Ví dụ: GDPmp
✧ Giá sản xuất hay chi phí yếu tố sản xuất (fc - factor cost):
• Không bao gồm Ti → chỉ tiêu theo giá sản xuất
• Ví dụ: GDPfc
✧ Giá hiện hành (current price):
• Giá của năm sản xuất → chỉ tiêu danh nghĩa (N – nominal)
• Ví dụ: chỉ tiêu GDP danh nghĩa là GDPN

11
I. Một số vấn đề cơ bản

✧ Giá cố định (constant price):


• Giá của năm gốc → chỉ tiêu thực (R - real)
• Ví dụ: chỉ tiêu GDP thực là GDPR

v Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu theo các loại giá:
• Chỉ tiêu theo chi phí yếu tố = chỉ tiêu theo giá thị trường – Thuế gián thu
�ℎỉ ��ê� ���ℎ ��ℎĩ�
• �ℎỉ ��ê� �ℎự� = × 100
�ℎỉ �ố ��á

12
I. Một số vấn đề cơ bản
Lưu ý:
• Chỉ tiêu tính được trước nhất trong SNA theo dữ liệu là chỉ tiêu
GDP danh nghĩa theo giá thị trường (GDPmp)
• Muốn so sánh mức độ sản xuất giữa các năm hoặc tính tốc độ tăng
trưởng kinh tế (g) phải dùng chỉ tiêu thực
GDP �R    − GDP �−1
R ∗ 100 =   GDP �
R
g (%) = �−1 �−1 − 1 ∗100
GDP R GDP R
t: năm
Nếu:
• g > 0: tăng trưởng kinh tế
• g < 0: suy thoái kinh tế
• g = 0: kinh tế không tăng trưởng 13
v Ví dụ: Quốc gia A với các số liệu sau:
Năm GDP danh nghĩa (Tỷ USD) Chỉ số giá
2020 2000 110
2021 2530 115

Hãy tính GDP thực qua các năm và tốc độ tăng trưởng.

Lời giải:
• GDP thực năm 2020 và GDP thực năm 2021:
2000 2530
���2020
� = × 100 = 2000 ���2021
� = × 100 = 2200
100 115

• Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021:


2200 − 2000
�2021 = × 100 = 10%
2000
14
I. Một số vấn đề cơ bản
✧ So sánh GDP thực và GDP danh nghĩa
GDP danh nghĩa (Nominal GDP - GDPN): GDP thực (Real GDP – GDPR):
Là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ được Là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ
tính theo giá hiện hành (pt) được tính theo giá cố định (p0)
GDPtN = ∑qit.pit GDPtR = ∑qit.pi0
Trong đó: qit: là khối lượng hàng hoá i SX năm t Trong đó: pi0 là giá hàng hoá i năm gốc
pit là giá hàng hoá i năm t → GDP thực thay đổi qua các năm chỉ do:
→ GDPN thay đổi qua các năm có thể do: • Khối lượng HH& DV sản xuất (qit) thay đổi
• giá các hàng hóa & dv (Pit) thay đổi • Năm gốc: GDP danh nghĩa = GDP thực
• hoặc khối lượng hàng hoá SX (qit) thay đổi • GDP thực dùng để tính tốc độ tăng trưởng
kinh tế, phản ánh mức sống
15
I. Một số vấn đề cơ bản

✧ Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP: Id (GDP deflator)

Nominal GDP
GDP Deflator = . 100
Real GDP
t
GDP
I dt  N
t
 100
GDP R
Lưu ý:
• Chỉ số Id phản ánh tỷ lệ thay đổi của mức giá hiện hành so với mức
giá năm gốc.
• Chỉ số Id của năm gốc luôn bằng 100

16
Ví dụ: Giả sử quốc gia A chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm là gạo và vải như sau:
Năm gốc: 2015
Hàng hóa Năm 2015 Năm 2020
ĐVT Số lượng (Q) Giá (P) Số lượng (Q) Giá (P)
Gạo kg 80 10$ 100 20$
Vải m 150 40$ 200 80$

1. Tính GDP danh nghĩa năm 2015 và năm 2020.


2. Tính GDP thực năm 2015 và năm 2020.
3. Tính chỉ số giảm phát theo GDP năm 2015 và năm 2020

17
Ví dụ: Giả sử quốc gia A chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm như sau:
Năm gốc: 2015
Hàng hóa Năm 2015 Năm 2020
ĐVT Số lượng (Q) Giá (P) Số lượng (Q) Giá (P)
Gạo kg 80 10$ 100 20$
Vải m 150 40$ 200 80$
GDP danh nghĩa:
Năm 2015:GDPN = (80 kg gạo x …$) + ( 150 m vải x ……$) = ……….$
Năm 2020: GDPN = (…..kg gạo x …..$) + ( …. m vải x ….$) = ……….$

GDP thực:
Năm 2015: GDPR = (80 kg gạo x …$) + ( 150 m vải x …$) = ……$
Năm 2020: GDPR = (…… kg gạo x …$) + ( ……m vải x …..$) = …….$
………..$
Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP: Năm 2015: Id = × 100 = …..
……..$

………..$
Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP: Năm 2020 Id = × 100 = ………
………….$ 18
Ví dụ: Giả sử quốc gia A chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm như sau:
Năm gốc: 2015
Hàng hóa Năm 2015 Năm 2020
ĐVT Số lượng (Q) Giá (P) Số lượng (Q) Giá (P)
Gạo kg 80 10$ 100 20$
Vải m 150 40$ 200 80$
GDP danh nghĩa:
Năm 2015: GDPN = (80 kg gạo x 10$) + (150 m vải x 40$) = 6.800$
Năm 2020: GDPN = (100 kg gạo x 20$) + (200 m vải x 80$) = 18.000$
GDP thực:
Năm 2015: GDPR = (80 kg gạo x 10$) + (150 m vải x 40$) = 6.800$
Năm 2020: GDPR = (100 kg gạo x 10$) + (200 m vải x 40$) = 9.000$
6.800$
Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP năm 2015: Id = . 100 = 100
6.800$
18.000$
Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP năm 2020: Id = . 100 = 200
9.000$
19
I. Một số vấn đề cơ bản

3. Giá cả trong hệ thống tài khoản quốc gia: SNA


GDPfc = GDPmp – Ti

Giá thị trường (mp): Giá Giá sản xuất (fc): Giá người
ngườ i mua phả i trả (bao gồm bá n thự c nhậ n (không bao
thuế gián thu) ⇨ GDPmp gồm thuế gián thu) ⇨ GDPfc

Giá hiện hành (Pt): Giá của Giá cố định (P0): Giá của
năm sản xuất ⇨ GDPN năm gốc ⇨ GDPR


��� �
����� = � × ���
   �� 20
v Tính các chỉ tiêu giá trị sản lượng thực:
A. Lấy chỉ tiêu danh nghĩa chia cho chỉ số giá
B. Lấy chỉ tiêu danh nghĩa nhân với chỉ số giá
C. Tính theo giá cố định
D. Câu (a) và (c) đúng

v Để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các thời kỳ, người ta sử dụng:
A. Chỉ tiêu theo giá thị trường
B. Chỉ tiêu thực
C. Chỉ tiêu danh nghĩa
D. Chỉ tiêu sản xuất
21
Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

① Một số khái niệm

② Ba mô hình kinh tế

③ Sơ đồ chu chuyển kinh tế

④ Ba phương pháp tính sản lượng quốc gia

22
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

1. Một số khái niệm:


1.a Tiêu dùng của dân cư, kí hiệu là C (Consumption):

Chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ của các hộ gia đình nhằm thoả mãn nhu cầu
tiêu dùng của cá nhân.

(Lưu ý: Không bao gồm việc mua nhà ở mới)

23
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

1.b Đầu tư tư nhân, kí hiệu là I (Investment):


Là các khoản đầu tư vật chất của doanh nghiệp gồm những hàng hóa để sản
xuất và sử dụng trong tương lai, gồm 3 phần:
• Chi mua máy móc thiết bị (hàng tư bản) mới, xây dựng nhà xưởng,v.v… của
doanh nghiệp.

• Mua sắm nhà ở mới của hộ gia đình

• Tích lũy hàng tồn kho (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm)

Lưu ý: Không bao gồm đầu tư vào tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu)

24
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

✧ Đầu tư nhằm 2 mục đích:


• Thay thế, bù đắp những máy móc thiết bị sử dụng đã hao mòn hư hỏng
trong quá trình SX kinh doanh → Khấu hao (De - Depreciation)

• Mở rộng quy mô, tăng khả năng sản xuất → Đầu tư ròng/mới (IN – Net
Invesment)

→ Đầu tư tư nhân = Khấu hao + Đầu tư ròng


I = De + IN

(và do vậy: De = I – IN)

25
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

1.c Chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ, kí hiệu là G (Government
spending on goods & services)

✧ Chi mua hàng hóa, dịch vụ của chính phủ G (trung ương & địa phương)
bao gồm 2 phần:
• Chi tiêu thường xuyên của chính phủ (Cg): tiền lương trả cho những người làm việc
trong khu vực chính phủ và tiền chi tiêu cho các hoạt động công.

• Chi tiêu đầu tư của chính phủ (Ig): xây dựng bến cảng, cầu đường, công viên,v.v…

G = Cg + Ig

Lưu ý: Trong chi tiêu G không bao gồm khoản chi chuyển nhượng (Tr)
26
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

1.d Chi chuyển nhượng, kí hiệu Tr (Transfer payments):

Chi chuyển nhượng là khoản tiền chính phủ thanh toán cho các cá nhân
mà không cần có hàng hoá và dịch vụ đối ứng, bao gồm:
• trợ cấp thất nghiệp
• trợ cấp người nghèo
• trợ cấp cho người già, người khuyết tật
• trợ cấp học bổng
• trợ cấp hưu trí, …

27
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

1.e Thuế (Taxes):

✧ Thuế / Tổng số thuế (Tx): là toàn bộ số tiền thuế chính phủ thu được từ
2 loại thuế:
• Thuế gián thu (Indirect Taxes - Ti) gồm: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
sử dụng tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu, thuế trước bạ, …

• Thuế trực thu (Direct Taxes - Td) gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế thừa kế tài sản, …
Tx = Ti + Td

✧ Thuế ròng (Net Taxes - T): T = Tx – Tr

28
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

✧ Ngân sách chính phủ hay cán cân ngân sách, kí hiệu B

B = Tx – (Tr + G)

B = Tx – Tr – G

=> B=T–G

Nếu:

• T > G → B > 0: Ngân sách thặng dư (bội thu)

• T < G → B < 0: Ngân sách thâm hụt (bội chi)

• T = G → B = 0: Ngân sách cân bằng


29
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

1.g Xuất, nhập khẩu và xuất khẩu ròng (CCTM)

✧ Xuất khẩu: X (Exports) :


Là giá trị hàng hoá sản xuất trong nước, được nước ngoài mua
✧ Nhập khẩu: M (Imports)
Là giá trị hàng hoá sản xuất ở nước ngoài, được nhập vào và tiêu thụ
trong nước
✧ Xuất khẩu ròng, NX (Net Exports - Cán cân thương mại)
Là hiệu số của xuất khẩu và nhập khẩu: NX = X – M

30
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế
2. Ba mô hình kinh tế:
Nền KT đơn giản Nền KT đóng Nền KT mở
(Simple economy) (Closed economy) (Open economy)
Có 2 khu vực: Có 3 khu vực: Có 4 khu vực:
1. Hộ gia đình 1. Hộ gia đình 1. Hộ gia đình
2. Doanh nghiệp 2. Doanh nghiệp 2. Doanh nghiệp
3. Chính phủ 3. Chính phủ
4. Nước ngoài

AD = C + I AD = C + I + G AD = C + I + G + NX

31
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế
3. Sơ đồ chu chuyển kinh tế (với các giả định):
✧ Các thị trường (Markets)
• Hàng hóa và dịch vụ
• Yếu tố sản xuất

✧ Các hộ gia đình (Households)


• Chi tiêu tất cả thu nhập của họ
• Mua tất cả hàng hóa và dịch vụ

✧ Các doanh nghiệp (Firms)


• Thanh toán tiền lương (w), tiền thuê (r), tiền lãi (i), lợi nhuận (π) cho
những người sở hữu các yếu tố sản xuất
32
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

Thị trường
hàng hóa và
dịch vụ: Gạo,
a Ng
u vải, film, ... ườ
im i bá
g ườ n
N $ $
HỘ GIA DOANH
ê
ĐÌNH Ng
ườ , th
u NGHIỆP
i bán mua
i
g ườ
$ Thị trường các N
$
yếu tố SX: vốn,
mặt bằng, lao
động, …

33
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế
Dòng hiện vật
Dòng tiền tệ
Chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ

Thị trường hh & dịch vụ

CÁC HỘ GIA ĐÌNH CÁC DOANH NGHIỆP

Thị trường YTSX

Thu nhập từ YTSX

Tổng thể nền KT: Tổng thu nhập = Tổng chi tiêu
34
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

Câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu (1) Hộ gia đình không chi tiêu hết thu nhập? (2) DN
không bán hết sản phẩm? (3) DN bán sản phẩm cho nhau?

✧ Khoản rò rỉ (Leakage): là lượng tiền mà hộ gia đình nhận được, nhưng

không trở lại doanh nghiệp

✧ Khoản bơm vào (Injection): là lượng tiền mà doanh nghiệp nhận được,

nhưng không bắt nguồn từ các hộ gia đình

Trong tổng thể nền kinh tế: Tổng rò rỉ thực tế = tổng bơm vào thực tế

35
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

bơm ck
n
hoả 00$)
T (4. hoản
ác k (4.0 I 00
C ào 0$ rò r
v S ) ỉ
G $
X C = 6.000$
M

DOANH NGHIỆP HỘ GIA ĐÌNH


Y = 10.000$ Y = 10.000$

W + R + i +  = 10.000$
S+T+M = I+G+X
Tổng rò rỉ = Tổng bơm vào 36
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

4. Ba phương pháp tính thu nhập/sản lượng quốc gia

37
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

1a Phương pháp sản xuất (Giá trị gia tăng)

Giá trị gia tăng VA (Value Added) Là


sự gia tăng giá trị của hàng hóa do
quá trình SX tạo ra.

VAi = Giá trị sản lượng – Chi phí trung gian mua ngoài

Lưu ý: Trong GDP có chứa giá trị của hàng hóa tồn kho,
khấu hao và thuế gián thu.
38
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

1.b Phương pháp thu nhập (phân phối)


De = I – IN
GDP = W + i + R +  + De + Ti
Tx = Td + Ti

Trong đó:
Lưu ý:
• W_Wages : Tiền lương
W: Bao gồm thuế thu nhập cá nhân
• i_ interest : Tiền lãi
 : Lợi nhuận gộp, gồm 3 phần
• R_Rent : Tiền thuê
• LN nộp ngân sách (Thuế thu nhập doanh nghiệp).
• _Profits : Lợi nhuận
• LN chia cho chủ DN và cổ đông.
• De_Depreciation: Khấu hao
• LN giữ lại, không chia (lập các quỹ).
• Ti_indirect Taxes: Thuế gián thu
39
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

1.c Phương pháp chi tiêu


GDP = C + I + G + X – M
Hoặc

GDP = C + I + G + NX

Trong đó:
• C: Chi tiêu dùng của hộ gia đình
• I: Chi đầu tư tư nhân
• G: Chi tiêu của chính phủ về HH & DV G = Cg + Ig
• X: Xuất khẩu hàng hóa & dịch vụ
NX = X – M
• M: Nhập khẩu hàng hóa & dịch vụ 40
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

1. Tính theo giá trị sản xuất (giá trị gia tăng): GDP = ƩVAi

2. Tính theo tổng thu nhập: GDP = W + i + R +  + De + Ti

3. Tính theo tổng chi tiêu: GDP = C + I + G + X – M

v Kết luận: Tổng giá trị sản lượng sản xuất thực tế = tổng thu nhập thực tế
= tổng chi tiêu thực tế

→ GDP tính theo 3 phương pháp luôn bằng nhau

41
II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

GDP tính theo GDP tính theo


tổng chi tiêu tổng thu nhập

10 20
10 35

10

20 60
10
10
15

Wage Rent interest


C I G NX Profit Depreciation Indirect Taxes

42
v Theo phương pháp thu nhập, GDP là tổng của

A. Tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận, thuế gián thu

B. Tiền lương, tiền lãi, tiền thuê, thuế gián thu,

C. Tiền lương, tiền lãi, tiền thuê, lợi nhuận

D. d. Tiền lương, tiền lãi, tiền thuê, lợi nhuận, khấu hao, thuế gián thu

43
vTheo phương pháp chi tiêu, GDP là tổng giá trị của:

A. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu ròng

B. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu

C. Giá trị sản phẩm và dịch vụ cuối cùng và chuyển nhượng

D. Tiêu dùng, đầu tư, tiền lương và lợi nhuận

44
v Giả sử trong một nền kinh tế có 3 doanh nghiệp là A (sản xuất lúa
mì), B (sản xuất bột mì) và C (sản xuất bánh mì).

• Giá trị sản lượng lúa mì của doanh nghiệp A là 500 và được bán
toàn bộ cho doanh nghiệp B.

• Giá trị sản lượng bột mì của doanh nghiệp B là 800 và được bán
toàn bộ cho doanh nghiệp C.

• Giá trị sản lượng bánh mì của doanh nghiệp C là 1200 và được bán
toàn bộ cho người tiêu dùng.

v GDP của nền kinh tế là:

GDP = ƩVAi = (500 – 0) + (800 – 500) + (1200 – 800) = 1200

45
Các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)
① Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ⑤ Thu nhập cá nhân (PI)

② Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) ⑥ Thu nhập khả dụng (DI=Yd)

③ Sản phẩm quốc gia ròng (NNP)

④ Thu nhập quốc gia (NI)

46
III. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA

1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):

• Là giá trị bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra trên lãnh thổ của một nước,

• trong khoảng thời gian nhất định,

• thường là 1 năm (hay 1 quý).

47
III. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA

Căn cứ vào mục đích sử dụng, hàng hóa được chia thành 2 loại:

Hàng hóa trung gian Hàng hóa cuối cùng


(Intermidiate goods) (Final goods)
ü Là đầu vào, dùng để SX ü Được người sử dụng
ra hàng hóa khác cuối cùng mua, gồm:
ü Được sử dụng hết 1 lần • hàng tiêu dùng,
trong quá trình sản xuất. • hàng xuất khẩu.
ü Chuyển hết giá trị vào
• hàng đầu tư của DN
giá trị của hàng hoá mới

48
III. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA

✧ Lưu ý trong GDP:


• Không bao gồm giá trị của hàng hóa trung gian để loại trừ phần tính trùng (tính
nhiều lần).
• Hàng hóa trung gian chưa được sử dụng, DN đưa vào lưu kho để sử dụng
hoặc bán về sau, được tính như là đầu tư hàng hóa tồn kho, giá trị của nó
được tính vào GDP.
• Không bao gồm các giao dịch liên quan đến những hàng hóa được sản xuất
trước đây
• Không bao gồm các hàng hóa & dịch vụ được sản xuất và bán bất hợp pháp.

• Không bao gồm hàng hóa & dịch vụ sản xuất và tiêu dùng tại nhà

49
III. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA

✧ GDP được tạo ra trên lãnh thổ của một nước (không phân biệt quốc
tịch của nhà sản xuất) bao gồm 2 phần:
• Phần do công dân nước A tạo ra trên lãnh thổ nước A → (A)
• Phần do công dân nước ngoài tạo ra trên lãnh thổ của nước A = thu
nhập từ yếu tố nhập khẩu chuyển ra (OFFI)
(nước A nhập khẩu các YTSX: vốn, lao động, …)
• Như vậy: GDP = A + OFFI
(OFFI: Outflow of Foreign Factor Income)

50
III. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA

2. Tổng sản phẩm quốc gia (GNP):


• Là giá trị bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do
công dân một nước tạo ra trong khoảng thời gian nhất định,
thường là một năm (hay một quý).
3. Tổng thu nhập quốc gia (GNI):
• Là tổng thu nhập do công dân một nước kiếm được trong khoảng
thời gian nhất định, thường là một năm (hay một quý).

51
III. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA

✧ GNP do công dân của một nước tạo ra (không phân biệt được tạo ra ở trong
nước hay ở các nước ngoài) bao gồm 2 phần:
• Phần do công dân một nước (nước A) tạo ra trên lãnh thổ nước đó → (A)
• Phần do công dân một nước (nước A) tạo ra ở các nước ngoài → thu
nhập từ yếu tố xuất khẩu chuyển vào (IFFI)
(nước A xuất khẩu các YTSX: vốn, lao động,…)
• Như vậy: GNP = A + IFFI
(IFFI: Inflow of Foreign Factor Income)

52
III. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA
✧ Mối quan hệ giữa GDP và GNP
GDP = A + OFFI

GNP = A + IFFI

GNP = GDP + IFFI – OFFI


GNP = GDP + NFFI

✧ NFFI (Net foreign factor income = IFFI – OFFI): Thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài
• NFFI > 0: GNP > GDP → Các nước phát triển
• NFFI < 0: GNP < GDP → Các nước đang phát triển

53
III. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA

✧ Phân biệt 2 chỉ tiêu GDP và GNP

GNP GDP
Hàng hóa cuối cùng và dịch vụ
sản xuất trong năm
Hạch toán theo Quyền sở hữu Lãnh thổ
Giá cố định Thực Thực
Giá hiện hành Danh nghĩa Danh nghĩa

Hãng Samsung thu được lợi nhuận ở VN Hàn Quốc Việt Nam
Việt Nam
Công Ty VN kiếm được lợi nhuận ở Mỹ Mỹ

Công ty Nhật thu được lợi nhuận ở Pháp Nhật Pháp


54
III. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA

Các bạn sinh viên điền nội dung thích hợp vào bảng sau:

GNP GDP
Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
sản xuất trong năm
Hạch toán theo
Giá cố định
Giá hiện hành
Thu nhập của công dân VN kiếm
được ở Singapore
Tập đoàn Viettel – VN kiếm được lợi
nhuận ở Campuchia
Công ty Mỹ thu lợi nhuận ở Nhật
55
v Giả sử trong một nền kinh tế có 3 đơn vị sản xuất là A (lúa mì), B (bột mì) và
C (bánh mì).
• Giá trị xuất lượng của A là 500, trong đó A bán cho B làm nguyên liệu là
450 và lưu kho là 50.
• Giá trị xuất lượng của B là 700, trong đó B bán cho C làm nguyên liệu là
600 và lưu kho là 100.
• Đơn vị C sản xuất ra bánh mì và bán cho người tiêu dùng cuối cùng là 950.

GDP trong nền kinh tế là:


• Phương pháp sản xuất:
GDP = ƩVAi = (500 – 0) + (700 – 450) + (950 – 600) = 1100
• Phương pháp chi tiêu:
GDP = C + I = 950 + (50 + 100) = 1100

56
III. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA

3. Sản phẩm quốc gia ròng: NNP (Net National Product)

• Là kết quả ròng của hoạt động kinh tế - giá trị mới do công dân một
nước tạo ra, tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm
(hay 1 quý).

NNP = GNP – De

ü Trong đó:
De (Depreciation) là Khấu hao để bù đắp phần hao mòn, hư hỏng của tài
sản cố định → Chi phí sử dụng vốn cố định.

57
III. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA

4. Thu nhập quốc gia: NI (National Income)


Là thu nhập ròng do công dân một nước tạo ra tính trong khoảng thời
gian nhất định, thường là 1 năm (hay 1 quý).
NI = NNPmp – Ti = NNPfc
Có 2 cách tính NI
NI = W + R + i +  + NFFI

Lưu ý:
 : Lợi nhuận trước thuế/ lợi nhuận gộp, gồm 3 phần:
+ Lợi nhuận nộp ngân sách (Thuế thu nhập doanh nghiệp)
+ Lợi nhuận chia cho chủ doanh nghiệp và cổ đông
+ Lợi nhuận giữ lại/ không chia của DN (lập các quỹ) 58
III. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA

5. Thu nhập cá nhân: PI (Personal Income)


Là phần thu nhập được chia cho các cá nhân tính trong khoảng
thời gian nhất định, thường là 1 năm (hay 1 quý)

PI = NI –  nộp và không chia + Tr

Trong đó:
• nộp và không chia : Lợi nhuận nộp ngân sách (thuế thu nhập DN) và lợi nhuận giữ lại/
không chia của DN để lập các quỹ (lập quỹ MRSX, quỹ dự phòng, …)
• Tr: Chi trợ cấp của chính phủ cho các cá nhân (người già, người khuyết tật, người
nghèo, người thất nghiệp, ….)

59
III. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA

6. Thu nhập khả dụng: DI (Disposable Personal Income)

Là thu nhập cuối cùng mà các cá nhân được quyền sử dụng theo ý muốn
tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm (hay 1 quý).

DI = PI – thuế thu nhập cá nhân


DI = PI – Td

Thu nhập khả dụng thường được chia làm 2 phần:


+ Tiêu dùng cá nhân (C - Consumption)

+ Tiết kiệm cá nhân (S - Saving)

DI = C + S
60
III. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA

GDPmp GNPmp = GNI = GDPmp + NFFI

• GDPfc = GDPmp – Ti • GNPfc = GNPmp – Ti


• NDPmp = GDPmp – De • NNPmp = GNPmp – De
• NDPfc = GDPfc – De • NNPfc = GNPfc – De

• NI = NNPfc = NNPmp – Ti

• PI = NI –  nộp+không chia + Tr

• DI = PI – Td (cá nhân)

61
III. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA

Các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia

NFFI - De
- Ti
-Πnộp,không
+Tr
GNP
GDP NNP
NI
- Td
PI S
DI
C

DI= GNP - De – Ti - ∏ nộp,không + Tr - Td


62
III. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA

7. Các vấn đề khác của GDP


✧ GDP không phản ảnh hết giá trị hoạt động trong nền kinh tế.
• Hoạt động kinh tế ngầm:
- Hoạt động phi pháp
- Hoạt động hợp pháp không khai báo.
• Hoạt động kinh tế phi thương mại.
✧ GDP không phải là thước đo phúc lợi hoàn hảo
✧ Chỉ tiêu phúc lợi KT ròng: NEW (Net Economic Welfare)
NEW = GNP + giá trị thời gian nhàn rỗi + giá trị hàng hóa, dịch vụ
tự làm – chi phí xử lý ô nhiễm môi trường…

63
1. Các loại giá trong hệ thống tài khoản quốc gia: giá thị trường,
giá sản xuất, giá hiện hành, giá cố định

2. Các chỉ tiêu trong hệ thống SNA và cách tính.

3. Phân biệt GDP danh nghĩa và GDP thực.

4. Phân biệt 2 chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia GDP, GNP và
mối quan hệ giữa chúng.

5. Các phương pháp tính sản lượng quốc gia (GDP)

6. Các đồng nhất thức vĩ mô căn bản & ý nghĩa thể hiện
64
• Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội - GDP

• Gross National Product: Tổng sản phẩm quốc gia - GNP

• Gross National Income: Tổng thu nhập quốc gia - GNI

• Net Domestic Product: Sản phẩm quốc nội ròng - NDP

• Net National Product: Sản phẩm quốc gia ròng - NNP

• National Income: Thu nhập quốc gia -NI

• Personal Income: Thu nhập cá nhân - PI

• Disposable Personal Income: Thu nhập (cá nhân) khả dụng - DI

• Nominal GDP: GDP danh nghĩa - GDPN


65
• Real GDP: GDP thực - GDPR

• Consumption: Tiêu dùng của hộ gia đình - C

• Investment: Đầu tư tư nhân - I

• Government spending on goods & services: Chi mua HH & DV của chính phủ - G

• Exports: Xuất khẩu - X

• Imports: Nhập khẩu - M

• Transfer payments: Chi chuyển nhượng - Tr

• System of National Accounts: Hệ thống tài khoản quốc gia - SNA

66
67

You might also like