You are on page 1of 57

CHƯƠNG 2

LÝ THUYẾT KINH DOANH QUỐC TẾ

TS. BÙI QUÝ THUẤN


NỘI DUNG

1. Thương mại quốc tế và Lý thuyết thương mại quốc tế

2. Đầu tư quốc tế và Lý thuyết đầu tư quốc tế

3. Xu hướng thương mại và đầu tư quốc tế trong tương lai


1. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.1 Thương mại quốc tế và đặc trưng của TMQT

1.2 Nội dung các hoạt động của thương mại quốc tế

1.3 Một số lý thuyết thương mại quốc tế

1.4 Sự can thiệp của chính phủ đến hoạt động TMQT

Mối quan hệ của các lý thuyết thương mại quốc


1.5
tế với hoạt động kinh doanh quốc tế
1.1. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

- TMQT là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ


giữa các quốc gia thông qua buôn bán nhằm
mục tiêu kinh tế và lợi nhuận

- Trao đổi hàng hóa, dịch vụ là một hình thức của


các mối quan hệ kinh tế - xã hội và phản ánh sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất
– kinh doanh hàng hóa, dịch vụ riêng biệt của
các quốc gia.
Câu hỏi đặt ra: Vì sao các quốc gia lại tham gia vào TMQT?
CÁC QUỐC GIA THAM GIA VÀO TMQT

- Nhu cầu cần thiết phải có sự trao đổi sản phẩm trong xã
hội

- Phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa ở trình


độ quốc tế

- Tận dụng lợi thế của mình và của đối tác để gia tăng lợi
ích về mặt kinh tế

=> Một quốc gia thường sẽ XK sản phẩm có lợi thế so


sánh và NK sản phẩm mình không có lợi thế so sánh

Câu hỏi: Tại sao các quốc gia có những lợi thế và hạn chế?
CÁC QUỐC GIA CÓ LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ DO CÁC YẾU TỐ SAU

- Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

- Sự khác biệt về năng suất lao động: Do khác biệt về các


yếu tố vốn, lao động, kỹ thuật công nghệ,..

- Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong (của DN và đơn vị


sản xuất) và quy mô bên ngoài (ngành kinh tế)

- Sự khác biệt về nguồn lực kinh tế và việc sử dụng các yếu


tố vào quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
1.1. ĐẶC TRƯNG CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

- TMQT là quan hệ kinh tế diễn ra giữa các chủ thể của các
nước khác nhau, có quốc tịch khác nhau
- Quan hệ thương mại quốc tế chịu sự điều tiết của các hệ
thống luật pháp của các nước khác nhau, điều ước, công
ước, quy tắc, thông lệ, tập quán,..mang tính chất quốc tế
- Đồng tiền sử dụng trong TMQT là khác nhau => đòi hỏi
các DN nắm rõ thị trường tiền tệ, chính sách tiền tệ,.. Để
lựa chọn đồng tiền thanh toán phù hợp hạn chế rủi ro.
- Hàng hóa, dịch vụ trong TMQT di chuyển qua biên giới
các quốc gia. Quan hệ TMQT phụ thuộc vào chính sách
TMQT
1.2. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

- Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

- Các hoạt động dịch vụ TMQT

- Gia công quốc tế

- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu

- Xuất khẩu tại chỗ


1.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1. Lý thuyết cổ điển về TMQT


 Chủ nghĩa trọng thương
 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối
 Lý thuyết về lợi thế so sánh
2. Lý thuyết tân cổ điển về TMQT
 Lý thuyết Hecksher - Ohlin
3. Lý thuyết hiện đại về TMQT
 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm và TMQT (tự đọc)
 Lý thuyết thương mại mới (tự đọc)
 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter
1.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Các lý thuyết thương mại nhằm:


- Giải thích tại sao các quốc gia thu được lợi ích khi tham gia
vào TMQT?
- Giúp các nước xây dựng chính sách kinh tế thúc đẩy TMQT
tạo điều kiện cho DN tham gia vào hoạt động TMQT
- Giải thích các mô hình của TMQT trong nền kinh tế thế giới
LỊCH SỬ CÁC LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Chủ nghĩa trọng thương
 Khởi đầu tại Anh và Pháp vào giữa TK 16
 Quan điểm của CN Trọng thương:
 Vàng và bạc là phương tiện chính đánh giá sự giàu có của quốc
gia
 Cần phải duy trì trạng thái thặng dư thương mại, tức XK nhiều
hơn NK để mang lại lợi ích cho một nước
 Ủng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm đạt được thặng dư
trong thương mại
=> Đề xuất các chính sách nhằm tối đa hóa XK và tối thiểu hóa NK
- NK được hạn chế bởi các biện pháp: thuế quan, hạn ngạch
- XK được trợ cấp
LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1. Chủ nghĩa trọng thương


 Hạn chế của CN trọng thương: Coi thương mại là một trò chơi
có tổng bằng không (zero-sum game – nghĩa là lợi ích mà một
nước thu được chính bằng thiệt hại mà nước khác mất đi)
LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

2. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage)


 Lý thuyết này do Adam Smith khởi xướng trong tác phẩm “Của của các dân
tộc” được xuất bản đầu tiên vào năm 1776.
 Các quốc gia khác nhau chính là khả năng sản xuất các hàng hóa một
cách hiệu quả
 Một nước có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một sản phẩm khi mà nước
đó sản xuất sản phẩm đó một cách hiệu quả hơn so với nước khác
 Xem thương mại tự do giữa các nước như là một phương tiện mở rộng sự
giàu có của mọi quốc gia
 Quan điểm của Adam Smith:
 Thương mại không phải là một trò chơi có tổng bằng 0
 Các nước nên chuyên môn hóa vào sản xuất những sản phẩm mà nước đó
có lợi thế tuyết đối và sau đó trao đổi những hàng hóa đó lấy những
hàng hóa sản xuất bởi những nước khác
MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI THEO LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI CỦA ADAM SMITH

 Thế giới có hai quốc gia và hai mặt hàng
 Đồng nhất chi phí sản xuất với tiền lương cá nhân
 Giá cả hoàn toàn do chi phí sản xuất quyết định
 Lao động là yếu tố duy nhất, không di chuyển giữa các nước
 Công nghệ sx các nước: như nhau, không đổi
MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI
THEO LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI CỦA ADAM SMITH

Thời gian lao động cần thiết để sản xuất mỗi đơn vị thép và vải ở mỗi nước

Nhật Bản Việt Nam


=> Nhật Bản có lợi thế trong việc
Thép (Giờ công lao động/ ĐVSP) 2 6 sản xuất thép, còn Việt Nam có lợi
Vải (Giờ công lao động/ ĐVSP) 5 3 thế trong sản xuất vải

Giả sử Việt Nam và Nhật Bản đều có 120 giờ công lao động (60h sản xuất vải & 60h sản xuất thép)

NHẬT BẢN VIỆT NAM THẾ GIỚI


Vải Thép Vải Thép Vải Thép
Tự cung tự cấp 12 30 20 10 32 40
Giao thương 0 60 40 0 40 60
Lợi ích ròng 8 20

Thông qua chuyên môn hóa và giao thương, sản lượng của thế giới tăng lên so với trường hợp tự cung, tự cấp
MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI THEO LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI CỦA ADAM SMITH

Ưu điểm:
 Khắc phục hạn chế của lý thuyết trọng thương: khẳng định cơ sở
tạo ra giá trị là sản xuất, chứ không phải là lưu thông.
 Chứng minh thương mại đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia
Hạn chế:
 Không giải thích được hiện tượng chỗ đứng trong phân công lao
động quốc tế và TMQT sẽ xảy ra như thế nào đối với những nước
không có lợi thế tuyệt đối nào.
 Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị, là đồng nhất
và được sử dụng với tỉ lệ như nhau trong tất cả các loại hàng hoá.
Vậy còn công nghệ? Điều kiện khác như vốn, tự nhiên,…?
LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Câu hỏi đặt ra: Điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia có
lợi thế tuyệt đối trong sản xuất tất cả các mặt hàng?

Lợi thế tuyệt đối xác định dựa trên cơ sở so sánh lượng lao
động thực tế sử dụng ở các nước khác nhau => Lợi thế tuyệt đối
không giải thích được trường hợp tại sao TMQT vẫn có thể diễn
ra khi một nước có lợi thế tuyệt đối (hoặc không có lợi thế tuyệt
đối) về tất cả các mặt hàng
LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

3. Lý thuyết về lợi thế so sánh (Comparative Advantage)


 Lý thuyết này do David Ricardo (1817) nhà kinh tế học người Anh khởi
xướng và đưa ra lý thuyết về lợi thế so sánh.
 Một nước chuyên môn hóa vào sản xuất những hàng hóa mà nước đó sản
xuất một cách hiệu quả hơn và mua về những hàng hóa mà nước đó sản
xuất kém hiệu quả hơn so với các nước khác, ngay cả khi điều đó có
nghĩa là mua hàng hóa từ những nước khác mà mình có thể tự sản xuất
hiệu quả hơn
 Thương mại là một trò chơi có tổng lợi ích là một số dương trong đó tất
cả các nước tham gia đều thu được lợi ích kinh tế
 Cung cấp một cơ sở hợp lý cho việc khuyến khích tự do hóa thương mại
 Sản lượng tiềm năng của thế giới sẽ lớn hơn nhiều trong điều kiện TM tự
do không bị hạn chế so với điều kiện hạn chế về thương mại
MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI CỦA DAVID RICARDO

Ví dụ: 2 nước Việt Nam & Malaysia sản xuất Coffee và Gạo
- Quỹ đất như nhau (100ha)
- Năng suất khác nhau (như bảng dưới)

Việt Nam Malaysia


Gạo 6 tấn/ha 1 tấn/ha
Coffee 6 tấn/ha 3 tấn/ha

Cho thấy Việt Nam có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả 2 mặt hàng (Gạo & Coffee)
Tuy nhiên:
- Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 1 tấn gạo ở Việt Nam là 1 tấn Coffee
- Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 1 tấn gạo ở Malaysia là 3 tấn Coffee
=> Việt Nam có lợi thế so sánh trong sản xuất gạo, Malaysia có lợi thế so sánh trong sản xuất Coffee
MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI CỦA DAVID RICARDO
NHẬT BẢN VIỆT NAM THẾ GIỚI

Lượng sản xuất cần thiết để SX 1 kg thép và 1 vải


Lao động/ 1 kg thép 2 12
Lao động/ 1 kg vải 5 6
Sản xuất và tiêu dùng trong trường hợp tự cung tự cấp (Mỗi nước dành 84 lao động để SX thép và 36 lao động
để SX vải
Ví dụ về 2 nước Nhật Bản & Thép (kg) 42 7 49
Việt Nam. Giả định mỗi nước Vải (kg) 7,2 6 13,2
có 120 lao động để sản xuất 2 Sản lượng khi có chuyên môn hóa (NB chỉ sản xuất thép & VN chỉ sản xuất vải)
mặt hàng là Thép & Vải
Thép (kg) 60 0 60
Vải (kg) 0 20 20
Tiêu dùng ở mỗi nước sau khi trao đổi (10kg thép = 10 kg vải)
Thép (kg) 50 10 60
Vải (kg) 10 10 20
Lợi ích từ chuyên môn hóa & trao đổi
Thép (kg) 8 (50 – 42) 3 (10 – 3) 11
Vải (kg) 2,8 (10-7,2) 4 (10-6) 6,8
LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

3. Lý thuyết về lợi thế so sánh (Comparative Advantage)


 Kết luận:
 Quá trình thương mại quốc tế sẽ diễn ra và tất cả các thành viên
tham gia đều tiết kiệm được chi phí sản xuất khi từng nước tập
trung nguồn lực vào sản xuất các ngành hàng mà họ có chi phí
"tương đối" thấp hơn
 Một điểm chung thống nhất giữa Adam Smith và David Ricardo
là đều ủng hộ cơ chế thị trường tự do và giảm thiểu can thiệp của
Chính phủ trong điều tiết thương mại quốc tế
 Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ
thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không
hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa.
LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Hạn chế:
 Không giải thích được hiện tượng chỗ đứng trong phân công lao
động quốc tế và TMQT sẽ xảy ra như thế nào đối với những nước
không có lợi thế tuyệt đối nào.
 Thê giơi chỉ có hai quốc gia và 2 loại hàng hóa
 Chi phí vận tải bằng 0 giữa các quốc gia
 Giá cả các nguồn lực sản xuất là ngang bằng nhau
 Các nguồn lực sản xuất có thể dễ dàng di chuyển giữa các ngành
sản xuất trong một quốc gia
 Hiệu suất không thay đổi theo quy mô
 Mỗi nước có một nguồn lực sản xuất không đổi và thương mại tự
do không thay đổi hiệu quả sử dụng các nguồn lực của từng nước
LÝ THUYẾT TÂN CỔ ĐIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Lý thuyết tương quan các nhân tố Heckscher – Ohlin (H – O)
 Lý thuyết này được 2 nhà kinh tế học Thụy Điển là E. Heckscher
và B. Ohlin đưa ra
 Quan điểm của lý thuyết H – O xem xét:
 Hàm lượng của các yếu tố SX cần thiết đề sản xuất ra hàng hóa
 Mức độ dồi dào các yếu tố sản xuất của một nước

 Theo Heckscher va Ohlin: Lợi thế cạnh tranh xuất phát từ sự khác biệt
các yếu tố sản xuất – mức độ mà một nước có sẵn các nguồn lực như
đất đai, lao động và vốn
 Các nước sẽ XK những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng
những nhân tố dồi dào tại nước đó và NK những hàng hóa mà sử
dụng nhiều hạm lượng những nhân tố khan hiếm tại nước đó
LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1. Lý thuyết chu kỳ sản phẩm và TMQT


2. Lý thuyết thương mại mới
3. Lý thuyết cạnh tranh quốc gia của M. Porter
 M. Porter (1990) tiếp cận ở góc độ quản trị
 Nhấn mạnh chỉ số năng suất

Câu hỏi: Tại sao một quốc gia đạt được có thể duy trì lợi thế cạnh tranh trong một ngành nào
đó? Hay một công ty của một quốc gia lại thành công trên thị trường quốc tế đối với một số
ngành hàng/ khâu/ đoạn ngành hàng nào đó
LÝ THUYẾT CẠNH TRANH QUỐC GIA M. PORTER

Michael Porter (1990) xác định 4 thuộc tính như là


4 yếu tố cấu tạo nên mô hình kim cương, những
thuộc tính này thúc đẩy hoặc ngăn cản sự tạo ra lợi
thế cạnh tranh:
 Các điều kiện về yếu tố sản xuất
 Các điều kiện về cầu
 Các ngành hỗ trợ và liên quan
 Chiến lược, cơ cấu công ty và đối thủ cạnh tranh

Ngoài ra, M. Porter xác định 2 yếu tố CƠ HỘI và CHÍNH PHỦ chi phối mô hình kim cương
của quốc gia theo những cách thức quan trọng khác nhau
LÝ THUYẾT CẠNH TRANH QUỐC GIA CỦA M. PORTER

 Các điều kiện về yếu tố sản xuất: Vị thế của một nước về các yếu tố sản xuất
như lao động trình độ cao, cơ sở hạ tầng, công nghệ,.. sẵn sàng cho để cạnh
tranh trong một ngành cụ thể
 Các điều kiện về cầu: Nhu cầu trong nước đối với hàng hóa hoặc dịch vụ của
một ngành
 Các ngành hỗ trợ và liên quan: Các ngành cung cấp các yếu tố đầu vào cho
một hoặc một ngành khác có năng lực cạnh tranh quốc tế
 Chiến lược, cơ cấu công ty và đối thủ cạnh tranh: Các điều kiện quản lý các
công ty được tạo ra, tổ chức và quản trị như thế nào và bản chất của đối thủ
cạnh tranh trong nước
ĐÁNH GIÁ LÝ THUYẾT CẠNH TRANH QUỐC GIA CỦA M. PORTER

 Các nước nên xuất khẩu những sản phẩm của những ngành mà tại đó cả 4
thành phần của mô hình kim cương có điều kiện thuận lợi, nhập khẩu sản
phẩm trong những lĩnh tại đó các thành phần không có điều kiện thuận lợi
 Chính phủ có thể can thiệp từng thành phần của mô hình kim cương:
 Các điều kiện về yếu tố sản xuất: Trợ cấp, chính sách đối với thị trường
vốn, chính sách đối với giáo dục
 Các điều kiện về cầu: Quy định về tiêu chuẩn sản phẩm nội địa, nhập
khẩu,…
 Các ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan: Các chính sách hỗ trợ ngành
công nghiệp hỗ trợ như thuế, đào tạo,…
1.4. SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ ĐẾN
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
- Hàng rào thuế quan: Thuế XNK

- Hàng rào phi thuế quan

 Trợ cấp

 Hạn ngạch xuất khẩu

 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

 Yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa

 Các biện pháp hành chính

 Thuế chống bán phá giá

 Chứng nhận xuất xứ/ chất lượng


1.5. MỐI QUAN HỆ CÁC LÝ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ VỚI KINH DOANH QUỐC TẾ

- Các nước khác nhau có lợi thế đặc biệt trong sản xuất
khác nhau. Từ góc độ lợi ích kinh tế, một công ty nên
phân tán hoạt động sản xuất tại các nước mà hoạt
động đó được thực hiện hiệu quả nhất

- Ví dụ: Sản xuất điện thoại thông minh

• Nghiên cứu và phát triển: Thực hiện tại Hoa Kỳ, Hàn
Quốc, Nhật Bản

• Sản xuất linh kiện: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan

• Lắp ráp: Việt Nam, Trung Quốc,…


1.4. MỐI QUAN HỆ CÁC LÝ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ VỚI KINH DOANH QUỐC TẾ

- Lợi thế người đi tiên phong: Đầu tư nguồn lực tài


chính nhằm giành được thị trường, xây dựng thương
hiệu,…tạo lập lợi thế cạnh trang

- Chính sách về thuế, phát triển nhân lực và chính


sách trợ cấp => Các công ty có ảnh hưởng lớn thực
hiện vận động hành lang, gây sức ép chính trị để đưa ra
các chính sách bảo vệ/ đảm bảo lợi ích công ty trong
ngành.
2. ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÀ LÝ THUYẾT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

2.1 Khái niệm, hình thức và lợi ích của đầu tư quốc tế

2.2 Lý thuyết về đầu tư quốc tế

2.3 Sự can thiệp của Chính phủ vào đầu tư quốc tế


2.1. KHÁI NIỆM, HÌNH THỨC CỦA ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ

- Đầu tư quốc tế: Là hình thức di chuyển vốn từ nước


này sang nước khác để tiến hành hoạt động SXKD
hoặc các hoạt động khác nhằm mục đích thu lợi
nhuận và/hoặc lợi ích KTXH

- Đầu tư quốc tế gồm FDI & FPI

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): là hoạt động đầu


tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài tự
mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế của nước sở
tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản
lý & điều hành đối tượng đó để thu lợi trong kinh
doanh
2.1. KHÁI NIỆM, HÌNH THỨC CỦA ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI): là hình thức đầu
tư gián tiếp xuyên biên giới, bao gồm các hoạt động
mua tài sản tài chính nước ngoài hoặc bỏ vốn vào một
đối tượng nhất định với tỷ lệ thấp chưa đủ tham gia
vào quản lý điều hành đối tượng bỏ vốn, nhằm mục
đích tìm kiếm lợi ích.

- Các hình thức đầu tư quốc tế


• Thành lập một DN hoàn toàn mới
• M&A với một công ty đã tồn tại ở nước ngoài
 Mua lại một phần nhỏ (sở hữu từ 10 – 49% cổ phần)
 Mua lại phần lớn (sở hữu 50 – 99% cổ phần)
 Mua lại toàn bộ (DN nước ngoài sở hữu 100% cổ phần)
2.1. LỢI ÍCH CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

- Tác động đến dịch chuyển nguồn lực: cung cấp nguồn
vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý => thúc đẩy phát
triển kinh tế -xã hội (tăng GDP, XNK,…)

- Tạo việc làm

- Tác động đến cán cân thanh toán

- Tác động đến cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế


- Khuếch trương thị trường, vượt qua các hàng rào bảo
hộ
- Bành trướng thế lực kinh tế và chính trị trên trường
quốc tế
- ….
2.2. LÝ THUYẾT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

- Nguyên nhân của đầu tư quốc tế là gì?


- So sánh hiệu quả của vốn đầu tư và tỷ suất lợi nhuận?
- So sánh các yếu tố đầu tư (vốn, lao động, công nghệ
giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư

1. Lý thuyết Mc.Dougall – Kemp về lợi nhuận cận


biên của vốn
2. Lý thuyết Raymond Vernon về vòng đời quốc tế
của sản phẩm
3. Lý thuyết chiết trung của Dunning về sản xuất
quốc tế
4. Lý thuyết về lợi thế đặc biệt của các TNCs
LÝ THUYẾT MC. DOUGALL – KEMP VỀ LỢI
NHUẬN CẬN BIÊN CỦA VỐN

1. Tác giả: Mc. Dougall xây dựng và được Murry C.


Kemp phát triển
2. Các giả thiết:
 Thị trường tại 2 quốc gia là cạnh tranh hoàn hảo
 LN cận biên của nước đi đầu tư < LN cận biên của
nước nhận đầu tư
 Vốn được tự do di chuyển
 Thông tin thị trường hoàn hảo
 Các quốc gia đều cùng sản xuất 01 loại hàng hóa
LÝ THUYẾT MC. DOUGALL – KEMP VỀ LỢI
NHUẬN CẬN BIÊN CỦA VỐN

3. Một số kết quả của lý thuyết:


 Phân tích, so sánh giữa chi phí và lợi ích của di chuyển vốn
(Mc. Dougall, 1960)
 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các quốc
gia là nguyên nhân của di chuyển vốn.
 Sự dịch chuyển giữa các quốc gia khi LN cận biên của vốn
giữa các quốc gia là khác nhau (n/cứu của Kojima, 1978).
 Sự dịch chuyển vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn lực giữa các quốc gia, làm tăng sản lượng, giá trị và
phúc lợi giữa các quốc gia.
LÝ THUYẾT MC. DOUGALL – KEMP VỀ LỢI
NHUẬN CẬN BIÊN CỦA VỐN

4. Kết luận
 Di chuyển vốn làm tăng tổng sản lượng của thế giới, điều
này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trên thế giới được
tăng lên
 Đối với nước đi đầu tư:
• Thu nhập người lao động giảm
• Tăng vốn đầu tư ở nước ngoài
 Đối với nước tiếp nhận đầu tư
• Thu nhập của người lao động tăng lên
• Thu nhập vốn giảm
LÝ THUYẾT MC. DOUGALL – KEMP VỀ LỢI
NHUẬN CẬN BIÊN CỦA VỐN

5. Hạn chế của lý thuyết


 Giả thiết của lý thuyết dựa trên những giả định đơn giản và
phân tích ở trạng thái tĩnh nên chưa phản ảnh hết thực tế của
nền kinh tế.
 Để so sánh được tỷ suất lợi nhuận giữa các quốc gia cần xét
đến các yếu tố khác như môi trường đầu tư, chính sách phát
triển kinh tế của các nước, vai trò của các TNCs, xu hướng tự
do hóa thương mại (FTA), đầu tư,…hội nhập kinh tế và toàn
cầu hóa.
LÝ THUYẾT RAYMOND VERNON VỀ VÒNG ĐỜI
QUỐC TẾ CỦA SẢN PHẨM
LÝ THUYẾT RAYMOND VERNON VỀ VÒNG ĐỜI
QUỐC TẾ CỦA SẢN PHẨM
1. Tác giả: S. Hirch đưa ra và được R. Vernon phát
triển từ năm 1966 trên cơ sở n.cứu các DN của
Mỹ
2. Ý tưởng nghiên cứu của lý thuyết: Dựa vào
vòng đời sản phẩm: xuất hiện – tăng trưởng
mạnh – chững lại – suy giảm.
 GĐ 1: SP mới xuất hiện, sx & tiêu thụ tại TT
nước phát minh.
 GĐ 2: SP mới tăng trưởng, sx phục vụ thị trường
trong nước và XK, các đối thủ cạnh tranh trong &
ngoài nước xuất hiện, FDI xuất hiện.
LÝ THUYẾT RAYMOND VERNON VỀ VÒNG ĐỜI
QUỐC TẾ CỦA SẢN PHẨM

 GĐ 3: SP được chuẩn hóa về chất lượng, nhiều


DN tham gia sản xuất, cạnh tranh cao vì thế các
DN phải tìm thị trường có lợi thế so sánh về chi
phí SX, FDI phát triển.
 GĐ 4: Cạnh tranh khốc liệt, sản xuất hàng loạt,
sản phẩm đi vào thoái trào
LÝ THUYẾT RAYMOND VERNON VỀ VÒNG ĐỜI
QUỐC TẾ CỦA SẢN PHẨM
LÝ THUYẾT RAYMOND VERNON VỀ VÒNG ĐỜI
QUỐC TẾ CỦA SẢN PHẨM

3. Hạn chế của lý thuyết:


 Thị trường và công nghệ thấy có nhiều thay đổi,
không chỉ có ở những nước phát triển mà nhiều
nước đã có nhiều phát minh, sáng chế.
 Khi khoảng cách thu nhập và công nghệ giữa
các quốc gia bị thu hẹp thì không thể tiếp tục
dùng lý thuyết này để giải thích cho hoạt động
đầu tư quốc tế nữa
LÝ THUYẾT CHIẾT TRUNG CỦA DUNNING VỀ
SẢN XUẤT QUỐC TẾ
1. Tác giả: Dunning đề xuất từ năm 1977
2. FDI được thực hiện hiệu quả khi 3 điều kiện sau được thỏa mãn:
 Quyền sở hữu
 Nội bộ hóa
 Địa điểm

Nguồn: Dunning, 1998


LÝ THUYẾT CHIẾT TRUNG CỦA DUNNING VỀ
SẢN XUẤT QUỐC TẾ

 Lợi thế quyền sở hữu (O): công nghệ độc quyền, tính kinh
tế nhờ quy mô, kỹ năng quản lý, thương hiệu…
 Lợi thế địa điểm (L): gồm có ưu thế tài nguyên, chi phí O (Ownership advantages)
lao động, thuế, chi phí vận tải, quy mô tăng trưởng của thị Lợi thế về quyền sở hữu
trường, sự phát triển của CSHT, chính sách của CP
 Lợi thế nội bộ hóa (I): chi phí giao dịch thông qua FDI
thấp hơn các hoạt động XNK, khắc phục những rào cản và
rủi ro do có sự không hoàn hảo của thị trường bên ngoài
gây ra (rào cản thuế quan & phi thuế quan…)

L (Location advantages) I (Internalization advantages)


Lợi thế địa điểm Lợi thế nội bộ hóa
LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ ĐẶC BIỆT CỦA CÁC
CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNCs)

1. Tác giả: Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976),


John H. Dunning (1981) và Rugman (1987) đưa ra
2. Ý tưởng nghiên cứu của lý thuyết: Lý thuyết cho rằng
các TNCs có những lợi thế đặc biệt:
 Vốn đầu tư
 Công nghệ
 Kỹ năng quản lý và mạng lưới sản xuất/ tính kinh tế
nhờ quy mô/ thị trường tiêu thụ
=> Các TNCs vượt qua những trở ngại về chi phí và
sẵn sàng đầu tư ra nước ngoài
LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ ĐẶC BIỆT CỦA CÁC
CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNCs)

3. Quyết định đầu tư ra nước ngoài của các


TNCs dựa vào:
 Vị trí địa lý
 Tài nguyên: Đất đai, sẵn có nguyên vật liệu
 Môi trường đầu tư tốt: Chính trị - Kinh tế ổn
định, lao động cạnh tranh
 Thị trường tiêu thụ tiềm năng
2.3. SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO ĐẦU
TƯ QUỐC TẾ

- Chính sách của nước chủ đầu tư


 Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài
 Hạn chế đầu tư ra nước ngoài
- Chính sách của nước nhận đầu tư
 Khuyến khích tiếp nhận đầu tư
 Hạn chế tiếp nhận đầu tư
CHÍNH SÁCH CỦA NƯỚC CHỦ ĐẦU TƯ

- Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài


 Xóa bỏ đánh thuế 2 lần đối với thu nhập được
tạo ra ở nước ngoài
 Cung cấp tín dụng cho các Công ty muốn đầu
tư ra nước ngoài
 Xây dựng chương trình bảo hiểm rủi ro cho các
Công ty đầu tư ra nước ngoài, như rủi ro chiến
tranh, quốc hữu hóa, rủi ro không chuyển được
lợi nhuận về nước.
CHÍNH SÁCH CỦA NƯỚC CHỦ ĐẦU TƯ

- Hạn chế đầu tư ra nước ngoài


 Quy định quản lý ngoại hối: Giới hạn dòng vốn
chảy ra nước ngoài do lo ngại về cán cân thanh
toán
 Sử dụng chính sách thuế để khuyến khích các
công ty trong nước đầu tư ở thị trường nội địa
nhằm tạo việc làm trong nước
 Ngăn cấm vì lý do chính trị, ví dụ Mỹ cấm các
Công ty đầu tư vào Nga, Iran, Triều Tiên, hạn chế
các công ty chuyển giao công nghệ tại TQ
CHÍNH SÁCH CỦA NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ

- Khuyến khích tiếp nhận đầu tư


 Chính sách ưu đãi đầu tư: giảm thuế, hỗ trợ mặt
bằng sản xuất (chi phí thuê đất)
 Chính sách phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực
 Logistics,…
- Hạn chế tiếp nhận đầu tư
 Hạn chế quyền sở hữu: Không được phép/ hạn chế
NĐT nước ngoài đầu tư vào một số lĩnh vực nhất
định vì lý do an ninh, cạnh tranh
 Quy định về tỷ lệ sở hữu trong các Công ty do nhà
đầu tư trong nước sở hữu
CHÍNH SÁCH CỦA NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ

- Hạn chế tiếp nhận đầu tư


 Các yêu cầu về hoạt động: là biện pháp kiểm soát
các hoạt động đối với Công ty do nhà đầu tư nước
ngoài kiểm soát như tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ xuất
khẩu, chuyển giao công nghệ, mức độ tham gia của
nhân lực (lao động/chuyên gia) của nước sở tại
trong bộ máy quản lý của Công ty
3. XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
- Xu hướng thương mại quốc tế
 Thương mại quốc tế thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong khuôn khổ WTO và
các FTA, khu vực.
 Thương mại hướng tới phát triển bền vững: Các điều khoản về môi trường và phát
triển bền vững được lồng ghép và trở thành một chương riêng biệt trong các FTA và
thỏa thuận thương mại
 Xuất hiện sự dịch chuyển, tái cấu trúc các chuỗi cung ứng theo hướng tin cậy, an
toàn và bền vững hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực về logistics. Thiếu hụt chất bán dẫn,
giá năng lượng tăng cao, chi phí vận chuyển tăng... đều là những lý do tạo động lực để
cấu trúc hóa một mạng lưới sản xuất linh hoạt hơn.
 Ưu tiên hợp tác song phương, hợp tác khu vực và hợp tác theo nhóm các quốc gia
3. XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
- Xu hướng đầu tư quốc tế
 Tái cấu trúc kinh tế toàn cầu: Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền
kinh tế tuần hoàn đang ngày càng được chú trọng, được thúc đẩy bởi nhận thức về
môi trường ngày càng tăng, những lợi ích kinh tế mang lại và tiềm năng tích hợp
các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến
 Phi toàn cầu hóa: xu hướng phi toàn cầu hóa ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt
rõ ràng hơn khi những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và châu Âu áp dụng các chiến
lược bảo hộ để giảm bớt sức ảnh hưởng của Trung Quốc
 Tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu: TNCs thực hiện chiến lược và tái cấu trúc
chuỗi cung ứng theo hướng "khu vực hóa, đa dạng hóa nhà cung cấp và tăng cường
tự động hóa"
KẾT THÚC

You might also like