You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


___________________________________

MÔN HỌC: CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

CHỦ ĐỀ: INTERNATIONAL E - COMMERCE

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nhóm FG

Sinh viên thực hiện MSSV Đánh giá mức độ tham gia

Trần Ngọc Linh K225052309 100%

Nguyễn Ngọc Nương K224091166 100%

Bùi Thị Huyền Trang K224111425 100%

Chung Thị Yến Vi K225052339 100%

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 04 năm 2024


MỤC LỤC

I. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC TẾ LÀ GÌ?....................................3


II. MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TOÀN CẦU CẦN GÌ?4
III. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI LÀM NGƯỜI BÁN HÀNG? 7
1. Ưu điểm:..................................................................................................... 7
2. Nhược điểm:............................................................................................................. 8

2
I. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC TẾ LÀ GÌ?
Thương mại điện tử quốc tế (International e-commerce), còn được gọi là
Thương mại điện tử xuyên biên giới (Cross-border e-commerce), là hình thức
kinh doanh trực tuyến mà các doanh nghiệp thực hiện để mua bán hàng hóa và
dịch vụ qua biên giới quốc gia. Điều này có thể bao gồm việc bán hàng hóa từ
một quốc gia này đến khách hàng ở các quốc gia khác hoặc mua hàng hóa từ
các nhà cung ứng quốc tế để bán lại trên thị trường trong nước.
Thương mại điện tử quốc tế sử dụng Internet và các nền tảng trực tuyến
như website, sàn thương mại điện tử, ứng dụng di động, các kênh truyền thông
xã hội,..để thực hiện giao dịch mua bán. Các nền tảng thương mại điện tử quốc
tế thường chấp nhận các hình thức thanh toán như thẻ tín dụng, PayPal và các
hình thức thanh toán điện tử khác. Với sự phát triển của Internet và các phương
tiện thanh toán trực tuyến, thương mại điện tử quốc tế cũng sẽ tiếp tục được mở
rộng và thúc đẩy sự kinh tế đi lên cũng như tạo ra những cơ hội mới cho cả
doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Ngày nay, thương mại điện tử quốc tế đã trở thành một lĩnh vực quan
trọng và phát triển mạnh mẽ trong thời đại kỹ thuật số, mở ra những cơ hội mới
cho doanh nghiệp để tiếp cận thị trường toàn cầu và tăng cường hoạt động xuất
khẩu và nhập khẩu. Các nền tảng thương mại điện tử và các công nghệ tiên tiến
đã giúp cho việc mua sắm và bán hàng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn, vượt
qua các ranh giới địa lý và thời gian.
Thương mại điện tử quốc tế chia thành 2 loại:
+ Thương mại điện tử nhập khẩu xuyên biên giới.
+ Thương mại điện tử xuất khẩu xuyên biên giới.
Các yếu tố của thương mại điện tử quốc tế:
+ Các chủ thể giao dịch thuộc các khu vực hải quan khác nhau:
Thương mại quốc tế là việc giao dịch thương mại thực hiện giữa
các bên quốc gia khác nhau thuộc các khu vực hải quan khác nhau,
do đó phải tuân thủ các quy định và điều kiện của khu vực đó. Các
yếu tố như thuế nhập khẩu, quy định về an ninh và kiểm soát hải
quan cũng cần được xem xét và tuân thủ khi thực hiện giao dịch
xuyên biên giới.
+ Thanh toán giao dịch thông qua nền tảng thương mại điện tử:
Quá trình thanh toán các đơn hàng và giao dịch mua bán được thực
hiện thông qua các nền tảng thương mại điện tử, chẳng hạn như
trang web mua sắm trực tuyến, hệ thống thanh toán trực tuyến như
PayPal, Stripe hoặc các cổng thanh toán khác. Việc này cung cấp
sự thuận tiện và tính an toàn trong thanh toán cho các bên tham gia
giao dịch.

3
+ Vận chuyển hàng hóa thông qua hoàn thiện đơn hàng xuyên
quốc gia: Khi một đơn hàng được đặt từ một quốc gia và cần được
vận chuyển đến một quốc gia khác, quá trình vận chuyển trở nên
phức tạp hơn do cần tuân thủ các quy định về vận chuyển xuyên
quốc gia, hải quan và an ninh. Hoàn thiện đơn hàng xuyên quốc gia
bao gồm các quy trình như đóng gói, giao nhận, và khai báo hải
quan để đảm bảo hàng hóa có thể vận chuyển qua biên giới một
cách hợp pháp và an toàn.

II. MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TOÀN CẦU CẦN GÌ?
Môi trường thương mại điện tử toàn cầu cần những yếu tố và điều kiện
đặc biệt để phát triển mạnh mẽ và bền vững. Dưới đây là một số yếu tố quan
trọng cần thiết cho môi trường thương mại điện tử toàn cầu:
1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số:
- Trong xu hướng phát triển bền vững, thương mại điện tử sẽ tiếp tục
hướng đến các đầu tư dài hạn về cơ sở hạ tầng, logistics hay con người.
- Ở giai đoạn trước, những mô hình doanh nghiệp thương mại điện tử đã
cho thấy sức chống trụ bền bỉ cũng như mức độ hiệu quả trong việc duy
trì và phát triển kinh doanh trước những "con sóng" của thị trường. Trong
tương lai, các doanh nghiệp cũng được khuyến khích hướng đến các giá
trị dài hạn, thay vì "đốt tiền" để chạy theo các mục tiêu ngắn hạn.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mạnh mẽ và đáng tin cậy là yếu tố quan trọng
cần thiết để thương mại điện tử hoạt động một cách trơn tru. Mạng lưới
internet tốc độ cao, ổn định.
- Hệ thống thanh toán điện tử an toàn và đáng tin cậy để hỗ trợ các giao
dịch trực tuyến.
- Nền tảng, giao diện dễ sử dụng, thân thiện với người mua và người bán.
- Cơ sở dữ liệu và hệ thống phân tích dữ liệu mạnh mẽ để theo dõi các giao
dịch, quản lý hàng hóa.
2. Logistics và chuỗi cung ứng:
- Hệ thống logistics đáng tin cậy để vận chuyển hàng hóa đến khách hàng.
- Hệ thống hải quan và thương mại quốc tế hợp lý tạo điều kiện thuận lợi
cho sự vận chuyển xuyên quốc gia.
3. Bảo mật:
- Bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công mạng và tội phạm mạng.
- Bảo mật thông tin, dữ liệu của khách hàng, người sử dụng.
4. Đầu tư giải pháp công nghệ phù hợp:
- Sở hữu nền tảng công nghệ vững chắc sẽ giúp doanh nghiệp thương mại
điện tử phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, không phải tất cả giải pháp công
4
nghệ và công cụ hỗ trợ đều phù hợp, hiệu quả với mọi doanh nghiệp. Do
đó, công ty nên lựa chọn giải pháp có tính linh hoạt, tùy chỉnh cao. Ngoài
ra, doanh nghiệp cũng cần loại bỏ những giải pháp lỗi thời để tiết kiệm
chi phí, thay thế bằng những giải pháp toàn diện và hiệu quả hơn.
5. Nâng cao trải nghiệm và tương tác với khách hàng:
- Nhiều doanh nghiệp bắt đầu đầu tư vào VR và AR trên nhiều nền tảng
thương mại điện tử khác nhau. Khách hàng có thể tương tác sâu hơn với
sản phẩm, thay vì chỉ nhìn hình ảnh 2D của chúng trên website.
- Ví dụ như:
● IKEA phát triển một ứng dụng riêng cho phép người dùng thử các sản
phẩm nội thất tại ngay khu vực bạn muốn đặt các sản phẩm đó.
● Hay như L’oreal sử dụng công nghệ AR để giúp người dùng thử sản
phẩm trang điểm trên gương mặt mình.
- Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã đưa sản phẩm vào thế giới ảo để quảng
bá sản phẩm của mình. Điển hình:
● Nike và Gucci đã tung ra các buổi trình diễn thời trang ngay trên trò
chơi thực tế ảo Roblox.
● Balenciaga đã bắt đầu kinh doanh thời trang tại nền tảng game thực tế
ảo Fortnite.
6. Đầu tư vào thương mại di động:
- Thương mại di động (Mobile Commerce hay m-Commerce) là những
hoạt động mua sắm trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh
hay máy tính bảng,… đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là từ
trong và sau đại dịch COVID-19.
- Những tiến bộ công nghệ như ứng dụng AR, AI, mạng 5G và mua sắm
thông qua mạng xã hội thúc đẩy người dùng lựa chọn thiết bị di động để
mua sắm trực tuyến.
- Mua sắm trên thiết bị di động cũng kéo theo sự phát triển của hình thức
mua bán trên mạng xã hội.
- Theo như dự báo của Shopify, doanh số mua sắm trên các nền tảng mạng
xã hội sẽ tăng gấp 3 vào năm 2025.
7. Đầu tư vào Social Commerce (thương mại xã hội):
- Thương mại xã hội (Social Commerce) là một hình thức giao dịch thương
mại kết hợp giữa các nền tảng mạng xã hội Social Media với mô hình
thương mại điện tử e-Commerce.
- Khi kinh doanh thương mại xã hội, doanh nghiệp sẽ sử dụng các nền tảng
phổ biến như Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok,… làm phương tiện
truyền thông cho các hoạt động mua – bán sản phẩm – dịch vụ cũng như
truyền thông, quảng bá hàng hóa mà chúng ta cung cấp đến người dùng.

5
- Theo một dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, giá trị của mô
hình này sẽ đạt 2,9 nghìn tỷ đô vào năm 2026 sắp tới. Có thể nói, thương
mại xã hội chính là một xu hướng nổi bật trên thị trường thương mại điện
tử thế giới mà doanh nghiệp không thể nào bỏ lỡ.
8. Phát triển mô hình bền vững:
- Đối với các doanh nghiệp, thương mại điện tử bền vững có nghĩa là đưa
ra các phương pháp không có tác động tiêu cực đến môi trường.
- Ví dụ:
● Sử dụng các phương pháp vận chuyển thân thiện với môi trường sẽ
giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2) gây ô nhiễm.
● Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường bền hơn và có chất
lượng cao.
● Công ty gắn kết xã hội bằng cách tạo ra nhận thức cho khách hàng về
lợi ích của việc sống xanh và liên kết với các nhà bán lẻ ủng hộ các sản
phẩm xanh.
- Một bài báo gần đây của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc nhấn
mạnh các công ty kỹ thuật số như Google, Amazon và Ant Group đang
khuyến khích người tiêu dùng đưa ra những lựa chọn bền vững hơn bằng
cách cung cấp các tùy chọn bộ lọc thân thiện với môi trường, nêu rõ tác
động môi trường của sản phẩm và tận dụng các chiến lược tương tác được
sử dụng trong trò chơi điện tử.
9. Phát triển hình thức mua trước trả sau:
- Báo cáo dự đoán, khách hàng sẽ ngày càng ưa chuộng phương thức mua
trước, trả sau vì tính linh hoạt và thuận tiện của nó.
- Do đó, các sàn thương mại điện tử và doanh nghiệp sẽ tăng cường mở
rộng thanh toán hơn nữa, kết nối với đa dạng đối tác tài chính nhằm đáp
ứng nhu cầu chi trả của người tiêu dùng, giúp việc mua sắm trên trực
tuyến trở nên dễ dàng hơn.
10.Đầu tư về khía cạnh công nghệ:
- Đầu tư vào các hệ thống phần mềm quản lý và khai thác dữ liệu.
- Đầu tư cho các công nghệ hỗ trợ độ mở của sàn; sử dụng API (giao diện
lập trình ứng dụng) ở mọi điểm tiếp xúc, kết nối và tận dụng triệt để
nhiều dịch vụ của đối tác trên nền tảng thương mại điện tử.
11.Đầu tư về khía cạnh xã hội:
- Thương mại điện tử cần phải tối đa lợi ích cộng đồng, phát triển xu
hướng tiêu dùng bền vững.
- Đẩy mạnh lối sống lành mạnh, đồng thời giảm khoảng cách thành thị -
nông thôn.

6
- Để phát triển bền vững, thương mại điện tử toàn cầu cần phải giải quyết
các thách thức như an ninh mạng, quyền riêng tư, cũng như pháp luật và
quy định liên quan.

III. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI LÀM NGƯỜI BÁN HÀNG?

1. Ưu điểm:
- Tiếp cận thị trường rộng lớn: Không bị giới hạn bởi vị trí địa lý, người
bán có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới thông qua
internet.
- Tối ưu hóa chi phí: Duy trì một cửa hàng thương mại điện tử sẽ tiết
kiệm chi phí hơn so với việc điều hành một cửa hàng thực tế. Chúng ta
chỉ phải trả một vài khoản phí cho các sàn thương mại điện tử (nếu kinh
doanh trên Shopee, Lazada…) và phí thiết lập, duy trì web, app (nếu kinh
doanh riêng lẻ, không dựa vào bên thứ ba nào). Giá chỉ bằng một phần
nhỏ số tiền ta phải trả cho tiền thuê nhà, tiện ích, sửa chữa, tồn kho,... Chi
phí hậu cần (logistics) và tiếp thị (marketing) đi kèm với thương mại điện
tử cũng rẻ hơn
- Linh hoạt và tiện lợi: Người bán có thể dễ dàng quản lý cửa hàng trực
tuyến của mình mọi lúc mọi nơi, đồng thời cung cấp cho khách hàng trải
nghiệm mua sắm tiện lợi 24/7
- Thu thập dữ liệu khách hàng: Một lợi ích khác của việc bán sản phẩm
trực tuyến là dễ dàng thu thập, đo lường và hành động dựa trên dữ liệu.
Trang web thương mại điện tử cho phép người bán thu thập dữ liệu trực
tiếp bằng cách theo dõi cách khách hàng tương tác với cửa hàng trực
tuyến của họ về hành vi mua sắm của khách hàng, từ đó lập ra chiến lược
marketing hiệu quả hơn. Dữ liệu cung cấp thông tin chi tiết về cách cải
thiện trải nghiệm người dùng và tăng doanh số bán hàng cho người bán
- Mở rộng được phạm vi khách hàng: Một trong những lợi thế lớn nhất
của thương mại điện tử là phạm vi tiếp cận không giới hạn. Chúng ta
không bị ràng buộc bởi địa lý và có thể tiếp cận khách hàng từ các vùng
miền khác nhau - thậm chí cả các quốc gia và lục địa khác nhau. Nhưng
để mở rộng ra quốc tế, ta phải hiểu rõ vai trò của việc thực hiện đơn hàng
trong thương mại điện tử. Việc vận chuyển các gói hàng ra thế giới sẽ
phức tạp gấp đôi so với tại quốc gia

7
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Sàn thương mại điện tử giúp người
bán dễ dàng so sánh giá cả và chất lượng sản phẩm với các đối thủ cạnh
tranh, từ đó đưa ra chiến lược giá cả và marketing phù hợp.

2. Nhược điểm:
- Phụ thuộc vào sàn thương mại điện tử: Người bán phụ thuộc vào chính
sách và quy định của sàn thương mại điện tử, có thể ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh
- Cạnh tranh gay gắt: Càng ngày khách hàng trở nên thông minh hơn
trong việc tra cứu thông tin cho việc mua sắm. Họ có thể tìm kiếm giá cả,
tham khảo các đánh giá của những người đã từng mua sản phẩm từ nhiều
nhà bán hàng khác nhau. Nếu cả 2 gian hàng cùng một mặt hàng sản
phẩm nhưng một gian hàng có mức giá cạnh tranh hơn, hay có nhiều
đánh giá tốt hơn từ khách hàng cũ về giá và chất lượng thì rõ ràng sẽ thu
hút sự chú ý của người mua hơn
- Chi phí marketing: Để thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số
bán hàng, người bán cần đầu tư vào các hoạt động marketing online, ví dụ
như quảng cáo Google, Facebook,.......
- Bảo mật kém, dễ bị lộ thông tin: Trong thực tế, bảo mật trực tuyến là
rào cản lớn đối với việc sử dụng internet như một công cụ tiếp thị hiệu
quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy khách hàng không sẵn sàng tham gia
thương mại điện tử vì không yên tâm về các vấn đề liên quan đến an ninh
và sự riêng tư của dữ liệu giao dịch. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý
những lỗi bảo mật hệ thống là nỗi sợ hãi lớn nhất của người mua sắm trực
tuyến vì thông tin cá nhân của họ có thể bị các bên thứ ba xem trộm.
- Vấn đề quản lý hàng tồn kho: Việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả là
một thách thức lớn đối với người bán, đặc biệt là khi họ kinh doanh mặt
hàng khác nhau
- Chính sách của các sàn thương mại điện tử: Người bán cần tuân thủ
các quy định và chính sách của các sàn thương mại điện tử nơi họ bán
hàng, điều này có thể gây ra một số hạn chế nhất định.

You might also like