You are on page 1of 36

CHỦ ĐỀ 3

Digital marketing:
E-marketing và +++

2021
Nguyễn Quang Trung
quangtrung.khxh@gmail.com
Nội dung chính:
3.1. Tổng quan về E-Marketing
3.2. Một số phương thức E-Marketing
3.3. Cách thức thu hút người xem cho website
3.4. Search Engine Marketing (SEM)
3.5. Search Engine Optimization (SEO)
3.1.
TỔNG QUAN VỀ E-MARKETING
3.1.1. Khái niệm E-Marketing:

E-marketing:
(1) Internet Marketing,
(2) Online marketing,
(3) Tiếp thị qua mạng,
(4) Tiếp thị trực tuyến.

Là việc thực hiện các hoạt động


quảng bá một thông điệp đến với
nhóm đối tượng quảng bá dựa trên
các công cụ email, Internet, WWW
“Internet Marketing là chiến lược dùng
Internet làm phương tiện cho các hoạt
động marketing và trao đổi thông tin”

Asia Digital Marketing Association


E – Marketing
và Digital Marketing?
E - Marketing (tiếp thị điện tử): là việc áp
dụng các nguyên tắc và kỹ thuật Marketing truyền
thống thông qua phương tiện như: Internet,
phương tiện truyền thông điện tử.

Digital Marketing (Tiếp Thị sử dụng các


phương thức kỹ thuật số): là hình thức
marketing tích hợp hệ thống kỹ thuật số như là
một kênh để làm marketing, giúp thương hiệu tiếp
cận nhiều kênh truyền thông để đến đúng với
người tiêu dùng (Website, Blog, Web 2.0, RSS,
SMS...)
3.1.2. Lợi thế và hạn chế của E-Marketing:
Lợi thế của E-Marketing:
1, Khách hàng có thể tương tác: (1) click chuột
vào thông điệp quảng cáo để mua hàng, để lấy
thông tin về sản phẩm, (2) có thể so sánh sản
phẩm này với sản phẩm khác, (3) so sánh nhà cung
cấp này với nhà cung cấp khác…
2, Công cụ thu thập thông tin hiệu quả: (1)
thông tin cơ bản về khách hàng như họ tên, số điện
thoại, (2) sở thích qua việc nghiên cứu truy cập
Website, Facebook, Youtube, Google...
Lợi thế của E-Marketing:

3, Tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu: (bằng


những công cụ rất hữu hiệu) xác định chính xác đối
tượng mục tiêu nhắm đến với chi phí thấp, độ phủ
rộng, tốc độ lan truyền nhanh nhất, không giới hạn
về điạ lý;

4, Chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng;

5, Không giới hạn về thời gian, địa lí, hướng


đến thị trường toàn cầu
Hạn chế của E-Marketing:
1, Đòi hỏi khách hàng phải sử dụng các kỹ thuật mới
(không phải tất cả mọi đối tượng khách hàng có thể);

2, Tốc độ đường truyền;

3, Khách hàng không thể chạm, nếm, dùng thử hay


cảm nhận sản phẩm trước khi mua trực tuyến;

4, Mức độ tin cậy khác nhau của thông tin trên mạng;

5, Xây dựng thông điệp Marketing, xây dựng nội dung


cho các Website vừa là một khoa học, vừa là một nghệ
thuật...
3.2.
MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC
E-MARKETING
3.2.1. SEO – SEM:

Quảng cáo trên các bộ máy tìm kiếm


như Google, Yahoo và Bing (SEM);

Tối ưu hóa website để đạt thứ hạng


cao hơn trên kết quả tìm kiếm tự
nhiên của các bộ máy tìm kiếm (SEO).
3.2.2. Mobile Marketing:

Quảng cáo thông qua các thiết bị di động


(tối ưu hóa trang web để hiển thị tốt hơn,
quảng cáo push và banner trong các ứng
dụng hay trò chơi để khuyến khích người
dùng cài đặt ứng dụng...)
BT1: Backdrop, Bandroll và Banner?
BT2: Quảng cáo Branding và Push Sales?
BT3: Đẩy và kéo (Pull or Push)?
+ Backdrop, Bandroll và Banner:
Backdrop (phông nền sân khấu) được đặt ở vị trí
chính diện nhằm giới thiệu nội dung thông điệp;

Bandroll (tấm vải hoặc bạt hiflex) nhằm giới


thiệu, chào mừng, cổ động... Nhằm đưa thông
điệp thẳng vào tâm trí người tiêu dùng;

Banner: mục tiêu thu hút sự chú ý, mà còn để


kêu gọi hành động, truy nhập website và chuyển
tải thông điệp sản phẩm;
+ Quảng cáo Branding và Push Sales?
Quảng cáo Branding: Nhằm mục đích để đối tượng ghi
nhớ thương hiệu và lan tỏa hình ảnh ra công chúng.
(1) CPD Hompage (Cost Per Duration Homepage) là hình thức
quảng cáo mà doanh nghiệp phải trả phí theo thời gian hiển thị dạng
banner kích thước lớn trên đầu trang chủ các Website.
(2) Quảng cáo CPM là hình thức quảng cáo banner trên các
website thanh toán cho mỗi 1.000 lần hiển thị (impressions) với số tiền
nhất định.

Push Sales: là dạng quảng cáo đánh mạnh vào việc thu
thập lead (đầu mối), đi sâu vào insight (những suy nghĩ,
mong muốn ẩn sâu bên trong ảnh hưởng đến quyết định
mua hàng) của khách hàng nhằm thiết lập mối quan hệ thu
hút, hấp dẫn họ thông qua những chiến dịch chiêu thị.
+ Đẩy và kéo (Pull or Push)?
Để khuyến khích việc mua và bán, ta dùng hai hình thức:

tiếp thị kéo (marketing pull) nhằm tác động việc mua

tiếp thị đẩy (marketing push) nhằm tác động việc bán

“khuyến mãi” là khuyến khích việc mua

“khuyến mại” là khuyến khích việc bán


Tiếp thị kéo (marketing pull):

Nhằm lôi kéo khách mua bằng cách dùng các công
cụ tiếp thị tác động trực tiếp tạo ra nhu cầu:
1, Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại
chúng (báo chí, truyền hình, Internet, radio,
brochure…);
2, Tổ chức sự kiện (event);
3, Quan hệ công chúng (public relation) nhằm tạo
quan hệ tốt với các cơ quan truyền thông để họ giới
thiệu một cách khách quan về sản phẩm/dịch vụ đến
khách hàng, người tiêu dùng;
4, Tổ chức sử dụng thử (uống, ăn, đi thử…);
Tiếp thị đẩy (marketing push):
Chú trọng vào việc “đẩy” hàng từ nhà sản xuất hay
cung cấp dịch vụ đến các cấp trung gian, chú trọng
việc phân phối sỉ, các cấp trung gian:

Khi hàng hóa tại kho các cấp trung gian đầy ắp, ắt họ sẽ tìm
cách đẩy hàng đến cấp trung gian tiếp theo hoặc đến tay
người tiêu dùng (luôn muốn bán được nhiều hàng để hưởng
lợi càng nhiều và mau chóng giải phóng kho bãi).

Nhà sản xuất bán hàng có chiết khấu cho đại lý qua nhiều
hình thức: ký gửi hàng, thanh toán 100% hay thanh toán
nhiều đợt, gối đầu sản phẩm… Đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp (hỗ trợ bán hàng, giám sát, quản lý khu vực)…
3.2.3. Email Marketing:

Quảng cáo bằng hình thức gửi email


tới các khách hàng trong danh sách
hoặc cơ sở dữ liệu và giới thiệu về
dịch vụ, sản phẩm hay tin tức...
3.2.4. Content Marketing:

Quảng cáo bằng cách tạo ra hoặc


đăng tải những nội dung có khả năng
tạo tương tác tốt với người dùng và
qua đó gia tăng traffic (lưu lượng truy
cập), pageviews (số trang đã được
xem hoặc nhấp vào trong khoảng thời
gian nhất định).
3.2.5. Social Marketing:

Quảng cáo và truyền tải các thông


điệp tới người dùng thông qua các
mạng xã hội như Facebook, Twitter,
LinkedIn và để gia tăng sự nhận biết
thương hiệu.
3.2.5. Display:

Quảng cáo thông qua các dịch vụ cung


cấp (publishers, ad networks, ad
exchange, DSP) với hình thức hiển thị
các format (hình ảnh, video, flash,
html) trên các website trong hệ thống
của nhà cung cấp.
3.3.
CÁCH THỨC THU HÚT
NGƯỜI XEM CHO WEBSITE
3.3.1. Xây dựng cộng đồng:

Dành chỗ trên website làm “sân chơi”


cho những người cùng sở thích.

Diễn đàn này rất có tác dụng trong


việc giữ chân người xem và thu hút
người mới.
3.3.2. Nội dung:

1, Nội dung của các trang trên website có


giá trị quyết định trong việc thu hút và giữ
chân người xem.

2, Chú ý tạo sự tiện lợi cho người xem:


trong thời gian ngắn nhất, người xem tìm
được cái họ muốn xem.

3, Đăng tải lượng thông tin hợp lý;

4, Cập nhật thông tin thường xuyên.


3.3.3. Phần thưởng:

Có những “chiêu thức” khiến người


xem cảm thấy thích và có ích lợi khi
đọc web (quyền download miễn phí,
những dịch vụ ưu tiên hay quà khuyến
mãi v.v…)
3.4.
SEARCH ENGINE MARKETING
(SEM)
SEM (Search Engine Marketing):

Những thủ thuật marketing trực tuyến


nhằm tăng thứ hạng của 1 website, tổ
chức hay một chủ thể nào chậm triển
khai trên những dụng cụ kiếm
tìm (search engine) như Google, bing,
yahoo...
SEM là tổng hợp của:

1, SEO (Search Engine Optimization): tối ưu hóa


trên những công cụ tìm kiếm;

2, SEA (Search Engine Advertising): lăng xê trên những dụng


cụ tìm kiếm (Google adwords, Microsoft Adcenter);

3, SMO (Social Media Optimization): tối ưu hóa Mạng xã hội;

4, SMM (Social Media Marketing): Marketing truyền thông


mạng xã hội;

5, SMA (Social Media Advertising): Quảng cáo truyền thông


mạng xã hội;
3.5.
SEARCH ENGINE OPTIMIZATION
(SEO)
SEO (Search Engine Optimization):

Tối ưu hóa phương tiện tìm kiếm, là 1 tập


hợp các cách thức nhằm nâng cao thứ hạng
của một website trong những trang kết quả
của các phương tiện tìm kiếm (phổ biến nhất
là Google).
Ưu điểm của SEO:
1, Chi phí rất thấp khi so với các phương thức quảng cáo trên
công cụ tìm kiếm khác;

2, Giúp thu hút lượng lớn khách hàng mục tiêu có quan tâm
trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ;

3, Tiết kiệm chi phí truyền thông khác;

4, Giúp mở rộng thị trường, đối tượng khách hàng, đa dạng


hóa sản phẩm;

5, Nâng cao thương hiệu;

6, Hàm ý đáng tin cậy.


Ba phần việc chính của SEO:
+ Nghiên cứu từ khóa (keyword research):
nhằm tìm ra những cụm từ, nhóm từ khóa nhắm tới
từng loại đối tượng tìm kiếm và dễ dàng đưa website
lên vị trí cao trên kết quả tìm kiếm.

+ Seo Onpage: tối ưu lại các nội dung trên trang


web, cho cả Công cụ tìm kiếm và khách viếng thăm.

+ Seo Offpage: xây dựng liên kết từ website khác


trỏ tới website của DN gồm tất cả các liên kết từ các
website khác nhau (blog, mạng xã hội, tin tức,...)

You might also like