You are on page 1of 15

1

BÀI TẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG 1

LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ:


Bài 1: Năng suất lao động sản xuất ra sản phẩm X và Y của Pháp và Đức như sau:
Trường hợp A B C D E
Sản phẩm Pháp Đức Pháp Đức Pháp Đức Pháp Đức Pháp Đức
Sản phẩm X (Số lượng sp X/người-giờ) 7 5 9 7 6 6 3 9 5 9
Sản phẩm Y (Số lượng sp Y/người-giờ) 3 4 5 3 9 3 5 15 9 12
a) Xác định cơ sở, mô hình mậu dịch trong từng trường hợp
❖ Trường hợp A:
- Cơ sở mậu dịch: Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
• Năng suất sản xuất sản phẩm X của Pháp cao hơn Đức (7 > 5)
→ Pháp có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm X
• Năng suất sản xuất sản phẩm Y của Đức cao hơn Pháp (4 > 3)
→ Đức có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm Y
- Mô hình mậu dịch:
• Pháp xuất khẩu sản phẩm X, nhập khẩu sản phẩm Y
• Đức xuất khẩu sản phẩm Y, nhập khẩu sản phẩm X
❖ Trường hợp B:
- Cơ sở mậu dịch: Lý thuyết lợi thế so sánh
• Giá so sánh sản phẩm X tại Pháp: 9X = 5X  Px/Py = 5/9
• Giá so sánh sản phẩm X tại Đức: 7X = 3Y  Px/Py = 3/7
➔ Đức có lợi thế so sánh về sản phẩm X (3/7 < 5/9)
• Giá so sánh sản phẩm Y tại Pháp: Py/Px = 9/5
• Giá so sánh sản phẩm Y tại Đức: Py/Px = 7/3
➔ Pháp có lợi thế so sánh về sản phẩm Y (9/5 < 7/3)
- Mô hình mậu dịch:
• Đức xuất khẩu X, nhập khẩu Y
• Pháp xuất khẩu Y, nhập khẩu X
❖ Trường hợp C:
- Cơ sở mậu dịch: Lý thuyết lợi thế so sánh
• Giá so sánh sản phẩm X tại Pháp: 6X = 9Y  Px/Py = 3/2
• Giá so sánh sản phẩm X tại Đức: 6X = 3Y  Px/Py = 1/2
2
➔ Đức có lợi thế so sánh về sản phẩm X (1/2 < 3/2)
• Giá so sánh sản phẩm Y tại Pháp: Py/Px = 2/3
• Giá so sánh sản phẩm Y tại Đức: Py/Px = 2
➔ Pháp có lợi thế so sánh về sản phẩm Y (2/3 < 2)
- Mô hình mậu dịch:
• Đức xuất khẩu X, nhập khẩu Y
• Pháp xuất khẩu Y, nhập khẩu X
❖ Trường hợp D:
- Cơ sở mậu dịch: Lý thuyết lợi thế so sánh
• Giá so sánh sản phẩm X tại Pháp: 3X = 5Y  Px/Py = 5/3
• Giá so sánh sản phẩm X tại Đức: 9X = 15Y  Px/Py = 5/3
• Giá so sánh sản phẩm Y tại Pháp: Py/Px = 3/5
• Giá so sánh sản phẩm Y tại Đức: Py/Px = 3/5
➔ Pháp và Đức có lợi thế so sánh về cả 2 sản phẩm
- Mô hình mậu dịch:
• Pháp và Đức không cần thực hiện xuất nhập khẩu
❖ Trường hợp E:
- Cơ sở mậu dịch: Lý thuyết lợi thế so sánh
• Giá so sánh sản phẩm X tại Pháp: 5X = 9Y  Px/Py = 9/5
• Giá so sánh sản phẩm X tại Đức: 9X = 12Y  Px/Py = 4/3
➔ Đức có lợi thế so sánh về sản phẩm X (4/3 < 9/5)
• Giá so sánh sản phẩm Y tại Pháp: Py/Px = 5/9
• Giá so sánh sản phẩm Y tại Đức: Py/Px = 3/4
➔ Pháp có lợi thế so sánh về sản phẩm Y (5/9 < 3/4)
- Mô hình mậu dịch:
• Đức xuất khẩu X, nhập khẩu Y
• Pháp xuất khẩu Y, nhập khẩu X
b) Trường hợp nào Pháp có lợi thế tuyệt đối về 1 sản phẩm
- Trường hợp A, Pháp có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm X (7 > 5)
- Trường hợp B, Pháp có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm Y (9 > 3)
c) Trường hợp nào Pháp có lợi thế tuyệt đối về cả hai sản phẩm
- Trường hợp B, Pháp có lợi thế tuyệt đối về cả 2 sản phẩm (9 > 7; 5 > 3)
d) Trường hợp nào mỗi quốc gia có lợi thế tuyệt đối về 1 sản phẩm
3
- Trường hợp A, Pháp có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm X (7 > 5), Đức có lợi thế tuyệt đối
về sản phẩm Y (4 > 3)
e) Trường hợp nào Pháp có lợi thế so sánh về cả hai sản phẩm
- Trường hợp D, Pháp có lợi thế so sánh về cả 2 sản phẩm

Bài 2: Năng suất lao động sản xuất ra sản phẩm X và Y của Mỹ và Anh như sau:
Trường hợp A B C
Sản phẩm Mỹ Anh Mỹ Anh Mỹ Anh
Sản phẩm X (Số lượng sp X/người-giờ) 8 4 6 2 9 3
Sản phẩm Y (Số lượng sp Y/người-giờ) 2 6 4 3 6 2
a) Xác định cơ sở, mô hình mậu dịch trong từng trường hợp.
❖ Trường hợp A:
- Cơ sở mậu dịch: Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
• Năng suất sản xuất sản phẩm X của Mỹ cao hơn Anh (8 > 4)
➔ Mỹ có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm X
• Năng suất sản xuất sản phẩm Y của Anh cao hơn Mỹ (6 > 2)
➔ Anh có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm Y
- Mô hình mậu dịch:
• Mỹ xuất khẩu X, nhập khẩu Y
• Anh xuất khẩu Y, nhập khẩu X
❖ Trường hợp B:
- Cơ sở mậu dịch: Lý thuyết lợi thế so sánh
• Giá so sánh sản phẩm X tại Mỹ: 6X = 4Y  Px/Py = 2/3
• Giá so sánh sản phẩm X tại Anh: 2X = 3Y  Px/Py = 3/2
➔ Mỹ có lợi thế so sánh về sản phẩm X (2/3 < 3/2)
• Giá so sánh sản phẩm Y tại Mỹ: Py/Px = 3/2
• Giá so sánh sản phẩm Y tại Anh: Py/Px = 2/3
➔ Anh có lợi thế so sánh về sản phẩm Y (2/3 < 3/2)
- Mô hình mậu dịch:
• Mỹ xuất khẩu X, nhập khẩu Y
• Anh xuất khẩu Y, nhập khẩu X
❖ Trường hợp C:
- Cơ sở mậu dịch: Lý thuyết lợi thế so sánh
• Giá so sánh sản phẩm X tại Mỹ: 9X = 6Y  Px/Py = 2/3
4
• Giá so sánh sản phẩm X tại Anh: 3X = 2Y  Px/Py = 2/3
• Giá so sánh sản phẩm Y tại Mỹ: Py/Px = 3/2
• Giá so sánh sản phẩm Y tại Anh: Py/Px = 3/2
➔ Mỹ và Anh có lợi thế so sánh về cả 2 sản phẩm
- Mô hình mậu dịch:
• Mỹ và Anh không cần thực hiện xuất nhập khẩu
b) Tìm giá so sánh Px/Py (khung tỷ lệ trao đổi) để mậu dịch xảy ra trong từng trường hợp.
• Trường hợp B:
2/3 = (Px/Py)Mỹ < (Px/Py)T < (Px/Py)Anh = 3/2
• Trường hợp C:
2/3 = (Px/Py)Mỹ = (Px/Py)T = (Px/Py)Anh = 2/3
c) Trường hợp B: Lợi ích từ mậu dịch (tiết kiệm chi phí lao động) khi Mỹ và Anh giao thương
theo giá Px/Py = 1. Số lượng sản phẩm trao đổi: 6X và 6Y.
❖ Ở Mỹ: xuất khẩu 6 sản phẩm X đổi lấy 6 sản phẩm Y
- Khi không có thương mại: sản xuất 6Y cần 1,5h
- Khi có thương mại: sản xuất 6X để đổi lấy 6Y cần 1h
 Tiết kiệm 0,5h lao động
❖ Ở Anh: xuất khẩu 6 sản phẩm Y đổi lấy 6 sản phẩm X
- Khi không có thương mại: sản xuất 6X cần 3h
- Khi có thương mại: sản xuất 6Y để đối lấy 6X cần 2h
 Tiết kiệm 1h lao động
d) Trường hợp B: tiền lương tại Mỹ $9/h; tại Anh £6. Xác định giới hạn tỷ giá hối đoái E (£1 đổi bao
nhiêu $) để mậu dịch diễn ra.
❖ Ở Mỹ:
- Px (Mỹ) = 9* 1/6 = 1,5$
- Py (Mỹ) = 9* 1/4 = 2,25$
❖ Ở Anh:
- Px(Anh) = 6*1/2 = 3£
- Py (Anh) =6*1/3 = 2£
❖ Lợi ích mậu dịch:
- Để Mỹ xuất khẩu sản phẩm X: Px(Mỹ) < Px(Anh)
➔ 1,5$ < 3£
- Để Anh xuất khẩu sản phẩm Y: Py(Anh) < Py(Mỹ)
➔ 2£ < 2,25$
 Khung tỷ giá hối đoái: 1£  (0,5$ ; 1,125$)
5

Bài 3: Chi phí lao động sản phẩm X và Y của Mỹ và Anh như sau:
Trường hợp A B C
Sản phẩm Mỹ Anh Mỹ Anh Mỹ Anh
Sản phẩm X (Số giờ lao động/1 sp X) 1/8 1/4 1/6 1/2 1/9 1/3
Sản phẩm Y (Số giờ lao động/1 sp Y) 1/2 1/6 1/4 1/3 1/6 1/2
a) Xác định cơ sở, mô hình mậu dịch trong từng trường hợp.
❖ Trường hợp A:
- Cơ sở mậu dịch: Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
• Chi phí sản xuất sản phẩm X của Mỹ thấp hơn Anh (1/8 < 1/4)
➔ Mỹ có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm X
• Chi phí sản xuất sản phẩm Y của Anh thấp hơn Mỹ (1/6 < 1/2)
➔ Anh có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm Y
- Mô hình mậu dịch:
• Mỹ xuất khẩu X, nhập khẩu Y
• Anh xuất khẩu Y, nhập khẩu X
❖ Trường hợp B:
- Cơ sở mậu dịch: Lý thuyết lợi thế so sánh
• Giá so sánh sản phẩm X tại Mỹ: X/4 = Y6  Px/Py = 2/3
• Giá so sánh sản phẩm X tại Anh: X/3 = Y/2  Px/Py = 3/2
➔ Mỹ có lợi thế so sánh về sản phẩm X (2/3 < 3/2)
• Giá so sánh sản phẩm Y tại Mỹ: Py/Px = 3/2
• Giá so sánh sản phẩm Y tại Anh: Py/Px = 2/3
➔ Anh có lợi thế so sánh về sản phẩm Y (2/3 < 3/2)
- Mô hình mậu dịch:
• Mỹ xuất khẩu X, nhập khẩu Y
• Anh xuất khẩu Y, nhập khẩu X
❖ Trường hợp C:
- Cơ sở mậu dịch: Lý thuyết lợi thế so sánh
• Giá so sánh sản phẩm X tại Mỹ: Px/Py = 2/3
• Giá so sánh sản phẩm X tại Anh: Px/Py = 2/3
• Giá so sánh sản phẩm Y tại Mỹ: Py/Px = 3/2
• Giá so sánh sản phẩm Y tại Anh: Py/Px = 3/2
➔ Mỹ và Anh có lợi thế so sánh về cả 2 sản phẩm
6
- Mô hình mậu dịch:
• Mỹ và Anh không cần thực hiện xuất nhập khẩu
b) Tìm giá so sánh Px/Py (khung tỷ lệ trao đổi) để mậu dịch xảy ra trong từng trường hợp.
• Trường hợp B:
2/3 = (Px/Py)Mỹ < (Px/Py)T < (Px/Py)Anh = 3/2
• Trường hợp C:
2/3 = (Px/Py)Mỹ = (Px/Py)T = (Px/Py)Anh = 2/3
c) Trường hợp B: Lợi ích từ mậu dịch (tiết kiệm chi phí lao động) khi Mỹ và Anh giao thương
theo giá Px/Py = 1. Số lượng sản phẩm trao đổi: 6X và 6Y.
❖ Ở Mỹ: xuất khẩu 6 sản phẩm X đổi lấy 6 sản phẩm Y
- Khi không có thương mại: sản xuất 6Y cần 1,5 giờ
- Khi có thương mại: sản xuất 6X để đổi lấy 6Y cần 1 giờ
 Tiết kiệm 0,5 giờ lao động
❖ Ở Anh: xuất khẩu 6 sản phẩm Y đổi lấy 6 sản phẩm X
- Khi không có thương mại: sản xuất 6X cần 3 giờ
- Khi có thương mại: sản xuất 6Y để đổi lấy 6X cần 2 giờ
 Tiết kiệm 1 giờ lao động
d) Trường hợp B: tiền lương tại Mỹ $9/h; tại Anh £6. Xác định giới hạn tỷ giá hối đoái E (£1
đổi bao nhiêu $) để mậu dịch diễn ra.
❖ Ở Mỹ:
- Px (Mỹ) = 9* 1/6 = 1,5$
- Py (Mỹ) = 9* 1/4 = 2,25$
❖ Ở Anh:
- Px(Anh) = 6*1/2 = 3£
- Py (Anh) =6*1/3 = 2£
❖ Lợi ích mậu dịch:
- Để Mỹ xuất khẩu sản phẩm X: Px(Mỹ) < Px(Anh)
➔ 1,5$ < 3£
- Để Anh xuất khẩu sản phẩm Y: Py(Anh) < Py(Mỹ)
➔ 2£ < 2,25$
 Khung tỷ giá hối đoái: 1£  (0,5$ ; 1,125$)

Bài 4: Chi phí lao động sản phẩm A và B của quốc gia 1 và 2 như sau:
Sản phẩm Quốc gia 1 Quốc gia 2
7
Sản phẩm A (giờ/1 đơn vị sản phẩm) 9 5
Sản phẩm B (giờ/1 đơn vị sản phẩm) 8 6
a) Quốc gia nào có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm A, sản phẩm B?
- Chi phí lao động sản xuất sản phẩm A của Quốc gia 2 thấp hơn Quốc gia 1 (5 < 9)
➔ Quốc gia 2 có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm A
- Chi phí lao động sản xuất sản phẩm B của Quốc gia 2 thấp hơn Quốc gia 1 (6 < 8)
➔ Quốc gia 2 có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm B
b) Xác định cơ sở, mô hình mậu dịch.
- Cơ sở mậu dịch: Lý thuyết lợi thế so sánh
• Giá so sánh sản phẩm A tại Quốc gia 1: 8A = 9B  Pa/Pb = 9/8
• Giá so sánh sản phẩm A tại Quốc gia 2: 6A = 5B  Pa/Pb = 5/6
➔ Quốc gia 2 có lợi thế so sánh về sản phẩm A (5/6 < 9/8)
• Giá so sánh sản phẩm B tại Quốc gia 1: Pb/Pa = 8/9
• Giá so sánh sản phẩm B tại Quốc gia 2: Pb/Pa = 6/5
➔ Quốc gia 1 có lợi thế so sánh về sản phẩm B (8/9 < 6/5)
- Mô hình mậu dịch:
• Quốc gia 1 xuất khẩu B, nhập khẩu A
• Quốc gia 2 xuất khẩu A, nhập khẩu B
c) Tìm giá so sánh Pb/Pa (khung tỷ lệ trao đổi) để mậu dịch xảy ra.
8/9 = (Pb/Pa)QG1 < (Pb/Pa)T < (Pb/Pa)QG2 = 6/5
d) Lợi ích từ mậu dịch (tiết kiệm chi phí lao động) khi QG 1 và QG 2 trao đổi theo giá Pa/Pb =
1 và khối lượng trao đổi: 8A và 8B
❖ Ở Quốc gia 1: xuất khẩu 8 sản phẩm B đổi lấy 8 sản phẩm A
- Khi không có thương mại: sản xuất 8A cần 72 giờ
- Khi có thương mại: sản xuất 8B để đổi lấy 8A cần 64 giờ
 Tiết kiệm 8 giờ lao động
❖ Ở Quốc gia 2: xuất khẩu 8 sản phẩm B đổi lấy 8 sản phẩm A
- Khi không có thương mại: sản xuất 8B cần 48 giờ
- Khi có thương mại: sản xuất 8A để đổi lấy 8B cần 40 giờ
 Tiết kiệm 8 giờ lao động
e) Tiền lương tại QG 1 là €4/h; QG 2 là $9/h. Xác định giới hạn tỷ giá hối đoái E (€1 đổi bao
nhiêu $) để mậu dịch diễn ra.
❖ Ở Quốc gia 1:
- PA(1) = 4*9 = 36€
8
- PB(1) = 4*8 = 32€
❖ Ở Quốc gia 2:
- PA (2) = 9*5 = 45$
- PB (2) =9*6 = 54$
❖ Lợi ích mậu dịch:
- Để QG1 xuất khẩu sản phẩm B: PB(1) < PB(2)
➔ 32€ < 54$
- Để QG2 xuất khẩu sản phẩm A: Pa(2) < Pa(1)
➔ 45$ < 36€
 Khung tỷ giá hối đoái: 1€  (1,25$ ; 1,6875$)

Bài 5: Cho số liệu như sau:


Chi phí lao động (giờ/1 đơn vị sản phẩm)
Sản phẩm
Mỹ Pháp
Lúa mỳ (W) 4 3
Sữa (M) 5 2
a) Xác định chi phí cơ hội lúa mì, sữa của Mỹ và Pháp.
❖ Ở Mỹ: Khi tăng 4h sản xuất lúa mỳ thì giảm 4h sản xuất sữa
➔ ↑1 lúa mỳ ↔ ↓4/5 sữa
➔ Chi phí cơ hội của lúa mỳ ở Mỹ là: (CPCHW)Mỹ = 4/5
➔ Chi phí cơ hội của lúa mỳ ở Mỹ là: (CPCHM)Mỹ = 5/4
❖ Ở Pháp: Khi tăng 3h sản xuất lúa mỳ thì giảm 3h sản xuất sữa
➔ ↑1 lúa mỳ ↔ ↓3/2 sữa
➔ Chi phí cơ hội của lúa mỳ ở Mỹ là: (CPCHW)Pháp = 3/2
➔ Chi phí cơ hội của lúa mỳ ở Mỹ là: (CPCHM)Pháp = 2/3
b) Xác định mô hình mậu dịch, miền giá trị giá trao đổi (giá so sánh lúa mỳ đối với sữa Pw/Pm).
❖ Cơ sở mậu dịch:
• Giá so sánh của lúa mỳ tại Mỹ: Pw/Pm = 4/5
• Giá so sánh của lúa mỳ tại Pháp: Pw/Pm = 3/2
➔ Mỹ có lợi thế so sánh về lúa mỳ (4/5 < 3/2)
• Giá so sánh của sữa tại Mỹ: Pm/Pw = 5/4
• Giá so sánh của sữa tại Pháp: Pm/Pw = 2/3
➔ Pháp có lợi thế so sánh về sữa (2/3 < 5/4)
❖ Mô hình mậu dịch:
9
• Mỹ xuất khẩu lúa mỳ, nhập khẩu sữa
• Pháp xuất khẩu sữa, nhập khẩu lúa mỳ
❖ Miền giá trị trao đổi:
4/5 = (Pw/Pm)Mỹ < (Pw/Pm)T < (Pw/Pm)Pháp = 3/2
c) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của Mỹ và Pháp, biết rằng Mỹ có 400 giờ lao động,
Pháp có 300 giờ lao động.
- Mỹ có 400 giờ lao động
➔ Sản xuất tối đa 100 lúa mỳ, 80 sữa
- Pháp có 300 giờ lao động
➔ Sản xuất tối đa 100 lúa mỳ, 150 sữa
Từ đề bài, ta có bảng sau :
Số lượng sản phẩm
Mỹ Pháp
Lúa mỳ Sữa Lúa mỳ Sữa
100 0 100 0
80 16 80 30
60 32 60 60
40 48 40 90
20 64 20 120
0 80 0 150

Qw

100
(CPCHW)Mỹ = 4/5

(CPCHM)Mỹ = 5/4

QM
O 80

Đường giới hạn khả năng sản xuất của Mỹ


10

Qw

100 (CPCHW)Pháp = 3/2

(CPCHM)Pháp = 2/3

QM
O 150
Đường giới hạn khả năng sản xuất của Pháp
d) Phân tích lợi ích mậu dịch nếu các điểm tự cung tự cấp của Mỹ là A(50W, 40M); Pháp là
A’(40W, 90M), và giá trao đổi Pw/Pm = 1, số lượng sản phẩm trao đổi là 45 đơn vị lúa mì 45
đơn vị sữa.

Qw
Chú thích
Mỹ
Pháp
100

50 A
40 A’

QM
O 40 80 90
Theo đề bài, ta có:
❖ Ở Mỹ: chi phí sản xuất lúa mỳ là 4h/đvsp, sản xuất sữa 5h/đvsp
- Tại điểm A(50W; 40M), Mỹ tự sản xuất được 50W và 40M trong 400 giờ.
- Khi Mỹ trao đổi với Pháp, đổi 45W lấy 45M thì Mỹ sẽ có 5W và 85M
➔ 5*4 + 85*5 = 445
 Mỹ tiết kiệm được 45 giờ
❖ Ở Pháp: chi phí sản xuất lúa mỳ là 3h/đvsp, sản xuất sữa 2h/đvsp
- Tại điểm A’(40W; 90M), Pháp tự sản xuất được 40W và 90M trong 300 giờ.
- Khi Pháp trao đổi với Mỹ, đổi 45M lấy 45W thì Pháp sẽ có 85W và 45M
11
➔ 85*3 + 45*2 = 345
 Pháp tiết kiệm được 45 giờ

Bài 6: Cho số liệu như sau:


Năng suất lao động (số lượng sản phẩm/giờ)
Sản phẩm
Mỹ Pháp
Lúa mỳ (W) 1/4 1/3
Sữa (M) 1/5 1/2
a) Xác định chi phí cơ hội lúa mì, sữa của Mỹ và Pháp.
❖ Ở Mỹ: Khi tăng 4h sản xuất lúa mỳ thì giảm 4h sản xuất sữa
➔ ↑1 lúa mỳ ↔ ↓4/5 sữa
➔ Chi phí cơ hội của lúa mỳ ở Mỹ là: (CPCHW)Mỹ = 4/5
➔ Chi phí cơ hội của lúa mỳ ở Mỹ là: (CPCHM)Mỹ = 5/4
❖ Ở Pháp: Khi tăng 3h sản xuất lúa mỳ thì giảm 3h sản xuất sữa
➔ ↑1 lúa mỳ ↔ ↓3/2 sữa
➔ Chi phí cơ hội của lúa mỳ ở Mỹ là: (CPCHW)Pháp = 3/2
➔ Chi phí cơ hội của lúa mỳ ở Mỹ là: (CPCHM)Pháp = 2/3
b) Xác định mô hình mậu dịch, miền giá trị giá trao đổi (giá so sánh lúa mỳ đối với sữa
Pw/Pm).
- Mô hình mậu dịch:
• Mỹ xuất khẩu lúa mỳ, nhập khẩu sữa
• Pháp xuất khẩu sữa, nhập khẩu lúa mỳ
c) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của Mỹ và Pháp, biết rằng Mỹ có 400 giờ lao động,
Pháp có 300 giờ lao động.
- Mỹ có 400 giờ lao động
➔ Sản xuất tối đa 100 lúa mỳ, 80 sữa
- Pháp có 300 giờ lao động
➔ Sản xuất tối đa 100 lúa mỳ, 150 sữa
Từ đề bài, ta có bảng sau :
Số lượng sản phẩm
Mỹ Pháp
Lúa mỳ Sữa Lúa mỳ Sữa
100 0 100 0
80 16 80 30
12
60 32 60 60
40 48 40 90
20 64 20 120
0 80 0 150

d) Phân tích lợi ích mậu dịch nếu các điểm tự cung tự cấp của Mỹ là A(50W, 40M); Pháp
là A’(40W, 90M), và giá trao đổi Pw/Pm = 1, số lượng sản phẩm trao đổi là 45 đơn vị lúa
mì 45 đơn vị sữa.
13

A
A’

Theo đề bài, ta có:


❖ Ở Mỹ: chi phí sản xuất lúa mỳ là 4h/đvsp, sản xuất sữa 5h/đvsp
- Tại điểm A(50W; 40M), Mỹ tự sản xuất được 50W và 40M trong 400 giờ.
- Khi Mỹ trao đổi với Pháp, đổi 45W lấy 45M thì Mỹ sẽ có 5W và 85M
➔ 5*4 + 85*5 = 445
 Mỹ tiết kiệm được 45 giờ
❖ Ở Pháp: chi phí sản xuất lúa mỳ là 3h/đvsp, sản xuất sữa 2h/đvsp
- Tại điểm A’(40W; 90M), Pháp tự sản xuất được 40W và 90M trong 300 giờ.
- Khi Pháp trao đổi với Mỹ, đổi 45M lấy 45W thì Pháp sẽ có 85W và 45M
➔ 85*3 + 45*2 = 345
 Pháp tiết kiệm được 45 giờ
14
Danh sách thành viên nhóm “NGŨ LINH”

STT Họ và Tên MSSV


1 Đậu Thị Hoài Thương K214080585
2 Hoàng Thị Thảo Trinh K214080586
3 Nguyễn Trúc Ngân K214080600
4 Trần Đình Chinh K214081838
5 Huỳnh Thị Đăng Nguyên K214081844
15

You might also like