You are on page 1of 4

Lời mở đầu

Trong tiến trình toàn cầu hóa như hiện nay, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu
của mọi nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế là
một hình thái phổ biến nhất của quan hệ kinh tế, phản ánh quá trình hình thành và phát
triển của nền kinh tế thế giới trong nhiều thế kỉ qua. Trong những năm qua dưới tác động
của phân công lao động quốc tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thương mại quốc tế
đã mang lại nhiều lợi ích cho mọi quốc gia. Thương mại quốc tế đồng thời mang lại nhiều
lợi ích nhưng cũng có những tác động đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài theo
chiều hướng tích cực và tiêu cực. Vì vậy, thương mại quốc tế được coi như một tiền đề,
một nhân tố để phát triển kinh tế dựa trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công
lao động và chuyên môn hóa quốc tế.
Để tìm hiểu rõ về thương mại quốc tế nhóm đã chọn đề tài: “Hoạt động thương mại
quốc tế giữa các quốc gia phát triển chủ yếu dựa trên kinh tế theo quy mô hơn là dựa
trên lợi thế so sánh”.
Cơ sở lý thuyết
1. Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia, thông qua
mua bán và trao đổi, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo quy tắc trao đổi ngang giá.
Thương mại quốc tế có từ hàng ngàn năm nay, nó ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữa
vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
2. Lợi thế so sánh
David Ricardo, năm 1817 xuất bản “Các nguyên lý kinh tế chính trị - Principles of
political Economy”, phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Thương mại quốc tế vẫn có thể
xảy ra đem lại lợi ích ngay cả khi quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất tất cả các
mặt hàng. Bằng việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có
lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước
đề có lợi ích từ thương mại.
Quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có hiệu quả
sản xuất cao hơn (lợi thế so sánh) và nhập khẩu những mặt hàng có hiệu quả sản xuất
thấp hơn (không có lợi thế so sánh).
Các giả thiết:
Thế giới chỉ có hai quốc gia và sản xuất hai mặt hàng.
Thương mại hoàn toàn tự do.
Chi phí vận chuyển bằng không.
Lợi ích kinh tế theo quy mô là không đổi.
Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và chỉ được di chuyển tự do giuawc các
ngành sản xuất trong nước.
Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên các thị trường.
Công nghệ sản xuất ở các quốc gia là nhưu nhau và không thay đổi.
Mô hình đơn giản lợi thế so sánh:
Giờ công / sản phẩm Nhật Bản Việt Nam
Thép 2 12
Vải 5 6

 Nhật bản có hiệu quả sản xuất cao hơn so với Việt Nam trong việc sản xuất cả hai
mặt hàng.
 Lợi thế skháo sánh: Nhật Bản: mặt hàng thép; Việt Nam: mặt hàng vải.
 Các xác định lợi thế so sánh:
Chi phí lao động để sản xuất Chi phí lao động để sản xuất
1 đơn vị thép ở Nhật Bản 1 đơn vị vải ở Nhật Bản
Chi phí lao động để sản xuất
< Chi phí lao động để sản xuất
1 đơn vị thép ở Việt Nam 1đơn vị vải ở Việt Nam
 Điều kiện thương mại quốc tế giữa hai mặt hàng: Phải nằm giữa tỷ lệ trao đổi nội
địa ở hai quốc gia.

3. Kinh tế theo quy mô


Khái niệm: Kinh tế quy mô chính là lợi thế chi phí mà các doanh nghiệp có được
nhờ vào quy mô doanh nghiệp, quy mô sản xuất hoặc quy mô hoạt động, với chi phí trên
mỗi đơn vị đầu ra thường giảm đi với quy mô ngày càng tăng khi chi phí cố định được
chia đều trên mỗi đơn vị đầu ra.
Cơ sở kinh tế theo quy mô: Một trong những giả thiết của mô hình H – O là cả 2
hàng hóa được sản xuất trong điều tiện của doanh thu cố định theo quy mô trong cả hai
quốc gia. Khi doanh thu tăng theo quy mô, thương mại tạo ra thặng dư thậm chí trong
trường hợp cả hai quốc gia đồng nhất trên tất cả các phương diện. Đây là một mô hình mà
mô hình H – O chưa giải thích.
Lợi ích kinh tế theo quy mô:
 Doang thu tăng theo quy mô là tình huống sản xuất khi tốc độ tăng trưởng sản
lượng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng các nhân tố đầu vào của sản xuất: ví dụ như
tất cả các đầu vào của sản xuất tăng gấp đôi, sản lượng tăng hơn gấp đôi.
 Doanh thu theo quy mô có thể xảy ra vì với quy mô lớn hơn của sản xuất, sự
phân chia lớn hơn với lao động khiến chuyên môn hóa sâu hơn, khi đó mỗi công
nhân có thể chuyên môn thực hiện một công việc đơn giản làm cho năng suất lao
động tăng lên
 Quy mô lớn hơn cho phép sử dụng máy móc hiện đại có hiệu quả hơn.
Xây dựng mô hình thương mại dựa trên kinh tế theo quy mô:
Giả thuyết, nếu 2 quốc gia tương đồng trong tất cả các khía cạnh, chúng ta có thể sử
dụng chung một đường giới hạn sản xuất và một hệ thống đường bàng quan ngụ ý chung
cho 2 quốc gia.
Đường giới hạn sản xuất cong vòng vào trong thể hiện sự tăng doanh thu theo quy
mô.

Trong nền kinh tế đóng, hai quốc gia không có thương mại:
Đường giới hạn sản xuất và hệ thống đường bàng quan giống nhau, mức giá tương
quan giữa 2 quốc gia là P X / PY =1. Và biểu thị bằng độ dốc của đường tiếp tuyến chung
với hai đường giới hạn sản xuất BB’ và đường bàng quan I tại điểm A. Mỗi quốc gia sẽ
sản xuất và tiêu dùng tại điểm A.
Trong nền kinh tế mở, Hai quốc gia có thương mại:
QG1 có thể chuyên môn hóa hoàn toàn trong sản xuất hàng hóa X và sản xuất tại
điểm B; QG2 có thể chuyên môn hóa hoàn toàn sản phẩm Y và sản xuất tại điểm B’. Hai
quốc gia tiến hành trao đổi 60X lấy 60Y, thì mỗi quốc gia sẽ được tiêu dùng tại điểm E
trên đường bàng quan II, và thu được thặng dư là 20X và 20Y.
Trong trường hợp hiệu suất tăng dần theo quy mô, đường giới hạn sản suất là UV
cong vòng vào trong (lồi về phía gốc tọa độ), chi phí cơ hội giảm dần.

Kết luận
Với xu hướng của thương mại quốc tế, hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc
gia đa số sẽ diễn ra trong các ngành sản xuất đòi hỏi chi phí cố định và phát triển. Và đó
là các quốc gia phát triển dư thừa vốn và có trình độ kỹ thuật cao. Việc vận dụng khái
niệm kinh tế quy mô có thể giải thích cho việc vì sao một số quốc gia phát triển lại phát
triển lớn mạnh trong một số ngành hơn so với việc kinh tế thương mại dựa trên lợi thế so
sánh. Nó còn giúp giải thích cho một số chính sách tự do thương mại, vì một số nền kinh
tế quy mô có thể đòi hỏi một thị trường có quy mô lớn hơn mức khả thi của thị trường
trong một quốc gia cụ thể.

You might also like