You are on page 1of 11

1

ĐỀ BÀI TIỂU LUẬN:

Câu 1: Trình bày tổng quan Thương mại điện tử (bối cảnh trên thế giới và Việt
Nam)

Câu 2: Trình bày khái niệm Website và vai trò của Website đối với doanh nghiệp

BÀI LÀM:

Câu 1:

Thương mại điện tử còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua
bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng
máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện
tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực
tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho và các
hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng
mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch,
mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email,
các thiết bị di động cũng như điện thoại.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và
thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các
sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.

Khi nói về khái niệm thương mại điện tử (E-Commerce), nhiều người
nhầm lẫn với khái niệm của Kinh doanh điện tử (E-Business). Tuy nhiên, thương
mại điện tử đôi khi được xem là tập con của kinh doanh điện tử. Thương mại
3

điện tử chú trọng đến việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó
kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra
quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay không có lợi nhuận, vì vậy
tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong).

Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là quá trình mua, bán, trao đổi hàng
hóa, dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính, bao gồm mạng Internet.

Cũng theo nghĩa này, thương mại điện tử đơn giản chỉ là việc tiến hành
các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử
và mạng viễn thông. Phương tiện điện tử và mạng viễn thông sử dụng phổ biến
trong thương mại điện tử là điện thoại, ti vi, máy fax, mạng truyền hình, mạng
internet, mạng intranet, mạng extranet, … Trong đó, máy tính và mạng internet
là được sử dụng nhiều nhất để tiến hành các hoạt động thương mại điện tử vì nó
có khả năng tự động hóa cao các giao dịch.

Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử không chỉ dừng lại ở việc mua bán
hàng hóa và dịch vụ, mà nó còn mở rộng ra cả về quy mô và lĩnh vực ứng dụng.
Hiện nay, có rất nhiều tổ chức đưa ra khái niệm về thương mại điện tử như Tổ
chức Thương mại thế giới WTO, Hiệp hội thương mại điện tử (AEC –
Association for Electronic Commerce), bên cạnh đó còn một số tổ chức khác
như: UNCTAD (United Nation Conference on Trade and Development):

Dưới góc độ doanh nghiệp, thương mại điện tử bao gồm các hoạt động của
doanh nghiệp, theo chiều ngang: “Thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ
hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán
thông qua các phương tiện điện tử”.
4

Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ
giới hạn ở riêng mua và bán, toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực
hiện thông qua các phương tiện điện tử.

Khái niệm này được viết tắt bởi bốn chữ MSDP, trong đó:

• M - Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua internet)

• S - Sales (có trang web có hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng)

• D - Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng)

• P - Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua ngân hàng)

Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và
mạng vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân
phối, thanh toán thì được coi là tham gia thương mại điện tử.

Dưới góc độ quản lý nhà nước, thương mại điện tử bao gồm các lĩnh vực :

• I - Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển thương mại điện tử (I)

• M - Thông điệp (M)

• B - Các quy tắc cơ bản (B)

• S - Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực (S)

• A - Các ứng dụng (A)

Mô hình IMBSA này đề cập đến các lĩnh vực cần xây dựng để phát triển
thương mại điện tử:
5

• I - Infrastructure: Cơ sở hạ tầng “Công nghệ thông tin” và truyền thông là
yêu cầu đầu tiên để phát triển thương mại điện tử.

• M - Message: Các vấn đề liên quan đến “thông điệp dữ liệu”. Thông điệp
chính là tất cả các loại thông tin được truyền tải qua mạng trong thương
mại điện tử. Ví dụ như hợp đồng điện tử, các chào hàng, hỏi hàng qua
mạng, các chứng từ thanh toán điện tử ... đều được coi là thông điệp, chính
xác hơn là “thông điệp dữ liệu”.

• B - Basic Rules: Các quy tắc cơ bản điều chỉnh chung về thương mại điện
tử: chính là các luật điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện
tử trong một nước hoặc khu vực và quốc tế như các quy định về thương
mại của WTO, quy định về sở hữu trí tuệ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế
giới WIPO.

• S - Sectorial Rules/ Specific Rules: Các quy tắc riêng, điều chỉnh từng lĩnh
vực chuyên sâu của Thương mại điện tử như: chứng thực điện tử, chữ ký
điện tử, Ngân hàng điện tử (thanh toán điện tử).

• A - Applications: Được hiểu là các ứng dụng thương mại điện tử, hay các
mô hình kinh doanh thương mại điện tử cần được điều chỉnh, cũng như
đầu tư, khuyến khích để phát triển, trên cơ sở đã giải quyết được 4 vấn đề
trên.

Theo UNCITRAL (UN Conference for International Trade Law) - Luật


mẫu về Thương mại điện tử (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce,
1996): Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các
phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ
6

quá trình giao dịch. Vấn đề “thông tin” và “thương mại” trong luật mẫu về
thương mại điện tử của UNCITRAL được hiểu như sau:

• “Thông tin” được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện
tử, bao gồm cả thư từ, các file văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các
bản thiết kế, hình đồ hoạ, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hoá đơn, bảng
giá, hợp đồng, hình ảnh động, âm thanh...

• “Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng, bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ
mọi mối quan hệ mang tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng.
Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn ở
các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng
hoá hoặc dịch vụ; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng; cho
thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư
cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; liên doanh và các hình thức khác về hợp
tác; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không,
đường sắt hoặc đường bộ.

Mô hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời
của thương mại điện tử. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đóng góp vào sự
phát triển của thương mại điện tử. Ví dụ, nước Anh có chợ thương mại điện tử
lớn nhất toàn cầu khi đo bằng chỉ số chi tiêu bình quân đầu người, (con số này
cao hơn cả Mỹ). Kinh tế Internet ở Anh có thể tăng 10% từ năm 2010 đến năm
2015. Điều này tạo ra động lực thay đổi cho ngành công nghiệp quảng cáo.
Trong số các nền kinh tế mới nổi, sự hiện diện của thương mại điện tử ở
Trung Quốc tiếp tục được mở rộng. Với 384 triệu người sử dụng Internet, doanh
số bán lẻ của cửa hàng trực tuyến ở Trung Quốc đã tăng 36,6 tỷ USD tăng năm
7

2009 và một trong những lý do đằng sau sự tăng trưởng kinh ngạc là cải thiện độ
tin cậy của khách hàng. Các công ty bán lẻ Trung Quốc đã giúp người tiêu dùng
cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng trực tuyến.

Thương mại điện tử cũng được mở rộng trên khắp Trung Đông. Với sự ghi
nhận là khu vực có tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong việc sử dụng Internet
từ năm 2000 đến năm 2009, hiện thời khu vực có hơn 60 triệu người sử dụng
Internet.
Bán lẻ, du lịch và chơi game là các phần trong thương mại điện tử hàng đầu ở
khu vực, mặc dù có các khó khăn như thiếu khuôn khổ pháp lý toàn khu vực và
các vấn đề hậu cần trong giao thông vận tải qua biên giới. Thương mại điện tử đã
trở thành một công cụ quan trọng cho thương mại quốc tế không chỉ bán sản
phẩm mà còn quan hệ với khách hàng.

Câu 2:

a, Khái niệm
• Website (còn được gọi là trang web, trang mạng) là một tập hợp trang
web, bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash, ... có thể truy cập thông qua
Internet. Website thường chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc
tên miền phụ (subdomain) trên World Wide Web của Internet. Một trang
web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức
HTTP.
Website có thể được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.
• Để có thể hoạt động, Website phải có 3 yếu tố sau:
- Tên miền: là tên riêng và duy nhất của website
8

- Hosting: là các máy chủ chứa các tệp tin nguồn
- Database: là cơ sở dữ liệu bao gồm các file mã lệnh hay còn gọi là
mã nguồn; hoặc một bộ code/cms

b, Vai trò của website đối với doanh nghiệp


• Vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh bộ mặt của doanh nghiệp.
Việc trưng bày hình ảnh của công ty với bộ mặt của doanh nghiệp ra ngoài
thế giới thực sẽ là trụ sở, văn phòng, vị trí địa lý, bộ brochure, danh thiếp,
… song song đó thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp trên internet sẽ là
website. Khi khách hàng tìm hiểu về doanh nghiệp bằng phương thức
online, tất cả những gì họ thấy đều nằm trên website của doanh nghiệp đó.
Nếu doanh nghiệp có website chuyên nghiệp hơn sẽ tạo được dấu ấn tốt
hơn, chính điều này cũng sẽ thu hút cho khách hàng hơn và có nhiều cơ
hội bán hàng hơn.
• Dễ dàng hơn cho doanh nghiệp trong quảng bá sản phẩm và thương hiệu
của mình. Website chính là công cụ đắc lực cho hoạt động Marketing
online của doanh nghiệp, khi ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận với sản
phẩm thông qua hình thức trực tuyến như qua công cụ tìm kiếm như
Google hay mạng xã hội như Facebook, Instagram, … qua Internet. Vì thế,
sử dụng quảng cáo website của doanh nghiệp trên các nền tảng đó mang
lại sức hút và hiệu quả lớn cho doanh nghiệp.
• Góp phần quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí quảng cáo cho doanh
nghiệp. Bởi giá xây dựng và duy trì một website rẻ hơn nhiều so với chi
phí quảng cáo trên báo đài, nội dung lại không giới hạn, tìm kiếm dễ dàng.
Hơn nữa, còn tiết kiệm được chi phí hơn khi doanh nghiệp có thể thay đổi
thông tin dễ dàng mà không phải in lại như brochure, catalogue, danh
9

thiếp…Và có thể tiết kiệm cả chi phí thuê mặt bằng (siêu thị điện tử), nhân
sự (nhân viên phục vụ).
• Bên cạnh đó kinh doanh qua mạng (thông qua website) còn mở rộng cơ
hội tìm kiếm khách hàng, đối tác của doanh nghiệp không chỉ trong nước
mà còn trên phạm vi toàn cầu. Website sẽ giúp doanh nghiệp tăng phạm vi
và khả năng tiếp cận khách hàng, không chỉ trong giờ hành chính, mà
khách hàng còn có thể tự chủ động tìm kiếm và liên hệ với doanh nghiệp
thông qua website, song song với việc ở bất cứ đâu cũng có thể tìm hiểu
được chỉ cần có Internet. Vì vậy doanh nghiệp sẽ mở rộng được phạm vi
tiếp cận với khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Thu Hà, Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp,
Đại học Dân Lập Hải Phòng, 2017

2. Bài báo: Thương mại điện tử trở thành xu hướng tất yếu, Đảng Cộng sản,
tháng 11 năm 2021

3. Bài báo: Tổng quan về thương mại điện tử ở Việt Nam, TS. Nguyễn Đình
Luận, Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Tài Chính, năm
2015

You might also like