You are on page 1of 4

CHƯƠNG 1: TOÀN CẦU HOÁ

Mục tiêu học tập 1: Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ toàn cầu hoá
- Toàn cầu hoá là xu hướng làm mất đi tính biệt lập của các nền kinh tế quốc gia
để hướng tới một thị trường khổng lồ trên phạm vi toàn cầu.
- Toàn cầu hoá thị trường là chuyển dịch từ một hệ thống kinh tế mà trong đó các
thị trường quốc gia là những chỉnh thể riêng biệt, bị cô lập bởi các hàng rào
thương mại cũng như các trở ngại về không gian, thời gian và văn hoá để hướng
tới một hệ thống mà các thị trường quốc gia hợp nhất thành một thị trường toàn
cầu.
- Toàn cầu hoá sản xuất là xu hướng của những công ty riêng lẻ tiến hành phân
tán các bộ phận trong quy trình sản xuất của họ tới nhiều địa điểm khác nhau
trên toàn thế giới để khai thác lợi thế do sự khác biệt về chi phí và chất lượng của
các yếu tố sản xuất.
- Các yếu tố sản xuất là các yếu tố đầu vào trên quy trình sản xuất của một công ty,
bao gồm: lao động, quản trị, vốn và bí quyết công nghệ.
- Sự ra đời của các định chế toàn cầu:
 Tổ chức thương mại thế giới (WTO); tổ chức kế tục Hiệp định chung về
thuế quan và mậu dịch (GATT) như là một thành quả của việc kết thúc
thành công vòng đàm phán Urugoay của GATT.
 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): định chế quốc tế được thành lập để duy trì trật tự
trong hệ thống tiền tệ thế giới.
 Ngân hàng thế giới (WB): định chế quốc tế được thành lập để thúc đẩy phát
triển kinh tế nói chung tại các quốc gia nghèo trên thế giới.
 Liên hợp quốc (UN): tổ chức quốc tế tập hợp 193 quốc gia có trụ sở chính
tại thành phố New York, được thành lập năm 1945 để thúc đẩy hoà bình, an
ninh và hợp tác.
 G20: được thành lập vào năm 1999, G20 bao gồm các bộ trưởng tài chính
và thống đốc ngân hàng trung ương của 19 nền kinh tế lớn nhất thế giới,
cùng với đại diện của Liên minh Châu và Ngân hàng Trung ương Châu Âu.
Mục tiêu học tập 2: Nhận biết những động lực chính của toàn cầu hoá.
- Thương mại quốc tế: Xảy ra khi một doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá hay dịch
vụ tới người tiêu dùng ở một nước khác.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh
doanh ở nước ngoài.
- Định luật Moore: Cứ sau 18 tháng, sức mạnh công nghệ của mạch vi xử lý sẽ
tăng gấp đôi và chi phí sản xuất của nó sẽ giảm đi một nửa.
Mục tiêu học tập 3: Mô tả sự thay đổi bản chất của nền kinh tế toàn cầu.
- Vốn FDI tích luỹ: Tổng giá trị tích luỹ của tài sản thuộc sở hữu nước ngoài tài một
thời điểm nhất định.
- Công ty đa quốc gia (MNE): Doanh nghiệp sở hữu các cơ sở sản xuất kinh doanh
ở nhiều hơn một quốc gia.
Mục tiêu học tập 4: Giải thích các luận cứ chính yếu trong cuộc tranh luận về sự tác
động của toàn cầu hoá.
- Toàn cầu hoá, việc làm và thu nhập.
- Toàn cầu hoá, chính sách lao động và môi trường.
- Toàn cầu hoá và chủ quyền quốc gia.
- Toàn cầu hoá và đói nghèo trên thế giới.
Mục tiêu học tập 5: Tìm hiểu quá trình toàn cầu hoá tạo ra cơ hội và thahcs thức
đối với các nhà quản trị doanh nghiệp.
- Công ty kinh doanh quốc tế: Bất kỳ công ty nào tham gia vào hoạt động thương
mại hoặc đầu tư quốc tế.
Tóm tắt chương:
1. Chúng ta chứng kiến tiến trình toàn cầu hoá thị trường và toàn cầu hoá sản xuất
trong hơn ba thập niên qua.
2. Toàn cầu hoá thị trường hàm ý rằng các thị trường quốc gia đang được sáp nhập
với nhau thành một thị trường khổng lồ. Tuy nhiên, điều quan trọng là không nên
quá đề cao quan điểm này.
3. Toàn cầu hoá sản xuất hàm ý rằng doanh nghiệp có thể bố trí các cơ sở sản xuất
tối ưu trên thế giới để phục vụ cho các hoạt động cụ thể. Hệ quả là, sẽ không còn
thích hợp để nói đó là sản phẩm của Mỹ, của Nhật hay của Đức, bởi vì chúng đã
được thay thế bằng những sản phẩm “toàn cầu”.
4. Hai yếu tố có vẻ như là nền tảng cho xu hướng toàn cầu hoá: hạ thấp các hàng rào
thương mại và những thay đổi trong công nghệ truyền thông, thông tin, vận tải.
5. Kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, các rào cản đối với dòng chảy tự do
của hàng hoá, dịch vụ, và vốn đã được hạ thấp đáng kể. Hơn tất cả mọi thứ, việc
này đã tạo điều kiện thuận lợi cho xu hướng toàn cầu hoá sản xuất và cho phép cá
doanh nghiệp coi toàn thế giới như là một thị trường duy nhất.
6. Như một hệ quả của toàn cầu hoá sản xuất và toàn cầu hoá thị trường, trong thập
niên gần đây khối lượng thương mại thế giới đã phát triển nhanh hơn so với sản
lượng sản xuất của thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng mạnh, nhập khẩu
đã thâm nhập sâu hơn vào các quốc gia công nghiệp trên toàn cầu, và sức ép cạnh
tranh đã gia tăng từ ngành công nghiệp này sang ngành công nghiệp khác.
7. Sự phát triển của mạch vi xử lý và những ứng dụng liên quan trong công nghệ
truyền thông và xử lý thông tin đã giúp các công ty kết nối với những cơ sở kinh
doanh của họ trên toàn thế giới vào các mạng lưới thông tin tinh vi. Di chuyển
bằng máy bay phản lực, rút giảm thời gian đi lại, cũng đã nỗ lực cho các công ty
kinh doanh quốc tế liên kết với các cơ sở kinh doanh trên toàn cầu với nhau.
Những thay đổi này đã cho phép các công ty tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ sở kinh doanh của họ trên toàn cầu và coi thế giới như là một thị trường
duy nhất.
8. Trong những năm 1960, nền kinh tế Mỹ đã chiếm ưu thế lớn trên thế giới, các
công ty Mỹ đã chiếm phần lớn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp trong nền kinh tế
thế giới cũng như chi phối danh sách các công ty đa quốc gia quy mô lớn, và ước
chừng một nửa thế giới – các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung – đã đóng cửa với
đối với các doanh nghiệp phương Tây.
9. Đến giữa thập niên 1990, tỷ trọng của Mỹ trong sản lượng sản xuất toàn cầu đã
giảm đi một nửa, và hiện nay phần lớn sản lượng thuộc về các nền kinh tế Tây Âu
và Đông Á. Tỷ trọng của Mỹ trong khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã
giảm khoảng hai phần ba. Các công ty đa quốc gia của Mỹ hiện đang phải đối mặt
với sự cạnh tranh của rất nhiều công ty đa quốc gia Nhật Bản và Châu Âu. Thêm
vào đó, còn phải kể tới sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia quy mô nhỏ.
10. Một trong những diễn biến ấn tượng nhất trong vòng 20 năm qua là sự sụp đổ của
chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, điều này tạo ra những cơ hội dài hạn to lớn cho
các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, sự chuyển đổi theo hướng kinh tế
thị trường tự do ở Trung Quốc và Châu Mỹ Latin cũng đang tạo ra nhiều cơ hội
(lẫn nguy cơ đe doạ) các doanh nghiệp kinh doanh quốc gia phương Tây.
11. Các vấn đề lợi ích và chi phí của nền kinh tế toàn cầu đang hình thành được tranh
luận sôi nổi giữa các doanh nhân, nhà kinh tế, và chính trị gia. Cuộc tranh luận tập
trung vào tác động của toàn cầu hoá đối với công ăn việc làm, tiền lương, môi
trường, điều kiện làm việc, và chủ quyền quốc gia.
12. Quản lý một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế khác với quản lý một doanh nghiệp
kinh doanh nội địa bởi ít nhất bốn lý do: (a) Có sự khác biệt giữa các quốc gia, (b)
Các vấn đề mà một nàh quản trị kinh doanh quốc tế phải đương đầu rộng lớn hơn
và bản thân các vấn đề đó cũng phức tạp hơn so với những vấn đề mà nhà quản trị
của một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải tìm cách hoạt động thích hợp trong
phạm vi các giới hạn đã bị áp đặt bởi sự can thiệp của chính phủ vào hệ thống
thương mại và đầu tư quốc tế; và (d) Giao dịch kinh doanh quốc tế liên quan đến
việc chuyển đổi tiền tệ sang nhiều loại tiền tệ khác nhau.

You might also like