You are on page 1of 341

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ECOMMERCE
KHOA THƯƠNG MẠI

BỘ MÔN: CƠ SỞ NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ


Mục tiêu học phần

Bài giảng trang bị cho người đọc các kiến thức, kỹ năng như sau

• Giải thích các đặc trưng của công nghệ Internet tác động
đến thương mại như thế nào.

• Phân loại và đánh giá được các hình thức doanh thu của
doanh nghiệp thương mại điện tử, và cách kết hợp các mô
hình doanh thu trong thực tế với nhau.

• Phân loại và đánh giá được các mô hình kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại điện tử, và cách kết hợp các mô
hình kinh doanh trong thực tế.
Mục tiêu học phần

Bài giảng trang bị cho người đọc các kiến thức, kỹ năng như sau

• Nhận diện, đánh giá, dự báo được sự tác động của các chính
sách, công cụ quản lý của chính phủ.

• Tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia các hoạt động học
tập của cá nhân và hoạt động nhóm.
Nội dung môn học
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

CHƯƠNG 2: INTERNET, WEB VÀ MOBILE PLATFORM

CHƯƠNG 3: MHKD TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

CHƯƠNG 4: E-MARKETING

CHƯƠNG 5: AN TOÀN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

CHƯƠNG 6: THANH TOÁN TRONG TMĐT

CHƯƠNG 7: ĐẤU GIÁ TRỰC TUYẾN (ONLINE AUCTIONS)


Tài liệu học tập

BẮT BUỘC:
1. Slide bài giảng.
2. Bài giảng Thương mại điện tử trong kinh doanh – Ths.Khưu Minh
Đạt (chủ biên) - Trường ĐH Tài Chính - Marketing
* THAM KHẢO:
1. Kenneth C.Laudon, Carol Guercio Traver (2015) – Ecommerce
business. Technology. Society – Pearson
2. Các văn bản pháp lý liên quan đến thương mại điện tử của
Việt Nam
3. Các báo cáo về tình hình TMĐT thế giới và Việt Nam
Đánh giá kết quả học tập

Điểm quá trình - (chiếm 40%) - thang điểm 10:


1. Chuyên cần, tham gia bài giảng
2. Thảo luận nhóm
3. Kiểm tra
Điểm kết thúc học phần - (chiếm 60%) - thang điểm 10:
1. Trắc nghiệm
2. Tự luận
Phương pháp dạy và học

Dạy phương pháp:


▪ Giới thiệu vấn đề
▪ Gợi mở hướng giải quyết
▪ Tổng kết, đánh giá

Học và nghiên cứu


▪ Học phương pháp
▪ Chủ yếu là tự học
▪ Chủ động tìm kiếm tri thức và phát
triển kỹ năng để giải quyết vấn đề
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Nội dung chương 1
• Khái niệm về thương mại điện tử

• Nét đặc trưng công nghệ TMĐT

• Các hình thức hoạt động của TMĐT

• Quá trình phát triển của TMĐT


Mục tiêu chương 1
• Nêu được Khái niệm về thương mại điện tử

• Phân tích được nét đặc trưng công nghệ TMĐT tạo
ra sự khác biệt so với các công nghệ trước

• Kết hợp được và có khả năng lựa chọn các hình


thức hoạt động của TMĐT hiện nay

• Hiểu và có thể ứng dụng các chiến lược kinh doanh


theo từng giai đoạn của TMĐT
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
Tìm hiểu câu chuyện về Amazon.com

• Là công ty TMĐT nổi tiếng


trên thế giới

• Do Jeff Bezos sáng lập


vào năm 1994. Khai trương
vào tháng 7 năm 1995
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
• Sau phiên IPO diễn ra vào ngày 15/3/1997, Amazon chứng
kiến trị giá thị trường của mình đạt mốc 438 triệu USD.

• Từ 1997 đến 2000, doanh thu tăng từ 148 triệu USD đến 2,7 tỷ
USD

• Đầu năm 2001, công bố tài chính năm 2000: lỗ 1,4 tỷ USD
trong doanh thu 2,7 tỷ USD
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
Cuộc đại sụp đổ sẽ diễn ra một cách khốc liệt trong vòng 3
năm từ 2000 đến 2004: không đầy một nửa số công ty IT và
Internet sống sót qua cuộc đại khủng hoảng.

Amazon chứng kiến giá cổ phiếu giảm từ 107 USD xuống còn 7
USD.

2001 – 2002, do cắt giảm chi phí, tập trung lại các mặt hàng có
lợi nhuận nên quý I năm 2002 lãi là 5 triệu USD với doanh thu
đạt gần 4 tỷ USD
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
Điều gì làm nên thành công của Amazon.com trong những
năm đầu tiên khi kinh doanh sách?

• Có 4 lý do để khách hàng mua sắm tại đây

• Nhiều sự lựa chọn (hơn 1,1 triệu đầu sách)

• Tiện lợi (mọi lúc, mọi nơi)

• Giá hạ (kể cả những đầu sách bán chạy nhất)

• Dịch vụ tốt (tự động hóa từ việc mua hàng đến việc giao
nhận hàng)
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.1. Khái niệm

• Sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã đưa với cuộc


“cách mạng số hóa".

• Thúc đẩy sự ra đời “của kinh tế số hóa” và "xã hội thông tin”.

• Thương mại điện tử bao gồm hầu như tất cả các dạng
hoạt động kinh tế.

• Trong tương lai, công nghệ Internet vẫn sẽ tiếp tục là công
nghệ chủ đạo cho sự phát triển thương mại điện tử
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
Thương mại điện tử là gì?
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.2. Định nghĩa

Định nghĩa của Ủy ban Châu Âu

• TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh


doanh qua lại các phương tiện điện tử. Nó dựa
trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng
text, âm thanh và hình ảnh
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.2. Định nghĩa (tt)

Định nghĩa của WTO

• TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo. bán


hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và
thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao
nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được
giao nhận cũng như những thông tin số hóa
thông qua mạng Internet
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.2. Định nghĩa (tt)

• Định nghĩa của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên
Hợp quốc (OECD):

Là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các
mạng truyền thông như Internet.

• Theo Kenneth C. Laudon: “Thương mại điện tử có thể được


định nghĩa là các giao dịch thương mại được hỗ trợ bởi công
nghệ kỹ thuật số giữa hai hay nhiều tổ chức và cá nhân”
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.2. Định nghĩa (tt)

• Tóm lại

Là các giao dịch tài chính


và các hoạt động thương
mại được thực hiện thông
qua mạng Internet và các
phương tiện điện tử .
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.2. Định nghĩa (tt)

Giới hạn và Ý nghĩa Thương mại điện tử

Thương mại điện tử (E-commerce) bao gồm toàn bộ các hoạt động
của tổ chức dựa trên điện tử, các hoạt động này hỗ trợ giao dịch
thương mại của một công ty — bao gồm toàn bộ cơ sở hạ tầng hệ
thống thông tin của một công ty (Rayport và Jaworski, 2003)

Kinh doanh điện tử (E-business) bao gồm toàn bộ các hoạt động dựa
trên điện tử trong nội bộ và bên ngoài công ty, bao gồm cả thương
mại điện tử (Kalakota và Robinson, 2003)
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.2. Định nghĩa (tt)
Phân biệt giữa E-commerce và E-business

Cơ chế kiểm soát hàng tồn kho trực tuyến của một công ty là E-commerce
hay E-business?
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.2. Định nghĩa (tt)

E-commerce E-business

• Không phải bất cứ thứ gì • Các giao dịch và quy trình trong
liên quan đến kỹ thuật số một công ty được hỗ trợ kỹ thuật
đều được gọi là TMĐT số, liên quan đến các hệ thống
• Các giao dịch thương mại thông tin dưới sự kiểm soát của
được hỗ trợ bởi công công ty đó
nghệ kỹ thuật số giữa các
• Không bao gồm các giao dịch
tổ chức và cá nhân
thương mại liên quan đến trao đổi
giá trị qua ranh giới của tổ chức
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.3.1. Đặc điểm thương mại điện tử (tt)

• Không giới hạn về địa lý.

• Ba chủ thể tham gia: người mua – người bán – nhà cung cấp dịch
vụ.

• Có khả năng cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh

• Có thể ứng dụng ngay vào các ngành dịch vụ.

• Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền sự phát triển của
công nghệ thông tin.
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.4. Công nghệ của thương mại điện tử và ý nghĩa với kinh
doanh.

• Sự khác biệt và sức mạnh của công nghệ đã vượt trội hơn
các công nghệ khác

• Thương mại điện tử thách thức rất lớn cho tư duy thương
mại truyền thống

• Có 8 nét đặc trưng của công nghệ thương mại điện tử.
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.4.1. Phổ biến (Ubiquity)

I.4.2. Vươn ra toàn cầu

I.4.3. Tiêu chuẩn hóa toàn bộ

I.4.4. Phong phú

I.4.5. Tương tác

I.4.6. Mật độ thông tin

I.4.7. Cá nhân hóa/Làm cho phù hợp

14.8. Xã hội (Social technology)


I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.4.1. Phổ biến (Ubiquity)
• Về công nghệ: Công nghệ Internet/Web hiện nay có
mặt khắp nơi: nơi làm việc, hộ gia đình, và bất cứ lúc
nào.

• Ý nghĩa kinh doanh:

• Giới hạn của thị trường truyền thống được mở rộng,

• Marketplace => Marketspace


I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.4.1. Phổ biến (Ubiquity)
Từ quan điểm của người tiêu dùng

- Giảm chi phí giao dịch — chi phí


tham gia vào thị trường. Để giao
dịch, bạn không cần phải tốn thời
gian và tiền bạc để đi chợ nữa.

- Ở cấp độ rộng hơn, giảm năng


lượng nhận thức (cognitive energy)
cần thiết để giao dịch trong không
gian thị trường.
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.4.2. Vươn ra toàn cầu
• Về công nghệ: Ảnh hưởng của công nghệ xuyên
qua biên giới quốc gia, khắp thế giới.

• Ý nghĩa kinh doanh:

• Thương mại có khả năng vượt qua giới hạn của


văn hóa và quốc gia một cách xuyên suốt.

• Tiềm năng thị trường trên mạng mang tính toàn


cầu.
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.4.3. Tiêu chuẩn hóa toàn bộ
• Về công nghệ: Khắp nơi chỉ sử dụng một công nghệ
được chuẩn hóa: tiêu chuẩn Internet.

- Có một nền tảng công nghệ chung, được chuẩn


hóa: các tiêu chuẩn kỹ thuật INTERNET.

- Trong thương mại truyền thống, có sự khác biệt về


công nghệ của mỗi quốc gia. Ví dụ như tiêu chuẩn của
TV, Radio.
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.4.3. Tiêu chuẩn hóa toàn bộ
• Ý nghĩa kinh doanh:

- Sự chuẩn hóa của công nghệ Internet làm


cho tham gia thương mại điện tử với giá
thành hạ (chi phí thâm nhập thị trường -
người bán, chi phí tìm kiếm - người mua)

- Với công nghệ thương mại điện tử, ngay


từ lần đầu tiên, người sử dụng vẫn có thể
tìm thấy nhiều nhà cung cấp, giá cả, hàng
hóa… ở mọi nơi trên thế giới
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.4.4. Phong phú
- Về công nghệ: Công nghệ cho
phép video, audio, và thông điệp
văn bản được đưa vào sử dụng.
- Ý nghĩa kinh doanh:
Các thông tin phong phú được đưa
vào nội dung của thông điệp
marketing, có thể cung cấp cho
từng cá nhân thông tin phù hợp. Sự
phong phú của thông tin làm cho
tăng doanh số bán hàng
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.4.5. Tương tác
• Về công nghệ: Công nghệ cho phép kết nối hai chiều
giữa nhà buôn và khách hàng.

• Ý nghĩa kinh doanh:


• Ngoại trừ công nghệ điện thoại, công nghệ Internet cho
phép tương tác qua lại giữa nhà buôn và khách hàng,
giữa khách hàng với nhau

• Diện rộng hơn – toàn cầu.


I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.4.6. Mật độ thông tin
• Về công nghệ: Công nghệ làm cho giảm giá và tăng số
lượng và chất lượng thông tin.

• Ý nghĩa kinh doanh:


• Chi phí xử lý thông tin, lưu trữ thông tin, truyền thông tin
giảm mạnh

• Thông tin trở nên phong phú, rẻ và hợp thời.

• Các thương nhân có thể khám phá nhiều khách hàng


trên mạng hơn
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.4.7. Cá nhân hóa/Làm cho phù hợp
Về công nghệ: Công nghệ không
những cho phép gởi các thông
điệp đến từng cá nhân mà còn
cho phép từng khách hàng gởi
những yêu cầu riêng cho phù hợp
với cá nhân của mình.
Thế nào là cá nhân hóa
(Personalization)?

Thế nào là làm cho phù hợp/tùy chỉnh


Customization?
I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.4.7. Cá nhân hóa/Làm cho phù hợp
• Ý nghĩa kinh doanh:
• Khả năng phân khúc thị trường, và theo đó điều chỉnh
thông điệp cho phù hợp

• Thoả mãn nhu cầu của khách hàng


I. Khái niệm và đặc điểm
của Thương Mại Điện Tử
I.4.8. Xã hội (Social technology)

• Về công nghệ:
• Tạo ra các ứng dụng để người dùng làm trung tâm trong việc
truyền thông xã hội

• Nội dung người dùng tạo và truyền thông đến khắp nơi

• Tương tác cao, mang tính cộng đồng xã hội

• Người xem nhiều, rộng lớn.

• Ý nghĩa kinh doanh:


• Quảng cáo, thu thập ý kiến khách hàng, bán hàng
II. Các hình thức giao dịch
thương mại điện tử
Mối liên hệ về thị Mối liên hệ về
trường công nghệ

B2C M-COMMERCE

SOCIAL
B2B
E-COMMERCE

LOCAL
C2C
E-COMMERCE
II. Các hình thức giao dịch
thương mại điện tử
II.1. Mối liên hệ về thị trường
II.1.1. Business-to-Consumers (B2C)

• Tập đoàn Oracle, trong tài liệu “Application Developers


Guide” (2000), định nghĩa B2C là “một thuật ngữ mô tả sự giao
tiếp giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc
bán hàng hóa và dịch vụ”.

• Tập đoàn Sybase đưa ra định nghĩa B2C là “khả năng của
doanh nghiệp trong việc cung ứng các sản phẩm, hàng hóa,
sự hỗ trợ và thông tin trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân
trên Internet”.
II. Các hình thức giao dịch
thương mại điện tử

II.1. Mối liên hệ về thị trường


II.1.1. Business-to-Consumers (B2C)

• Có thể nói hình thức B2C là hình thức của TMĐT mà


khách hàng giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp mà
không cần bất cứ người trung gian nào
II. Các hình thức giao dịch
thương mại điện tử
II.1.1. Business-to-Consumers (B2C) (tt)
II. Các hình thức giao dịch
thương mại điện tử
II.1.1. Business-to-Consumers (B2C) (tt)

- Thương mại điện tử B2C bao


gồm mua hàng hóa bán lẻ,
du lịch và các loại dịch vụ
khác và nội dung trực tuyến.
- B2C đã phát triển theo cấp
số nhân kể từ năm 1995
II. Các hình thức giao dịch
thương mại điện tử
II.1.1. Business-to-Consumers (B2C) (tt)
- Quy báo quy mô thị trường thương mại
điện tử bán lẻ (B2C) của Việt Nam năm
2022: 16,4 tỷ USD (theo Sách trắng
Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022)
- Ước tính số lượng người tiêu dùng mua
sắm trực tuyến ở Việt Nam: 60 triệu. Giá
trị mua sắm trực tuyến của một người
dùng sẽ đạt 260- 285 USD/người trong
năm 2022
- Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử
B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và
dịch vụ tiêu dùng cả nước sẽ vượt mốc
7% của năm 2021, đạt từ 7,2% - 7,8%
II. Các hình thức giao dịch
thương mại điện tử
II.1.2. Business-to-Business (B2B)
• Doanh nghiệp chỉ thực hiện giao dịch với các doanh
nghiệp khác

• Giao dịch B2B có thể diễn ra trực tiếp giữa các doanh
nghiệp hoặc thông qua một đối tác thứ ba (hay một
trung gian giao dịch) đóng vai trò cầu nối giữa người
mua và người bán, đồng thời tạo điều kiện để giao dịch
giữa họ diễn ra thuận lợi hơn.
II. Các hình thức giao dịch
thương mại điện tử
II.1.2. Business-to-Business (B2B)
• Các chủ thể tham gia là các doanh nghiệp. Mục đích của
các doanh nghiệp bên mua tham gia là:

• Mua nguyên vật liệu, hàng hóa cho quá trình sản xuất -
kinh doanh (Purchasing).

• Mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho quá trình hoạt


động, điều hành.

• Mua thiết bị, linh kiện phục vụ cho hoạt động duy tu,
bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất.
II. Các hình thức giao dịch
thương mại điện tử
II.1.2. Business-to-Business (B2B)

• Hình thức này chiếm tới 80%


doanh số TMĐT toàn cầu. Ví
dụ: Alibaba.com

• Là hình thức thương mại điện


tử lớn nhất ở Việt Nam, với giá
trị lên đến 80 tỷ USD vào năm
2022, gấp 5 lần mô hình B2C
II. Các hình thức giao dịch
thương mại điện tử
II.1.2. Business-to-Business (B2B)
II. Các hình thức giao dịch
thương mại điện tử
II.1.3. Consumer-to-Consumer (C2C)
• Chủ thể tham gia là cá nhân với cá nhân

• Với khách hàng:


• Đưa sản phẩm lên thị trường mạng

• Chọn phương thức bán đấu giá hoặc bán

• Đặt người cung cấp dịch vụ cung cấp catalog, công cụ tìm kiếm,
thực hiện khả năng thanh toán

• Thực hiện thông qua một DN cung cấp sàn mua bán điện tử

• ebay.com – (Mỹ) khoảng 55 triệu sản phẩm nằm trong hơn


50.000 danh mục và hơn 175 triệu thành viên trên toàn thế giới
II. Các hình thức giao dịch
thương mại điện tử
II.1.3. Consumer-to-Consumer (C2C)
II. Các hình thức giao dịch
thương mại điện tử
II.1.3. Consumer-to-Consumer (C2C)

Tiêu chí Giá trị


Vốn hóa thị trường 23.3 tỷ đô

Lượt ghé thăm hàng tháng 5.3 tỷ

Tổng giá trị hàng hóa 87.37 tỷ


đô
Số lượng người mua tích cực 138 triệu

Chi tiêu trung bình của 1


700 USD
người mua hàng ở Mỹ
II. Các hình thức giao dịch
thương mại điện tử
II.2. Mối liên hệ về công nghệ

• Thương mại di động (Mobile commerce) là thực hiện thương mại


thông qua công nghệ không dây.

• M-commerce sẽ tạo ra sự vượt trội của thương mại điện tử không


dây.

• Các ngành bị ảnh hưởng bởi m-commerce gồm có:


• Dịch vụ tài chính
• Viễn thông
• Dịch vụ/ bán lẻ
• Dịch vụ thông tin
II. Các hình thức giao dịch
thương mại điện tử
II.2. Mối liên hệ về công nghệ

• Social e-commerce
• Hầu hết các trang mạng xã hội tích hợp công cụ cho
mạng xã hội và công cụ thương mại trên mạng xã hội

• Thương mại điện tử xã hội là thương mại điện tử được


thực hiện bởi các mạng xã hội và các mối quan hệ xã
hội trực tuyến.

• Thương mại điện tử xã hội thường đan xen với thương


mại di động
II. Các hình thức giao dịch
thương mại điện tử
II.2. Mối liên hệ về công nghệ

• Local e-commerce
• Hình thức thương mại điện tử
tập trung vào việc thu hút
người tiêu dùng dựa trên vị trí
địa lý hiện tại của họ
III. Lịch sử hình thành
Thương Mại Điện Tử
III.1. Sự lớn mạnh của Internet, Web và mobile plaform

- Internet xuất hiện vào cuối thập


niên 1960 và nay là hệ thống mạng
lớn nhất thế giới
- World wide web là một trong dịch
vụ phổ biến trên nền tảng Internet
- Mobile platform cung cấp cách
thức truy cập vào Internet từ các
thiết bị không dây – lớn mạnh nhất
trong nền tảng Internet hiện nay
III. Lịch sử hình thành
Thương Mại Điện Tử
III.1. Sự lớn mạnh của Internet và Web (tt)

• Máy chủ phục vụ cho Internet tăng 45% mỗi năm

• Sự phát triển mạnh – thời gian phổ biến đến các


hộ gia đình
• Radio - 38 năm (30% thị phần HGĐ Hoa Kỳ)

• TV - 17 năm (30%)

• Internet/Web (1993) - 10 năm (53%)


III. Lịch sử hình thành
Thương Mại Điện Tử
III.2. Lịch sử hình thành (tt)
▪ Thập niên 70, công ty dược Baxter
Healthcare cho phép đặt hàng qua
hình thức điện thoại (B2B).
▪ Đầu thập niên 80 chứng kiến sự phát
triển các tiêu chuẩn trao trao đổi dữ
liệu điện tử (Electronic Data
Interchange – EDI), cho phép trao đổi
thương mại và thực hiện các giao dịch
TM kỹ thuật số trên các mạng riêng
▪ Công ty Minitel cho phép người mua
hàng thông qua hệ thống văn bản
video, điện thoại với màn hình 8 inchs.
▪ Tuy nhiên, không có hệ thống tiền thân
nào có chức năng của Internet
III. Lịch sử hình thành
Thương Mại Điện Tử
III.2. Lịch sử hình thành (tt)

Có thể cho rằng, thương


mại điện tử bắt đầu từ năm
1995.
- Xuất hiện Banner quảng
cáo 10/1994.
- Rao bán vị trí đặt banner
quảng cáo đầu năm
1995.
III. Lịch sử hình thành
Thương Mại Điện Tử
III.2. Lịch sử hình thành (tt)

TMĐT 1
- Bắt đầu từ năm 1995,
bùng nổ và lan rộng
- Kết thúc vào năm 2000
gắn liền với sự sụp đổ các
công ty dotcom
TMĐT 2
- Bắt đầu từ năm 2001
- Các công ty TMĐT tái cơ
cấu lại
TMĐT 3
- Bắt đầu từ năm 2007
- Gắn liền sự xuất hiện
của Iphone
III. Lịch sử hình thành Thương Mại Điện
Tử

III.2.1. TMĐT giai đoạn 1: 1995 – 2000

➢Đối với các nhà khoa học máy tính


• Tạo ra viễn cảnh về tính phổ biến của truyền
thông và môi trường máy tính

• Tin rằng Internet là miễn phí cho mọi người,


không có sự can thiệp của chính phủ hoặc
một tổ chức nào.
III. Lịch sử hình thành
Thương Mại Điện Tử
III.2.1. TMĐT giai đoạn 1: 1995 – 2000 (tt)

➢Đối với các nhà kinh tế học

• Tạo ra viễn cảnh về một thị trường cạnh tranh


hoàn hảo

• Vai trò người môi giới giảm

• Thương mại không có sự cản trở


III. Lịch sử hình thành
Thương Mại Điện Tử
III.2.1. TMĐT giai đoạn 1: 1995 – 2000 (tt)

• Động cơ đầu tiên


• Các nhà sản xuất đầu tiên tham gia thị trường trong
những khu vực khó tính và nhanh chóng hội nhập vào
chia sẻ thị phần

• Công nghệ
• Mọi người đều sử dụng công cụ và sản phẩm như nhau
và nhận được giá trị từ thực tế sử dụng.
III. Lịch sử hình thành
Thương Mại Điện Tử
III.2.1. TMĐT giai đoạn 1: 1995 – 2000 (tt)

➢ Đối với thương nhân:


➢ Thương mại điện tử tiêu biểu cho cơ hội đạt được lợi nhuận xa
hơn đầu tư thông thường trên cơ sở
• Khách hàng toàn cầu.
• Công nghệ Marketing truyền thông mới cho phép phổ biến,
chi phí thấp và mạnh mẽ.
• Khả năng phân khúc thị trường.
• Sử dụng chiến lược người tiên phong
• Giao diện mạng được thiết kế phù hợp
III. Lịch sử hình thành
Thương Mại Điện Tử
III.2.2. TMĐT giai đoạn 2: 2001

• Những lý do chấm dứt TMĐT I

• Sự tăng vọt trong công nghệ dự phòng để tránh thảm họa Y2K

• Công nghiệp viễn thông đã xây dựng dư thừa dung lượng


trong mạng cáp quang

• Trong mùa Giáng sinh 1999, việc cung cấp và bán hàng hóa
rất ít cho thấy TMĐT không đơn giản như mong đợi.

• Giá trị của dotcom và các công ty công nghệ đã nâng lên
quá cao (ảo).
III. Lịch sử hình thành
Thương Mại Điện Tử
III.2.2. TMĐT giai đoạn 2: 2001(tt)
• Sự sụp đổ về giá trên thị trường chứng khoán của các công ty
TMĐT I trong suốt năm 2000 đã chấm dứt giai đoạn TMĐT I

• Các nhà lãnh đạo đã thận trọng đánh giá lại triển vọng của
TMĐT và các phương thức để thành công trong kinh doanh.

• TMĐT II bắt đầu trong năm 2001.

• Chiến lược “người tiên phong” và chiến lược thuần “online” sẽ


bị thay thế bởi chiến lược “sức mạnh người theo sau” và chiến
lược “Clicks and Bricks”
III. Lịch sử hình thành
Thương Mại Điện Tử
III.2.2. TMĐT giai đoạn 3

• Tăng trưởng nhanh chóng của:


• Mạng xã hội trực tuyến
• Nền tảng di động
• Thương mại địa phương

• Nội dung giải trí phát triển như là nguồn thu

• Chuyển đổi tiếp thị


• Phối hợp tiếp thị trên các nền tảng xã hội, di động, địa phương
• Công nghệ phân tích hành vi, bigdata
III. Lịch sử hình thành
Thương Mại Điện Tử
1995 – 2000 2001 – 2006 2007 – nay
PHÁT MINH CỦNG CỐ TIẾP TỤC SÁNG TẠO
Hướng vào công nghệ Hướng vào kinh doanh Công nghệ di động hỗ trợ
cho các hình thức TMĐT:
social, local, and mobile
e-commerce
Tăng doanh thu là Kiếm tiền và tạo ra lợi Kết nối với người xem và
quan trọng nhuận là quan trọng mạng xã hội là quan
trọng
Đầu tư mạo hiểm là Đầu tư tài chính thông Sự quay trở lại của đầu tư
chủ yếu thường mạo hiểm và các thương
vụ mua lại các công ty
khởi nghiệp của các
công ty lớn
Chưa có can thiệp của Có luật lệ và can thiệp Sự giám sát chặt chẽ của
chính phủ của chính phủ chính phủ
III. Lịch sử hình thành
Thương Mại Điện Tử
1995 – 2000 2001 – 2006 2007 – nay
PHÁT MINH CỦNG CỐ TIẾP TỤC SÁNG TẠO
Các công ty mới khởi Các doanh nghiệp lớn Các doanh nghiệp mới
nghiệp truyền thống khởi nghiệp về xã hội, di
động và địa phương
(Entrepreneurial social,
mobile, and local firms)
Bỏ yếu tố môi giới Tăng cường trung gian Sự gia tăng của các
trung gian trực tuyến
nhỏ thuê quy trình kinh
doanh của các công ty
lớn hơn
III. Lịch sử hình thành
Thương Mại Điện Tử
1995 – 2000 2001 – 2006 2007 – nay
PHÁT MINH CỦNG CỐ TIẾP TỤC SÁNG TẠO
Thị trường hoàn hảo Thị trường không hoàn Sự trở lại của các chiến lược
Chiến lược online thuần hảo, thương hiệu, ảnh online thuần túy ở các thị
hưởng mạng trường mới; mở rộng chiến
túy
lược bricks-and-clicks trong
Chiến lược “bricks-and-
thị trường bán lẻ truyền
clicks”
thống

Lợi thế người tiên phong Sức mạnh người theo sau Lợi thế của người tiên phong
trở lại ở các thị trường mới
khi những công ty kinh
doanh trên web truyền
thống (traditional web
players) bắt kịp
Sản phẩm bán lẻ có độ Các sản phẩm và dịch vụ Bán lẻ, dịch vụ và nội dung
phức tạp thấp bán lẻ có độ phức tạp
cao
IV. Lợi ích và giới hạn của
thương mại điện tử
V.1. Lợi ích

V.1.1. Lợi ích với tổ chức


• Nắm được thông tin phong phú

• Giảm chi phí trong kinh doanh

• Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác

• Tạo điều kiện sớm tiếp cận “kinh tế kỹ thuật số”

• Mở rộng thị trường ra toàn quốc và quốc tế

• Giúp tái cấu trúc quy trình vận hành của công ty

• Giảm tồn kho


IV. Lợi ích và giới hạn của
thương mại điện tử
V.1.2. Lợi ích đối với khách hàng
• Cho phép khách hàng mua hàng bất cứ nơi đâu và bất cứ giờ nào

• Khách hàng có nhiều lựa chọn, và so sánh hàng hóa được cung cấp
từ nhiều nơi khác giúp tìm được hàng hóa phù hợp nhất

• Một số hàng hóa và dịch vụ có thể cung cấp ngay (các sản phẩm số
hóa)

• Cho phép khách hàng tương tác với nhau để chia sẻ kinh nghiệm và ý
tưởng

• Cá nhân hóa việc mua sắm

• TMĐT thúc đẩy cạnh tranh do đó giá bán sẽ giảm nhiều hơn cho
khách hàng
IV. Lợi ích và giới hạn của
thương mại điện tử
V.1.3. Lợi ích đối với xã hội
• Cho phép người mua sắm và làm việc tại nhà, do đó
giảm chi phí lưu thông và ô nhiễm

• Cho phép các nước thuộc thế giới thứ ba tiếp cận
được nhiều hàng hóa phong phú

• Cung cấp dịch vụ công cộng giá rẻ, chất lượng cao

• Loại bỏ nhà trung gian


Loại bỏ nhà trung gian

Price/Shirt Savings

Producer W holesaler Retailer Consumer $52.72 0%

Producer W holesaler Retailer Consumer $41.34 28%

Producer W holesaler Retailer Consumer $20.45 62%

Source: Benjamin & Wigand (SMR)


IV. Lợi ích và giới hạn của
thương mại điện tử
• V.2. Giới hạn

• V.2.1. Giới hạn của kỹ thuật

• Công nghệ còn đắt tiền, chi phí cho thuê bao Internet vẫn còn cao.

• Băng thông còn hạn chế

• Vẫn phải sự dụng nhiều phần mềm cho máy vi tính – trong đó so với TV
thì có sự khác biệt

• Người sử dụng vẫn phải được trang bị kiến thức nhiều hơn so với sử
dụng TV

• Còn nhiều phần mềm chưa tương thích với phần cứng của hệ thống
hiện có.
IV. Lợi ích và giới hạn của
thương mại điện tử
V.2.2. Giới hạn phi kỹ thuật
• Các tiến bộ kỹ thuật công nghệ thách thức các hệ thống pháp lý của
nhà nước
• Vấn đề chuyển ngân

• Vấn đề an toàn, bí mật quốc gia

• Thuế; các tranh chấp thương mại

• Khách hàng chưa quen mua sắm mà không có cảm xúc tiếp cận
hàng hóa

• Văn hóa mua sắm một số nơi khác nhau; thiếu niềm tin của khách
hàng

• Vấn đề bảo đảm tính riêng tư của khách hàng.


IV. Lợi ích và giới hạn của
thương mại điện tử
V.3. Triển vọng của thương mại điện tử
• Công nghệ Internet và web nhất là sự phát triển của thiết bị không
dây trên Internet tiếp tục tăng trưởng thông qua các hoạt động
thương mại.

• Định giá của thương mại điện tử sẽ tăng.

• Tiền lãi và lợi nhuận tăng hơn mức thông thường.

• Trong B2B và B2C, 500 công ty của Fortune vẫn tham gia nhiều hơn và
giữ vai trò chủ đạo.

• Các công ty thương mại điện tử chọn chiến lược hỗn hợp “Bricks and
Clicks”.

• Có sự giám sát chặt chẽ của các chính phủ trên thế giới.
Ôn tập C1

• Nêu 8 nét đặc trưng của công nghệ TMĐT và ý nghĩa với
kinh doanh

• Các hình thức của TMĐT

• Giải thích được các thuật ngữ “pure online” và “clicks and
bricks”

• Chiến lược “Lợi thế người tiên phong” và “Sức mạnh người
theo sau” cho ví dụ

• Tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA TMĐT:


INTERNET, WEB, MOBILE
PLATFORM
Nội dung chương 2
• Khái niệm về mạng Internet

• Giao thức TCP/IP

• Công nghệ đặc trưng của Internet

• Mô hình hoạt động các dịch vụ


Mục tiêu chương 2
• Biết khái niệm về mạng Internet

• Biết về Giao thức TCP/IP

• Biết những công nghệ đặc trưng của Internet

• Hiểu và vận dụng các mô hình hoạt động các


dịch vụ được ứng dụng trong thương mại điện tử
Sự phát triển máy tính gắn liền với ứng dụng trong kinh doanh
I. Mạng máy tính
Mạng máy tính là gì?

Môi trường
truyền thông
I. Mạng máy tính

I.1. Khái niệm

Là một hệ thống liên lạc giữa các máy tính, các máy tính trong
hệ thống mạng phải được kết nối chung vào một đường
truyền và theo một quy ước chung, những quy ước chung đó
gọi là giao thức.

Tóm lại tất cả các hệ thống mạng phải bao gồm 3 yếu tố cơ
bản: chia sẻ được tài nguyên, có đường truyền dữ liệu, theo
một giao thức nhất định.
I. Mạng máy tính
I.2. Chuyển mạch gói
Packet switching Circuit switching

• Chia nhỏ các thông điệp kỹ thuật số • các mạng máy tính sơ khai sử
thành các gói, gửi chúng theo các dụng các mạch điện thoại
đường liên lạc khác nhau, sau đó tập chuyên dụng
hợp các gói lại khi chúng đến đích • một mạch điểm đến điểm hoàn
• Không yêu cầu một mạch chuyên dụng, chỉnh được thiết lập (a complete
sử dụng gần như toàn bộ các đường point-to-point circuit)
truyền thông và dung lượng hiện có • tốn kém và lãng phí dung lượng
• Nếu một số đường truyền bị vô hiệu hóa truyền thông sẵn có
hoặc quá bận, các gói có thể được gửi • Gần 70% thời gian, mạch thoại
trên bất kỳ đường truyền có sẵn nào, chuyên dụng không được sử
cuối cùng sẽ dẫn đến điểm đích dụng đầy đủ
I. Mạng máy tính
I. Mạng máy tính
I.3. Giao thức TCP/IP

TCP thiết lập các


Bộ giao thức truyền
kết nối giữa các
thông cốt lõi cho
máy tính gửi và
Internet
nhận

TCP/IP

TCP đảm bảo rằng IP cung cấp sơ đồ


các gói được nhận địa chỉ của Internet
đủ và theo cùng và chịu trách nhiệm
một trình tự phân phối các gói
I. Mạng máy tính
I.3. Giao thức TCP/IP

• Bộ các nghi thức được phát triển bởi Vincent Cerf và Robert Kahn

• Transmission Control Protocol (TCP)

• Điều khiển việc tách (assembly) thông điệp tại nơi gửi thành
các gói thông tin nhỏ hơn(packets) trước khi truyền và tái tạo
(reassembles) lại thông điệp tại nơi nhận

• Internet Protocol (IP)

• Các qui tắc nhằm xác định tuyến đường để chuyển các gói
thông tin từ nguồn đến đích

• Thay thế cho nghi thức NCP (sử dụng trong mạng ARPANET)
I. Mạng máy tính
I.3. Giao thức TCP/IP

Bộ giao thức TCP/IP được chia


thành bốn lớp riêng biệt, với mỗi
lớp xử lý một lĩnh vực khác nhau:
• Lớp Giao diện Mạng - The
Network Interface Layer
• Lớp Internet - The Internet
Layer
• Lớp vận chuyển - The
Transport Layer
• Lớp ứng dụng - The
Application Layer
I. Mạng máy tính
I.3. Giao thức TCP/IP
• Lớp Giao diện Mạng - The Network Interface Layer: chịu trách
nhiệm đặt và nhận các gói từ phương tiện mạng
• Lớp Internet - The Internet Layer: chịu trách nhiệm đánh địa
chỉ, đóng gói và định tuyến các thông điệp trên Internet
• Lớp vận chuyển - The Transport Layer: chịu trách nhiệm cung
cấp thông tin liên lạc với các giao thức (ứng dụng) khác
trong bộ giao thức TCP/IP bằng cách xác nhận và sắp xếp
thứ tự các gói đến và đi từ các ứng dụng.
• Lớp ứng dụng - The Application Layer: bao gồm nhiều giao
thức được sử dụng để cung cấp dịch vụ người dùng hoặc
trao đổi dữ liệu.
I. Mạng máy tính

I.4. Mạng Internet

• Là một hệ thống mạng nối liền các máy tính trên


phạm vi toàn cầu.
• Thành lập vào năm 1960 tại Mỹ (mạng ARPANET)

• Không thuộc sở hữu của một cá nhân nào

• Mỗi quốc gia thành lập một gateway chung

• Sử dụng giao thức TCP/IP


I. Mạng máy tính
I.4.1. Các tổ chức chi phối trên Internet
▪ The Internet Corporation for Assigned Names and Numbers
(ICANN): điều phối các hệ thống định danh duy nhất của Internet:
địa chỉ IP, đăng ký tham số giao thức và hệ thống miền cấp cao
nhất. ICANN được thành lập vào năm 1998 với tư cách là một tổ
chức phi lợi nhuận và quản lý Cơ quan cấp số Internet (IANA – cơ
quan chịu trách nhiệm cấp địa chỉ IP)

▪ The Internet Engineering Task Force (IETF): một cộng đồng quốc tế
mở gồm các nhà vận hành mạng, nhà cung cấp và nhà nghiên
cứu quan tâm đến sự phát triển của kiến trúc Internet và hoạt
động của Internet. IETF có một số nhóm làm việc, được tổ chức
thành nhiều lĩnh vực khác nhau, phát triển và thúc đẩy các tiêu
chuẩn Internet, những tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến cách mọi
người sử dụng và quản lý Internet
I. Mạng máy tính
I.4.1. Các tổ chức chi phối trên Internet
▪ The Internet Research Task Force (IRTF): tập trung vào sự phát triển
của Internet. IRTF có một số nhóm nghiên cứu dài hạn làm việc về
các chủ đề khác nhau như giao thức Internet, ứng dụng và công
nghệ.

▪ The Internet Engineering Steering Group (IESG): chịu trách nhiệm


quản lý kỹ thuật các hoạt động của IETF và quy trình tiêu chuẩn
Internet

▪ The Internet Architecture Board (IAB): giúp xác định kiến trúc tổng
thể của Internet và giám sát IETF và IRTF

▪ The Internet Society (ISOC): là một liên minh gồm các tập đoàn,
cơ quan chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận giám sát các
chính sách và thông lệ về Internet
I. Mạng máy tính
I.4.1. Các tổ chức chi phối trên Internet

▪ The Internet Governance Forum (IGF): là một diễn đàn mở có


nhiều bên tham gia tranh luận về các vấn đề liên quan đến quản
trị Internet

▪ The World Wide Web Consortium (W3C): là một nhóm chủ yếu là
học thuật thiết lập HTML và các tiêu chuẩn lập trình khác cho
Web

▪ The Internet Network Operators Groups (NOGs): các nhóm không


chính thức được tạo thành từ các ISP, IXP và những người khác
thảo luận và cố gắng tác động đến các vấn đề quan trọng liên
quan đến hoạt động và quy định của Internet.
I. Mạng máy tính
I.4.2. Internet Service Providers (ISP)
Internet backbone (Trục Internet)
- Ban đầu, Internet có một đường trục duy
nhất, nhưng Internet ngày nay được kết hợp
với nhau từ nhiều mạng. Thường được điều
hành bởi sự kết hợp của các chủ sở hữu tư
nhân và nhà nước
- Một đường ống khổng lồ vận chuyển dữ liệu đi khắp thế giới tính bằng
mili giây. Gồm cáp quang với băng thông từ 155 Mbps - 2,5 Gbps
- Nhà cung cấp dịch vụ Internet cấp 1 (Tier 1 ISPs)
- Các kết nối với các lục địa khác: cáp quang dưới biển và các liên kết
vệ tinh
- Đường trục có dự phòng tích hợp (built-in redundancy)
- Những gã khổng lồ Internet như Google, Microsoft và Facebook đang
thiết lập các mạng cáp quang riêng
I. Mạng máy tính
I.4.2. Internet Service Providers (ISP)
• Là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ Internet cho các hộ gia đình,
các doanh nghiệp nhỏ.
• ISP cấp 1
• ISP cấp 2
• ISP cấp 3

• Các trung tâm khu vực, nơi các ISP Cấp 1 kết nối vật lý với nhau
và/hoặc với các ISP khu vực (Cấp 2) được gọi là Điểm Trao đổi
Internet (Internet Exchange Points - IXPs).
• Các ISP Cấp 2 trao đổi lưu lượng truy cập Internet thông qua các
thỏa thuận ngang hàng cũng như bằng cách mua chuyển tiếp
Internet và họ kết nối các ISP Cấp 1 với các ISP Cấp 3 (ISP cấp 3 cung
cấp quyền truy cập Internet cho người tiêu dùng và doanh nghiệp).
I. Mạng máy tính
I.4.2. Internet Service Providers (ISP)

Điểm trao đổi Internet - Internet Exchange Points (IXP)


I. Mạng máy tính
I.4.2. Internet Service Providers (ISP)

ISP cấp 3
• Các công ty cung cấp mức dịch vụ thấp nhất trong kiến trúc
Internet nhiều tầng bằng cách cho chủ sở hữu nhà, doanh
nghiệp nhỏ và một số tổ chức lớn thuê quyền truy cập Internet →
ISP cấp 3 là nhà cung cấp bán lẻ

• ISP cấp 3 thường kết nối với điểm trao đổi Internet (IXP) bằng
đường dây điện thoại hoặc cáp tốc độ cao (45 Mbps trở lên).

• Một số ISP lớn ở Châu Âu: Plusnet, Sky Broadband, Virgin Media và
TalkTalk ở Vương quốc Anh; Orange, SFR, Bouyges Telecom và
Free Mobile ở Pháp; Tiscali, BT Italia, và Fastweb ở Ý
I. Mạng máy tính
I.4.2. Internet Service Providers (ISP)

Sinh viên tự tìm hiểu về các ISPs của Việt Nam


I. Mạng máy tính
I.5. Intranet và extranet
I. Mạng máy tính

I.5. Intranet và extranet

I.5.1. Intranet

• Là hệ thống mạng thuộc sở hữu của một tổ chức và sử dụng


chuẩn của Internet và World Wide Web.

• Cung cấp cho nhân viên thuộc tổ chức đó có khả năng tiếp cận
thông tin của cơ quan.

I.5.2. Extranet

• Là hệ thống mạng được nối kết từ Intranet của công ty với khách
hàng, nhà cung cấp hoặc đối tác
Internet – Intranet - Extranet

Loại mạng Người sử dụng Loại truy cập Thông tin

Internet Bất cứ người nào Cộng đồng, Tổng quát,


không giới hạn công cộng và
quảng cáo

Intranet Chỉ những người Riêng và có giới Cụ thể của


trong cơ quan hạn từng công ty

Extranet Các nhóm công Dành riêng cho Chia sẻ giữa


tác (business các cá nhân bên các nhóm có
partners) ngoài được cấp liên hệ
phép
II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet
II.1. Địa chỉ IP:
Làm thế nào để hàng tỷ máy tính kết nối với Internet có thể
giao tiếp với nhau?

• Mỗi máy tính khi nối mạng Internet đều có một địa chỉ số
riêng biệt để nhận dạng.
• Địa chỉ IP sử dụng 32 bit số gọi là IPv4, gồm 4 nhóm và
cách nhau bởi dấu chấm ví dụ như 201.61.186.227, các số
này có giá trị từ 0 đến 255
• Không gian địa chỉ 232
II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet

II.1. Địa chỉ IP:


- Một chuỗi bốn số riêng
biệt được phân cách bằng
dấu chấm
- Mỗi số trong bốn số có thể
nằm trong khoảng từ 0–255
- Các số 172.16.254 để
nhận dạng mạng cục bộ
và số cuối cùng 1 để nhận
dạng một máy tính cụ thể
II. Các khái niệm về công nghệ đặc trưng của
Internet

II.1. Địa chỉ IP:


II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet

II.1. Địa chỉ IP:

• Packet InterNet Groper (lệnh Ping)


• Kiểm tra kết nối giữa 2 host (thiết bị) đang nối mạng với
nhau

• Xác định 1 máy khác có đang hoạt động?


• Gửi các gói thông tin và chờ tín hiệu trả lời
II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet

II.1. Địa chỉ IP: kiểm tra các máy trên cùng mạng con
II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet

II.1. Địa chỉ IP: kiểm tra địa chỉ trên Internet
II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet

II.1. Địa chỉ IP: kiểm tra kết nối với google.com

Để ping test trên PC Windows, thực hiện theo những bước như sau:
• Bước 1: Hãy nhấn phím tắt Windows + R.
• Bước 2: Gõ "cmd" → Chọn OK.
• Bước 3: Sau khi CMD đã được mở các bạn gõ vào dòng lệnh Ping
google.com → Chọn OK.
• Bước 4: Kiểm tra kết quả trả về
II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet

II.1. Địa chỉ IP: kiểm tra kết nối với google.com
II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet

II.1. Địa chỉ IP: kiểm tra kết nối với google.com
Sent: dùng để chỉ số lượng gói tin đã gửi.
Received: dùng để chỉ số lượng gói tin trả về.
Lost: dùng để chỉ số lượng gói tin bị mất
% Loss: dùng để chỉ tỷ lệ gói tin bị mất
Minimum: thể hiện thời gian nhỏ nhất phản hồi
Maximum: thể hiện thời gian lớn nhất phản hồi
Average: thể hiện thời gian trung bình phản hồi

Khi time (ms) thấp thì tức là mạng của bạn khá nhanh, kết nối mạng
ổn định.
Khi mà chỉ số này vượt quá mức 100, cụ thể là lên tới mức 200 hay
250 thì sẽ gặp phải tình trạng giật, lag
II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet

II.1. Địa chỉ IP:


Phiên bản mới của IP gọi là IPv6, với địa chỉ dài 128 bit,

Không gian địa chỉ 2128


II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet

Internet of things (IoT)


• Công nghệ Internet lan rộng đến đồ điện tử tiêu dùng, thiết
bị điện, ô tô, thiết bị y tế

• Gần như bất kỳ thứ gì có thể được trang bị cảm biến thu
thập dữ liệu và kết nối với Internet

• Sự phát triển của “big data” và phần mềm phân tích

• Hầu hết sử dụng IPv6


II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet

II.2. Tên miền và URL

II.2.1. Domain name: Trình bày lại tên địa chỉ IP bằng ngôn ngữ tự
nhiên. ví dụ: 203.168.004.001 ~ vnn.vn

• Hậu tố tên miền cấp 1

• Hậu tố tên miền cấp 2

.com.vn; .edu.vn - ví dụ: www.ufm.edu.vn


Thứ bậc của hệ thống tên miền

• Domain suffix –– Hậu tố miền

1980s 2001 & 2002 2003


.com .biz .asia
.edu .info .cat
.gov .name .jobs
.int .pro .mobi
.net .aero .tel
.org .museum .travel
.mil
Thứ bậc của hệ thống tên miền

- Các miền cấp cao nhất: loại tổ chức (.com, .gov, .org,..) hoặc vị trí địa
lý (.us, .uk..)
- Tên miền cấp hai cho các tổ chức, cá nhân (Microsoft.com,
Stanford.edu,..)
- Các miền cấp ba xác định một máy tính cụ thể hoặc một nhóm máy
tính trong một tổ chức, VD: www.finance.nyu.edu
II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet

II.2. Tên miền và URL: kiểm tra địa chỉ yahoo


Thứ bậc của hệ thống tên miền

• DNS là Hệ thống tên miền trình bày lại địa chỉ IP


trong tên miền

The Domain Name System - DNS


- Hệ thống tên miền cho phép
các hiển thị như Cnet.com đại
diện cho một địa chỉ IP dạng số
- Ví dụ: IP dạng số của cnet.com
là 216.239.113.101
II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet

II.2.2. Bộ định vị tài nguyên - URL

• Uniform resource locator (URL): Địa chỉ được sử dụng trong trình
duyệt web để xác định vị trí nội dung của trang web.

• Thành phần của một URL:

http://www.yahoo.com

World Wide Web Tên miền - Domain category

Loại dịch vụ - Hypertext


transfer protocol
Tên chính - Host Network Name
II. Các khái niệm về công
nghệ đặc trưng của Internet
Bộ định vị tài nguyên: URL

• http – Giao thức truy cập trang web


• vd: http://vietnamnet.vn

• mailto – Kích hoạt phiên làm việc email điện tử


• vd: mailto:webmaster@yahoo.com

• file – Đọc một file từ đĩa cục bộ


• vd: file://d:\dulieu\tmdt.doc

• ftp – Nhận hoặc gởi tập tin lên máy chủ


• vd: ftp://netnam.vn
II. Các khái niệm về công
nghệ đặc trưng của Internet
http://www.azimuth-
Bộ định vị tài nguyên: URL
interactive.com/flash_test
• Bộ định vị tài nguyên thống
• Đề cập đến địa chỉ IP
nhất là địa chỉ được sử dụng
208.148.84.1 với tên miền
bởi một trình duyệt web để “azimuth-interactive.com”
xác định vị trí của nội dung
• Giao thức được sử dụng để truy
trên Web, sử dụng tên miền cập địa chỉ là HTTP.
như một phần của URL
• www: world wide web
• Một URL có thể có từ hai • Tài nguyên có tên “flash_test”
đến bốn phần. Ví dụ: nằm trên đường dẫn thư mục
tên1.tên2.tên3.org. máy chủ /flash_test.
II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet

II.3. Client/Server
Theo Kenneth C.Laudon

Client/server computing is a model of computing in which client computers


are connected in a network with one or more servers, which are computers
that are dedicated to performing common functions that the client
computers on the network need, such as file storage, software applications,
printing, and Internet access.

Máy khách/máy chủ là mô hình máy tính trong đó các máy khách được kết
nối trong mạng với một hoặc nhiều máy chủ, là những máy tính chuyên
dùng để thực hiện các chức năng chung mà các máy khách trong mạng
cần, chẳng hạn như lưu trữ tệp, ứng dụng phần mềm, in ấn và truy cập
Internet

Lấy ví dụ về client/server computing


II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet

II.3. Client/Server :Là mô hình mà máy khách (máy tính cá nhân) kết
nối trên hệ thống mạng với một hay nhiều máy chủ.

• Server
• Để quản lý tài nguyên và thực hiện các yêu cầu của khách hàng

• Có nhiều loại server (web, email, file); một server có thể thực hiện
nhiều chức năng

• Client
• Là những máy cá nhân có khả năng chứa đựng và xử lý thông tin
II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet

II.3. Client/Server

1960 - 1970 1970 - 1980


▪ Máy tính rất đắt đỏ và hạn ▪ Sự phát triển của máy
chế tính cá nhân và mạng
▪ Commercial mainframe: RAM cục bộ → client/server
(128Kb), ổ đĩa (10Mb) và computing khả thi
chiếm diện tích hàng trăm ▪ Dễ dàng để mở rộng
mét vuông dung lượng
▪ Không có đủ khả năng hỗ trợ ▪ Ít bị tổn thương hơn
đồ họa, màu sắc trong văn ▪ Cả phần mềm và
bản, tệp âm thanh, video phần cứng đều có thể
hoặc tài liệu siêu liên kết được xây dựng đơn
▪ Kiến trúc máy tính hoàn toàn giản và tiết kiệm hơn
tập trung
Mạng Internet – Client/Server

• Máy khách (Client computers) : thường yêu cầu cung cấp các
dịch vụ : in tài liệu, truy cập thông tin, cập nhật cơ sở dữ liệu,…

• Máy phục vụ (Servers) chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu từ


các máy khách

• Hiện nay sử dụng mô hình 3 lớp (Three-Tiered Client/Server)


• Máy khách (người sử dụng)

• Máy chủ (web server)

• Các chương trình ứng dụng và CSDL


Mạng Internet – Client/Server
Mạng Internet – Client/Server

• Client hiện nay có thêm: Mobile platform

• Máy tính bảng


• Đóng vai trò máy tính trong các tình huống di động

• Điện thoại thông minh


• Với công nghệ đột phá trong bộ xử lý và hệ điều hành mới
Mạng Internet – Cloud Computing

• Điện toán đám mây


• Các doanh nghiệp và cá nhân nhận được khả năng xử lý
thông tin và phần mềm trên Internet

• Ví dụ: Google Apps

• Đây là hình thức phát triển nhất hiện nay, giúp cho giảm
triệt để chi phí về
• Xây dựng và điều hành trang web

• Cơ sở hạ tầng mạng máy tính, hỗ trợ IT

• Phần mềm..
Mạng Internet – Cloud Computing

• Điện toán đám mây là một mô hình điện toán trong đó quá
trình xử lý, lưu trữ, phần mềm và các dịch vụ khác của máy
tính được cung cấp dưới dạng một nhóm tài nguyên ảo được
chia sẻ qua Internet. Những "đám mây" tài nguyên máy tính
này có thể được truy cập khi cần thiết từ bất kỳ thiết bị và vị trí
được kết nối nào
• Trong mô hình điện toán đám mây, các dịch vụ phần cứng và
phần mềm được cung cấp trên Internet bởi các nhà cung
cấp vận hành các cụm máy chủ và trung tâm dữ liệu rất lớn
II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet
II.4. Wireless Internet Access: có 2 kiểu nối cơ bản khác nhau

• Kết nối trên cơ sở mạng máy tính (WLAN) - Wireless local area
network (WLAN)-based Internet access
• Phổ biến được gọi là Wi-Fi
• Mạng WLAN dựa trên mạng cục bộ của máy tính, nơi có nhiệm
vụ kết nối máy khách với máy chủ trong khu vực cục bộ (khoảng
vài trăm mét)
• Wi-Fi hoạt động bằng cách gửi các tín hiệu radio được phát qua
sóng phát thanh, sử dụng các dải tần số radio từ 2,4 GHz đến
5,875 GHz
• Các công nghệ chính ở đây là: Wi-Fi chuẩn, WiMax và Bluetooth
II. Các khái niệm về công nghệ đặc
trưng của Internet
II.4. Wireless Internet Access:
Trong mạng Wi-Fi, điểm
truy cập không dây (còn
được gọi là “điểm phát
sóng”) kết nối trực tiếp với
Internet thông qua kết nối
băng thông rộng rồi truyền
tín hiệu radio đến bộ
thu/phát được cài đặt
trong máy tính bảng hoặc
máy tính xách tay hoặc
điện thoại thông minh
Các chuẩn WiFi cơ bản

Theo quantrimang.com
II. Các khái niệm về công
nghệ đặc trưng của Internet
II.4. Wireless Internet Access:
Bluetooth:
• Là công nghệ kết nối cá nhân cho phép liên kết giữa các thiết
bị di động và kết nối với Internet
• Là công cụ không sử dụng cáp, không bị kiểm soát
• Hoạt động trong băng tần 2,4 GHz nhưng với phạm vi rất hạn
chế từ 30 feet trở xuống. Sử dụng tín hiệu nhảy tần với tối đa
1.600 bước nhảy mỗi giây trên 79 kênh, giúp bảo vệ tốt khỏi
nhiễu và chặn. Tốc độ truyền đến 1Mbps trong phạm vi 10m
• Các thiết bị được trang bị Bluetooth liên tục quét môi trường
xung quanh để tìm kết nối với các thiết bị tương thích
II. Các khái niệm về công
nghệ đặc trưng của Internet
II.4. Wireless Internet Access:
Kết nối trên cơ sở Điện thoại (Telephone-based wireless Internet
access)
▪ CDMA
▪ Truy cập Internet không dây dựa trên điện thoại kết nối người
dùng với hệ thống điện thoại toàn cầu (mặt đất, vệ tinh và
sóng điện từ - microwave)
▪ Hệ thống điện thoại toàn cầu: đã có từ lâu, hoạt động đồng
thời với hàng triệu người dùng và đã có sẵn hệ thống thanh
toán giao dịch quy mô lớn và cơ sở hạ tầng liên quan
▪ Điện thoại di động và ngành công nghiệp điện thoại hiện là
những nhà cung cấp truy cập không dây lớn nhất vào Internet
3G – 4G – 5G

Nguồn: https://www.thegioididong.com/tin-tuc/inforgraphic-toc-do-mang-3g-4g-va-5g-khac-nhau-the-nao--963121
3G – 4G – 5G

Nguồn: https://www.thegioididong.com/tin-tuc/inforgraphic-toc-do-mang-3g-4g-va-5g-khac-nhau-the-nao--963121
III. Một số giao thức và chương trình
tiện ích trên Internet

III.1. HTTP (HyperText Transfer Protocol)

• Hypertext :
• Là một dạng văn bản có thể liên kết, nối kết các văn bản khác và
các dạng khác như: hình ảnh, âm thanh…

• Hỗ trợ nhiều kiểu thể hiện thông tin


• Headings, title bars, bullets, lines, lists

• Hình ảnh, khung trang, bảng

• Sử dụng Hypertext Transfer Protocol (HTTP) và theo sau bởi một URL
để xác định vị trí của một văn bản trên web; ví dụ:
http://www.vnn.vn
III. Một số giao thức và chương trình
tiện ích trên Internet
III.1. HTTP (HyperText Transfer Protocol)

• HTTP là giao thức Internet được sử dụng để truyền tải dữ liệu giữa
Web server đến các trình duyệt Web (web browsers) và ngược lại.
• HTTP được phát triển bởi World Wide Web Consortium (W3C) và
Internet Engineering Task Force (IETF).

• HTTP chạy trong Lớp ứng dụng của mô hình TCP/IP.


• Phiên HTTP bắt đầu khi trình duyệt của khách hàng yêu cầu tài
nguyên từ máy chủ Internet từ xa. Khi máy chủ phản hồi bằng cách
gửi trang được yêu cầu, phiên HTTP cho đối tượng đó sẽ kết thúc.
• Do các trang web có thể có nhiều đối tượng trên đó - tệp đồ họa,
âm thanh hoặc video, khung, v.v. nên mỗi đối tượng phải được yêu
cầu bởi một thông báo HTTP riêng biệt.
III. Một số giao thức và chương trình
tiện ích trên Internet
III.1. HTTP (HyperText Transfer Protocol)

• HTTPS (HyperText Transfer Protocol


Secure) là giao thức HTTP có sử
dụng thêm SSL (Secure Sockets
Layer – Lớp cổng bảo mật) để mã
hóa dữ liệu trong lúc truyền tải dữ
liệu nhầm gia tăng thêm tính an
toàn cho việc truyền dữ liệu giữa
Web server và trình duyệt Web

• Chứng chỉ SSL hiện là một yêu cầu đối với tất cả các trang web.

• Các trình duyệt – do Google và Mozilla dẫn đầu – đã bắt buộc tất
cả các trang web phải được mã hóa qua HTTPS
III. Một số giao thức và chương trình
tiện ích trên Internet
III.2. E-mail
▪ E-mail là một trong những dịch
vụ Internet lâu đời nhất, quan
trọng nhất và được sử dụng
thường xuyên.
▪ Giống như HTTP, các giao thức
Internet khác nhau được sử
dụng để xử lý e-mail đều chạy
trong Lớp Ứng dụng của TCP/IP.
 Giao thức truyền thư đơn giản (SMTP) được sử dụng để gửi e-mail đến
máy chủ, được phát triển vào đầu những năm 1980.
 Để truy xuất e-mail từ máy chủ, máy khách sử dụng Giao thức Bưu điện
3 (Post Office Protocol 3 - POP3) hoặc Giao thức Truy cập Thư Internet
(Internet Message Access Protocol - IMAP).
III. Một số giao thức và chương trình
tiện ích trên Internet
III.3. Ftp - File Transfer Protocol
• Giao thức truyền tệp là một
trong những dịch vụ Internet
ban đầu.
• FTP chạy trong Lớp ứng dụng
của TCP/IP và cho phép người
dùng truyền tệp từ máy chủ
sang máy khách của họ và
ngược lại.

• Các tệp có thể là tài liệu,


chương trình hoặc tệp cơ sở
dữ liệu lớn.
III. Một số giao thức và chương trình
tiện ích trên Internet

III.4. World Wide Web (WWW)


Khởi đầu chỉ là đề án nghiên cứu ở CERN (Thụy Sĩ); www
hoạt động dựa trên 3 cơ chế để đưa thông tin đến
người dùng đó là:

• Giao thức HTTP

• Địa chỉ URL

• Ngôn ngữ siêu văn bản để tạo các tài liệu có thể truy
cập trên mạng HTML
III. Một số giao thức và chương trình
tiện ích trên Internet
• Web browser
• Tạo giao diện đồ họa khi lướt trên web
• Cho phép liên kết đến những trang web khác hoặc những tài nguyên
trên Internet
• 1989–1991:
• Tim Berners-Lee at CERN
• HTML, HTTP, Web server, Web browser
• 1993: Mosaic Web browser w/GUI
• Andreessen and others at NCSA
• Runs on Windows, Macintosh, or Unix
• 1994: Netscape Navigator, Web browser thương mại điện tử đầu tiên
• Andreessen, Jim Clark
• 1995: Microsoft Internet Explorer
• Các web browser hiện nay:
IV. Các dịch vụ thông thường trên
Internet và Web

IV.1. Email:

Ứng dụng phổ biến nhất trên Internet, cho phép truyền
những thông điệp có nội dung là văn bản, âm thanh, hình
ảnh… đến người nhận trên Internet.

Attachment: là tập tin được chèn vào trong e-mail

IV.2. IM (Instant Messaging)

Người nhận có thể trả lời lập tức cho người gởi, tạo nên sự
giao thiệp như là đối thoại trực tiếp.
IV. Các dịch vụ thông thường trên
Internet và Web

• Diễn đàn trực tuyến:

• Như một nhóm thảo luận

• Chat trực tuyến

• Giống như IM nhưng có thể có rất nhiều người cùng


tham gia đối thoại trực tiếp.
IV. Các dịch vụ thông thường trên
Internet và Web

• Ngôn ngữ Chat

XoG! Bh MìN đà BíT cHáT ChÍt NhƯ 1 Ng Vịt cHíNh


GúC rÙi! DzUi wÁ, tHíX LéM! NhƯg MìN VẫN hƠi
Lo, hÔg BíT tƯơNg lAi kỦa nGuN nGữ TiẾg VịT tHâN
iU kỦa MìN sẼ Là nTn? ThUi kỆ! bh Là TK21 rÙi, Lo j
mÀ vỚ VỉN tHế! Kekekekekekekekekekekeke!!!!!
Trích theo: Ngôn ngữ chat của Joe'Blog
Email và thông điệp
Biểu cảm và Hành động

Biểu cảm/Hành động Biểu tượng cảm xúc


Hạnh phúc :) :-) *
Buồn bã :(
Phấn khích :D
Lè lưỡi :P
Cười XD
Yêu <3
Bất ngờ :O
Nháy mắt ;)
Bịt miệng :&
Khóc :*( :'(
Lo lắng :S
Không vui :\
Giận giữ >:(
Ngầu B)
Lạnh lùng :
Ma mãnh >:)
Khờ khạo <:-
Không tin tưởng O_o
Đập tay o/\o
Cổ vũ \o/
Hôn :^*
Ngáp |-O
IV. Các dịch vụ thông thường trên
Internet và Web

IV.3. VOIP - Voice over Internet Protocol


▪ IP telephony (Internet Protocol telephony) là thuật ngữ
chung cho các công nghệ sử dụng Giao thức Thoại qua
Internet (Voice over Internet Protocol - VoIP) và mạng
chuyển mạch gói của Internet để truyền giọng nói, fax và
các hình thức liên lạc âm thanh khác qua Internet

▪ VoIP - sự kết hợp của Internet và điện thoại đã làm thay


đổi sự độc quyền của các mạng điện thoại
IV. Các dịch vụ thông thường trên
Internet và Web

IV.4. Search Engines

IV.4.1. Công cụ và phương pháp

• Là công cụ tìm kiếm thông tin trên Web

• Công cụ tìm kiếm miễn phí như Yahoo và Google

• Phương pháp là cách mà công cụ tìm kiếm yêu cầu và truy


xuất thông tin từ website.

• Công việc kinh doanh của các công ty này chủ yếu là dựa
vào quảng cáo

• Google hiện nay thực hiện khoảng 120 triệu lần tìm kiếm mỗi
ngày
IV. Các dịch vụ thông thường trên
Internet và Web

IV.4.2. Các công cụ tìm kiếm


• Công cụ tìm kiếm dạng thư mục (directory search tool). Tiêu
biểu cho loại công cụ này là www.lookmart.com

• Công cụ tìm kiếm kích hoạt (search engine tool). Tiêu biểu cho
loại công cụ này là www.altavista.com, www.google.com

• Thư mục có kèm công cụ tìm kiếm kích hoạt (directory with
search engine). Tiêu biểu cho loại này là www.yahoo.com

• Công cụ tìm kiếm nhiều động cơ (multi-engine search tool).


Tiêu biểu cho loại này là www.copernic.com
IV. Các dịch vụ thông thường trên
Internet và Web

IV.4.2. Các công cụ tìm kiếm


• Các công cụ tìm kiếm web ra đời vào đầu những năm 1990
ngay sau khi Netscape phát hành trình duyệt web thương mại
đầu tiên
• Trình thu thập thông tin toàn văn đầu tiên lập chỉ mục nội
dung của toàn bộ trang web được gọi là WebCrawler, phát
hành năm 1994
• Các công cụ tìm kiếm ban đầu là các chương trình phần
mềm tương đối đơn giản đi lang thang trên trang Web non trẻ,
truy cập các trang và thu thập thông tin về nội dung của mỗi
trang web (crawlers, spiders, và wanderers)
IV. Các dịch vụ thông thường trên
Internet và Web
IV.4.2. Các công cụ tìm kiếm
• AltaVista (1995), một trong những công cụ tìm kiếm được sử
dụng rộng rãi đầu tiên, là công cụ đầu tiên cho phép câu hỏi
theo “ngôn ngữ tự nhiên”. VD: “history of web search engines”
thay vì “history + web + search engine”.
• Tại Stanford vào năm 1994, hai sinh viên khoa học máy tính,
David Filo và Jerry Yang, đã tạo một danh sách được lựa chọn
thủ công các trang web yêu thích của và gọi nó là “Yet
Another Hierarchical Officious Oracle” (Yahoo)
• Yahoo ban đầu không phải là một công cụ tìm kiếm thực sự,
mà là một sự lựa chọn đã chỉnh sửa của các trang web được
sắp xếp theo danh mục mà các biên tập viên thấy hữu ích.
Yahoo sau đó đã phát triển các tính năng của công cụ tìm
kiếm “thực sự”
IV. Các dịch vụ thông thường trên
Internet và Web
IV.4.2. Các công cụ tìm kiếm
• Năm 1998, Larry Page và Sergey Brin, hai sinh viên khoa học
máy tính của Stanford, đã phát hành phiên bản đầu tiên của
công cụ tìm kiếm Google gọi là AltaVista
• Năm 2000, Goto.com (sau này là Overture) cho phép các nhà
quảng cáo đặt giá thầu cho vị trí trên kết quả của công cụ
tìm kiếm của họ
• Google đã làm theo điều đó vào năm 2003 với chương trình
AdWords, cho phép các nhà quảng cáo đặt giá thầu cho
quảng cáo văn bản ngắn trên kết quả tìm kiếm của Google
• Các công cụ tìm kiếm chuyển mình thành các công cụ mua
sắm chính và tạo ra một ngành hoàn toàn mới gọi là “search
engine marketing”
IV. Các dịch vụ thông thường trên
Internet và Web

• Cookies
• Tập tin văn bản nhỏ lưu ký của trang web trên máy tính của
người dùng để lưu trữ thông tin về người sử dụng, truy cập khi
người dùng truy cập tới trang web

• Có thể giúp cá nhân hóa Trang web cá nhân

• Có thể gây ra mối đe dọa sự riêng tư

• Intelligent Agents (Bots)


• Shopping Bot

• Update Bot
Dịch vụ và tính năng web 2.0

• Blogs

• Really Simple Syndication (RSS)

• Podcasting
• Việc ghi âm kỹ thuật số một chương trình phát thanh hoặc chương trình tương tự như
vậy, phát trên Internet để tải xuống máy nghe nhạc cá nhân.

• Wikis
• Cho phép người sử dụng dễ dàng thêm hoặc hiệu chỉnh nội dung trên web

• Dịch vụ Music và video


• Xem video trực tuyến

• Digital video theo yêu cầu


Mobile Apps

• Bùng nổ mobile apps


• Hơn 60% người tiêu dùng mua sắm trực tuyến là mua sắm
di động hoặc tables

• Platforms
• iPhone/iPad (iOS), Android, Blackberry, Symbian

• Thị trường App (App marketplace)


• Google Play, Apple’s App Store, RIM’s App World, Windows
Phone Marketplace
Mobile Apps

• Sau khi iPhone ra đời vào tháng 01/2007, Apple đã giới thiệu App
Store vào tháng 7/2008, cung cấp nền tảng cho việc phân phối và
bán ứng dụng của Apple cũng như của các nhà phát triển độc lập

• Google phát triển Android như một hệ điều hành mã nguồn mở dành
cho thiết bị di động. Vào tháng 10 năm 2008, điện thoại thông minh
đầu tiên sử dụng Android đã được phát hành và Google đã ra mắt
Android Market (Google Play) là cửa hàng ứng dụng chính thức cho
Android.

• Năm 2010, các máy tính bảng như iPad của Apple và Samsung
Galaxy Tab, cung cấp nền tảng bổ sung cho các ứng dụng di động,
đã được giới thiệu.
Number of apps available in leading app
stores as of 3rd quarter 2022
Ôn tập C2

• Đặc điểm của địa chỉ IP

• Đặc điểm về tên miền và URL

• Tìm hiểu các dịch vụ của Internet và ứng dụng của nó trong
thương mại điện tử

• Đặc điểm của điện toán đám mây

• So sánh ứng dụng trên Web và App

• Hãy phân tích sức mạnh của 3G (truyền tải video, truyền tải
dữ liệu, xác định vị trí) ứng dụng trong thương mại điện tử?
CHƯƠNG 3
MÔ HÌNH KINH DOANH
TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Nội dung chương 3
• 8 yếu tố của mô hình kinh doanh

• Các mô hình doanh thu trong thương mại điện tử

• Mô hình kinh doanh B2C, B2B


Mục tiêu chương 3
• Hiểu được 8 yếu tố tác động vào mô hình kinh
doanh

• Có thể kết hợp các mô hình doanh thu với nhau


trong tương lai

• Phân tích cách tổ chức mô hình kinh doanh của


doanh nghiệp thương mại điện tử hiện nay và đề
xuất được các giải pháp.
I. Mô hình kinh doanh

I.1. Khái niệm

• Mô hình kinh doanh là tập hợp những hoạt động


có kế hoạch (có nơi gọi là tiến trình kinh doanh)
cho kết quả có lợi nhuận trên thị trường.

• Kế hoạch kinh doanh là tài liệu mô tả mô hình


kinh doanh của một doanh nghiệp
I. Mô hình kinh doanh
1.2. Tám yếu tố cơ bản của một mô hình kinh doanh

• Đề xuất giá trị

• Mô hình doanh thu

• Cơ hội thị trường

• Môi trường cạnh tranh

• Lợi thế cạnh tranh

• Chiến lược thị trường

• Sự phát triển của tổ chức

• Đội ngũ quản lý


I. Mô hình kinh doanh
• Đề xuất giá trị
Là cách để cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ
đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Đề xuất giá trị trong thương mại điện tử bao gồm:


• Sự cá nhân hoá, cá biệt hoá của các sản phẩm

• Giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá cả

• Sự thuận tiện trong giao dịch thông qua quá trình quản
lý phân phối sản phẩm
I. Mô hình kinh doanh

• Mô hình doanh thu

▪ Là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu,


tạo ra lợi nhuận và có mức lợi nhuận trên vốn
đầu tư lớn hơn các hình thức đầu tư khác.

▪ Các mô hình doanh thu chủ yếu trong TMĐT:


I. Mô hình kinh doanh
I.2.1. Mô hình doanh thu quảng cáo (Advertising revenue
model) – msn.com
• Là doanh nghiệp trung gian, tạo cầu nối cho người mua, bán
gặp nhau

• Có khả năng quảng cáo theo yêu cầu (quảng cáo động, có
sử dụng từ khóa – chỉ tập trung vào sự quan tâm riêng biệt
của khách hàng)

• Thích hợp cho doanh nghiệp


• Cung cấp dịch vụ trên mạng

• Tiếp thị cho nhiều mặt hàng – cross-marketing


I. Mô hình kinh doanh

I.2.2. Mô hình doanh thu đăng ký (Subscription


revenue Model) - emusic.com

• Mô hình này được mô phỏng như là 1 câu lạc bộ


dành riêng cho hội viên và khách hàng.

• Hình thức này thường được sử dụng do các


doanh nghiệp có sản phẩm/dịch vụ số hóa phân
phối trực tiếp trên mạng.
I. Mô hình kinh doanh

I.2.3. Mô hình doanh thu thông qua tổ chức giao


dịch (Transaction fee revenue Model)

• Công ty sẽ nhận thu nhập thông qua việc tổ chức


và cho thi hành một công việc giao dịch trên
mạng.

• Ví dụ: eBay.com tạo một sàn đấu giá trực tuyến


và thu tiền của người bán nếu người bán thành
công trong việc bán hàng.
I. Mô hình kinh doanh

I.2.4. Mô hình doanh thu thông qua bán hàng (Sales


revenue Model)

• Công ty thu nhập từ tổ chức bán hàng, cung cấp


dữ liệu, hoặc dịch vụ trực tuyến cho khách hàng.

• Ví dụ: công ty Amazon.com bán sách, âm nhạc,


và các sản phẩm khác…
I. Mô hình kinh doanh

I.2.5. Mô hình doanh thu Liên kết (Affiliate Model)

• Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh
doanh được tiến hành trên cơ sở hợp tác với các doanh nghiệp
sản xuất hay các nhà phân phối

• Doanh thu của doanh nghiệp thu được là các khoản phí tham
khảo (hay phí liên kết kinh doanh) (referral fee) hoặc một khoản
phần trăm trên doanh thu của các hoạt động bán hàng thực hiện
trên cơ sở các liên kết giới thiệu trên

• https://www.traveloka.com/vi-vn/
I. Mô hình kinh doanh
• Mô hình doanh thu trong TMĐT
Mô hình doanh thu Ví dụ Thu nhập từ...

Quảng cáo Yahoo Quảng cáo


Đăng ký Phí đăng ký cho truy cập nội
dung hoặc giải trí

Giao dịch Ebay Phí tổ chức giao dịch

Bán hàng Amazon Bán hàng, thông tin hoặc


dịch vụ
Liên kết Airbnb Giới thiệu kinh doanh
I. Mô hình kinh doanh

• Cơ hội thị trường


Nhằm để chỉ tiềm năng thị trường của một doanh nghiệp
và toàn bộ cơ hội tài chính tiềm năng mà doanh nghiệp
có khả năng thu được từ thị trường đó.
I. Mô hình kinh doanh
• Môi trường cạnh tranh
• Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp khác kinh doanh
sản phẩm cùng loại trên thị trường.

• Các yếu tố môi trường khác


I. Mô hình kinh doanh
• Lợi thế cạnh tranh
• Là khả năng sản xuất một loại sản phẩm có chất lượng
cao hơn và/hoặc tung ra thị trường một sản phẩm có
mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh.

• Nhiều yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp
I. Mô hình kinh doanh
• Chiến lược thị trường
• Nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu
khách hàng.

• Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động xúc tiến sản
phẩm, dịch vụ cho khách hàng

• Sự phát triển của tổ chức


• Một kế hoạch phát triển có tổ chức được hiểu là cách
thức bố trí, sắp xếp và thực thi các công việc kinh
doanh nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp
I. Mô hình kinh doanh
• Đội ngũ quản lý
• Đội ngũ quản trị chịu trách nhiệm xây dựng các mẫu công
việc trong doanh nghiệp.

• Đội ngũ quản trị giỏi có thể đưa ra các quyết định thay đổi
hoặc tái cấu trúc mô hình kinh doanh khi cần thiết

• Một đội ngũ quản trị mạnh góp phần tạo sự tin tưởng chắc
chắn đối với các nhà đầu tư bên ngoài và là lợi thế cạnh
tranh của các doanh nghiệp

• Đội ngũ quản trị có khả năng và kinh nghiệm là yếu tố quan
trọng, cần thiết đối với các mô hình kinh doanh mới.
I. Mô hình kinh doanh
Yếu tố Câu hỏi đặt ra
Đề xuất giá trị Tại sao khách hàng mua sản phẩm của
bạn?
Kiểu thu nhập Bạn kiếm tiền như thế nào?
Cơ hội thị trường Thị trường nào mà bạn có ý định phục vụ,
độ lớn của thị trường đó?
Môi trường cạnh tranh Đối thủ của bạn, năng lực của đối thủ?
Lợi thế cạnh tranh Lợi thế đặc biệt nào của bạn trong thị
trường đó?
Chiến lược thị trường Kế hoạch của bạn như thế nào khi xâm
nhập vào thị trường mục tiêu?
Sự phát triển của tổ Cơ cấu tổ chức cần thiết phục vụ kế hoạch
chức kinh doanh?
Đội ngũ quản trị Loại kinh nghiệm nào quan trọng mà người
lãnh đạo cần?
I. Mô hình kinh doanh
1.3. Mô hình KD trong TMĐT

• Mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử thường hướng vào
lợi ích và tác dụng của sức mạnh Internet và World Wide Web
• Phần cứng, phần mềm, mạng, bảo mật

• Hệ thống phần mềm thương mại điện tử, các hệ thống thanh toán

• Các giải pháp truyền thông, nâng cao hiệu suất

• Cơ sở dữ liệu

• Dịch vụ lưu trữ, vv


II. Các mô hình kinh doanh
chủ yếu trong B2C
II.1. Mô hình hội thị (Portal Model)

• Cung cấp công cụ tìm kiếm cực mạnh kết hợp với những
dịch vụ khác như tin tức, email, messaging, lịch, mua sắm…

• Mô hình này không trực tiếp bán hàng, thu nhập chính của
mô hình này là quảng cáo và đặt chỗ quảng cáo trên
trang web

• Yahoo, MSN, AOL và Google là những mô hình hội thị thành


công nhất
II. Các mô hình kinh doanh
chủ yếu trong B2C
II.1. Mô hình hội thị (Portal Model)

Được chia làm 3 loại

• Cổng thông tin chung (còn gọi là cổng thông tin chiều rộng)
(horizontal portal)
Định hướng khách hàng của doanh nghiệp là toàn bộ những người sử
dụng Internet không phân biệt nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính và quốc
tịch

•Yahoo.com

•AOL.com

•MSN.com
II. Các mô hình kinh doanh
chủ yếu trong B2C
II.1. Mô hình hội thị (Portal Model)

• Cổng thông tin chuyên biệt (hay cổng thông tin


chiều sâu) (vertical portal hay vortal)
Cung cấp các dịch vụ tương tự các cổng nối chung
nhưng chỉ tập chung xoay quanh những chủ đề hoặc
những đoạn thị trường riêng biệt
II. Các mô hình kinh doanh
chủ yếu trong B2C
II.1. Mô hình hội thị (Portal Model)

• Tìm kiếm
Cung cấp các dịch vụ tìm kiếm

-google.com

-Bing.com

-Ask.com
II. Các mô hình kinh doanh
chủ yếu trong B2C
II.2. E-Tailer (Mô hình bán lẻ trên mạng)

• Bán lẻ trên mạng thường được gọi là e-tailers, có các


dạng bán lẻ trên mạng sau:
• Thương gia ảo (virtual merchants) – họ chỉ có cửa hàng là
trang web trên mạng, người tiêu dùng có thể mua sắm nhiều
loại hàng hóa dịch vụ mọi lúc mọi nơi mà không cần rời khỏi
nhà.

• Amazon.com
II. Các mô hình kinh doanh
chủ yếu trong B2C
II.2. E-Tailer (Mô hình bán lẻ trên mạng)
• Clicks and Bricks – là kênh phân phối trực tuyến của công ty
và có cửa hàng thật sự như Wal-Mart.com

• Trực tiếp từ các nhà máy – Các nhà máy bán trực tiếp hàng
hóa của mình sản xuất trên mạng như Dell.com

• Thu nhập từ bán hàng.


II. Các mô hình kinh doanh
chủ yếu trong B2C
II.3. Content Provider

• Các công ty thông tin và giải trí cung cấp nội dung kỹ thuật
số trên web

• Hiện nay mô hình tập hợp và phân phối nội dung khác cơ
bản so với các mô hình cung cấp nội dung thông thường

• Thông thường dùng mô hình đăng ký, trả tiền cho


download; hoặc thu nhập từ quảng cáo
II. Các mô hình kinh doanh
chủ yếu trong B2C
II.4. Transaction Broker (môi giới kinh doanh)

• Xử lý toàn bộ quá trình giao dịch cho khách hàng.

• Thực hiện các lĩnh vực kinh doanh trên mạng như
môi giới bán lẻ, đại lý du lịch…

• Lượng khách hàng ngày một tăng do chi phí giao


dịch thấp hơn và thực hiện công việc nhanh hơn.
II. Các mô hình kinh doanh
chủ yếu trong B2C
II.5. Market Creator

• Tạo ra môi trường kỹ thuật số giúp người bán và


người mua gặp nhau, hiển thị sản phẩm, tìm kiếm
sản phẩm và đặt giá…

• Ebay.com; Priceline.com là ví dụ điển hình cho mô


hình này
II. Các mô hình kinh doanh chủ yếu
trong B2C

II.6. Service Provider

• Cung cấp dịch vụ online đa dạng cho khách


hàng
• Google Apps cung cấp các công cụ cho doanh
nghiệp với 5$/ng/tháng

• Các dịch vụ như chứa thông tin trên ổ đĩa mạng...

• Chia sẽ hình ảnh, phim ảnh...


II. Các mô hình kinh doanh
chủ yếu trong B2C
II.7. Community Provider

• Là trang tạo ra môi trường kỹ thuật số trực tuyến giúp những


người với sở thích giống nhau có thể giao dịch, kết nối và
nhận các thông tin cùng sở thích với nhau, hoặc có thể
giao dịch với nhau

• Ví dụ:
▪ facebook.com

▪ twitter.com

▪ linkedIn.com
III. Các mô hình kinh doanh chủ
yếu trong B2B

III.1. B2B Hub (Thị trường - Sở giao dịch)

• Thị trường hay sở giao dịch là một khoảng không thị trường
điện tử số hóa nơi các nhà cung ứng và các doanh nghiệp
thương mại điện tử tiến hành các hành vi thương mại

• Tham gia thị trường điện tử, các bên giao dịch có cơ hội
giảm thiểu các chi phí và thời gian tìm kiếm các đối tác;
cũng giúp doanh nghiệp giảm bớt các chi phí liên quan
đến sản phẩm, giảm bớt chi phí lưu kho
III. Các mô hình kinh doanh chủ
yếu trong B2B

III.1. B2B Hub (Thị trường - Sở giao dịch)

• Phân thành hai loại cơ bản: thị trường theo chiều


sâu và theo chiều rộng.
• Theo chiều sâu là những thị trường phục vụ cho một lĩnh
vực kinh doanh chuyên biệt như thị trường thép, thị
trường ôtô

• Theo chiều rộng bán các sản phẩm và dịch vụ chuyên


dụng cho hàng loạt các công ty
III. Các mô hình kinh doanh chủ
yếu trong B2B

III.2. E-Distributor (nhà phân phối điện tử)

• Nhà phân phối điện tử thông thường được thành


lập trên cơ sở một doanh nghiệp duy nhất nhưng
phục vụ nhiều loại khách hàng khác nhau.

• Khi một nhà phân phối có uy tín trên thị trường, họ


có cơ hội nhận được nhiều hợp đồng phân phối
từ các nhà sản xuất thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau
III. Các mô hình kinh doanh chủ
yếu trong B2B
III.3. E-Procurement

• Tạo và bán sự truy cập vào thị trường điện tử kỹ thuật số.

• Chẳng hạn như tạo ra những phần mềm để hỗ trợ các công ty lớn thiết
lập tiến trình mua hàng của họ.

• Cung cấp dịch vụ ứng dụng (Application Service Provider) gọi tắt là các
ASP

• Đối với bên bán, giúp những người bán bán được sản phẩm đến người
mua rộng lớn bằng cách cung cấp các phần mềm như tạo danh mục
(catolog), vận chuyển, bảo hiểm và tài chính.

• Ariba.com; Siemens.com
III. Các mô hình kinh doanh chủ
yếu trong B2B

III.4. Exchanges

• Là thị trường điện tử kỹ thuật số, nơi mà các nhà cung cấp
và người mua gặp nhau để tiến hành giao dịch.

• Được sở hữu bởi một công ty độc lập kinh doanh tạo thị
trường. Thu nhập của hình thức này thông qua thu phí giao
dịch.

• Hình thức này thường áp dụng cho các ngành dọc.


IV . Các mô hình kinh
doanh chủ yếu trong C2C
• Mô hình thương mại giữa các người tiêu dùng là
cách mà người tiêu dùng có thể sử dụng để bán
các hàng hóa của mình cho người tiêu dùng
khác với sự giúp đỡ của một doanh nghiệp kinh
doanh trực tuyến.

• Ví dụ như: Livestream, DropShipping…


Ôn tập C3
• Mô tả 8 yếu tố của mô hình kinh doanh một doanh nghiệp
mà bạn biết

• Theo bạn các mô hình doanh thu nào có thể kết hợp với
nhau, cho ví dụ

• Chỉ ra các doanh nghiệp theo các mô hình kinh doanh mà


bạn biết

• Mô tả mô hình kinh doanh và kết hợp mô hình kinh doanh


khác của một doanh nghiệp TMĐT
CHƯƠNG 4
E – MARKETING
Nội dung chương 4
• Các đặc trưng chính của sự gặp nhau trên mạng

• Hành vi của khách hàng trên mạng

• E – Marketing

• Chiến lược Marketing


Mục tiêu chương 4
• Hiểu được các đặc trưng chính của sự gặp nhau
trên mạng

• Hiểu được hành vi của khách hàng trên mạng

• Vận dụng được các chiến lược Marketing cho


doanh nghiệp TMĐT
I. Khách hàng trên Internet

I.1. Các đặc trưng chính của sự gặp nhau trên mạng:

• Mật độ sử dụng ngày càng tăng dần: thời gian lên mạng
càng nhiều thì họ càng khám phá được nhiều dịch vụ hơn

• Phạm vi sử dụng: người lên mạng thường bị lôi kéo vào


nhiều hoạt động.

• Ảnh hưởng đến phong cách sống

• Sự lựa chọn phương tiện truyền thông


I. Khách hàng trên Internet

I.1. Các đặc trưng chính của sự gặp nhau trên mạng: (tt)

• Nhóm tuổi
• Từ 18 – 29 tuổi chiếm 98% và đây là nhóm tuổi có tỷ lệ truy cập Internet
cao nhất

• Từ 30 – 49 tuổi chiếm 92%

• Từ 12 – 17 tuổi chiếm 97% và 1 – 11 chiếm 45%

• Giới tính
• Phái nam chiếm đa số vào năm 2000

• Hiện nay tỷ lệ nam và nữ bằng nhau

(theo emarketer)
I. Khách hàng trên Internet

I.2. Hành vi khách hàng trên mạng

I.2.1. Hành vi khách hàng

• Là phản ứng mà các cá nhân biểu lộ trong quá


trình quyết định mua hàng hóa dịch vụ
I. Khách hàng trên Internet

I.2.1. Hành vi khách hàng (tt)

• Nghiên cứu hành vi tiêu dùng


• Những cố gắng để giải thích những gì người tiêu dùng mua và ở đâu, khi nào, bao
nhiêu, và tại sao họ mua

• Mô hình hành vi người tiêu dùng


• Cố gắng dự đoán hoặc giải thích loạt các quyết định của người tiêu dùng
• Thường dựa vào các yếu tố môi trường, nhân khẩu học, và các yếu tố khác…

• Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi


• Yếu tố môi trường (xã hội, văn hóa, tâm lý)
• Yếu tố nhân khẩu học
• Hành vi tại cửa hàng
• Quyết định mua hàng
I. Khách hàng trên Internet

Mô hình hành vi khách hàng


I. Khách hàng trên Internet

I.2.1. Hành vi khách hàng (tt)

• Yếu tố môi trường


• Văn hóa: là yếu tố rộng nhất trong hành vi khách hàng,

• Xã hội: bị ảnh hưởng bởi tầng lớp xã hội, người thân,


bạn bè, đồng nghiệp hoặc các nhóm thảo luận trên
mạng…

• Tâm lý: sẽ được tôn trọng hơn…

• Các yếu tố khác: ‘trào lưu’, các yếu tố hoàn cảnh…


I. Khách hàng trên Internet

I.2.1. Hành vi khách hàng (tt)

• Yếu tố nhân khẩu học


• Tuổi

• Tình trạng gia đình

• Trình độ học vấn

• Nghề nghiệp

• Thu nhập hộ gia đình


I. Khách hàng trên Internet

I.2.3. Hành vi khách hàng trên mạng

• Bên cạnh yếu tố môi trường, nhân khẩu còn thêm các yếu
tố sau
• Năng lực của website – nội dung, thiết kế, chức năng của site,
thời gian truy cập, khả năng sử dụng và an ninh

• Kỹ năng của người tiêu dùng về mua hàng trực tuyến

• Đặc tính sản phẩm

• Phương thức thanh toán

• Hành vi ‘clickstream’ của khách hàng


I. Khách hàng trên Internet

I.2.3. Hành vi khách hàng trên mạng (tt)


I. Khách hàng trên Internet

I.2.2. Quyết định mua hàng

• 5 bước mà người tiêu dùng thực hiện mua sắm


• Sự nhận biết nhu cầu

• Tìm kiếm thêm thông tin

• Ước lượng lựa chọn giữa các sản phẩm

• Quyết định mua

• Hành vi sau khi mua hàng


I. Khách hàng trên Internet

I.2.2. Quyết định mua hàng


I. Khách hàng trên Internet

I.2.6. Trở ngại khi chưa tham gia mua sắm trên mạng
I. Khách hàng trên Internet

I.3. Phân loại khách hàng trên Internet

• Người tiêu dùng có ít thời gian

• Người né tránh việc mua sắm

• Người có trình độ công nghệ

• Người thiên về vật chất

• Người tiêu dùng truyền thống

• Người lùng thông tin

• Người trung thành với nhãn hiệu, thương hiệu

• Người mua sắm độc thân


II. Marketing trực tuyến

Có hai câu nói thể hiện ý tưởng về marketing điện tử

• Jeff Bezos chủ tịch công ty Amazon.com

We’re not a book company

We are not a music company

We are not a video company

We are not an auction company

We are a customer company.

(Jeff Bezos)

• Bill Gates chủ tịch công ty Microsoft

“Thế giới nằm ngay trên năm đầu ngón tay của bạn “

Bill Gates
II. Marketing trực tuyến

II.1. Khái niệm về E-marketing

P.Kotler: Quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối
và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp
ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân - dựa trên các
phương tiện điện tử và internet

Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thoả


mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua
internet và các phương tiện điện tử (Nguồn: Joel Reedy,
Shauna Schullo, Kenneth Zimmerman, 2000)
II. Marketing trực tuyến

II.2. Bản chất Marketing điện tử

• Vẫn giữ nguyên bản chất của marketing Off-line là thoả


mãn nhu cầu người tiêu dùng.

• Tuy nhiên, người tiêu dùng trong thời đại công nghệ thông
tin có thói quen tiếp cận thông tin khác, đánh giá dựa trên
các nguồn thông tin mới, hành động mua hàng cũng
khác…

• Khái niệm thị trường được mở rộng thành “Marketspace”


II. Marketing trực tuyến

II.3. So với marketing Offline


• Cá nhân hóa mạnh mẽ hơn

• Sự tham gia nhiều hơn

• Kết nối hàng ngang nhiều hơn

• Cộng đồng mạnh mẽ hơn

• Ví dụ: một thông điệp video trên Internet có thể gởi đến cá
nhân riêng biệt, hoặc trong nhóm thành viên. Cá nhân đó có
thể bình luận (tag) hoặc thích (like), chia sẻ cho nhiều người
(share)… Nói lên sự khác biệt rất lớn so với đoạn phim quảng
cáo trên tivi
II. Marketing trực tuyến

II.4. Chiến lược Marketing

Gồm các kênh Marketing platforms

❖ Offline marketing
• TV, radio, báo, tạp chí

❖ Web site

❖ Online marketing truyền thống


• Search engine, display, e-mail, affiliate

❖ Social marketing
• Social networks, blogs, video, game

❖ Mobile marketing
• Mobile/tablet sites, apps, local apps
II. Marketing trực tuyến

II.4. Chiến lược Marketing


• Tập trung vào việc gì đầu tiên? (xây dựng web site, phát triển
blog, hoặc Facebook)

• Làm sao tích hợp được các marketing platform thành thể
thống nhất? (web, search, social, offline marketing)

• Làm thế nào để phân bổ nguồn lực?


• Mỗi marketing platform sẽ có cách đo lường khác nhau (like –
face, click ads – search…)

• Liên kết như thế nào với các marketing platform trong chi phí và
doanh thu để lợi nhuận tối ưu
II. Marketing trực tuyến

II.5. Chiến lược xâm nhập thị trường

• Sức mạnh người theo sau

• Clicks and bricks

• Kết hợp 2 chiến lược trên

• Hội thương marketing

• Lan truyền Marketing (Viral Marketing)


II. Marketing trực tuyến

II.6. Xây dựng mối quan hệ khách hàng

• Thiết lập bản sắc thương hiệu và kỳ vọng của khách hàng
• Khác biệt hóa sản phẩm

• Thông báo và hướng dẫn khách hàng

• Định hình trải nghiệm khách hàng

• Neo thương hiệu trực tuyến


• Nhấn mạnh cho tất cả các thông điệp tiếp thị
II. Marketing trực tuyến

II.6. Xây dựng mối quan hệ khách hàng

• Customization:
• Cho phép khách hàng cá nhân hóa sản phẩm

• Customer co-production:
• Cho phép khách hàng tham gia tạo thêm các tính năng của sản phẩm

• Dịch vụ khách hàng


• Frequently asked questions (FAQs)

• Hệ thống chat trực tiếp với khách hàng

• Hệ thống tự động hóa trả lời


II. Marketing trực tuyến

II.7. Chiến lược giá


• Một giá cho tất cả thị trường

• Free và freemium
• free apps, free email…

• Dịch vụ cơ bản thì free

• Phiên bản (versioning)

• Gói (bundling)
• Mua trên 2 sản phẩm sẽ được giảm giá

• Giá động (dynamic pricing)


• Cho phép đấu giá, trả giá hoặc giá giờ vàng
III. Quảng cáo trực tuyến

III.1. Tại sao phải quảng cáo trên Internet


• Người sử dụng máy vi tính từ bỏ một số thời gian xem tivi

• Người sử dụng Internet có trình độ học vấn và thu nhập


cao, điều đó làm cho họ trở thành đối tượng của những
nhà quảng cáo

• Mẫu quảng cáo có thể được cập nhật bất cứ lúc nào
với chi phí thấp nhất, vì vậy tiết kiệm thời gian và rất
chính xác
III. Quảng cáo trực tuyến

III.1. Tại sao phải quảng cáo trên Internet (tt)


• Quảng cáo có thể vươn tới một lượng khách hàng tiềm năng
trên toàn cầu

• Quảng cáo trực tuyến rẻ hơn so với quảng cáo trên tivi, radio.
Vì phải xác định không gian, thời gian, ngày phát sóng, kênh
phát sóng…

• Quảng cáo trực tuyến là phương tiện thông tin phong phú
bao gồm cả âm thanh và video

• Quảng cáo trực tuyến rất tương tác và tập trung (chỉ mail cho
những khách hàng mà đã biết rõ về họ, không đại trà)
III. Quảng cáo trực tuyến

III.2. Đặc điểm của quảng cáo trực tuyến


• Chiều của thông tin quảng cáo ngược lại
• Đối với quảng cáo truyền thống, các thông điệp quảng cáo áp đặt cho
khách hàng (khách hàng tiếp nhận thụ động)

• Khách hàng bị nhận những quảng cáo từ tất cả các phương tiện truyền
thông (kiểu một đối nhiều)

• Trên web
• Khách hàng chủ động chọn quảng cáo để xem

• Tiếp nhận những quảng cáo

• Gia nhập hành vi ‘clickstream’

• Bài đọc thêm: Mạng lưới quảng cáo – Tạp chí Marketing Việt Nam – số
57/2009
III. Quảng cáo trực tuyến

• Quảng cáo offline


Nguồn: Nielsen VN
III. Quảng cáo trực tuyến

• Quảng cáo online


Nguồn: Nielsen VN
III. Quảng cáo trực tuyến

III.4. Phương pháp quảng cáo trực tuyến

• Chiến lược Off-line


• Quảng bá web site trên các phương tiện gây chú ý như:
• Tổ chức lễ khai trương trang web có sự tham gia của các tổ chức truyền thông

• In địa chỉ trang web trên tiêu đề giấy, bút, nón…

• Đầu tư cho:
• Public relations (PR)

• Radio và TV

• Bảng hiệu

• Quảng cáo ở tầm quốc gia hoặc khu vực


III. Quảng cáo trực tuyến

III.4.1. Banners, Pop-ups Ads

• Đặc điểm
• Là hình ảnh hoặc thông điệp có mục đích được đặt trong những khung hình chữ nhật kích thước khác
nhau trên trang web

• Phổ biến là giới thiệu thương hiệu

• Tác dụng
• Là cách hướng khách hàng vào trang web để xem thông tin đầy đủ hơn

• Gây chú ý cho người xem (giống phương tiện TV)

• Đặc trưng: sau khoảng 10 giây nếu khách hàng không làm gì thì nhìn thấy bảng quảng cáo đó.

• Trao đổi biểu ngữ


• Nối kết giữa website này với website khác (banner swapping: 2 công ty trao đổi banner trực tiếp với
nhau)

• Trao đổi khoảng không quảng cáo (banner exchange)


III. Quảng cáo trực tuyến
• Static ads (Banners tĩnh)

• Dynamic ads (Banners động)

• Nút nhấn
III. Quảng cáo trực tuyến

• Cooperative ads (Banner kiểu tương tác)


Có 2 loại: HTML và Rich Media
III. Quảng cáo trực tuyến

• Pop-up ads (kiểu quảng cáo gián đoạn)


III. Quảng cáo trực tuyến

• Các lưu ý khi quảng cáo bằng Banner


• Vị trí đặt banner

• Thường xuyên kiểm tra đặc điểm của khách hàng khi thấy
quảng cáo

• Sử dụng banner động

• Tạo động cơ cho khách hàng bấm vào

• Nên có nút ‘Click here’ và nút ‘Close’ cho popup ads banner

• Nội dung đơn giản

• Sử dụng hình ảnh động hoặc màu sắc… gây chú ý


III. Quảng cáo trực tuyến

III.4.2. Search Engines


• Trên 2500 công cụ tìm kiếm trên Internet; bao gồm tìm kiếm toàn cầu,
vùng…

• 95% khách hàng tìm thấy dữ liệu ngay top 6

• Khoảng 90% kết quả tìm thấy ở top 30 được click vào

• Khoảng 78% sự giao dịch, mua bán được thực hiện ở top 10 trong kết
quả tìm thấy

• Có ích cho các công ty vừa, nhỏ

• Chỉ xuất hiện các nhà cung cấp khách hàng tìm kiếm nhất định
SEO (Search Engine marketing Optimization) là việc tối ưu trang web để tìm thấy
một cách tự nhiên trên trang kết quả tìm kiếm với các từ khóa phù hợp
III. Quảng cáo trực tuyến

• Các lưu ý khi quảng cáo trên Search Engines and Directories
• Khách hàng tìm thấy sản phẩm của chúng ta bằng cách nào

• Những từ gì mà khách hàng thường sử dụng

• Xem xét đối thủ cạnh tranh (sử dụng công cụ tìm kiếm nào,
xếp hạng tìm kiếm…)

• Công cụ tìm kiếm nào được ưa chuộng khi khách hàng cần
tìm những sản phẩm tương tự của chúng ta
III. Quảng cáo trực tuyến

• Đăng kí vào các động cơ tìm kiếm


• Để vào top 10 gần 200 USD

• Sử dụng từ khóa đúng cách

• Phải lựa chọn đúng các từ khóa mà người truy cập thường sử dụng để tìm sản
phẩm
• Cách làm của google (bán từ khóa)

• Nguyên tắc không quá 20 từ

• Sắp xếp từ khóa (cho phép đưa vào từ 135 đến 395 kí tự):
• Meta “description” tag
• Meta “keyword” tag

• Title tag

• HTML body tag


III. Quảng cáo trực tuyến

III.4.3. E-mail
• Là công cụ rất mạnh và gần như được sử dụng trong việc marketing

• Giúp gởi thông tin về sản phẩm của công ty đến khách hàng với chi
phí thấp

• Được khách hàng trả lời hoặc đáp ứng nhiều hơn (15%) so với gởi thư
truyền thống (3%)

• Khách hàng đa dạng, rộng lớn

• Có thể tập trung vào những khách hàng mà công ty biết về họ


III. Quảng cáo trực tuyến

• Trở ngại của email


• Thư tạp nham (spamming): các mail quảng cáo không được mong đợi -
Unsolicited commercial email (UCE) – quấy rầy trên Internet

• Bom thư (mailbombers) làm tê liệt luồng thông tin hoặc hacker làm hỏng máy
chủ

• Để có hiệu quả
• Xin phép khách hàng được gửi email

• Tạo tiêu đề email hấp dẫn

• Không được gửi đính kèm tập tin

• AUTORESPONDER

• Thuê danh sách khách hàng hoặc thiết lập thông qua quá trình đăng ký trên
website của công ty
III. Quảng cáo trực tuyến

III.4.4. Truyền thông xã hội

• Thu hút người hâm mộ: thu hút mọi người đến với thông điệp tiếp
thị.

• Tương tác: mọi người tương tác với nội dung và thương hiệu.

• Khuếch đại: chia sẻ lượt thích và nhận xét của họ về thương hiệu.

• Cộng đồng: là một nhóm người hâm mộ ổn định giao tiếp trong
một thời gian dài về thương hiệu.

• Sức mạnh thương hiệu được đo bằng doanh số


III. Quảng cáo trực tuyến

III.4.4. Truyền thông xã hội

• Social Network
• Facebook, Google +

• Zing me

• Video shading
• Youtube

• Clips.vn

• Blog
• Blogger.com, Twitter

• Game Marketing
III. Quảng cáo trực tuyến

III.4.5. Mobile Marketing

• Các dạng
• Display, rich media, video

• Games

• E-mail

• Tin nhắn (SMS)

• In-store messaging

• Quick Response codes (mã QR)

• App marketing
III. Quảng cáo trực tuyến

III.4.6. Local Marketing

• Hướng đến vị trí người dùng


• Tìm kiếm và tiêu dùng tại địa phương

• Tìm kiếm địa phương (local search)


• 50% tìm kiếm thông qua thiết bị di động

• Các công cụ tìm kiếm phổ biến


• Google map

• Các ứng dụng hiển thị quảng cáo


Local Marketing

• Hai loại kỹ thuật tiếp thị dựa trên vị trí:


• Các kỹ thuật nhận biết địa lý:

• Kỹ thuật hàng rào địa lý:

• Xác định vị trí:


• Tín hiệu GPS.

• Các vị trí tháp di động.

• Vị trí Wi-Fi.
III. Quảng cáo trực tuyến

III.4.7. Các hình thức khác

• Hội thương Marketing (Affiliate Marketing)


• Trả tiền cho một trang web khác (kể cả blogs) khi đưa khách hàng
đến trang web của họ

• Lan truyền Marketing (Viral Marketing)


• Có được khách hàng thông qua doanh nghiệp marketing gởi thông
điệp đến bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp…

• Catalogs trực tuyến (online catalogs)

• Chat trực tuyến (online chat)


III. Quảng cáo trực tuyến

III.5. Website như là một công cụ Marketing truyền thông

III.5.1. Tên Domain

III.5.2. Chức năng của website

• Content (Nội dung trang web)


• Rất nhiều tổ chức đưa nội dung trang web thiếu sinh động

• Hiện nay, luôn luôn có rất nhiều nhà cung cấp cho những sản phẩm, dịch vụ
giống nhau

• Thường xuyên tăng chất lượng của nội dung

• Tạo liên kết lẫn nhau với các site không thuộc đối thủ cạnh tranh
III. Quảng cáo trực tuyến

• Thiết kế quảng cáo trên Internet: Các yếu tố quan trọng


• Hiệu quả điều khiển
• Nhãn hiệu đẹp, chính xác

• Các trang web phải tương thích với các bộ trình duyệt, phần mềm

• Tính an toàn, riêng tư


• Phải đảm bảo tính an toàn trong thanh toán

• Phải đảm bảo tính bí mật của khách hàng

• Tính rõ ràng
• Cung cấp thông tin về hàng hóa, chính sách, điều kiện mua hàng rõ ràng

• Phải có trang web xác nhận sau khi mua

• Chú ý hiệu ứng của chữ ‘Free’


IV. Công nghệ hỗ trợ

Nhật ký giao dịch web:

• Ghi lại hoạt động của người dùng tại trang Web

• Cung cấp nhiều dữ liệu tiếp thị, đặc biệt là kết hợp
với:
• Mẫu đăng ký, Cơ sở dữ liệu giỏ hàng

• Trả lời các câu hỏi như:


• Các mô hình quan tâm và mua hàng chính là gì?
• Sau trang chủ, người dùng sẽ truy cập vào đâu đầu tiên?
Thứ hai?
IV. Công nghệ hỗ trợ

• Web bugs:
• Cho phép các nhà quảng cáo theo dõi khách hàng từ xa

• Cookies:
• Tệp văn bản nhỏ được đặt bởi trang Web

• Cho phép các nhà tiếp thị Web thu thập dữ liệu

• Clickstream data:
• Bộ dữ liệu thu thập được trên nhiều người sử dụng bao gồm
các trang web truy cập, thời gian truy cập, đường link, địa chỉ
IP…
IV. Công nghệ hỗ trợ

• Kho dữ liệu (Data warehouse ):


• Thu thập dữ liệu khách hàng và giao dịch của công ty tại
một địa điểm duy nhất để các nhà tiếp thị và quản lý địa
điểm phân tích ngoại tuyến

• Khai thác dữ liệu (Data mining):


• Kỹ thuật phân tích để tìm các mẫu trong dữ liệu, mô hình
hóa hành vi của khách hàng, phát triển hồ sơ khách hàng
• Khai thác dữ liệu hướng truy vấn
• Khai thác dữ liệu dựa trên mô hình
• Khai thác dữ liệu dựa trên quy tắc
Ôn tập C4

• So sánh hành vi người tiêu dùng online và offline

• Tại sao các trang mạng xã hội quan tâm đến việc
thu thập thông tin người dùng?

• Tại sao các doanh nghiệp luôn luôn muốn biết


khách hàng của họ?

• Nêu các hoạt động thuộc dịch vụ khách hàng


mà bạn biết trên trang TMĐT, ví dụ minh họa.
CHƯƠNG 5
AN TOÀN TRONG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Nội dung chương 5
• Khái niệm về an toàn trong TMĐT

• Các khía cạnh của an toàn trong TMĐT

• Các hiểm họa và giải pháp


Mục tiêu chương 5
• Nắm được khái niệm về an toàn trong TMĐT

• Hiểu được các khía cạnh cần thiết của an toàn


trong TMĐT đòi hỏi như thế nào

• Phân tích các hiểm họa và đề xuất giải pháp


phòng ngừa trong hoạt động TMĐT

• Biết được các khía cạnh của luật pháp quy định
trong hoạt động TMĐT
I. Khái niệm và các khía cạnh

I.1. Môi trường an ninh

Tội phạm trong thương mại điện tử có thể chia


thành hai nhóm chính:
• Tội phạm tấn công vào các hệ thống thông tin:

• Tội phạm sử dụng công nghệ cao để phạm tội:


I. Khái niệm và các khía cạnh

I.1. Môi trường an ninh (tt)

Theo điều tra của chính phủ Mỹ trong 538 công ty an ninh mạng năm 2019
• 85% máy tính bị lỗ hỏng về an ninh

• 64% thừa nhận đã bị đánh cắp tiền

• 35% xác đinh được số tiền mất cắp lên đến khoảng 337 triệu USD

• Nghiêm trọng nhất gồm trộm về thông tin cá nhân và gian lận tài chính

• 40% bị tấn công từ một tổ chức bên ngoài

• 38% có kinh nghiệm chống lại sự tấn công

• 94% máy tính bị tấn công bởi virus


I. Khái niệm và các khía cạnh

I.1. Môi trường an ninh (tt)

• Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho biết đã ghi
nhận và điều phối xử lý 9.964 cuộc tấn công website tính đến tháng
9/2017.
• Trong số trên có 1.762 sự cố website lừa đảo (Phishing), 4.595 sự cố về phát tán
mã độc (Malware) và 3.607 sự cố tấn công thay đổi giao diện (Deface).

• 11/9/2017 Công ty bảo mật FortiGuard Labs phát hiện một số tài liệu chứa mã
độc mang tên Rehashed RAT được phát tán qua email tại Việt Nam và nhận
định chiến dịch này được triển khai bởi 1937cn, nhóm hacker bị nghi đã tấn
công hệ thống thông tin của sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất hồi tháng 7/2016.
I. Khái niệm và các khía cạnh

I.2. Khái niệm


Chính là sự bảo vệ tài sản không bị truy cập, sử dụng, hoặc
phá hủy trái phép.
Có hai kiểu an toàn chung:
• An toàn vật lý: bao gồm việc bảo vệ các thiết bị (thiết bị báo
động, người bảo vệ, cửa chống cháy, chống sét…)
• An toàn logic: những phần mềm, phần cứng để bảo vệ hệ
thống

An toàn trong TMĐT bao gồm cả luật pháp, công nghệ,


chính sách…
I. Khái niệm và các khía cạnh

I.3. Khía cạnh của an toàn


• Khả năng đảm bảo tính trung thực có liên quan đến
thông tin được hiển thị trên trang web hoặc được truyền
đi hoặc nhận được trên Internet không bị biến đổi bất
cứ hình thức nào bởi người không được ủy quyền

• Khả năng đảm bảo tính ‘không chối bỏ’ của người
tham gia hoạt động thương mại điện tử

• Người tham gia thương mại điện tử phải nhận biết được
ai đang tham gia với mình
I. Khái niệm và các khía cạnh

Nguồn: http://anonymizer.com
I. Khái niệm và các khía cạnh

I.3. Khía cạnh của an toàn (tt)


• Khả năng đảm bảo tính bí mật liên quan đến thông
điệp và dữ liệu và chỉ có người được ủy quyền mới
được biết

• Khả năng đảm bảo tính riêng tư của thông tin cá nhân

• Khả năng đảm bảo tính sẵn có của các chức năng dự
kiến trong các trang thương mại điện tử
I. Khái niệm và các khía cạnh
I. Khái niệm và các khía cạnh

• Sự khác nhau giữa người mua và người bán


Đặc điểm Người mua Người bán

Tính trung thực Liệu những thông tin gởi hoặc Các thông tin trên trang web có bị
(toàn vẹn) nhận có bị thay đổi? thay đổi? Nội dung nhận từ khách
hàng có hợp lệ?
Tính không từ chối Liệu sẽ bị từ chối sau đó? Khách hàng từ chối mua hàng?
(Chống phủ định)

Tính nhận biết (Tính Công ty có thật không? Có cách Liệu có phải là khách hàng thật?
xác thực) nào đảm bảo để xác nhận không?

Tính bí mật (tin cậy) Liệu có ai có ý định đọc những Liệu những thông tin, dữ liệu có
thông điệp của mình? được đúng người truy cập?

Tính cá nhân (riêng Có thể kiểm soát được thông tin cá Có thể tạo được những thông tin cá
tư) nhân khi đã gởi cho người bán? nhân trong giao dịch thương mại?

Tính sẳn có (ích lợi) Có thể truy cập vào? Trang web có đang hoạt động?
II. Sức ép giữa an toàn và
các giá trị khác
Sức ép từ khía cạnh an ninh đối với TMĐT
• Nhiều chương trình an ninh được cài vào
• Làm cho tốc độ truy cập giảm và cách sử dụng khó khăn
hơn.

• Làm giảm lợi nhuận của công ty -> đe dọa tiềm tàng

• Không nhiều chương trình an ninh:


• Bị đe dọa của tội phạm

• Sức ép yêu cầu của chính quyền và đòi hỏi che dấu cá
nhân của khách hàng
III. Các hiểm họa trong môi trường
thương mại điện tử

III.1. Mã độc

• Một đoạn thông báo đòi


tiền chuộc của WannaCry.
Ảnh: Trung tâm Athena cung
cấp
III. Các hiểm họa trong môi trường
thương mại điện tử

III.1. Mã độc
• Virus
• Macro viruses

• File-virus

• Script viruses

• Worms

• Trojan horses

• Bad applets

• Bots
III. Các hiểm họa trong môi trường
thương mại điện tử

III.2. Các chương trình không mong muốn

• Adware:
• Thường được biết đến như popup ads

• Browse parasite:
• Thay đổi cài đặt của web browser và thường gởi thông tin của người
sử dụng về một máy tính từ xa, điển hình thay đổi công cụ tìm kiếm:
WebSearch

• Spyware
III. Các hiểm họa trong môi trường
thương mại điện tử

III.3. Hacking và Cybervandalism


• Hacker: là người có ý định truy cập trái phép vào hệ
thống máy tính

• Ba loại hacker: white hat, black hat, grey hat

• Cracker: giống hacker với ý định phạm tội

• Cybervandalism: là người cố ý thay đổi nội dung, phá


hoại những web site
III. Các hiểm họa trong môi trường
thương mại điện tử

III.4. Tấn công DoS (Denial of Service) và DDoS (Distributed


Denial of Service)

• Tấn công từ chối dịch vụ


• Tấn công từ chối dịch vụ trên web

• Một trang web bị gửi tới số lượng yêu cầu truy cập vượt quá
giới hạn

• Tấn công từ chối dịch vụ phân tán


• Tương tự như DoS

• Nguồn gửi từ một hệ thống nhiều máy tính


III. Các hiểm họa trong môi trường
thương mại điện tử

III.5. Thẻ tín dụng giả

III.6. Gởi email để lừa gạt

https://resources.cystack.net/

III.7. Người nội bộ


IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT

• Công nghệ an toàn trong TMĐT


• Kỹ thuật mã hóa thông tin

• Secure Sockets Layer (SSL)

• Secure Hypertext Transfer Protocol (S-HTTP)

• Secure Electronic Transaction (SET)

• Bảo vệ hệ thống mạng


• Firewall

• Bảo vệ server và Client


IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT

IV.1. Kỹ thuật mã hóa thông tin


• Là một kỹ thuật chuyển đổi thông tin (plain text) hoặc
dữ liệu thành những chuỗi các ký tự không đọc được

• Mục đích:
• Để lưu trữ an toàn

• Để truyền từ người gởi đến người nhận an toàn

• Mã hóa không liên quan đến ngụy trang

• Có thể biết thuật toán mã hóa nhưng không giải mã


được nếu thiếu khóa
IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT

• Độ dài của mã khóa và thời gian bẻ khóa

Độ dài Số lượng (2x) Thời gian thử (1,6 Thời gian thử (10
(bits) triệu khóa/giây) triệu khóa/giây)

40 1.099.511.627.776 8 ngày 109 giây

56 72.057.594.037.927.900 1.427 năm 83 ngày

64 18.446.744.073.709.600.000 356.338 năm 58,5 năm

128 3,40282E+38 6,73931E+24 năm 1,07829E+21 năm


IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT

IV.1. Kỹ thuật mã hóa thông tin (tt)


Mã khóa chung:
• Đòi hỏi chia sẻ một khóa bí mật. Mỗi người phải tin
tưởng người kia để bảo vệ khóa bí mật của hai người,
và không tiết lộ cho bất kỳ ai.
• Điều này có nghĩa là khi triển khai thực tế, trao đổi thông
tin an toàn chỉ có thể diễn ra giữa những người có mối
quan hệ trước đó, có thể là cá nhân hoặc trong công
việc.
IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT

• Mã khóa chung
IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT

IV.1. Kỹ thuật mã hóa thông tin (tt)


• Mã hóa khóa công khai: bằng cách sử dụng 2 khóa:
một công khai và một riêng

• Mã khóa công khai và Mã khóa riêng: chỉ dùng một


khóa để mã hóa hoặc giải mã thông tin

• Cả hai mã khóa trên đều sự dụng để mã hóa và giải mã


thông tin
IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT

• Chữ ký số: cung cấp bởi Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực Chữ
ký số (Certification Authority - CA) - Người thứ ba đáng tin cậy

• Bao gồm
• Kiểm tra, xác minh một chủ thể

• Cấp cặp khóa

• Cấp chứng thư số (chứng minh thư ++)


• Bao gồm cả khóa công khai

• Duy trì trực tuyến CSDL Chứng thư số

• Khác
IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT
Certification Authority
Đơn vị cấp chứng thư
(CA)
(IA)
yêu cầu

Đơn vị đăng ký cơ sở dữ liệu


(RA) chứng thư số

xin cấp cấp


chưng thư số/khóa Xác minh
chứng thư số/khóa

Thông điệp dữ liệu ký số Người nhận/


Thuê bao Người tin tưởng
IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT

• Chữ ký số:
• Cho cá nhân

• Cho tổ chức
IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT

• Các nhà cung cấp chữ ký số ở Việt Nam


• Chữ ký số FPT-CA

• Chữ ký số Viettel-CA

• Chữ ký số VNPTCA

• Chữ ký số SmartSign (Vina-CA)

• Chữ ký số Newtel-CA

• Chữ ký số CA2

• Chữ ký số SafeCA

• Chữ ký số BKAVCA
IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT

IV.2. SSL và S-HTTP

• SSL – Secure Socket Layer


• Tạo ra các giao tiếp giữa hai chương trình ứng dụng trên một
cổng định trước (socket 443) nhằm mã hoá toàn bộ thông tin
đi/đến

• SSL được thiết kế độc lập với tầng ứng dụng để đảm bảo tính
bí mật, an toàn và chống giả mạo.

• Giao thức SSL còn đỏi hỏi ứng dụng chủ phải được chứng
thực bởi một đối tượng lớp thứ ba (CA - Certificate Authority)
IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT

IV.2. SSL và S-HTTP (tt)

• S-HTTP - Secure Hypertext Transfer Protocol


• Công nghệ này của hãng Enterprise Integration Technologies

• Là giao thức truyền tin của thông điệp (message) an toàn có


định hướng được thiết kế cho những liên kết HTTP. Không dành
cho các thông điệp không phải là HTTP

• Tạo ra sự an toàn bằng cách sử dụng một giao thức lớp ứng
dụng
IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT

IV.3. Giao dịch điện tử an toàn (SET – Secure Electronic Transaction)

• Là một giao toàn diện hỗ trợ các thanh toán sử dụng thẻ ngân hàng

• Do tổ chức Visa và MasterCard cùng nhau phát triển

• Các thành phần trong môi trường SET


• Bộ phận phát hành: phát hành thẻ

• Người giữ thẻ: đã đăng ký với bộ phận phát hành tương ứng để tiến hành
thương mại điện tử

• Thương nhân: người bán hàng

• Cơ quan tài chính: hỗ trợ người bán qua các dịch vụ xử lý thẻ

• Cổng thanh toán: cung cấp các dịch vụ thương mại trực tuyến

• Cơ quan chứng thực


IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT
IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT

• SET với SSL


Secure Electronic Secure Sockets Layer (SSL)
Transaction (SET) giao dịch giao thức tầng sockets an
điện tử an toàn toàn
Phức tạp, chi phí cao Đơn giản, chi phí thấp

Độ bảo mật cao Độ bảo mật thấp

Phục vụ nhận nhu cầu thanh Giao thức bảo mật tổng quát
toán bằng thẻ của người bán cho các trao đổi thông điệp
Giấu thông tin thẻ của khách Dùng để chứng nhận, không
hàng với người bán có cổng thanh toán
Đòi hỏi phần mềm lưu trữ
thông tin khách hàng
IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT

IV.4. Bức tường lửa (Firewall)

• Là một phần mềm ứng dụng được sử dụng như một hàng
rào giữa một hệ thống mạng và Internet hoặc mạng khác
(có khả năng gây ra mối đe dọa). Đặc điểm
• Tất cả luồng thông tin đều phải chịu sự quản lý của bức tường
lửa

• Chỉ có các luồng thông tin được phép mới được đi qua

• Bức tường lửa tự bảo vệ mình


IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT

IV.4. Bức tường lửa (Firewall) (tt)

• Bức tường lửa chia làm 3 loại


• Bức tường lửa lọc gói (Packet filter firewall)

• Bức tường lửa máy chủ cổng nối (Gateway server


firewall)

• Bức tường lửa máy chủ ủy quyền (Proxy server firewall)


IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT
IV. Một số giải pháp công nghệ bảo
đảm an toàn trong TMĐT

IV.5. Bảo vệ hệ thống máy khách và máy phục vụ

• Kiểm soát hệ điều hành chỉ cho phép những người được ủy quyền
truy cập vào các tập tin, thư mục,…

• Sử dụng các chương trình diệt vius là cách dễ dàng và chi phí rẻ
nhất để đề phòng những hiểm họa với tình trạng của hệ thống

• Xây dựng kế hoạch an toàn cho TMĐT


• Xây dựng chính sách an ninh

• Xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh

• Lập một phòng chuyên trách về an ninh

• Thường xuyên kiểm tra an toàn hệ thống


V. Pháp luật và chính sách

• Khía cạnh pháp lý khi tham gia TMĐT

• Luật TMĐT tại Việt Nam


• Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) (29/11/2005)
• Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử
• Thông tư 21/2018/TT-BCT sửa đổi một số điều của Thông tư số
47/2014/ TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công Thương quy định
về quản lý website thương mại điện tử và Thông tư số 59/2015/TT-
BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương quy định về quản lý
hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động
Ôn tập - Thảo luận
• Smartphone của bạn có an toàn không?

• Những loại xâm phạm quyền riêng tư được mô tả trong trường


hợp? Cái nào là xâm phạm quyền riêng tư nhất, và tại sao?

• Nêu các ví dụ đòi hỏi yêu cầu xác thực đối với khách hàng
của doanh nghiệp TMĐT để đảm bảo là người không phải là
máy tiến hành giao dịch.

• Các dấu hiệu chỉ ra bạn đang truy cập một trang Web an
toàn

• Thảo luận về bảo mật không mật khẩu


CHƯƠNG 6
THANH TOÁN TRONG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Nội dung chương 6
• Các đặc trưng của hệ thống thanh toán truyền
thống

• Các đặc trưng và chức năng của hệ thống thanh


toán điện tử B2C

• Các đặc trưng và chức năng của hệ thống thanh


toán điện tử B2B
Mục tiêu chương 6
• Biết được các đặc trưng của hệ thống thanh toán
truyền thống

• Hiểu được các đặc trưng và chức năng của hệ


thống thanh toán điện tử B2C, hệ thống thanh toán
qua mobile
I. Các hình thức thanh toán truyền
thống

I.1. Tiền mặt


• Tiền trong nước

• Ngoại tệ mạnh

I.2. Các loại thẻ


I. Các hình thức thanh toán truyền
thống

I.2. Các loại thẻ (tt)

I.2.1. Credit card (thẻ tín dụng):


• Thực chất là bằng chứng của một mối quan hệ vay nợ giữa
người cầm thẻ (Cardholder) và ngân hàng.

I.2.2. Debit card (thẻ ghi nợ):


• Debit card khác với Credit Card ở điểm căn bản nhất là
không có quan hệ vay nợ.
I. Các hình thức thanh toán truyền
thống

I.2. Các loại thẻ (tt)

I.2.3. Thẻ ATM


• Nếu thấy tên, ngày cấp, ngày hết hạn, số thẻ không in
nổi, số thẻ không phải 16 số, thì chắc chắn không thanh
toán được online. Các loại thẻ kiểu này thực chất ở
nhiều nước được gọi là ATM card, bởi vì thẻ dùng được
ở ATM. Khách hàng chỉ dùng thẻ rút tiền ở ATM ra tiêu
thôi.
I. Các hình thức thanh toán truyền
thống

I.2. Các loại thẻ (tt)

I.2.4. Cash card:


• Thẻ này cực kỳ đơn giản, khách hàng dùng thẻ ATM
nạp tiền vào Cash Card, sau đó dùng Cash Card thanh
toán được mọi thứ.
I. Các hình thức thanh toán truyền
thống

I.2. Các loại thẻ (tt)

I.2.4. Cash card:


• Cash Card chỉ là một cái electronic wallet (ví điện tử) để
tránh không phải giữ tiền xu, nếu đánh rơi Cash Card
cũng không khác đánh rơi ví, ai nhặt được có thể tiêu
hết tiền mà chẳng bao giờ phải chịu trách nhiệm gì cả.

• Cash Card không cần ký tên, cũng không có mã PIN.

I.3. Check
II. Định nghĩa thanh toán điện tử

• Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật Thương mại


điện tử của Bộ thương mại
• “Thanh toán điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa là
việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử
thay cho việc trao tay tiền mặt.”

• Theo nghĩa hẹp, thanh toán trong Thương mại điện tử có


thể hiểu là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các
hàng hoá, dịch vụ được mua bán trên Internet
II. Định nghĩa thanh toán điện tử
III. Các phương tiện thanh toán trực
tuyến B2C

III.1. Tiền điện tử (Digital-Cash)

• Tiền điện tử: Khi chuyển sang phương thức thanh


toán điện tử, tiền trong các tài khoản ngân hàng
được lưu trữ trong hệ thống máy tính của ngân
hàng dưới dạng điện tử (số hóa). Đồng tiền trong
hệ thống như vậy được gọi là tiền điện tử.
III. Các phương tiện thanh toán trực
tuyến B2C
Tiền điện tử và tiền ảo

• Một số lợi ích của việc sử dụng một loại tiền tệ kỹ


thuật số là gì?

• Các rủi ro liên quan đến người sử dụng là gì?

• Các hậu quả chính trị và kinh tế của một loại tiền
tệ kỹ thuật số là gì?
III. Các phương tiện thanh toán trực
tuyến B2C

III.2. Ví điện tử (E-Wallets)

• Là một phần mềm mà người sử dụng có thể tải xuống máy tính cá
nhân để lưu giữ thông tin cá nhân. Khi mua sắm ở các website chấp
nhận e-wallet thì e-wallet sẽ tự động điền các thông tin

• E-Wallet lưu giữ thông tin để thanh toán trực tiếp tới người bán

• Sử dụng công nghệ SET

• Ưu: Vô danh -> có thể làm quà tặng

• Hạn chế: Người bán không thể xác định chủ của ví đó. Ai được thì sở
hữu nó.

• usa.visa.com; mastercard.com cung cấp e-wallet


III. Các phương tiện thanh toán trực
tuyến B2C
III. Các phương tiện thanh toán trực
tuyến B2C

III.2.1. Thẻ chứa giá trị (Stored value cards)


• Là thẻ thông minh dùng thay cho tiền mặt để mua hàng có
giá trị từ vài cent đến vài trăm USD

• Dùng để thanh toán cho người bán và những cá thể khác


dựa trên giá trị nạp trong thẻ
III. Các phương tiện thanh toán trực
tuyến B2C

III.2.2. Thẻ thông minh (Smart cards)


• Là thẻ nhựa có gắn microchip với các chức năng đã được
lập trình

• Chứa thông tin cá nhân: dữ liệu tài chính, khóa cá nhân, số tài
khoản, số thẻ tín dụng, thông tin về bảo hiểm…
III. Các phương tiện thanh toán trực
tuyến B2C

III.4. Thẻ điện tử

• Chiếm tới 90% tổng các giao dịch tại Mỹ. Các doanh nhân
có thể tăng doanh số bán hàng của họ vì họ đã tặng cho
khách hàng của họ một cách thanh toán nhanh và tiện lợi
nhất.

• Ngoài ra, nó đã đáp ứng được yêu cầu đầu tiên khi kinh
doanh trên Internet đó là khả năng đến được với thông tin,
sản phẩm và dịch vụ một cách nhanh nhất.
III. Các phương tiện thanh toán trực
tuyến B2C

III.4. Thẻ điện tử


III. Các phương tiện thanh toán trực
tuyến B2C

III.5. Hạ tầng đăng ký dịch vụ nhận thanh toán qua mạng

III.5.1. Merchant Account


• Là tài khoản giúp nhận tiền thanh toán của khách hàng qua mạng

• Do các ngân hàng (có hệ thống hạ tầng thanh toán) cấp

• Có các công ty chuyên cung cấp Merchant Account (Paypal)

• Quy trình cấp đòi hỏi các bước thẩm định công phu:
• Doanh thu tối thiểu hàng tháng

• Hệ thống bảo mật của người bán

• Vị trí địa lý của người bán


Hệ thống thanh toán qua Mobile

• NFC (viết tắt của Near-Field Communications) là


công nghệ giao tiếp trường gần, sử dụng cảm
ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết
bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau.

• NFC được phát triển dựa trên nguyên lý nhận


dạng bằng tín hiệu tần số vô tuyến có tốc độ
truyền tải dữ liệu tối đa 424 Kbps.
Hệ thống thanh toán qua Mobile
Hệ thống thanh toán qua Mobile

• Do khoảng cách truyền dữ liệu khá ngắn (trong


khoảng cách 4 cm) nên giao dịch qua công
nghệ NFC được xem là an toàn.

• Thiết bị được trang bị NFC thường là điện thoại di


động
Hệ thống thanh toán qua Mobile
IV. Hạn chế của thanh toán trực tuyến

IV.1. An ninh
Không những người bán kể cả khách hàng đều không có sự xác nhận đầy đủ

IV.2. Người bán và người mua


• Khách hàng có thể từ chối trả tiền sau khi đã download xong sản phẩm
• Người bán muốn trộm tiền của người mua một cách phi pháp

IV.3. Chi phí giao dịch


Phí trả cho giao dịch cao, khoảng 3,5% cho một lần giao dịch

IV.4. Công bằng xã hội


• Trẻ con không có thẻ tín dụng
• Người nghèo
Bài đọc thêm - eUCP
Xuất trình chứng từ (truyền thống)

Ngân hàng thông báo Ngân hàng phát hành

UCP

Người Bán Người Mua


L/C

Xuất trình bộ
chứng từ

Hàng hoá
Bài đọc thêm - eUCP

Xuất trình chứng từ điện tử (theo eUCP)

Ngân hàng Thông báo Ngân hàng phát hành

eUCP

Người Bán L/C Người Mua

PDF

or
Xuất trình bộ chứng từ điện tử
xxxxx

Hàng hoá
Bài đọc thêm - eUCP
• Việc xuất trình chứng từ điện tử có một số ưu điểm như sau

Đặc điểm so sánh UCP eUCP

Thời gian được thanh toán sau khi giao hàng 24 ngày 4 ngày

Chi phí liên quan đến L/C giá trị nhỏ hơn 450 USD 25 USD
250.000 USD
Có lỗi trong bộ chứng từ 80% 20%

Thời gian để xuất trình bộ chứng từ 6 giờ 1 giờ

Thời gian để ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ 4 giờ 1 giờ


Bài đọc thêm - eUCP
• Hạn chế, nhiều vấn đề cần được thực hiện để đảm bảo khả năng của tất cả các
bên liên quan có thể xử lý được các chứng từ này
• Khả năng của các bên liên quan để tạo, gửi, nhận và xử lý các chứng từ điện tử (khả năng về hệ
thống phần cứng, phần mềm, phương tiện xuất trình, phương tiện kiểm tra tính xác thực...)

• Thống nhất về hình thức dữ liệu (data format) đối với các chứng từ sẽ được sử dụng;

• Khả năng của các bên thứ ba tham gia vào quá trình phát hành, nhận, gửi và xử lý chứng từ như
hãng tàu, công ty bảo hiểm

• Khả năng của các cơ quan quản lý nhà nước như hải quan, chính quyền cảng, bộ tài chính (thuế), cơ
quan quản lý xuất nhập khẩu (C/O)... chấp nhận các chứng từ điện tử hay chứng từ điện tử được in ra
giấy

• Khung pháp lý ở các nước có thừa nhận giá trị pháp lý của các chứng từ điện tử và chữ ký điện tử hay
không, ví dụ như ở Mỹ và Singapore, hối phiếu nhất định phải bằng giấy

• Sự tương thích về hệ thống phần cứng và phần mềm của các bên liên quan để đảm bảo chắc chắn
rằng các hệ thống có thể phối hợp được với nhau
CHƯƠNG 7
ĐẤU GIÁ TRỰC TUYẾN
Nội dung chương 7
• Các mô hình đấu giá
Mục tiêu chương 7
• Hiểu rõ các mô hình đấu giá

• Vận dụng triển khai hoặc tham gia đấu giá trên
mạng
I. Đấu giá trực tuyến

I.1. Đấu giá và giá động

I.1.1. Giá động (Dynamic pricing)


• Là giá áp đặt vào sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào
nhu cầu đặc trưng của khách hàng và hoàn cảnh cung
cấp của người bán

• Thương gia thay đổi giá của họ dựa trên sự hiểu biết về
giá trị sản phẩm của khách hàng

• Khách hàng cũng thay đổi những đề nghị họ đưa ra để


mua dựa trên cả nhận thức của họ
I. Đấu giá trực tuyến

I.1. Đấu giá và giá động (tt)

I.1.1. Đấu giá


• Là thị trường nơi mà giá cả sản phẩm có thể biến đổi và dựa
vào sự cạnh tranh giữa những người tham dự

• Đấu giá là một trong những hình thức của giá động (dynamic
pricing)

• Ở bức tranh chung của thương mại điện tử, đấu giá được
nhiều người biết đến là đấu giá C2C
I. Đấu giá trực tuyến

I.2. Tại sao đấu giá lại trở nên phổ biến

I.2.1. Các lợi ích của đấu giá trực tuyến


• Người bán và người mua có thể ở bất cứ nơi nào trên thế giới

• Người mua và bán có thể nhanh chóng và hiệu quả trong việc triển
khai giá cho những sản phẩm khó định giá

• Cho phép mọi người trên thế giới có thể hỏi, đặt giá cho sản phẩm

• Đấu giá có thể hoặc thường dẫn đến giá giảm, do đó giảm lợi nhuận
của nhà buôn, dẫn đến tăng phúc lợi người tiêu dùng

• Đấu giá trực tuyến cũng cung cấp một kênh cho khách hàng có thể
tìm được sự mặc cả thực sự
I. Đấu giá trực tuyến

I.2. Tại sao đấu giá lại trở nên phổ biến

I.2.2. Các rủi ro của đấu giá trực tuyến


• Kéo dài chi phí cho sự tiêu thụ

• Người tham gia đấu giá phải có nhiều thời gian để theo dõi

• Chi phí cho các trang bị

• Đấu giá trực tuyến ẩn chứa sự gian lận lớn nhất của Internet

• Chịu các chi phí


II. Các loại hình đấu giá

II.1. English auction: bắt đầu từ một giá thấp, người mua trả giá tăng
dần cho đến khi không còn ai tham gia và thời gian đã hết

II.2. Dutch Internet auction: bắt đầu từ một giá cao, sau đó giảm
dần theo thời gian đến khi người mua chấp nhận giá

II.3. First-price sealed-bid: tiến trình đấu giá kín, người thắng thứ nhất
thanh toán theo mức trả giá cao nhất

II.4. Second-price sealed-bid (Vickrey): tiến trình đấu giá kín, người
thắng thứ nhất thanh toán theo mức trả giá cao thứ hai
II. Các loại hình đấu giá

II.5. Double auction open-out cry: người mua và người bán công bố
giá và số lượng muốn mua và bán. Người mua và bán có thể
chỉnh sửa gói sản phẩm theo kiến thức có được từ những cuộc
đấu giá khác

II.6. Double auction sealed bid: người mua và người bán công bố giá
và số lượng muốn mua và muốn bán. Người mua và bán không
thể chỉnh sửa gói sản phẩm.

II.7. Reverve auction model: Là mô hình đảo ngược của đấu giá, cho
phép khách hàng chọn giá theo ý muốn và nhà cung cấp sẽ căn
cứ vào đó để quyết định bán sản phẩm. Ví dụ www.priceline.com
III. Khi nào sử dụng đấu giá trong kinh
doanh

III.1. Dạng sản phẩm


• Áp dụng cho loại sản phẩm hiếm hoặc duy nhất (hàng
độc) mà khó định giá, dạng sản phẩm này có thể
không có ở bất cứ thị trường nào.

• Tuy nhiên cũng có thể áp dụng cho các sản phẩm dễ


quá hạn (vé giờ chót, …)

• Ngoài ra sản phẩm có thể bao gồm trọn bộ hay trọn


gói hàng hóa, vật chất của những công ty phá sản.
III. Khi nào sử dụng đấu giá trong kinh
doanh

III.2. Vòng đời sản phẩm


• Hầu hết các doanh nghiệp truyền thống đều sử dụng
đấu giá khi sản phẩm của họ hết vòng đời sản phẩm
khi giá của đấu giá mang lại thường cao hơn giá cố
định bán thanh lý.

• Tuy nhiên cũng có một số sản phẩm vẫn có thể đấu giá
ngay khi vòng đời nó được bắt đầu.
III. Khi nào sử dụng đấu giá trong kinh
doanh

III.3. Quản trị kênh phân phối

• Các mặt hàng được tìm thấy trên các cuộc đấu giá tại
trang web bán lẻ đã được thiết lập có xu hướng đến muộn
trong vòng đời sản phẩm của chúng.

III.4. Số lượng hàng lớn

• Khi một doanh nghiệp có một số mặt hàng để bán, người


mua thường mong đợi giảm giá theo số lượng và kỳ vọng
này có thể khiến giá thầu thấp hơn
IV. Hành vi của người bán và người
mua tham gia đấu giá

• Lợi nhuận của người bán:


• Tỷ suất lợi nhuận
• Thời gian đấu giá và số lượng đơn vị đấu giá

• Giá đấu giá:


• Không nhất thiết phải thấp nhất

• Hành vi bầy đàn

• Kết quả ngoài ý muốn khi tham gia đấu giá:


• Sự tiếc nuối của người chiến thắng (Winner’s curse)
• Người bán than thở
• Lời than thở của kẻ thất bại

• Niềm tin của người tiêu dùng là một yếu tố thúc đẩy quan trọng trong đấu giá
Case Study

Tìm hiểu về mô hình đấu giá của ebay.com


• Hình thức đấu giá của ebay.com

• Các quy định về người bán

• Các quy định về người tham gia

• Các lưu ý khi tham gia đấu giá


Các mặt hàng lạ trên Ebay

• Tháng 6 năm 2005, vợ của Tim Shaw, một DJ radio


người Anh bán một xe hơi thể thao của mình sử
dụng cách bán "Buy It Now", với giá là 50 xu.
Chiếc xe được rao sau khi vợ của Tim nghe được
Tim ve vãn với người mẫu Jodie Marsh trên
chương trình của mình. Chỉ sau 5 phút chiếc xe đã
tìm được chủ mới.
Các mặt hàng lạ trên Ebay

• Tháng 5 năm 2005, một chiếc Volkswagen Golf đã


được đăng kí cho Joseph Cardinal Ratzinger (giáo
hoàng Pope Benedict XVI) được rao bán trên
eBay Đức với giá €188,938.88. Người thắng cuộc
là sòng bạc online GoldenPalace.com, nổi tiếng
bởi những vụ mua giật mình trên eBay
Các mặt hàng lạ trên Ebay
• Tháng 9 năm 2004, chủ nhân trang web MagicGoat.com
bán rác trong thùng rác của mình cho một giáo sư nghệ
thuật để ông này dùng cho sinh viên viết luận về cái thùng
rác.

• Nước uống còn sót lại trong 1 cái cốc từng được Elvis
Presley uống cũng đã bán trên eBay với giá $455.

• Một sinh viên Đại học Coventry bán một mẫu bắp rang
được £1.20
Các mặt hàng lạ trên Ebay

• Một người đàn ông ở Brisbane, Úc đã rao bán


New Zealand với giá khởi điểm là 0.01 đôla Úc.
Giá đã tăng đến 3000 đôla ngay trước khi eBay
dẹp nó xuống.

• Một nhóm 4 thanh niên Úc tự bán họ trong vòng 1


cuối tuần với lời hứa "đầy bia rượu, chuyện trò vui
vẻ và ắp tiếng cười" với giá $1300.

You might also like