You are on page 1of 131

THƯƠNG MẠI

QUỐC TẾ
(Mã HP: TMQT1151)
BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Địa chỉ: Phòng 903, Nhà A1, Trường ĐH Kinh tế quốc dân
Điện thoại: 024 36280280/ máy lẻ 5919
Hotline: 0916124050
THỜI GIAN HỌC: 45 tiết
Trong đó
Tổng số Bài tập Ghi
STT Nội dung
tiết Lý thuyết Thảo luận chú
Kiểm tra
1 Chương 1 3 3 0
2 Chương 2 8 5 3
3 Chương 3 6 5 1
4 Chương 4 5 4 1
5 Chương 5 7 5 2
6 Chương 6 6 4 2
7 Chương 7 4 3 1
8 Chương 8 4 2 2
9 Chương 9 2 1 1
Cộng 45 32 13
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
• Chương 1: Tổng quan về Thương mại quốc tế
• Chương 2: Lý thuyết TMQT cổ điển và tân cổ điển
• Chương 3: Lý thuyết Thương mại quốc tế hiện đại
• Chương 4: Lợi thế theo quy mô, cạnh tranh không
hoàn hảo và Thương mại quốc tế nội ngành
• Chương 5: Hàng rào thuế quan
• Chương 6: Các hàng rào thương mại phi thuế quan
• Chương 7: Liên kết kinh tế trong Thương mại quốc tế
• Chương 8: Một số liên kết TMQT điển hình
• Chương 9: Các thể chế tài chính quốc tế
Chương 1

TỔNG QUAN VỀ
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Mục tiêu của chương: giới thiệu những lý luận cơ


bản về Thương mại quốc tế thông qua phân tích bản
chất và lợi ích của Thương mại quốc tế; những đặc
trưng của Thương mại quốc tế, nội dung của hoạt
động Thương mại quốc tế, chức năng nhiệm vụ của
Thương mại quốc tế. Nhiệm vụ và phương pháp
nghiên cứu môn học Thương mại quốc tế cũng được
đề cập trong nội dung của chương này.
NỘI DUNG CHƯƠNG 1

1.1. TMQT và lợi ích của TMQT


1.2. Đặc trưng cơ bản của TMQT
1.3. Nội dung của TMQT
1.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
TMQT
1.5. Nhiệm vụ của môn học TMQT
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

• TMQT là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ


giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục
đích kinh tế và lợi nhuận.

• TMQT là lĩnh vực kinh doanh buôn bán hàng


hóa, dịch vụ với nước ngoài nhằm thu được lợi
nhuận và hiệu quả KT-XH cao nhất.
VAI TRÒ CỦA TMQT
• Thúc đẩy sản xuất trong nước
• Khai thác lợi thế so sánh mỗi quốc gia
• Có điều kiện tiếp cận với:
– Tiến bộ khoa học bên ngoài
– Hàng hoá, dịch vụ có chất lượng với giá hợp lý
• Thúc đẩy liên kết KTQT
• Nâng cao khả năng tiêu dùng và mức sống mỗi
nước tham gia
• Thu hút đầu tư nước ngoài, ODA và các dòng ngoại
tệ khác
ĐẶC TRƯNG CỦA TMQT

• Là quan hệ KT giữa các chủ thể ở các nước, các


chủ thể có quốc tịch khác nhau
• Hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động mối quan
hệ này rất phức tạp
• Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với ít
nhất 1 bên tham gia
• Hàng hoá có sự vận động qua biên giới hải quan
quốc gia, vùng lãnh thổ
NỘI DUNG CỦA TMQT

• Xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình – Hoạt


động quan trọng nhất
• Xuất nhập khẩu hàng hóa vô hình
• Gia công quốc tế
• Tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu
• Xuất khẩu tại chỗ
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA
MÔN HỌC TMQT
Các quan hệ kinh tế trong quá trình buôn bán giữa
các nước.
Cụ thể:
• Nguồn gốc của TMQT qua các lý thuyết TMQT
điển hình.
• Các công cụ chính sách quản lý TMQT mà các
nước và Việt Nam đã và đang sử dụng.
• Tác động của liên kết kinh tế trong TMQT và một
số liên kết TMQT điển hình
MỘT SỐ THUẬT NGỮ CỦA CHƯƠNG

• Thương mại quốc tế


• Xuất khẩu, Nhập khẩu
• Liên kết kinh tế trong TMQT/ Hội nhập TMQT
• Gia công quốc tế
• Tạm nhập tái xuất
• Chuyển khẩu
Chương 2

LÝ THUYẾT
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CỔ ĐIỂN VÀ TÂN CỔ ĐIỂN
MỤC TIÊU
Giới thiệu hệ thống các lý thuyết thương mại quốc tế
cổ điển và tân cổ điển, đó là:
- Lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương
- Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
- Lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricordo
- Lý thuyết tương quan các nhân tố (lý thuyết
Heckscher - Ohlin)
Hệ thống lý thuyết trên giải thích cơ sở kinh tế của
Thương mại quốc tế.
NỘI DUNG CHƯƠNG 2

2.1. Lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương

2.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A. Smith

2.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo

2.4. Lý thuyết tương quan các nhân tố (H - O)


LÝ THUYẾT CỦA CN TRỌNG THƯƠNG

• Quan điểm của CN trọng thương: Đối với một


quốc gia, XK là rất có ích, ngược lại NK là gánh
nặng.
Sức mạnh và sự giàu có của một quốc gia sẽ
tăng nếu quốc gia đó XK nhiều hơn NK.
TMQT chỉ có lợi cho một bên và có hại cho bên
kia.
LÝ THUYẾT CỦA CN TRỌNG THƯƠNG

• CN trọng thương ủng hộ sự can thiệp của Chính phủ


nhằm đem lại thặng dư cho CCTM  Kiến nghị về
mặt chính sách:
CP cần phải khuyến khích SX và XK (hướng tới
XK tối đa) thông qua tài trợ, trợ cấp và hạn chế NK
(NK tối thiểu) bằng các công cụ bảo hộ mậu dịch
như thuế, hạn ngạch,… đặc biệt là đối với các ngành
CN quan trọng.
LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI

• Là lý thuyết hệ thống đầu tiên về TMQT, được


Adam Smith làm rõ trong tác phẩm “Của cải của
các dân tộc”, năm 1776, trên ý tưởng về lợi thế
tuyệt đối:
Nếu nước A có thể SX mặt hàng X rẻ hơn so với nước
B, và nước B có thể SX mặt hàng Y rẻ hơn so với
nước A  A và B nên tập trung vào SX mặt hàng
mà mình có hiệu quả hơn và XK mặt hàng này sang
quốc gia kia.
LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI

• Quan điểm của A.Smith về TMQT: TMQT nên


lấy lợi thế tuyệt đối của các nước làm cơ sở  Mỗi
nước có lợi thế khác nhau nên SX ra những sản
phẩm khác nhau và đem trao đổi cho nhau thì các
bên đều có lợi
 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối giúp mô tả hướng CMH
và trao đổi giữa các nước + là công cụ để các nước
tăng phúc lợi.
LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI
• Mô hình minh họa:
Để SX 1 đơn vị Thép và Cà phê, lượng lao động cần
tới ở mỗi nước là:

Việt Nam Hàn Quốc


Thép 5 3
Cà phê 2 6
• Khi chưa có TMQT:
Hàn Quốc có hiệu quả cao hơn trong sản xuất Thép
Việt Nam có hiệu quả hơn trong sản xuất Cà phê
LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI

• Khi chưa có TMQT: mức giá tương quan (tỷ lệ trao


đổi nội địa) ở 2 nước là khác nhau
Ở VN: 1 Cà phê = 0,4 Thép
Ở HQ: 1 Cà phê = 2 Thép
} VN có lợi thế tuyệt đối trong SX Cà phê;
HQ có lợi thế tuyệt đối trong SX Thép

• Khi có TMQT trên cơ sở CMH SX:


- Việt Nam CMH SX Cà phê
- Hàn Quốc CMH SX Thép
LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI
Đóng góp và hạn chế
• Đóng góp của lý thuyết:
– TM góp phần tăng sản lượng chung toàn cầu
– Tự do TM đem lại lợi ích cho các bên tham gia
– Các bên tham gia đều thu được lợi ích, tiêu dùng mỗi
nước đều lớn hơn khả năng SX
• Hạn chế:
– Thực tiễn chưa nước nào theo đuổi tự do TM hoàn toàn
– Lý thuyết chỉ giải thích được một phần hoạt động TMQT
LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH
• Năm 1817, nhà KT học người Anh, D.Ricardo đã
phát triển lý thuyết lợi thế tương đối (lợi thế so sánh)
• Quan điểm: nếu mỗi nước CMH vào các sản phẩm
mà nước đó có lợi thế tương đối (có hiệu quả SX so
sánh cao nhất) thì thương mại sẽ có lợi cho các bên.
Nói cách khác: một quốc gia sẽ có lợi khi SX và XK
những mặt hàng mà quốc gia đó có thể SX với hiệu
quả cao hơn một cách tương đối hay giá cả thấp hơn
một cách tương đối so với quốc gia kia.
LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH
• Mô hình minh họa:
Chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cà phê
và thép tính theo lượng lao động cần thiết:

Việt Nam Hàn Quốc


Thép 5 6
Cà phê 2 12

 VN có lợi thế tuyệt đối về cả 2 mặt hàng.


 VN có lợi thế so sánh trong SX mặt hàng nào?
LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH

Giá Cà phê ở VN rẻ hơn một cách tương đối:

Việt Nam Hàn Quốc


Thép (1 đơn vị) 2,5 cà phê 0,5 cà phê
Cà phê (1 đơn vị) 0,4 thép 2 thép

 VN có lợi thế so sánh trong SX Cà phê,


HQ có lợi thế so sánh trong SX Thép
LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH
Lợi ích của thương mại quốc tế mở rộng khả năng tiêu dùng

Cà phê Việt Nam Hàn Quốc


60 V

E Cà phê
F
40 40

20 20
T’
10 H

V’ H'
O 10 20 24 Thép O 10 20 Thép
LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH
Tỷ lệ trao đổi quốc tế để hai nước cùng có lợi từ TM
(điều kiện thương mại trong dài hạn):
0,4 thép < 1 cà phê < 2 thép
hoặc: 0,5 cà phê < 1 thép < 2,5 cà phê
Một quốc gia có LTSS trong SX 1 SP nào đó khi đạt
được NS tương đối cao hơn hoặc CP SX tương đối
thấp hơn so với quốc gia khác
LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH
Đóng góp và hạn chế
• Đóng góp:
– TMQT làm cho TD của mỗi nước tăng lên, TD > khả năng
SX của mỗi nước
– Lý thuyết giải thích được hoạt động TM giữa các nước chênh
lệch về trình độ PT
• Hạn chế:
– Lý thuyết không tính đến yếu tố cầu, vấn đề thị hiếu… tác
động tới TM
– CP vận chuyển trong nhiều trường hợp chiếm tỉ trọng rất lớn
trong giá hàng XK nhưng đã bị bỏ qua trong mô hình TM
– Không chỉ ra được nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về LTSS
LÝ THUYẾT TMQT
VỚI CHI PHÍ CƠ HỘI TĂNG DẦN
• CP cơ hội tăng dần và đường giới hạn khả năng
sản xuất:
Chi phí cơ hội của 1 mặt hàng là tăng dần nếu như
để SX thêm 1 đơn vị mặt hàng đó thì cần phải cắt
giảm một lượng tăng dần các mặt hàng khác.
 Khi đó đường PPF sẽ không phải là đường thẳng
mà là một đường cong lồi ra phía ngoài.
LÝ THUYẾT TMQT
VỚI CHI PHÍ CƠ HỘI TĂNG DẦN
• CP cơ hội tăng dần và mô hình TMQT:
Cà phê Hàn Quốc Cà phê Việt Nam

S S
CK
P'V

PK P'K
PV
M N CV

T T
O Thép Thép
LÝ THUYẾT TƯƠNG QUAN CÁC
NHÂN TỐ
• Là lý thuyết tân cổ điển tiêu biểu
• Được xây dựng bởi 2 nhà kinh tế học Thụy Điển là
Eli Heckscher và Bertil Ohlin
 Lý thuyết H - O
• L/thuyết này giải thích nguồn gốc của TMQT qua
việc xem xét hai khái niệm cơ bản:
– Hàm lượng các yếu tố sản xuất
– Mức độ dồi dào các yếu tố sản xuất.
LÝ THUYẾT TƯƠNG QUAN CÁC
NHÂN TỐ
• Định lý Heckscher - Ohlin:
Các nước sẽ có lợi thế so sánh trong việc SX và
XK loại h/hoá mà việc SX nó cần sử dụng nhiều
yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó và NK
loại h/hoá mà việc SX nó cần sử dụng nhiều yếu tố
đắt và tương đối khan hiếm ở nước đó.
1 quốc gia nên XK những mặt hàng mà việc SX
đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối yếu tố
SX dồi dào của quốc gia.
LÝ THUYẾT TƯƠNG QUAN CÁC
NHÂN TỐ
• Mô hình TMQT theo Học thuyết H – O
Cà phê
P’V

PV CV
N
CK I2
I1

PK I0
P’K
M

O Thép
LÝ THUYẾT TƯƠNG QUAN CÁC
NHÂN TỐ
• Kiểm nghiệm thực tế L/thuyết H-O:
– Nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành nhằm
kiểm nghiệm thực tế lý thuyết H-O, trong đó có
nghiên cứu của nhà kinh tế học Mỹ - Wassily Leontief.
– Kết quả: tỷ lệ vốn/lao động trong SX hàng hoá thay
thế NK của Mỹ lớn hơn 30% so với tỷ lệ tương ứng
trong SX hàng hóa XK  trái với kết luận của lý
thuyết H-O (Mỹ là quốc gia dồi dào về vốn sẽ XK
những mặt hàng sử dụng nhiều vốn và NK những mặt
hàng sử dụng nhiều lao động).
 Nghịch lý Leontief.
LÝ THUYẾT TƯƠNG QUAN CÁC
NHÂN TỐ
• Đóng góp:
– Lý thuyết H- O đã giải thích được nguyên nhân dẫn tới
TM giữa các nước là do khác biệt yếu tố đầu vào SX
– TM làm SX, TD ở mỗi nước tách biệt
– TD khi có TM nằm ngoài đường PPF của mỗi nước

• Hạn chế:
– Không giải thích được tăng trưởng TM nội ngành cũng
như hoạt động TM hiện đại khác
– Nghịch lý Leontief
MỘT SỐ THUẬT NGỮ CỦA CHƯƠNG
Lợi thế tuyệt đối
Lợi thế so sánh
Chi phí cơ hội
Đường giới hạn khả năng sản xuất
Đường bàng quan
Mức độ dồi dào các yếu tố
Hàm lượng các yếu tố
Nghịch lý Leontief
Chương 3

LÝ THUYẾT
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
HIỆN ĐẠI
MỤC TIÊU

• Nghiên cứu những quan điểm mới về TMQT


được phát triển từ giữa những năm 1960 trở lại
đây

• Chỉ ra những điểm khác biệt về giữa lý thuyết


TMQT cổ điển và tân cổ điển với lý thuyết
TMQT hiện đại
NỘI DUNG CHƯƠNG 3

3.1. Chu kì sống SP quốc tế

3.2. Một số lý thuyết TM mới

3.3. Lý thuyết cạnh tranh quốc gia


LÝ THUYẾT KHOẢNG CÁCH CÔNG NGHỆ

• Posner (1961): khác biệt về công nghệ là nguyên


nhân chính dẫn đến TM giữa các nước PT
• Các nước PT luôn đưa ra phương thức SX mới, SP
mới  đạt độc quyền ngắn hạn
• Khác biệt công nghệ là do: (i) phát minh mang tính
ngẫu nhiên; (ii) trình độ phát triển khác nhau
• Nhược điểm: Không chỉ rõ mức độ chênh lệch trình
độ PT và cách thức giảm khoảng cách chênh lệch
LÝ THUYẾT CHU KÌ SỐNG SẢN PHẨM QT
KL SP
X

GD1 GD2 GD 3 GD 4 GD 5
NK

XK XK

NK
Thời gian
LÝ THUYẾT CHU KÌ SỐNG SẢN PHẨM QT

• GD 1: SX và TD nội địa với qui mô nhỏ, CP SX cao


 giá bán cao phù hợp với tt có TN cao
• GD 2: Cầu về SP tăng ở cả trong và ngoài nước 
SP được XK sang tt có TN tương tự
• GD 3: SP được chuẩn hoá, công nghệ được chuyển
giao cho các hãng trong và ngoài nước
• GD 4: nước ngoài cạnh tranh với QG phát minh về
giá, cạnh tranh về nhãn hiệu được thay thế bằng
cạnh tranh về giá
• GD 5: SP được bán ngược về nước phát minh
MỘT SỐ LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI MỚI
(Sinh viên tự nghiên cứu giáo trình)

• Chi phí vận tải và thương mại quốc tế


– Mô hình TM khi có chi phí vận tải

– Phân bổ các ngành công nghiệp dưới tác động của chi
phí vận tải

• Chính sách môi trường và thương mại quốc tế


LÝ THUYẾT KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH QUỐC GIA (WEF)

Khả năng cạnh tranh quốc gia là năng lực của nền
kinh tế nhằm đạt và duy trì mức độ tăng trưởng cao
trên cơ sở các thể chế, chính sách bền vững tương
đối và các đặc trưng kinh tế khác
LÝ THUYẾT KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH QUỐC GIA (WEF)
Tám nhân tố xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia
Độ mở Chính Tài Hạ Công Quản Lao Thể
cửa phủ chính tầng nghệ trị động chế
Mức độ Vai trò, Hành Số Năng Chiến Hiệu Tính
hội phạm vi tiết lượng, lực CN lược quả và đúng
nhập vi can kiệm chất nội công tính đắn của
vào thiệp và hiệu lượng sinh, ty, linh các thể
nền của CP, quả của của hệ tiếp nguồn hoạt chế
KTTG, chất các thống nhận nhân của thị pháp lý
mức độ lượng trung hạ tầng CN lực, trường hỗ trợ
tự do dịch vụ gian tài mới, khả lao cạnh
hoá công chính khả năng động tranh…
TM & năng tiếp thị
ĐT R&D
LÝ THUYẾT KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH QUỐC GIA (WEF)
Ưu và nhược điểm
• Khả năng cạnh tranh quốc gia là kết hợp tự do cạnh
tranh, tự do TM, ổn định vĩ mô, khuyến khích ĐT và
tiết kiệm -> tăng trưởng ổn định và bền vững

• Nhưng: tăng trưởng chỉ là điều kiện cần không phải là


điều kiện đủ đối với phát triển bền vững
LÝ THUYẾT KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH QUỐC GIA (M.Porter)
LÝ THUYẾT KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH QUỐC GIA (M.Porter)
• Điều kiện nhân tố SX:
– Yếu tố cơ bản: nguồn tài nguyên thiên nhiên, yếu tố nhân
khẩu học…
– Yếu tố tiên tiến (rất quan trọng): hạ tầng viễn thông, kĩ thuật
số hiện đại, nhân lực chất lượng cao…
– Mối quan hệ giữa hai yếu tố này rất phức tạp: Yếu tố cơ bản
có thể cung cấp lợi thế ban đầu, sau đó được củng cố và mở
rộng thông qua đầu tư vào yếu tố tiên tiến
– Những bất lợi của yếu tố cơ bản tạo áp lực buộc phải phát
triển các yếu tố tiên tiến
• Ngành bổ trợ: Thông tin giữa các ngành hỗ trợ cho hoạt động
R&D, giải quyết vấn đề nảy sinh thích ứng với môi trường biến
động
LÝ THUYẾT KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH QUỐC GIA (M.Porter)
• Điều kiện về cầu:
– Vai trò của thị trường nội địa rất quan trọng do DN nhạy
cảm với khách hàng gần họ nhất
– Là nơi quyết định cao nhất tới khả năng cạnh tranh của
QG. Khả năng đối mới, đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ
quyết định vị thế của DN trên thị trường

• Chiến lược, cơ cấu ngành ảnh hưởng tới khả năng


cạnh tranh của ngành. Mức độ cạnh tranh ở TT trong
nước giúp DN tích luỹ kinh nghiệm và có chiến lược cạnh
tranh QT hữu hiệu
MỘT SỐ THUẬT NGỮ CỦA CHƯƠNG

• Chu kì sống sản phẩm quốc tế

• Chi phí vận tải

• Chính sách môi trường

• Khả năng cạnh tranh quốc gia


Chương 4

LỢI THẾ THEO QUI MÔ, CẠNH


TRANH KHÔNG HOÀN HẢO VÀ
THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH
MỤC TIÊU

Nghiên cứu và làm rõ Thương mại quốc tế diễn ra


giữa các quốc gia dưới giác độ của lợi thế theo quy
mô, của cạnh tranh không hoàn hảo, bản chất của
Thương mại quốc tế nội ngành, mối quan hệ giữa
cạnh tranh không hoàn hảo và thương mại nội bộ
ngành, sự khác biệt về chất lượng sản phẩm và
thương mại quốc tế nội ngành cũng như quan hệ
thương mại nội ngành và thương mại theo mô hình
H-O.
NỘI DUNG CHƯƠNG 4

4.1. Lợi thế theo quy mô và Thương mại quốc tế


4.2. Cạnh tranh không hoàn hảo và Thương mại
quốc tế
4.3. Khác biệt chất lượng và thương mại quốc tế
nội ngành
4.4. Quan hệ thương mại nội ngành và thương mại
theo mô hình H-O
LỢI THẾ THEO QUI MÔ VÀ TMQT
• Khái niệm: việc SX 1 SP mà tỉ lệ gia tăng đầu ra lớn hơn
tỉ lệ gia tăng đầu vào thì SP đó đạt được lợi thế theo qui
mô  CPSX khi SL 
• Đường PPF lõm về gốc toạ độ: CPCH SX các mặt hàng
giảm dần
Y

PPF

X
LỢI THẾ THEO QUI MÔ VÀ TMQT
Mô hình TM
• Giả thiết mô hình TM:
– Hai nước giống nhau về mọi mặt: cùng đường
PPF, cùng đường bàng quan, điểm SX và TD.
– Trước khi có TM hai nước SX & TD tại điểm
đường PPF tiếp xúc với đường bàng quan
– Tỉ lệ trao đổi hai mặt hàng trước và sau khi có
TM giống nhau (khác với lý thuyết LTSS)
LỢI THẾ THEO QUI MÔ VÀ TMQT
Y Mô hình TM Nhật Bản – Đức
A

Hai nước NB, Đức cùng SX được


S
N SP X, Y (đạt được lợi thế KT
M
theo qui mô)

E 1
Q Trước khi có TM cả hai
đều SX và TD tại E

O X
T P R

Khi có TM: NB tập trung SX SP Y, Đức tập trung SX SP X


Mức giá trao đổi hai mặt hàng vẫn bằng giá trao đổi trước khi có TM
LỢI THẾ THEO QUI MÔ VÀ TMQT
Lợi ích TM và hạn chế của lý thuyết

• Hai nước giống nhau về mọi mặt cùng không cản


trở hoạt động TMQT và đều thu được lợi ích: TD
nằm ngoài đường PPF của mỗi nước
• Nhưng, giả thiết hai quốc gia giống nhau về mọi
mặt là không thực tế
THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH
Khái niệm & chỉ số đo lường
• Khái niệm: TM nội ngành là hoạt động XK và NK
của một nước đồng thời các SP cơ bản giống nhau,
có thể thay thế nhau hoàn toàn
• Chỉ tiêu đo lường:

T = 0: quốc gia chỉ có XK hoặc NK, không có TM


nội ngành
T = 1: XK = NK TM nội ngành đạt giá trị lớn nhất
THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH
Nguyên nhân gia tăng TM nội ngành
• Sự khác biệt về sở thích
• Khác biệt SP do lợi thế KT theo qui mô: Do cạnh
tranh, các nước không thể SX tất cả các SP trong
ngành hàng, chỉ chọn SX một số SP cá biệt -> trao
đổi với QG còn lại
• Một SP được SX bằng các CN khác nhau -> SP tạo
ra phù hợp nhất với CN đó (lý thuyết H-O)
• …
MỘT SỐ THUẬT NGỮ CỦA CHƯƠNG

• Lợi thế kinh tế theo qui mô

• Thương mại nội ngành

• Chỉ tiêu đo lường thương mại nội ngành

• Sở thích
Chương 5

HÀNG RÀO THUẾ QUAN


MỤC TIÊU

• Nêu rõ khái niệm, đặc điểm cũng như cách đánh


thuế trong TMQT
• Phân tích các tác động của thuế quan tới nền kinh
tế có qui mô nhỏ
• Chỉ rõ mối quan hệ giữa thuế quan và mức độ
bảo hộ thực tế
NỘI DUNG CHƯƠNG 5

5.1. Thuế quan và phương pháp đánh thuế quan


5.2. Các loại thuế quan và vai trò của các loại
thuế quan
5.3. Tác động kinh tế của thuế quan NK
5.4. Hệ số bảo hộ thực tế
KHÁI NIỆM
• Thuế quan là thuế đánh vào hàng hoá, dịch vụ mua
bán và vận động qua biên giới hải quan của một
quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hải quan
• Đặc điểm của thuế quan:
 Thuế quan là rào cản TM gắn với biên giới hải quan
 Thuế quan được biểu hiện ở biểu thuế quan
 Thuế quan có thể được áp đặt ở nước XK hoặc nước NK
 Thuế quan trên thế giới có xu hướng hài hòa hóa
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH THUẾ

Thuế quan theo giá trị hàng hóa

Thuế quan tuyệt đối

Thuế quan hỗn hợp

66
CÁC LOẠI THUẾ QUAN VÀ VAI TRÒ
CỦA CÁC LOẠI THUẾ QUAN

Thuế quan xuất khẩu

Thuế quan nhập khẩu

Các loại thuế quan khác


THUẾ QUAN XUẤT KHẨU

• Thuế quan XK: đánh vào hàng hoá, dịch vụ XK của


một nước hoặc vùng lãnh thổ.
• Mục đích:
 Bảo vệ nguồn tài nguyên khan hiếm trong nước
 Định hướng lại hoạt động đầu tư SX và XK
 Điều tiết giá cả hàng hoá, dịch vụ XK
 Bảo vệ lợi ích người SX trong nước
 Tăng thu cho NS
THUẾ QUAN NHẬP KHẨU

• Thuế quan NK: đánh vào hàng hoá, dịch vụ NK vào


một nước hoặc vùng lãnh thổ.
• Mục đích:
 Bảo hộ SX trong nước
 Định hướng SX, TD trong nước
 Tạo nguồn thu cho NS
 Kích thích SX trong nước, đặc biệt là SX thay thế NK
 Công cụ trong đàm phán với đối tác TM
CÁC LOẠI THUẾ QUAN KHÁC

Thuế chống bán phá giá

Thuế quan đối kháng

Thuế quan hạn ngạch

Thuế quan ưu đãi


Thuế quan trung bình

• Thuế quan trung bình:


 Thuế quan trung bình giản đơn: Tổng các dòng
thuế/ tổng mặt hàng chịu thuế

 Thuế quan trung bình của các mặt hàng NK: Tính
theo tỉ trọng NK hoặc trung bình các mặt hàng NK

 Thuế quan theo tỉ lệ TD nội địa


Tác động của thuế quan nhập khẩu
theo phương pháp cân bằng bộ phận
Phân tích ảnh hưởng của thuế quan nhập khẩu đến nền
kinh tế mở, qui mô nhỏ
P DD SD

A B
P1

a b c d t
Pw
C E F D

O Q1 Q3 Q4 Q2 Q
Tác động của thuế quan nhập khẩu
theo phương pháp cân bằng tổng quát
Máy móc
PF
I0
P’D
I1 C0
C1
I2
T
PD
C2

P1 T
P0
PD

O P’D PF Lương thực


HỆ SỐ BẢO HỘ THỰC TẾ
• Hệ số bảo hộ thực tế (ERP): Là tỉ lệ % mà hàng
rào TM của một nước làm tăng giá trị gia tăng
cho một đơn vị đầu ra
• Công thức tính hệ số bảo hộ thực tế:

Trong đó:
ERP: Hệ số bảo hộ thực tế
VAa: Giá trị gia tăng sau đánh thuế
VAb: Giá trị gia tăng trước đánh thuế
HỆ SỐ BẢO HỘ THỰC TẾ

• Công thức tính hệ số bảo hộ thực tế:

Trong đó:
to: thuế đánh vào SP cuối cùng
ti: thuế đánh vào các yếu tố đầu vào trung gian
ai: tỉ lệ đầu vào trung gian NK
HỆ SỐ BẢO HỘ THỰC TẾ
Mối quan hệ giữa TQ và HS bảo hộ thực tế

• Các nước thường đánh thuế cao đối với SP cuối


cùng và thấp đối với SP trung gian (cơ cấu thuế
hình tháp)
• Nếu thuế quan đánh vào đầu vào và SP cuối cùng
như nhau thì ERP = thuế danh nghĩa (thuế với SP
cuối cùng)
• Khoảng cách giữa thuế đầu vào và SP cuối cùng
càng lớn thì mức độ bảo hộ càng lớn
MỘT SỐ THUẬT NGỮ CỦA CHƯƠNG
• Thuế quan, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế
chống bán phá giá, thuế đối kháng, thuế quan hạn
ngạch, thuế quan ưu đã.
• Thuế theo giá trị hàng hoá
• Thuế tuyệt đối/ Thuế cố định
• Thuế hỗn hợp
• Hệ số bảo hộ thực tế/ Tỷ lệ bảo hộ thực tế
Chương 6

CÁC HÀNG RÀO THƯƠNG MẠI


PHI THUẾ QUAN
MỤC TIÊU

• Phân loại các hàng rào phi thuế quan trong TMQT

• Chỉ ra tác động của các hàng rào phi thuế quan đối

với nền kinh tế


NỘI DUNG CHƯƠNG 6

6.1. Các hàng rào định lượng


6.2. Các hàng rào liên quan đến giá và quản lý giá
6.3. Các hàng rào liên quan đến kỹ thuật
6.4. Các hàng rào liên quan đến đầu tư
6.5. Các hàng rào khác
Các hàng rào định lượng

Cấm nhập khẩu

Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu


81
Cấm nhập khẩu

• Là hàng rào phi thuế được áp dụng với một số


hàng hoá, dịch vụ nhất định trong một khoảng thời
gian xác định
• Đối tượng áp dụng:
• Sản phẩm ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng
• Sản phẩm độc hại
• Sản phẩm văn hoá ảnh hưởng tới đạo đức, xã hội
• Những sản phẩm thuộc ngành công nghiệp non trẻ ở
các nước đang PT
Hạn ngạch nhập khẩu

• Hạn ngạch NK là số lượng hoặc/và giá trị hàng hoá


được phép NK vào một nước hay vùng lãnh thổ
trong một thời gian nhất định (thường là một năm)
• Hạn ngạch NK là hàng rào phi thuế quan đơn giản nhất
• Cơ chế tác động của hạn ngạch NK có thể so sánh với
thuế quan
• Hạn ngạch NK tác động về mặt lượng còn thuế quan tác
động về mặt giá
Hạn ngạch nhập khẩu
Px

Dx Sx
Giá QT của SP X: Pw < P cân
bằng trong nước (nước nhỏ)
Pd

1 2 3 4
Pw

O Q1 Q2 Q3 Q4 Qx
ĐK tự do TM đối với SP X: giá trong nước = Pw
Áp dụng HN (Q2Q3): giá trong nước tăng lên mức Pd > Pw
Hạn ngạch nhập khẩu

Tác động của việc áp hạn ngạch NK đối với SP X:


• Nhà SX tăng SL nội địa từ Q1 lên Q2 do giá trong nước
tăng
• Người TD giảm TD từ Q4 xuống Q3 do giá giảm
• Thặng dư TD giảm = S1 + S2 + S3 + S4
• Thặng dư SX tăng = S1
• Chính phủ không thu được thuế
• S2 + S4: lãng phí xã hội
Hạn chế XK tự nguyện
• Là hàng TM phi thuế quan do nước XK thoả thuận hạn chế
XK một số mặt hàng cụ thể sang một số quốc gia nhất định
• Rất phát triển trong những năm 70 và 80 của thế kỉ 20
• Có thể chính thức hoặc không chính thức
• Mức độ nghiêm ngặt thấp và rất linh hoạt phụ thuộc vào
cung cầu thị trường
• Nước NK khó có thể áp dụng được với tất cả các đối tác
TM
• Hiệu quả bảo hộ thị trường thấp hơn so với hạn ngạch NK
Hạn chế XK tự nguyện

• Tác động KT của hạn chế XK tự nguyện:


⁻ Tiền thuế do hạn chế XK tự nguyện do nước XK hưởng
⁻ Người TD nước NK phải mua hàng hoá NK với mức
giá nội địa, không phải với mức giá thế giới
⁻ Hạn chế XK tự nguyện mang tính phân biệt đối xử
⁻ Đối với ngành CN tập trung cao: các nhà XK thực hiện
giá độc quyền, khi NK được bổ sung họ vẫn không bán
với giá thấp hơn
Cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu
• Là hàng rào định lượng do CP sử dụng đối với một số hàng
hoá khi XK/NK vào một thị trường xác định
• Cấp phép XK/ NK có thể áp dụng với DN XK/NK
• Có thể áp dụng theo thời kì hoặc từng SL hàng hoá nhất định
• Cấp phép XK/NK có thể ở dạng tự động hoặc không tự động
• Cấp phép không tự động còn gắn với qui định về số lượng
• Mục đích: quản lý hàng hoá ảnh hưởng tới an ninh, chính trị,
an toàn, bảo vệ nguồn tài nguyên trong nước và định hướng
TD…
Các hàng rào kỹ thuật và văn hóa
Các hàng rào liên quan đến giá và q/lý giá

Các hàng rào liên quan đến doanh nghiệp

Các hàng rào liên quan đến đầu tư

Hàng rào kỹ thuật

Các hàng rào mang tính hành chính

Các hàng rào phi thuế quan mới được áp dụng 89


Các hàng rào liên quan đến giá và
quản lý giá

Phương thức định giá hải quan

Qui định giá bán tối đa

Phụ thu và phí

Thuế nội địa


Các hàng rào liên quan đến doanh nghiệp

Doanh nghiệp TM Nhà nước

Quyền kinh doanh XNK

Đầu mối XNK


91
Các hàng rào liên quan đến đầu tư

Hàm lượng nội địa

Tỷ lệ ngoại hối

Tỷ lệ sản phẩm XK
Hàng rào kỹ thuật
Qui định kĩ thuật

Thủ tục đánh giá sự phù hợp về kĩ thuật

Kiểm dịch động thực vật


Biện pháp bảo vệ sức khoẻ con người
Xuất xứ và nhãn hiệu hàng hoá

Qui định về bao bì, đóng gói


Qui định về phân phối hàng hoá
Các hàng rào mang tính hành chính

Qui định về thanh toán thuế NK

Qui định về đặt cọc

Đơn vị đo lường và kích cỡ SP

Qui định về vị trí thông quan

Qui định về quảng cáo


Các hàng rào phi thuế quan mới được
áp dụng

Qui định về trách nhiệm XH và tiêu chuẩn


lao động

Qui định về môi trường

Qui định tiết kiệm


MỘT SỐ THUẬT NGỮ CỦA CHƯƠNG

• Hạn ngạch nhập khẩu

• Thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng

• Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

• Tỉ lệ nội địa hoá

• Thủ tục đánh giá sự phù hợp về mặt kĩ thuật

• Thông quan
Chương 7

LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG


THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
MỤC TIÊU

• Làm rõ khái niệm, vai trò, đặc điểm, hình thức


của liên kết kinh tế trong TMQT
• Đánh giá lợi ích của liên kết kinh tế trong
TMQT đối với các nước qua việc phân tích hai
mô hình tạo lập mậu dịch và chuyển hướng mậu
dịch trong TMQT
NỘI DUNG CHƯƠNG 7

7.1. Khái quát về liên kết kinh tế trong TMQT

7.2. Các hình thức liên kết kinh tế trong TMQT

7.3. Tác động của liên kết kinh tế TMQT


KHÁI QUÁT VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ
TRONG TMQT

• Khái niệm: liên kết kinh tế trong TMQT là một hình


thức trong đó diễn ra quá trình XHH sản xuất, phân
phối, trao đổi và tiêu dùng mang tính chất QT với
sự tham gia của các chủ thể KTQT dựa trên các
hiệp định đã được thoả thuận và kí kết hình thành
nên các tổ chức KT ở những cấp độ khác nhau.
KHÁI QUÁT VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ
TRONG TMQT
• Vai trò của liên kết KT trong TMQT:
– Phát huy lợi thế so sánh của mỗi nước
– Tạo sự ổn định tương đối để phát triển
– Tạo phản ứng linh hoạt trong phát triển các quan hệ KTQT
– Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
– Các nước có cơ hội xích lại gần nhau hơn về trình độ phát triển
– Làm dịu mâu thuẫn giữa bảo hộ mậu dịch và tự do TM
– Cải thiện điều kiện TM giữa các nước thành viên
– Là bước quá độ của nền KT thế giới theo hướng toàn cầu hoá
KHÁI QUÁT VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ
TRONG TMQT
• Đặc điểm của liên kết KT trong TMQT:
– Là hình thức phát triển cao và tất yếu của phân công LĐ QT
– Là sự tham gia tự nguyện của các thành viên
– Là sự phối hợp mang tính liên quốc gia
– Được thành lập và hoạt động trên cơ sở của những điều lệ
– Được thành lập và hoạt động trên cơ sở những mục đích
xác định
– Đều có hệ thống cơ quan thường trực để duy trì sự hoạt
động và mối liên hệ giữa các thành viên
CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT KINH TẾ
TRONG TMQT
Căn cứ vào Liên minh Thị trường
Khu vực mậu
đối tượng dịch tự do thuế quan chung
và mục đích

Liên minh Liên minh


kinh tế tiền tệ

Căn cứ vào
chủ thể Liên kết nhỏ Liên kết lớn
tham gia

Căn cứ vào
Liên kết giữa Liên kết siêu
p/thức điều các nhà nước nhà nước
chỉnh

Căn cứ vào Các liên kết Các liên kết Các liên kết
phạm vi chung khu vực chuyên ngành
103
LIÊN MINH THUẾ QUAN VÀ
TẠO LẬP MẬU DỊCH
• Tạo lập mậu dịch được hiểu là một số SP được SX trong nước
được thay thế bằng SP cùng loại được SX ở nước trong liên minh
thuế quan do CPSX ở nước này rẻ hơn so với trong nước
QG 1 là nước nhỏ theo giá
Px1 QG 2 & 3 cung cấp SP X ra thị
D S trường với khối lượng lớn giá lần
QG1 vẫn giữ lượt là P2 và P3 (P2 > P3)
nguyên thuế NK E QG 1 đánh thuế không phân biệt
SP X với QG2 xuất xứ với hàng X NK

P2 + T S2 QG1 và QG3 tiến hành


liên minh TQ, xoá bỏ
P3 + T S3
thuế NK với hàng X

Qx1
LIÊN MINH THUẾ QUAN VÀ
TẠO LẬP MẬU DỊCH
Giá NK trước liên minh:
P3 + T, sau liên minh: P3
Px1 D S

NK trước liên minh:


Q2Q3, sau liên minh:Q1Q4
E

P3 + T
1 2 3 4
P3 S3

O Q1 Q2 Q3 Q4 Qx1

Phúc lợi NTD = S(1+2+3+4) > mất NSX (S1) + thuế NK của CP (S3)
Liên minh thuế quan chuyển dịch SX từ nơi có hiệu quả thấp (QG1)
sang nơi có hiệu quả cao (QG 3)
LIÊN MINH THUẾ QUAN VÀ
CHUYỂN HƯỚNG MẬU DỊCH
• Chuyển hướng MD xảy ra khi SP NK từ bên ngoài liên minh thuế
quan bị thay thế bởi NK cùng loại SP được SX từ nước thành
viên có CP cao hơn do được giảm thuế
(a) QG 1 là nước nhỏ theo giá (b) QG 1 đánh thuế không phân
biệt xuất xứ với hàng X NK.
Px1 D S QG 2 & 3 cung cấp SP X ra thị
trường với khối lượng lớn giá lần
lượt là P2 và P3 ( P3 + T>P2 > P3).
E QG 1 NK SP X từ QG3 do giá
thấp
P2 + T S2 (c) QG1 và QG2
tiến hành liên minh
P3 + T S3 thuế quan, xoá bỏ
P2 thuế NK với hàng
X, giữ nguyên thuế
với QG 3
LIÊN MINH THUẾ QUAN VÀ
CHUYỂN HƯỚNG MẬU DỊCH
Giá NK trước có liên minh là
Px1 P3 + T, sau liên minh là P2 NK trước LMTQ: Q2Q3,
sau LMTQ: Q1Q4

D S Phúc lợi NTD = S(1+2+3+4)


Thiệt hại = NSX (S1) + thuế NK (S3
+S5); chuyển hướng MD = S5
P3 + T
1 2 3 4
P2 5
P3

O Q1 Q2 Q3 Q4
LMTQ giữa QG1 và QG2 làm chuyển hướng MD từ nơi SX hiệu quả cao (QG3)
sang nơi SX hiệu quả thấp (QG2) gây thiệt hại trên phạm vi toàn thế giới
MỘT SỐ THUẬT NGỮ CỦA CHƯƠNG

• Liên kết kinh tế trong thương mại quốc tế


• Khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan
• Thị trường chung
• Liên minh kinh tế
• Liên minh tiền tệ
• Tạo lập mậu dịch
• Chuyển hướng mậu dịch
Chương 8

MỘT SỐ LIÊN KẾT KINH TẾ


TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐIỂN HÌNH
MỤC TIÊU
• Giới thiệu một số liên kết kinh tế trong TMQT điển
hình:
– Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
– Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
– Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
– Liên minh châu Âu (EU)

• Nêu mối quan hệ giữa các tổ chức quốc tế này với Việt
Nam
NỘI DUNG

1. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

3. Diễn đàn kinh tế châu Á Thái Bình Dương


(APEC)

4. Liên minh châu Âu (EU)


TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
WTO
• Thành lập 1.1.1995 trên cơ sở GATT
• Là định chế lâu dài cố định thực hiện các chức năng của
GATT
• Có các hội đồng thường trực về hàng hoá, dịch vụ, sở hữu
trí tuệ, liên tục đàm phán để tự do TM hơn nữa
• Có uỷ ban giám sát ngoại lệ của WTO
• Hình thành cơ quan rà soát chính sách TMQT các nước
thành viên
• Cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả hơn so với GATT
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
WTO
• Mục tiêu:
– Giảm thuế quan, giảm bảo hộ

– Mở rộng sản xuất và thương mại toàn cầu

– Nâng cao mức sống ở các nước thành viên

– Bảo đảm việc làm và tăng trưởng ở các nước thành viên

– Phát triển việc sử dụng hợp lý nhân công & nguồn lực toàn
cầu
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
WTO
• Nhiệm vụ:
– Thúc đẩy thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được
trong khuôn khổ WTO

– Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, kí kết
các Hiệp định TM mới

– Giải quyết tranh chấp TM

– Rà soát định kì chính sách TM các nước thành viên


TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
WTO
• Các nguyên tắc:
– Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN)
– Nguyên tắc đối xử quốc gia
– Tiếp cận thị trường
– Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát
triển
• Các hiệp định về hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ
(www.wto.org/documents)
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
WTO và cam kết gia nhập của Việt Nam
• Thương mại hàng hóa
– Bãi bỏ hoàn toàn trợ cấp phi nông nghiệp bị cấm trong
WTO
– Không áp dụng trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp sau khi gia
nhập WTO
– Các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền kinh
doanh xuất, nhập khẩu
– Chính phủ không can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt
động của DNNN
– Cam kết mức trần thuế cho toàn bộ biểu thuế
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
WTO và cam kết gia nhập của Việt Nam
• Thương mại dịch vụ
– Mở cửa nhanh thị trường dịch vụ: tài chính, dịch vụ bảo
hiểm, dịch vụ kế toán, kiểm toán, thuế, bưu chính viễn
thông, phân phối
– Các nhà đầu tư nước ngoài được phép liên doanh với các
nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước
– Dịch vụ hạ tầng mạng, phần vốn góp của nước ngoài không
quá 49% vốn pháp định
– Từ đầu năm 2009 doanh nghiệp phân phối có vốn 100%
nước ngoài được phép thành lập ở Việt Nam
– Từ năm 2007, ngân hàng có 100% vốn đầu tư nước ngoài
được thành lập ở Việt Nam
HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
ASEAN
• Thành lập ngày 8/8/1967 với 5 thành viên: Thái Lan,
Indonexia, Malaysia, Philipin, Singapore
• Brunei: 1984
• Việt Nam: 1995
• Lào: 1997
• Mianma: 1997
• Campuchia: 1999
• Mức độ hợp tác KT thời gian đầu rất thấp:
– Hội nghị Bali xúc tiến hợp tác TM bị bế tắc vào giữa những
năm 1980
HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
ASEAN

• Hiệp định CEPT – AFTA được kí kết năm 1992


nhằm giảm thuế hàng hoá theo các kênh:
– Giảm nhanh

– Giảm thông thường đồng tuyến

– Mặt hàng nhạy cảm

– Mặt hàng không tham gia giảm thuế


HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
ASEAN

• Khu vực đầu tư ASEAN – AIA (7/10/1998) được kí


kết với mục đích:
– Tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh, tự do, minh bạch
– Nâng cao hơn nữa tiến trình tự do hóa, xúc tiến, thuận lợi
hóa và hài hòa hóa chính sách đầu tư nước ngoài đang được
thực hiện trong ASEAN
HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
ASEAN
• Thành lập cộng đồng KT ASEAN ngày 31/12/2015 nhằm:
– Tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các
quốc gia thành viên ASEAN
– Thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư,
lao động có tay nghề trong ASEAN.
– Thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu
vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao để ASEAN có thể hội
nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.
HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
ASEAN

• Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC):


• Khu vực tự do TM:
– Nền tảng là AFTA

– Kế hoạch thuế xuất chung ngoài khối thu hút hàng


hoá chảy nội khối
HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
ASEAN
• Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC):
• Khu vực đầu tư toàn diện
– Mọi ngành công nghiệp đều phải được mở cửa cho
đầu tư, ngoại trừ những ngành sẽ từ từ bị loại bỏ
theo lộ trình
– Quy tắc đối xử quốc gia được trao ngay lập tức cho
các nhà đầu tư ASEAN với ít ngoại lệ
– Hạn chế ngăn trở đầu tư
– Hợp lý hoá quá trình và các thủ tục đầu tư
– Tăng cường minh bạch
– Tiến hành các biện pháp khuyến khích đầu tư
• TM trong dịch vụ
DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á -
THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC)
(Sinh viên tự nghiên cứu & thảo luận trên lớp)

• Nội dung nghiên cứu của sinh viên:


– Quá trình hình thành diễn đàn APEC
– Mục tiêu của diễn đàn
– Mối quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt nam và APEC

• Trang thông tin điện tử chính thức của APEC:


www.apec.org
LIÊN MINH CHÂU ÂU
EU
(Sinh viên tự nghiên cứu & thảo luận trên lớp)

• Nội dung tự nghiên cứu:


– Quá trình phát triển của EU
– Liên kết kinh tế, tiền tệ của EU
– Mối quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam
và EU

• Trang thông tin điện tử chính thức của EU:


www.europa.eu
MỘT SỐ THUẬT NGỮ CỦA CHƯƠNG
• Tổ chức thương mại thế giới WTO
• Cộng đồng kinh tế ASEAN
• Qui chế tối huệ quốc
• Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
• Nguyên tắc đối xử quốc gia
• Nguyên tắc tiếp cận thị trường
Chương 9

CÁC THỂ CHẾ TÀI CHÍNH


QUỐC TẾ
MỤC TIÊU

• Giới thiệu một số thể chế tài chính quốc tế điển hình:
– Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
– Ngân hàng thế giới (World bank - WB)
– Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

• Nêu mối quan hệ giữa các tổ chức quốc tế này với


Việt Nam
NỘI DUNG

1. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

2. Ngân hàng thế giới (WB)

3. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)


Sinh viên tự nghiên cứu và trình bày
trên lớp các nội dung sau:

– Quá trình hình thành và phát triển của ba tổ chức tài


chính quốc tế

– Mục tiêu hoạt động của ba tổ chức này

– Hoạt động huy động và cho vay của ba tổ chức tài


chính quốc tế IMF, WB, ADB

– Mối quan hệ tài chính giữa Việt Nam và ba tổ chức tài


chính quốc tế IMF, WB, ADB
MỘT SỐ THUẬT NGỮ CỦA CHƯƠNG
• Hệ thống thanh toán đa phương
• Thị trường tài chính quốc tế
• Tỷ giá hối đoái
• Quyền rút vốn đặc biệt
• Thâm hụt cán cân thanh toán
• Hỗ trợ khẩn cấp

You might also like