You are on page 1of 9

Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước

Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận


biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một
đơn vị của yếu tố sản xuất) của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có
năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên
cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi
khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì chi phí sản xuất của các nước thừa vốn
thường cao hơn các nước thiếu vốn. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tất cả
những hoạt động nào có năng suất cận biên cao mới được các Doanh nghiệp đầu tư
sản xuất mà cũng có những hoạt động quan trọng, là sống còn của Doanh nghiệp thì
họ vẫn tự sản xuất cho dù hoạt động đó cho năng suất cận biên thấp
Chu kỳ sản phẩm
Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kỳ sống của các
sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản
phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Akamatsu Kaname (1962) cho rằng
sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới
được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm
mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang
sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât
của nước ngoài(giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm
mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản
phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành
FDI.
2.1.2
Học thuyết MacDougall – Kemp (1960)

Cùng với quan điểm của Richard, A. MacDougall (1960) cho rằng, chênh lệch về
năng suất cận biên của vốn giữa các nước là nguyên nhân dẫn đến lưu chuyển vốn
quốc tế. Quan điểm này sau đó được M. Kemp (1964) phát triển thành mô hình Mac
Dougall – Kemp để giải thích hiện tượng OFDI.

Học thuyết đưa ra một số giả định như sau:

+ Thị trường hai quốc gia là thị trường cạnh tranh hoàn hảo Thị trường cạnh
tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người mua, nhiều người bán và
không người mua, người bán nào có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường

+ Thế giới bao gồm nước đi đầu tư (nước cho vay) và nước tiếp nhận đầu tư (nước đi
vay). Trước khi có sự di chuyển vốn giữa các quốc gia thì lợi nhuận cận biên của vốn
(MPK) ở nước đi đầu tư thấp hơn lợi nhuận cận biên của vốn ở nước tiếp nhận đầu tư.

+ Không có hạn chế về đầu tư, vốn được dịch chuyển hoàn toàn tự do.

+ Thông tin thị trường hoàn hảo (transparency), người nhập vốn và xuất khẩu vốn đều
có thông tin đầy đủ liên quan đến phương án đầu tư của mình.

+ Các quốc gia đều sản xuất cùng một loại sản phẩm.
Mô hình Mac Dougall – Kemp

Giả sử, trên thế giới có 02 quốc gia, tổng vốn đầu tư của hai nước là O1O2, trong đó
vốn ở nước đầu tư (I) là O1Q, tương tự ở nước nhận đầu tư là O2Q. Năng suất cận
biên của vốn ở nước (I) là O1M, tương tự ở nước (II) là O2m. Các đường MN và mn
là giới hạn năng suất cận biên của vốn ở hai nước (nước I thấp hơn nước II) và đều có
xu hướng giảm dần.

Trước khi có di chuyển vốn giữa hai nước, tổng sản lượng của nước (I) là O1MNQ và
tổng sản lượng của nước (II) là O2muQ. Do có sự chênh lệch năng suất cận biên của
vốn ở hai nước, vốn nước (I) chuyển sang nước (II) là SQ đến khi năng suất cận biên
của vốn ở hai nước cân bằng tại điểm P (SP = O1E = O2e). Kết quả làm tăng sản
lượng hai nước là PuN, phần dôi ra ngoài tổng sản lượng của hai nước trước khi có sự
dịch chuyển vốn.

Mô hình này đã nêu được điều kiện cần cho đầu tư quốc tế là chênh lệch về năng suất
cận biên của vốn giữa các nước nhưng chưa nêu được điều kiện đủ. Ngoài ra, mô hình
còn chưa giải thích được một số hiện tượng lưu chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế,
không phân tách được FDI và PI.
2.1.3
Năm 1985, Sibert đã đưa ra quan điểm đánh thuế cao, không khuyến khích được
đầu tư quốc tế và vì thế các yếu tố đầu tư trong nước không khai thác được lợi
thế so sánh.
-Lợi thế so sánh hay Ưu thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát
biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất
khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay
tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi
nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối
cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so
sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có
hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản
xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong
nghiên cứu thương mại quốc tế. Sibert nhận thấy thuế quan cao, chính sách thuế
không hợp lí sẽ là rào cảng giao thương làm hạn chế thương mại quốc tế .
VD: Thuế tăng làm tác động đến quá trình xuất nhập khẩu trong nước
của 1 quốc gia, do chi phí nhập liệu ,chi phí xuất khẩu bị đẩy cao làm ảnh
hưởng trực tiếp đến danh nghiệp , nền kinh tế trong nước nói riêng, ảnh
hưởng đến con đường hội nhập quốc tế nói chung.

-Tiếp đến theo Sibert việc đánh thuế quan quá cao không khuyến kích được
đầu tư quốc tế vì tiềm năng trong nước ít . Thuế cao quá trình thương mại hạn
chế , tiềm năng về đa dạng thương mại giảm ,nền kinh tế thụ động kém phát
triển ,ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư của các đối tác quốc tế .
Vd: Một trong số các minh chứng cụ thể cho thuyết Sibert trên là Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam để thu hút đầu tư quốc tế đã nhiều lần sửa đổi chính sách
thuế quan để tranh thủ FDI một cách triệt để nhất. Cụ thể , Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam được Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày
29/12/1987. - Về thuế TNDN: Trong giai đoạn cải cách thuế bước 1 (bắt đầu từ
cuối những năm 1980), DN FDI được áp dụng thuế suất thuế phổ thông của
thuế lợi tức ở mức 25%Ngoài ra, DN FDI còn được hưởng các mức thuế suất ưu
đãi 10%, 15% và 20% áp dụng đối với các dự án khuyến khích đầu tư; được
miễn thuế lợi tức tối đa 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh, giảm 50% số thuế
lợi tức phải nộp tối đa trong 4 năm tiếp theo, tùy theo ngành nghề đầu tư hoặc
địa bàn hoạt động.
2.1.4
Một số quan điểm khác về đầu tư quốc tế
 Theo Krugman, Dunning và Narula, họ cho rằng, sở dĩ có đầu tư quốc tế là do

có sự thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô như tài chính, thuế, ngoại hối ở các nước
tham gia đầu tư.
 Theo K. Kojima, sở dĩ có đầu tư quốc tế là do có sự khác nhau về tỷ suất lợi

nhuận giữa các nước. Cũng dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh của mô hình Heckcher
– Ohlin – Samuelson, K. Kojima đã phát triển để chứng minh rằng những nước có tỷ
suất lợi nhuận cao sẽ thu hút được các nhà đầu tư. Theo tác giả, nguyên nhân hình
thành đầu tư nước ngoài là có sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận giữa các nước và sự
chênh lệch này được bắt nguồn từ sự khác biệt về lợi thế so sánh trong phân công lao
động quốc tế.
 Như vậy, các lý thuyết trên đã giải thích được rằng, về thực chất, sự xuất hiện

của đầu tư nước ngoài đều dựa vào nguyên tắc lợi thế so sánh trong phân công lao
động quốc tế. Đây là nguyên tắc chung cho cả lý thuyết thương mại và di chuyển các
nguồn lực sản xuất quốc tế.
Mặt khác, các quan điểm lý thuyết cũng cho rằng đầu tư nước ngoài có vai trò to lớn
đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và các nước giam gia đầu tư, trong đó
nhất là việc thực hiện công nghiệp hóa của các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, các lý thuyết trên cũng chỉ mới giải thích được điều kiện “cần” để xuất
hiện luân chuyển dòng vốn giữa các nước.
2.2.1 Lý thuyết của các tổ chức công nghiêp̣ (hay còn gọi là lý thuyết thị
trường độc quyền)
Nội dung của lý thuyết

- Giới thiệu tác giả lý thuyết:


Stephen Herbert Hymer (15/11/1934 - 2/2/1974) là một người Canada nhà kinh tế học,
ông được coi là cha đẻ của Kinh doanh quốc tế do những đóng góp của ông liên quan
đến Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như các nghiên cứu và sản xuất học thuật của
ông về lĩnh vực lý thuyết của các doanh nghiệp đa quốc gia. Cha của ông là một
người Do Thái chủ cửa hàng quần áo đến từ Ba Lan và mẹ anh là nhân viên kế toán.
Điều này đã thôi thúc ông nghiên cứu tác động của các tập đoàn đa quốc gia đối với
các doanh nghiệp địa phương, vì ông lo ngại sự hiện diện của các đối thủ cạnh tranh
mới có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của gia đình mình. Những đóng góp
chính của Hymer, có trước hầu hết các lý thuyết hiện có ngày nay về các chủ đề doanh
nghiệp đa quốc gia và Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

- Nguyên nhân hình thành các tổ chức công nghiệp:


Các lý thuyết tổ chức công nghiệp (industrial organisation theories) (1960s):
là kết quả tự nhiên từ sự tăng trưởng và phát triển của các công ty lớn độc quyền ở
Mỹ.
Stephen Hymer (1976): do kết cấu của thị trường độc quyền đã thúc đẩy các công ty
của Mỹ mở rộng ra thị trường quốc tế để khai thác lợi thế của mình về công nghệ, kỹ
thuật quản lý,….
Charles Kindleberger (1969) và Richard E. Caves (1971): những sản phẩm mới
thường có xu hướng độc quyền và có giá thành hạ, nên các công ty đầu tư sản xuất ra
thị trường quốc tế để khai thác lợi thế độc quyền nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

- Lý thuyết tổ chức công nghiệp do Stephen Hymer (1976) được Charles


Kindleberger (1969) và Richard E. Caves (1971)... kế thừa. Theo lý thuyết này, sự
phát triển và thành công của hình thức đầu tư liên kết theo chiều dọc phụ thuộc vào 3
yếu tố:

(1) quá trình liên kết theo chiều dọc các giai đoạn khác nhau của hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm giảm bớt chi phí sản xuất;
(2) việc sản xuất và khai thác kỹ thuật mới;
(3) cơ hội mở rộng hoạt động ra đầu tư nước ngoài có thể tiến hành được do
những tiến bộ trong ngành giao thông và thông tin liên lạc.

Giả thuyết Hymer – Kindleberger cho rằng, bởi vì các công ty nước ngoài nhất
thiết phải có một số nhược điểm đối với các công ty trong nước (ví dụ về kiến thức thị
trường, giao tiếp), nên muốn tham gia sản xuất ở nước ngoài, các công ty này cần có
những lợi thế cụ thể. Hơn nữa, việc đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải là việc
chuyển vốn – điều này có thể được cung cấp cho các công ty địa phương sử dụng các
hình thức tài chính quốc tế khác. Đó là về việc chuyển giao quốc tế tài sản độc quyền
và vô hình – công nghệ, kỹ thuật kinh doanh và nhân viên có hay nghề cao. Hymer
cho rằng sự tồn tại của FDI là độc quyền do sự không hoàn hảo của thị trường quốc tế
đối với các tài sản này. Công ty “tiếp thu hoặc thay thế” những thất bại của thị trường
này thông qua đầu tư trực tiếp.
Chiến lược liên kết chiều dọc của các công ty đa quốc gia là đặt các công đoạn
sản xuất ở những vị trí khác nhau trên phạm vi toàn cầu, nhằm tận dụng lợi thế so
sánh ở các nền kinh tế khác nhau, hạ thấp giá thành sản phẩm thông qua sản xuất hàng
loạt và chuyên môn hoá, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Cách tiếp cận của Hymer đã được các nhà kinh tế Graham và Krugman sử
dụng (1989) để giải thích cho sự tăng lên của FDI vào nước Mỹ trong những năm gần
đây (khi mà họ đã đánh mất những lợi thế đã có cách đây 20 năm).
Đánh giá chung về lý thuyết:
- Đánh giá chung:
FDI chỉ xảy ra khi doanh nghiệp của nước đi đầu tư có lợi thế hơn doanh nghiệp nước
tiếp nhận (nghĩa là có lợi thế độc quyền)
Là nhu cầu tự nhiên kéo dài chu kỳ vận động của doanh nghiệp nhằm tối đa hóa lợi
nhuận
Một số nhà kinh tế học sau này phát triển quan niệm của Hymer thông qua so sánh
doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nước nhận đầu tư.

Ưu điểm
Chỉ ra được rằng vấn đề mà các công ty quốc tế muốn đầu tư ra nước ngoài
phải đối mặt là: có hai yếu tố quyết định chính về số lượng sản xuất quốc tế. Thứ nhất
là phạm vi của thị trường ở mỗi quốc gia và thứ hai là khả năng cạnh tranh của các
công ty thành viên nước ngoài trong các công ty bản địa và không cư trú.
Nhược điểm
Giả thuyết của tổ chức công nghiệp chưa phải là giả thuyết hoàn chỉnh về FDI.
Nó không trả lời được câu hỏi: vì sao công ty lại sử dụng hình thức FDI chứ không
phỉa là hình thức sản xuất trong nước rồi xuất khẩu sản phẩm hoặc hình thức cấp giấy
phép hoặc bán những kỹ năng đặc biệt của nó cho các công ty nước sở tại.
Hymer dường như tin rằng FDI là chiến lược quốc tế hóa hiệu quả nhất, đặc
biệt khi so sánh với việc cấp phép. Nếu lợi thế được dựa trên công nghệ hoặc trên một
số tài sản vô hình, FDI được coi là giải pháp có khả năng nhất để tối đa hóa lợi nhất.
Ba lý do đã được trình bày đó là:
(i) lợi thế của công ty có thể rất khó để định giá;
(ii) (ii) FDI loại bỏ chi phí xác định và quản lý thỏa thuận cấp phép;
(iii) (iii) đơn giản là không thể bán quyền lực độc quyền.

You might also like