You are on page 1of 77

ĐÁP ÁN ĐỀ CƢƠNG CHÍNH SÁCH

Đây là tài sản của thành viên Anh 8 KT K48,do thời gian chuẩn bị không có
nhiều nên bài còn khá sơ sài và có thể không thực sự chính xác.(một vài câu do các
thành viên chưa kịp làm nên vẫn để ngỏ). Mọi góp ý mong được gửi về mail
trunghieutk91@gmail.com để mình có thể chỉnh sửa lại và cung cấp bản hoàn
chỉnh nhất tới tất cả FTUers 

1. Sự khác nhau cơ bản giữa trao đổi hàng hoá trong nƣớc với trao đổi hàng
hoá với nƣớc ngoài về các mặt: chủ sở hữu? giá cả? luật pháp điều chỉnh?

Trả lời:

Sự khác nhau cơ bản giữa trao đổi hàng hóa trong nước với hàng hóa trao
đổi với nước ngoài:

Nội Thương Ngoại Thương


Chủ sở hữu Là quá trình trao đổi giữa Trao đổi, mua bán hàng
các chủ thể trong nước hóa giữa các chủ thể có
với nhau( cá nhân, pháp trụ sở tại các nước khác
nhân, nhà nước, hộ gia nhau( cá nhân, pháp
đình..). Trừ TH khu chế nhân..). Trừ TH khu chế
xuất xuất trong nước.
Giá Cả Giá thị trường: xung -Giá quốc tế ( xem xét giá
quanh giá trị dân tộc và cả của nước có kim ngạch
lên xuống theo quan hệ xuất-nhập khẩu nhiều
cung cầu. nhất về mặt hàng đó.
Luật điều chỉnh Luật quốc gia( luật dân Các bên tham gia lựa
sự, hình sự, thương mại,., chọn luật điều chỉnh. Có
thể của một trong 2 nước,
có thể thuộc nước thứ 3. +
công ước quốc tế+ tập
quán quốc tế.

2. Lợi ích do ngoại thƣơng mang lại bắt nguồn từ đâu?

Nguồn gốc của lợi ích Ngoại Thương.

a. Do có sự khác nhau giữa các vùng trên thế giới về khí hậu, điều kiện tự
nhiên và các nguồn lực khác.

 các quốc gia có lợi thế hơn trong việc sản xuất một số mặt hàng và bất lợi trong
sản xuất một số mặt hàng khác.

Nguồn lực: là đầu vào cho quá trình sản xuất trong nước và không chuyển dịch
được giữa các quốc gia.

Các nguồn lực bao gồm: Điều kiên tự nhiên, Nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng.

b. Sự giảm chi phí của mỗi nước trong quá trình sản xuất nhờ lợi thế về: quy
mô sản xuất và việc ứng dụng khoa học công nghệ.

3.Chủ nghĩa trọng thƣơng đánh giá sự giàu có của mỗi quốc gia trên cơ sở
nào? Từ đó, các nhà kinh tế của chủ nghĩa trọng thƣơng đƣa ra các khuyến
nghị gì đối với họa động thƣơng mại quốc tế. Các nhà trọng thƣơng xem xét
lợi ích của thƣơng mại quốc tế trên khía cạnh nào? Lý thuyết này đƣợc vận
dụng trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:

a. Chủ nghĩa trọng thƣơng đánh giá sự giàu có của mỗi quốc gia trên cơ sở
nào? Từ đó, các nhà kinh tế của chủ nghĩa trọng thƣơng đƣa ra các khuyến
nghị gì đối với họa động thƣơng mại quốc tế.

a1. Vào thời gian của chủ nghĩa trọng thương, Vàng bạc được sử dụng với tư cách
là tiền tệ và tạo nên kho của cải của các quốc gia. Một quốc gia càng tích lũy được
nhiều vàng bạc thì càng trở nên giàu có và hung mạnh hơn. Một nước càng có
nhiều tiền(vàng) thì càng giàu có, còn hàng hóa chỉ là phương tiện để tăng them
khối lượng tiền tệ mà thôi.

a2. Các nhà trọng thương cho rằng:

+Lợi nhuận là sự trao đổi không ngang giá- lường gạt. dân tộc này làm giàu bằng
cách hi sinh lợi ích của dân tộc khác.

+xuất khẩu kích thích sản xuất trong nước, làm gia tăng của cải của quốc gia,
ngược lại, nhập khẩu là gánh nặng vì làm giảm nhu cầu với hàng trong nước và
thất thoát của cải quốc gia.

 Khuyến nghị:
 Với xuất khẩu: Gia tăng số lượng và giá trị xuất khẩu bằng cách cố gắng
xuất khẩu những hàng hóa có giá trị cao. Hạn chế hoặc cấm xuất khẩu với
các mặt hàng thô-sơ chế, nguyên liệu.
 Nhập khẩu: giữ nhập khẩu ở mức độ tối thiểu, ưu tiên nhập khẩu nguyên vật
liệu, cấm hoặc hạn chế nhập khẩu hàng xa xỉ.
 Về vận tải: Khuyến khích chở hàng bằng tàu nước mình( dùng CIF ), vì
vừa bán được hàng và còn thu được các khoản khác như phí vận tải, bảo
hiểm.
 Với chính phủ: Khuyến khích sản xuất và xuất khẩu bằng các biện pháp trợ
cấp, hạn chế nhập khẩu, bảo hộ mậu dịch. Xây dựng các công ty độc quyền
để trao đổi ngoại thương.

b. Các nhà trọng thƣơng xem xét lợi ích của thƣơng mại quốc tế trên khía
cạnh nào? Lý thuyết này đƣợc vận dụng trong hoàn cảnh nào?

Những người theo quan điểm chủ nghĩa trọng thương đứng trên quan điểm coi tiền
là đại biểu duy nhất của của cải, tiêu chuẩn đánh giá mọi hình thức nghề nghiệp.
Chỉ coi ngoại thương mới là nguồn gốc thật sự của của cải( Nội thương là hệ thống
ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn
của cải qua nội thương).

Đánh giá cao vai trò của tiền tề, coi lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao
đổi không ngang giá, là sự lừa gạt. trao đổi là phải có 1 bên thua để bên kia được,
dân tộc này làm giàu bằng cách hi sinh lợi ích của dân tộc khác.

Khuyến khích XK, đặc biệt là các hàng hóa có giá trị cao, hạn chế NK, ưu tiên
nhập khẩu nguyên liệu so với thành phẩm.

Vì vậy các nhà chủ nghiã trọng thương xem xét trên lĩnh vực trao đổi- trao đổi
không ngang giá.

 Khả năng áp dụng:


 Năng lực sản xuất trong nước vượt quá mức cầu=> khuyến khích xuất khẩu
và hạn chế nhập khẩu
 Khó khăn trong việc cân bằng thanh toán với nước ngoài=> lấy thặng dư
trong hoạt động ngoại thương để bù đắp.
 Tích lũy ngoại tệ, đề phòng những bất trắc trong tương lai.
 Gia tăng vàng bạc có tác dụng kích thích hoạt động sản xuất trong nước
4. “Một nƣớc có lợi thế tuyệt đối mới có đƣợc lợi ích trong buôn bán quốc
tế”. Kết luận nhƣ vậy có đúng không? Vì saoCho ví dụ mô phỏng để
minh họa?

Sai. Vì trong nhiều trường hợp một nước bất lợi thế tuyệt đối về tất cả( xét về hàng
hóa đang xem xét) nhưng vẫn có được lợi ích khi các nước tham gia trao đổi buôn
bán với nhau.

Ví dụ. ( số lượng đơn vị sản xuất ra với mỗi đơn vị nguồn lực)

Lúa gạo( tạ) Cao su(ha)


Việt Nam 10 12
Lào 4 6

Trong ví dụ trên thì Lào bất lợi thế tuyệt đối về cả 2 mặt hàng. Tuy nhiên Lào lại
có lợi thế so sánh về sản xuất cao su hay việc trồng cao su ở Lào có hiệu quả cao
hơn tương đối so với VIệt Nam. Vì vậy thương mại giữa 2 quốc gia vẫn tồn tại với
việc Việt Nam xuất gạo nhập cao su, Lào ngược lại.

5.Lấy ví dụ mô phỏng để chứng minh: “Lợi thế tuyệt đối nếu thiếu lợi thế so
sánh thì không thể có lợi ích thƣơng mại”?

Lấy ví dụ tương tự câu trên.

6.Lợi thế so sánh do đâu mà có? Lợi thế so sánh có thể thay đổi đƣợc không?
Nếu có thì thay đổi theo hƣớng nào?

Lợi thế so sánh được tính trên cơ sở của chi phí cơ hội, hiệu quả sản xuất tương
đối và có được từ 2 nguồn gốc:
 Điều kiện tự nhiên
 Nhân lực, vốn, vấn đề quản lý vĩ mô, vi mô

Lợi thế so sánh có thể thay đôi một cách nhanh chóng vì nó phụ thuộc vào 4 yếu tố
thay đổi thường xuyên.

RCA= (EXA/EA):(EXW/EW).

Trong đó : EXA : kim ngạch XK sản phẩm X của nước A

EA : tổng kim ngạch XK của nước A

EXW: tổng kim ngạch XK sản phẩm X của thế giới

EW : tổng kim ngạch XK của toàn TG.

7. Hãy trình bày những lợi ích mà ngoại thƣơng mang lại? Nguồn gốc của các
lợi ích đó?

Lợi ích của ngoại thương.

a. Đối với nền kinh tế quốc dân.


 Chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyên môn hóa
 Thúc đẩy sản xuất trong nước
 Tiếp thu khoa học- công nghệ
 Đa dạng hàng hóa trong nước, tăng thu
 Tăng thu và đa dạng ngoại tệ, tăng thu ngân sách
 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
 Nâng cao năng lực cạnh tranh
 Nâng cao trình độ xã hội
 Giúp sử dụng nguồn lực trong nước có hiệu quả nhất
 Giải quyết việc làm
b. Lợi ích với doanh nghiệp
 Sử dụng khả năng sản xuất thừa: khi cung> cầu trong nước thì các doanh
nghiệp có xu hướng tìm kiếm thị trường nước ngoài cho các sản phẩm.
 Giảm chi phí: khu quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng lên thì cùng với
đó là chi phí sản xuất giảm xuống do: trình độ quản lý nâng cao, chuyên
môn hóa, vận chuyển và mua nguyên vật liệu với số lượng lớn….
 Lợi ích nhiều hơn: Dựa vào sự ưu đãi của môi trường sản xuất tại nước
ngoài, thị trường cạnh tranh, vòng đời sản phẩm dài hơn trong nước…
 Phân tán rủi ro: các nhà kinh doanh tối thiểu hóa được sự co giãn về đầu vào
và đầu ra của sản phẩm khi tham gia vào nhiều thị trường khác nhau
 Cơ hội nhập khẩu: tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu rẻ cho đầu vào hay
thực hiện nghiệp vụ hàng đổi hàng….
 Có động lực nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, giảm rủi ro,đa dạng mặt
hàng…

Nguồn gốc lợi ích ngoại thương : câu 2

8. Hãy trình bày những đóng góp của các lý thuyết cổ điển về thƣơng mại
quốc tế trong việc giải thích nguồn gốc lợi ích của ngoại thƣơng?

- Cắt đứt hẳn những truyền thống của thời trung cổ, trước hết là truyền thống
tuej nhiên và những lời giáo huấn, luân lý được trích dẫn trong kinh thánh
- Là cơ sở để các nước chuyên môn hóa và trao đổi các mặt hàng
- Giải thích các nước tham gia vào thương mai quốc tế và cái gì quyết định
chủng loại hàng hóa XNK

9. Hãy nêu mặt hạn chế của các lý thuyết cổ điển về thƣơng mại quốc tế?
a. Trọng thương
 Ít tính lý luận, thường được nêu dưới hình thức những lời khuyên thực tiễn
về CSTM
 Mang nặng tính kinh nghiệm
 Coi vàng bạc là hình thức của cải duy nhất của các quốc gia, gắn mức cung
tiền tệ so với sự thịnh vượng của quốc gia, coi thương mại là một trò chơi
có tổng lợi ích bằng 0 là sai lầm.
 Chưa giải thích được cơ cấu hàng hóa trong TMQT, chưa thấy được tính
hiệu quả và lợi ích từ quá trình chuyên môn hóa SX và trao đổi, chưa nhận
thức được rằng các kết luân của họ chỉ ddngus trong một số TH nhất định
b. Lợi thế tuyệt đối.

Không giải thích được trường hợp tại sao thương mại vẫn có thể diễn ra khi 1 quốc
gia có lợi thế tuyệt đối( hoặc bất lợi thế tuyệt đối) về tất cả các mặt hàng.

c. Lợi thế so sánh.

Dự đoán 1 mức độ chuyên môn hóa hoàn toàn, nghĩa là mỗi nước sẽ tập trung vào
1 mặt hàng mà mình có lợi thế. Nhưng thực tế thì mỗi nước SX nhiều mặt hàng,
trong đó có cả những mặt hàng không có lợi thế so sánh với các nước khác.

Các giả thuyết còn chưa thuyết phục:

 Việc làm đầy đủ không phải là một giả thiết có giá trị
 Chi phí vận chuyển nhiều khi làm mất lợi thế so sánh của các quốc gia khi
lợi ích sau trao đổi nhỏ hơn chi phí vận chuyển giữa các nước
 Tính linh động của tài nguyên: các giả thiết cho rằng các tài nguyên có thể
dịch chuyển tự do từ hàng hóa này sang hàng hóa khác nhưng không được
lại không được tự do di chuyển trên thế giới: giả thiết này không có giá trị
hoàn toàn
 Dịch vụ : các lý thuyết cổ điển thường chú ý đến hàng hóa hơn là dịch vụ.
Nhưng trong thương mại quốc tế hiện nay thì dịch vụ đnag chiếm phần lớn
giá trị thương mại thế giới.

10.Đặc điểm của ngoại thƣơng trong một nền kinh tế mở có qui mô nhỏ?

Đặc điểm quan trọng nhất của ngoại thương trong một nên kinh tế quy mô nhỏ là:
Điều kiện chấp nhận giá. Các nước có quy mô nhỏ khi tham gia vào thương mại
quốc tế ít có cơ hội tác động đến giá cả hàng hóa thế giới.

Đối với một nền kinh tế mở quy mô nhỏ, sự cân bằng trên một thị trường xác định
là không đổi đối với sự khác nhau về cung và cầu trong nước. Nếu ở mặt bằng giá
quốc tế, lượng hàng cầu vượt quá lượng hàng cung trong nước, loại hàng đó sẽ
được nhập khẩu, nếu lượng hàng cung vượt quá lượng hàng cầu trong nước ở mức
giá này thì hàng đó sẽ được xuất khẩu.==> xuất, nhập khẩu dựa vào giá quốc tế và
sau đó thì mức giá trong nước cũng được tính theo giá quốc tế.
Câu 15: Những nhận định sau là đúng hay sai: a) Một nước có lợi thế tuyệt đối
mới có lợi ích trong thương mại quốc tế. b) Lợi thế tuyệt đối nếu thiếu lợi thế so
sánh thì không có lợi trong thương mại quốc tế. Đưa ra các ví dụ mô phỏng để
chứng minh

a. Một nước có lợi thế tuyệt đối mới có lợi ích trong thương mại quốc tế là SAI

Giải thích: LTTĐ nếu thiếu LTSS thì không có lợi ích thương mại. LTSS là điều
kiện cần và đủ để dẫn đến lợi ích trong thương mại quốc tế.

Ví dụ: trường hợp Bồ Đào Nha và Anh

Sản phẩm Tại Anh (giờ công) Tại Bồ Đào Nha


1 đơn vị lúa mỳ 15 10
1 đơn vị rượu vang 30 15

Nếu theo LTTĐ thì BĐN có lợi thế tuyệt đối trong cả 2 sản phẩm và như vậy sẽ
không có trao đổi giữa 2 quốc gia. Tuy nhiên:

- lúa mỳ: Anh: 1 đv = 0.5 đv rượu vang


BBĐN: 1đv = 0.66 rượu vang
Anh có lợi thế về lúa mỳ
- rượu vang Anh: 1đv = 2đv lúa mỳ
BĐN: 1đv = 1.5 lúa mỳ
BĐN có lợi thế so sánh về rượu vang

Và như vậy anh chuyên môn hóa sản xuất lúa mỳ còn BĐN chuyên môn hóa sản
xuât rượu vang sau đó đem trao đổi lấy mặt hàng còn lại

b. Lợi thế tuyệt đối nếu thiếu lợi thế so sánh thì không có lợi trong thương mại
quốc tế là ĐÚNG

Giải thích:

Giả định: chỉ có 2 nước tham gia trao đổi thương mại là Việt Nam và Hàn Quốc và
chỉ có 2 mặt hàng được sản xuất, trao đổi là “Lúa gạo” và “Vải vóc”. Coi chi phí
vận chuyển hàng hóa giữa 2 quốc gia bằng 0, mỗi quốc gia chỉ dùng lao động trong
nước và thị trường về 2 loại hàng hóa này ở 2 nước là cạnh tranh hoàn hảo.
Ta có bảng sau:

Bảng 1: Số đơn vị “lúa gạo” và “vải vóc” có thể được sản xuất ra với cùng một đơn
vị nguồn lực ở mỗi nước.

Lúa gạo (tạ) Vải vóc (m2)

Việt Nam 5 4

Hàn Quốc 10 8

Từ bảng số 1 ta có thể biểu diễn lại qua bảng giá tương quan giữa 2 mặt hàng của 2
quốc gia như sau:

Bảng 2: Bảng giá tương quan giữa 2 mặt hàng của 2 quốc gia

Lúa gạo Vải vóc

Việt Nam 1 tạ = 0.8 m2 1 m2 = 1.25 tạ

Hàn Quốc 1 tạ = 0.8 m2 1 m2 = 1.25 tạ

Từ bảng 2 ta có nhận xét:

Ở cả 2 quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc, giá tương quan giữa 2 mặt hàng lúa gạo
và vải vóc là hoàn toàn như nhau. Do vậy, sẽ không có hiện tượng sản phẩm lúa
gạo hoặc vải vóc “chảy” từ nơi có giá thấp sang nơi có giá cao hơn. Vì không có sự
trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia nên sẽ không có lợi ích thương mại. Như vậy,
“lợi thế tuyệt đối nếu thiếu lợi thế so sánh thì không thể có lợi ích thương mại”.

Đây là trường hợp năng suất lao động tương đối của các quốc gia về các mặt hàng
là như nhau.

Câu 16: Giải thích lý do tại sao các doanh nghiệp lại tham gia hoạt động xuất
khẩu
Các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu do có những động lực:

- Sản xuất dư thừa:


 Khả năng đáp ứng vượt quá nhu cầu nội địa dẫn tới dư thừa mà khả năng
chuyển sang sản xuất sản phẩm mới có nhu cầu trong nước là khó khăn
 Kỹ thuật sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải sản xuất với quy mô lớn nếu
họ muốn có hiệu quả lớn hơn nhu cầu nội địa
- Giảm chi phí:

Doanh nghiệp có thể giảm được 20-30% chi phí mỗi khi tăng sản lượng lên 2 lần
là do:

 Trang trải chi phí cố định khi có sản lượng lớn hơn
 Gia tăng hiệu quả nhờ kinh nghiệm sản xuất với số lượng lớn
 Vận chuyển và mua nguyên liệu với số lượng lớn

Hàng hóa của doanh nghiệp sẽ có sức cạnh tranh hơn, khẳng định tên tuổi trên thi
trường toàn cầu

- Lợi ích nhiều hơn

Bán sản phẩm ở cả 2 thị trường thì sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn. Có thể thị
trường ngoài nước sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn vì những lý do sau:

 Tận dụng vòng đời sản phẩm mới ở nước ngoài, trong khi có thể trong
nước sản phẩm đã ở giai đoạn chin muồi làm giá cả giảm
 Sự khác nhau về chính sách thuế khóa, tỷ giá
- Phân tán rủi ro:
 Tối thiểu hóa biến động về nhu cầu sản phẩm ( chu kỳ kinh doanh thay
đổi, vòng đời sản phẩm, nguy cơ mất khách hàng)

- Cơ hội nhập khẩu:

Tìm kiếm nguồn cung cấp rẻ và chất lượng các bộ phận để tham gia sản xuất
hoặc đang tìm kiếm mặt hàng mới từ nước ngoài để bổ sung doanh số bán ->
phù hợp sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Câu 17: Thƣơng mại quốc tế? Giải thích lý do tại sao các doanh nghiệp lại
tham gia hoạt động nhập khẩu
- Thương mại quốc tế: là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu
hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi
ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên
- Lý do các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu
 Nguồn cung cấp các nguyên vật liệu cho sản xuất với giá rẻ, chất lượng
 Có thêm nhiều mặt hàng -> đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro
 Nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất có hiệu quả hơn để giảm
chi phí, giá thành tăng chất lượng

Câu 18: Trình bày những nội dung cơ bản của Lý thuyết lợi thế cạnh tranh
quốc gia của M. Porter.

- Hoàn cảnh ra đời:


Do M. Porter dưa ra năm 1990, là công trinh nghiên cứu của một tập thể các
nhà khoa học ở 12 nước bắt đầu tử nằm 1986
- Mục đích:
Giải thích tại sao lại có 1 số quốc gia có lợi thế cạnh tranh về một số sản phẩm
- Cơ sở:
Khái quát lên từ lập luận khả năng cạnh tranh của 1 ngành công nghiệp được
thể hiện tập trung ở khả năng sang tạo và đổi mới của ngành đó cho 1 thực thể
lớn hơn: quốc gia
- Nội dung:
Lợi thế canh tranh của 1 quốc gia được thể hiên ở sự liên kết của 4 yếu tố:
 Diều kiện các yếu tố sản xuất
 Điều kiện cầu
 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan
 Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành
Ngoài ra còn có:
 Chính sách của chính phủ
 Cơ hội
Các yếu tố làm thành mô hình kim cương như sau:
- Điều kiện cac yếu tố sản xuất:

Các quốc gia có lợi khi sản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố đầu vào mà
quốc gia đó có nhiều hoặc yếu tố đầu vào giá rẻ, chất lượng. tuy nhiên, sử dụng,
tạo ra, cải tiến và chuyên biệt hóa đầu và ó tầm quan trọng lớn hơn trong việc
tạo ra lợi thế cạnh tranh.

 Đầu vào cơ bản: nguồn tài nguyên, khí hậu, vị trí địa lý, lao động giản
đơn và nguồn vốn tài chính -> tầm quan trọng ngày 1 giảm do nhu cầu sử
dụng giảm, khả năng tiếp cận chúng ngày càng được mở rộng
 Đầu vào cao cấp: hạ tầng viễn thông hiện đại, lao động có tay nghề và
trình độ cao ->đang là đấu vào quan trọng -> tạo nên tính chất độc đáo
sản phẩm và công nghệ
 Đầu vào sử dụng phổ biến: sử dụng chung cho tất cả các ngành: hệ thống
đường cao tốc, vốn tín dụng, lao động, lao động có trình độ trung học ->
hỗ trợ tạo dựng các lợi thế cạnh tranh cấp thấp, thường có ở nhiều quốc
gia.
 Đầu vào cao cấp (chuyên ngành): phù hợp với chỉ 1 hoặc 1 số ngành :
CSHT có tính chất đặc thù, tri thức, kỹ năng của 1 cuyên ngành cụ thể ->
vai trò quyết định và bền vững

Kết luận: đầu vào cao cấp và chuyên ngành giúp duy trì và phát triển lợi thế cạnh
tranh. Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào việc tạo ra các đầu vào.

Việc đánh giá yếu tố đầu vào được xây dựng từ 5 nhóm đầu vào:

 Nguồn nhân lực


 Nguồn tài nguyên thiên nhiên
 Nguồn tri thức
 Nguồn vốn
 Cơ sở hạ tầng

- Điều kiện nhu cấu trong nước

Nhu cầu xác định mức đầu tư, tốc độ, và động cơ đổi mới của các danh nghiệp.
xem xét trên 3 khía cạnh:

 Bản chất của nhu cầu: xác định cách thức doanh nghiệp nhận thức, lý
giải, phản ứng trước nhu cầu của người mua. Tác động thông qua
+ cấu trúc nhu cầu
+ mức độ đòi hỏi của người mua
+ tính hướng dẫn của nhu cầu
 Cơ chế lan truyền nhu cầu trong nước ra các thị trường quốc té:
Nhu cầu được chia thành nhiều phân đoạn:
+ phân đoạn có dung lượng lớn: khai thác hiệu quả kinh tế nhờ quy mô
+ phân đoạn nhu cầu đòi hỏi lợi thé cạnh tranh cao cấp: doanh nghiệp
thường xuyên cải tiến lợi thế cạnh tranh
Cuối cùng nếu nhu cấu trong nước lan tỏa sang các nước khác thì doanh
nghiệp sẽ được lợi từ sản phẩm mới và tiếp cận được khách hàng có yêu
cầu cao.
 Dung lượng và mô hình tăng trưởng của nhu cầu:
+ tác động của quy mô tới lợi thế cạnh tranh ko rõ ràng: có thể tạo ra lợi
thế đối với những ngành có hiệu quả kinh tế nhờ quy mô kich thích DN
đầu tư thiết bị nhà xưởng phát triển công nghệ và tăng năng suất. mặt
khác quy mô lớn cũng có thể làm giảm sức ép bán hàng -> giảm tính
năng động của DN
+ mức độ cạnh tranh trong nước có vai trò quyết định đối với tác độngcủa
quy mô tới lợi thế cạnh tranh : quy mô người mùa lớn -> đa dạng về nhu
cấu và sức ép cạnh tranh -> mở rộng thị trường, thúc đấy DN cải tiến kỹ
thuật và giảm rủi ro khả năng mặc cả của ng mua quá mạnh thúc đẩy DN
khác tham gia thị trường.
+ tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong nước nhanh -> kich thích DN áp dụng
công nghệ mới, buộc họ phải đổi mới, cải tiến -> tạo sức ép giảm giá, tạo
ra sản phẩm mới, nâng cáo hiệu quả sản xuất,tăng cường khả năng cạnh
tranh…

- Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan

Ngành sản xuất hỗ trợ là ngành sản xuất cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngành sản xuất có liên quan: ngành mà doanh nghiệp có thể phối hợp hoặc chia
sẻ các hoạt động thuộc chuỗi hoạt động SXKD hoặc những ngành mà sản phẩm
mang tính bổ trợ việc chia sẻ hoạt động thường diễn ra ở các khâu: phát triển kỹ
thuật, sản xuất, phân phối, tiếp thị hoặc dịch vụ.

Lợi thế các ngành hỗ trợ và có liên quan sẽ tạo lợi thế tiềm tàng cho DN:

 Cung cấp trong thời gian ngắn và với chi phí thấp
 Duy trì quan hệ hợp tác liên tục các nhà cung ứng giúp DN nhận thức các
pp và cơ hội mới để áp dụng công nghệ mới
 Ngành hỗ trợ là chất xúc tác chuyển tải thông tin và đổi mới từ doanh
nghiệp này tới Dn khác, đẩy nhanh tốc độ đổi mới của toàn bộ nền kinh
tế

Tuy nhiên 1 quốc gia ko cần thiết phải có lợi thế cạnh tranh trong tất cả các ngành
hỗ trợ và có liên quan vì những đầu vào ko có tác động quan trọng thí chúng ta có
thể nhập khẩu.

- Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh


+ chiến lược, cách thức tổ chức và mục tiêu của doanh nghiệp là các yếu tố
lý quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp:

Những khác biệt sau có thể gây có lợi hoặc bất lợi cho Dn:

 Trình độ quản lý và kỹ năng tổ chức


 Sức mạnh động cơ cá nhân
 Công cụ ra quyết định
 Quan hệ với khách hàng
 Thái độ với hoạt động quốc tế
 Quan hệ giữa ng lao động và bộ máy quản lý…

Mục tiêu của công ty bị tác động bởi cấu trúc và động cơ của chủ sở hữu; bản chất
cơ cấu quản lý; các khuyến khích tạo thành động cơ của ng quản lý cấp cao ->cảng
quản lý lẫn ng lao động đều có động cơ làm tăng cường lợi thế cạnh tranh của DN

+cạnh tranh trong nước có tác động mạnh hơn cạnh tranh quốc tế trong
những trường hợp mà cải tiến và yếu tố đổi mới là yếu tố cơ bản của lợi thế
cạnh tranh: canh tranh trong nươc tạo ra rất nhiều lợi ích ( cải tiến, tăng iệu
quả, chất lượng…) là bước chuẩn bị tốt cho áp lực cạnh tranh ở nước ngoài.
Tuy nhiên cần phải cạnh tranh có hiệu quả. Trong trường hớp 1 nước nhỏ và
ít đối thủ cạnh tranh thì cần mở cửa thị trường cùng với chiến lược kinh
doanh quốc tế.

- Vai trò của chính phủ

Chính phủ tác động thông qua 4 nhóm nhân tố chính và có thể là tích cực hoặc tiêu
cực:

 Điều kiện đầu vào: công cụ trợ cấp, chính sách giáo dục y tế…
 Nhu cầu trong nước: gây thúc đẩy hoặc bất lợi ví dụ như chính sách ảnh
hưởng tới cấu của ng mua như cs thuế
 Hệ thống ngành hỗ trợ và liên quan: kiến tạo theo nhiều cách khác nhau
ví dụ như kiểm soát phương tiện quảng cáo hoặc các quy định về dich vụ
hỗ trợ
 Chiến lược cơ cấu và môi trường cạnh tranh: quy định về vốn, chính sách
thuế, luật độc quyền…
Vai trò điều chỉnh của chính phủ được xác định trên các mặt sau:

 Định hướng phát triển: thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển kinh tế. nó đóng vai trò như 1 kim chỉ nam cho tất
cả các đối tượng trong nền kinh tế
 Tạo môi trường pháp lý và kinh tế cho các chủ thể kinh tế hoạt động và
cạnh tranh lành mạnh.
 Điều tiết hoạt động phân phối lợi ích một cách công bằng: thông qua sử
sử dụng các công cụ ngân sách, thuế khóa, tín dụng… hướng tới các giá
trị công bằng xã hội, bình đẳng cho mọi người
 Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế theo đúng pháp luật và chính
sách đề ra.
- Cơ hội

Cơ hội là những sự kiện xảy ra ít liên quan đến tình trạng hiện tại của quốc gia và
thường nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của các công ty có khi cả chính phủ.

Những cơ hội đặc biệt ảnh hưởng tới LTCT như:

 Sự thay đổi bất ngờ về công nghệ: CN sinh học, Cn vi điện tử…
 Thay đổi chi phí đầu vào: tăng giá dầu mỏ…
 Thay đổi đáng kể trên thị trường chứn khoán thế giới, tỷ giá hối đoái
 Tăng mạnh cầu thế giới hay khu vực
 Quyết định chính trị của các chính phủ nước ngoài

Các cơ hôi rất quan trọng vì nó làm dịch chuyển vị thế cạnh tranh

+ làm thay đổi lợi thế của các công ty từ có thành không hay ngược lại

+ thay đổi hệ thống lợi thế cạnh tranh truyền thống để tạo ra 1 mô hình kim cương
hoàn toàn mới

Cơ hội thể hiện vai trò của mình thông qua 4 đk chính trong mô hình kim cương

Mối liên hệ của các yếu tố trong mô hình kim cương:

Điều kiện yếu tố sản xuất:


 Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh trong nước: Một tổ hợp các
đối thủ trong nước thúc đẩy tạo dựng yếu tố sản xuất và những thách thức
quốc gia thúc đẩy tạo dựng yếu tố sản xuất.
 Điều kiện nhu cầu: nhu cầu nội địa tác động tới những ưu tiên cho đầu tư
tạo dựng yếu tố sản xuất
 Các ngành hỗ trợ và liên quan: tạo hay thúc đẩy tạo dựng các yếu tố sản
xuất có thể chuyển nhượng

Điều kiện cầu trong nước:

 Đk yếu tố sx: những cơ chế sản sinh yếu tố sx tinh vi thu hút sinh viên và
các nước ngoài thông qua các sản phẩm của quốc gia các doah nghiệp
nước ngoài .
 Chiến lược, cơ cấu và mt cạnh tranh : nhóm các công ty canh tranh tạo
nên hình ảnh và sự thừa nhận quốc gia như 1 đối thủ cạnh tranh quan
trọng, cạnh tranh làm cầu nội địa tăng và tinh vi hơn.
 Các ngành công nghiệp có liên quan và hỗ trợ: hình ảnh của những ngành
công nghiệp liên quan và phụ trợ hàng đầu thế giới mang lại lợi ishc cho
1 ngành công nghiệp, những ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm bổ
sung thành công sẽ lôi kéo nhu cầu nước ngoài đối với sản phẩm của
ngành.

Ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan

 Chiến lược cơ cấu và môi trường cạnh tranh trong nước: nhóm các công
ty cạnh tranh nội địa sẽ khuyến khích sự hình thành những nhà cung cấp
chuyên sâu cũng như các ngành công nghiệp
 Điều kiện cầu trong nước: nhu cầu nội địa lớn và tăng nhanh kích thích
sự tăng trưởng của những ngành công nghiệp cung cấp
 Đk yếu tố sx: những yếu tố sx chuyên sâu có thể dịch chuyển sang các
ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan

Chiến lược cơ cấu và môi trường cạnh tranh

 Đk yếu tố sx: sự phong phú của các yếu tố sx hoặc cơ chế sản sinh các
yếu tố sản xuất chuyên sâu sẽ sinh ra những công ty mới
 Đk cầu trong nước: sự thâm nhập sản phẩm mới nuôi dưỡng những
doanh nghiệp mới
 Các ngành công nghiệp có liên quan: những công ty mới sinh ra từ những
ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan.

Câu 19: Trên cơ sở lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia, đánh giá thực trạng
các yếu tố đầu vào của Việt Nam hiện nay.
Xem xét 5 nhóm đầu vào sau
- Nguồn nhân lực: là toàn bộ những người lao động đang có khả năng tham
gia vào các quá trình lao động và các thế hệ nối tiếp sẽ phục vụ xã hội.
Việt Nam được đáng giá là 1 quốc gia có nguồn nhân lực trẻ và dồi dào, lao động
phổ thông chiếm phần đông trên thị trường lao động.
Về mặt cá nhân con người: con ng VN cs ưu điêm là khá thông minh, lao động cần
cù chăm chỉ, có tính sang tạo cao tuy nhiên tác phong lao động kém: ko đúng giờ,
chưa nghiêm túc trong công việc, khả năng làm việc nhóm ko cao, thường thiếu
suy xét kết quả trong lâu dài…
Về mặt khách quan:
 Thiếu hụt lao động có kỹ năng
CSĐT với DN và đv tuyển dụng chưa được gắn kết ->sv tốt nghiệp ko đáp ứng
được yêu cầu của thị trường (khoảng 50% Sv ra trường ko tìm được việc làm theo
chuyên ngành của mình – khảo sát Hội liên hiệp SV VN)
Báo cáo thảo luận của Amcham tại Diễn Đàn DN Vn 6/2010: 65% lđ ko có kỹ
năng, 78% dân số 20-24 tuổi ko được đào tạo -> tình trạnh thiếu hụt lđ có kỹ năng
ngày càng tăng theo thời gian
Công tác đào tạo nghề chưa được quan tâm đầu tư đúng mức: hệ thống quản lý đào
tạo manh mún, phân tán, dưới sự quản lý của nhiều cơ quan khác nhau ( bộ LĐTB
&XH, Bộ GD&ĐT, các cơ quan quản lý chuyên ngành), trang thiết bị thiếu hụt,
cán bộ giảng dạy chưa được thu nhập thích đáng, tâm lý xh coi nhẹ đào tạo nghề và
những ng tốt nghiệp trường nghề
Ngoài ra việc thiếu hụt cũng có 1 phần nhỏ là do hiện tượng chảy máu chất xám,
do chế độ đãi ngộ nhân tài của VN còn thua kém các nước khác dẫn tới công dân
Vn ko nhiệt huyết với tổ quốc
 Sự cứng nhắc và ko hiệu quả của thị trường là động:
Kém linh hoạt trong tuyển dụng lao động, nguyên nhân là do
+ mất cân đối cung cầu trren thị trường lao độngkéo dài và nặng nề hơn: thất
nghiệp ở thành thị và nông thôn cao
+cung lao động có kỹ năng thấp trong khi nhu cầu loại này tăng liên tục -> cạnh
tranh lao động có trình độ đẩy chi phí lao động lên cao
+ bản thân giá cả sức lđ tăng làm khó khăn cung cầu gặp nhau
- Tài nguyên thiên nhiên: là những nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng
được con người nhận biết và sử dụng.
Việt Nam có trữ lượng tài nguyên dồi dào nhưng đang đối mạt với tình trạng
khái thác tài nguyên ồ ạt và lãng phí
Tài nguyên bao gồm:
 Tài nguyên đất: hơn 33 triệu ha đất tự nhiên, trong đó diện tích diện tích
đất nông nghiệp chiếm khoảng hơn 75% -> sản xuất và xuất khẩu nông
sản
 Tài nguyên nước: xếp vào hàng quốc gia có nguồn nước dồi dào, mạng
lưới sông ngòi dày đặc -> tiềm năng phát triển giao thông đường thủy,
thủy điện và sx nông nghiệp
 Tài nguyên rừng: đến năm 2008, toàn quốc có trên 12,9 triệu ha (hécta)
rừng, bao gồm: 10,3 triệu (ha) rừng tự nhiên và trên 2,6triệu (ha) rừng
trồng; độ che phủ đạt 38,27%. Rừng nhiệt đới
 Tài nguyên khoáng sản: có các loại chủ yếu:
+ than: 6 tỷ tấn, chủ yếu ở Quảng Ninh, Thái Nguyên
+ dầu khí: 3-4 tỷ thùng dầu mỏ và 50-70 triệu m khối khí đốt, tập trung ở
đồng bằng ven biển và thềm lục địa
+ quặng boxit: khoảng 6 tỷ tấn và có khả năng lên 8 tỷ tấn nếu thăm dò
kỹ
+urani: 200-300 nghìn tân
Ngoài ra: kim loại đen (Fe, Mn,Ti), kl màu ( Al, Cu, Au, Sn, Pb…) và
khoáng sản phi kl ( apatit, pyrit…)

- Nguồn tri thức:


 Tỷ lệ thâm nhập của internet cao và tăng nhanh, được hỗ trợ bới cơ cấu
dân số trẻ
VN thuộc nhóm nước có tỷ lệ thâm nhập hàng năm là 24-27%. Bên cạnh đó dịch
vụ viễn thông cũng đã bắt kịp mạnh mẽ dù xuất phát thấp với thi trường ĐTDĐ sôi
động nhất
 Cấu trúc thị trường viễn thông tụ do hóa và cạnh trang đem lại nhiều lợi
ích
 Các chỉ tiêu về giáo dục trung học tương đối tốt so với trình độ phát triển
hiện nay
Xếp hạng tương đối cao về các chỉ số nay. Sinh viên VN năng động và nắm bắt cơ
hộ học tập ở nước ngoài rất tốt ( Vn là 1 trong 10 quốc gia có số lượng sv lớn nhất
học tập tại Mỹ)
 Gần đây nhiều chương trình và cơ sở GDĐT mới được mở ra, nhưng chất
lượng và tính phù hợp còn đáng lo lắng
Nhiều trường ngoài công lập thành lập với quy mô nhỏ, hoàn toàn vì mục đích lợi
nhuận, chay theo việc mở rộng quy mô tuyển sinh nhưng chưa đáp ứng được năng
lực đào tạo ví dụ 15/78 trường ngoài công lập mới hình thành phải đi thuê địa điểm
đào tạo mà chưa xây dựng tại địa điểm đăng ký
Nội dung phương pháp đào tạo chưa được đầu tư và cập nhật đúng lúc, kiến thức
còn nặng tính lý thuyết, hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục mới chỉ mang tính
chất thử nghiệm (chỉ được đán h giá thông qua điểm số, công tác kiểm tra, thẩm
định khởi động từ năm 2006 đến nay chưa có kết quả)
- Nguồn vốn

FDI là 1 nguồn vốn quan trọng. Nhà nước đang tạo điều kiện thuận lợi để thu
hút FDI băng cách có nhiều chính sách ưu đãi, tạo môi trường pháp lý ổn định,
công bằng , thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên sự bất ổn năm 2010 đã dẫn
đến sự quan ngại của các nhà đầu tư quốc tế. Mặc dù được đánh giá là hấp dẫn và
đầy tiềm năng nhưng đầu tư trực tiếp FDI vào Việt Nam năm 2010 chỉ đạt 18,6 tỷ
USD, giảm mạnh so với 21,48 tỷ USD năm 2009.

Tiết kiệm nội địa không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư nên nền kinh tế ngày càng phụ
thuộc vào nguồn vốn nước ngoài.
Mặc dù vốn đầu tư ngày càng tăng lên nhưng việc sử dụng chưa đạt được hiệu quả
như mong muốn:
+ vốn được ưu tiên đầu tư cho khu vực nhà nước nhiều hơn nhưng lại ko được sử
dụng hiệu quả
+ nguồn vốn FDI sử dụng không hiệu quả
+ đầu tư dàn trải, ko theo chiều sâu, tăn trưởng theo chiều rộng -> không bền vững

- Cơ sở hạ tầng
 Đầu tư đáng kể trong những năm qua đã tạo ra những kết nối hạ tầng cơ
bản
Trong những năm gần đây, nhà nước đã quan tâm đầu tư hệ thống đường
quốc lộ trục Bắc-Nam, củng cố giao thông nội địa (HN,TPHCM). Đầu tư cơ
sở hạ tầng của VN đã ở mức rất cáo trong GDP , khoảng hơn 10%, đầu tư
bằng vốn ngân sách của nhà nước là chủ yếu. mặc dù nhu cầu đầu tư cao là
bình thường với các nước đang pt như VN nhưng hiệu quả và chất lượng
không phải tỉ lệ thuận với quy mô đầu tư
 Hiêu quả đầu tư còn thấp và kém dần, chất lượng và hiệu quả của các dự
án đầu tư CSHT cần được xem xét.
Theo điều tra 71% DN chế tạo nói rằng sản phẩm của họ bị hỏng khi vận
chuyển do chất lượng đường xá kém, gây thiệt hại trung bình khoảng 43 tr
cho 1 DN mỗi năm. Hiện tượng tắc nghẽn giao thông ngày càng phổ biến,
đường xá xuống cấp nhưng lại thiếu bảo dưỡng.
Theo khảo sát ý kiến Dn toàn cầu của WEF, CSHT yếu kém là yếu tố gây
cản trở nhiều nhất đv sxkd ở VN ( yếu tố đứng t1 năm 2009 và t2 năm 2010)
 Cơ sở hạ tầng ko theo kịp tốc độ đo thị hóa
Đường sắt: chiều dài 2.600km nhưng lạc hậu, thị trường lại độc quuyeefn
nhà nước nên ko đáp ứng được nhu cầu
Đường biển: có những hải cảng quốc tế như HP, SG, ĐN song dịch vị chưa
đáp ứng được nhu cầu, chi phí lớn, thới gian thông quan lấu (3-7 ngày),
chưa có cảng container trung chuyển quốc tế, không có đường sắt và đường
bộ kết nối với hệ thống cảng
Đường không: cảng quá tải, đb là hàng ko quốc tế, khả năng tiếp nhận Hk
thấp, chất lượng dịch vụ thấp, hay bị trễ giờ. Đến nay dung lượng mới đát 9-
10 tr khách/ năm
Điện: nhu cầu điện tăng 16-17 % dẫn tới thường xuyên bị thiếu điện, phải
nhập khẩu từ lào, TQ
Nước: tỷ lệ cấp nước thấp : đo thị loại: 1&2: 70-80%, trung bình: 50-55%,
4&5: 15-20% ; công suất nhà máy ko phù hợp, ko đạt hiệu quả như thết kế.
tỷ lệ thất thoát nước cao: 30-40%, chất lượng chưa đạt chuẩn, cơ chế còn
nhiều bất cập (như giá nước)
Hệ thống nước thải chưa có riêng cho công nghiệp, hệ thống ko hoàn chỉnh,
đồng bộ, nhiều nơi bị xuống cấp,.. -> thường xuyên bị ngập úng trong đo thị
 Nhu cấu đầu tư lớn nhứng thiếu trọng tâm và ưu tiên
Nguồn vốn chỉ đáp ứng tối đa được 50% nhu cầu đầu tư trong khi đó quy
hoạch phát triển dàn trải, thiếu trọng tâm và trong điểm và thếu tính chiến
lược ví dụ như trong 10 năm tới Vn có kế hoạch pt 39 cảng biển với 108 bến
được xây dựng và nâng cấp trong đó có 32 cảng là xây mới. Trong khoi ở
Mỹ bờ tây dài 1900km chỉ có 3 cảng chính -> dư thừa năng lực cạnh tranh
giữa các vùng.
Nhiều trường hợp việc lựa chọn dự án phụ thuộc vào lợi ích của nhà tài trợ
hơn là nhu cầu thực tế ví dụ như dự án đường cao tốc B-N

Câu 20: Trên cơ sở lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia, đánh giá thực trạng
các điều kiện cầu của Việt Nam hiện nay.
 Thị trường có quy mô lớn và tăng trưởng nhanh

Với lợi thế quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng cao. Theo thống kê của Ngân
hàng thế giới năm 2010, dân số Việt Nam là gần 87 triệu người, với tốc độ
tăng trưởng dân số là gần 1,2%/năm. VN hứa hẹn là 1 thị trường tiềm năng
với sức mua lớn với chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu GRDI xếp thứ 14 trong
số các thị trường bán lẻ hấp dẫn năm 2010

 Mức độ đòi hỏi của khách hàng chưa cao nhưng đang tăng lên

Với xuất phát điểm là 1 nước nông nghiệp thuần túy, chất lượng sống của
người dân VN đang ngày 1 được nâng cao, xã hội phát triển kèm theo mức
độ đòi hỏi về chất lượng, tính năng, công dụng của các hàng hóa sẽ ngày 1
cao hơn. Cho thấy Vn đã có nhiều tiến bộ trong việc hình thành thị trường
hướng về khách hàng nhiều hơn, tăng khả năng cạnh tranh, sang tạo để mở
rộng thị phần

 Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và thực thi quản lý chất lượng còn yếu

Câu 21: Trên cơ sở lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia, đánh giá thực trạng
các ngành hỗ trợ và có liên quan của Việt Nam hiện nay.
Cụm ngành: là 1 tâp hợp trong 1 khu vực địa lý nhất định các công ty có mối
quan hệ tương tác chặt chẽ và các tổ chức có liên quan cùng hoạt động trong
1 lĩnh vực nhất định, gắn kết với nhau bởi tính bổ sung và các đặc điểm
chung.

vì vậy nghiên cứu ngành hỗ trợ và có liên quan cũng đồng nghĩa với việc nghiên
cứu về cụm ngành.
 Các cụm ngành được hình thành 1 cách tự nhiên, nhưng tập trung vào những
lĩnh vực hẹp, sự có mặt của các nhà cung cấp nội địa và công nghiệp phụ trợ
yếu
+ các cụm ngành lq đến tự nhiên (du lịch, dầu khí): phân bổ tự nhiên ở vùng
thiên nhiên ưu đãi

+ cn nhẹ or chế biến xk: phía Nam, quanh TP HCM

+ cn nặng, dùng nhiều vốn: phía bắc, HN và các tỉnh lân cận

 Do xu hướng lich sử thiên về Cn nặng ở miền bắc còn miền nam là Xk


năng động
 Qt hình thành cụm ngành xảy ra tự nhiên chứ ko phải do CS chính phủ

+ mức độ phát triển và năng động các cụm ngành thấp, chủ yếu do nhu cầu
tiếp cận đất đai và CSHT mà hình thành cụm ngành chứ ko phải là do liên
kết kinh doanh. Ví dụ như cụm Cn điện tử và da giầy.

 Khu vực FDI ít gắn kết với nền kinh tế:

Ý tưởng xây dựng các DN FDI làm trung tâm và tạo nền tảng cho các cụm
ngành chưa thành công là do:

+ dn FDI hoạt động như 1 phần của chuỗi giá trị toàn cầu, ít liên kết với nền
kinh tế nội địa

+ hầu như ko có ngành cn phụ trợ cũng như liên quan trong nước

Ví dụ như tỉ lệ nội địa hóa các ngành ô tô, xe máy chỉ có 5-10% mặc dù có
rất nhiều cơ sở FDI về ngành này

 Các chính sách ngành chưa hiệu quả và không được định hướng 1 cách
hệ thống để thúc đẩy mối liên kết và sự hình thành các cụm ngành

Khái niệm cụm ngành còn khác mới mẻ, thường bị hiểu lầm với khu công
nghiệp hay làng nghề thủ công vì vậy các chính sách về cụm ngành chưa
được thảo luận, thiếu cách tiếp cận chính sách đồng bộ và toàn diện

Các chính sách công nghệp, chính sách phát triển ngành còn mang tính can
thiệp. Chính sách Cn khá tham vọng nhưng lại ko có trọng tâm. 74 chiến
lược và quy hoạch tổng thể về phát triển ngành đã được xd đều có tham
vọng biến ngành đó thành mũi nhọn. Chính sách tạp trung vào can thiệp
thông quan bảo hộ , hỗ trợ nhằm bảo vệ trước sức ép cạnh tranh vd như cn ô
tô -> hành vi giàn lận xuất xứ nk. Hay cn đóng tàu ->mở đường cho tham
nhũng

Các khu công nghiệp ko được định hướng để hình thành các cụm ngành, chỉ
mới được khai thác như là giải pháp về địa điểm và hạ tầng hơn là cơ sở
hình thành cụm ngành

Câu 22: Trên cơ sở lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia, đánh giá thực trạng
chiến lƣợc, cơ cấu và môi trƣờng cạnh tranh của Việt Nam hiện nay.
 Nền kinh tế có độ mở cao về ĐTNN nhưng vẫn còn rào cản đấng kể đối
với thị trường nội địa

VN chính thức mở cửa hội nhập vào năm 1986 tuy nhiên để hội nhập sâu thì
phải đợi đến năm 1996 khi VN ra nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và
thực sự mạnh mẽ sau khi ký hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ năm
2001. Quá trình hội nhập và mở cửa đầy đủ toàn diện là khi gia nhập WTO
năm 2007.

Vn đã dỡ bỏ nhiều rào cản về đấu tư như trong luật DN sửa đổi năm 2005 đã
đặt tất cả các DN ( DN FDI, DN tư nhân trong nước, DNNN) trên cùng 1
mặt bằng pháp lý chung, trong 1 số trường hợp ở cấp tỉnh DN FDI còn được
ưu đãi hơn( thuế và đất đai)

Độ mở cao cũng đồng nghĩa với với việc thị trường nội địa sẽ phải chịu
nhiều sức ép cạnh tranh và có nguy cơ dễ phụ thuộc vào bên ngoài

 Chính sách và thực thi chính sách cạnh tranh kém

Luật cạnh tranh 12/2004 được QH thông qua và có hiệu lực 7/2005 áp dụng
cho mọi loại hình doanh nghiệp với chức năng chính là quản lý và thực thi
chính sách cạnh tranh.

Pl cạnh tranh của VN cho phép nhiều loại miễn trừ như để bảo vệ các Dn
vừa và nhỏ, cũng cho phép hình thức độc quyền nhà nước nếu ko có động
thái vượt quá phạm vi cho phép. Ngay cả khi cục quản lý cạng tranh VCAD
xđ và kl 1 hành vi là phản cạnh tranh thì chế tài hay biện pháp thực thi cũng
ko đủ mạnh để chấm dứt hiệu quả vi phạm.

Luật cạnh tranh chưa được áp dụng đầy đủ, chưa được tiếp cận tới mọi
doanh nghiệp. có DN còn ko ý thức được mình đang vi phạm.

Sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh mới thành lập và các cơ
quan quản lý chuyên ngành chưa thực sự hợp lý. VACD vẫn phải xử lý các
khiếu kiện liên quan đến cạnh tranh trong khi đã đạt được 1 số thống nhất
với các cơ quan quản lý chuyên ngành, họ vẫn chưa hiểu tác động quyết
định của họ đv mt cạnh tranh chung.

 Cạnh tranh ko bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, DNNN được nhiều
ưu đãi

Tuy khung pháp lý về cạnh tranh bình đẳng đã được xd nhưng việc áp dụng
còn rất hạn chế, DNNN vẫn còn được nhiều ưu đãi:

+ bảo lãnh vay của chính phủ 90% là dành cho DNNN

+ BĐS có giá trị thương mại cao với già thuê thấp

+ nhận được các dự án thông qua chỉ định thầu trực tiếp, hoặc có thông tin
nội bộ nhờ các mối qh

+ miễn trừ 1 số quy định về quản lý hành chính và quản trị rủi ro như: kiểm
toán độc lập, công bố và minh bạch thông tin.

+ độc quyền hoặc chi phối các ngành kt chủ chốt: hành ko, cảng biển, vận tải
thủy, điện, khai khoáng và dầu khí… sở hữu BĐS lớn song hiệu quả lại kém.

Việc nay đã dẫn đến ảnh hưởng NLCT dài hạn của DN, các DNNN luôn tin
rằng CP sẽ ko để họ phá sản vì thế chấp nhận rủi ro và những lĩnh vục có
tính đầu cơ cao để kiếm lời trong ngằn hạn -> kém hiệu quả , tạo gánh nặng
chi phí cho các thành phần kinh tế khác vì họ bị hạn chế.

 Cạnh tranh tập trung vào giá hơn là chất lượng

Ngành công nghiệp may mặc là 1 vd điển hình:


+ tăng trưởng hàng năm là 30% nhưng tỷ trọng lợi nhuận trung bình hàng
năm chỉ đạt 5-8%

+ vẫn nhập khẩu tới 90% vải và 70% phụ liệu và chỉ tạo ra lợi nhuạn ở công
đoạn đơn giản: cắt, may, hoàn chỉnh sp

+ cạnh tranh về thết kế, tạo thương hiệu sp và sự độc đáo còn hạn chế

Hay là cuộc chạy đua giá cước viễn thông giữa 3 nhà mạng lớn: Viettel.
Mobifone và Vinaphone

 Chưa tách biệt rõ vai trò của Chính phủ là CSH ra khỏi vai trò điều hành
chính sách

Vai trò của Cp với tư cách là CSH ko được tác bạch 1 cách hiệu quả khỏi vai
trò quản lý và điều tiết. Biểu hiện rõ trong quản lý DNNN:

+ quyết định KD và đầu tư quan trọng của họ do CSH đồng thời cũng là ng
quản lý, điều tiết toàn bộ nền kinh tế hay ngành riêng biệt đưa ra -> chính
sách có lợi cho họ

+ chính phủ lại ko đủ nguồn lực và nhân lực để theo sát hđ của DNNN -> lỗ
hổng trong quản lý

Bước đầu đã thành lập được cơ quan thực hiện chức năng đại diện CSH cho
các DNNN – SCIC nhưng thực té nó mới quản lý các công ty nhỏ và vẫn
chịu sự chi phối của CP

Cách tiếp cận thông qua các biện pháp hành chính như những quy tắc bắt
buộc các tổ chức hành chính mua trai phiếu kho bạc hay quản lý giá để hạn
chế lạm phát đã ko còn hiệu quả nữa

 Cổ phần hóa DNNN không hướng tới mục tiêu cải thiện hiệu quả của
doanh nghiệp

Tập trung cổ phần hóa các DNNN vừa và nhỏ với mục tiêu giảm bớt tỷ lệ
nắm giữ vốn của nhà nước hơn là nâng cao HQ. trong phần lớn trường hợp
DNNN chỉ được cổ phần hóa 1 phần và NN vẫn giữ lại cổ phần chi phối ->
mục đích bán bớt vốn nhà nước tại DN.
Thêm vào đó là thiếu minh bạch trong định giá tài sản Dn cổ phần hóa như
đất, nhà xưởng, mày móc… tạo cơ hội tham nhũng

23. Trình bày những nội dung cơ bản của lý thuyết vòng đời quốc tế của sản
phẩm.

 Nội dung cơ bản của lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm:

Các nhân tố cần thiết cho sản xuất một sản phẩm mới sẽ thay đổi tùy theo
vòng đời của sản phẩm đó. L{ thuyết này được minh họa bằng hình vẽ:

Nước phát minh


XK-NK

t0 t1 t2 t3 t4

Các nước phát triển khác Các nước kém phát triển

Từ hình vẽ trên có thể thấy:

- Sản phẩm mới được giới thiệu tại t0, khi đó:
+ Việc sản xuất và tiêu thụ chưa chắc chắn, phụ thuộc nhiều vào nguồn
cung cấp công nhân lành nghề và khoảng cách cách địa lý với thị trường
+ Sản phẩm được sản xuất với chi phí cao, xuất khẩu (tại t1) bởi nhiều
nước lớn và giàu có
- Khi sản phẩm chín muồi, công nghệ sản xuất dần dần trở nên chuẩn
hóa và được phát triển rộng rãi:
+ Thị trường tiêu thụ mở rộng tạo điều kiện sản xuất quy mô lớn, chi phí
thấp
+ Các quốc gia phát triển, dồi dào vốn có thể bắt chước công nghệ để
sản xuất (tại t2). Khi đó, các nước này có lợi thế so sánh chuyển từ nước phát
minh sang và nước phát minh chuyển từ xuất khẩu sang nhập khẩu (tại t3)
- Khi công nghệ được chuẩn hóa hoàn toàn, quá tình sản xuất có thể
chia làm nhiều công đoạn và tương đối đơn giản. Khi đó, lợi thế so sánh chuyển
sang các nước đang phát triển có lượng lao động dồi dào và lương thấp, từ đó các
nước đang phát triển trở thành nước xuất khẩu ròng (tại t4)

24. Đánh giá thực trạng thương mại quốc tế của Việt Nam theo lý thuyết vòng
đời quốc tế của sản phẩm.

25. Trình bày những nội dung cơ bản của lý thuyết thương mại quốc tế dựa trên
quy mô.

- Tính hiệu quả tăng dần theo quy mô. Sản xuất được coi là có hiệu quả nhất khi
được tổ chức trên quy mô lớn. Lúc đó, 1 sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ nào đó sẽ
dấn tới sự gia tăng đầu ra (sản lượng) với tỷ lệ cao hơn.

- Tỷ lệ trao đổi quốc tế cũng đúng bằng mức giá tương quan trước khi có thương
mại, mỗi nước thực hiện chuyên môn hóa hoàn toàn nhưng với hướng chuyên
môn hóa là không xác định.

Tham khảo hình vẽ 1.7 ví dụ cụ thể trang 62.


26. Nói rằng: “Không có ngoại thương thì không tồn tại các quan hệ kinh tế đối
ngoại” có đúng không? Tại sao?

Sai

- Kinh tế đối ngoại: là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa một quốc gia với
phần còn lại của thế giới dựa trên cơ sở sự phát triển phân công lao động
quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm
thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ, di chuyển
lao động quốc tế, các quan hệ tiền tệ và tín dụng quốc tế và các dịch vụ thu
quốc tế khác.

- Ngoại thương: là sự trao đổi hàng hóa giữa nước này với nước khác
thông qua các hoạt động mua và bán. Toàn bộ hoạt động xuất nhập
khẩu trong ngoại thương của một nước hay một nhóm nước được
gọi là mậu dịch quốc tế hay thương mại quốc tế.

NT là 1 hình thức của KTĐN => vẫn có thể không có NT nhưng vẫn tồn tại
các quan hệ kinh tế đối ngoại.

27. Trình bày mối quan hệ giữa phát triển kinh tế trong nước và mở rộng quan
hệ kinh tế với bên ngoài?

Ngoại thương có quan hệ qua lại rất mật thiết với các lĩnh vực của nền kinh tế
quốc dân.

 Ngoại thương và sản xuất

Ngoại thương ra đời là kết quả của sản xuất phát triển, đồng thời ngoại
thương lại là một tiền đề cho sự phát triển của sản xuất.
- Thông qua xuất nhập khẩu, bằng việc xuất đi những sản phẩm dưới dạng
nguyên liệu, sản phẩm tiêu dùng công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và nhập về chủ
yếu máy móc, thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất, cơ cấu sản phẩm xã hội đã
thay đổi theo hướng thuận lợi cho quá trình phát triển sản xuất tiếp theo của
nền kinh tế. Trong quá trình CNH, ngoại thương không chỉ tạo ra thị trường
bên ngoài rộng lớn để mua và bán những gì mà sản xuất trong nước cần, mà
còn thông qua xuất nhập khẩu mở rộng thị trường trong nước.

- Sự phát triển của thương mại làm cho đất đai lao động của nước ta được sử
dụng triệt để hơn để sản xuất các sản phẩm nhiệt đới như gạo, cao su, cà phê,
chè, dầu dừa ... để xuất khẩu. Nhờ ngoại thương mà các nước “thoát khỏi tình
trạng các tiềm năng không được khai thác” như Adam Smith đã nêu.

- Khái niệm xuất khẩu dẫn đến sự phát triển bao gồm yếu tố thúc đẩy nhất
định đối với một số ngành công nghiệp vốn không có cơ hội phát triển nào
khác. Ví dụ, khi phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm xuất
khẩu sẽ tạo ra nhu cầu cho sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất thiết bị
chế biến. Việc cung cấp cơ sở hạ tầng - đường bộ, đường sắt, cầu cảng, năng
lượng, thông tin liên lạc - cho ngành công nghiệp xuất khẩu có thể làm giảm chi
phí và còn mở cơ hội phát triển cho các ngành công nghiệp khác.

- Sự phát triển của xuất nhập khẩu có quan hệ đến thuế tức là phần thu nhập
không nhỏ của Chính phủ từ việc xuất khẩu, nhập khẩu (dưới dạng thuế hay
lợi nhuận) được dùng để tài trợ cho sự phát triển các ngành khác.

 Ngoại thương với tiêu dùng


Tiêu dùng chính là quá trình tái sản xuất sức lao động, yếu tố quan trọng nhất
của lực lượng sản xuất. Ngoại thương có quan hệ với tiêu dùng cá nhân trên
các mặt:

- Ngoại thương nhập khẩu những tư liệu sản xuất cần thiết để phục vụ
cho việc sản xuất hàng hoá tiêu dùng trong nước.
- Ngoại thương trực tiếp nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng mà trong nước
chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ.
- Các mối quan hệ còn có thể phát triển một cách gián tiếp thông qua nhu
cầu về các hàng tiêu dùng tương ứng với thu nhập hiện có. Mối liên hệ
thông qua tiêu dùng thường nảy sinh khi phần lớn lực lượng lao động
được trả lương cao hơn mức trước đó, tạo thêm nhu cầu đối với các
mặt hàng tiêu dùng đại chúng như thực phẩm chế biến, quần áo, giày
dép, đồ đạc, radiô v.v... Từ đó thúc đẩy phát triển công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng tại chỗ.
- Thúc ép việc sản xuất trong nước muốn phát triển phải đáp ứng đòi hỏi
ngày càng cao của người tiêu dùng, nếu không sẽ không cạnh tranh
được với hàng ngoại
- Hướng người tiêu dùng vào những đòi hỏi hợp l{ đối với thị trường, phù
hợp với chính sách tiêu dùng cụ thể trong một giai đoạn nhất định.
 Ngoại thương với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước
ngoài.
- Thu hút đầu tư nước ngoài có thể dẫn đến hạn chế hay thúc đẩy ngoại
thương. Một khoản đầu tư nước ngoài nếu không được hướng vào mở
mang và phát triển sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì khả năng nhập khẩu sẽ
bị thu hẹp. Xuất khẩu là điều kiện quan trọng mở rộng quy mô đầu tư và
thị trường nhập khẩu.
- Chuyển vốn ra nước ngoài kinh doanh nhằm: mở rộng thị trường bằng cách
bán hàng ở nước ngoài và đạt được việc cung cấp các nguồn lực. Việc đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài còn tạo điều kiện để các công ty có thêm được những
nguồn lực ở ngoại quốc (chẳng hạn như nguyên vật liệu, năng lực sản xuất,
kiến thức).

28. Trình bày những căn cứ để xác định nhiệm vụ của ngoại thương?

a. Chức năng của ngoại thương

Chức năng lưu thông đối ngoại quyết định tính chất đặc thù của ngoại
thương so với các ngành kinh tế quốc dân khác. Đó là một lĩnh vực hoạt động mà
đối tượng phục vụ là thị trường nội địa và đối tượng hoạt động là thị trường ngoài
nước. Nhiệm vụ của ngoại thương phải xoay quanh việc phục vụ cho yêu cầu phát
triển kinh tế trong nước.

b. Đặc điểm kinh tế - xã hội cơ bản của nước ta đang tác động mạnh mẽ
đến hoạt động của ngoại thương.

- Nước ta đang trong quá trình từ một nền sản xuất nhỏ phổ biến đi lên chủ nghĩa
xã hội. Đặc điểm này một mặt nói lên khó khăn của ta trong việc tham gia vào
phân công lao động quốc tế, ảnh hưởng đến cung, cầu về hàng hoá, mặt khác nói
lên tính cấp thiết, tất yếu của mở rộng ngoại thương và tham gia thị trường thế
giới để tạo tiền đề cho phát triển sản xuất hàng hoá ở nước ta.

- Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế có nhiều thành phần tham gia như quốc
doanh, tư nhân …và hợp tác giữa các thành phần đó. Sự hoạt động của các thành
phần kinh tế trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá đương nhiên diễn ra sự
cạnh tranh và cả sự hợp tác trên thị trường trong và ngoài nước. Điều này đòi hỏi
phải có hình thức tổ chức quản l{ và chính sách phù hợp với sự phát triển của các
mối quan hệ đó.

c. Bối cảnh quốc tế

Bối cảnh quốc tế cũng quyết định quan hệ buôn bán với các quốc gia khác và khu
vực. Việt Nam thực hiện đường mở cửa và hội nhập với bên ngoài đúng vào thời
kz mà thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Sự phát triển của kinh tế thế giới
đã đạt tới mức biên giới các quốc gia chỉ còn mang { nghĩa về mặt hành chính. Sự
giao lưu kinh tế đã liên kết các quốc gia có chế độ khác nhau thành một thị trường
thống nhất.

d. Một căn cứ khác để xác định nhiệm vụ ngoại thương là những nhiệm vụ,
mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kỳ kế hoạch.

Ngoại thương là 1 lĩnh vực kinh tế, chính vì vậy, nhiệm vụ của ngoại thương phải
thuộc phương hướng phát triển kinh tế trong từng thời kz.

Liên hệ VN: Trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20, đất nước ta phải giải
quyết những nhiệm vụ hết sức lớn và phức tạp là ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội, ổn định đời sống nhân dân, đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nước nghèo
và kém phát triển, củng cố vững chắc quốc phòng và an ninh, tạo môi trường
thuận lợi cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ 21.

29. Ngoại thương đóng góp như thế nào trong vấn đề giải quyết vốn và công
nghệ trong quá trình phát triển kinh tế?

* Vốn:
- Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, không một quốc gia đang phát triển nào
lại đặt hy vọng vào việc thực hiện công nghiệp hoá chỉ bằng vốn của bản thân. VD:
những nền kinh tế tăng trưởng nhanh như Đài Loan, Hàn Quốc trong thời kz đầu
công nghiệp hoá, vốn nước ngoài thường chiếm từ 30 đến 40% tổng giá trị đầu
tư. Sau đó, nhờ tích luỹ trong nước tăng lên, tỷ lệ vốn nước ngoài giảm xuống còn
10 đến 20%, tuy vẫn rất lớn về số lượng tuyệt đối. Còn những nền kinh tế có tỷ lệ
vốn nước ngoài thấp (Ấn Độ, Trung Quốc khoảng 10% tổng giá trị đầu tư), tỷ lệ
tăng trưởng thấp hơn hẳn so với những nền kinh tế có tỷ lệ vốn nước ngoài cao.

- Đối với việc tích luỹ từ nguồn vốn trong nước, Tiết kiệm trở thành nguồn tích luỹ
lớn nhất. Vì vậy, chính sách lãi suất tiết kiệm và việc phân bổ, sử dụng nguồn tiết
kiệm trở thành công cụ ngày càng được các nước coi trọng đặc biệt.

* Công nghệ:

Đối với nước ta, phát triển công nghệ là mục tiêu quan trọng của ngoại
thương. Cái quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hoá chính là
công nghệ. Trong điều kiện hiện nay của nước ta, không có cách nào tốt hơn là
cần thực hiện một quá trình chuyển giao công nghệ từ ngoài vào, qua con đường
ngoại thương để tranh thủ công nghệ mới của nước ngoài, áp dụng vào hoàn
cảnh cụ thể nước ta. Cải tiến công nghệ nhập khẩu, tiến tới kết hợp ứng dụng, cải
tiến và sáng tạo để tạo ra những công nghệ có chất lượng cao và mới riêng của
nước ta.

30. Ngoại thương đóng góp như thế nào trong vấn đề giải quyết việc làm
và sử dụng tài nguyên có hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế?

* Việc làm:
- Kinh nghiệm thời kz vừa qua chỉ ra rằng sự phát triển của nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ trong nước, nếu không có ngoại thương hỗ trợ đắc lực thì
không thu hút thêm được bao nhiêu lao động. Đưa lao động tham gia vào phân
công lao động quốc tế, là lối thoát lớn nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp ở
nước ta hiện nay.

- Kinh nghiệm nhiều nước đang phát triển chỉ ra rằng: đối với những nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trong khoảng 1-2 chục năm đầu công nghiệp hoá,
việc tăng đầu tư để thu hút một lực lượng lớn lao động rẻ có lợi hơn đầu tư cho
phát triển công nghệ mới, nhưng đến thời kz tiếp đó, khi giá lao động đã tăng
nhiều và khả năng đầu tư theo chiều rộng giảm xuống, thì công nghệ mới với năng
suất cao hơn là yếu tố quyết định.

* Tài nguyên:

Trong điều kiện nền kinh tế còn lạc hậu, cơ cấu kinh tế mang nặng tính chất
nông nghiệp và khai khoáng, tỷ trọng hàng công nghiệp chưa lớn, thì xuất khẩu tài
nguyên thiên nhiên là khó tránh khỏi, nhưng xuất khẩu hàng dưới dạng nguyên
liệu khô và mức độ chế biến thấp như hiện nay là lãng phí và chóng làm cạn kiệt
nguồn dự trữ. Chính vì vậy, cần hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô và sơ chế,
khuyến khích xuất khẩu có mức độ chế biến cao hoặc chế tạo thành sản phẩm
tiêu dùng. Đó không chỉ là cách làm để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, mà còn kết hợp được tài nguyên thiên nhiên với nguồn lao động dồi
dào sẵn có và góp phần nâng cao trình độ công nghệ thông qua phát triển công
nghiệp chế tạo và chế biến.

Ngoài việc khuyến khích người lao động và làm việc tại các xí nghiệp, công
ty có vốn nước ngoài, nhiều nước còn khuyến khích đưa lao động và tài nguyên
thiên nhiên vào phát triển ngoại thương thông qua chính sách khuyến khích nâng
cao tỷ lệ “nội dung địa phương” của sản phẩm.

44.
Cơ chế quản lý XNK là gì? Nội dung của cơ chế quản lý XNK ở Việt Nam
hiện nay?
Cơ chế quả lý Xuất nhập khẩu: la phương thức nhà nước tác động có định hướng
theo những điều kiện nhất định mà các dối tượng ( chủ thể và khách thẻ) tham gia
hoạt động XNK, đảm bảo cho sự tự vận động của các hoạt động XNK hướng đến
các mục tiêu kinh tế - xã hội đã định của nhà nước.

Nội dung của cơ chế quản lý XNK ở Việt Nam hiện nay:

Cơ chế gồm 3 thành tố cơ bản:

- chủ thể điều chình: các cơ quan luật pháp hành pháp từ trung ương đến địa
phương.( sơ đồ) trang 272
- đối tượng điều chỉnh: các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh XNK và hàng
hóa – dịch vụ XNK
- công cụ điều chỉnh (sơ đồ trang 273)

Chính sách thương mại quốc tế có sự kết hợp giữa chính sách bảo hộ mậu dịch
(nhà nước bảo vệ nền sx trong nước) tương ứng với những chính sách quản lý
XNK và tự do thương mại(giảm và xóa bỏ những rào cản trong quan hệ buôn bán
với quốc tế) tương ứng với chính sách khuyên khích xuất khẩu(tr273). do 2 chính
sách này được sử dụng đồng thời nên cả bộ phần chinh sách quản lý XK, quản lý
nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu đều sử dụng trong hệ thống chính sách
thương mại quốc tế.

45.
Cơ chế quản lý XNK là gì? Vai trò của cơ chế quản lý XNK ở Việt Nam hiện
nay? Phƣơng hƣớng hoàn thiện?
Cơ chế (như câu 44)
Vai trò cơ chế ql XNK ở VN:

- Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu và tổ
chức sản xuất kinh doanh phát triển phù hợp với yêu cầu của các quy luật, đặc biệt
là các quy luật kinh tế, các quy luật của thị trường.
- Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc tập trung
dân chủ trong quản lý
- Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu thực hiện mục tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội,
lấy đó làm mục đích cuối cùng của hoạt động quản lý
- Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phải kết hợp hài hoà giữa các lợi ích: lợi ích
dân tộc và lợi ích của các đối tác, bạn hàng.

Phƣơng hƣớng hoàn thiện:


1 Rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh các qui định không còn phù hợp hoặc
chưa được rõ, làm sao để phạm vi điều chỉnh luật của Việt Nam phù hợp với các
qui định của WTO với các nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế như Tối
Huệ Quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT).
Điều chỉnh hoặc ban hành mới các văn bản luật liên quan đến các nghiệp vụ, lĩnh
vực buôn bán hàng hoá-dịch vụ mới phát sinh.
2. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá - dịch vụ xuất nhập khẩu cho phù hợp
với đòi hỏi của thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá -dịch vụ.
3. kiên trì chính sách nhiều thành phần, trong đó kinh tế quốc doanh đóng vai trò
chủ đạo. Mở rộng đầu mối kinh doanh, xoá bỏ độc quyền, khuyến khích thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia trực tiếp xuất nhập khẩu, đảm bảo sự bình
đẳng trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào (vốn, tín dụng, đất đai, lao động) cũng
như trong việc nhận hỗ trợ đầu tư, kinh doanh từ phía Nhà nước.
4. cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng: xoá bỏ các thủ tục
phiền hà, ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp
bỏ vốn kinh doanh lâu dài, phấn đấu làm cho chính sách thuế, đặc biệt là thuế xuất
nhập khẩu có định hướng nhất quán để không gây khó khăn cho các doanh nghiệp
trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh, giảm dần tiến tới ngừng áp dụng các lệnh
cấm, lệnh ngừng nhập khẩu tạm thời, cố gắng thuế hoá các biện pháp phi thuế
quan.
5. Tiếp cận các phương thức kinh doanh mới tại thị trường Việt Nam (thị trường kỳ
hạn và thị trường giao ngay) tiếp cận và phát triển thương mại điện tử, trong đó có
việc tạo dựng khung pháp lý cho hình thức thương mại này.
6. Điều hành lãi suất, tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt để vừa bảo đảm sự ổn định
kinh tế-xã hội, vừa có lợi cho xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.
7 Chủ động thay đổi căn bản phương thức quản lý nhập khẩu: Mở rộng sử dụng
các công cụ phi thuế “hợp lệ” như các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh, môi
trường…., hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế mùa vụ, thuế chống phá giá,
chống trợ cấp. Cải cách biểu thuế và cải cách công tác thu thuế, bỏ chế độ tính thuế
theo giá tối thiểu.
8. Tích cực sắp xếp lại các doanh nghiệp, các ngành hàng kinh doanh, đặc biệt là
doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh, công bố rõ ràng lộ trình
dỡ bỏ hàng rào bảo hộ, khắc phục những bất hợp lý trong chính sách bảo hộ, cân
đối lại đối tượng bảo hộ theo hướng trước hết chú trọng bảo hộ nông sản.
9 Coi trọng đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo các nhà quản trị doanh nghiệp giỏi đủ
sức thực hiện thắng lợi và có hiệu quả mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩu đặt ra.

Chƣơng 9
46
Các loại thuế suất trong biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam hiện nay?

Thuế suất thông thường: áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước
không có thoả thuận về đối xử Tối Huệ Quốc (MFN) trong quan hệ với Việt Nam.
Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất cao hơn 50% so với thuế suất ưu
đãi.

Thuế suất ưu đãi: Được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc
khối nước có thoả thuận đối xử Tối Huệ Quổc trong quan hệ thương mại với Việt
Nam.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt dùng để áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ
nước hoặc khối nước mà Việt Nam và họ đã có thoả thuận đặc biệt về thuế nhập
khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh quan thuế hoặc để tạo thuận
lợi cho giao lưu thương mại biên giới.
ở Vn là với: ASEAN, Asean –trung quốc, ase-hàn quốc, ase- nhật bản, việt nam –
nhật bản, ase- úc – niu di lân, ase- ấn độ.

Thuế giá trị gia tăng (vat)

Thuê nhập khẩu ngoài hạn ngạch

47. Trình bày các phƣơng pháp tính thuế? Ƣu nhƣợc điểm và phạm vi áp
dụng ở Việt Nam hiện nay?
Thuế tƣơng đối (Thuế tính theo giá): Là loại thuế đánh một tỷ lệ phần trăm (%)
nhất định trên giá hàng nhập khẩu.
Ưu điểm:s ố tiền thuế thu được biến động theo sự thay đổi cuả giá hàng nhập khẩu.
Nhược điểm: Trong trường hợp giá hàng nhập khẩu thấp thì thuế thu được thấp và
sự bảo hộ của thuế có thể không rõ. Hơn nữa, thu thuế theo tỷ lệ giá hàng nhập
khẩu đòi hỏi cơ quan thuế phải xác định được chuẩn xác giá nhập khẩu để thu thuế.
Áp dụng với những mặt hàng hay biển động về giá
Thuế tuyệt đối: là loại thuế quy định mức thuế theo giá trị tuyệt đối tính trên đơn
vị hàng hoá nhập khẩu (số lượng, trọng lượng, dung tích)….
Ƣu điểm: giá hàng nhập khẩu cao, thấp không ảnh hưởng đến quy mô thuế thu
được. Cách tính thuế đơn giản.
Nhƣợc điểm: khi giá cả nhập khẩu biến động sẽ nảy sinh sự không công bằng giữa
các đối tượng chịu thuế.
Áp dụng với những mặt hàng ít biến động về giá
Thuế theo mùa là loại thuế áp dụng mức thuế khác nhau tuỳ thuộc vào mùa nhập
khẩu. Vào mùa thu hoạch thì hàng nhập khẩu bị đánh thuế cao. Nhưng vào các
mùa vụ khác lại đánh thuế thấp hơn dể góp phần đáp ứng nhu cầu cuả người tiêu
dùng.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Áp dụng loại thuế này đối với các loại trái cây sản xuất trong nước đắt đỏ, không
trồng được quanh năm và rất khó cạnh tranh với các loại trái cây nhập khẩu rẻ từ
nước ngoài.
Hạn ngạch thuế
Hạn ngạch thuế là chế độ thuế áp dụng mức thuế suất không (%) hoặc thấp khi
hàng hoá nhập khẩu trong giới hạn số lượng hạn ngạch nhập khẩu quy định, nhưng
khi nhập khẩu vượt quá hạn ngạch thì phải chịu mức thuế cao hơn đối với phần
vượt đó.
Thuế lựa chọn:
Thuế lựa chọn là loại thuế quy định cả hai cách tính theo giá và theo lượng, có thể
chọn một trong hai cách tính theo số tiền thuế cao hay thấp.
Thuế hỗn hợp
Thuế hỗn hợp là loại thuế vừa áp dụng tính theo số lượng vừa áp dụng tính theo giá
trên số hàng nhập khẩu.
Thuế tính theo giá tiêu chuẩn
Thuế tính theo giá tiêu chuẩn (có nước gọi là thuế giá chênh lệch) là loại thuế đánh
vào hàng nhập khẩu khi có sự chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá tiêu chuẩn do
Nhà nước quy định.
Áp dụng: đối phó với trường hợp giá nhập khẩu thấp hơn giá tiêu chuẩn.
48
Thế nào là thuế ràng buộc? Một quốc gia có thể tăng thuế suất áp dụng cao
hơn mức thuế ràng buộc đƣợc không?
Thuế ràng buộc là mức thuế cao nhất có thể áp dụng với sản phẩm nhập khẩu nào
đó, đã được thỏa thuận, quy định giữa các quốc gia. Một quốc gia không được
phép áp dụng mức thuế cao hơn thuế ràng buộc.
49
Thuế suất ƣu đãi đặc biệt là gì? Phạm vi áp dụng thuế suất ƣu đãi đặc biệt ở
Việt Nam hiện nay và xu hƣớng trong tƣơng lai?

Thuế suất ưu đãi đặc biệt dùng để áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ
nước hoặc khối nước mà Việt Nam và họ đã có thoả thuận đặc biệt về thuế nhập
khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh quan thuế hoặc để tạo thuận
lợi cho giao lưu thương mại biên giới.
ở Vn hiện nay đang áp dụng với các khối nước: ASEAN, Asean –trung quốc, ase-
hàn quốc, ase- nhật bản, việt nam – nhật bản, ase- úc – niu di lân, ase- ấn độ.

Trong tương lai: việt nam sẽ áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt với những quốc gia thực
hiện AFTA

50

Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa thuế và hạn ngạch?


Giống nhau:
Hạn chế lương hàng hóa nhập khẩu, bảo hộ được các ngành xản xuất trong nước
Hướng dẫn tiêu dùng trong nước về việc sử dụng nhiều hàng hóa VN or nước
ngoài
Điều tiết quan hệ đối ngoại của quốc gia,
Khác:

Thuế: tr 290 Hạn ngạch: tr 321


- tạo nguồn thu cho ngân sách nhà -không tạo nguồn thu cho ngân sách
nước tr302 nn tr321
-ảnh hưởng trực tiếp lên giá sản phẩm - tác động trực tiếp lên lượng cung cầu
- mọi doanh nghiệp đều dc nhập khẩu của hàng hóa
- làm lợi cho một số doanh nghiệp
được cấp hạn ngạch

51 Hãy nêuKể tên những công cụ quản lý nhập khẩu chủ yếu ở Việt Nam?
Công cụ nào quan trọng nhất? Vì sao?
Công cụ ql:
Thuế nhập khẩu
Hàng rào phi thuế quan:biện pháp hạn chế định lượng:cấm nhập khẩu, hạn ngạch
nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa
Công cụ quan trọng nhất là Thuế, vì:
So với các công cụ phi thuế quan thì thuế có nhiều ưu điểm hơn
- nó làm tăng ngân sách cho nhà nước trong khi phi thuế thì không
- các biện pháp phi thuế có thể gây ra tình trạng độc quyền cho một số danh nghiệp
được cấp hạn ngạch, còn công cụ thuế tạo ra sự bình đẳng hơn do quyền nhập khẩu
thuộc về mọi doanh nghiệp.
- Trong khi việt nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường thì sử dụng công cụ
thuế sẽ lợi hơn, do các công cụ phi thuế chịu ảnh hưởng nhiều của chính phủ, đó là
một mặt không tốt
- công cụ thuế tạo ra sự bảo hộ sản xuất trong nước tốt hơn công cụ phi thuế, do
thuế ảnh hưởng đến mọi loại hàng hóa, tác động trực tiếp len giá cả làm cho cung
cầu thị trường thay đổi
- các biện pháp thuế tạo ra sự khách quan so với phi thuế, việc tính toán để đưa ra
mức phi thuế quan thường dựa trên dự đoán chủ quan, có nhiều trường hợp có sự
tùy tiện của nhà chứ trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nước.
-Công cụ thuế tạo ảnh hưởng đến sản xuất do tại một mức thuế tối ưu thì giữa thu
nhập của nhà nước từ thuế với hoạt động sản xuất là ổn định theo đường cong
Laffer.
62. Thế nào là bảo hộ thực sự của thuế quan(EPR)?. Công thức tính?. Ý nghĩa
của bảo hộ thực sự?.
Định nghĩa EPR
Tỉ lệ bảo hộ hiệu quả thực(EPR) là sự biến đổi phần trăm của giá trị gia tăng vào
giá nội địa so với giá trị ấy được tính theo giá quốc tế.
Công thức tính

V
d
Bet = V -V (1)
d n

Trong đó:
Vd: Là giá trị gia tăng theo giá trong nước khi có các chính sách ngoại
thương(chính sách thuế quan).
Vn: Là giá trị gia tăng theo giá quốc tế
Ở đây:
+ Vd = Pd - Cd và
Pd = Pw(1+ t0)
Cd = Cw(1+ ti)
+ Vn = Pw - Cw
Trong đó:
Pd: Giá nội địa của sản phẩm nhập khẩu
Cd: Giá nội địa của các đầu vào nhập khẩu
to, ti: Thuế suất đánh vào thành phẩm nhập khẩu và các đầu vào nhập khẩu
Pw: Giá quốc tế của thành phẩm nhập khẩu
Cw: Giá quốc tế của các đầu vào sản phẩm nhập khẩu
Công thức (1) có thể được thay bằng cách tính thứ 2:

tn- ti x i
Bet = V
Trong đó:
tn: Thuế suất đánh trên thành phẩm
ti: Thuế suất đánh vào đầu vào nhập khẩu
i: Tỉ lệ giá trị đầu vào trên trị giá thành phẩm (theo giá quốc tế)
V: Tỷ lệ trị giá gia tăng trong khi chế biến
Ý nghĩa của bảo hộ thuế quan thực sự(EPR)
- Bảo hộ hiệu quả thực sự càng cao thì khả năng sản xuất hàng có hiệu quả càng
cao và do vậy, nền công nghiệp đó càng được củng cố ở trong nước
- Việc giảm thuế đầu vào dễ thực hiện hơn việc tăng thuế đầu vào. Sự bảo vệ thực
sự mà một ngành công nghiệp được hưởng có thể gia tăng chỉ vì có sự giảm thuế
đánh trên các đầu vào mà ngành công nghiệp đó sử dụng. Các quốc gia có thể gia
tăng bảo vệ nhà sản xuất trong nước thông qua đặc quyền thuế quan này.
- Đánh thuế thấp hoặc không thu thuế các đầu vào nhập khẩu có thể vừa là biện
pháp bảo hộ hữu hiệu sản xuất nội địa, vừa là giải pháp khuyến khích xuất khẩu.
63. thế nào là Hạn ngạch thuế quan :
HNTQ là một cơ chế hạn ngạch nhập khẩu đối với một khối lượng hàng nhập khẩu
nhất định ở một mức thuế suất nhất định. Một khi khối lượng hạn ngạch này đã
được nhập khẩu hết thì bất kỳ lượng hàng nhập khẩu bổ sung nào cũng sẽ phải chịu
mức thuế suất cao hơn.
Phân biệt Hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch thuế quan :
Thoạt nhìn thì HNTQ có vẻ không khác mấy so với khái niệm “hạn ngạch nhập
khẩu” thuần tuý trước kia. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa HNTQ và hạn
ngạch nhập khẩu thông thường nằm ở chỗ hạn ngạch thông thường không cho
phép nhập khẩu thêm ngoài khối lượng hạn ngạch đã ấn định, nghĩa là nếu hạn
ngạch nhập khẩu quy định khối lượng hạn ngạch là X thì khối lượng hàng nhập
khẩu tối đa có thể nhập khẩu vào trong nước chỉ có thể bằng X. Việc tăng khối
lượng nhập khẩu quá mức ấn định X là hoàn toàn không thể xảy ra. Trong khi đó
về nguyên tắc, HNTQ cho phép hàng nhập khẩu có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường
hơn so với hạn ngạch thông thường. Xét dưới góc độ pháp lý thì HNTQ không bị
coi là hạn chế định lượng vì không hạn chế khối lượng nhập khẩu. Với HNTQ chỉ
cần nộp đủ thuế thì người ta có thể nhập khẩu với số lượng bao nhiêu tuỳ thích, tất
nhiên là nếu số lượng nhập khẩu vượt quá lượng hạn ngạch X quy định thì sẽ phải
chịu thuế suất ngoài hạn ngạch. Thật vậy, nếu giá trong nước cao hơn giá quốc tế
cộng với thuế ngoài hạn ngạch phải nộp thì nhà nhập khẩu có thể thu lợi kể cả khi
đã phải nộp thuế ngoài hạn ngạch và khi đó khối lượng nhập khẩu theo cơ chế
HNTQ sẽ khác với khối lượng nhập khẩu theo hạn ngạch thông thường. Như vậy,
có thể tạm hiểu rằng hạn ngạch nhập khẩu thông thường là một cơ chế cứng với
khối lượng nhập khẩu cho phép là bất biến còn hạn ngạch thuế quan là một cơ chế
mềm với khối lượng nhập khẩu tương đối thoải mái tự do nhưng tuân theo thang
thuế quan, trong đó ở nấc thang thuế quan thấp là khối lượng nhập khẩu trong mức
hạn ngạch thuế quan còn ở nấc thang thuế quan cao hơn là khối lượng nhập khẩu
ngoài mức hạn ngạch thuế quan.
Chính nhờ vào điểm khác biệt cơ bản này, HNTQ xét về lý thuyết thì ít mang tính
hạn chế hơn so với hạn ngạch nhập khẩu truyền thống. Tuy nhiên, nếu “thuế suất
ngoài hạn ngạch” được cố tình quy định ở mức quá cao khiến cho hàng nhập khẩu
vượt quá lượng hạn ngạch thuế quan thực tế không thể xâm nhập thị trường do
không đem lại lợi nhuận cho nhà nhập khẩu thì khi ấy HNTQ cũng chỉ dẫn tới khối
lượng nhập khẩu tương tự như biện pháp hạn ngạch nhập khẩu truyền thống đặt ra.
Trong những trường hợp này, HNTQ rõ ràng đã ngầm hạn chế nhập khẩu và do
vậy, HNTQ hoạt động giống hệt như hạn ngạch nhập khẩu thông thường. Ngoài ra,
tính chất hạn chế thương mại của HNTQ cũng còn phụ thuộc vào những mối liên
hệ rất phức tạp giữa vô số yếu tố kinh tế và chính trị, quan liệu đan xen lẫn nhau.
Bonus thêm cho anh em A8_KT_K48 
Giống và khác nhau giữa thuế quan và hạn ngạch
Gièng nhau:

- Cïng b¶o hé vµ t¹o ®iÒu kiÖn cho s¶n xuÊt trong níc ph¸t triÓn
- Cïng híng dÉn tiªu dïng
- Cïng dÉn tíi sù l·ng phÝ nguån lùc cña x· héi
Kh¸c nhau:

- Về tính minh bạch:


- VÒ x¸c ®Þnh sè lượng:
- VÒ t¸c ®éng b¶o hé nhanh:
- Nguån thu cho NSNN
- Kh¶ n¨ng biÕn c¸c doanh nghiÖp trong nưíc trë thµnh ®éc quyÒn
- Về tính ổn định và khả năng dự đoán trước.
- Về xu hướng áp dụng trên thế giới
(- Thuế quan sử dụng công cụ thuế thông qua thuế suất, thuế biểu để điều chỉnh
việc nhập khẩu;
- Về cơ bản, Thuế quan tồn tại có tính chất lâu dài và là một nguồn thu ngân sách
chủ yếu của 1 QG
- Thuế quan chịu sự giám sát chặt chẽ của các tổ chức thương mại song phương và
đa phương, các nước tham gia phải cam kết cắt giảm theo thỏa thuận.
- Hạn ngạch sử dụng nguyên tắc điều chỉnh về số lượng (hạn ngạch) để điều chỉnh
việc nhập khẩu
- Hạn ngạch không tạo ra nguồn thu cho NSNN;
- Hạn ngạch ít bị chi phối trong các thỏa thuận về thương mại quốc tế. Nó còn
được xem như một "biện pháp tự vệ" trong thương mại quốc tế.)
64. Nêu các công cụ quản lý nhập khẩu phi thuế quan? Ưu, nhược điểm? Xu
hướng áp dụng?
Trả lời
I. Các biện pháp hạn chế định lƣợng
1.Cấm nhập khẩu, xuất khẩu
- Cấm lưu thông một số mặt hàng vào thị trường nội địa nhằm đảm bảo các vấn
đề như môi trường, an ninh xã hội..
Ưu điểm:
- Đảm bảo được an ninh quốc gia
- Bảo vệ được đại đức xã hội
- Bảo vệ được con người động vật thực, môi trường
- Bảo vệ tài sản quốc gia
Nhược điểm:
- Gây ra hạn chế cho việc phát triển thương mại quốc tế
Xu hướng:
- WTO không cho sử dụng
2. Hạn ngạch Xuất nhập khẩu
- Là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một hàng hóa hoặc một
nhóm hàng hóa được xuất hoặc nhập vào một thị trường nào đó trong một thời
gian nhất định
Ưu điểm:
- Kiềm chế nhập siêu đảm bảo cân đối cán cân thương mại
- Bảo vệ môi trường, an ninh xã hội
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dung khỏi hàng kém chất lương và hàng giả
- Bảo vệ nền sản xuất nội địa
Nhược điêm:
- Không có lợi cho giới tiêu thụ
- Nâng giá hàng nhập khẩu trong thị trường nội địa.
- Dễ biến doanh nghiệp nội địa thành độc quyền
- Nhà nước không thu được lợi nhuận gì
- Gây gián đoạn cho mô hình sản xuất chung của thế giới, tổn thất xã hội
Xu hướng:
WTO không cho phép sử dụng biện pháp này vì nó ảnh hưởng nhiều đến
thương mại quốc tế trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định rõ
3. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa
- Quản lý dưới dạng hạn chế sản lượng
Ưu điểm:
- Hạn chế được nhập siêu
- Quản lý chặt chẽ được hàng hóa nhập khẩu đảm bảo được các vấn đề về an
ninh, môi trường ,xã hội
- Quản lý được số lượng hàng xuất nhập phục vụ cho việc thiết lập kế hoạch
- Bảo vệ được thị trường nội địa
- Thực hiện các cam kết với nước ngoài
- Chống các hiện tương gian lận trong thương mại, buôn bán
Nhược điềm:
- Nếu không được thực hiện một cách quy củ chặt chẽ dễ gây ra hiện tượng
bóp méo thương mại. Những giấy tờ không được sử dụng đúng mục đích.
- Yêu cầu về đội ngũ nhân lực của cơ quan Hải quan có chuyên môn và tư
cách đạo đức tốt.
Xu hướng:
Được coi là biên pháp quan trọng trên tiêu chí công bằng, minh bạch
II- Các biện pháp tƣơng đƣơng thuế quan
1. Xác định trị giá hải quan:
- Xác định giá theo mục đích quản lý hải quan
Ưu điểm:
- Xác định giá hàng nhập khẩu một cách khách quan và công bằng
- Phát huy tính tích cực của các đàm phán về thuế
Xu hướng:
- Được nhiều nước tham gia kí kết
2. Định giá:
Ưu điểm:
- QUản lý tối đa, triệt để giá hàng nhập khẩu
- PHù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử quốc gia
Nhược điểm:
- Dễ gây ảnh hưởng xấu tới nuoc thành viên
3. Biến phí
- Chuyển sang thuế hóa các loại phí thay đổi cản trở đáng kể thương mại do
tính không minh bạch của chúng
Ưu điểm:
- Bảo vệ sản xuất nội địa, đặc biệt là ngành nông nghiệp
- Hạn chế mức giá thấp hơn của hàng nhập khẩu để đảm bảo tính cạnh tranh
của hàng nội địa
Nhược điềm:
- Gây cản trở cho các nước thành viên
- Chi phí nhập khẩu tăng lên
- Khó cạnh tranh với hàng nội địa
Xu hướng :
Được áp dụng cả ở quốc gia phát triển và đang phát triển.
4. Phụ thu
Ưu điểm:
- Bảo vệ hàng hóa nội địa cùng với thuế quan
- Tạo thêm nguồn thu, giảm bớt những chi phí cho công tác quản lý xuất
nhập khẩu, san sẻ gánh nặng với ngân sách
- Bình ổn giá cả ở một số mặt hàng hay có biến động
Nhược điểm:
-Không được sử dụng như sự bảo hộ gián tiến các sản phẩm trong nước
- Chỉ được giới hạn ở mức tương ứng chi phí dịch vụ thực sự bỏ ra
Xu hướng:
- Áp dụng cho một số mặt hàng khi có biến động giữa giá thế giới và giá trong
nước
5. Quyền kinh doanh của các doanh nghiệp
- Cấp giấy phép nhập khẩu và tổ chức đấu thầu giao việc nhập khẩu một hàng
hóa nào đó cho doanh nghiệp có tiềm năng đảm bảo những yêu cầu đề ra
trong quy đinh.
Ưu điểm:
- Đảm bảo cân đối cung cầu
- Bảo hộ nền sản xuất trong nước
- Đảm bảo được chất lượng của hàng nhập khẩu
- Ổn định xã hội, sức khỏe cộng động
Nhược điểm
- Gây hạn chế đối với doanh nghiệp kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài
6. Các rào cản kỹ thuật
Ưu điểm:
- Bảo hộ nền sản xuất trong nước
- Tránh các rủi ro và ô nhiễm môi trường, an nịnh, xã hội
Nhược điểm:
- Cản trở việc phát triển thương mại quốc tế
- Cản trở nhập khẩu nếu không thực hiện nghiêm túc, minh bạch
Xu hướng:
- Các nước tích cực tham gia và Tổ chức tiêu chuẩn đo lường quốc tế như
ISO.
7. Các biện pháp liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài
Ưu điểm:
- Phát triển nguồn nhiên liệu trong nước
- Kích thích nên sản xuất trong nước

8. Quản lý điều tiết nhập khẩu thông qua hoạt động dịch vụ
Ưu điểm :
- Đảm bảo thanh toán
Nhược điểm:
- Cản trợ nhập khẩu
9. Các biện pháp quản lý hành chính
Ưu điểm:
- Bảo hộ nền sản xuất nội địa
Nhược điểm:
- Cản trở việc lưu chuyển hàng hóa
10. Các biện pháp bảo vệ thƣơng mại tạm thời
Ưu điểm:
- Tránh tình trạng phân biệt đối xử
Nhược điểm:
- Đẩy giá hàng hóa lên cao.
 Nhìn chung việc áp dụng các biện pháp phi thuế có nhiều hình thức để
các quốc gia lựa chọn để đáp ứng những mục tiêu khác nhau. Nhưng lại
khó để thực hiện tốt và tạo ra nhiều chi phí tốn kém về vật chất lẫn nguồn
nhân lực mà Nhà nước đôi khi lại không có được thêm một nguồn lợi tài
chính nào

65 và 66

1.Trình bày ưu nhược điểm của các biện pháp thuế quan và phi thuế quan?

2. Xu hướng áp dụng các biện pháp này?

3. Quan điểm của WTO về các biện pháp này?

Trả lời:
Thuế quan Phi thuế quan

 Rõ ràng, công khai


 Mức độ bảo hộ nhanh, mạnh hơn
 Ổn định, dễ dự đoán
 Phong phú về hình thức
Ưu  Dễ đàm phán cắt giảm
điểm mức bảo hộ  Đáp ứng nhiều mục tiêu
 Tăng thu ngân sách  Nhiều rào cản phi thuế quan chưa bị cam
kết cắt giảm hay loại bỏ
 Công bằng hơn

 Không công khai -> Không rõ ràng, khó


dự đoán
 Thực thi khó khăn, tốn kém trong quản lý
Nhược  Không tạo đc rào cản
điểm nhanh chóng  Thất thu ngân sách
 Tổn thất ròng xã hội lớn hơn
 Gây độc quyền -> ko công bằng

Thuế đánh vào hàng NK


Chuyển từ các biện pháp mang tính hạn chế
phải đc giảm dần, việc
định lượng trực tiếp sang các biện pháp tinh
Áp đánh thuế phải đảm bảo
vi hơn như thuế chống phá giá, thuế đối
dụng rõ ràng, minh bạch ko
kháng, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về
gây cản trở cho tự do
nhãn mác, các tiêu chuẩn về môi trường,…
buôn bán

các cản trở thuế quan và Các biện pháp hạn chế định lượng tuy bị
phi thuế quan dần dần cần WTO ngăn cấm nhưng hạn chế định lượng
phải dỡ bỏ. Tuy nhiên, như cấm nhập khẩu khẩu hay hạn ngạch NK
vẫn thừa nhận cho phép vẫn còn đc áp dụng trong những trường hợp
các nước sử dụng thuế cần thiết để đảm bảo và duy trì an ninh quốc
WTO
quan để bảo hộ sx trong gia, giữ gìn đạo đức văn hóa, bảo vệ môi
nước, nhưng phải ràng trường hay trong một vài trường hợp ngoại
buộc và cam kết mức lệ đặc biệt. Tuy nhiên, hạn ngạch thuế quan
thuế tiến tới dần dần dỡ trong nông nghiệp lại đc thừa nhận và áp
bỏ hoàn toàn dụng rộng rãi.

67.
Các biện pháp quản lý nhập khẩu mang tính định lượng? Ưu, nhược điểm?
Thực tiễn áp dụng ở Việt Nam? Quan điểm của WTO về việc áp dụng các biện
pháp này ?

- Lµ nh÷ng quy ®Þnh cña c¸c níc vÒ sè lîng hay gi¸ trÞ hµng ho¸ ®îc xuÊt ®i
hay nhËp vÒ tõ mét thÞ trêng nµo ®ã.
- Cã tÝnh chÊt b¶o hé rÊt cao  WTO yªu cÇu lo¹i bá
Gåm 3 biÖn ph¸p chÝnh:
a-CÊm NK:
b-H¹n ng¹ch NK:
c-GiÊy phÐp NK:
a-CÊm NK (Import Prohibitions):

 Môc ®Ých:

- B¶o ®¶m An ninh quèc gia


- B¶o vÖ ®¹o ®øc x· héi
- B¶o vÖ søc kháe con ngêi, ®éng thùc vËt
- §¶m b¶o c©n b»ng C¸n c©n TTQT
- ë ViÖt Nam: b¶o hé SX trong níc
 Lµ biÖn ph¸p h¹n chÕ NK m¹nh nhÊt.

b-H¹n ng¹ch NK (Import Quota)

 Kh¸i niÖm:
Lµ quy ®Þnh cña Nhµ níc vÒ sè lîng hay gi¸ trÞ hµng ho¸ ®îc NK nãi chung
hoÆc tõ mét hoÆc mét sè thÞ trêng nhÊt ®Þnh nµo ®ã, trong mét kho¶ng thêi gian
nhÊt ®Þnh (thêng lµ 1 n¨m).

 Ph©n lo¹i:

- H¹n ng¹ch cã quy ®Þnh thÞ trêng/H¹n ng¹ch kh«ng quy ®Þnh thÞ trêng
- H¹n ng¹ch sè lîng/h¹n ng¹ch gi¸ trÞ

Lµ h×nh thøc thuéc hÖ thèng giÊy phÐp kh«ng tù ®éng


 Thêng ®îc tÝnh to¸n vµ c«ng bè hµng n¨m dùa trªn c¬ cë nhu cÇu trong níc vµ
mét sè yÕu tè kh¸c.
 Môc ®Ých cña h¹n ng¹ch:
- B¶o hé SX trong níc.
- Sö dông cã hiÖu qu¶ quü ngo¹i tÖ.
- Thùc hiÖn c¸c cam kÕt cña CP víi níc ngoµi.
ViÖt Nam hiÖn nay kh«ng cßn sö dông h¹n ng¹ch n÷a.

Quy ®Þnh cña WTO ntn?

- §iÒu XI – GATT/1994: kh«ng cho phÐp c¸c níc sö dông h¹n ng¹ch ®Ó h¹n
chÕ NK.
- §iÒu XVIII – GATT/1994: cho phÐp sö dông trong trêng hîp ®Æc biÖt
(ngo¹i lÖ):
+ Kh¾c phôc sù khan hiÕm trÇm träng vÒ l¬ng thùc, thùc phÈm, s¶n phÈm thiÕt yÕu.
+ B¶o vÖ c¸n c©n thanh to¸n.

+ §iÒu kiÖn cña c¸c níc ®ang ph¸t triÓn:…

c-GiÊy phÐp NK (Import Licenses)


 Lµ mét chÕ ®é mµ theo ®ã, hµng hãa muèn NK vµo l·nh thæ mét níc ph¶i
xin giÊy phÐp cña c¸c c¬ quan chøc n¨ng.
So víi h¹n ng¹ch th× giÊy phÐp NK ®îc ¸p dông réng r·i h¬n.

Theo “HiÖp ®Þnh vÒ Thñ tôc cÊp giÊy phÐp NK” cña WTO: cã 2 lo¹i GP:

- GiÊy phÐp tù ®éng: ®îc cÊp trong vßng 10 ngµy


- GiÊy phÐp kh«ng tù ®éng: 30 ngµy – 60 ngµy
Ở ViÖt Nam, giÊy phÐp NK (XK) chuyÕn ®· ®îc b·i bá theo N§ 89/CP ra ngµy
15/12/1995, b¾t ®Çu cã hiÖu lùc tõ 1/2/1996.
Q§ sè 46/2001/Q§-TTg ngµy 04/04/2001: mét sè hµng ho¸ chÞu sù qu¶n lý b»ng
cÊp giÊy phÐp cña Bé TM vµ c¸c Bé chuyªn ngµnh (7).
68.Nội Dung các biện pháp kỹ thuât trong thương mại quốc tế ? thực trạng và khó
khăn đối với Việt Nam khi áp dụng các biện pháp này

Tự tham khảo SGK nhá :D


69.

Phân biệt các biện pháp bảo hộ thương mại tạm thời?

Các biện pháp bảo hộ thương mại tạm thời gồm :


+ Thuế chống phá giá : Áp dụng trong trường hợp hàng nhập khẩu vào Việt
Nam mà giá bán của nước xuất khẩu quá thấp so với giá bán thông thường do được
bán phá giá, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất tương tự trong nước.
Mức thuế này được tính theo mức chênh lệch cao nhất giữa giá thông thường và
giá nhập khẩu của hàng hóa đó.
+ Thuế chống trợ cấp : Áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với giá
bán của hàng hóa đó quá thấp so với thông thường do có được trợ cấp của nước
xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển của ngành sản xuất tương tự của Việt
Nam. Mức thuế này được dựa trên cơ sở chênh lệch giữa mức trợ cấp và phí nộp
đơn xin trợ cấp.
+ Thuế chống phân biệt đối xử : Áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam có xuất xứ từ nước mà ở đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có
những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hóa của Việt Nam.
Ngoài các biện pháp về thuế, các nước có thế áp dụng các biện pháp khác như :
yêu cầu phải cam kết, dùng hạn ngạch, áp dụng các mức thuế chống trợ cấp hoặc
phá giá trở lại.

70.
Thực trạng và Xu hướng áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại tạm thời tại
VN: :

Thực trạng

Nghị định số 150/2003/NĐ-CP quy định chi tiết Pháp lệnh chống phá giá

Tháng 5/2004 Vn công bố Phâp lệnh chống trợ cấp hàng hóa NK vào VN
Xu hướng áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại tạm thời tại VN

ngày càng đc áp dụng nhiều theo cách thuế quan hóa : Biện pháp hạn chế định
lượng bị WTO ngăn cấm, nhưng hạn chế định lượng cấm nhập khẩu hay hạn
ngạch nhập khẩu vẫn còn được áp dụng trong những trường hợp cần thiết để
đảm bảo duy trì an ninh quốc gia, giữ gìn đạo đức văn hóa, bảo vệ môi trường hay
trong một vài trường hợp ngoại lệ đặc biệt. Biện pháp hạn ngạch vẫn được thừa
nhận và được nhiều nước áp dụng để bảo hộ ngành dệt may. Ngoài ra một biện
pháp mang tính chất hạn chế định lượng khác cũng được WTO thừa nhận và áp
dụng rộng rãi là hạn ngạch thuế quan trong nông nghiệp.

Câu 71 Khu chế xuất là gì? Sự giống và khác nhau giữa KCX, KCN và đặc
khu kinh tế? Xu thế phát triển của hai hình thức này?

Khu chế xuất là khu CN tập trung các doanh nghiệp chế xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện các dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác
định, không có dân cư sinh sống ; do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định
thành lập

So sánh KCX, KCN, ĐKKT

giống nhau:

 Đều là các khu kinh tế mở được xây dựng nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất, tạo
công ăn việc làm, thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy quá trình hội nhập, tạo điều kiện
phát triển kinh tế đất nước
 Có ranh giới địa lý xác định, tách biệt với bên ngoài bằng hàng rào tự nhiên nhân
tạo
 Lĩnh vực hoạt động: sản xuất lắp ráp, gia công hàng xuất khẩu và các dịch vụ khác
 Cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt, đồng bộ, hiện đại

Khác nhau:

Khu công nghiệp Khu chế xuất đặc khu kinh tế


Ko có dân cư sinh sống Ko có dân cư sinh sống Có dân cư sinh sống, là một
xã hội thu nhỏ
Sx sản phẩm tiêu dùng nội chỉ sx sản phẩm phục vụ Đa dạng sản xuất
địa xuất khẩu
chế độ thuế quan giống với Có chế độ thuế quan riêng được ưu đãi đặc biệt về
nội địa chính sách, cơ chế quản lý

Xu thế phát triển của 2 hình thức này : đang được khuyến khích xây dựng và phát triển
đồng bộ vì các KCN, KCX và đặc khu kt góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
địa phương theo hướng CNH-HĐH, đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao trình độ công
nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tác động mạnh mẽ đến XK.

Câu 72 Gia công xuất khẩu là gì? Trình bày những lợi ích của Việt Nam khi
thực hiện gia công xuất khẩu? Xu hƣớng trong thời gian tới?

Câu 75: Khái niệm, tác dụng của gia công xuất khẩu? Các hình thức gia công
xuất khẩu hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng?

Gia công XK là đưa các yếu tố sx ( chủ yếu là nguyên liệu) từ nc ngoài về để sản
xuất hh, nhưng ko phải để tiêu dung trong nước mà để XK thu ngoại tệ chênh lệch do tiền
công đem lại.

Tác dụng của gia công XK

 Có điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, góp phần tăng thu nhập
quốc dân và tăng nguồn thu ngoại tệ
 Thúc đẩy các cơ sở sx trog nc, nhanh chóng thích nghi với thị trg TG, góp phần
cải tiến các quy trình sx trog nc theo kip trình độ qtế
 Tạo đk thâm nhập thị trg các nc, tránh những biện pháp hạn chế NK do các nước
đề ra
 Khắc phục khó khăn do thiếu nguyên liệu để sx ra các mặt hàng XK , đặc biệt là
CN nhẹ, tranh thủ vốn và kĩ thuật nước ngoài

Hƣớng pt gia công ở VN:

 Tập trung vào mặt hàng truyền thống, trước hết là hàng thủ công mỹ nghệ, CN nhẹ
cũng như 1 số ngành lắp ráp hàng CN tiêu dùng phù hợp vs khả năng trong nước.
 Nhận những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao để từ đó nâng cao trình độ
quản lý sử dụng coi như chuyển giao công nghệ, hiện đại hóa kt.
 Tìm những khách hàng có nhu cầu gia công lớn, có tính lâu dài và ổn định
 Tăng dần tỷ lệ nội địa hóa khắc phục tình trạng làm thuê.

Câu 73 Trình bày nội dung của các biện pháp tài chính - tiền tệ khuyến khích xuất
khẩu?

Các biện pháp TC-TT nhằm khuyến khích XK

Tín dụng xuất khẩu

- Bảo lãnh tín dụng XK: Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay trước
ngân hàng hoặc trước khoản tín dụng mà nhà XK cấp cho nhà NK, nếu có rủi
ro gì đối với khoản tín dụng đó, nhà nước sẽ chịu
- Bảo hiểm tín dụng: Nếu có rủi ro trong quá trình đi vay hay bàn chịu, sẽ đc các
cơ quan bảo hiểm đền bù theo mức phí bảo hiểm mà doanh nghiệp mua (dễ vi
phạm quy định WTO)
- Nhà nước cấp tín dụng XK: NN cấp 1 khoản tín dụng cho doanh nghiệp XK
trong nước hoặc nhà NK nước ngoài

Trợ cấp xuất khẩu


Là những ưu đãi mà Chính phủ một nước dành cho các doanh nghiệp nhằm đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu.

Có 2 hình thức

- TC trực tiếp: NN trực tiếp dành cho doanh nghiệp những thuận lợi khi XK hh
như: trực tiếp cấp tiền hoặc CP bảo lãnh các khoản vay…
- TC gián tiếp: NN gián tiếp hỗ trọ cho các doanh nghiệp gia tăng XK như: giới
thiệu, triển lãm, quảng cáo, đào tạo, tạo đk thuận lợi cho các giao dịch XK…
Chính sách tỉ giá hối đoái

- Hệ thống tỷ giá cố định


- Hệ thống tỷ giá thả nổi
- Hệ thống khung tỷ giá
- Hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý
- Hệ thống tỷ giá giữ ở mức cố định trong một thời gian nhất định
- Hệ thống tỷ giá cố định có khả năng bị điều chỉnh
Thuế và các ƣu đãi về thuế: miễn hoặc giảm thuế đối với một số mặt hàng xuất
khẩu,..
Câu 74 Phân biệt cấp tín dụng xuất khẩu và trợ cấp xuất khẩu.

Cấp tín dụng xuất khẩu và trợ cấp xuất khẩu

Giống nhau

- Biện pháp tài chính


- Biện pháp mà Nhà nước dành hco doanh nghiệp những ưu đãi
- Hỗ trợ cho hàng hóa xuất khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh
- Mục đích khuyến khích sản xuất và thúc đảy xuất khẩu
- Hình thức đa dạng, đối tượng áp dụng rộng rãi
Khác nhau

Tín dụng xuất khẩu Trợ cấp xuất khẩu

Đối tƣợng Các doanh nghiệp tổ chức trong nước có hợp Các doanh nghiệp sx hh trong nước, hh
đồng XK và các tổ chức nước ngoài NK hh được trợ câp là hàng đc tiêu thụ ở thị
thuộc diện bảo lãnh tín dụng XK trường nước ngoài

Phạm vi áp Rất rộng (CP trực tiếp cấp vốn, cho vay, góp Hẹp hơn ( cho vay XK, bảo lãnh tín dụng
dụng cổ phần, đảm bảo tín dụng, CP bỏ qua hay ko XK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh hợp
thu các khoản phải nộp, hỗ trợ thu nhập hay trợ đồng)
giá XK)

Hình thức Các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ hoàn trả lại Các doanh nghiệp ko phải hoàn trả Nhà nc
những khoản trợ cấp

Phân loại - TD trước khi giao hàng - TC trực tiếp

- TD sau khi giao hàng - TC gián tiếp

- NN cấp TD cho nc’ ngoài

- NN bảo lãnh trc khoản tín dụng mà nhà XK


cấp cho nhà NK

- Bảo hiểm tín dụng

Ƣu điểm - Nhà XK yên tâm bán chịu, nâng cao giá bán - Làm giảm giá bán
hh
- Góp phần ptriển CN nội địa
- Mở rộng XK
- Nhận được khoản trợ cấp ko phải hoàn
- Giải quyết tình trạng dư thừa hh ở trong nc trả lại

- Giúp ng XK giải quyết vđề về vốn - Công cụ “mặc cả”

Nhƣợc - Ảnh hưởng xấu đến hh trong nước - Bóp méo sự tín hiệu của thị trường
điểm
- Có thể chịu rang buộc chính trị bất lợi - Chi phí cơ hội của trợ cấp thường rất lớn

- Ko hiệu quả về mặt tài chính ngân sách

- Xác suất chọn sai đối tg khá cao

- Có thể dẫn đến hành động trả đũa

Vai trò - Giữ vai trò trọng yếu trog việc thực hiện - Giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị
mtiêu đẩy mạnh XK của đất nc trường nc ngoài

- Trợ cấp sx nội địa còn khiến cho các cam kết - Thúc đẩy nhanh XK, nâng cao đc giá
rang buộc thuế quan trog khuôn khổ WTO mất hàng
tác dụng, duy trì bảo hộ sx nội địa
- TD trc khi giao hàng có tác động ảnh
- Trợ cấp góp phần ổn định công ăn việc làm, hưởng đến sức cạnh tranh của ng XK
hạn chế thất nghiệp

Câu 76: Để quản lý xuất khẩu, Việt Nam thƣờng dùng những biện pháp gì?
Những biện pháp này có mâu thuẫn với chƣơng trình xuất khẩu của Việt Nam
không?

 Các biện pháp:


1) Cấm XK đối với: vũ khí đạn dược, vật liệu nổ, thiết bị quân sự; di vật bảo vật
quốc gia; các loại văn hóa cấm phổ biến lưu hành ở VN; động thực vật quý hiếm;
các loại phần mềm, máy móc dùng trong bảo vệ bí mật quốc gia, hóa chất độc
hại....
2) Cấp giấy phép XK hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ: Bộ
thương mại sẽ cấp giấy phép XK cho tổ chức kinh doanh XK trong phạm vi số lg
quy định hàng hóa đó
3) Thủ tục hải quan – XK hàng hóa
4) Hạn ngạch XK: Nhà nước chỉ quản lý bằng hạn ngạch đối với mặt hàng do các tổ
chức nước ngoài quy định như hàng dệt, may mặc xk vào Hoa Kỳ
5) Quản lý ngoại tệ: quy định các nhà XK phải chuyển khoản ngoại tệ thu được và
Ngân Hàng thương mại đc phép kinh doanh ngoại tệ, cấm gửi ngoại tệ thu được
cho XK vào ngân hàng nước ngoài.

Những biện pháp này ko hề mâu thuẫn với chương trình XK của VN. Bởi vì để bảo
vệ quyền lợi quốc gia thì cần kiểm soát một vài dạng xk như sp đặc biệt, nguyên liệu do
nhu cầu trong nước còn thiếu hoặc có ý nghĩa chiến lược đối với đất nước. Quản lý XK là
do: cấm vận buôn bán, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ động vật và cây trồng, bảo vệ di sản văn
hóa, đồ cổ.

Câu 77 Khái niệm, điều kiện của một mặt hàng xuất khẩu chủ lực? Thực tế
xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở Việt Nam.
Câu 78: Trình bày các điều kiện của mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực có thể thay đổi đƣợc không?

Hàng chủ lực là những hàng hóa có điều kiện sản xuất ở trong nước với hiệu quả
kinh tế cao hơn những hóa hóa khác, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, chiếm tỉ
trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia

Điều kiện của mặt hàng chủ lực:

 Có thị trg tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị trường đó
 Có nguồn lực để tổ chức sản xuất với chi phí thấp để thu đc lợi trong buôn bán
 Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước

Thực tế xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở Việt Nam

 Được đề ra từ cuối những năm 1960


 Năm 1960, than đá đc coi là mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam
 Những năm 1990 thì dầu thô, gạo là là những mặt hàng chủ lực của nước ta
 Năm 2008-2009, dẫn đầu danh sách là các mặt hàng dầu thô, dệt may,giày dép,
thủy sản, gạo.
 Hiện nay, thứ tự các MHCL là dệt may, giầy dép, tủy sản, đâu thô, điện tử, máy
tính, linh kiện
 Nhà nước có những chính sách ưu đãi phát triển mạnh hơn các mặt hàng chủ lực
để đẩy mạnh xuất khẩu

Các mặt hàng XK chủ lực có thể thay đổi. Vị trí của mặt hàng chủ lực không phải
là vĩnh viễn. Một mặt hàng ở thời điểm này có thể đc coi là hàng XK chủ lực, những ở
thời điểm khác thì ko. Hoăc nó chỉ chiếm thị phần ở một số thị trường nhất định chứ ko
phải ở tất cả các thị trường

81.Thế nào là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực tế? Các doanh
nghiệp XNK sẽ quan tâm đến loại tỷ giá hối đoái nào?
Theo kinh tế học, tỷ giá hối đoái danh nghĩa (nominal exchange rate) là giá
tương đối của đồng tiền của hai nước.
Tỷ giá hối đoái thực (real exchange rate) hay còn được gọi là tỷ giá ngoại
thương là giá tương đối của hàng hóa của hai nước. Tỷ giá này cho biết tỷ lệ mà
tại đó chúng ta có thể trao đổi hàng hóa của một nước này với hàng hóa của một
nước khác nước khác.
Tuy nhiên, với cách nhìn của nhà XNK VN thì có thể hiểu 1 cách tương đối 2
khái niệm trên như sau:
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá hối đoái chính thức được Ngân hàng nhà nước
Việt Nam công bố tại thời điểm đó. Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ giá chính thức
được điều chỉnh theo các quá trình lạm phát có liên quan
Có thể dùng công thức đơn giản sau đây để tính tỷ giá hối đoái thực tế

Tỷ giá Tỷ giá HĐCT x Chỉ số giá cả trong nước


=
HĐTT Chỉ số giá cả nước ngoài

Các doanh nghiệp quan tâm tới tỷ giá hối đoái thực tế.
82. Tỷ giá hối đoái tăng (đồng Việt nam bị mất giá so với ngoại tệ) sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu?
Câu hỏi này không rõ ràng, TGHĐ là TGHĐTT hay TGHĐCT (TGHĐDN)? Với
câu hỏi này, các cậu nên hỏi lại giảng viên là: thầy/cô muốn nói tới TGHĐTT hay
TGHDDN. Với TGHĐTT, cần phân tích cả 2 TH sau, còn nếu là TGHĐCT
(TGHĐDN) chỉ cần nói tới TH 2
Có 2 nguyên nhân khiến TGHĐTT tăng:
*TH1: Chỉ số giá trong nước tăng cao hơn so với quốc tế, tỷ giá HĐCT không đổi,
khi đó:
+ Hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn so với sản phẩm nội địa mà chúng phải chịu chi
phí tăng do lạm phát.
+ Các nhà xuất khẩu các sản phẩm sơ chế, là người bán ra theo mức giá cả
quốc tế nằm ngoài tầm kiểm soát của họ sẽ bị thiệt. Họ phải chịu chi phí cao hơn
do lạm phát trong nước. Hàng xuất khẩu của họ trở nên kém sinh lợi do ngoại tệ
thu được phải bán lại với tỷ giá HĐCT, không được tăng lên để bù lại chi phí sản
xuất cao hơn.
+ Các nhà xuất khẩu các sản phẩm - chế tạo có thể tăng giá cả xuất khẩu của
họ để bù đắp lại chi phí nội địa cao hơn, nhưng khả năng chiếm lĩnh thị trường sẽ
giảm. Họ cũng có thể giữ nguyên mức giá tính theo ngoại hối nhưng lợi nhuận sẽ
thấp, khả năng cạnh tranh của hàng hoá sẽ thấp.
Kết quả chung là nhập khẩu tăng lên và xuất khẩu giảm đi.
*TH2: tỷ giá HĐCT tăng, chỉ số giá trong nước và nước ngoài không đổi hoặc thay
đổi với cùng tỷ lệ
TH này sẽ có tác động ngược lại: Nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng.(lý luận ngược
lại phần trên)

83. Vai trò của xuất khẩu trong việc làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
sản xuất phát triển?
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh
mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa hoc, công nghệ hiện đại. Sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát
triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt
quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển
như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ ở sự
“thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp.
Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp.
Hai là, coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ
chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế
giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát
triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm. Sự phát triển của
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu, dầu thực vật, chè… có thể sẽ
kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó.
- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất
phát triển và ổn định.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,
nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao
năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện
quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt
Nam, nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất
mới.
- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị
trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải
tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị
trường.
- Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công
việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường.

84. Để đẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu các quốc gia thường áp dụng các
biện pháp gì? Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay thì biện pháp nào quan trọng
nhất?
Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu có thể chia thành ba nhóm:
1. Nhóm biện pháp liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ cấu xuất
khẩu:
- Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: một mặt hàng chủ lực ra đời ít
nhất cần có 3 yếu tố cơ bản:
+Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị
trường đó.
+Có nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với chi phí thấp để thu
được lợi trong buôn bán.
+Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất
nước.
- Gia công xuất khẩu
- Các biện pháp đầu tư liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải biến cơ cấu
xuất khẩu
- Xây dựng các khu kinh tế mở
2. Nhóm biện pháp tài chính
- Nhà nước bảo lãnh và cung cấp tín dụng
-Trợ cấp xuất khẩu
-Chính sách tỷ giá hối đoái
-Thuế xuất khẩu và các ưu đãi về thuế

3. Nhóm biện pháp thể chế và xúc tiến xuất khẩu

85. Phá giá hối đoái? Sự giống và khác nhau so với phá giá hàng hoá? Trong
điều kiện hiện nay, Việt Nam có nên phá giá hối đoái không?
Định nghĩa một cách đơn giản, đồng tiền của một quốc gia bị phá giá hay
chính xác hơn bị giảm giá, khi tỷ giá chính thức mà Ngân hàng Trung ương của
nước đó sẵn sàng đổi nội tệ lấy ngoại tệ (ví dụ: đô la Mỹ) được tăng lên. Ví dụ,
việc phá giá đồng bạt Thái Lan từ 25 bạt xuống 45 bạt ăn một đô la Mỹ hay
việc giảm giá VNĐ từ 11.000 đồng trở xuống 14.000 đồng ăn một đô la Mỹ.

< >

86. Tại sao nói xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ CNH-
HĐH đất nước?
Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu
để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp
hoá đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập
khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.

Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như:
- Đầu tư nước ngoài
- Vay nợ, viện trợ
- Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ
- Xuất khẩu sức lao động….
Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ…. tuy quan trọng,
nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn vốn
quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hoá đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu
quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
ở nước ta, thời kỳ 1986-1990 nguồn thu về xuất khẩu đảm bảo trên 75% nhu
cầu ngoại tệ cho nhập khẩu; tương tự thời kỳ 1991-1995 và 1996-2000 là 66% và
50%.
Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên. Nhưng mọi cơ hội đầu tư và
vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và
người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu - nguồn vốn duy nhất để trả nợ - trở
thành hiện thực.

87. Trình bày nội dung của biện pháp Nhà nước cấp và bảo lãnh tín dụng xuất
khẩu tại Việt Nam hiện nay?
Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán
chịu và trả chậm, hoặc dưới hình thức tín dụng hàng hoá với lãi suất ưu đãi đối
với người mua hàng nước ngoài. Việc bán hàng như vậy thường có những rủi ro
(rủi ro do nguyên nhân kinh tế hoặc chính trị) dẫn đến sự mất vốn. Trong
trường hợp đó, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu hàng
bằng cách bán chịu, Nhà nước đứng ra bảo lãnh, đền bù nếu bị mất vốn. Tỷ lệ
đền bù có thể lên đến 100% vốn bị mất, nhưng thường tỷ lệ đền bù có thể lớn
đến 60-70% khoản tín dụng để các nhà xuất khẩu phải quan tâm đến việc kiểm
tra khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu và quan tâm đến việc thu tiền
bán hàng sau khi hết thời hạn tín dụng.
Hiện nay ở Việt Nam Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín
dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp.
Nhà nước đứng ra bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, ngoài việc thúc đẩy xuất
khẩu, còn nâng được giá bán hàng vì giá bán chịu bao gồm cả giá bán trả tiền
ngay và phí tổn đảm bảo lợi tức.
88. Trợ cấp xuất khẩu: Khái niệm, các hình thức, tác dụng và xu hướng áp
dụng? Quan điểm của WTO về biện pháp này?
Trợ cấp xuất khẩu là những khoản hỗ trợ của Chính phủ (hoặc một cơ quan
công cộng) cho các khoản thu hay giá cả trực tiếp hoặc gián tiếp có tác động
làm tăng xuất khẩu một sản phẩm xuất khẩu.
Trợ cấp xuất khẩu bao gồm phạm vi rất rộng như: Chính phủ trực tiếp cấp
vốn, cho vay, góp cổ phần, đảm bảo cho vay; Chính phủ bỏ qua hay không thu
các khoản thu mà doanh nghiệp phải nộp; Chính phủ cung cấp hàng hoá hay
dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở nói chung hoặc mua hàng vào; Chính phủ
đóng góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một cơ quan tư
nhân thực thi một hay nhiều công việc trên đây; hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá khi
xuất khẩu
Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là giúp người xuất khẩu tăng thu nhập nâng
cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, do đó đẩy mạnh được xuất khẩu. Ngoài ra,
trợ cấp xuất khẩu còn có tác dụng nhiều mặt như:
- Trợ cấp xuất khẩu góp phần phát triển công nghiệp nội địa và thúc đẩy
xuất khẩu.
- Trợ cấp xuất khẩu góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu vùng kinh tế.
Trợ cấp xuất khẩu kích thích lan truyền hiệu ứng tích cực và khắc phục
hiệu ứng tiêu cực.
- - Trợ cấp xuất khẩu còn được sử dụng như một công cụ để “mặc cả” trong
đàm phán quốc tế.
Xu hướng chung hiện nay trợ cấp xuất khẩu vẫn còn được sử dụng rộng rãi,
nhất là trợ cấp cho những sản phẩm nông nghiệp. Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp có xu
hướng bị thu hẹp do sự đấu tranh giữa Chính phủ có quan hệ buôn bán với nhau.
Ngược lại, trợ cấp gián tiếp ngày càng tăng lên và thường được che dấu.

 Quan điểm của WTO:


Điều XVI:1 của GATT và Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
của WTO cho phép các nước thành viên duy trì các hình thức trợ cấp không
gây bóp méo thương mại hoặc gây tổn hại tới lợi ích của các nước thành
viên khác. Tại Điều 27 của Hiệp định trên thừa nhận “trợ cấp là một công cụ
phát triển hợp pháp và quan trọng của các nước đang phát triển” và quy định
dành đãi ngộ đặc biệt, và khác biệt liên quan đến trợ cấp cho các nước thành
viên đang phát triển.

92. Phân biệt lợi nhuận tài chính và lợi nhuận kinh tế?
Lợi nhuận tài chính hay lợi nhuận kinh doanh – chỉ tiêu quan trọng nhất của
hiệu quả tài chính, người ta sử dụng số liệu do hạch toán kế toán cung cấp. Đó là
những số liệu về tổng doanh thu và tổng chi phí (cả thuế) mà doanh nghiệp thực tế
bỏ ra để sản xuất hay mua hàng và tiêu thụ (gọi chung là chi phí kinh doanh) và kết
quả thu được (gọi là doanh thu) tức là:
Lợi nhuận tài chính = doanh thu tài chính – chi phí tài chính
Nhưng việc tính toán lợi nhuận trong quan hệ với chi phí tài chính như trên
rõ ràng chưa thể phản ánh chính xác thực chất lợi nhuận, nhiều khi phóng đại lợi
nhuận lên bởi vì chi phí không được tính toán đầy đủ.
Do đó để tính toán hiệu quả kinh tế thực thụ của các hoạt động ngoại
thương, cũng như của doanh nghiệp cần phải xem xét chỉ tiêu lợi nhuận trong quan
hệ với chi phí kinh tế. Lợi nhuận kinh tế là phần thặng dư của thu nhập trừ đi chi
phí khi giá kinh tế được sử dụng và sau khi đã trừ đi chi phí cơ hội của vốn. Nói
cách khác lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí
kinh tế.
Lợi nhuận kinh tế = doanh thu kinh tế - chi phí kinh tế
Hay lợi nhuận kinh tế = lợi nhuận kế toán – chi phí cơ hội và các chi phí
chìm khác.
93. Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội của
hiệu quả kinh tế ngoại thương?
Giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội có mối quan hệ nhân
quả và tác động qua lại với nhau. Trong quản lý kinh doanh ngoại thương không
những cần tính toán và đạt được hiệu quả trong hoạt động của từng người, từng
doanh nghiệp, mà còn phải tính toán và quan trọng hơn, phải đạt được hiệu quả
kinh tế - xã hội đối với nền kinh tế quốc dân. “Hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu
chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển”. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt
được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp ngoại thương. Tuy
vậy, có thể có những doanh nghiệp xuất nhập khẩu không đảm bảo được hiệu quả
(bị lỗ) nhưng nền kinh tế vẫn thu được hiệu quả. Tuy nhiên, tình hình thua lỗ của
doanh nghiệp nào đó chỉ có thể chấp nhận được trong những thời điểm nhất định
do những nguyên nhân khách quan mang lại. Các doanh nghiệp ngoại thương phải
quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội vì đó chính là tiền đề và điều kiện cho
doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Nhưng để doanh nghiệp quan tâm đến hiệu
quả kinh tế - xã hội chung của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước cần có các chính
sách đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích của xã hội với lợi ích của doanh nghiệp và cá
nhân người lao động.

Cách tính hiệu quả về mặt tài chính của NK? Cho ví dụ?
Đối với nhập khẩu kết quả đó là sự chênh lệch giữa chi phí ngoại tệ nhập
khẩu và giá trị nội địa của hàng nhập khẩu (đánh giá theo giá bán buôn hay bán lẻ).
muốn tính toán chính xác hiệu quả tài chính của hoạt động xuất nhập khẩu, điều
kiện cần thiết là phải tính đủ những chi phí tạo nên CPnk
94. Sự giống và khác nhau giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế – xã hội
của hoạt động ngoại thương? Cho VD?
Về mặt quan điểm: Hiệu quả tài chính mới chỉ xác định ở tầng vi mô, còn
hiệu quả kinh tế - xã hội phải được xác định ở tầng vĩ mô. Hiệu quả tài chính mới
chỉ xét trên góc độ của doanh nghiệp, còn hiệu quả kinh tế - xã hội phải xuất phát
từ lợi ích của toàn xã hội. Mục tiêu chính của doanh nghiệp là tối đa lợi nhuận, thể
hiện ở tính toán hiệu quả tài chính, còn mục tiêu chủ yếu của xã hội là tối đa phúc
lợi xét trên phạm vi nền kinh tế.
Trên thực tế một doanh nghiệp hoặc một hoạt động kinh doanh ngoại thương
có thể cho tối đa lợi nhuận nhưng không mang lại phúc lợi xã hội đáng kể, thậm
chí còn có thể có hại. Do đó, mặc dù phải tính toán hiệu quả tài chính, doanh
nghiệp nhất thiết phải tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội.
Về mặt tính toán: Vì có sự khác nhau về quan điểm nên trong tính toán cũng
có nhiều điểm khác nhau.
Khi xác định hiệu quả kinh tế - xã hội không tách rời khỏi việc xác định hiệu
quả tài chính mà giữa chúng có mối liên hệ nhất định, vì các yếu tố đầu vào và đầu
ra nói chung là giống nhau. Vì vậy, việc tính toán hiệu quả tài chính phải thực hiện
trước để làm cơ sở cho việc xác định hiệu quả kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, khi sử
dụng các kết quả của việc tính toán hiệu quả tài chính để tính toán hiệu quả kinh tế
- xã hội, ta cần lưu ý sự khác biệt sau:
a/ Quy mô của lợi nhuận có liên quan đến sự khác biệt về việc xác định giá
cả và chi phí kinh doanh. Trong tính toán hiệu quả tài chính, giá cả được lấy theo
thời giá, theo chi phí lịch sử. Giá đó ảnh hưởng đến các khoản thực thu, thực chi
của doanh nghiệp.
b) Sự khác biệt thứ hai liên quan đến quan điểm khác nhau của các nhà kinh
tế và kế toán về thuế, tiền lương tiền công, các khoản trợ giá, bù giá.

95. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt
động ngoại thương?
1. Xác định giá trị hàng hoá gia tăng.
Giá trị hàng hoá gia tăng gọi tắt là giá trị gia tăng của một hoạt động kinh
doanh gồm: giá trị gia tăng trực tiếp và giá trị gia tăng gián tiếp. Giá trị gia tăng
trực tiếp tức là giá trị do chính hoạt động kinh doanh đó tạo nên.
Giá trị gia tăng gián tiếp là những giá trị gia tăng thu được từ các hoạt động
kinh doanh khác hoặc hoạt động kinh tế khác do ảnh hưởng lan truyền mà hoạt
động kinh doanh ngoại thương đang xem xét sinh ra.
Cách tính giá trị gia tăng dựa vào các kết quả tính toán hiệu quả tài chính và
tiến hành một số hiệu chỉnh cần thiết.
Cụ thể:
Giá trị gia tăng trực tiếp = Lãi ròng + Lương + Thuế - Trợ giá, bù giá
Giá trị gia tăng được xác định cho từng năm, hoặc từng thời kỳ.

2. Hiệu quả kinh tế của vốn:


Ở đây ta xem xét hiệu quả kinh tế của vốn bằng việc xem xét giá trị gia tăng
của hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp với số vốn bỏ ra trong kỳ kinh
doanh hay đầu tư.

Giá trị gia tăng


Hv =
Vốn kinh doanh bình quân trong năm

Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của vốn thể hiện lượng giá trị gia tăng tính trên một
đồng vốn. Chỉ tiêu này dùng để so sánh hiệu quả kinh tế của các phương án hoặc
của thời kỳ kinh doanh, đầu tư .
3.Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ
* Tăng thu ngoại tệ: đối với hoạt động xuất khẩu hoặc một phương án đầu tư
sản xuất hàng xuất khẩu cần xác định rõ mức tăng thu ngoại tệ cho từng năm và
tổng số.
Tăng thu Thu ngoại tệ Chi phí ngoại tệ
= -
ngoại tệ do xuất khẩu cho nhập khẩu
* Tiết kiệm ngoại tệ: đối với phương án kinh doanh sản xuất thay thế nhập
khẩu hoặc sản xuất cho xuất khẩu đều cần tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu. Việc tính
toán tiết kiệm ngoại tệ được dựa trên giả thiết sau:
- Doanh nghiệp sử dụng sản phẩm trong nước thay cho nhập khẩu để sản
xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong nước, hoặc để xuất khẩu.
- Sản phẩm nào không thể sản xuất trong nước được hay sản xuất không có
hiệu quả mới nhập khẩu. Do đó mức độ tiết kiệm ngoại tệ được tính như sau:
Tiết kiệm Chi phí ngoại tệ Chi phí ngoại tệ
= -
ngoại tệ nếu nhập khẩu cần nhập khẩu
Trong đó:
Chi phí ngoại tệ nếu nhập khẩu bằng giá CIF của sản phẩm nhân với số
lượng sản phẩm thay thế nhập khẩu. Chi phí ngoại tệ nhập khẩu tính theo thực tế
(hoặc nhu cầu) nhập khẩu của phương án.
Tỉ giá hối đoái thực tế của phương án
Để đánh giá mức độ tiết kiệm hoặc tăng thu ngoại tệ chúng ta còn cần quan
tâm đến một chỉ tiêu nữa là tỉ giá hối đoái thực tế của phương án so với tỉ giá chính
thức của ngân hàng.
Ta có thể tính tỷ giá thực tế của phương án (theo nghĩa một, hoặc nhiều hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu gộp lại) theo công thức sau:
Hc
Rt  (13)
Ht
Trong đó:
Rt: Tỷ giá thức tế của phương án
Hc: Hiện giá chi phí của phương án tính bằng nội tệ
Ht: Hiện giá tăng thu ngoại tệ, tính bằng ngoại tệ so sánh.
Tỷ giá hối đoái thực tế của phương án hoặc kỳ kinh doanh càng nhỏ hơn tỷ
giá mua, bán chính thức của ngân hàng càng có ý nghĩa trong việc tiết kiệm ngoại
tệ.
3.32.4. Mức đóng góp cho Ngân sách Nhà nước
Các khoản đóng góp của doanh nghiệp cho Ngân sách Nhà nước gồm: Thuế,
tiền thuê đất, thuê tài sản cố định, bảo hiểm... chỉ tiêu này tính cho hàng năm và
từng thời kỳ. Ngoài ra còn cần tính thêm mức đóng góp cho Ngân sách so với một
đồng vốn kinh doanh.
Mức đóng góp vào ngân sách
Tỷ lệ =
Tổng vốn bình quân
Điều này có nghĩa là trong năm công ty đã nộp 8 xu vào ngân sách Nhà
nước cho mỗi đồng vốn kinh doanh.
Ngoài ra khi xác định hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu, chúng ta còn cần quan tâm đến một số chỉ tiêu khác nhau:
- Thu hút số lao động mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh XNK.
- Góp phần phát triển kinh tế địa phương và các ngành khác.
- Thoả mãn nhu cầu của nhân dân.
- ảnh hưởng của phương án kinh doanh đến môi trường
- .v.v..
Việc định lượng các chỉ tiêu trên có khó khăn so với các chỉ tiêu khác. Tuy
vậy khi đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội hoạt động xuất nhập khẩu của doanh
nghiệp chúng ta không thể bỏ qua.

Chương 6 + 7
1. Nội dung cơ bản của mô hình quản lý theo nguyên tắc Nhà nước độc
quyền ngoại thương là:
- Hoạt động ngoại thương đều được kế hoạch hoá với một hệ thống chỉ tiêu
pháp lệnh chặt chẽ và được chỉ huy tập trung từ Trung ương.
- Các hoạt động ngoại thương đều được giao cho các tổ chức quốc doanh
được Nhà nước thành lập và quản lý.
- Các quan hệ thương mại, kinh tế giữa nước ta và các nước XHCN khác đều
mang tính chất Nhà nước và được thực hiện trên cơ sở các hiệp định và Nghị định
thư mà Chính phủ ta ký với chính phủ các nước XHCN. Các điều ước quốc tế đó
quy định cụ thể danh mục và kim ngạch XNK, các nguyên tắc xác định giá,
phương thức thanh toán, nội dung hợp tác về kinh tế và khoa học kỹ thuật, nội
dung viện trợ v.v...
- Các tổ chức kinh doanh ngoại thương và các tổ chức kinh tế của Nhà nước
được thực hiện các cam kết của chính phủ Việt Nam với nước ngoài.
- Hạch toán kinh tế ở giai đoạn này chỉ mang tính hình thức. Thông qua chế
độ “thu bù chênh lệch ngoại thương”, các khoản được coi là “lãi” phải nộp vào
Ngân sách Nhà nước, các khoản được coi là “lỗ” thì được Ngân sách Nhà nước cấp
bù.
- Về mặt quản lý không có sự phân biệt rành mạch giữa quản lý Nhà nước và
quản lý kinh doanh.
Cơ chế quản lý tập trung, bao cấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động
ngoại thương, đặc biệt là xuất khẩu và phát triển hàng xuất khẩu. Nhằm khắc phục
tình trạng trì trệ của nền kinh tế, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ
6 (Khoá IV) đã đề ra một số biện pháp cải biến cơ chế quản lý hoạt động ngoại
thương, đặc biệt là quản lý xuất khẩu. Tuy nhiên độc quyền ngoại thương vẫn là
nguyên tắc chỉ đạo mọi hoạt động ngoại thương trong giai đoạn này.
Căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6, Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Nghị định số 40/CP, ngày 7-2-1980 ban hành Bản
quy định về chính sách và biện pháp phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.
Nghị định này mở đầu quá trình sửa đổi cơ chế quản lý ngoại thương. Nội
dung cơ bản của Bản quy định này gồm những điểm chủ yếu sau:
- Sửa đổi công tác kế hoạch hoá xuất khẩu, theo hướng thu hẹp các chỉ tiêu
pháp lệnh đối với xuất khẩu; cho phép xuất khẩu những sản phẩm ngoài kế hoạch.
Từ quy định này hình thành xuất khẩu theo kế hoạch và hàng xuất khẩu ngoài kế
hoạch.
- Mở rộng quyền hoạt động ngoại thương cho các địa phương thông qua các tổ
chức ngoại thương địa phương. Từ quy định này hình thành hàng xuất khẩu Trung
ương và hàng xuất khẩu địa phương với hai quy chế khác nhau.
- Mở rộng quyền xuất khẩu trực tiếp cho các Liên hiệp xí nghiệp. Các xí
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trực thuộc các Bộ quản lý sản xuất. Từ quy định
này hình thành nên Bộ quản lý Nhà nước về ngoại thương (Bộ Ngoại thương), Bộ
chủ quản của các tổ chức kinh doanh được quyền hoạt động ngoại thương (Bộ
quản lý ngành).
- Dành cho các địa phương một tỷ lệ ngoại tệ thu được từ hàng xuất khẩu địa
phương để nhập khẩu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu địa phương và
cho kinh tế địa phương. Từ quy định này hình thành chế độ tự cân đối ngoại tệ đối
với các địa phương.
Những biện pháp nêu trên có làm giảm đi phần nào tính tập trung cao của
công tác quản lý ngoại thương, nhưng nhìn chung những sửa đổi đó về cơ bản vẫn
nằm trong khuôn khổ Nhà nước độc quyền ngoại thương.

2. Quản lý Nhà nước hoạt động ngoại thương có sự thay đổi sau năm 1986:
- Chuyển các hoạt động ngoại thương từ cơ chế tập trung, bao cấp sang hạch
toán kinh doanh. Xoá bỏ tỷ giá kết toán nội bộ. Xoá bỏ bao cấp và bù lỗ cho kinh
doanh xuất nhập khẩu.
- Mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp cho các cơ sở sản xuất
thuộc các thành phần kinh tế. Sự độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như trước
đây không còn.
Sự tăng cường quản lý thống nhất của Nhà nước đối với mọi hoạt động
ngoại thương bằng luật pháp và chính sách. Hình thành hệ thống biện pháp, chính
sách khuyến khích xuất khẩu. Quản lý nhập khẩu chủ yếu thông qua chính sách
thuế; giảm thiểu các biện pháp quản lý phi thuế quan như hạn ngạch, giấy phép
xuất, nhập khẩu. v..v.
Ý nghĩa : Những thay đổi trong quản lý và chính sách ngoại thương những
năm qua đã góp phần tích cực vào sự phát triển buôn bán của nước ta với nước
ngoài, đặc biệt là với khu vực thị trường các nước phát triển.

You might also like