You are on page 1of 11

Lý thuyết về thương mại quốc tế cổ điển gồm có những học thuyết cơ bản nào ?

Có 4 học thuyết cơ bản:


- Học thuyết trọng thương
- Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
- Lý thuyết lợi thế so sánh
- Lý thuyết chi phí cơ hội
Cơ sở ra đời của lý thuyết trọng thương là gì? Đại diện chính của học thuyết này là những ai?
- Sự phát triển của khoa học giúp nâng tầm hiểu biết của con người

- Phát triển của ngành hàng hải và khám phá các vùng đất và châu lục mới

- Sự gia tăng dân số tạo nên sự gia tăng trên thị trường lao động và tiêu thụ

- Đại diện: Tomas Mun, Charles Davenant, Jean Baptiste Colbert, Sir William Petty
Học thuyết trọng thương có ưu điểm gì?
- Nhận thức được vai trò của thương mại quốc tế

- Xem thương mại quốc tế là chìa khóa cho sự phát triển của các quốc gia
Nhược điểm của học thuyết trọng thương là gì?
Có 5 nhược điểm chính:
- Nguyên tắc chung trong thương mại là xuất siêu
- Hiểu sai về lợi ích của mậu dịch quốc tế: tổng lợi ích của mậu dịch bằng không
- Chính phủ can thiệp quá mức vào thương mại quốc tế
- Đánh giá quá cao vai trò của vàng bạc, quý kim
- Quan điểm sai lệch về thù lao và dân số
Ai là người đi đầu trong Lý thuyết lợi thế tuyệt đối?
Adam Smith
Quan điểm của A.Smith về thương mại quốc tế là gì?
- Nhà nước không can thiệp vào hoạt động ngoại thương
- Thị trường mở cửa và tự do thương mại quốc tế
- Xuất khẩu là yếu tố tích cực, cần thiết cho phát triển
- Cơ sở, mô hình và lợi ích từ mậu dịch dựa trên lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Trình bày lý thuyết lợi thế tuyệt đối?
Lợi thế tuyệt đối là sự khác biệt tuyệt đối về năng suất lao động (hay chi phí lao động) giữa các
quốc gia về một sản phẩm nào đó.
Nếu:
- Năng suất sản phẩm A của US là: a1 (CP lao động của SP A là: α1=1/a1)
- Năng suất sản phẩm A của UK là: a2
- Năng suất sản phẩm B của US là: b1
- Năng suất sản phẩm B của UK là: b2
Thì ta có kết luận gì về lợi thế tuyệt đối?
Nếu a1>a2 (hoặc α1<α2 ) và b1<b2 (hoặc β1>β2) thì:
- Quốc gia 1 có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm A
- Quốc gia 2 có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm B
- Cơ sở mậu dịch: Lợi thế tuyệt đối
Phát biểu nội dung lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối và
nhập khẩu sản phẩm mà các quốc gia khác có lợi thế tuyệt đối, thì tất cả các quốc gia đều có lợi.
Nếu năng suất lao động (sản lượng/giờ) của:
- Lúa mì: US(6), UK(1)
- Vải: US(2), UK(4)
Thì ra có kết luận gì về cơ sở mậu dịch và mô hình mậu dịch?
- Cơ sở mậu dịch: Mỹ có lợi thế tuyệt đối về lúa mỳ, Anh có lợi thế tuyệt đối về vải
- Mô hình mậu dịch: Mỹ xuất khẩu lúa mỳ nhập vải, Anh xuất khẩu vải nhập khẩu lúa mỳ
Để phân tích lợi ích mậu dịch ta có những giả thuyết nào ?
Để phân tích lợi ích mậu dịch, ta có 9 giả thiết:
- Chỉ có 1 yếu tố Chi phí sản xuất là không đổi.
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Lao động (yếu tố sản xuất) có thể tự do di chuyển trong khuôn khổ một quốc gia
- Yếu tố sản xuất không di chuyển giữa các quốc gia
- Tất cả các nguồn lực sản xuất được sử dụng hoàn toàn
- Có 2 quốc gia tham gia thương mại quốc tế và trao đổi 2 mặt hàng
- Thương mại quốc tế hoàn toàn tự do
- Chi phí vận tải bằng 0.
- Yếu tố sản xuất duy nhất là lao động
Ưu điểm của lý thuyết lợi thế tuyệt đối ?
- Bước đầu chỉ ra được cơ sở của mậu dịch quốc tế
- Khẳng định mậu dịch quốc tế mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia
- Nhà nước không nên can thiệp vào thương mại quốc tế
Hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối ?
Chưa giải thích được mậu dịch quốc tế xảy ra khi một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về bất
cứ sản phẩm nào
Lợi thế so sánh là gì ?
Lợi thế so sánh là sự khác biệt tương đối về năng suất lao động (hay chi phí lao động) giữa 2
quốc gia về một sản phẩm nào đó
Cho năng suất:
W của US=4 UK=2
C của US=5, UK=1
Ta có kết luận gì khi nói về lợi thế so sánh?
- Nước có năng suất sản phẩm nào cao nhiều hơn thì có lợi thế so sánh ở sản phẩm đó: Mỹ có lợi
thế so sánh về C
- Nước có năng suất sản phẩm nào thấp ít hơn thì có lợi thế so sánh ở sản phẩm đó: Anh có lợi
thế so sánh về W
Tương tự Cho năng suất:
W của US=4 UK=2
C của US=5, UK=1
Dùng công thức năng suất và chi phí để tính lợi thế so sánh của từng quốc gia?
Xét:
- Năng suất: 4/5<2/1 -> Mỹ có lợi thế về C và Anh có lợi thế về W
- Chi phí (1/năng suất): 5/4>1/2 -> Mỹ có lợi thế về C và Anh có lợi thế về W
Xét theo lý thuyết về lợi thế so sánh, để mỗi quốc gia đều có lợi trong mậu dịch thì họ phải làm
gì?
- Chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh
- Nhập khẩu sản phẩm mà các quốc gia khác có lợi thế so sánh
Để phân tích lợi ích mậu dịch ở Lý thuyết so sánh tuyệt đối ta có những giả thiết nào:
Để phân tích lợi ích mậu dịch ở Lý thuyết so sánh tuyệt đối, ta có 9 giả thiết:
- Chỉ có 1 yếu tố Chi phí sản xuất là không đổi.
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Lao động (yếu tố sản xuất) có thể tự do di chuyển trong khuôn khổ một quốc gia
- Yếu tố sản xuất không di chuyển giữa các quốc gia
- Tất cả các nguồn lực sản xuất được sử dụng hoàn toàn
- Có 2 quốc gia tham gia thương mại quốc tế và trao đổi 2 mặt hàng
- Thương mại quốc tế hoàn toàn tự do
- Chi phí vận tải bằng 0.
- Yếu tố sản xuất duy nhất là lao động
Công thức xác định nhanh lợi ích từ mậu dịch của US và UK là gì khi lấy tỉ lệ 5C=5C và thông
số như cũ?
Cho năng suất:
W của US=4 UK=2
C của US=5, UK=1
Tỉ lệ xảy ra mậu dịch: 4W<5C<10W
Nếu: 5C= 5W
-> Mỹ lời: 5-4=1C
-> Anh lời: 10-5=5C
Xét trên góc độ Lợi thế so sánh về tiền tệ, tại sao một quốc gia không có lợi thế so sánh trên cả 2
sản phẩm lại có thể xuất khẩu được? Và chỉ số nào dùng để so sánh 2 sản phẩm?
Vì tiền công lao động ở quốc gia này có giá thấp hơn quốc gia còn lại -> Giá sản phẩm thấp hơn.
Chỉ số để so sánh đó chỉ là tỉ giá đồng ngoại tệ
Người ta dùng chỉ số nào để xác định lợi thế so sánh của 1 ngành hàng/ 1 sản phẩm ... ? Và làm
sao để tính nó?
Người ta dùng chỉ số về lợi thế so sánh RCA để xác định.
Cách tính:(Tổng xuất khẩu A/Tổng xuất khẩu cả nước)*(Tổng xuất khẩu thế giới của A/Tổng
xuất khẩu thế giới)
Hãy cho biết các thang của RCA khi ta biết được kết quả?
RCA ≤ 1: Sp X không có lợi thế so sánh
1 < RCA < 2.5: Sp X có lợi thế so sánh cao
2.5 ≤ RCA : Sp X có lợi thế so sánh rất cao
Ưu điểm của Lý thuyết vè lợi thế so sánh là gì?
- Giải thích được mậu dịch quốc tế xảy ra khi một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về bất cứ
sản phẩm nào
- Lý thuyết lợi thế so sánh có tính "tổng quát hóa" cao hơn
Hạn chế của Lý thuyết vè lợi thế so sánh là gì?
- Xác định lao động là yếu tố duy nhất của sản xuất
- Tính giá trị bằng lao động
Chi phí cơ hội của một sản phẩm là gì?
Là số lượng của một sản phẩm khác cần phải cắt giảm để sản xuất thêm 1 đơn vị sản đó.
Theo nội dung lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler thì để tất cả quốc gia cùng có lợi khi mậu
dịch thì các quốc gia đó phải làm gì?
- Chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có chi phí cơ hội thấp hơn
- Nhập khẩu sản phẩm mà mình có chi phí cơ hội cao hơn
Nếu một quốc gia không có mậu dịch, thì tiêu dùng của họ sẽ bằng gì và dẫn tới kết quả gì?
Bằng với khả năng sản xuất. Dẫn tới việc giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó cũng chính
là giới hạn tiêu dùng của họ
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) có dạng gì? Và các điểm trên đó biểu thị gì?
- Dạng đường thẳng.
- Điểm nằm trong PPF biểu thị nguồn tài nguyên không được sử dụng hoàn toàn, không hiệu
quả.
- Điểm nằm ngoài PPF là không thể đạt tới bằng tài nguyên và kĩ thuật hiện có của mỗi quốc gia.
Theo lý thuyết Chi phí cơ hội, cơ sở để sinh ra mậu dịch là gì?
Cơ sở sinh ra mậu dịch là chi phí cơ hội không đổi trong mỗi quốc gia và khác nhau giữa các
quốc gia.
Mối liên hệ giữa năng suất, chi phí và giá cả là như thế nào?
Năng suất ~ 1/Chi phí ~ 1/Giá cả
Biểu hiện dễ thấy nhất của lợi thế so sánh giữa hai quốc gia là gì?
Sự khác biệt về giá cả sản phẩm so sánh. Và đây cũng là cơ sở để tiến hành mậu dịch.
Theo lý thuyết về lợi thế so sánh, khi 2 quốc gia xảy ra mậu dịch thì tiêu dùng sẽ như thế nào?
Tăng lên. Và đây cũng là lợi ích mà mậu dịch mang lại cho mỗi quốc gia
Nguyên nhân của sự gia tăng tiêu dùng khi xảy ra mậu dịch là gì?
- Do tăng tổng sản lượng.
- Mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh.
Khi có mậu dịch xảy ra, thì đường giới hạn tiêu dùng của mỗi quốc gia sẽ dịch chuyển như thế
nào?
Dịch chuyển sang phải.
Khi có mậu dịch xảy ra, thì đường giới hạn tiêu dùng của mỗi quốc gia sẽ trùng với đường PPF
đúng hay sai?
Sai. Đây là đường giới hạn tiêu dùng mới.
Khi không mậu dịch xảy ra, thì đường giới hạn tiêu dùng của mỗi quốc gia sẽ trùng với đường
PPF đúng hay sai?
Đúng.
Ưu điểm của lý thuyết chi phí cơ hội là gì?
- Thấy được mối quan hệ giữa CPCH và lợi thế so sánh
- Không quan tâm đến nguồn góc tạo ra sản phẩm, khắc phụ được nhược điểm của lý thuyết lợi
thế so sánh
Hạn chế của lý thuyết chi phí cơ hội là gì?
- Giả định CPCH không đổi là không đúng với thực tế
- Chưa tìm ra căn nguyên của cái tạo nên lợi thế so sánh trong sản xuất của các quốc gia
Thuế quan là gì?
Thuế quan là loại thuế đánh lên sản phẩm nhập khẩu hay xuất khẩu đi qua biên giới quốc gia
Có mấy loại thế quan?
Có 2 loại thuế quan bao gồm:
- Thuế xuất khẩu (đánh lên hàng hóa xuất khẩu)
- Thuế nhập khẩu (đánh lên hàng hóa nhập khẩu)
Theo phương pháp tính thuế thì có các dạng thuế quan chủ yếu nào?
Có 3 dạng:
- Thuế quan tính theo giá trị
- Thuế quan tính theo số lượng
- Thuế quan hỗn hợp
Thuế quan tính theo giá trị là gì? Cho ví dụ?
Là thuế quan được tính bằng tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hoá.
Ví dụ: Thuế nhập khẩu oto là 25%
Thuế quan tính theo số lượng là gì? Cho ví dụ?
Là thuế tính bằng tiền đánh trên mỗi đơn vị hàng hoá xuất nhập khẩu, không phụ thuộc vào giá
trị hàng hoá.
Ví dụ: Nhập 1 chiếc xe tăng giá 1 triệu đô thì phải đóng thuế 1000$, thì dù xe tăng có 2 triệu đô
vẫn đóng 1000$ thuế nhập khẩu.
Thuế quan hỗn hợp là gì? Cho ví dụ?
Là hình thức tính thuế kết hợp cả hai cách tính thuế theo giá trị và theo số lượng.
Ví dụ: Nhập 1 cái Trực thăng 1000$ thuế giá trị là 10% và đóng thêm 50$ mỗi chiếc nhập ->
Thuế hỗn hợp =100+50=150$
Những chức năng chính của thuế quan là gì?
Có 6 chức năng chính:
- Bảo hộ sản xuất trong nước
- Chức năng thu thuế
- Điều tiết xuất khẩu
- Điều tiết tiêu dùng
- Điều tiết cán cân thanh toán
- Phân biệt đối xử trong chính sách thương mại
Cán cân thanh toán dùng để làm gì?
Dùng để ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong
một thời kỳ nhất định
Thặng dư tiêu dùng là gì?
Thặng dư tiêu dùng biểu thị lợi ích của người tiêu dùng trên thị trường, là khoản chênh lệch giữa
giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả và giá mà họ thực trả theo giá thị trường.
Làm thế nào để xác định thặng dư tiêu dùng?
Thặng dư tiêu dùng là phần diện tích nằm dưới đường cầu và trên giá thị trường.
Thặng dư sản xuất là gì?
Thặng dư sản xuất biểu thị lợi ích của nhà sản xuất trên thị trường,là khoản chênh lệch giữa giá
bán của nhà sản xuất theo giá thị trường và giá tối thiểu mà nhà sản xuất sẵn sàng bán.
Làm thế nào để xác định thặng dư sản xuất?
Thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm dưới giá thị trường và trên đường cung
Tại sao các quốc gia hạn chế đánh thuế quan lên hàng hóa thô?
Để kích thích sản xuất trong nước.
Tỷ lệ bảo hộ thực tế là gì?
Tỷ lệ bảo hộ thực tế mức độ bảo hộ đối với sản phẩm cuối cùng của một ngành, được đo bằng tỷ
lệ phần trăm tăng lên của giá trị gia tăng trong ngành đó nhờ tác dụng của cả hệ thống thuế quan
Cách tính tỷ lệ bảo hộ thực tế?
ERP=(Giá trị sau trước khi có thuế - Giá trị tăng trước khi có thuế)/Giá trị tăng trước khi có thuế
= Phần trăm giữa thuế quan danh nghĩa và giá trị nội địa tăng thêm
Hạn ngạch (quota) là gì?
Là biện pháp hạn chế số lượng, giới hạn số lượng tối đa của một sản phẩm được phép xuất khẩu
hay nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định
Hạn ngạch gồm mấy loại?
2 loại:
- Hạn ngạch nhập khẩu
- Hạn ngạch xuất khẩu
Hạn ngạch được cấp bằng cách nào? Và đó là gì?
Hạn ngạch được thực hiện bằng biện pháp cấp giấy phép. Giấy phép hạn ngạch có thể được cấp
có thu phí (đấu giá hạn ngạch) hoặc không thu phí (ai đến trước thì được cấp).
Lợi tức khi bán giấy phép thuế quan bản chât là gì?
Bản chất là thuế quan ngầm (implicit tariff)
Nếu cầu tăng lên thì sự khác nhau giữa Thuế quan và Hạn ngạch là như thế nào?
Khi cầu tăng:
- Với thuế quan: sản xuất không đổi, giá không đổi nhưng nhập khẩu tăng lên.
- Với hạn ngạch: sản xuất tăng, giá tăng, nhập khẩu đạt tối đa bằng quota cho phép.
Các nhà sản xuất trong nước thích thuế quan hơn hay hạn ngạch hơn? Tại sao
Họ thích hạn ngạch hơn. Do hạn ngạch quy định rõ ràng số lượng nhập khẩu, các nhà sản xuất
nước ngoài không thể giảm lợi nhuận từ sản phẩm để tạo ra cạnh tranh như thuế quan được.
Sự khác biệt giữa hạn ngạch và thuế nhập khẩu là gì?
- Nếu chính phủ thu phí cấp hạn ngạch bằng với mức thuế nếu áp dụng thuế quan thì tác động
giữa hạn ngạch và thuế nhập khẩu là như nhau.
- Số tiền không thu được khi cấp hạn ngạch không thu phí có thể là lợi nhuận của nhà nhập khẩu
nội địa, xuất khẩu nước ngoài hoặc người tiêu dùng.
- Hạn ngạch có tính bảo hộ chắc chắc hơn thuế quan.
- Hạn ngạch nhập khẩu có thể biến độc quyền tiềm năng thành độc quyền thật sự.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là gì?
Là việc quốc gia nhập khẩu gây áp lực bằng cách đe dọa sử dụng các rào cản thương mại lên
hàng nhập khẩu để quốc gia xuất khẩu tự nguyện cắt giảm lượng xuất
Tác động của hạn chế xuất khẩu tự nguyện là gì?
- Tác động của hạn chế xuất khẩu tự nguyện đối với quốc gia nhập khẩu gần giống tác động của
hạn ngạch nhập khẩu.
- Phần thuế thu tương ứng thu được sẽ thuộc về nhà xuất khẩu nước ngoài
Hạn chế của hạn chế xuất khẩu tự nguyện là gì?
- Chỉ có những quốc gia cung ứng chính mới có đủ điều kiện áp dụng
- Các quốc gia bị áp dụng có thể tăng giá xuất khẩu để tăng lợi nhuận
- Các quốc gia bị áp dụng có thể đặt nhà máy sản xuất ở quốc gia không bị hạn chế để né tránh
Trợ cấp xuất khẩu là gì?
- Trợ cấp là hình thức chính phủ trực tiếp xuất ngân sách bù đấp chi phí cho doanh nghiệp xuất
khẩu hàng hóa hoặc gián tiếp hỗ trợ bằng các biện pháp ưu đãi như: trợ giá tín dụng, hỗ trợ kỹ
thuật, vận chuyển quốc tế...
Bán phá giá là gì?
Bán phá giá là việc nhà xuất khẩu định giá một sản phẩm ở nước ngoài thấp hơn giá thông
thường ở trong nước.
Làm sao xác định giá thông thường?
Có thể lấy giá nội địa tại quốc gia xuất khẩu hay giá tại một quốc gia thứ 3 có nền kinh tế thị
trường, có điều kiện sản xuất tương đương quốc gia xuất khẩu để so sánh và tính biên độ phá giá
Biên độ bán phá giá là gì?
Chênh lệch giữa giá thông thường và giá xuất khẩu bán phá giá
Có các dạng phá giá nào?
- Bán phá giá không thường xuyên (Sporadic dumping): phá giá khi dư thừa trong tiêu thụ nội
địa, khi thâm nhập thị trường mới...
- Bán phá giá chớp nhoáng (Predatory dumping): phá giá tạm thời có chủ ý nhằm loại đối thủ
cạnh tranh.
- Bán phá giá bền bỉ (persistent dumping): luôn định giá bán hàng xuất khẩu thấp hơn giá nội địa
nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Các công cụ phi thuế quan khác phổ biến là gì?
- Rào cản kỹ thuật và hành chính

- Phí đối với hàng hoá nhập khẩu


- Chính sách mua sắm chính phủ
- Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá
Có mấy hình thức liên kết kinh tế quốc tế chính?
Có 5 hình thức chính:
- Câu lạc bộ mậu dịch ưu đãi
- Khu vực mậu dịch tự do
- Liên hiệp thuế quan
- Thị trường chung
- Liên minh kinh tế
Câu lạc bộ mậu dịch ưu đãi là gì?
- Hình thức liên kết thấp nhất, Cắt giảm thuế quan với các nước thành viên
- Tự do chọn chính sách thương mại với các nước bên ngoài.
Khu vực mậu dịch tự do (FTA) có những đặc điểm gì?
- Tự do thương mại trong nội bộ.
- Tự do chọn chính sách TM với bên ngoài
- Dễ xảy ra mậu dịch lệch hướng
- Bộ máy điều hành gọn nhẹ
VD: NAFTA, AFTA...
Liên hiệp thuế quan có những đặc điểm gì?
- Tự do thương mại trong nội bộ.
- Chính sách chung với bên ngoài.
- Yếu tố sản xuất không tự do di chuyển trong nội bộ
VD: EEC
Hình thức cao nhất về liên kết quốc tế về mặt thuế quan là gì?
Liên hiệp thuế quan.
Thị trường chung có những đặc điểm gì?
- Tự do thương mại trong khối
- Chung chính sách với bên ngoài
- Tự do di chuyển YTSX trong nội bộ
VD: EU
Liên minh kinh tế có những đặc điểm gì?
- Thống nhất chính sách tài chính
- Thống nhất chính sách xã hội
- Tự do di chuyển ÝTSX
- Chung chính sách với bên ngoài
- Tự do thương mại trong khối
Tạo lập mậu dịch là gì?
Tạo lập mậu dịch trong liên hiệp thuế quan là sự gia tăng thương mại giữa các nước thành viên.
Theo đó, sản phẩm nội địa với chi phí sản xuất cao hơn được thay thế bằng các sản phẩm nhập
khẩu tương tự có chí sản xuất thấp hơn.
Tác động của tạo lập mậu dịch là gì?
- Tạo lập mậu dịch luôn giúp gia tăng lợi ích nhờ di chuyển sản xuất từ nơi có chi phí sản xuất
cao đến nơi có chi thấp
- Giúp gia tăng lợi ích của người tiêu dùng thông qua việc làm giảm giá sản phẩm
- Gia tăng lợi ích ròng cho quốc gia
- Tác động của tạo lập mậu dịch càng lớn khi thuế quan ban đầu càng cao và độ co giản cung cầu
tại quốc gia nhập khẩu càng lớn
Chuyển hướng mậu dịch là gì? Ví dụ?
Chuyển hướng mậu dịch là sự thay thế NK từ một nước bên ngoài LHTQ bằng nhập khẩu từ
nước thành viên có chi phí sản xuất cao hơn.
VD: Anh NK lúa mỳ tại Mỹ khi chưa hinh thành LHTQ với Pháp. Khi có LHTQ với Pháp thì
chuyển sang NK từ Pháp dù chi phí sx tại Pháp cao hơn. (do giá NK rẻ hơn vì không có thuế)
Chuyển hướng mậu dịch có tác động tốt hay xấu?
Chuyển hướng mậu dịch có thể mang lại lợi ích hoặc tổn thất ròng cho xã hội tùy vào từng
trường hợp.
Các tác động khác của liên hiệp thuế quan là gì?
- Tăng cạnh tranh
- Kích thích đầu tư
- Kích thích thay đổi kỹ thuật
- Tiết kiệm chi phí trên qui mô
Tại sao liên hiệp thuế quan lại làm tăng cạnh tranh?
Tự do thương mại làm gia tăng đối thủ cạnh tranh, thị trường độc quyền bị đặt trong áp lực cạnh
tranh từ bên ngoài
Tại sao liên hiệp thuế quan lại kích thích đầu tư?
Quốc gia bên ngoài tăng đầu tư vào nước trong liên hiệp để hưởng ưu đãi thuế quan
Tại sao liên hiệp thuế quan lại Kích thích thay đổi kỹ thuật?
Cạnh tranh thúc đẩy nghiên cứu đổi mới kỹ thuật, tạo ra sản phẩm mới
Tại sao liên hiệp thuế quan lại Tiết kiệm chi phí trên qui mô?
- Tận dụng công suất
- Phát triển một tầng lớp công nhân,nhà quản lý

You might also like