You are on page 1of 10

Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia HN

--- Khoa Kinh tế phát triển---

BÀI GIẢNG MÔN HỌC

KINH TẾ VI MÔ

Giảng viên: TS. Đào Thị Thu Trang


Chương 10
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Nội dung chủ yếu của chương

Nền tảng thương mại quốc tế

Vai trò của thương mại quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế


Nền tảng của thương mại quốc tế

 Khái niệm
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng
hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng
hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo
nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại
lợi ích cho các bên.
Mô hình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia
 Mô hình lợi thế tuyệt đối

Giả thuyết:
+ Mỗi một loại hàng hóa đều có khác biệt về chi phí sản xuất.
+ Giờ lao động là chi phí sx duy nhất trong mô hình.
+ Chỉ có 2 nước và hai hàng hoá
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Giờ công/Sản phẩm Nhật Bản Việt Nam


Thép 2 6
Vải 5 3

Chi phí sản xuất thép ở Việt Nam đắt hơn ở Nhật nhưng chi phí
sản xuất vải ở VN lại rẻ hơn ở Nhật vì vậy Nhật Bản có lợi thế
tuyệt đối trong sản xuất thép và Việt Nam có lợi thế tuyệt đối
trong sản xuất vải.
Mô hình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia
 Mô hình lợi thế tương đối
Giờ công/Sản phẩm Nhật Bản Việt Nam
Thép 2 12
Vải 5 6

– Ở Nhật Bản, 1 thép làm trong 2h và 1 đv vải làm trong 5h nên 1thép = 2/5 vải
– Ở Việt Nam, 1 thép làm trong 12h và 1 đv vải làm trong 6h nên 1 đv thép=2 đv vải
Như vậy 1 đơn vị thép nếu quy ra vải ở Việt Nam sẽ lớn hơn là ở Nhật Bản. Nhật Bản
nên sx thép và mang sang Việt Nam đổi lấy 2 đv vải còn hơn là sx vải. ngược lại Việt
Nam nên mang 2 đv vải sang Nhật để đổi lấy 1 đv thép còn hơn là tự sx thép.
Trường hợp thương mại quốc tế chỉ xảy ra khi cả hai nước đều cảm thấy có lợi. Nếu
như 1 đv thép bằng hoặc lớn hơn 2 đơn vị vải thì Nhật bản sẽ được lợi nhưng Việt
Nam lại không được lợi; còn nếu như 1 đơn vị thép < 2/5 đơn vị vải thì Việt Nam lợi
nhưng Nhật bản lại không. Vì vậy hai nước sẽ có buôn bán chừng nào 2/5 đơn vị vải
< 1 đơn vị thép < 2 đơn vị vải.
Vai trò của TMQT

 Chuyên môn hoá Pb


sản xuất  năng
suất lao động tăng Pa
 Các bên cùng có
lợi

Qc Qa Qb
Chính sách thương mại quốc tế

 Chính sách thương mại tự do


 Chính sách thương mại bảo hộ
Chính sách thương mại bảo hộ

 Thuế quan

Khi đánh thuế nhập khẩu,


người sản xuất hàng trong
nước được lợi nhưng người
tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm
tăng giá của hàng nhập khẩu từ
mức giá thế giới lên bằng với
giá thế giới cộng với thuế nhập
khẩu.
Tổn thất là diện tích ABF và
ECD
Chính sách thương mại bảo hộ

 Hạn ngạch
 Hạn ngạch là một hạn chế thương mại do chính phủ áp đặt
nhằm giới hạn số lượng hoặc giá trị tiền tệ của một loại hàng
hóa mà một quốc gia có thể nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong
một thời kỳ cụ thể. Các quốc gia sử dụng hạn ngạch trong
thương mại quốc tế để giúp điều chỉnh khối lượng thương
mại giữa họ và các quốc gia khác. Các quốc gia đôi khi áp đặt
chúng vào các sản phẩm cụ thể để giảm nhập khẩu và tăng sản
xuất trong nước. Về lý thuyết, hạn ngạch thúc đẩy sản xuất
trong nước bằng cách hạn chế cạnh tranh nước ngoài.

You might also like