You are on page 1of 28

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


Thương mại điện tử xuất hiên từ 1995

E-commerce activities?

1.Gửi tin nhắn để vote cho thí sinh yêu thích ở The Voice Kids

2.Nhân viên ANZ gọi cho khách hàng tiềm năng để mở thẻ credit card ở ngân hàng của họ

3.Công ty trao đổi thông tin với đối tác thông qua fax
4.Siêu thị Coopmart lập 1 trang facebook để tăng lượt tiếp cận với khách hàng

5.Dùng IP 13 mua sách ở Tiki  Đúng

6.Tải 1 bài hát trên Zing MP3

7.Đặt banner ad trên trang của vnexpress.net  Đúng

8.Đặt vé máy bay từ HCM-HN tại jetstar  Đúng

9.Tìm kiếm thông tin tour rẻ ở trên website

10.Khách hàng chỉ được cho phép mua vé Saigon Railway Station nếu họ đã đặt trước đó trên
website  Đúng, vì nó có tiến hành một phần của hđ (một phần ở đây là đặt vé trước)

 Tất cả 10 hđ này đều có sinh lợi (lợi ở đây là lợi ích, giá trị chứ không chỉ là lợi nhuận, doanh
thu) và đều là hđ TMĐT

1.1. Các khái niệm về TMĐT


- Use of Internet to transact business includes web, mobile browsers and apps

- Digitally enabled commercial transactions between and among organizations and individuals

 TMĐT là hoạt động thương mại cho phép số hóa (digitally)

- Hđ TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hđ thương mại bằng
phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở
khác

+ Hđ TM là hđ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dv, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hđ nhằm mục sinh lợi khác  sinh lợi ở đây là lợi nhuận, giá trị
hình ảnh, độ nhận diện thương hiện, tăng độ nhận thức khách hàng với brand,…

+ Phương tiện điện tử là là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ

thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.

+ Telecomunication networks
- Telecomunication networks

+ Telephone networks

+ Television networks

+ Intranet - Mạng nội bộ: bên trong 1 công ty, k phân biệt biên giới quốc gia đối với
công ty đa quốc gia hđ ở nhiều quốc gia khác nhau

+ Extranet - Mạng ngoại bộ: là mạng nội bộ mà cho phép một số các thành phần khác
bên ngoài tham gia vào mạng lưới mạng

+ Internet

+ 3G

+ 4G

+ 5G

VD: Wal-mart có hệ thống mạng nội bộ để quản lý các hệ thống cửa hàng siêu thị trên các quốc
gia. P&G có tham gia vào hệ thống mạng này thì lúc này trở thành mạng ngoại bộ, tuy nhiên
P&G k thể truy cập được mọi thông tin trong hệ thống mạng nội bộ này mà chỉ tiếp cận vào để
theo dõi tình trạng nguồn hàng hóa, nhu cầu khách hàng để kịp thời điều chỉnh trong việc cung
ứng và sản xuất. Khi đó, Wal-mart cũng luôn trong tình trạng đáp ứng đủ các nhu cầu khách
hàng, có thể không phải lưu kho hàng hóa mà P&G sẽ vận chuyển từ nhà máy lên thẳng kệ hàng
(quá trình này gọi là Zero – inventory)

 Sẽ có sự phân chia rõ ràng về giới hạn được truy cập các nguồn thông tin trong hệ thống
mạng nội bộ, không phải thuộc trong hệ thống mạng sẽ tiếp cập được tất cả các thông tin để
tránh trường hợp rò rỉ thông tin

- Chi phí chuyển đổi trong TMĐT của khách hàng cực kỳ thấp, nhưng trong app thì chi phí
chuyển đổi cao hơn
-

- Digital goods: software, premium youtube, spotify, premium mp3, ebook, tài khoản học online,

 Traditional goods: TMĐT hỗ trợ promotion, display, tracking, khai báo hàng hóa,…
 Digital goods: nhanh chóng tiếp cận
 Service: online arrangements  có thể đặt trước online,…

UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development )

- Dưới góc độ doanh nghiệp, bóc tách TMĐT áp dụng vào 4 lĩnh vực MKT, Sales,, phân phối,
thanh toán
- Dưới góc độ nhà nước, để pt TMĐT thì phải đảm bảo cơ sở hạ tầng pt (internet, nguồn nhân
lực,…)

 Cơ sở hạ tầng: internet, nguồn nhân lực,…


 Thông điệp dữ liệu: thông tin đc tạo ra, gửi đi, lưu trữ bằng phương tiện điện tử (thông
tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì nó được thể hiện
dưới hình thức là thông điệp dữ liệu  Thông điệp dữ liệu có giá trị chính thức, được
thừa nhận giá trị pháp lý năm 2005 ban hành và 2006 được thi hành

https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/bai-viet/gia-tri-phap-ly-cua-thong-diep-
du-lieu-theo-luat-giao-dich-dien-tu-2023-6097.html
+ Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ
bằng phương tiện điện tử như tin nhắn, email…
+ Hình thức thể hiện của thông điệp dữ liệu: Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình
thức văn bản điện tử, tài liệu điện tử, chứng thư điện tử, chứng từ điện tử, hợp đồng điện
tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và hình thức trao đổi dữ liệu điện tử khác theo quy
định của pháp luật.
+ Để thừa nhận giá trị pháp lý thông điệp dữ liệu thì có Luật công nghệ thông tin 2006 +
Luật viễn thông 2009 + Luật an ninh mạng 2018 + Luật giao dịch TMĐT VN 2005 (được
sửa đổi 2023)
 Quy tắc cơ bản
 Quy tắc riêng: quy định TMĐT trong các lĩnh vực cụ thể
 Ứng dụng

Bên cạnh đó, nhà nước còn quan tâm đến Quyền sở hữu trí tuệ, quyền riêng tư, an ninh mạng,…

1.2. E-commerce và E-business

Cách tiếp cận 1:

Stakeholder: khách hàng, cổ đông, nhà cung ứng, nhà đầu tư, nhân viên, đối tác

+ Stakeholder bên trong: nhân viên

+ Stakeholder bên ngoài: nhà đầu tư, nhà cung ứng, khách hàng, đối tác

Electronic commerce (e-commerce): All electronically mediated information exchanges between


an organization and its external stakeholders.

Electronic business (e-business): All electronically mediated information exchanges, both within
an organisation and with external stakeholders supporting the range of business processes.

 E-commerce can best be conceived of as a sbuset of e-business


E-commerce: quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và đối tác bên ngoài (external
stakeholder)

E-business: quá trình trao đổi thông tin bên trong doanh nghiệp và với đối tác bên ngoài

Đề cập đến sự phối hợp giữa doanh nghiệp, đối tác khách hàng và tổ chức hoạt động trong nội bộ
doanh nghiệp  không chỉ dừng lại ở việc giao dịch cá nhân, mà còn ghi nhận các giao dịch
điện tử trong một tổ chức

VD: E-business bao gồm e-procurement, e-purchasing đến quản lý dây chuyền cung cấp nguyên
vật liệu, xử lý đơn hàng, phục vụ khách hàng và giao dịch với đối tác qua các công cụ điện tử,
chia sẻ dữ liệu giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp (Intrabusiness)  EB sẽ bao
gồm cả EC
Cách tiếp cận 2:

E-business: Số hóa các giao dịch và quy trình bên trong doanh nghiệp, liên quan đến hệ thống
thông tin nằm dưới sự kiểm soát của doanh nghiệp + không bao gồm các giao dịch thương mại
có sự trao đổi giá trị vượt qua ranh giới tổ chức

• Digital enabling of transactions and processes within a firm, involving information


systems under firm’s control

• Does not include commercial transactions involving an exchange of value across


organizational boundaries
E-business

 E-business và e-commerce có 1 phần chung


E-business: ứng dụng công nghệ số vào quy trình hoạt động bên trong doanh nghiệp

E-commerce: bao gồm các giao dịch số hóa vượt qua ranh giới tổ chức doanh nghiệp  giữa
doanh nghiệp với đối tác bên ngoài

 Cơ sở hạ tầng e-business của công ty hỗ trợ cho các trao đổi e-commerce trực tuyến một cơ
sở hạ tầng và bộ kỹ năng được sử dụng trong cả e-business và e-commerce. E-commerce và e-
business hòa nhập với nhau tại ranh giới doanh nghiệp, tại điểm mà hệ thống kinh doanh nội bộ
kết nối với nhà cung cấp hoặc khách hàng

VD: Wal-mart có hệ thống mạng nội bộ để quản lý các hệ thống cửa hàng siêu thị trên các quốc
gia. P&G có tham gia vào hệ thống mạng này thì lúc này trở thành mạng ngoại bộ, tuy nhiên
P&G k thể truy cập được mọi thông tin trong hệ thống mạng nội bộ này mà chỉ tiếp cận vào để
theo dõi tình trạng nguồn hàng hóa, nhu cầu khách hàng để kịp thời điều chỉnh trong việc cung
ứng và sản xuất. Khi đó, Wal-mart cũng luôn trong tình trạng đáp ứng đủ các nhu cầu khách
hàng, có thể không phải lưu kho hàng hóa mà P&G sẽ vận chuyển từ nhà máy lên thẳng kệ hàng
(quá trình này gọi là Zero – inventory)

E - business E – commerce
Phạm vi hoạt động Bên trong DN hoặc với đối tác Giữa DN với đối tác bên ngoài
bên ngoài
Tối ưu hóa các hoạt động kinh Người tiêu dùng, nhà cung ứng,
doanh của một tổ chức hoặc các tổ chức để bán hàng và cung
Đối tượng mục tiêu
doanh nghiệp thông qua việc áp cấp dịch vụ trực tuyến
dụng công nghệ
Áp dụng công nghệ vào nhiều lĩnh Giao dịch thương mại điện tử,
Phương thức kinh vực khác nhau như sản xuất, dịch thường là bán lẻ, bán sỉ hoặc bán
doanh vụ, tài chính, vận chuyển, quản lý qua các kênh trực tuyến
nhân sự, v.v.
Tăng cường hiệu quả kinh doanh, Cung cấp cho khách hàng một trải
Mục đích sử dụng tối ưu hóa quá trình sản xuất, nghiệm mua sắm thuận tiện hơn,
công nghệ nâng cao năng suất và giảm chi nhanh chóng hơn và giá cả cạnh
phí tranh hơn

Các ưu điểm của E-commerce và E-business bao gồm:

 Tiết kiệm chi phí: E-commerce và E-business giúp giảm chi phí vận hành, bao gồm chi
phí thuê mặt bằng, chi phí quảng cáo và chi phí nhân sự. Việc thực hiện các hoạt động
kinh doanh trực tuyến cũng giúp giảm chi phí vận chuyển và lưu kho.
 Tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng: E-commerce và E-business cho phép doanh
nghiệp tiếp cận được đến khách hàng từ khắp nơi trên thế giới, không bị giới hạn bởi vị
trí địa lý. Việc thực hiện các hoạt động kinh doanh trên internet cũng giúp doanh nghiệp
tăng cường khả năng tương tác với khách hàng và giữ chân khách hàng cũ.
 Nâng cao trải nghiệm khách hàng: E-commerce và E-business cung cấp một trải nghiệm
mua sắm thuận tiện, nhanh chóng và an toàn cho khách hàng. Khách hàng có thể tìm
kiếm và so sánh sản phẩm, đặt hàng và thanh toán trực tuyến một cách dễ dàng và thuận
tiện.
 Tăng cường tính cạnh tranh: E-commerce và E-business giúp doanh nghiệp tăng cường
tính cạnh tranh trên thị trường, cải thiện hiệu quả kinh doanh và tăng doanh số bán hàng.
Nhược điểm:

 Thiếu tính tương tác trực tiếp: Thương mại điện tử có thể thiếu tính cá nhân và liên lạc
giữa các cá nhân, điều này là bất lợi đối với nhiều loại sản phẩm và dịch vụ. Khách hàng
có thể không thể tìm hiểu được thông tin về sản phẩm hoặc nhận được tư vấn từ nhân
viên bán hàng như khi mua hàng trực tiếp tại cửa hàng.
 Vấn đề an ninh: An ninh là một vấn đề quan trọng trong thương mại điện tử, với nỗi lo bị
lộ thông tin khách hàng và thẻ tín dụng. Điều này đặc biệt đáng lo ngại với các cổng
thương mại điện tử lớn và các giao dịch trực tuyến.
 Vấn đề vận chuyển và giao nhận: Có thể xảy ra vấn đề về hoàn thành đơn đặt hàng, giao
hàng, vận chuyển, trộn lẫn, gây bất mãn cho khách hàng. Việc này có thể gây ảnh hưởng
đến uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp.

1. Brick and mortar organizations: offline actitivitie  Thương mại truyền thống thuần túy (k
áp dụng TMĐT)

2. Virtual (pure-play) organizations: online actitivities  TMĐT thuần túy, mọi hđ đều số
hóa, k có hđ nào truyền thống

VD: Netflix, Spotify, Youtube

3. Click and mortar (click and brick) organizations: offline actitivities + online actitivities 
Rất nhiều DN ứng dụng

VD: BTO của Dell – Build-To-Order: mô hình dạng kéo, cụ thể, sx bắt đầu khi đơn hàng được
xác nhận và kéo theo đó là sự vận động của cả dây chuyền cung ứng.

Just In Time trong một câu nói: sản xuất “đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào
đúng thời điểm” nhằm mục tiêu “tồn kho bằng không, thời gian chờ đợi bằng không, chi phí phát
sinh bằng không”.
 Multi channel và Omni-channel đều đa kênh nhưng multi channel thì mỗi tệp khách hàng là 1
kênh, còn omni thì có nhiều kênh để cùng tiếp cận 1 khách hàng

Pure e - commerce Partial e-commerce


Mọi thứ đều diễn ra trên Internet Bán sản phẩm thông qua Internet nhưng việc
giao hàng, phân phối hàng hóa thì diễn ra
offline
VD: Amazon bán cho người dùng 1 cuốn sách
trực tuyến, tuy nhiên cuốn sách đó vẫn phải
lưu trữ trong nhà kho và chuyển cho người
dùng qua đường bưu điện.
1.3. Lịch sử phát triển TMĐT

Gồm 3 giai đoạn

1961 – 1974: Giai đoạn phát minh ra internet

- 1961: packet switching ra đời – truyền thông điệp dữ liệu từ điểm gửi đến điểm nhận, ở điểm
gửi chúng được chia nhỏ ra và được truyền ở những đường đi khác nhau, đến điểm nhận thì sẽ
thống nhất các điểm nhỏ ban đầu lại để nhận được hoàn toàn thông điệp dữ liệu lúc đầu  Qúa
trình diễn ra k thể tức thì được mà cần phải có thởi gian cho quá trình truyền tải thông điệp

Trong quá trình truyền đạt, để đảm bảo tính toàn vẹn thông điệp dữ liệu thì dùng chữ ký số

- 1969: Mạng ARPANET được tạo ra

- 1972: email ra đời

- 1974: TCP/IP được hình thành

1975 – 1995: Giai đoạn phát triển và hoàn thiện truy cập Internet

- 1984: DNS được giới thiệu (biến tên miền từ số sang chữ để dễ nhớ hơn)
- 1989: WWW ra đời

- 1991: NSF gỡ bỏ những rào cản đối với việc sd Internet vào lĩnh vực thương mại  Điều
kiện TMĐT hình thành

Trước năm 1991, internet ra đời phục vụ cho mạng lưới quân đội, văn phòng lớn, 1 số trường đại
học lớn ở Hoa Kỳ chứ k dùng cho lĩnh vực thương mại

- 1993: Mosaic được phát minh

- 1994: Quảng cáo banner lần đâù tiên xuất hiện trên trang Hotwired.com (cột mốc bắt đầu
TMĐT)

1995-nay: Giai đoạn thương mại hóa

- 1995: Jeff Bezos sáng lập ra amazon.com; Pierre Omidyar thành lập AuctionWeb (eBay)

- 1998: tổ chức ICANN ra đời

- 2008: “điện toán đám mây” trở thành một lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận

Phải có hệ thống máy chủ mới có điện toán đám mây

Điện toán đám mây là mô hình dịch vụ cho phép người truy cập tài nguyên điện toán dùng chung
(mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc,
mọi nơi, theo yêu cầu. Tài nguyên điện toán đám mây có thể được thiết lập hoặc hủy bỏ nhanh
chóng bởi người dùng mà không cần sự can thiệp của Nhà cung cấp dịch vụ.

VD: Google Drive, Cloud Zalo, Onedrive, Dropbox, iCloud, v.v.

 Mang đến sự linh hoạt cho người dùng; Khả năng tự phục hồi sau sự cố; Chia sẻ dữ liệu; Tiết
kiệm chi phí; Đảm bảo an toàn, liên tục và tính bảo mật cao, v.v.

- 2007 – nay: ra đời những mô hình kinh doanh mới dựa trên sự pt của khoa học công nghệ
và MXH

3 giai đoạn phát triển TMĐT

INVENTION CONSOLIDATION REINVENTION


 Disintermediation  Stronger regulation  Audience and social
 Entrepreneurial and governance: đưa network connections
 Perfect markets (ai ra quy định, pháp chế emphasis
cũng đều có lợi thế để quản lý TMĐT  Mobile technology
như nhau, k có sự  Business driven enables social, local,
unfair)  Large traditional firms and mobile e-
 Low-complexity retail  Mixed “bricks-and- commerce
Products clicks” strategies  Extensive government
 Technology driven surveillance

 Dot-com crash  Return of venture

 Pure online strategies capital financing; buy-


outs of startups by
 First-mover
large firms
advantages
 Euphoric visions of
friction-free
commerce
 Sale of simple retail
goods
E-commerce has gone through three stages: innovation, consolidation, and reinvention.

 The early years of e-commerce were a technological success, with the digital
infrastructure created during the period solid enough to sustain significant growth in e-
commerce during the next decade, and a mixed business success, with significant revenue
growth and customer usage, but low profit margins.
 E-commerce entered a period of consolidation beginning in 2001 and extending into
2006.
 E-commerce entered a period of reinvention in 2007 with the emergence of the mobile
digital platform, social networks, and Web 2.0 applications that attracted huge audiences
in a very short time span.
INVENTION:

Qúa nhiều cty, startup xuất hiện nhưng k tập trung vào nhu cầu khách hàng

 Cuộc khủng hoảng .com năm 2000

CONSOLIDATION

Thị trường k thể perfect, mà mỗi DN sẽ có những thế mạnh riêng


TMĐT có tác động gì đến thông tin bất cân xứng? (ý câu hỏi là người bán sẽ luôn có nhiều thông
tin về sản phẩm hơn là người mua, tuy nhiên nếu có TMĐT thì liệu người mua có nhiều thông tin
hơn người bán không)

 Người mua biết được nhiều thông tin hơn về sản phẩm như: tính minh bạch hóa về giá cả,
nguồn cung, xuất xứ hàng hóa, chi phí người bán bỏ ra để bán sản phẩm,…
 Trong khi đó, doanh nghiệp cũng sẽ biết chi tiết về hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng
thông qua những ứng dụng phát triển công nghệ thông tin

1.4. 3 khía cạnh TMĐT: Social, business and technology


E-commerce involves three broad interrelated themes:

 Technology – Cơ sở hạ tầng: Để hiểu rõ thương mại điện tử, bạn cần nắm được những công
nghệ thông tin cơ bản làm nền tảng cho nó, bao gồm Internet, Web, nền tảng di động và một
loạt công nghệ bổ sung như điện toán đám mây, máy tính cá nhân, điện thoại thông minh,
máy tính bảng, mạng LAN, máy khách/máy chủ, truyền thông theo gói, các giao thức như
TCP/IP, máy chủ web, HTML, cơ sở dữ liệu quan hệ và phi quan hệ,...
 Business – Khái niệm cơ bản: Trong khi công nghệ đóng vai trò là nền tảng, chính các ứng
dụng kinh doanh - tiềm năng mang lại lợi nhuận đầu tư phi thường - mới tạo ra sự quan tâm
và hứng thú trong thương mại điện tử. Vì vậy, bạn cũng cần nắm được một số khái niệm kinh
doanh then chốt như: electronic markets, information goods, business models, firm and
industry value chains, industry structure, and consumer behavior in digital markets.
 Society: Hiểu rõ những áp lực mà thương mại điện tử toàn cầu đặt lên xã hội hiện đại là điều
quan trọng để thành công trong thị trường thương mại điện tử. Ba vấn đề xã hội chính là sở
hữu trí tuệ, chính sách công, quyền riêng tư cá nhân

Xu hướng chính trong TMĐT

Business:

• Covid-19 pandemic fuels surge in retail e-commerce, m-commerce (mobile commerce), and
certain on-demand services

• New technologies present businesses with new ways of organizing production and transacting
business

Technology:

• Mobile platform and cloud computing and communications technology

• Big data and Internet of Things

Society:

• Increased concern about impact of social networks

• Concerns about increasing market dominance of big technology firms

• Intellectual property, individual privacy, public welfare policy


1.5. Đặc điểm của e-commerce
1.5.1. Thông tin bất cân xứng
 Tăng thông tin bất cân xứng:
 Nhà bán hàng biết nhiều hơn về người tiêu dùng và có thể sử dụng thông tin này hiệu quả
hơn bao giờ hết. Các nhà bán hàng trực tuyến có thể sử dụng thông tin này để phát triển
sự bất cân xứng thông tin mới, tăng cường khả năng xây dựng thương hiệu sản phẩm,
tính giá cao cấp cho dịch vụ chất lượng cao và phân khúc thị trường thành vô số nhóm
phụ, mỗi nhóm nhận một mức giá khác nhau.  Tăng thông tin bất cân xứng trong
trường hợp nhà bán hàng cung cấp giá cho từng phân khúc khác nhau. Đối với những cá
nhân không có đủ nguồn chi tiêu thì không thể tiếp cận những thông tin, dịch vụ trả phí
so với những người khá giả hơn
 Người dùng có kết nối internet kém có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và
cơ hội mua sắm trực tuyến, trong khi người dùng có kết nối internet tốt hơn có lợi thế. Ví
dụ: Một người ở một vùng nông thôn ở Việt Nam có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận
công nghệ, và thậm chí dịch vụ giáo dục từ trên khắp thế giới thông qua trang web quốc
tế như Amazon, eBay hoặc các trang web đào tạo trực tuyến.
 Thông tin sai lệch và tin giả: Sự tăng cường thông tin trong thương mại điện tử cũng có
thể tạo ra rủi ro về thông tin sai lệch hoặc tin giả. Việc tạo ra và lan truyền thông tin sai
lệch dễ dàng hơn trên mạng, và điều này có thể gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Ví dụ:
Có trường hợp người bán tạo đánh giá giả mạo hoặc đánh giá tự doanh để tạo ấn tượng
tích cực về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Điều này có thể dẫn đến thông tin sai lệch về
chất lượng thực sự của sản phẩm hoặc dịch vụ và làm cho người tiêu dùng gặp khó khăn
trong việc đưa ra quyết định mua sắm.
 Giảm thông tin bất cân xứng:
 Tăng tiếp cận thông tin sản phẩm, dịch vụ đối với NTD + Cho phép các nhà bán hàng
biết nhiều hơn về các đối thủ  các nhà bán hàng có thể thỏa thuận giá với nhau thay vì
cạnh tranh, dẫn đến tăng giá trung bình chung
 Các nền tảng so sánh giá

1.5.2. Đặc điểm


1. Ubiquity
2. Global reach

3. Universal standards

4. Information richness

5. Interactivity

6. Information density

7. Personalization/customization

8. Social technology

 Phân tích thuận lợi, thách thức của các đặc điểm

1. Ubiquity Everytime, everywhere  Thay đổi định nghĩa về thị trường, là nơi nhu cần cần đáp ứng, k
cần có địa điểm cụ thể, k phân biệt thời gian
- Đối với NTD:
 Giảm CP giao dịch (transaction cost) – CP tham gia thị trường: k tốn thời gian, CP di
chuyển đến cửa hàng,...
 Giảm năng lực nhận thức (cognitive energy): không cần phải bỏ ra nhiều cố gắng, nỗ
lực trong việc tìm kiếm thông tin, lựa chọn sp,...
- Vừa mang lại cơ hội, thử thách
 Cơ hội:
 Thử thách: yêu cầu nguồn lực con người phải luôn sẵn có mọi lúc để đáp ứng nhu cầu
con người vì AI k thể làm được mọi thứ. VD: Sales lúc 0h đêm thì yêu cầu phải có
nhân lực theo dõi để đảm bảo vận hành ứng dụng, kết nối mạng ổn định để người mua
có trải nghiệm mua hàng tốt nhất
2. Global reach - Cơ hội: Vượt qua ranh giới văn hóa, khu vực và quốc gia  tiết kiệm chi phí cho người bán
và mua, tiếp cận được nhiều KH, sp, dịch vụ
- Thách thức: yêu cầu về ngôn ngữ, quy trình, logistic
3. Universal Internet standards, ngôn ngữ HTML,...
standards - Người bán: Giảm CP thâm nhập thị trường
- NTD: giảm CP tìm kiếm thông tin sản phẩm, giá cả
4. Information Video, audio and text messages are possible
richness
Người mua nhận được thông tin đầy đủ, đa dạng, cuốn hút, có thể nhìn được có 2D,3D,4D,
Clip
5. Interactivity TMĐT 1.0: 1 chiều
TMĐT 2.0, 3.0: 2 chiều
TMĐT 4.0: đa chiều  Conversation (DN và KH, KH đến KH, KH đến nhóm KH, KH đến
cộng đồng xã hội, fan đến antifan,…)
6. Information - Giảm chi phí thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền thông thông tin + Tăng tính cập nhật, tính
density (mật độ chính xác và tính kịp thời của thông tin (chất lượng thông tin)
thông tin) - Giảm bất cân xứng thông tin cho người mua  Đặt ra thử thách cho người bán trong việc
cạnh tranh
 Giả cả minh bạch
 Chi phí minh bạch: khả năng của người tiêu dùng để khám phá chi phí thực tế mà nhà
bán hàng phải trả cho sản phẩm
- Người bán khám phá nhiều hơn về người tiêu dùng  Phân khúc thị trường với từng mức
giá khác nhau, phù hợp từng đối tượng
7. Personalization: dùng dữ liệu để tiếp cận tệp khách hàng một cách cá nhân hóa để rcm hoặc
Personalization/ cho xuất hiện, giới thiệu những sản phẩm dịch vụ phù hợp với họ thông qua data mình có từ họ
Customization (tần suất click vào sản phẩm, giỏ hàng, các truy cập sản phẩm, giới tính, thói quen mua hàng,
thời gian thường xuyên mua hàng…), đồng thời cũng có thể thay đổi về cách gọi, xưng hô,…
Customization - Cá biệt hóa: nhờ ứng dụng công nghệ thì DN để KH được tùy chỉnh sản
phẩm 1 cách cá biệt, duy nhất, theo mong muốn của khách hàng
8. Social TMĐT cho phép KH là user-generated content (UGC)  Tạo ra nhiều giao dịch trên mxh
technology  Cho phép người dùng tạo và chia sẻ nội dung, đồng thời hỗ trợ phát triển các mạng xã hội
1.6. Phân loại TMĐT

Gồm có 6 loại:
 Business-to-Consumer (B2C)
 Business-to-Business (B2B)
 Consumer-to-Consumer (C2C): is a means for consumers to sell to each other. In C2C
e-commerce, the consumer prepares the product for market, places the product for
auction or sale, and relies on the market maker to provide catalog, search engine, and
transaction clearing capabilities so that products can be easily displayed, discovered and
paid for.
 Mobile e-commerce (M-commerce): involves the use of wireless digital devices
(smartphone, laptop,...) to enable online transactions.
 Social e-commerce: is e-commerce that is enabled by social networks and online social
relationships.
 Local e-commerce: is a form of e-commerce that is focused on engaging the consumer
based on his or her current geographic location.  Sử dụng MKT online để thu hút
khách hàng đến cửa hàng gần với họ

1.7. So sánh app và website


App Webisite
Thiết bị truy cập Thiết bị có hệ điều hành Bất kỳ thiết bị có trình duyệt
android hoặc iOS web
Tải xuống Có Không
Chiếm dung lượng trên thiết
Không chiếm bất kỳ dung
Không gian lưu trữ bị, có thể là vấn đề đối với
lượng nào trên thiết bị
các thiết bị có bộ nhớ hạn chế
Yêu cầu cập nhật thường
Cập nhật Tự động cập nhật
xuyên
Có thể, nếu được thiết kế để
Truy cập ngoại tuyến Không thể
hoạt động ngoại tuyến
1.8. Lợi thế và hạn chế của TMĐT
ICANN: trung tâm quản lý tên miền quốc tế

Những sự kiện đầu tiên gắn với TMĐT

Đánh cắp thông tin, lừa đảo

Tạo môi trường làm việc, thu nhập cho những lao động bị sa thải trong thời gian kinh tế khó
khăn

Chuyển tiền qua các ứng dụng sẽ giúp cho quá trình thu thập data người dùng trở nên đơn giản
hơn

Phân biệt AR và PR?

You might also like