You are on page 1of 25

1

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện, do trình độ và thời gian có hạn cùng với điều kiện thục tế là
thương mại điện tử ở Việt Nam đang trên đà phát triển, việc lấy lòng tin chính xác còn
nhiều hạn chế do đó việc nghiên cứu làm bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót.
Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, bổ sung ý kiến để bài tiểu luận "
Thương mại điện tử và sự phát triển của nó ở Việt Nam” ngày một hoàn thiện.
Phần 1: LỜI MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đối với Việt
Nam, phát triển thương mại điện tử là một xu thế tất yếu. Việt Nam cũng đã bắt đầu từng
bước tiếp cận thương mại điện tử. Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế, Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã khẳng định chủ trương “ phát triển thương mại điện
tử” và đẩy mạnh “nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến thương mại điện tử”.
Qua hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu, nhất là ở các nước công
nghiệp phát triển, những nước có nền kinh tế đang phát triển cũng đã và đang tham gia
phát triển thương mại điện tử. Thương mại điện tử mang lại lợi ích tiềm tàng giúp người
tham gia thu được thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm được chi phí, mở
rộng quy mô doanh nghiệp, rút ngắn chu kỳ kinh doanh. Cho nên, để có thể tiếp cận và
từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, cần phải xác định rõ những vấn đề
đặt ra, nhất là đối với các nhân tố quyết định sự phát triển của thương mại điện tử. Nhận
thức được vai trò và tiện ích của thương mại điện tử với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước, trong điều kiện thực tế ở Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho
thương mại điện tử phát triển, nhóm em xin nghiên cứu đề tài : Thương mại điện tử và sự
phát triển của nó ở Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Thương mại điện tử là lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lạ với nhiều quốc gia.
Người ta không còn phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc,.... cho những giao địch
kinh tế. Việc áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh là một xu thế tất
yếu của thời đại. Với mong muốn nước ta bước vào nền kinh tế tri thức trong thế kỉ tới
một cách thành công theo kịp sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới nên nhóm
em đã chọn đề tài: Thương mại điện tử và sự phát triển của nó ở Việt Nam. Đề tài này sẽ
giúp người đọc hiểu rõ khái niệm, vai trò, lợi ích và tầm quan trọng của thương mại điện
tử nói chung và con đường phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam nói riêng. Qua đó,
2

sẽ thấy được thực trang thương mại điện tử ở Việt Nam từ đó nêu ra những vấn đề cấp
thiết cần làm để nâng cao hiệu quả của thương mại điện tử.
3. Đối tượng nghiên cứu

4. Phạm vi nghiên cứu

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

TÓM TẮT NỘI DUNG

Phần 2: NỘI DUNG


Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử
1.1. Sự ra đời của thương mại điện tử
Nhìn lại lịch sử phát triển của Thương mại điện tử trong 40 năm qua (fpt.edu.vn)
Lịch sử thương mại điện tử được bắt đầu từ khoảng 40 năm trước ở dạng sớm và thô sơ
nhất. Cụ thể, tổng quan dòng thời gian về thương mại điện tử:
Năm 1969, CompuServe được thành lập
Công nghệ CompuServe được thành lập bởi tiến sĩ John R.Goltz, Jeffrey Wilkins và các
sinh viên kỹ sư điện vào năm 1969, và ban đầu được xây dựng bằng cách sử dụng kết nối
quay số (dial up).
Sau đó, vào những năm 1980, ComuServe đã giới thiệu một số hình thức kết nối email và
internet sớm nhất tới công chúng và tiếp tục thống trị thị trường thương mại điện tử vào
giữa những năm 1990.
Năm 1979 – Michael Aldrich phát minh ra mua sắm điện tử
Michael Aldrich – một nhà phát minh người Anh đã giới thiệu mua sắm điện tử vào năm
1979, hoạt động bằng cách kết nối TV (sau khi nâng cấp) với máy tính xử lý giao dịch
qua đường dây điện thoại. Điều này giúp các hệ thống thông tin đóng có thể được mở và
chia sẻ bởi bên ngoài để truyền dữ liệu an toàn. Công nghệ này chính là công nghệ nền
tảng để xây dựng thương mại điện tử hiện đại.
Năm 1982 – Sàn giao dịch máy tính Boston ra mắt
3

Khi Boston Computer Exchange ra mắt vào năm 1982, đây là công ty thương mại điện tử
đầu tiên trên thế giới. Chức năng chính của nó là phục vụ như một thị trường trực tuyến
cho những người quan tâm đến việc bán máy tính đã qua sử dụng của họ.
Năm 1992 – Book Stacks Unlimited ra mắt thị trường sách trực tuyến đầu tiên
Charles M.Stack đã giới thiệu Book Stacks Unlimited là một cửa hàng sách trực tuyến
được ra mắt vào năm 1992 – 3 năm trước khi Jeff Bezos giới thiệu Amazon. Ban đầu
công ty đã sử dụng định dạng bảng thông báo quay số (dial up), nhưng vào năm 1994,
trang web đã chuyển sang internet và hoạt động từ tên miền Books.com.
Năm 1994 – Netscape Navigator ra mắt dưới dạng trình duyệt web
Marc Andreessen và Jim Clark đồng sáng tạo Netscape Navigator như một công cụ duyệt
web và chính thức công bố vào tháng 10 năm 1994. Trong những năm 1990, Netscape
Navigator trở thành trình duyệt web được sử dụng chủ yếu trên nền tảng Windows trước
sự nổi lên của những người khổng lồ hiện đại như Google.
Năm 1995 – Amazon và Ebay ra mắt
Jeff Bezos đã giới thiệu Amazon vào năm 1995 chủ yếu như một nền tảng thương mại
điện tử cho sách.
Cùng năm đó, Pierre Omidyar đã giới thiệu AuctionWeb mà sau này trở thành eBay.
Kể từ đó, cả hai đã trở thành nền tảng bán hàng thương mại điện tử khổng lồ cho phép
người tiêu dùng bán trực tuyến cho khách hàng trên toàn cầu.
Năm 1998 – PayPal ra mắt như một hệ thống thanh toán thương mại điện tử
PayPal được sáng lập bởi Max Levhin, Peter Thiel, Like Nosek và Ken Howery, xuất
hiện vào cuối năm 1998 như một công cụ chuyển tiền.
Năm 1999 – Alibaba ra mắt
Alibaba ra mắt vào năm 1999 như một thị trường trực tuyến với hơn 25 triệu đô la tài trợ.
Đến năm 2001 thì công ty đã có lãi. Sau đó, nó tiếp tục biến thành một nền tảng B2B,
C2C, B2C và vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày hôm nay.
1.2. Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử (e-Commerce) là gì? Các loại hình giao dịch (momd.vn)
Khái niệm chung về Thương mại điện tử – HKT Consultant (quanlydoanhnghiep.edu.vn)
Thương mại điện tử trong tiếng Anh là Electronic Commerce (EC), còn được viết là e-
Commerce hoặc eCommerce. Đây là một mô hình kinh doanh cho phép các công ty và cá
4

nhân thực hiện việc kinh doanh qua các mạng điện tử, đặc biệt là Internet. (Theo định
nghĩa của Investopedia).
Theo định nghĩa ngắn gọn của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), “Thuật ngữ Thương
mại điện tử được hiểu là sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hàng hoặc phân phối hàng hóa
và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”.
Thương mại điện tử được hiểu theo 2 nghĩa:
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các
phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và internet. Theo nghĩa hẹp,
thương mại điện tử bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử
và mạng internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình, các giao dịch có
thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng
cá nhân (B2C), cá nhân với nhau (C2C); Ví dụ: Alibala.com; Amazon.com, eBay.com.
Theo nghĩa rộng, TMĐT là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến
các tổ chức hay cá nhân. TMĐT là việc tiến hành hoạt động thương mại sử dụng các
phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hoá. “Thương mại” được hiểu theo
nghĩa rộng, bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính thương mại, dù
có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng
không giới hạn ở, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi
hàng hoá hoặc dịch vụ; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng; cho thuê dài
hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư cấp vốn; ngân hàng; bảo
hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác
công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển,
đường không, đường sắt hoặc đường bộ.
X
Thị Trường Điện Tử Là Gì ? Lợi Ích Của Tmđt Thương Mại Điện Tử - Tranminhdung.vn

Theo nghĩa rộng thì thương mại điện tử chính là những giao dịch mua bán sản phẩm hay
dịch vụ giữa doanh nghiệp, Chính Phủ, người tiêu dùng hay các tổ chức nhà nước, tư
nhân được tính hàng thông qua những mạng kết nối trung gian từ máy tính, điện thoại.
Các loại hàng hóa hay dịch vụ được đặc qua mạng nhưng việc thanh toán, vận chuyển
giao hàng vẫn được thực hiện theo phương thức truyền thống.
Giao dịch thương mại điện tử theo nghĩa rộng của tổ chức OECD này được hiểu là các
đơn hàng được nhận hay đặt qua những ứng dụng trực tuyến được cài đặt trong các giao
dịch tự động Internet hoặc hệ thống điện thoại tương tác khác.
Theo nghĩa hẹp của tổ chức OECD thì thương mại điện tử sẽ là giao dịch được thực hiện
qua Internet. Theo nghĩa hẹp thì thương mại điện tử gồm đơn hàng được đặt hay nhận
5

thông qua bất cứ một ứng dụng nào đó sử dụng nền Internet với những giao dịch tự động
dưới bất kỳ hình thức nào qua mobile, tivi (không phải những đơn hàng qua điện thoại,
fax hay email).
Theo định nghĩa của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, thương mại điện tử
được định nghĩa là những giao dịch điện tử trên mạng internet hay các loại mạng mở
khác và có thể chia thành 2 loại gồm: Giao dịch bán dịch vụ /hàng hóa hữu hình và
Những giao dịch có liên quan đến chuyển trực tiếp hay trực tuyến các thông tin và dịch
vụ hàng hóa số.
Theo Nghị Định số 52/2013/NĐ-CP về được Chính Phủ ban hành tại Việt Nam ngày
16.5.2013 về Thương mại điện tử như sau: “Thương mại điện tử là việc tiến hành một
phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết
nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”.
1.3. Các loại hình chủ yếu của thương mại điện tử
Thương mại điện tử là gì? Lịch sử và vai trò của TMĐT ở Việt Nam (tinhte.vn)
B2B: Doanh nghiệp với doanh nghiệp
Thương mại điện tử B2B liên quan đến doanh số được thực hiện giữa các doanh nghiệp,
chẳng hạn như giữa nhà sản xuất với nhà buôn hoặc nhà bán lẻ. Thông thường, bán hàng
từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp thường sẽ tập trung vào nguyên liệu thô hoặc sản
phẩm được đóng gói hoặc kết hợp trước khi bán cho khách hàng.
B2C: Doanh nghiệp tới người tiêu dùng
Thương mại điện tử B2C bao gồm các giao dịch được thực hiện giữa doanh nghiệp và
người tiêu dùng. Đây là một trong những mô hình bán hàng được sử dụng rộng rãi nhất
trong bối cảnh thương mại điện tử. Ví dụ, khi bạn mua giày từ một nhà bán lẻ giày trực
tuyến, đó là một giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
.B2G: Doanh nghiệp với chính phủ
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (E-COMMERCE) LÀ GÌ? CÁC HÌNH THỨC TMĐT: B2C,
B2B, B2G, B2E, G2B, G2G, G2C, C2G, C2B, C2C, O2O… - KINH DOANH & ĐẦU
TƯ - CBZ - CAPA PHAM
Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) được định nghĩa chung là
thương mại giữa công ty và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho
mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ.
Hình thái này của thương mại điện tử có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công
có vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập thương mại điện tử; thứ hai, người ta cho rằng khu
vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn.
6

Các chính sách mua bán trên web tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng (và
giảm rủi ro của việc không đúng quy cách).
C2B: Người tiêu dùng đến doanh nghiệp
C2B đảo ngược mô hình thương mại điện tử truyền thống (và là những gì chúng ta
thường thấy trong các dự án gây quỹ cộng đồng). C2B có nghĩa là người tiêu dùng cá
nhân làm sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp sẽ là người mua nó. Một ví dụ về điều
này sẽ là một mô hình kinh doanh như iStockPhoto, trong đó ảnh stock có sẵn trực tuyến
để mua trực tiếp từ các nhiếp ảnh gia khác nhau.
C2C: Người tiêu dùng với người tiêu dùng
Một trong những hình thức thương mại điện tử sớm nhất là mô hình kinh doanh thương
mại điện tử C2C. Điều này bao gồm các mối quan hệ giữa khách hàng với khách hàng, ví
dụ như trên eBay hoặc Amazon.
C2G: Khách hàng
Các mô hình thương mại điện tử điển hình trên Thế Giới (tuyensinhdonga.edu.vn)
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (E-COMMERCE) LÀ GÌ? CÁC HÌNH THỨC TMĐT: B2C,
B2B, B2G, B2E, G2B, G2G, G2C, C2G, C2B, C2C, O2O… - KINH DOANH & ĐẦU
TƯ - CBZ - CAPA PHAM
C2G (Consumer to Government) tương tự với mô hình B2G được giới thiệu phía trên.
Mô hình C2G còn có tên gọi khác là C2A (Consumer to Administration).
Mô hình G2G là mô hình giao dịch trực tuyến. Mô hình này không mang tính thương mại
giữa các tổ chức chính phủ khác nhau. Mô hình này cho phép người tiêu dùng đăng phản
hồi hoặc yêu cầu thông tin liên quan đến các lĩnh vực công trực tiếp đến chính quyền
hoặc cơ quan chính quyền. Chẳng hạn, khi bạn thanh toán hóa đơn tiền điện qua trang
web của chính phủ, thanh toán bảo hiểm y tế, thanh toán thuế,...
1.4. Các đặc trưng của thương mại điện tử
5 Đặc trưng của thương mại điện tử | ECOMCX - Giá trị thương hiệu Việt
Mô hình kinh doanh online
Đặc trưng của thương mại điện tử hướng tới mô hình kinh doanh online dựa trên việc
cung cấp mạng lưới thông tin và quy trình mua bán tự động. Tức là người mua và người
bán không cần phải biết nhau từ trước để đảm bảo uy tín khi giao dịch.
Không gian
7

Do bản chất của thương mại điện tử là công cụ mua bán online nên doanh nghiệp có thể
kinh doanh ở phạm vi không giới hạn. Chỉ cần có mạng internet và phương tiện điện tử là
khách hàng có thể chọn mua và tiếp cận sản phẩm của doanh nghiệp một cách dễ dàng.
Và đặc trưng này cũng giúp thương mại điện tử mở rộng vùng tiếp cận và thị trường kinh
doanh cho người bán.
Thời gian
Thương mại truyền thống thì chỉ làm việc trong giờ hành chính được quy định. Tuy
nhiên, với thương mại điện tử thì bạn có thể tìm kiếm, tham khảo và chọn mua sản phẩm,
dịch vụ trong bất kì khoảng thời gian nào bạn rảnh bởi gian hàng online sẽ luôn mở cửa
và tự động hóa.
Chủ thể
Thương mại điện tử sẽ có 3 chủ thể tham gia, thậm chí là 4 trong trường hợp cần sự hỗ
trợ của đơn vị vận chuyển hàng hóa. Ngoài người mua và người bán thì thương mại điện
tử cần đến chủ thể thứ 3 là đơn vị cung cấp mạng và cơ quan chứng thực. Và chủ thể
quan trọng nhất là đơn vị cung cấp mạng internet bởi nếu không có họ thì người mua và
người bán sẽ không thể kết nối với nhau và giao dịch.
Mạng lưới thông tin
Mạng lưới thông tin của thương mại điện tử chính là kho báu quý giá và là thị trường
chính trong kinh doanh. Mạng lưới thông tin trong thương mại truyền thống chỉ là cở sở
dữ liệu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh còn với thương mại điện tử thì mạng lưới
thông tin vừa là cơ sở, vừa là không gian ảo để giao dịch hàng hóa, dịch vụ. Thông qua
mạng lưới thông tin mà người mua và người bán có thể thực hiện mua hàng một cách
gián tiếp, nhanh chóng.
1.5. Các vai trò của thương mại điện tử
Vai trò của thương mại điện tử | ECOMCX - Giá trị thương hiệu Việt
Về cơ bản, thương mại đóng vai trò luân chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh
nghiệp, nhóm và cá nhân; là phần không thể thiếu đối với bất cứ một hoạt động kinh
doanh hay bất cứ doanh nghiệp nào. Nên thực chất, thuật ngữ thương mại điện tử là nói
đến các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet.
Vai trò của thương mại điện tử còn góp phần làm giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên, bảo
vệ môi trường bởi con người ít di chuyển hơn, giảm thiểu tác hại ô nhiễm không khí từ
khói bụi xe cộ.
Với vai trò là cầu nối quan trọng của sự tương tác xã hội, thương mại điện tử ngày càng
phát huy khả năng của mình thông qua sự phát triển của các trang thương mại điện tử, các
8

phương tiện truyền thông, phần mềm trực tuyến…. ngày càng hoàn thiện và làm mới
mình để bảo đảm sự an toàn của môi trường điện tử.
Bối cảnh dịch covid 19 diễn ra càng thể hiện vai trò không thể thiếu của thương mại điện
tử đối với đời sống xã hội. Thế giới phải buộc phải chấp nhận trạng thái “bình thường
mới”, áp dụng triệt để những tiến bộ của thương mại điện tử vào quy trình hoạt động và
quản trị tổ chức.
Nhờ khả năng cập nhật thông tin một cách chính xác, nhanh chóng, thương mại điện tử
đã giúp thế giới “hiểu nhau hơn”. Hệ thống thông tin và kho dự trữ dữ liệu khổng lồ, tiện
ích đã giúp con người phản ứng nhanh hơn với các tác động của môi trường tự nhiên.
Điển hình như sự bùng phát của dịch covid 19 và những biến chuyển mới của tình hình
dịch bệnh đều được tiếp cận bởi tất cả các cá nhân, tổ chức, quốc gia thông qua các
phương tiện, phần mềm trực tuyến. Từ đó, làm tăng khả năng nhận thức, hiểu biết và
hành động hiệu quả của con người.
1.6. Lợi ích thương mại điện tử
Lợi Ích Của Thương Mại Điện Tử 【Chi tiết nhất】 (tatthanh.com.vn)
1.6.1. Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
Chi phí bắt đầu thấp
Một trong những lý do khiến doanh nghiệp hứng thú hơn với việc bán hàng trên mạng đó
chính là chi phí bắt đầu thấp. So với hàng chục triệu tiền thuê mặt bằng, trang trí cửa
hàng, thuê nhân viên bán hàng... thì chi phí để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử
thấp hơn rất nhiều.
Thu nhập tiềm năng 24/7
Một lợi ích khác của thương mại điện tử đó là nó có thể thu hút và phục vụ khách hàng
24/7, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể bán hàng mọi lúc. Các cửa hàng thường
mở cửa lúc 8 giờ sáng cho đến 10h tối, thế nhưng thương mại điện tử có thể phục vụ
khách hàng bất cứ lúc nào. Điều này có thể thu hút được những đối tượng bận rộn, những
người có khung giờ sinh hoạt đặc biệt hoặc những người không thể ghé vào cửa hàng
trong giờ nó mở cửa
Phá vỡ giới hạn địa lý
Điều tiếp theo trong danh sách lợi ích của thương mại điện tử chính là vượt qua giới hạn
địa lý. Doanh nghiệp có thể tiếp cận với những đối tượng cách mình cả nửa vòng trái đất,
bán hàng cho họ một cách dễ dàng và vận chuyển hàng hóa bằng nhiều dịch vụ vận
chuyển với giá cả phải chăng.
Giới thiệu mặt hàng nổi bật dễ dàng
9

Khi bước vào một cửa hàng, thật khó để có thể cho người tiêu dùng biết đâu là sản phẩm
nổi bật, được ưa thích của mình. Nhưng với thương mại điện tử thì khác. TMĐT có thể
dễ dàng làm điều đó với việc đặt sản phẩm ở nhưng nơi bắt mắt, gây ấn tượng với những
phản hồi của khách hàng, re-marketing, chạy quảng cáo...Điều này cũng đúng với việc
doanh nghiệp muốn giới thiệu và làm nổi bật sản phẩm mới của mình.
Chi phí thuê nhân viên phải chăng
Chỉ cần thuê nhân viên quản trị website, nhân viên kinh doanh thương mại điện tử với số
lượng ít hơn nhiều so với cửa hàng bình thường. Tất nhiên, chi phí nhân công cũng sẽ
được giảm bớt. Thậm chí, khi mới bắt đầu, bạn có thể làm một mình bởi lượng đặt hàng
chưa nhiều và hầu hết được xử lý tự động nên không tốn nhiều công sức. Khi vốn tăng
lên hoặc công việc phát triển hơn, lúc đó mới nên thuê nhân viên.
Có thể mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng
Một trong những lợi ích của thương mại điện tử là dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh
một cách nhanh chóng. Người tiêu dùng có thể nâng cấp cửa hàng thương mại điện tử của
mình, cung cấp thêm nhiều sản phẩm hơn, tăng ngân sách quảng cáo để tiếp cập với
nhiều đối tượng hơn. Với cửa hàng thực tế, hạn chế về nhân viên, không gian và nhiều
điều khác khiến việc mở rộng quy mô kinh doanh khó khăn và phải cân nhắc kỹ càng hơn
nhiều.
Dễ nhắm mục tiêu khách hàng
Thật dễ dàng để nhắm đến mục tiêu khách hàng cụ thể mà doanh nghiệp muốn thông qua
quảng cáo nhắm mục tiêu và nhiều kỹ thuật khác. Đây cũng là lợi ích lớn nhất của thương
mại điện tử.
Truy cập dữ liệu khách hàng dễ dàng
Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng dễ dàng thu thập và phân tích dữ liệu của khách
hàng bằng tên, email, số điện thoại mà khách hàng đã để lại. Thậm chí, bạn có thể nhờ họ
điền phiếu khảo sát trực tuyến, tạo tài khoản trên website để lấy thông tin và phục vụ họ
tốt hơn.
Có thể xử lý số lượng lớn đơn đặt hàng
Doanh nghiệp có thể xử lý số lượng đơn đặt hàng lớn với hình thức thương mại điện tử
một cách dễ dàng. Với thương mại điện tử, bạn cũng có thể kiểm soát tốt hàng tồn kho -
một điều khó đối với cửa hàng thực tế. Nếu công việc kinh doanh phát triển và bạn không
thể xử lý hết đơn hàng, có thể cân nhắc thuê nhân viên để san sẻ công việc đó.
Duy trì tính cạnh tranh
10

Mua sắm trực tuyến đang là xu hướng hiện nay và nó không có dấu hiệu dừng lại. Càng
ngày, sẽ càng có nhiều người mua hàng trực tuyến và thật sai lầm nếu như bạn bỏ qua thị
trường tiềm năng này cho đối thủ cạnh tranh của mình. Kể cả cửa hàng đang có cửa hàng
kinh doanh tốt, hãy tìm hiểu về thương mại điện tử càng sớm càng tốt để không trở nên
lạc hậu, mất đi khả năng cạnh tranh và để rơi thị phần vào những công ty thức thời hơn.
1.6.2. Lợi ích của thương mại điện tử đối với khách hàng
Xác định vị trí sản phẩm nhanh hơn
Với thương mại điện tử, người dùng có thể dễ dàng tìm sản phẩm mong muốn bằng cách
sử dụng khung tìm kiếm và ngay lập tức sản phẩm mong muốn sẽ hiện ra. Một số trang
web ghi nhớ sở thích của khách hàng và danh sách mua sắm để tạo điều kiện mua lặp lại.
Tiết kiệm thời gian & chi phí đi lại
Đây có lẽ là một trong những lợi ích tuyệt với nhất của thương mại điện tử đối với người
tiêu dùng. Người dùng không còn phải di chuyển cả quãng đường dài để đến cửa hàng
mua đồ dùng ưa thích. Thương mại điện tử cho phép họ ghé qua nhiều cửa hàng với chỉ
vài click chuột.
Dễ dàng so sánh trong quá trình mua sắm
Có một số ứng dụng cho phép người tiêu dùng so sánh giá giữa các nhà cung cấp và mua
hàng với giá tốt nhất.
Nhận được nhiều ưu đãi, giảm giá
Mặc dù các cửa hàng cũng sẽ có ưu đãi, giảm giá nhưng điều này phổ biến hơn nhiều trên
thị trường thương mại điện tử. Người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ưu đãi, giảm giá, các
phần quà nhỏ khi mua và thanh toán trực tuyến
Thông tin phong phú
Thật khó để trang bị cho nhân viên cửa hàng kiến thức về tất cả sản phẩm để họ có thể
giải đáp thắc mắc của khách hàng. Các website thương mại điện tử có thể cung cấp đầy
đủ thông tin về sản phẩm đến khách hàng. Bên cạnh đó, còn có các thông tin khác như
hướng dẫn sử dụng, kết hợp sản phẩm, tư vấn và nhiều chia sẻ hữu ích khác.
Mở cửa mọi lúc
Chỉ cần thiết bị truy cập Internet và một chút thời gian rảnh, bạn có thể đặt mua đồ dùng
cần thiết vào bất cứ thời gian nào trong ngày.
Dịch vụ khách hàng hiệu quả
11

Riêng việc "mở cửa" 24/7 đã nói lên ưu thế trong việc phục vụ khách hàng. Ngoài ra, các
website thương mại điện tử hiện này cho phép bạn theo dõi đơn hàng thông qua ứng
dụng, giao hàng nhanh chóng và có chính xác hoàn trả khi xảy ra lỗi từ nhà cung cấp.
1.6.3. Lợi ích của thương mại điện tử đối xã hội
Thân thiện với môi trường
Điều tưởng chừng như không liên quan này lại thực sự là một lợi ích của thương mại điện
tử. Mọi người có thể mua bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ từ bất kỳ vị trí nào thông qua
internet mà không cần đi từ nhà hoặc nơi làm việc của họ. Các đối tác kinh doanh có thể
liên hệ với nhau từ vị trí của họ. Điều này làm giảm lưu lượng lưu thông, giảm ô nhiễm
không khí và góp phần làm giảm sự nóng lên toàn cầu. Ngoài ra, biên lai, hóa đơn điện tử
cũng giúp hạn chế chất thải giấy, bảo vệ môi trường.
Tăng trưởng các ngành công nghiệp kỹ thuật số
Thương mại điện tử phát triển đồng nghĩa với số lượng người sử dụng Internet cũng tăng
lên. Các ứng dụng thương mại điện tử không ngừng phát triển công nghệ của nó để trở
nên nổi bật và tạo lợi thế của mình. Điều đó đồng nghĩa với sự tăng trưởng mạnh mẽ
trong các ngành công nghiệp kỹ thuật số ứng dụng cho thương mại điện tử.
Chăm sóc y tế
Tư vấn sức khỏe và chăm sóc y tế cũng được cung cấp qua Internet đến những người cần
thiết. Các bác sĩ và y tá có thể nhận thông tin và tự cập nhật các công nghệ chăm sóc sức
khỏe mới nhất qua Internet. Điều này trang bị cho các bác sĩ các yếu tố để chăm sóc sức
khỏe tốt hơn cho bệnh nhân của họ với chi phí thấp hơn.
Giáo dục trực tuyến
Thương mại điện tử cho phép mọi người học hỏi và tiếp thu kiến thức thông qua Internet.
Người học có thể đăng ký vào bất kỳ tổ chức giáo dục nào họ mong muốn mà không cần
quan tâm đến vấn đề địa lý với chi phí thấp hơn. Điều này giúp những người bận rộn,
những người ở nơi thiếu thốn cơ sở vật chất có thể tiếp xúc với nền giáo dục hiện đại và
nâng cao trình độ của mình.
Chương 2: Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam
Kinh tế Việt Nam 2016-2019 và định hướng 2020 (baochinhphu.vn)
Thương mại điện tử trong phát triển kinh tế tại Việt Nam - Tạp chí Tài chính
(tapchitaichinh.vn)
3 Mô hình thương mại điện tử điển hình và phổ biến ở Việt Nam (magenest.com)
12

Thương mại điện tử Việt Nam: Triển vọng phát triển và chiến lược để "lên sàn" thành
công - Chi tiết tin tức - Sở Thông tin & truyền thông (bacgiang.gov.vn)
Phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh hiện nay - Tạp chí Tài chính
(tapchitaichinh.vn)
Thực trạng ngành thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay (tuyensinhdonga.edu.vn)
1. Sự phát triển của thương mại điện tử qua các năm
Nổi bật trong năm 2006:
Thương mại điện tử đã trở nên khá phổ biến. Hình thức kinh doanh mới trên phương tiện
điện tử, dịch vụ kinh doanh nội dung số, dịch vụ giá trị gia tăng qua thiết bị di động tăng
nhanh. Ngoài ra là đào tạo trực tuyến, báo điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, trò chơi trực
tuyến, trò chơi tương tác qua truyền hình, bình chọn kết quả thể thao, xem phim, nghe
nhạc trực tuyến cũng tăng trưởng mạnh. Cùng với đó là lượng người sử dụng internet và
thẻ tín dụng tăng nhanh, số lượng người tiêu dùng mua sắm qua mạng tăng lên nhanh
chóng, đặc biệt trong giới trẻ ở đô thị.
Loại hình giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) phát triển
khá nhanh. Kết quả điều tra cho thấy có tới 92% doanh nghiệp đã kết nối internet, trong
đó tỷ lệ kết nối băng thông rộng ADSL lên tới 81%. Số doanh nghiệp tham gia các sàn
thương mại điện tử B2B của Việt Nam cũng như của nước ngoài tăng rất nhanh. Nhiều
doanh nghiệp đã tìm được đơn hàng thông qua, hợp đồng hợp tác thông qua chợ “ẢO”
này.
Cung cấp trực tuyến dịch vụ công đã khởi sắc. Các cơ quan nhà nước trong thời gian qua
đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp với doanh nghiệp và công
dân. Hầu hết, các Bộ ngành và địa phương đã có website, trên đó cung cấp nhiều thông
tin đa dạng và cần thiết cho doanh nghiệp.
Nổi bật trong năm 2012:
Ước tính quy mô thị trường TMĐT năm 2012, tỷ lệ người truy cập internet tham gia mua
sắm tương ứng 58 – 71%. Doanh số TMĐT B2C của Việt Nam năm 2012 đạt trung bình
khoảng hơn 600 triệu USD. Nếu căn cứ theo con số khả quan nhất do VISA cung cấp
(với tỷ lệ 71% người dùng Internet có tham gia mua sắm trực tuyến), thì doanh số TMĐT
bán lẻ ước tính sẽ đạt khoảng 667 triệu USD trong năm 2012.
Theo kết quả khảo sát của VISA, 71% đối tượng tham gia khảo sát đã mua hàng trực
tuyến trong năm 2012 và 90% cho biết họ sẽ mua hàng trực tuyến trong tương lai. So với
tỷ lệ 30% người tham gia khảo sát cho biết từng mua hàng trực tuyến trước đó một năm,
những con số này cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về mức độ tham gia TMĐT của
người tiêu dùng trẻ tại các thành phố lớn
13

Kết quả khảo sát của Tập đoàn nghiên cứu thị trường và thương hiệu CIMIGO năm 2012
cho thấy hầu hết người sử dụng Internet (93%) đều đồng ý rằng Internet là nguồn quan
trọng cung cấp tin tức và thông tin. Ngoài ra, 74% đối tượng tham gia khảo sát cũng nhận
định Internet giúp họ tìm thấy những sản phẩm và nhãn hiệu mới.
Nổi bật trong năm 2014:
Năm 2014, Cục TMĐT và CNTT tiến hành khảo sát 1.350 website TMĐT bán hàng.
Trong đó, 765 website (chiếm 57%) được khảo sát thực sự triển khai hoạt động mua bán
trực tuyến thông qua việc cung cấp tiện ích giỏ hàng, cho phép khách hàng đặt hàng ngay
trên website và có hỗ trợ một số hình thức thanh toán như: thanh toán trực tuyến qua các
cổng thanh toán, ví điện tử, chuyển khoản… 585 website, chiếm 43% trên tổng số
website TMĐT bán hàng tham gia khảo sát được thiết lập với mục đích chủ yếu giới
thiệu về công ty và sản phẩm, dịch vụ hoặc là nhà phân phối, sản xuất mà không bán
hàng trực tiếp.
Theo khảo sát, các doanh nghiệp sở hữu website TMĐT bán hàng, có tỷ lệ nhân viên
công nghệ thông tin chiếm 16% trên tổng số nhân viên. Đa phần các website TMĐT bán
hàng tập trung vào phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh hơn là nhân viên hỗ trợ kỹ
thuật, số lượng ấy chiếm khoảng 51%.
Năm 2014, cũng chú ý đến việc ứng dụng các tiện ích cung cấp trên website thương mại
điện tử bán hàng, 82% website bán hàng đều cung cấp tiện ích, cho phép khách hàng hỏi
đáp trực tuyến trên website thông qua công cụ chat, email hay đường dây nóng. Hoặc tiện
ích giỏ hàng giúp việc bán hàng và chọn hàng thuận tiện.
Về hoạt động quảng bá, tiếp thị, hình thức quảng cáo trực tuyến được các doanh nghiệp
lựa chọn nhiều hơn do chi phí thấp và hiệu quả truyền thông khá cao 98% doanh nghiệp
được khảo sát chọn phương thức là quảng cáo trực tuyến.
Ngoài ra nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức quảng cáo qua mạng xã hội Facebook
chiếm 48%, tiếp đến là quảng cáo trả phí qua Google với hình thức tiêu biểu là dịch vụ
quảng cáo Google và dịch vụ SEO
Nổi bật trong năm 2015:
Năm 2015 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm phát triển Thương mại điện tử giai đoạn
2011 – 2015. Thương mại điện tử Việt Nam đã chuyển từ giai đoạn hình thành, tạo lập hạ
tầng sang giai đoạn phát triển mạnh, từng bước định hình hạ tầng vững chắc và đạt được
nhiều dấu mốc quan trọng hoàn thành mục tiêu tổng quát ban đầu đề ra.
Cũng trong năm nay Bộ công thương đã ban hành Thông tư số 59/2015/TT-BCT quy
định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng thiết bị di động, đồng thời tổ
14

chức Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2015 nhằm tạo cơ hội hỗ trợ, thúc đẩy
TMĐT đến với doanh nghiệp và người dân.
Theo báo cáo, giá trị mua hàng của người mua hàng trực tuyến trong năm ước đạt 160
USD. Loại hàng hóa, dịch vụ được mua trực tuyến phổ biến nhất là quần áo, giày dép và
mỹ phẩm (64%). Tiếp theo là đồ công nghệ và điện tử, thiết bị đồ dùng gia đình, sách –
văn phòng phẩm – hoa – quà tặng.
Phần lớn người mua hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt với 91%
đối tượng khảo sát cho biết có sử dụng phương thức này, tiếp theo là 48% sử dụng
phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, 20% người tham gia khảo sát cho biết từng sử
dụng các loại thẻ thanh toán.
Cũng trong năm 2015, tỷ lệ dân số nước ta sử dụng internet đạt 45%; tỷ lệ người dùng
internet tham gia mua sắm trực tuyến đạt 62%. Giá cả là yếu tố người mua hàng quan tâm
nhất khi mua sắm trực tuyến (81%). Tiếp đến là uy tín của người bán hay website bán
hàng (75%) và thương hiệu của sản phẩm/dịch vụ (70%).
Bên cạnh đó, trong số 38% người tham gia khảo sát chưa tham gia mua sắm trực tuyến,
khi được hỏi về nguyên nhân chưa mua sắm trực tuyến, 50% cho biết không tin tưởng
đơn vị bán hàng, 37% quan niệm mua tại cửa hàng tiện lợi và rẻ hơn, 26% không có thẻ
tín dụng hoặc thẻ thanh toán qua mạng, 25% lo sợ lộ thông tin cá nhân.
Nổi bật trong năm 2019 - 2020:
Năm 2019 là năm bản lề của toàn ngành thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam khi có
những dấu hiệu cụ thể cho thấy thị trường đang dần trưởng thành hơn về nhiều mặt. Còn
năm 2020, thị trường thương mại điện tử gặp nhiều biến động bởi dịch bệnh Covid-19.
Mời quý bạn đọc điểm qua vài thông tin về thị thị trường thương mại điện tử Việt Nam
2020.
Tổng quan Thương mại điện tử Việt Nam (theo iPrice), phối hợp với các nhà nghiên cứu
thị trường SimilarWeb, App Annie và YouNet Media thực hiện báo cáo tóm tắt thị
trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 , đồng thời đưa ra nhiều chỉ số cho năm
2020 theo báo cáo của Vietnam Star.
15

Số liệu từ báo cáo cho thấy, Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về
lượng truy cập website, đạt trung bình 33,6 triệu lượt / tháng. Tiếp theo là Thegioididong,
Sendo, Tiki và Lazada.
Với sự hỗ trợ tài chính từ SEA Limited, Shopee đã cạnh tranh tốt trên mọi mặt trận. Họ
đã giới thiệu tính năng Shopee Live vào tháng 3, quảng bá nó với Cristiano Ronaldo vào
tháng 9, tổ chức Shopee Show vào tháng 11 và hợp tác với GrabExpress vào tháng 12.
Hiện tại SEA Limited đã công bố doanh thu tăng 152% so với cùng kỳ năm 2019, Shopee
có vẻ sẽ sẵn sàng tiến xa hơn nữa vào năm 2020. Đến quý 1 năm 2020, họ đã giới thiệu
tính năng Nguồn cấp dữ liệu Shopee mà theo họ, sẽ “cung cấp các tính năng xã hội cho
người dùng như tạo nội dung để tương tác với bạn bè, người mua sắm và người bán”.
Sendo trong khi đó chủ yếu tập trung vào việc thu hút người dùng mới. Từ Quý 1 đến
Quý 2, lượng truy cập trang web Sendo tăng 24%. Đồng thời, ứng dụng di động của
Sendo cũng đứng thứ 2 trên toàn quốc về lượt tải xuống mới trong Quý 2 và 3 năm 2019.
Mặt khác, Tiki chọn cách đi chậm mà chắc bằng cách tung ra tính năng phát trực tiếp mới
mang tên TikiLive và cải thiện khả năng lưu kho cũng như giao hàng nhanh của họ. Theo
báo cáo của iPrice, kết quả không thể bỏ qua của những nỗ lực này là Tiki đã nhận được
16

phản hồi tốt từ người tiêu dùng, giúp họ đứng thứ 2 trên toàn quốc về mức độ phổ biến
trên mạng xã hội vào năm 2019.
Cuối cùng, Lazada Việt Nam đã dành phần lớn thời gian trong năm cho các hoạt động kết
hợp giải trí và mua sắm như Lazada Super Party, gamehow Guess It và Đại nhạc hội
Lazada. Do hầu hết các hoạt động này chỉ dành cho di động nên Lazada dù đứng thứ 2 về
lượng người dùng ứng dụng nhưng chỉ đứng thứ 5 về lượng truy cập website, đạt 23,8
triệu lượt truy cập / tháng.
Thương mại điện tử năm 2020: tối ưu trải nghiệm trên di động
Trước thách thức mới đó, báo cáo đã chỉ ra hàng loạt dịch vụ và sản phẩm hoàn toàn mới
đến từ các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2019. Shopee, Lazada, Tiki và
Sendo đều ra mắt tính năng phát trực tiếp trên ứng dụng di động. Tiếp theo là các hoạt
động phát triển cơ sở hạ tầng chuyên sâu, đặc biệt tập trung vào dịch vụ giao hàng nhanh.
Thông qua các hoạt động này, các chợ thương mại điện tử đang cố gắng tạo ra các đề
xuất giá trị mới và thực tế hơn để giữ chân khách hàng, đồng thời giảm sự phụ thuộc của
họ vào chiết khấu. Những nỗ lực này có thể sẽ được tiếp tục và nâng cao vào năm 2020.
Chỉ khi làm như vậy, các thị trường thương mại điện tử mới có thể tiếp tục phát triển và
sinh lợi trong dài hạn.
2. Thương mại điện tử trong bối cảnh hiện nay
Phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh hiện nay
Những năm gần đây, thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, từ năm
2020 đến nay, dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, thương mại điện tử vẫn tăng
trưởng ấn tượng, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng
nhất khu vực ASEAN. Tuy nhiên, song hành với những cơ hội phát triển thì thương mại
điện tử ở Việt Nam cũng gặp không ít những thách thức, cần có giải pháp để bứt phá
mạnh mẽ hơn nữa.
Những kết quả đạt được
Để tạo môi trường hành lang pháp lý cho thị trường thương mại điện tử (TMĐT) phát
triển, trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách. Điển hình
như Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT (thiết lập hành lang pháp lý cho các giao
dịch TMĐT được tiến hành một cách minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh); Nghị
định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-
CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn
bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Quyết định số 689/QĐ-TTg
phê duyệt Chương trình phát triển TMĐT giai đoạn 2014-2020.
17

Từ năm 2005 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã có các chính sách lâu dài và nhất quán
nhằm phát triển TMĐT với các kế hoạch tổng thể cho từng giai đoạn 5 năm, gần đây nhất
là Quyết định số 645/QĐ-TTg, ngày 15/5/2020 của Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng
thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025. Đây chính sách quan trọng với
những giải pháp toàn diện và nguồn lực cụ thể làm cơ sở cho thị trường TMĐT phát triển
trong giai đoạn 5 năm tới.

Số liệu thống kê (Hình 1) cho thấy, các loại hàng hóa dịch vụ được người tiêu dùng lựa
chọn mua online nhiều nhất là thực phẩm (52%); quần áo, giày dép, mỹ phẩm (43%);
thiết bị đồ dùng gia đình (33%)…
18

Trong số các kênh mua sắm online, website TMĐT và các sàn giao dịch TMĐT năm
2020 tăng vượt bậc, với tỷ lệ người mua tăng vọt từ mức 52% lên 74%. Trong khi đó, tỷ
lệ người mua hàng trên các kênh diễn đàn, mạng xã hội và các ứng dụng di động lại giảm
so với năm trước.
Việc thanh toán mua sắm online chủ yếu vẫn qua hình thức tiền mặt khi nhận hàng
(COD) nhưng năm 2020 tỷ lệ này đã giảm từ 86% xuống còn 78%. Đặc biệt, báo cáo ghi
nhận tỷ lệ thanh toán qua ví điện tử và thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ cào đã tăng hơn so với
năm trước (mặc dù mức độ vẫn còn thấp).
Ngoài ra, giá trị mua sắm trực tuyến của mỗi người dùng trong năm 2020 cũng tăng cao
hơn so với năm 2019. Trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19, có khoảng 57% số người tiêu
dùng cho biết đã đặt hàng trên mạng nhiều hơn. Nhờ đó, doanh thu thương mại điện điện
tử B2C (doanh nghiệp - người tiêu dùng) liên tục tăng mạnh. Nếu như năm 2016, con số
này chỉ đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2019 đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD và năm 2020
là 11,8 tỷ USD (Hình 2).
Báo cáo TMĐT các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Brain và
Company dự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của TMĐT
19

Việt Nam là 29%. Dự báo đến năm 2025, quy mô TMĐT của Việt Nam sẽ vươn tới
ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN.
3. Ảnh hưởng của thương mại điện tử tới sự phát triển của nền kinh tế
3.1. Tác động tích cực
Cuộc cách mạng 4.0 đã làm thay đổi mọi mặt đời sống con người. Thụ hưởng kết quả của
cuộc cách mạng 4.0, thương mại điện tử đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thế
giới. Thương mại điện tử nói chung, Thương mại điện tử xuyên quốc gia nói riêng hiện
nay đang trở thành một trong những cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Điều này được chứng minh thông qua các số liệu thống kê về tốc độ tăng trường của hoạt
động kinh doanh thương mại điện tử trong nước và thương mại điện tử xuyên biên giới.
Cũng như số thuế mà Cơ quan thuế thu được từ hoạt động quản lý TMĐT số thu trung
bình hơn 1.100 tỷ đồng/năm.

Những lợi ích mà TMĐT mang đến như giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, giảm chi
phí, tăng lợi nhuận, thanh toán nhanh, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc mua bán trên thị
trường trực tuyến như vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
trên các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội; hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài
phát sinh dưới nhiều hình thức; tranh chấp với đối tác trong TMĐT, đặc biệt các mạng xã
hội đang nổi lên là một phương thức giao dịch TMĐT phổ biến, nhưng chưa được điều
chỉnh,… Các hành vi vi phạm trong TMĐT diễn ra ngày càng phức tạp khiến người tiêu
dùng còn nhiều lo ngại trong việc mua hàng và thanh toán trực tuyến.

Cụ thể như sau: TMĐT mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng nhưng cũng tiềm ẩn
không ít rủi ro, đặc biệt về thông tin riêng tư của khách hàng. Với sự phát triển mạnh mẽ
về kỹ thuật của dữ liệu lớn (Big Data) hay trí tuệ nhân tạo (AI) đã làm ra những cỗ máy
khủng khiếp xuyên phá mọi rào cản về quyền riêng tư của khách hàng.

3.2. Tác động tiêu cực


Thương mại xuyên biên giới gây khó khăn trong việc quản lý thuế, gây thất thu thuế, do
các bên tham gia hoạt động quảng cáo thương mại có thể tránh né được nghĩa vụ nộp
thuế bằng các thủ thuật khác nhau. Một số nhà cung cấp mặc dù có được nguồn thu lớn từ
20

thị trường Việt Nam nhưng lại chưa thực hiện các nghĩa vụ thuế, thậm chí cố tình tìm mọi
thủ đoạn để trốn thuế, làm tổn hại cho ngân sách quốc gia, tạo ra sự cạnh tranh không
lành mạnh đối với những doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động, đặt ra
không ít khó khăn, thách thức trong công tác quản lý nhà nước về thuế.

Thương mại điện tử xuyên biên giới khiến Vấn nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trở
nên nổi cộm. Bởi Việt Nam chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu về hàng hóa trên sàn
thương mại điện tử.

Sự ham muốn mạnh mẽ trong việc hiểu rõ hành vi khách hàng trên không gian mạng đã
khiến rất nhiều hệ thống TMĐT bước qua lằn ranh giới cho phép trong việc trực tiếp xâm
nhập vào dữ liệu cá nhân không cho phép của cá nhân người dùng. Lừa đảo (phishing) là
một vấn nạn rất lớn hiện nay của Việt Nam, làm kìm hãm mạnh đà phát triển của TMĐT,
làm xói mòn niềm tin của người dùng online shopping. Thống kê của Công ty An ninh
mạng Kaspersky trong nửa đầu 2021, Việt Nam tăng 36% về các hình thức lừa đảo
(phishing). Các hình thức lừa đảo thay đổi rất nhanh, có thể cùng một phương thức nhưng
hoàn toàn thực hiện được với các hình thức khác nhau. Nhiều khách hàng mua sản phẩm
trên sàn TMĐT bị kẻ xấu lợi dụng thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản, bị lừa đảo,
hoặc mua phải hàng giả, hàng nhái. Mỗi năm có mấy trăm website giả mạo được lập ra
phục vụ nhu cầu lừa đảo. Cũng như hàng nghìn tài khoản trên các mạng xã hội hay các
cửa hàng trên các sàn TMĐT được tạo ra với mục đích duy nhất là lừa gạt những người
mua hàng thiếu kiến thức và kinh nghiệm.

4. Những thách thức nền thương mại điện tử ở Việt Nam gặp phải
4.1. Lòng tin của người tiêu dùng về sàn thương mại điện tử còn thấp

Lòng tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm mua bán trên sàn thương mại điện tử còn
thấp. Theo một số thống kê, tỷ lệ người mua hàng lựa chọn thanh toán theo phương thức
thanh toán khi nhận hàng hay còn gọi là COD là 88%. Đây là một con số cao, dựa vào chỉ
số này chúng ta có thể thấy lòng tin của người mua hàng khi mua hàng trên sàn TMĐT
còn thấp. Thậm chí nhiều người còn quyết định không mua hàng nếu đơn vị kinh doanh
21

không có hình thức COD.  Theo một khảo sát hài lòng khi mua hàng trực tuyến, chỉ số
người hài lòng chỉ có 48%

Lý do khiến người mua thiếu niềm tin như vậy là bởi : Khách hàng không được kiểm
định chất lượng hàng hoá, thiếu niềm tin vào đơn vị chức năng bán hàng chất lượng thực
sự so với những quảng cáo .

4.2. Môi trường cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh cũng là một trong những thách thức mà ngành quản trị thương mại
điện tử Việt Nam phải đối mặt. Hiện nay, những sàn TMĐT lớn trên thị trường như
Shopee, Lazada,…hầu hết là các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn từ nước ngoài.  Để cạnh
tranh với 2 đối thủ này quả thật là rất khó cho các sàn thương mại điện tử đến từ các
doanh nghiệp trong nước như Tiki, FPT, thegioididong,…

4.3. Bảo mật thông tin, an toàn cho doanh nghiệp và khách hàng
Vấn đề bảo mật thông tin thông tin thực sự là yếu tố đáng quan ngại hiện nay. Nhiều
người mua lo ngại bị lộ thông tin khi mua hàng trực tuyến và trên thực tiễn điều này đã
xảy ra. Nhiều người bị lộ thông tin và phải nhận những đơn hàng trá hình. Để cải tổ thực
trạng này, những sàn TMĐT cần nâng cao chính sách bảo mật thông tin và phải bảo vệ
quyền lợi và nghĩa vụ cho người tiêu dùng.
4.4. Hình thức thanh toán trực tuyến còn hạn chế

Hiện nay, các hình thức thanh toán trực tuyến còn gặp rất nhiều hạn chế. Dù các ví điện
tử, các cổng thanh toán được mở ra khá đa dạng nhưng hiệu quả chưa thực sự tốt.Lý do là
bởi ví điện tử và các ngân hàng tại Việt Nam đồng bộ vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

4.5. Cơ sở hạ tầng chưa tối ưu

Cơ sở hạ tầng gồm có cả công nghệ tiên tiến lẫn cơ sở giao thông vận tải luân chuyển
chưa được tối ưu. Hệ thống sever vẫn còn thực trạng ùn tắc. Hệ thống giao thông vận tải
chưa được tăng trưởng khiến thời hạn giao hàng lâu và ngân sách còn cao. Để tăng
trưởng TMĐT cần phải khắc phục những trở ngại này .
22

Chương 3: Giải pháp phát triển thương mại điện tử


Các vấn đề chiến lược trong thương mại điện tử (hocday.com)
Luận văn: Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam - TaiLieu.VN
Đọc truyện câu 3:mục tiêu quan điểm biện pháp phát triển thương mại ở nước ta - câu
3:mục tiêu quan điểm biện pháp phát triển thương mại ở nước ta - Yêu để đọc truyện -
LuvTruyen - LoveTruyen (thethao9.com)
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY (slideshare.net)
Phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh hiện nay - Tạp chí Tài chính
(tapchitaichinh.vn)
3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển tmđt ở Việt Nam
3.1.1. Quan điểm phát triển TMĐT
Hiện nay, Việt Nam một mặt đang tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác quốc tế và
khu vực để hoàn thiện những nghiên cứu có tính định hướng và học hỏi kinh nghiệm của
các nước đi trước về TMĐT. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ ban
hành trong thời gian vừa qua cũng đã khẳng định quyết tâm của Việt Nam.
- Phát triển thương mại gắn liền với quy mô, trình độ phát triển sản xuất trong nước trong
thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa và tham gia hội nhập kinh tế khu vực và
thế giới trong giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện các hoạt động và
các khâu trong quá trình thương mại. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt
động phân phối, tạo sự an tâm cho các nhà phân phối tham gia ổn định giá cả thị trường,
bảo vệ sức khỏe người dùng và xây dựng nền thương mại văn minh hiện đại.
3.1.2. Mục tiêu phát triển TMĐT ở Việt Nam
- Mục tiêu chung của phát triển TMĐT tại Việt Nam là ứng dụng công nghệ mới này để
đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thị trường, nâng cao khả năng hội nhập và từ đó thúc đẩy năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia, phát huy tối đa lợi thế so sánh của Việt Nam,
nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tránh nguy cơ tụt hậu và cô lập trong thời đại kinh doanh
điện tử, góp phần hoàn thành tốt quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
- Phát triển nhanh thương mại nước ta theo hướng hiện đại, phấn đấu đến năm 2022 đạt
trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực; lợi ích của người tiêu dùng, người sản xuất
trong nước và của nền kinh tế được bảo vệ. Thương mại ngày càng phát triển tạo tiền đề
vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới.
1. Các vấn đề về chiến lược phát triển
23

Để phát triển thương mại điện tử các nước cần quan tâm, chú trọng nhất vào 4N trong
thương mại điện tử bao gồm: Nhận thức, Nối mạng, Nhân lực và Nội dung. Thương mại
điện tử là một lĩnh vực hoàn toàn mới nên việc nâng cao nhận thức về vai trò của thương
mại là vô cùng quan trọng. Nâng cao nhận thức về thương mại điện tử sẽ giúp cho việc
triển khai và phát triển thương mại điện tử được nhanh chóng hơn.
Ngoài ra thương mại điện tử là một lĩnh vực rất rộng đòi hỏi sự phối hợp cao nên cần
phải có sự kết nối tốt giữa đẩy nhanh hoạt động thương mại với phát triển công nghệ
thông tin. Để làm được điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ giỏi chuyên môn.
Vấn đề khó khăn nhất hiện nay đối với thương mại điện tử gồm: thanh toán trực tuyến, an
ninh, bảo mật trong giao dịch thương mại điện tử, chứng thực điện tử quốc tế
2. Một số giải pháp hiện nay của nước ta
2.1. Các giải pháp tầm vĩ mô (quốc gia)
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các
chính sách, văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ
các hoạt động ứng dụng TMĐT và các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ
số.
Nhà nước cần đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn
thông để đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của thương mại điện tử
Nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực cho thương mại điện tử
Nhà nước cần sớm xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử ( đẩy nhanh áp dụng các phương
tiện thanh toán hiện đại vào hoạt động ngân hàng như: thẻ thông minh-smart card, chuyển
tiền điện tử, thẻ tín dụng,…)
Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp lý hỗ trợ cho thương mại điện tử được
thực sự phát triển ở Việt Nam
Xúc tiến nhanh việc thành lập Hội đồng quốc gia về TMĐT
Đẩy mạnh sự phát triển của nghành công nghiệp phần mềm
Trong quá trình phát triển thương mại điện tử, Nhà nước cần chú trọng hỗ trợ ưu tiên cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống
Nhà nước cần đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy thương mại điện tử thông qua
việc ứng dụng các nguyên tắc hoạt động TMĐT vào quản lý bộ máy Chính phủ và vào
các hoạt động mua sắm của Chính phủ cũng như trong hoạt động cung cấp dịch vụ công
cộng, bước đầu xây dựng Chính phủ điện tử (E-Government)
24

Nhà nước cần tích cực đẩy mạnh tham gia hợp tác quốc tế xây dựng các chiến lược, dự án
phát triển thương mại điện tử ở các cấp độ khu vực (ASEAN, APEC), thê sgioiws
(UNCTAD, ICC, WIFPO, UNDP,..)
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn, công nghệ cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt
động kinh doanh trên mạng cũng như hỗ trợ cho mọi người dân được tham gia vào mạng
Internet
Đảm bảo an toàn cho các giao dịch TMĐT, ngăn chặn hiệu quả tình trạng doanh nghiệp
bị tấn công vào các website hay các hành vi buôn lậu, bán hàng giả…
2.2. Các giải pháp tầm vi mô (doanh nghiệp)
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là một trong các tiêu chí hàng đầu
quyết định đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng, cũng như khả năng giữ chân khách
hàng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần chủ động và tích cực tham gia vào TMĐT. Nâng cao nhận thức, trau
dồi trình độ tin học ngoại ngữ của đội ngũ quản trị và các nhân viên trong công ty. Tin
học hóa hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp
Xây dựng chiến lược kinh doanh trên mạng. Đầu tư hợp lý cho xây dựng cửa hàng trực
tuyến, cải thiện chất lượng hình ảnh, thông tin trên các cửa hàng. Việc này giúp tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp điều tra được thị hiếu của
khách hàng.
Đẩy mạnh tiếp thị thông qua kênh truyền thông xã hội. Mạng xã hội này sẽ cung cấp cho
doanh nghiệp công cụ cần thiết để tiếp cận khách hàng mục tiêu, từ đó giúp tăng lưu
lượng truy cập vào website của doanh nghiệp cũng như tăng doanh thu bán hàng.
Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ, hạ tầng phần mềm lẫn phần cứng, nhằm
đảm bảo an toàn thông tin khách hàng và giao dịch, góp phần nâng cao lòng tin của người
mua đối với hoạt động trực tuyến, nâng cao hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp.
Chú trọng vào các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Các dịch vụ khách hàng mà doanh
nghiệp cung cấp là một công cụ đắc lực giúp họ phát triển, duy trì quan hệ với khách
hàng và phát triển
KẾT LUẬN
Thương mại điện tử thực sự đem lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội. Không một
quốc gia nào phủ nhận tầm quan trọng của thương mại điện tử, các nước ngày càng đẩy
mạnh phát triển thương mại điện tử trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia. Phát triển
thương mại điện tử ở Việt Nam là một tất yếu khách quan trong bối cảnh hội nhập vào
kinh tế thế giới. Để nó phát triển cần phải có sự hỗ trợ, định hướng, giám sát từ phía Nhà
25

nước, Chính phủ trong việc xây dựng hành lang pháp lý cho các hoạt động thương mại
điện tử, đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và
nhân lực,…
Bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng cần nhận thức được tầm quan trọng
của thương mại điện tử. Tận dụng những cơ hội mà nó đem lại, vượt qua các thách thức
để đứng vững và vượt lên trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Thương mại điện tử không
chỉ tác động đến thương mại mà còn tác động đến các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hóa. Do đó, Nhà nước và Chính Phủ cần có chính sách toàn diện để phát huy những
mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của nó lên nền kinh tế

You might also like