You are on page 1of 62

CHỦ ĐỀ 1

Tổng quan về thị trường


thương mại điện tử

2021
Nguyễn Quang Trung
quangtrung.khxh@gmail.com
Nội dung chính:

1. Tổng quan về TMĐT


2. Thực trạng TMĐT thế giới và Việt Nam
3. Xu hướng phát triển
TỔNG QUAN VỀ
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm TMĐT
Tiếng Việt: Thương mại điện tử
Tiếng Anh: Electronic Commerce
Viết tắt: e-commerce hoặc EC
Tổ chức Thương mại Thế giới:
(World Trade Organization – WTO)

“TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và
phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên
mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu
hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những
thông tin số hóa thông qua mạng Internet”.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc:
(Organization for Economic Co-operation and Development – OECD)

«TMĐT được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương


mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền
thông như Internet»
Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về
Thương mại điện tử:
“Hoạt động TMĐT là việc tiến
hành một phần hoặc toàn bộ quy
trình của hoạt động thương mại
bằng phương tiện điện tử có kết
nối với mạng Internet, mạng
viễn thông di động hoặc các
mạng mở khác”
Những điểm
tương đồng và
khác biệt giữa
TMĐT và
thương mại
truyền thống
Ghi chú: Costomer (khách hàng hay người mua)
Consumer (Người tiêu dùng hay người tiêu thụ, sử dụng)
B2C
Là loại hình giao dịch giữa DN và người tiêu dùng
qua các phương tiện điện tử:
- DN: dùng phương tiện điện tử để bán hàng (lập website,
xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ; thực hiện các
quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp đến người
tiêu dùng);
- Khách hàng: thông qua phương tiện điện tử để lựa chọn,
đặt hàng, thanh toán, nhận hàng;
Lợi ích của B2C:
- Giúp DN: tiết kiệm chi phí (1) bán hàng và (2) quản lý
- Giúp khách hàng (1) sự thuận tiện, (2) khả năng lựa chọn
và so sánh nhiều mặt hàng cùng lúc
B2C
Mô hình Nhà bán lẻ điện tử (e-tailer)
Mô hình Nhà cung cấp nội dung (Content provider)
Mô hình Cổng thông tin tích hợp (Portal)
Mô hình Nhà môi giới giao dịch (Transaction broker)
Mô hình Nhà sáng lập thị trường (Market creator)
Mô hình Nhà cung cấp dịch vụ (Service provider)
Mô hình Nhà cung cấp cộng đồng (Community provider)
B2B
Là loại hình giao dịch giữa DN và DN trên các hệ
thống ứng dụng TMĐT:
- Thực hiện dựa trên công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử;
- Các hoạt động giao dịch mua bán giữa hai DN diễn ra trên
các sàn TMĐT, hoặc các kênh TMĐT của từng DN;
- Giá trị của hợp đồng, đơn hàng thường lớn.

Lợi ích của B2B:


- Giúp DN giảm chi phí (1) nghiên cứu thị trường, (2) quảng
cáo, (3) đàm phán và tăng các cơ hội kinh doanh
B2B
Mô hình Nhà phân phối điện tử
(e-distributor)

Mô hình Nhà cung cấp dịch vụ hậu cần điện tử


(e-procurement)

Mô hình Sàn giao dịch trao đổi


(Exchange)

Mô hình Hiệp đoàn ngành


(Industry consortia)

Mô hình Mạng công nghiệp riêng


(Private industrial network)
Thương mại di động
M-Commerce
• Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật truyền
thông di động cùng với sự phổ dụng của điện
thoại di động đã tạo ra một hướng phát triển
mới của TMĐT;

• TMĐT di động (M-Commerce): "các giao dịch


với giá trị tiền tệ được thực hiện thông qua
mạng viễn thông di động“, đây là TMÐT
thông qua mạng điện thoại di động.
• Sự gắn kết giữa người sử dụng với ÐTDÐ
cá nhân đã mang lại hàng loạt ứng dụng
mới với khả năng tiếp thị, khả năng đáp
ứng nhu cầu cá nhân tốt hơn và khả năng
truy nhập mọi lúc, mọi nơi.

• Lợi thế quan trọng của ÐTDÐ là nó luôn


gắn liền với người sử dụng như một
chìa khoá cho việc thao tác trên tài khoản
cá nhân.
Thương mại trên mạng xã hội
(Social Commerce)

Thương mại trên mạng xã hội là việc


sử dụng các trang web mạng xã hội
như Facebook, Instagram và Twitter…
làm phương tiện để quảng bá và bán
sản phẩm và dịch vụ.
Các đối
tượng chính
tham gia
Website
TMĐT?
Nhà nước

Quản lý nhà nước về TMĐT


Người cung cấp dịch vụ
Internet và công nghệ

Là người đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị


phục vụ cho công nghệ mới đáp ứng được
nhu cầu hoạt động và kinh doanh trực tuyến.

Ví dụ: nhà cung cấp đường truyền internet,


server host website, thiết bị chống virus,
hacker…
Người xây dựng Website TMĐT

Có đủ kiến thức về kỹ thuật để có thể xây


dựng website mang tính chuyên nghiệp và
đáp ứng được nhu cầu của nhà kinh doanh
TMĐT.

Có đội ngũ chuyên nghiệp phục vụ cho việc


xây dựng và thiết kế website.
Người trực tiếp kinh doanh TMĐT

+ Có đủ kiến thức về TMĐT để đưa ra nhiều


chiến lược và giải pháp cũng như xử lý tình
huống khác nhau trong giao dịch TMĐT;
+ Đủ nguồn lực phục vụ cho việc cập nhật
thông tin, giao dịch mua bán, giao hàng…;
+ Luôn đảm bảo kênh giao dịch, đa dạng,
đa phương thức thanh toán, đảm bảo tính tin
cậy trong TMĐT, đảm bảo quyền lợi của các
bên khi tham gia trên website TMĐT…
Người mua hàng trên website TMĐT

Là các đối tượng tham gia vào các website


như website thông tin, nghiên cứu, kể cả
người thực hiện các giao dịch với người
bán thông qua Website.
Các chủ thể “đen” trong TMĐT

+ Hacking (Xâm nhập)


+ Identity Theft (Mạo danh)
+ Fraud (Gian lận)
+ Chính kiến khác biệt
Các đặc trưng,
lợi ích và
hạn chế của
TMĐT?
Các đặc trưng của TMĐT:
Thứ nhất: Các bên tiến hành giao
dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực
tiếp với nhau và không đòi hỏi phải
biết nhau từ trước;
Thứ hai: TMĐT được thực hiện trong
một thị trường không có biên giới (thị
trường thống nhất toàn cầu). TMĐT
trực tiếp tác động tới môi trường cạnh
tranh toàn cầu;
Thứ ba: Trong hoạt động giao dịch
TMĐT đều có sự tham ra của ít nhất ba
chủ thể, trong đó có một bên không thể
thiếu được là người cung cấp dịch vụ
mạng, các cơ quan chứng thực;
Thứ tư: Đối với thương mại truyền
thống thì mạng lưới thông tin chỉ là
phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối
với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính
là thị trường;
Lợi ích của TMĐT:
(trong kinh doanh )
1, Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ
hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các
khách sạn có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp
cận nguồn khách và đối tác trên khắp thế giới;

2, Tiết kiệm chi phí: chi phí giấy tờ, chi phí chia
sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản...;

3, Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng


phòng trống và độ trễ trong giao – nhận...;
4, Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao
dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh
được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm biến phí;

5, “Chiến lược kéo”: lôi kéo khách lưu trú đến với khách
sạn bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách;

6, Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế
về thông tin và khả năng phối hợp giữa các đơn vị làm tăng
hiệu quả kinh doanh và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị
trường;

7, Thắt chặt quan hệ và củng cố lòng trung thành của


khách;

8, Thông tin cập nhật: thông tin trên web về sản phẩm,
dịch vụ, giá cả... đều được cập nhật nhanh chóng, kịp thời;
9, Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp;

10, Cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng;

11, Đơn giản và chuẩn hóa các quy trình giao dịch;

12, Tăng sự linh hoạt trong hoạt động kinh doanh...
Lợi ích của TMĐT:
(đối với khách)
- Vượt giới hạn về không gian và thời gian: cho phép
mua sản phẩm mọi nơi, mọi lúc trên khắp thế giới;

- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: cho phép có


nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp;

- Giá thấp hơn: do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong


phú hơn nên có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp,
từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất;

- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao


hơn: có thể tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng
thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng
thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)...;
Hạn chế của TMĐT:
(trong kinh doanh)
Hạn chế về kỹ thuật:
1, Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an
toàn và độ tin cậy TMĐT trong kinh doanh;
2, Tốc độ đường truyền Internet chưa cao trong khi
chi phí truy cập Internet còn cao;
3, Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai
đoạn đang phát triển;
4, Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với
các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu
truyền thống...
Hạn chế về thương mại:

1, An ninh và bảo mật riêng tư là hai cản trở về


tâm lý đối với người tham gia TMĐT;
2, Thiếu lòng tin do khách hàng không được gặp
trực tiếp sản phẩm;
3, Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa
được làm rõ;
4, Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo
cần thời gian;
5, Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi
thế về quy mô (hoà vốn và có lãi);
6, Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của
TMĐT...;
CASE STUDY
Cơ hội phát triển
thương mại điện tử Việt Nam – EU

Link:
https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/co-
hoi-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-eu-
591514.html
Thực trạng TMĐT
thế giới và Việt Nam
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu
có thể được truy nhập công cộng gồm
các mạng máy tính được liên kết với nhau.
2006 - nay
Giai đoạn tái sáng tạo
Mở rộng bricks-and-clicks trên cơ sở thị trường truyền thống

2001-2006
Giai đoạn củng cố
Định hướng kinh doanh (business-driven)
Chiến lược pha trộn (bricks-and-clicks):
brick-and-mortar (nền kinh tế cũ),
click-and-mortar (hay click-and-brick) là các tổ
chức có tiến hành TMĐT

Thế giới 1995-2000


Giai đoạn phát minh
Nhóm tiên phong (first mover)
Rào cản chuyển đổi (switching barrier)
Hiệu ứng mạng (network effect)
m-mobile e-learning

2001 B2E c-commerce e-government

1999 B2B

1995 B2C

1990s Electronic Commerce


(EC)

Hệ thống Hệ thống
đặt chỗ mua bán Internet
(du lịch) chứng khoán

Electronic Data Interchange Kỹ thuật dùng để chuyển các loại tài liệu
(EDI) điện tử theo 1 lộ trình nhất định. Sau này
dùng để chuyển các giao dịch tài chính và
các loại giao dịch khác.

1970s Electronic Funds Transfer Tiền được gửi đi theo 1 lộ trình điện tử từ
(EFT) công ty này sang công ty khác.
2011-nay
Phát triển mạnh mẽ, nở rộ

Việt Nam 2005-2010


Định hình khung pháp lý

2000-2004
TMĐT VN hình thành

19/11/1997: VN hòa mạng Internet toàn cầu,


dịch vụ Internet chính thức cung cấp ngày 01/12/1997
Xu hướng phát triển
TMĐT
THƯƠNG MẠI MẠNG XH

THỰC TẾ ẢO TĂNG CƯỜNG THƯƠNG MẠI THOẠI


Augmented Reality
1. Trợ lý ảo AI và chatbot
2. Công cụ gợi ý tìm kiếm
3. Cá nhân hóa trên nhiều thiết bị
4. Tích hợp chức năng
Thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi
CASE STUDY
Cuộc chiến kho vận TMĐT
Link:
https://www.youtube.com/watch?v=PQ0Jowke_w8
CASE STUDY
Vải thiều Bắc Giang lên
6 sàn thương mại điện tử

Bài đọc: https://thanhnien.vn/vai-thieu-bac-giang-len-


6-san-thuong-mai-dien-tu-post1074514.html
TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ Bộ Công Thương (2020), Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2020, Hà Nội.
+ Chaffey, D. and Ellis-Chadwick, F. (2012), Digital Marketing: Strategy,
Implementation, and Practice. 1st ed. Harlow: Pearson Education.
+ David Rerris, Building an intelligent e-Business, NewDelhi
+ Dodson, I (2016), The art of digital marketing : the definitive guide to creating
strategic, targeted and measurable online campaigns. Hoboken, New Jersey:
Wiley.
+ Dương Ngọc Hồng (2020), Thương mại điện tử trong phát triển kinh tế ở Việt
Nam, Tạp chí Tài chính, 2, 120-123.
+ Lee, King Et Chung (2000), Electronic Commerce: A Managerial Perspective,
Prentice Hall.
+ Nguyễn Văn Minh (2014), Phát triển hệ thống TMĐT, Nxb Thông kê.
+ Ravi Kalakota & Andrew B. Whinston. (1997), Electronic Commerce:A +
Manager's Guide. Boston, US: Addison-Wesley Professional.
+ Fill, C; Hughes, G; De Franceso, S (2013), Advertising strategy, creativity and
media. London, UK: Pearson.

You might also like