You are on page 1of 14

Chương 1

Câu 1: Tại sao nền kinh tế số của nước ta hiện nay đã rất phát triển và được chính phủ hỗ trợ nhưng vẫn
mắc phải những hành lang pháp lý?
Câu 2: Phân biệt Kinh tế số và Nền kinh tế số ?
Câu 3: Phân biệt Thị trường kinh tế truyền thống và Thị trường kinh tế số
Câu 4: Ví dụ về Nền kinh tế số ?
Câu 5: Thuận lợi và thách thức khi từ Kinh tế truyền thống chuyển sang Kinh tế số ?
Câu 6: Giáo dục nước ta hiện nay có theo kịp sự phát triển của Kinh tế số ?
Câu 7: Những sự việc được báo chí đưa lên gần đây - Facebook và nhiều công ty công nghệ khác sa thải
hàng loạt nhân viên dù cho họ là những người làm việc lâu năm dày dặn, liệu có phải là minh chứng cho
việc công nghệ thông minh và tự động hóa sẽ thay thế con người ?
Câu 8: Chuyển đổi số có phải chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn mạnh ?
Câu 9: Sự phát triển kinh tế số tại các nước khác nhau có sự chênh lệch nhất định, liệu các nước có kinh
tế số phát triển mạnh hơn sẽ hợp tác với nhau tạo thành một liên minh kinh tế số và thâu tóm thị trường
trên thế giới, cản trở sự phát triển của những nền kinh tế số còn lại?
Câu 10: Kinh tế số tại Việt Nam phát triển chậm có là vì công nghệ, máy móc còn lạc hậu?

Chương 2
Câu 1: Nêu những thách thức chính của mô hình sản xuất theo nguồn lực cộng đồng ?
Câu 2: Thảo luận về việc liệu mô hình sản xuất nguồn cung ứng cộng đồng có thể tạo ra các dịch vụ số
có chất lượng tương tự như mô hình sản xuất nội bộ hay không ?
Câu 3: Vì sao EVN được xem là Hệ sinh thái số ?
Câu 4: Tại sao trong mùa dịch Covid, nước ta bị đứt gãy chuỗi cung ứng ?
Câu 5: Hàng hóa thông thường và Hàng hóa số có ảnh hưởng như thế nào đến nhau ?
Câu 6: Cách giải quyết những vấn đề về sự tin tưởng vào tính bảo mật và an toàn của dịch vụ số (Trust
issue) ?
Câu 7: Việc Bitcoin giảm chi phí giao dịch xuống 0% có là mối đe dọa trực tiếp đối với các dịch vụ giao
dịch thông qua bên thứ 3 tại Mỹ (Visa, Mastercard, American Express...) ?
Câu 8: Các nền tảng như Youtube, Spotify bị ăn cắp bản quyền sản phẩm thông qua cách thức quay
chụp cắt ghép sang các nền tảng khác. Làm thế nào để khắc phục?
Câu 9: Tại sao doanh thu của Shopee cao nhưng công ty vẫn bị lỗ? Nền kinh tế số ảnh hưởng như thế
nào đến các ngành bán lẻ và ngân hàng?
Câu 10: Vì sao Internet Explorer ra đời sau lại hạ gục Netscape ra đời vào những năm sớm hơn?
Câu 11: Thước đo của các doanh nghiệp trong nền KTS
Câu 12: Mã nguồn mở an toàn phụ thuộc nhiều yếu tố nếu được phát triển bởi chuyên gia thì mang tính
an toàn và được khắc phục bởi chuyên gia, điều đó có đúng không ?

Chương 3

Câu 1: Tại sao Facebook, Tiktok là những nền tảng mang lại những rủi ro lớn tiềm tàng (ăn cắp thông
tin, bắt cóc, yếu tố chính trị, đầu độc giới trẻ...) mà vẫn có thể phát triển ? Những sự cấm cung cấp các
nền tảng mạng xã hội (Mỹ cấm Tiktok) có vì lý do trên?
Câu 2: Những vấn đề về sự đóng cửa của Lotte:
Câu 3: Zalopay hiện nay là hàng hóa tìm kiếm hay hàng hóa trải nghiệm.
Chương 1

Câu 1: Tại sao nền kinh tế số của nước ta hiện nay đã rất phát triển và được chính phủ hỗ trợ
nhưng vẫn mắc phải những hành lang pháp lý ? (HA)

- Pháp luật luôn đi chậm hơn và theo sau sự phát triển của kinh tế: kinh tế số phải là yếu tố xuất
hiện trước để phát sinh những vấn đề cần giải quyết, chính phủ sau đó mới có thể căn cứ vào đây để tạo
lập nên hành lang pháp lý.
- Những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định phải được thông qua quá trình rà soát, thí
điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội để đi đến một điều
luật chính thức
- Còn nhiều vướng mắc đối với một số vấn đề chưa được làm rõ ở các bộ luật khác, gây nhiều khó
khăn trong thực tiễn triển khai: khái niệm bí mật kinh doanh trong Luật Sở hữu trí tuệ; vấn đề bảo vệ tài
sản số trong các hợp đồng dân sự, lao động; các hành vi xâm phạm dữ liệu, xâm phạm hệ thống thông
tin ít có vụ việc nào bị xử lý…
- Tranh cãi về việc cân bằng giữa việc bảo vệ và khai thác dữ liệu người dùng, vấn đề các nền tảng
phải cung cấp thông tin người dùng cho cơ quan nhà nước.
Mọi người không hiểu chỗ nào thì dô đây nha

Câu 2: Phân biệt Kinh tế số và Nền kinh tế số ?

Giống: đều được vận hành chủ yếu dựa trên ứng dụng công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử
tiến hành thông qua Internet.

Khác:

KTS NỀN KTS

Phạm vi Bao gồm các lĩnh vực khác được số hóa, bao gồm là các hoạt động bên dưới đều được số
cả nền kts: xử lí thông tin, kết nối chủ thể (giữa thiết hóa: công ngiệp, nông nghiệp, dịch vụ,
bị di động), lược bỏ khâu trung gian, tiếp cận chuỗi sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa,
giá trị toàn cầu, kinh doanh dịch vụ 5G (Viettel, giao thông vận tải, logistics, tài chính -
Mobifone, VNPT), cung cấp dịch vụ Internet ngân hàng…

Kinh tế số là ngành kinh tế học nghiên cứu hàng Nền kinh tế số là nền kinh tế dựa trên
hóa và dịch vụ kỹ thuật số. Thuật ngữ “dịch vụ kỹ công nghệ Thông tin và Truyền thông
thuật số”được dùng để gọi chung cho hàng hóa và (ICT), như Internet, smartphone, mạng
dịch vụ kỹ thuật số. Thực chất, các nhà nghiên cứu di động, lưu trữ đám mây và điện toán
đồng thuận một nhận định là chưa có một định đám mây, chia sẻ dịch vụ, ứng dụng và
nghĩa được đồng thuận về kinh tế số. tiền điện tử,...
Câu 3: Phân biệt Thị trường kinh tế truyền thống và Thị trường kinh tế số

Giống:
- Đều đáp ứng khái niệm về thị trường: diễn ra hoạt động mua bán sản xuất, có người mua và người
bán, có hoạt động sản xuất, mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ
- Đều giải đáp bài toán của kinh tế: sử dụng nguồn tài nguyên hữu hạn để giải quyết những nhu cầu vô
hạn của con người
Khác:

Kinh tế truyền thống Kinh tế số

Nền tảng vận hành Mua bán trực tiếp (face to face) Nền tảng số (sàn thương mại điện tử
Tiki, Shopee, Lazada…

Phương thức thanh Tiền mặt online banking, trả tiền qua thẻ, trả
toán qua các ứng dụng Momo, Zalopay,
Shopeepay,.. thẻ mua trước trả sau, …

Ưu đãi giảm giá trực tiếp cho các mặt voucher, phiếu giảm giá, thẻ thành
hàng như khai trương cửa hàng viên
hoặc hàng tồn, hàng kém chất
lượng.

Quảng cáo và các tờ rơi, thông báo trực tiếp, mxh, nền tảng youtube, báo mạng,
đánh giá từ khách truyền miệng website của cửa hàng...
hàng

Giao dịch giao dịch xảy ra tận nơi, hoặc giao dịch có thể xảy ra trên website
có thể liên hệ qua số điện thoại của cửa hàng
để mua hàng

Nhân viên tư vấn người bán người bán hoặc website sẽ
0tự cung cấp các câu hỏi tự động giúp
người mua linh hoạt hơn và tiết kiệm
thời gian.

Chính sách đổi trả liên hệ trực tiếp với người mua, phản hồi qua website và hầu hết công
bất tiện và tốn công sức tác đổi trả đều được hướng dẫn cụ thể,
có quy trình đổi trả rõ ràng
Câu 4: Ví dụ về Nền kinh tế số ?

- Về bản chất thì có thể thấy rằng, kinh tế số có các mô hình và phương thức hoạt động đều được ứng
dụng công nghệ số.

- Kinh tế số sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế được công nghệ số áp dụng, ví dụ như: công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, phân phối, logistic, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng,....
- Hiện nay, ta có thể bắt gặp rất nhiều ví dụ về kinh tế số trong cuộc sống hàng ngày như: những trang
web thương mại điện tử, website bán hàng, quảng cáo trực tuyến, app về vận chuyển, ăn uống,.... Nhờ
đó mà những nhu cầu của khách hàng được đáp ứng một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.

Câu 5: Thuận lợi và thách thức khi từ Kinh tế truyền thống chuyển sang Kinh tế số ?

Thuận lợi Khó khăn

- Sự nhận thức đúng đắn và kịp thời của Nhà nước - Ở Việt Nam, kinh tế số chỉ manh nha và phát triển từ
và đại đa số lãnh đạo về tầm quan trọng của nền kinh cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX=> xuất phát điểm của
tế số => bước ngoặt quyết định cho sự phát triển. Việt Nam chậm hơn so với các nước trong khu vực
- Tăng cường tốc độ và hiệu quả của các quy trình cũng như quốc tế.
kinh doanh, từ đó giảm chi phí và tăng cường sự cạnh
- Vốn hoá đầu tư cao để thay đổi từ nhận thức, chiến
tranh.
lược, nhân lực, cơ sở hạ tầng tới giải pháp công nghệ;
- Tăng khả năng tiếp cận thị trường, thu hẹp khoảng
đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển của
Cơ sở hạ
cách giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ.
các doanh nghiệp trước sự cạnh tranh gay gắt của nền
tầng - Tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, doanh nghiệp
kinh tế số.
có thể khai thác dữ liệu để cung cấp các sản phẩm và
- Vấn đề bảo mật dữ liệu và độ tin cậy trong việc xử lý
dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
các giao dịch kinh doanh trực tuyến.
- Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu có khả năng
chi trả các hàng hóa, dịch vụ số: giúp cho thị trường
tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến nền kinh
tế số được mở rộng.

Con - Cơ cấu dân số vàng: Việt Nam có lực lượng lao - Những nhận thức sai lệch có thể ngăn cản con người
người động trẻ, năng động, có khả năng tiếp thu những kiến khỏi việc thích nghi với nền kinh tế số (chuyển đổi số
thức và kỹ năng mới => một trong những chìa khóa chỉ dành cho doanh nghiệp lớn, chuyển đổi số tốn rất
quan trọng nếu có thể đào tạo hiệu quả nguồn lao nhiều tiền, chuyển đổi số có thể giải quyết mọi việc…).
động này. - Hạn chế trong giáo dục phổ thông → Sự thiếu hụt
về trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động (đặc
biệt là lao động có chuyên môn về các ngành công
nghiệp và dịch vụ liên quan đến kinh tế số) → sự đào
thải tất yếu của thị trường lao động.
- Chưa hoàn thiện các hành lang pháp lý: Những
ngành như ngân hàng, bảo hiểm còn vướng mắc phải
những vấn đề chưa rõ ràng hay khó khăn trong việc thu
thập thông tin khách hàng.

- Tội phạm mạng gia tăng cả về số lượng và thủ đoạn


tinh vi: cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng
cao nhận thức, hiểu biết cho người dân về ứng dụng kỹ
thuật số và những lưu ý để phòng, tránh rủi ro khi thực
hiện giao dịch trên môi trường điện tử.

Câu 6: Giáo dục nước ta hiện nay có theo kịp sự phát triển của Kinh tế số ? (HA)
Giáo dục Việt Nam chưa thực sự theo kịp sự phát triển của Kinh tế số:
- Những kiến thức về kinh tế số, chuyển đổi số chưa thực sự được đưa vào giảng dạy ở các bậc phổ
thông mà chỉ được giới thiệu ở các cấp sau phổ thông
- Còn mang tính giáo dục truyền thống, nặng nề về kiến thức, kỹ năng, chưa thực sự khuyến khích
phát triển tư duy, sáng tạo, thực hành cho người học → chưa tạo được động lực tìm hiểu về kinh tế số,
chưa đưa ra hướng khai thác thông tin rõ ràng…

Câu 7: Những sự việc được báo chí đưa lên gần đây - Facebook và nhiều công ty công nghệ khác
sa thải hàng loạt nhân viên dù cho họ là những người làm việc lâu năm dày dặn, liệu có phải là
minh chứng cho việc công nghệ thông minh và tự động hóa sẽ thay thế con người ? (HA)
Vụ việc này liên quan nhiều hơn tới vấn đề tuyển dụng trước và trong đại dịch của các công ty
công nghệ, truyền thông, cũng như các vấn đề về kinh tế khác, cụ thể:
Trước và trong thời kỳ cách ly xã hội tại nhiều khu vực trên thế giới, nhu cầu sử dụng các ứng dụng
điện tử với mục đích giải trí của mọi người tăng cao → dẫn đến việc tuyển dụng ồ ạt tại các công ty,
tăng trưởng về nhân sự nhanh chóng và bất ngờ, trở nên dư thừa sau đại dịch → gây ảnh hưởng đến
nguồn chi và doanh thu trên mỗi nhân viên của doanh nghiệp trong dài hạn, trong khi giờ đây mọi
người không còn dán mắt vào màn hình điện thoại cả ngày ở nhà nữa ⇒ các công ty chấp nhận
khoản bồi thường lớn để cắt giảm nhân sự
Vậy nên sự việc nêu trên chưa đủ căn cứ để kết luận công nghệ thông minh và tự động hóa sẽ thay
thế con người trong quá trình sản xuất và làm việc.

Nói thêm: Trong thực tế, thất nghiệp gia tăng chủ yếu là do suy thoái kinh tế hoặc do thất bại
trong giáo dục. Các cuộc CMCN mới sẽ làm mất đi một số nghề, nhưng lại tạo ra nhiều
ngành nghề mới và phân hóa những ngành nghề cũ. Các loại máy móc được tạo ra đúng là
có thể cải tiến các quy trình sản xuất và cung cấp dịch vụ hơn nhiều so với sức lao động vật lý,
song vẫn cần có con người chế tạo và điều khiển ⇒ máy móc không thể hoàn toàn thay thế
con người trong hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ.

Câu 8: Chuyển đổi số có phải chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn mạnh
?
Trong nền kinh tế số không tồn tại quy luật cá lớn nuốt cá bé nữa mà chuyển thành cá nhanh nuốt cá
chậm, những doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ và chủ động theo đuổi, dẫn đầu về công nghệ số mới là
những người làm chủ thật sự, không phụ thuộc vào tài chính hay quy mô của họ.

Nói thêm: việc chuyển đổi số phụ thuộc vào năng lực (khả năng tối ưu hiệu suất quản lý,
chất lượng sản phẩm; nghiên cứu và phát triển;…) của doanh nghiệp, khi một doanh nghiệp
có khả năng nắm bắt và áp dụng được công nghệ số vào bản thân doanh nghiệp để tăng cường
hiệu suất hoạt động, tối ưu chi phí và tạo ra giá trị mới cho khách hàng thì họ hoàn toàn có thể
thành công trong lĩnh vực chuyển đổi số. Không nhất thiết phải có tiềm lực tài chính lớn mạnh
thì mới có thể thành công trong lĩnh vực chuyển đổi số.

Câu 9: Sự phát triển kinh tế số tại các nước khác nhau có sự chênh lệch nhất định, liệu các nước
có kinh tế số phát triển mạnh hơn sẽ hợp tác với nhau tạo thành một liên minh kinh tế số và thâu
tóm thị trường trên thế giới, cản trở sự phát triển của những nền kinh tế số còn lại? (MA)

Việc hợp tác giữa các nước có kinh tế số phát triển mạnh để tạo thành một liên minh kinh tế số là điều
có thể xảy ra, tuy nhiên, việc thâu tóm thị trường trên thế giới và cản trở sự phát triển của những nền
kinh tế số còn lại là điều không khả thi và cũng không tương thích với tinh thần của sự phát triển kinh tế
số.

Trong nhiều trường hợp, các nước có kinh tế số phát triển mạnh hơn đã hợp tác với nhau để đạt được
mục tiêu chung của họ, thay vì cạnh tranh với nhau.

Vì sẽ có nhiều lợi ích cho các nước tham gia, bao gồm chia sẻ công nghệ và kiến thức, tăng cường sức
mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp trong các thị trường quốc tế, tạo ra cơ hội đầu tư và mở rộng thị
trường.

Trong thực tế, sự phát triển kinh tế số của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình
hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đội ngũ nhân lực và chính sách hỗ trợ từ
chính phủ. Do đó, cần phải hợp tác với nhau để tăng cường năng lực cạnh tranh và tạo ra giá trị kinh tế.

Mặc dù các quốc gia có kinh tế số phát triển mạnh hơn có thể cố gắng thâu tóm thị trường toàn cầu, tuy
nhiên, việc này cũng đối mặt với nhiều thách thức.

- Đầu tiên, việc thâu tóm thị trường toàn cầu có thể bị cấm hoặc hạn chế bởi các quy định pháp lý và
chính sách của các quốc gia.
- Thứ hai, các nền kinh tế số khác cũng đang phát triển nhanh chóng và có thể tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ cạnh tranh. Do đó, các quốc gia có kinh tế số phát triển mạnh hơn sẽ phải cạnh tranh với các đối
thủ khác để giành được thị phần.

Sự chênh lệch về phát triển kinh tế số giữa các quốc gia có thể được giảm thiểu và các quốc gia có thể
hợp tác để tạo ra các giải pháp kinh tế số hiệu quả cho các thách thức toàn cầu, chẳng hạn như vấn đề
biến đổi khí hậu, an ninh mạng và kết nối internet vạn vật. Do đó, tương lai của kinh tế số toàn cầu là sự
phát triển thông qua sự hợp tác và chia sẻ giữa các quốc gia, thay vì cạnh tranh vô ích và thâu tóm thị
trường.

Câu 10: Kinh tế số tại Việt Nam phát triển chậm có là vì công nghệ, máy móc còn lạc hậu?

Kinh tế số tại Việt Nam phát triển chậm là chưa chính xác, tuy về quy mô còn nhỏ so với các nước
khác.

Kinh tế số ở Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, vẫn chưa đạt
được mức độ phát triển như nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, giá trị nền kinh tế số
Việt Nam hiện đã đạt 14 tỷ USD, cao gấp 4,5 so với khoảng thời gian 5 năm trước..

Bởi vì còn hạn chế về nhiều mặt, như cơ sở hạ tầng kém, đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được
nhu cầu của thị trường lao động kỹ thuật số, thiếu khả năng đầu tư và quản lý hiệu quả trong lĩnh vực
kinh tế số. Do đó, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, cũng như đào tạo nguồn nhân lực
có chuyên môn về kinh tế số là cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường
kinh tế quốc tế.

Chương 2

Câu 1: Nêu những thách thức chính của mô hình sản xuất theo nguồn lực cộng đồng ?

- Bảo mật: tất cả mọi người đều có thể tiếp cận các nguồn cung ứng mang tính cộng đồng, dẫn đến
vấn đề về sự bảo mật các thông tin nhạy cảm của công ty (đối với các đối thủ cạnh tranh, người tiêu
dùng)
- Làm giả: vấn đề ăn cắp ý tưởng
- Quyền sở hữu trí tuệ: thuộc về người phát minh ra ý tưởng, cần đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của
người tạo ra hay chủ sở hữu của thành phẩm
- Không có tính chuyên môn: có thể bao gồm cả chuyên gia và những người nghiệp dư => khó có thể
sàng lọc những thông tin có giá trị từ các chuyên gia, khó tránh khỏi trùng lặp ý tưởng
- Sự phát triển có thể đi lạc hướng, rời xa mục tiêu ban đầu: do có quá nhiều luồng thông tin, khó
khăn trong việc kiểm soát và quản lý

Câu 2: Thảo luận về việc liệu mô hình sản xuất nguồn cung ứng cộng đồng có thể tạo ra các dịch
vụ số có chất lượng tương tự như mô hình sản xuất nội bộ hay không ?

Việc sản xuất các dịch vụ số có chất lượng tương đương mô hình sản xuất nội bộ là một thách thức lớn
với mô hình sản xuất nguồn cung ứng cộng đồng: các dịch vụ số đòi hỏi sự chuyên môn cao, kỹ năng về
công nghệ thông tin và các tài nguyên khác mà không phải tất cả các cá nhân trong cộng đồng đều có
sẵn → phụ thuộc vào năng lực của từng thành viên và tài nguyên cộng đồng => vấn đề phải tìm được
và thu hút các nhóm người phù hợp về chuyên môn.

Câu 3: Vì sao EVN được xem là Hệ sinh thái số ?

Định nghĩa HSTS: là một mô hình hệ sinh thái:


- Mô tả các mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dịch vụ số, cơ sở hạ tầng
CNTT-TT, thị trường số và chính quyền trong bối cảnh kinh tế xã hội
- Khả năng tương tác giữa các bên liên quan là chìa khóa thành công của hệ sinh thái
kinh tế số

Hệ sinh thái số của EVN là một nhóm các. dịch vụ số, sản phẩm và nền tảng kết nối nội bộ với nhau
và kết nối với các hệ sinh thái số khác để cung cấp giá trị cho người dùng, bao gồm các yếu tố khác
nhau tương tác với nhau một cách phức tạp. Bao gồm: kết nối trực tuyến với: cổng DVCQG, hóa đơn
điện tử và truyền nhận dữ liệu với cơ quan thuế, các nền tảng phần mềm ứng dụng của doanh nghiệp;
kết nối trực tuyến với văn bản Quốc gia; các hệ thống phần mềm dùng chung trong nội bộ EVN và ứng
dụng SmartEVN.

Chi tiết về Hệ sinh thái EVN

Câu 4: Tại sao trong mùa dịch Covid, nước ta bị đứt gãy chuỗi cung ứng ?

- Đứt gãy chuỗi cung ứng: đứt gãy nguyên liệu đầu vào do các vấn đề về thiếu hụt nguồn cung hay
chi phí giao dịch (thủ tục hải quan, vấn đề pháp lý…).
- Nền kinh tế của Việt Nam đã hội nhập một cách sâu sắc vào nền kinh tế thế giới. Nói một cách khác,
chuỗi cung ứng của Việt Nam như "một đoạn trong mạch máu chuỗi cung ứng" của nền kinh tế thế giới.
Chỉ cần một vị trí trong chuỗi bị đứt gãy sẽ làm cho cả hệ thống bị tê liệt. Trong đại dịch Covid, các
quốc gia quan trọng trong chuỗi cung ứng thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ,... bị ảnh hưởng nặng
nề khiến chuỗi cung ứng thế giới bị tê liệt. Việt Nam do đó cũng không thoát khỏi ảnh hưởng

Ví dụ: Các ngành công nghiệp may mặc, chế biến tại VN lấy đầu vào từ TQ vì giá thành rẻ,
nhưng TQ theo đuổi chính sách zero covid → bị chậm trễ, kiểm duyệt, hạn chế vận chuyển =>
không đồng bộ, bị trục trặc, bị nghẽn, thiếu hụt nguồn cung.

Câu 5: Hàng hóa thông thường và Hàng hóa số có ảnh hưởng như thế nào đến nhau ?
- Cản trở: Hàng hóa số có thể thay thế cho những sản phẩm và dịch vụ truyền thống thông qua những
phương thức hoạt động kinh doanh mới qua các nền tảng thương mại điện tử. Hàng hóa số cung cấp cho
người tiêu dùng nhiều lựa chọn và trải nghiệm tốt hơn, và giúp cho các công ty truyền thống nâng cao
khả năng cạnh tranh của mình.
Ví dụ: Dịch vụ đọc báo trực tuyến ảnh hưởng đến số lượng người mua báo giấy, dịch vụ đặt xe ôm công
nghệ khiến xe ôm truyền thống thoái trào.
- Hỗ trợ: Hàng hóa truyền thống cũng có thể gây ảnh hưởng tích cực đến hàng hóa số và ngược lại,
chẳng hạn như hàng hóa truyền thống cung cấp dữ liệu đầu vào cho phần mềm và trí tuệ nhân tạo, hoặc
dùng các thiết bị IoT để giám sát và điều khiển các hoạt động sản xuất; hàng hóa số có tác dụng thu hút
khách hàng đến sử dụng hàng hóa và dịch vụ truyền thống.

Ví dụ: Các bài nhạc kỹ thuật số trên Youtube hay Spotify thu hút lượng lớn khán giả đến xem biểu diễn
ca nhạc của những ca sĩ, dịch vụ Internet thúc đẩy du lịch truyền thống phát triển.

Câu 6: Cách giải quyết những vấn đề về sự tin tưởng vào tính bảo mật và an toàn của dịch vụ số
(Trust issue) ?
Lừa đảo:
- Chỉ là 1 phần nhỏ, chính phủ và người dân cần hỗ trợ lẫn nhau
- Chính phủ cần đưa ra chính sách về an ninh mạng, bên cạnh đó còn có thể tăng cường nhận thức về
an ninh mạng, liên hệ tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ thông tin cá nhân, thúc đẩy trách nhiệm xã hội
- Người dân trước khi mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ số phải đảm bảo rằng bản thân đang giao dịch
với các cá nhân, tổ chức có uy tín, không tự cung cấp những thông tin cá nhân tuyệt mật cho đối
phương.

Việc bán thông tin khách hàng của các doanh nghiệp:
- Bản chất của những cuộc giao dịch là sự lựa chọn, chấp nhận, do chính chúng ta sử dụng,
do chính sách phát triển ⇒ phải tự có trách nhiệm với các thông tin của bản thân.
- Liên quan đến vấn đề đạo đức của các doanh nghiệp
- Tuy nhiên, pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn thông tin cá nhân.
Chính sách pháp luật cần được hoàn thiện, xác định phạm vi quản lý và đưa ra các biện pháp thích hợp
nhằm hạn chế tình trạng mua bán thông tin cá nhân.

Câu 7: Việc Bitcoin giảm chi phí giao dịch xuống 0% có là mối đe dọa trực tiếp đối với các dịch vụ
giao dịch thông qua bên thứ 3 tại Mỹ (Visa, Mastercard, American Express...) ?
Điều này sẽ không xảy ra, vì:
- Bitcoin chưa được công nhận là một loại tiền tệ chính thức (không đáp ứng được chức năng định
giá hàng hóa do luôn có sự biến động về giá trị, điều này cũng khiến cho nó trở thành một công cụ giao
dịch mang tính rủi ro cực kì lớn).

Nói thêm: Các dịch vụ giao dịch thông qua bên thứ 3 tại Mỹ, chẳng hạn như các nhà môi giới và sàn
giao dịch tiền điện tử, vẫn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính và
thanh toán cho người dùng. Mặc dù Bitcoin có thể giảm chi phí giao dịch xuống 0%, nhưng các dịch vụ
này vẫn có thể cung cấp các giá trị gia tăng khác như lưu trữ an toàn, đổi tiền tệ, tư vấn đầu tư, phân tích
thị trường và hỗ trợ khách hàng. Ngoài ra, Bitcoin cũng có những hạn chế nhất định, chẳng hạn như tính
không ổn định của giá trị và thời gian xử lý giao dịch chậm hơn so với một số phương thức thanh toán
khác. Do đó, các dịch vụ giao dịch thông qua bên thứ 3 vẫn có thể tìm được cơ hội để cung cấp các giải
pháp thanh toán tốt hơn và tiện lợi hơn cho khách hàng.
Câu 8: Các nền tảng như Youtube, Spotify bị ăn cắp bản quyền sản phẩm thông qua cách thức
quay chụp cắt ghép sang các nền tảng khác. Làm thế nào để khắc phục? (Lam)
Những giải pháp để giúp ngăn chặn tình trạng bị đánh cắp bản quyền từ các nền tảng:
- Sử dụng công nghệ gồm: phần mềm, linh kiện, các thiết bị khác để giúp bảo vệ an toàn dữ liệu về
tác phẩm. Công nghệ sẽ được sử dụng để tập trung giải quyết các vấn đề về kiểm soát quyền truy cập
như: mật khẩu, bức tường phí, giới hạn thời gian, giới hạn số người dùng cùng lúc,...
- Áp dụng các công nghệ chống sao chép: Các nền tảng có thể sử dụng các công nghệ như digital
fingerprinting, watermarking để đánh dấu nội dung của họ.
- Các nền tảng có thể tăng cường việc kiểm duyệt nội dung để đảm bảo rằng các nội dung được phát
trên nền tảng của họ không vi phạm bản quyền.
- Ứng dụng công nghệ blockchain để ngăn chặn ngay từ đầu các vi phạm về bản quyền. Bởi công
nghệ blockchain có tác dụng lưu giữ các dữ liệu liên quan như thời gian, địa điểm và nhận dạng của
người sáng tạo nội dung đồng thời dữ liệu được bảo vệ bằng mật mã nên sẽ giúp tác giả bảo vệ sản
phẩm của mình không bị vi phạm hoặc ăn cắp bản quyền.
- Các nền tảng có thể cung cấp đầy đủ thông tin về quyền sở hữu trí tuệ cho người dùng và đào tạo họ
về cách sử dụng nội dung một cách hợp pháp.

Câu 9: Tại sao doanh thu của Shopee cao nhưng công ty vẫn bị lỗ? Nền kinh tế số ảnh hưởng như
thế nào đến các ngành bán lẻ và ngân hàng?

- Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí. Do chi phí bán hàng của Shopee lớn ( chi vào voucher,
freeship….) hơn rất nhiều so với doanh thu mà công ty thu được nên dù có doanh thu cao, công ty vẫn
rơi vào tình trạng lỗ.
- Nền KTS ảnh hưởng lớn đến ngành bán lẻ.
+ Tích cực: khách hàng có thể giao dịch mua bán dễ dàng, tiện lợi ở bất cứ đâu chỉ cần có internet.
+ Tiêu cực: Ngành bán lẻ sẽ có ít khách hàng hơn do nhu cầu mua hàng online.
- Nền KTS ảnh hưởng đến Ngân hàng: các hoạt động giao dịch có thể dễ dàng thực hiện thông qua hệ
thống internet, không cần các phòng ban đại diện, DVCSKH cắt giảm bớt nhân viên…

Câu 10: Vì sao Internet Explorer ra đời sau lại hạ gục Netscape ra đời vào những năm sớm hơn?

Nguyên lý Kinh Tế Học số 4: người tiêu dùng có động cơ được khuyến khích sẽ trở nên hào hứng hơn
- IE được cung cấp miễn phí và tích hợp với hệ điều hành Windows được cài đặt sẵn trên máy tính cá
nhân, làm cho nó dễ dàng sử dụng và tiện lợi hơn Netscape.

- Việc gắn kết IE với hệ điều hành Windows, khiến cho trình duyệt này trở thành trình duyệt mặc định
và khó thay thế trên hệ thống của các máy tính Windows. Điều này đã dẫn đến sự giảm dần của thị phần
của Netscape.
=> Internet Explorer hạ gục Netscape nhờ sự tiện lợi, tính năng tích hợp sẵn trong hệ điều hành, và
chiến lược kinh doanh không công bằng của Microsoft.

Câu 11: Thước đo của các doanh nghiệp trong nền KTS
1. doanh thu (doanh thu mà doanh nghiệp đạt được khi áp dụng các công nghệ số trong việc kinh
doanh có cao hay không);
2. số lượng đơn hàng (số lượng đơn hàng khi áp dụng các ứng dụng số có góp phần thúc đẩy lợi nhuận
cho công ty hơn so với việc bán hàng truyền thống hay không;
3. số lượng khách hàng tiềm năng (khi áp dụng số hóa có thêm số lượng khách hàng tiềm năng so với
kinh doanh truyền thống);
4. feedback (phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ được xử lý nhanh hơn thông
qua việc áp dụng công nghệ số trong kinh doanh).

Câu 12: Mã nguồn mở an toàn phụ thuộc nhiều yếu tố nếu được phát triển bởi chuyên gia thì
mang tính an toàn và được khắc phục bởi chuyên gia, điều đó có đúng không ?

(Muốn hiểu câu này hỏi cái gì thì đọc lại câu hỏi 2 của chương 2 mình nhe các em)

Việc phát triển mã nguồn mở an toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và sự an toàn của nó không chỉ phụ
thuộc vào kinh nghiệm và chuyên môn của người phát triển. Thực tế là, một số lỗi bảo mật có thể xuất
hiện do các vấn đề hệ thống, thiết kế không tốt, hoặc những người dùng không cẩn thận.

Mặc dù mã nguồn mở có thể được phát triển bởi các chuyên gia trong lĩnh vực, việc này không đảm
bảo rằng nó sẽ hoàn toàn an toàn và không có lỗ hổng bảo mật.

Một mã nguồn mở an toàn cần được đánh giá, kiểm tra và cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính an
toàn của nó. Việc này có thể được thực hiện bởi các chuyên gia bảo mật thông tin, nhưng cũng cần sự
hợp tác của cộng đồng người dùng để phát hiện và báo cáo các lỗ hổng bảo mật nữa.

Chương 3

Câu 1: Tại sao Facebook, Tiktok là những nền tảng mang lại những rủi ro lớn tiềm tàng (ăn cắp
thông tin, bắt cóc, yếu tố chính trị, đầu độc giới trẻ...) mà vẫn có thể phát triển ? Những sự cấm
cung cấp các nền tảng mạng xã hội (Mỹ cấm Tiktok) có vì lý do trên?

Facebook và Tiktok là những nền tảng truyền thông xã hội rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên
toàn cầu. Chúng có thể phát triển nhờ vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

1. Tiện lợi: Facebook và Tiktok cung cấp cho người dùng một dịch vụ tiện lợi để kết nối, chia sẻ thông
tin, giải trí và giao tiếp với nhau.

2. Miễn phí: Ta có thể tiếp cận và sử dụng hầu hết dịch vụ của 2 nền tảng này mà không cần trả phí.
3. Tính tương tác: Các nền tảng này cho phép người dùng tương tác với nhau thông qua việc bình
luận, like, chia sẻ và tạo nội dung. Điều này tạo ra một cộng đồng sôi nổi và tăng tính khả thi của nền
tảng.

4. Quảng cáo: Facebook và Tiktok có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách bán quảng cáo cho các doanh
nghiệp. Điều này giúp cho nền tảng phát triển và tăng trưởng.

5. Hiệu ứng đám đông: Khi mà hầu hết mọi người sử dụng Facebook và Tiktok để tương tác, làm việc,
giải trí… thì việc bạn không sử dụng chúng sẽ là 1 bất lợi lớn. Nó gần giống như bạn không có điện
thoại trong thời điểm hiện tại, bạn sẽ bị cô lập với mọi người về thông tin và giao tiếp…

6. Tự do ngôn luận: Việc cấm hoặc hạn chế truy cập đến các nền tảng mạng xã hội cũng có thể gây ra
những hậu quả không mong muốn, như làm giảm tự do ngôn luận, ảnh hưởng đến quyền lợi của người
dân dẫn đến bất ổn.

7. Chính sách: Người dùng thường bỏ qua những chính sách cam kết dài dòng mà không để ý đến lỗ
hổng của chúng. Hơn nữa việc các công ty nền tảng tuyên truyền về gia tăng tính bảo mật sẽ khiến cho
người dùng yên tâm hơn mặc dù nó không hề được kiểm chứng.

Việc chính phủ cấm sử dụng các nền tảng hầu hết vì những lý do trên, cụ thể như sau:

1. Bảo vệ an ninh quốc gia và ngăn chặn các hoạt động khủng bố hoặc tình báo.

2. Kiểm soát thông tin sai lệch giả mạo hoặc gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự và chính trị
của đất nước.

3. Bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân.

4. Ngăn chặn tội phạm trực tuyến như lừa đảo, phát tán thông tin giả mạo, đánh cắp dữ liệu cá nhân,
buôn bán ma túy hoặc vũ khí trái phép.

5. Lợi ích quốc gia. Việc TQ cấm Facebook ngoài việc giúp CP kiểm soát đc truyền thông trong nước
nó còn giúp cho TQ ko bị mất thị phần nước nhà vào tay DN nước ngoài. Và một số lý do chính trị
khác.

Câu 2: Những vấn đề về sự đóng cửa của Lotte:

Ghi chép của HA (hỉu thì hỉu hong hỉu thì hoi)
- Thiếu nhân lực
- Hoạt động, tâm huyết, công sức, khả năng tài chính không cạnh tranh nổi (do cấu trúc đầu tư của
doanh nghiệp phân tán ra nhiều lĩnh vực khác, tiềm năng bên trong của doanh nghiệp)

Câu trả lời khác (MA)

Lotte là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc với nhiều lĩnh vực kinh doanh như bán lẻ, khách sạn,
thực phẩm, địa ốc, công nghệ thông tin,... Thành công của Lotte trên toàn cầu đã được chứng minh qua
nhiều năm hoạt động và đóng góp cho nền kinh tế Hàn Quốc.

Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân khiến Lotte phải đóng cửa hoặc giảm quy mô hoạt động ở một
số thị trường, bao gồm:
1. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: Đại dịch Covid-19 đã gây ra sự suy thoái của nền kinh tế
toàn cầu và làm giảm nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là trong ngành bán lẻ. Lotte như nhiều doanh nghiệp
khác, đã phải đối mặt với sự giảm giá và thiếu hàng hóa, giảm doanh số và giảm lợi nhuận.
2. Cạnh tranh với các đối thủ: Thị trường bán lẻ Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh với sự xuất
hiện của các đối thủ mạnh như Aeon, Emart, Vinmart, và nhiều thương hiệu bán lẻ trong nước khác. Sự
cạnh tranh gay gắt này đã làm cho thị phần của Lotte giảm, dẫn đến giảm doanh số và lợi nhuận.
3. Cạnh tranh khắc nghiệt: Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành bán lẻ là rất lớn. Những đối
thủ như Tiki, Lazada, Shopee... đều đang nhanh chóng phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh
bằng các chiến lược khác nhau, như miễn phí vận chuyển, giảm giá sản phẩm, tặng quà... Lotte có thể bị
đẩy xuống vị trí thấp hơn trong sự lựa chọn của người tiêu dùng.
4. Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cao: Khi Lotte đầu tư vào thị trường Việt Nam, họ
phải đầu tư một khoản tiền lớn để xây dựng các trung tâm mua sắm, phát triển hệ thống quản lý và
quảng bá thương hiệu. Những chi phí vận hành như chi phí thuê đất, nhân viên và quảng cáo cũng đóng
góp vào giá thành và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Lotte.
5. Vấn đề quản lý và chiến lược kinh doanh: Nhiều ý kiến cho rằng Lotte đã không có một chiến
lược kinh doanh rõ ràng và hiệu quả để cạnh tranh với các đối thủ. Lotte cũng đã gặp phải vấn đề về
quản lý, bao gồm quản lý vốn, quản lý chi phí và quản lý chất lượng sản phẩm.
6. Các vấn đề tài chính: Lotte đã phải đối mặt với một số vấn đề tài chính, bao gồm nợ vay quá
nhiều và khó khăn trong việc quản lý dòng tiền. Điều này có thể khiến Lotte không đủ sức để duy trì các
hoạt động của mình ở một số thị trường.
7. Những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng: Những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng
và sự thay đổi của các thị trường địa phương cũng có thể là một nguyên nhân gây ra sự đóng cửa của
Lotte. Nếu các sản phẩm và dịch vụ của Lotte không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thì doanh
nghiệp này có thể mất đi thị phần và doanh thu.
8. Sự cố chính trị: Các sự kiện chính trị, xung đột và bất ổn tại một số thị trường cũng có thể ảnh
hưởng đến hoạt động của Lotte. Ví dụ như vụ đối đầu giữa Hàn Quốc và Trung Quốc về hệ thống phòng
thủ tên lửa THAAD của Mỹ, khiến Lotte phải chịu thiệt hại lớn tại thị trường Trung Quốc.

(ai update lại cho chị với Lotte bị đóng cửa bao giờ đó, chiều qua chị mới đi lotte ăn gà mà)
https://thanhnien.vn/lotteria-viet-nam-khang-dinh-khong-dong-cua-tai-viet-nam-1851058150.htm

Câu 3: Zalopay hiện nay là hàng hóa tìm kiếm hay hàng hóa trải nghiệm.

Zalopay là hàng hóa tìm kiếm vì dù chưa sử dụng nhưng người dùng vẫn có thể dễ dàng biết được
những tính năng của nó được hiển thị ở ngay trên trang chủ và giao diện.
Bổ sung: và nhờ những tính năng khác tương tự với một số phần mềm ứng dụng khác như Momo, ví
VNPAY,...

You might also like