You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

------------------------------------

BÀI TẬP NHÓM : HOMEWORK CHAPTER1


Môn học: Kinh tế học quốc tế
Mã LHP: 232KD1514
Giảng viên: Th.s Ngô Quỳnh Trang
Thành viên nhóm : 3

STT HỌ VÀ TÊN MSSV

01 Lê Đình Giáp K224060831

02 Nguyễn Quang Minh K224060841

03 Hà Trần Ngọc Quý K224060845

04 Nguyễn Phước Trọng K224060851

05 Hồ Khải Yến K224060854

06 Lê Minh Hoàng K224070934

07 Lê Minh Thư K224070955


Câu 1: Cho bảng sau

Sản lượng/giờ US UK

Lúa mỳ – W 6 1

Vải – C 2 4

Phân tích cơ sở, mô hình và lợi ích mậu dịch của 2 quốc gia khi tham gia vào
thương mại quốc tế, xác định khung tỷ lệ và chứng minh lợi ích bằng cách lấy một
tỷ lệ nhất định (dùng lý thuyết lợi thế tuyệt đối).
Giải
Cơ sở mậu dịch:
Ta có:
a1 > a2 (6 > 1) => năng suất của Mỹ lớn hơn Anh về lúa mỳ
b2 > b1 (4 > 2) => năng suất của Anh lớn hơn Mỹ về vải
Vậy: Mỹ có lợi thế tuyệt đối về lúa mỳ còn Anh có lợi thế tuyệt đối về vải
Mô hình mậu dịch:
Mỹ xuất khẩu lúa mỳ (W) và nhập khẩu vải (C)
Anh xuất khẩu vải (C) và nhập khẩu lúa mỳ (W)
Lợi ích mậu dịch:
- Ở Mỹ:
Trước khi có mậu dịch: 6W = 2C
Sau khi có mậu dịch: 6W > 2C
- Ở Anh:
Trước khi có mậu dịch: 4C = 1W
Sau khi có mậu dịch: 4C > 1W
=> Khung tỷ lệ trao đổi:
2C < 6W < 24 C
1W < 4C < 12W
- Lấy tỷ lệ trao đổi: 6W = 4C
Mỹ lợi được 2C hay tiết kiệm được 1 giờ (Mỹ sản xuất 6W đổi lấy 4C trừ cho 2C tự sản
xuất thì lợi được 2C)
Anh lợi được 20C hay tiết kiệm được 5 giờ (Anh sản xuất 24C, đem 4C đi đổi)
- Lấy tỷ lệ trao đổi: 6W = 12C
Mỹ lợi được 10C hay tiết kiệm được 5 giờ (Mỹ sản xuất 6W đổi lấy 12C trừ cho 2C tự
sản xuất thì lợi được 10C )
Anh lợi được 12C hay tiết kiệm được 3 giờ (Anh sản xuất 24C, đem 12C đi đổi)
Câu 2: Giải thích tại sao cần giả thuyết “lao động chỉ lao động trong quốc gia đó,
không di chuyển sang quốc gia khác” (không xuất khẩu lao động) thì mô hình mậu
dịch mới vận hành được?
Giải
Thứ nhất: Trong lý thuyết Lợi thế tuyệt đối thì lao động là yếu tố sản xuất duy nhất,
trong khi đó nguồn lao động có hạn, nên việc di chuyển qua các quốc gia khác sẽ làm
giảm nguồn lực, và làm giảm đi hiệu quả chuyên môn hóa
Thứ hai: Mỗi nước sẽ có lợi thế tuyệt đối khác nhau, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào
chất lượng và trình độ của nguồn lực. Chính vì thế khi họ chuyên về loại sản phẩm A,
họ di chuyển qua một đất nước Y có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm B thì họ có thể áp
dụng kinh nghiệm đã có khi ở nước nhà để cải thiện sản xuất ra sản phẩm A tại đất nước
Y, như vậy việc chuyên môn hóa đã được thông qua nguồn lực lao động xuất nhập khẩu
-> Không cần phải xuất nhập khẩu giữa 2 nước -> không có mô hình mậu dịch
Thứ ba: Theo các giả định trong lý thuyết lợi thế tuyệt đối thì việc để lao động di
chuyển sang quốc gia khác là một tác động tiêu cực đối với chính quốc gia của mình.
Một mặt nguồn cung lao động trong nước sẽ bị giảm rõ rệt. Những lao động có tay nghề
tốt sẽ coi việc di chuyển sang quốc gia khác là một cơ hội. Tuy nhiên đối với quốc gia
này nguồn lực lao động sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Có thể nói đây được quy về tình trạng
‘ chảy máu chất xám’ gây thiệt hại không nhỏ đến nguồn lao động của nước này. Mô
hình mậu dịch vẫn có thể vận hành được nhưng đạt hiệu quả rất thấp.
Câu 3: Cho số liệu bảng sau: (Lý thuyết lợi thế so sánh)

Sản lượng/giờ US UK

Lúa mỳ – W 12 2

Vải – C 8 4

a, Phân tích cơ sở, mô hình và lợi ích mậu dịch của 2 quốc gia khi tham gia vào
thương mại quốc tế, xác định khung tỷ lệ trao đổi.
b, Ở tỷ lệ trao đổi nào thì lợi ích mậu dịch của 2 quốc gia bằng nhau.
Giải
a)Phân tích cơ sở, mô hình và lợi ích mậu dịch của 2 quốc gia khi tham gia vào thương
mại quốc tế, xác định khung tỷ lệ trao đổi.
- Cơ sở mậu dịch: US có lợi thế so sánh về lúa mỳ, UK có lợi thế so sánh về vải (12/2
> 8/4).
- Mô hình mậu dịch: US xuất khẩu lúa mỳ, nhập khẩu vải; UK xuất khẩu vải, nhập
khẩu lúa mỳ.
- Lợi ích mậu dịch:
+ US trao đổi khi: 12W > 8C
+ UK trao đổi khi: 4C > 2W
- Khung tỷ lệ trao đổi:
+ 8C < 12W < 24C
+ 4W < 8C < 12W
- Giả sử lấy tỷ lệ trao đổi 8C = 10W:
+ Ở US: lợi được 2W hay tiết kiệm được ⅙ giờ
+ Ở UK: lợi được 6W hay tiết kiệm được 3 giờ
b) Ở tỷ lệ trao đổi nào thì lợi ích mậu dịch của 2 quốc gia bằng nhau.
Đặt tỷ lệ trao đổi 8C = xW (với 4 < x < 12). Khi đó:
+ Ở US: lợi được (x - 4)W
+ Ở UK: lợi được (12 - x)W
Để lợi ích mậu dịch của 2 quốc gia bằng nhau ⇒ x - 4 = 12 - x ⇒ x = 8
Vậy ở tỷ lệ trao đổi 8C = 8W thì lợi ích của US và UK bằng nhau.
Câu 4: Giải thích khung tỷ lệ về tỷ giá (0.667 < e < 1.667) trong slide.
Giải
$
Gọi e là tỷ giá giữa đồng bảng (£) và đồng đô ($): 𝑒 = 𝑅
£

Vì ở đây Mỹ dùng đồng đô ($), Anh dùng đồng bảng (£), nên khi so sánh ta phải dùng
tỷ giá e để quy đổi đồng bảng (£) sang đồng đô ($). Bên cạnh đó, khi đồng nội tệ thấp
sẽ khiến lượng doanh thu có được từ hoạt động xuất khẩu tăng lên. Quốc gia sẽ có xu
hướng tăng sản lượng xuất khẩu. Do đó:
- Để Mỹ xuất khẩu vải thì: 4 < 6𝑒 (1)
- Để Anh xuất khẩu lúa mỳ thì : 3𝑒 < 5 ⇔ 2.3𝑒 < 2.5 ⇔ 6𝑒 < 10 (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
4 < 6𝑒 < 10
4 6𝑒 10
< <
6 6 6

⇔ 0.667 < 𝑒 < 1.667


Vậy để trao đổi thương mại với nhau thì tỷ giá hối đoái giữa hai quốc gia Mỹ và Anh
phải được xác định trong khoảng (0.667, 1.667).
Câu 5: Nếu nước Mỹ phá giá đồng Dollar thì xuất khẩu hay nhập khẩu nước Mỹ
sẽ tốt hơn (tốt hơn cho thương mại Mỹ)? (Lấy tỷ lệ 1 pound = 1 dollar, trường hợp
phá giá giảm 0.1). Dựa vào ví dụ sau (lấy trong slide chương 1)

Giá lao động US (đô) UK(£)

1 giạ lúa mỳ 5 3

1 m vải 4 6

Giải
● Theo cơ sở lý thuyết của tỷ giá hối đoái:
- Tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu: Khi đồng nội tệ giảm giá, cầu trong
nước giảm, cung trong nước tăng, các hoạt động xuất khẩu sẽ được khuyến khích.
Điều này giúp doanh thu có được từ xuất khẩu sẽ lớn hơn.
- Tác động của tỷ giá hối đoái đến nhập khẩu: Khi đồng nội tệ giảm giá, chi phí nhập
khẩu sẽ tăng lên. Điều này sẽ làm hạn chế nhập khẩu.
→ Nếu nước Mỹ phá giá đồng dollar thì xuất khẩu sẽ tốt hơn cho thương mại
của Mỹ.
● Theo lý thuyết lợi thế so sánh dưới góc độ tiền tệ:
- Gọi e (dollar/pound) là mức giảm tỷ giá hối đoái => e = 0.1
- Tỷ lệ ban đầu theo giả thuyết đề bài: 1 dollar = 1 pound
- Sau khi giá đồng dollar ở Mỹ giảm đi 0.1: 1 pound = 1/0.1 = 10 dollar
→ Anh có xu hướng nhập khẩu hơn, ở Anh cần 3 pound mới mua được 1 giạ
lúa, trong khi đem trao đổi với Mỹ, chỉ cần 1 pound có thể đã mua được 2 giạ lúa từ
Mỹ (vì ở Mỹ 1 giạ lúa bán 5 dollar).
→ Mỹ có xu hướng xuất khẩu hơn, ở Mỹ, 1 giạ lúa mỳ có thể mua bằng 5 dollar
nhưng nếu nhập khẩu của Anh thì cần tới 30 dollar mới mua được 1 giạ lúa (vì
ở Anh 1 giạ lúa bán 3 pound).
→ Sau khi mất giá đồng dollar, đối với Mỹ, đồng pound lúc này có giá trị hơn đồng
dollar (vì 1 pound = 10 dollar). Mỹ có xu hướng tăng sở hữu đồng pound.
→ Do đó, Mỹ có xu hướng xuất khẩu nhằm gia tăng nắm giữ ngoại tệ.

You might also like