You are on page 1of 76

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KINH DOANH

ThS Trần Thị Ngọc Phương


ttnphuong@ufm.edu.vn
MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Kiến thức Kỹ năng


 Trang bị các kiến thức bao gồm  Vận dụng linh hoạt các kiến thức
cơ sở hạ tầng của thương mại điện đã học trong các tình huống cụ thể
tử, mô hình kinh doanh trong
thương mại điện tử, e-marketing,  Tham gia và thậm chí dẫn dắt các
an ninh trên mạng và các hình cuộc thảo luận về quản lý thương
thức thanh toán trên mạng, đấu
mại điện tử cho nơi bạn làm việc
giá trên mạng
MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Thái độ
 Chuẩn bị tài liệu, bài tập trước khi đến lớp
 Tham dự đầy đủ các buổi học, tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, thuyết
trình tình huống nghiên cứu
 Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động nhóm
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử

Chương 2: : Mạng máy tính và Internet

Chương 3: Giao dịch trong thương mại điện tử

Chương 4: E-marketing

Chương 5: An toàn trong TMĐT

Chương 6: Thanh toán trong TMĐT

Chương 7: Đấu giá trực tuyến


PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC

Dạy phương pháp:


▪ Giới thiệu vấn đề
▪ Gợi mở hướng giải quyết
▪ Tổng kết, đánh giá

Học và nghiên cứu


▪ Học phương pháp
▪ Chủ yếu là tự học
▪ Chủ động tìm kiếm tri thức và phát
triển kỹ năng để giải quyết vấn đề
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC

Giảng viên diễn


Sinh viên Giảng viên định hướng giải
giải những nội
nghiên cứu tài quyết vấn đề; sinh viên thảo
dung quan trọng và
liệu trước khi luận giải quyết vấn đề và
đặt câu hỏi; bài tập
đến lớp trình bày kết quả
tình huống
TỔ CHỨC HỌC TẬP
Phân bổ thời lượng (3TC): (30 tiết LT + 15 tiết TL)
Nội dung học Số tiết Các buổi học Người giảng

Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử 5


Buổi 1, 2 Phương
Chương 2: Mạng máy tính và internet 4
Chương 3: Giao dịch trong thương mại điện tử 12 Buổi 3, 4, 5 Tú Anh
Chương 4: E-marketing 6
Buổi 6, 7, 8 Phương
Chương 5: An toàn trong TMĐT 7
Chương 6: Thanh toán trong TMĐT 4
Buổi 9, 10, 11 Tú Anh
Chương 7: Đấu giá trực tuyến 7
Tổng 45 11 buổi
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Đánh giá theo quá trình, sử dụng thang điểm 10


Loại hình đánh giá Tỷ trọng ❖ Nhóm thuyết trình: 7 SV/nhóm,
A. Điểm quá trình 40% thuyết trình sau khi học xong
▪ Thảo luận nhóm chương 3
▪ Thuyết trình nhóm
❖ Bài kiểm tra cá nhân: 30-40
▪ Bài kiểm tra cá nhân
phút (buổi học thứ 9 hoặc 10)
▪ Số buổi đến lớp, điểm
cộng phát biểu
B. Thi cuối kỳ 60%
TÀI LIỆU HỌC TẬP

❖ BẮT BUỘC
- Slide bài giảng do giảng viên cung cấp
- Tài liệu học tập Thương mại điện tử trong kinh doanh (2020) - Ths
Khưu Minh Đạt, Trường ĐH Tài Chính-Marketing
❖ THAM KHẢO
- Siti Hadijah Bachok - Yap Ching Seng, E-commerce, Open University
Malaysia, 2013
- Kenneth Laudon - Carol Traver, E-commerce, Pearson 2017
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
MỤC TIÊU CHƯƠNG 1

 Giải thích được thương mại điện tử là gì. Phân biệt giữa e-commerce và
e-business. Nhận dạng các đặc điểm của thương mại điện tử và phân tích
ý nghĩa kinh doanh của chúng
 Hệ thống hóa và minh họa được các hình thức giao dịch thương mại điện
tử. Nắm được các nội dung chính về lịch sử TMĐT thế giới và tổng quan
về TMĐT Việt Nam
 Phân tích, đánh giá về lợi ích và giới hạn của TMĐT
NỘI DUNG CHƯƠNG 1

❖ Khái niệm và đặc điểm của Thương mại điện tử (TMĐT)


❖ Các hình thức giao dịch TMĐT
❖ Lịch sử hình thành TMĐT thế giới
❖ Tổng quan về TMĐT của Việt Nam
❖ Lợi ích và giới hạn của TMĐT
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Tìm hiểu câu chuyện về Amazon


 Là công ty TMĐT nổi tiếng trên thế giới
do Jeff Bezos sáng lập vào năm 1994.
Khai trương vào tháng 7 năm 1995
 Sau phiên IPO diễn ra vào ngày 15/3/1997,
Amazon chứng kiến trị giá thị trường của
mình đạt mốc 438 triệu USD.
 Từ 1997 đến 2000, doanh thu tăng từ 148
triệu USD đến 2,7 tỷ USD
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Tìm hiểu câu chuyện về Amazon 4 lý do để khách hàng mua sắm tại đây
 Đầu năm 2001, công bố tài chính năm  Nhiều sự lựa chọn (hơn 1,1 triệu
2000: công ty lỗ 1,4 tỷ USD trong đầu sách)
doanh thu 2,7 tỷ USD
 Tiện lợi (mọi lúc, mọi nơi)
 2001 – 2002, do cắt giảm chi phí, tập
 Giá hạ (kể cả những đầu sách bán
trung lại các mặt hàng có lợi nhuận
chạy nhất)
nên quý I năm 2002 lãi là 5 triệu USD
với doanh thu đạt gần 4 tỷ USD  Dịch vụ tốt (tự động hóa từ việc
mua hàng đến việc giao nhận hàng)
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thương mại điện tử là gì?


KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thương mại điện tử là gì?

 Sự phát triển và hoàn thiện của công nghệ số đã đưa tới cuộc “cách mạng
số hóa" và “chuyển đổi số”
 Thúc đẩy sự ra đời của “kinh tế số” (digital economy) và "xã hội thông
tin” (information society).
 Thương mại điện tử bao gồm hầu như tất cả các dạng hoạt động kinh tế.
 Trong tương lai, công nghệ Internet vẫn sẽ tiếp tục là công nghệ chủ đạo
cho sự phát triển thương mại điện tử
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thương mại điện tử là gì?

 Ủy ban Châu Âu: “TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh
doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ
liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh”
 WTO: “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối
sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được
giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như
những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thương mại điện tử là gì?

 OECD: “TMĐT được định nghĩa là các giao dịch thương mại dựa trên
truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet”
 Theo Kenneth C. Laudon: “Thương mại điện tử có thể được định nghĩa
là các giao dịch thương mại được hỗ trợ bởi công nghệ kỹ thuật số giữa
hai hay nhiều tổ chức và cá nhân”
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thương mại điện tử là gì?

 Tóm lại
TMĐT là các hoạt động thương mại
được thực hiện thông qua mạng
Internet và các phương tiện điện tử
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Giới hạn và Ý nghĩa Thương mại điện tử


 Thương mại điện tử (E-commerce) bao gồm toàn bộ các hoạt động của tổ
chức dựa trên điện tử, các hoạt động này hỗ trợ giao dịch thương mại của
một công ty — bao gồm toàn bộ cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin của một
công ty (Rayport và Jaworski, 2003)
 Kinh doanh điện tử (E-business) bao gồm toàn bộ các hoạt động dựa trên
điện tử trong nội bộ và bên ngoài công ty, bao gồm cả thương mại điện tử
(Kalakota và Robinson, 2003)
Phân biệt giữa E-commerce và E-business
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

E-commerce E-business
 Không phải bất cứ thứ gì liên  Các giao dịch và quy trình trong
quan đến kỹ thuật số đều được gọi một công ty được hỗ trợ kỹ thuật
là TMĐT số, liên quan đến các hệ thống
 Các giao dịch thương mại được thông tin dưới sự kiểm soát của
hỗ trợ bởi công nghệ kỹ thuật số công ty đó
giữa các tổ chức và cá nhân  Không bao gồm các giao dịch
thương mại liên quan đến trao đổi
giá trị qua ranh giới của tổ chức
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Sự phổ biến
2. Vươn ra toàn cầu
3. Tiêu chuẩn toàn cầu
4. Sự phong phú
5. Tương tác
6. Mật độ thông tin
7. Khả năng cá nhân hóa/ tùy chỉnh
8. Mạng xã hội và hiện tượng người
dùng sáng tạo nội dung
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Ubiquity (sự phổ biến)

 Công nghệ thương mại điện tử có ở


khắp mọi nơi, mọi lúc
 Thị trường được mở rộng ra ngoài ranh
giới truyền thống; loại bỏ yếu tố không
gian và thời gian. “Marketspace -
Không gian thị trường” được tạo ra;
mua sắm có thể diễn ra ở bất cứ đâu.
 Sự thuận tiện của khách hàng được
nâng cao và chi phí mua sắm giảm
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Global reach (vươn ra toàn cầu)

 Công nghệ vượt qua các biên giới


quốc gia
 “Marketspace” - Không gian thị
trường bao gồm hàng tỷ người tiêu
dùng tiềm năng và hàng triệu doanh
nghiệp trên toàn thế giới
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Universal standards (tiêu chuẩn toàn cầu)


 Có một nền tảng công nghệ chung, được chuẩn hóa:
các tiêu chuẩn kỹ thuật INTERNET. Trong thương
mại truyền thống, có sự khác biệt về công nghệ của
mỗi quốc gia. Ví dụ như tiêu chuẩn của TV, Radio.
 Các tiêu chuẩn kỹ thuật phổ biến của thương mại
điện tử làm giảm đáng kể chi phí thâm nhập thị
trường (người bán), chi phí tìm kiếm (người mua).
Với công nghệ thương mại điện tử, ngay từ lần đầu
tiên, người sử dụng vẫn có thể tìm thấy nhiều nhà
cung cấp, giá cả, hàng hóa… ở mọi nơi trên thế giới
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Richness (sự phong phú)

 Công nghệ cho phép video, audio, và thông


điệp văn bản được đưa vào sử dụng.
 Các thông tin phong phú được đưa vào nội
dung của thông điệp marketing, có thể
cung cấp cho từng cá nhân thông tin phù
hợp. Sự phong phú của thông tin làm cho
tăng doanh số bán hàng
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Interactivity (tương tác)

 Ngoại trừ công nghệ điện thoại, công nghệ


Internet cho phép tác động qua lại giữa nhà
buôn và khách hàng, và giữa khách hàng
với nhau
 Với TV thì không thể phỏng vấn khách
hàng, khách hàng cũng không thể đặt ra
những yêu cầu thông qua TV. Ngược lại,
các hoạt động trên đều có thể thực hiện
được thông qua công nghệ web nhưng ở
diện rộng hơn – toàn cầu.
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Information density (mật độ thông tin)

 Công nghệ làm giảm chi phí thông tin


và nâng cao chất lượng
 Chi phí xử lý, lưu trữ và truyền thông
tin giảm đáng kể, trong khi giá trị, độ
chính xác và tính kịp thời được cải thiện
đáng kể. Thông tin trở nên phong phú,
rẻ và chính xác. Trong thương mại điện
tử, giá cả và chi phí trở nên rõ ràng hơn
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Information density (mật độ thông tin)

 Các thương nhân có thể khám phá nhiều


khách hàng trên mạng hơn, điều này có
thể giúp họ phân khúc thị trường đến
từng nhóm khách hàng, từ đó họ có thể
cung cấp các hàng hóa có những giá
khác nhau hoặc chất lượng khác nhau
cho từng nhóm khách hàng phù hợp.
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Personalization/Customization
(Khả năng cá nhân hóa/tùy chỉnh)

 Công nghệ không những cho phép


gửi các thông điệp đến từng cá nhân
mà còn cho phép từng khách hàng
gửi những yêu cầu riêng cho phù hợp
với cá nhân của mình
KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Social technology (Công nghệ xã hội)

 Ứng dụng người dùng làm trung tâm và các


công nghệ truyền thông xã hội
 Người dùng tạo nội dung và truyền thông
đến khắp nơi
 Tương tác cao, mang tính cộng đồng xã hội
 Người xem nhiều, rộng lớn
II. CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH TMĐT

Mối liên hệ về Mối liên hệ về


thị trường công nghệ

B2C M-COMMERCE

SOCIAL
B2B
E-COMMERCE

LOCAL
C2C
E-COMMERCE
II.1 MỐI LIÊN HỆ VỀ THỊ TRƯỜNG – B2C

 Tập đoàn Oracle, trong tài liệu “Application


Developers Guide” (2000), định nghĩa B2C
là “một thuật ngữ mô tả sự giao tiếp giữa các
doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc
bán hàng hóa và dịch vụ”.
 Tập đoàn Sybase đưa ra định nghĩa B2C là
“khả năng của doanh nghiệp trong việc cung
ứng các sản phẩm, hàng hóa, sự hỗ trợ và
thông tin trực tiếp cho người tiêu dùng cá
nhân trên Internet”
II.1 MỐI LIÊN HỆ VỀ THỊ TRƯỜNG – B2C

 Là hình thức của TMĐT mà khách hàng giao


dịch trực tiếp với doanh nghiệp mà không
cần bất cứ người trung gian nào
 Thương mại điện tử B2C là chỉ bao gồm các
giao dịch thương mại trên Internet giữa
doanh nghiệp với khách hàng
 Thương mại điện tử B2C bao gồm mua hàng
hóa bán lẻ, du lịch và các loại dịch vụ khác
và nội dung trực tuyến.
 B2C đã phát triển theo cấp số nhân kể từ
năm 1995
II.1 MỐI LIÊN HỆ VỀ THỊ TRƯỜNG – B2C

 Quy báo quy mô thị trường thương mại điện


tử bán lẻ (B2C) của Việt Nam năm 2022:
16,4 tỷ USD (theo Sách trắng Thương mại
điện tử Việt Nam năm 2022)
 Ước tính số lượng người tiêu dùng mua sắm
trực tuyến ở Việt Nam: 60 triệu. Giá trị mua
sắm trực tuyến của một người dùng sẽ đạt
260- 285 USD/người trong năm 2022
 Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C
so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng cả nước sẽ vượt mốc 7% của năm
2021, đạt từ 7,2% - 7,8%
II.1 MỐI LIÊN HỆ VỀ THỊ TRƯỜNG – B2B

 Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp


với doanh nghiệp (B2B), trong đó doanh
nghiệp chỉ thực hiện giao dịch với các
doanh nghiệp khác
 Giao dịch B2B có thể diễn ra trực tiếp
giữa các doanh nghiệp hoặc thông qua
một đối tác thứ ba (hay một trung gian
giao dịch) đóng vai trò cầu nối giữa
người mua và người bán, đồng thời tạo
điều kiện để giao dịch giữa họ diễn ra
thuận lợi hơn
II.1 MỐI LIÊN HỆ VỀ THỊ TRƯỜNG – B2B

Các chủ thể tham gia giao dịch TMĐT B2B


là các doanh nghiệp. Mục đích của các doanh
nghiệp bên mua tham gia là:
 Mua nguyên vật liệu, hàng hóa cho quá
trình sản xuất - kinh doanh (Purchasing).
 Mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho quá
trình hoạt động, điều hành.
 Mua thiết bị, linh kiện phục vụ cho hoạt
động duy tu, bảo trì, sửa chữa máy móc,
thiết bị, tư liệu sản xuất.
II.1 MỐI LIÊN HỆ VỀ THỊ TRƯỜNG – B2B

 Mô hình này chiếm tới 80% doanh số


TMĐT toàn cầu. Ví dụ: Alibaba.com
 Là hình thức thương mại điện tử lớn
nhất ở Việt Nam, với giá trị lên đến 80
tỷ USD vào năm 2022, gấp 5 lần mô
hình B2C
II.1 MỐI LIÊN HỆ VỀ THỊ TRƯỜNG – C2C

 Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với


người tiêu dùng (C2C) cung cấp cách thức để
người tiêu dùng bán hàng cho nhau, với sự trợ
giúp của nhà tạo thị trường trực tuyến (còn gọi là
nhà cung cấp nền tảng) như eBay hoặc Etsy, trang
rao vặt Craigslist hoặc trên các công ty dịch vụ
theo yêu cầu như Airbnb và Uber.
 Trong thương mại điện tử C2C, người tiêu dùng
chuẩn bị sản phẩm cho thị trường, đặt sản phẩm
để đấu giá hoặc bán và dựa vào nhà tạo lập thị
trường để cung cấp danh mục, công cụ tìm kiếm
và khả năng thanh toán
II.1 MỐI LIÊN HỆ VỀ THỊ TRƯỜNG – C2C

Pierre Omidyar Pez dispensers


II.1 MỐI LIÊN HỆ VỀ THỊ TRƯỜNG – C2C

Tiêu chí Giá trị


Vốn hóa thị trường 23.3 tỷ đô

Lượt ghé thăm hàng tháng 5.3 tỷ


Tổng giá trị hàng hóa 87.37 tỷ đô

Số lượng người mua tích cực 138 triệu


Chi tiêu trung bình của 1 700 USD
người mua hàng ở Mỹ
II.2 MỐI LIÊN HỆ VỀ CÔNG NGHỆ (M-COMMERCE)

MOBILE E-COMMERCE  Thương mại điện tử di động (M-Commerce), đề


cập đến việc sử dụng các thiết bị di động để thực
hiện các giao dịch trực tuyến.
 Liên quan đến việc sử dụng mạng di động và
mạng không dây để kết nối điện thoại thông
minh và máy tính bảng với Internet.
 Sau khi được kết nối, người tiêu dùng có thể mua
sản phẩm và dịch vụ, đặt chỗ du lịch, sử dụng
nhiều dịch vụ tài chính đa dạng, truy cập nội
dung trực tuyến, v.v.
II.2 MỐI LIÊN HỆ VỀ CÔNG NGHỆ (M-COMMERCE)

MOBILE E-COMMERCE  M-commerce sẽ vượt trội thương mại điện tử trên


dây như là một phương pháp lựa chọn cho giao
dịch thương mại số.
 Các ngành bị ảnh hưởng bởi M-commerce gồm có:
– Dịch vụ tài chính
– Viễn thông
– Dịch vụ/ bán lẻ
– Dịch vụ thông tin
II.2 MỐI LIÊN HỆ VỀ CÔNG NGHỆ (SOCIAL E-COMMERCE)

SOCIAL E-COMMERCE
 Thương mại điện tử xã hội là thương mại điện tử
được thực hiện bởi các mạng xã hội và các mối
quan hệ xã hội trực tuyến.
 Thương mại điện tử xã hội thường đan xen với
thương mại di động
 Một biến thể của thương mại điện tử xã hội được
gọi là thương mại đàm thoại thúc đẩy kết nối di
động hơn nữa (sử dụng các ứng dụng nhắn tin di
động như Facebook Messenger, WhatsApp,
Snapchat, .. để tương tác với người tiêu dùng)
II.2 MỐI LIÊN HỆ VỀ CÔNG NGHỆ (LOCAL E-COMMERCE)

LOCAL E-COMMERCE

 Thương mại điện tử địa phương, như tên


gọi của nó, là một hình thức thương mại
điện tử tập trung vào việc thu hút người
tiêu dùng dựa trên vị trí địa lý hiện tại
của họ.
 Các thương nhân địa phương sử dụng
nhiều kỹ thuật tiếp thị trực tuyến để thu
hút người tiêu dùng đến cửa hàng của họ.
II. CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH TMĐT
Các hình thức giao dịch Ví dụ
TMĐT
B2C Amazon bán sản phẩm tiêu dùng cho người tiêu dùng nhỏ lẻ
business-to-consumer
B2B Go2Paper là một thị trường bên thứ ba độc lập phục vụ
business-to-business ngành công nghiệp giấy
Các trang web đấu giá như eBay và các trang web niêm yết
C2C như Craigslist, cho phép người tiêu dùng đấu giá hoặc bán
hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Airbnb và Uber cung cấp
consumer-to-consumer
các nền tảng tương tự cho các dịch vụ như cho thuê phòng
và vận chuyển
II. CÁC HÌNH THỨC GIAO DỊCH TMĐT
Các hình thức giao dịch Ví dụ
TMĐT
Các thiết bị di động như máy tính bảng và điện thoại thông
Mobile e-commerce minh có thể được sử dụng để thực hiện các giao dịch thương
mại

Facebook vừa là mạng xã hội vừa là trang thương mại điện tử


Social e-commerce
xã hội hàng đầu

Groupon cung cấp cho người đăng ký các giao dịch hàng ngày
Local e-commerce từ các doanh nghiệp địa phương dưới dạng Groupons - phiếu
giảm giá có hiệu lực khi đủ số người đăng ký đồng ý mua
hàng
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TMĐT

III.1. Sự lớn mạnh của Internet và Web


▪ Xuất hiện vào cuối thập niên 1960
▪ Liên kết kinh doanh, giáo dục, chính phủ và
phục vụ cá nhân
▪ Phục vụ những dịch vụ như: email, truyền
tin, mua sắm, nghiên cứu, nhắn tin, âm
nhạc, phim ảnh, tin tức
▪ Sự phát triển mạnh – thời gian phổ biến đến
các hộ gia đình
– Radio - 38 năm
– TV - 17 năm
– Internet/Web - 10 năm (1993)
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TMĐT
III.2. Lịch sử hình thành
▪ Thập niên 70, công ty dược Baxter Healthcare cho
phép đặt hàng qua hình thức điện thoại (B2B).
▪ Đầu thập niên 80 chứng kiến sự phát triển các tiêu
chuẩn trao trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data
Interchange – EDI), cho phép trao đổi thương mại
và thực hiện các giao dịch TM kỹ thuật số trên các
mạng riêng
▪ Công ty Minitel cho phép người mua hàng thông
qua hệ thống văn bản video, điện thoại với màn
hình 8 inchs.
▪ Tuy nhiên, không có hệ thống tiền thân nào có
chức năng của Internet
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TMĐT

III.2. Lịch sử hình thành


▪ Có thể cho rằng, thương mại điện tử
bắt đầu từ năm 1995
– Xuất hiện Banner quảng cáo
10/1994.
– Rao bán vị trí đặt banner quảng
cáo đầu năm 1995.
▪ Hiện nay là hình thức thương mại
phát triển nhanh nhất của Mỹ
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TMĐT

III.2. Lịch sử hình thành


Mặc dù thương mại điện tử không lâu
đời lắm, nhưng nó đã có một lịch sử đầy
biến động, có thể được chia thành ba
giai đoạn:
▪ 1995 – 2000: giai đoạn phát minh
▪ 2001 – 2006: thời kỳ củng cố
▪ 2007 – nay: thời kỳ tiếp tục đổi mới
với sự mở rộng mạng xã hội, thiết bị
di động và địa phương
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TMĐT

III.2.1. TMĐT giai đoạn I: 1995 – 2000


➢ Đối với các nhà khoa học máy tính
– Một minh chứng cho viễn tưởng về tính
phổ biến của truyền thông và môi trường
máy tính
– Tin rằng Internet là tự do cho mọi người,
không có sự can thiệp của chính phủ hoặc
một tổ chức nào.
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TMĐT

III.2.1. TMĐT giai đoạn I: 1995 – 2000


➢ Đối với các nhà kinh tế học
• Tạo ra viễn cảnh về một thị trường hoàn hảo: • Vai trò người môi giới giảm
– Nơi mà giá cả, giá trị, chất lượng thông tin Thay thế người trung gian trên thị
phân bổ đều nhau. trường – theo truyền thống một sản
– Nơi mà rất nhiều nhà cung cấp cạnh tranh phẩm khi đến tay người tiêu dùng
với nhau. thường thông qua nhà môi giới – bằng
– Nơi mà khách hàng có được những thông tin mối liên hệ trực tiếp mới giữa nhà sản
thị trường trên toàn cầu. xuất và người tiêu dùng, người tiêu
– Các nhà buôn cùng lúc tiếp cận được đến dùng nhận được thông tin về sản phẩm
hàng trăm triệu khách hàng từ gốc.
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TMĐT

III.2.1. TMĐT giai đoạn I: 1995 – 2000


➢ Đối với các nhà kinh tế học
• Thương mại không có sự cản trở • Động cơ đầu tiên
Tầm nhìn về thương mại trong đó: Các nhà sản xuất đầu tiên tham gia thị
– Thông tin được phân bố cân bằng trường trong những khu vực khó tính và
– Giảm chi phí giao dịch nhanh chóng hội nhập vào chia sẻ thị
– Giá cả phản ánh đúng nhu cầu phần
– Nhà trung gian mất dần • Công nghệ
– Triệt tiêu các lợi thế cạnh tranh không Mọi người đều sử dụng công cụ và sản
lành mạnh phẩm như nhau và nhận được giá trị từ
thực tế sử dụng
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TMĐT

III.2.1. TMĐT giai đoạn I: 1995 – 2000


➢ Đối với thương nhân: được hỗ trợ về tài chính, Marketing chuyên nghiệp, thương mại
điện tử tiêu biểu cho cơ hội đạt được lợi nhuận xa hơn đầu tư thông thường trên cơ sở:
– Khách hàng toàn cầu.
– Công nghệ Marketing truyền thông mới cho phép phổ biến, chi phí thấp và mạnh mẽ
– Khả năng phân khúc thị trường.
– Chiến lược người tiên phong – xây dựng trong sự linh hoạt của giá cả
– Giao diện mạng được thiết kế phù hợp
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TMĐT

III.2.1. TMĐT giai đoạn I: 1995 – 2000


Những lý do chấm dứt TMĐT I
– Sự tăng vọt trong công nghệ dự phòng vì lượng công nghệ thông tin quan trọng
khổng lồ của các nhà máy khi phải xây dựng lại hệ thống của mình để tránh thảm họa
Y2K
– Công nghiệp viễn thông đã xây dựng dư thừa dung lượng trong mạng cáp quang
– Trong mùa Giáng sinh 1999, việc cung cấp và bán hàng hóa rất ít cho thấy TMĐT
không đơn giản như mong đợi.
– Giá trị của dotcom và các công ty công nghệ đã nâng lên quá cao (ảo), nhiều người
tự hỏi không biết các công ty này làm thế nào để có được lợi nhuận chia cho các cổ
đông.
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TMĐT

III.2.2. TMĐT giai đoạn II: 2001 – 2006


– Sự sụp đổ về giá trên thị trường chứng khoán của
các công ty TMĐT I trong suốt năm 2000 đã chấm dứt
giai đoạn TMĐT I
– Các nhà lãnh đạo đã thận trọng đánh giá lại triển
vọng của TMĐT và các phương thức để thành công
trong kinh doanh.
– TMĐT II bắt đầu trong năm 2001.
– Chiến lược “người tiên phong” và chiến lược
thuần “online” sẽ bị thay thế bởi chiến lược “sức mạnh
người theo sau” và chiến lược “Bricks and Clicks”
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TMĐT

III.2.3. TMĐT giai đoạn III: 2007 – nay


• Tăng trưởng nhanh chóng của:
– Mạng xã hội trực tuyến
– Nền tảng di động
– Thương mại địa phương
• Nội dung giải trí phát triển như là nguồn thu
• Chuyển đổi tiếp thị
– Phối hợp tiếp thị trên các nền tảng xã
hội, di động, địa phương
– Công nghệ phân tích
1995 – 2000 2001 – 2006 2007 – nay
PHÁT MINH CỦNG CỐ TIẾP TỤC SÁNG TẠO
Hướng vào công nghệ Hướng vào kinh doanh Công nghệ di động hỗ trợ cho
các hình thức TMĐT: social,
local, and mobile e-
commerce
Tăng doanh thu là quan trọng Kiếm tiền và tạo ra lợi nhuận Kết nối với người xem và
là quan trọng mạng xã hội là quan trọng
Đầu tư mạo hiểm là chủ yếu Đầu tư tài chính thông thường Sự quay trở lại của đầu tư
mạo hiểm và các thương vụ
mua lại các công ty khởi
nghiệp của các công ty lớn
Chưa có can thiệp của chính Có luật lệ và can thiệp của Sự giám sát chặt chẽ của
phủ chính phủ chính phủ
1995 – 2000 2001 – 2006 2007 – nay
PHÁT MINH CỦNG CỐ TIẾP TỤC SÁNG TẠO
Các công ty mới khởi nghiệp Các doanh nghiệp lớn truyền Các doanh nghiệp mới khởi
thống nghiệp về xã hội, di động và
địa phương (Entrepreneurial
social, mobile, and local
firms)
Bỏ yếu tố môi giới Tăng cường trung gian Sự gia tăng của các trung gian
trực tuyến nhỏ thuê quy trình
kinh doanh của các công ty
lớn hơn
1995 – 2000 2001 – 2006 2007 – nay
PHÁT MINH CỦNG CỐ TIẾP TỤC SÁNG TẠO
Thị trường hoàn hảo Thị trường không hoàn hảo, Sự trở lại của các chiến lược
Chiến lược online thuần túy thương hiệu, ảnh hưởng online thuần túy ở các thị
mạng trường mới; mở rộng chiến
Chiến lược “bricks-and- lược bricks-and-clicks trong thị
clicks” trường bán lẻ truyền thống

Lợi thế người tiên phong Sức mạnh người theo sau Lợi thế của người tiên phong
trở lại ở các thị trường mới khi
những công ty kinh doanh trên
web truyền thống (traditional
web players) bắt kịp
Sản phẩm bán lẻ có độ phức Các sản phẩm và dịch vụ bán Bán lẻ, dịch vụ và nội dung
tạp thấp lẻ có độ phức tạp cao
Around the world, ecommerce
sales will increase by just 9.7%
this year, by far the slowest
pace of expansion since we
began tracking the figure in
2011. However, declines in
growth will be minimal over
the next few years
IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TMĐT VIỆT NAM

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google, Temasek và Brain&Company, tổng nền
kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam năm 2022 ước tính đạt 23 tỷ USD, tăng trưởng 28% so
với năm 2021, trong đó TMĐT tăng trưởng 26% và đạt quy mô 14 tỷ USD
IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TMĐT VIỆT NAM
V. LỢI ÍCH VÀ GIỚI HẠN CỦA TMĐT

V.1. Lợi ích


 Lợi ích với tổ chức
– Nắm được thông tin phong phú
– Giảm chi phí trong kinh doanh
– Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác
– Tạo điều kiện sớm tiếp cận “kinh tế kỹ thuật số”
– Mở rộng thị trường ra toàn quốc và quốc tế
– Giúp tái cấu trúc quy trình vận hành của công ty
– Giảm tồn kho
V. LỢI ÍCH VÀ GIỚI HẠN CỦA TMĐT

V.1. Lợi ích


 Lợi ích đối với khách hàng
– Cho phép khách hàng mua hàng bất cứ nơi đâu và bất cứ giờ nào
– Khách hàng có nhiều lựa chọn, và so sánh hàng hóa được cung cấp từ nhiều nơi khác
giúp tìm được hàng hóa phù hợp nhất
– Một số hàng hóa và dịch vụ có thể cung cấp ngay (các sản phẩm số hóa)
– Cho phép khách hàng tương tác với nhau để chia sẻ kinh nghiệm và ý tưởng
– Cá nhân hóa việc mua sắm
– TMĐT thúc đẩy cạnh tranh do đó giá bán sẽ giảm nhiều hơn cho khách hàng
V. LỢI ÍCH VÀ GIỚI HẠN CỦA TMĐT

V.1. Lợi ích


 Lợi ích đối với xã hội
– Cho phép người mua sắm và làm việc tại
nhà, do đó giảm chi phí lưu thông và ô nhiễm
– Cho phép các nước thuộc thế giới thứ ba tiếp
cận được nhiều hàng hóa phong phú
– Cung cấp dịch vụ công cộng giá rẻ, chất
lượng cao
V. LỢI ÍCH VÀ GIỚI HẠN CỦA TMĐT

V.2. Giới hạn


 Giới hạn của kỹ thuật
– Công nghệ còn đắt tiền, chi phí cho thuê bao Internet vẫn còn cao.
– Băng thông còn hạn chế
– Vẫn phải sự dụng nhiều phần mềm cho máy vi tính – trong đó so với TV thì có sự
khác biệt
– Người sử dụng vẫn phải được trang bị kiến thức nhiều hơn so với sử dụng TV
– Còn nhiều phần mềm chưa tương thích với phần cứng của hệ thống hiện có
V. LỢI ÍCH VÀ GIỚI HẠN CỦA TMĐT

V.2. Giới hạn


 Giới hạn phi kỹ thuật
– Các tiến bộ kỹ thuật công nghệ thách thức các hệ thống pháp lý của nhà nước
• Vấn đề chuyển ngân
• Vấn đề an toàn, bí mật quốc gia
• Thuế; các tranh chấp thương mại
– Khách hàng chưa quen mua sắm mà không có cảm xúc tiếp cận hàng hóa
– Văn hóa mua sắm một số nơi khác nhau; thiếu niềm tin của khách hàng
– Vấn đề bảo đảm tính riêng tư của khách hàng
V. LỢI ÍCH VÀ GIỚI HẠN CỦA TMĐT

V.3. Triển vọng của thương mại điện tử


– Công nghệ Internet và web nhất là sự phát triển của thiết bị không dây trên Internet
tiếp tục tăng trưởng thông qua các hoạt động thương mại.
– Định giá của thương mại điện tử sẽ tăng.
– Tiền lãi và lợi nhuận tăng hơn mức thông thường.
– Trong B2B và B2C, 500 công ty của Fortune vẫn tham gia nhiều hơn và giữ vai trò
chủ đạo.
– Các công ty thương mại điện tử chọn chiến lược hỗn hợp “Bricks and Clicks”.
– Có sự điều tiết của các chính phủ trên thế giới.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG

1. Nêu và phân tích 8 nét đặc trưng của công nghệ TMĐT và ý nghĩa
với kinh doanh.
2. Nêu các hình thức của thương mại điện tử.
3. Giải thích thuật ngữ “pure online”, “clicks and bricks”
4. Hãy nêu ví dụ doanh nghiệp sử dụng chiến lược “Lợi thế tiên phong”
hoặc “Sức mạnh người theo sau” trong kinh doanh.

You might also like