You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
--------------------------------------------------------------

TIỂU LUẬN MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Đề tài: Báo cáo mô tả ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử Công ty Cổ
phần bò sát cảnh Việt Nam – Holy Reptile

Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Nguyễn Phan Hoài Vũ

Lớp: 08_ĐH QTTH2

Thành viên nhóm 7

Lê Hoàng Anh 0850090049


Võ Bảo Trân 08500900
Võ Thị Hoài Trinh 08500900
Trần Thị Phương Nga 0850090070

TP. Hồ Chí Minh, 2022


LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận môn thương mại điện tử là kết quả học tập và nghiên cứu của nhóm cùng
với sự tận tình truyền đạt của thầy Nguyễn Phan Hoài Vũ, giảng viên hương dẫn nhóm
chúng tôi bộ môn Thương mại diện tử.

Trước hết, nhóm xin phép gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên hướng dẫn
- Th.S. Nguyễn Phan Hoài Vũ đã vô cùng nhiệt tình và tận tâm giúp đỡ nhóm không chỉ
hoàn thành tốt bài tiểu luận này mà còn truyền đạt rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm
thực tiễn.

Xin gửi lời cảm ơn tới các tác giả bài viết, các trang web đã góp phần cung cấp cho
nhóm những thông tin, dữ liệu cần thiết để có cơ sở phân tích về vấn đề mà nhóm đã đặt
ra.

Cuối cùng, mặc dù nhóm chúng tôi đã rất cố gắng nhưng chắc chắn bài báo cáo vẫn
sẽ có rất nhiều sai sót mà chưa thể khắc phục hết được vì vậy, rất mong thầy có thể đóng
góp ý kiến, phê bình để nhóm có được những kinh nghiệm nhất định cho bài báo cáo lần
sau.

Xin chân thành cảm ơn!


LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Lê Hoàng Anh 0850090049


Võ Bảo Trân 085009006
Võ Thị Hoài Trinh 085009006
Trần Thị Phương Nga 0850090070
Lớp: 08_ĐH QTTH2
Tên đề tài: Báo cáo mô tả ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử công ty Cổ phần
bò sát cảnh Việt Nam – Holy Reptile

1. Tiến độ và thái độ của nhóm:


...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
2. Nội dung báo cáo:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3. Hình thức trình bày:............................................................................................
4. Một số ý kiến khác:..............................................................................................
5. Đánh giá của giảng viên hướng dẫn:.................................................................
TP Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm…

Giảng viên hướng dẫn


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt Viết đầy đủ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH


Hình
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1. Khái niệm ý tưởng kinh doanh và thương mại điện tử

1.1.1. Khái niệm ý tưởng kinh doanh

Thị trường đa dạng mỗi nơi một khác, phụ thuộc vào người dân sống ở đó, họ là ai,
sống như thế nào, chi tiêu ra sao, tiêu vào những việc gì,… Với những thông tin có được
từ thị trường, bạn sẽ hình thành ý tưởng kinh doanh cho riêng mình. Đó sẽ là ý tưởng cho
hoạt động kinh doanh của bạn trong tương lai.

Vậy, Ý tưởng kinh doanh (Business ideas) là những ý tưởng sáng tạo có thể đem
lại lợi nhuận trong kinh doanh.

1.1.2. Khái niệm thương mại điện tử

Theo nghĩa hẹp, Thương mại điện tử (E-Commerce) là việc mua bán hàng hóa và
dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông, đặc biệt qua máy tính
và Internet.

Nhưng không phải giao dịch nào trên Internet cũng được gọi là thương mại điện tử.

Theo nghĩa rộng, Thương mại điện tử không chỉ dừng lại ở việc mua bán hàng hóa
và dịch vụ, mà nó còn mở rộng ra cả về quy mô và lĩnh vực ứng dụng.

Ngang (doanh nghiệp): Thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt động
kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử bao gồm:

 Marketing;
 Bán hàng;
 Phân phối;
 Thanh toán.

Dọc (quản lý): Thương mại điện tử bao gồm:

 Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển thương mại điện tử;


 Thông điệp dữ liệu;

1
 Các quy tắc cơ bản (Luật);
 Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực;
 Các ứng dụng (Phần mềm).

1.2. Đặc điểm thương mại điện tử

 Thương mại điện tử không thể hiện các văn bản giao dịch trên giấy mà bằng các dữ
liệu tin học, băng ghi âm hay các phương tiện điện tử khác. Độ tin cậy các giao dịch phụ
thuộc vào niềm tin lẫn nhau giữa các đối tác.
 Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển
của công nghệ thông tin

Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động
thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy thương
mại điện tử phát triển nhanh chóng, ngược lại, sự phát triển của thương mại điện tử cũng
thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển như các nền tảng
thương mại điện tử, thanh toán online,…

 Về hình thức: Giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng

Nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng toàn cầu, chủ yếu là sử
dụng mạng internet mà giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau
trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau.

 Phạm vi hoạt động

Trên khắp toàn cầu hay thị trường trong thương mại điện tử là thị trường phi biên giới.
Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu không phải di
chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia vào cũng một giao dịch bằng cách
truy cập vào các website thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội.

Hiện diện trên toàn cầu cho nhà cung cấp. Lựa chọn toàn cầu cho khách hàng. Các nhà
cung cấp đã tiếp cận gần hơn với khách hàng.

 Chủ thể tham gia

2
Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tổi thiểu ba chủ thể tham gia. Đó là các bên
tham gia giao dịch và không thể thiếu được sự tham gia của bên thứ ba, là những người
tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Họ là các cơ quan cung cấp dịch vụ
mạng và cơ quan chứng thực, có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên
tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các
thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.

 Thời gian không giới hạn

Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều có thể tiến hành các giao dịch
suốt 24 giờ/ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và
có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này, đây là các phương tiện có khả năng
tự động hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch.

 Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin chính là thị trường

Trong thương mại điện tử các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến
hành đàm phán, ký kết hợp đồng. Để làm được điều này các bên phải truy cập vào hệ
thống thông tin của nhau hay hệ thống thông tin của các giải pháp tìm kiếm thông qua
mạng internet, mạng extranet…để tìm hiểu thông tin về nhau từ đó tiến hành đàm phán, kí
kết hợp đồng.

 Thương mại điện tử phụ thuộc công nghệ và trình độ công nghệ thông tin của
người sử dụng;
 Thương mại điện tử phụ thuộc mức độ số hóa. Tùy vào mức độ và khả năng hội
nhập số hóa với nền kinh tế mà TMĐT có thể đạt được các cấp độ từ thấp đến cao;
 Thương mại điện tử đạt tốc độ nhanh nhất trong các phương thức giao dịch;
 Tận dụng được những ưu điểm và cấu trúc của thương mại truyền thống cùng với
sự linh hoạt, mềm dẻo của các mạng điện tử. Cho phép loại bỏ những trở ngại khi thực
hiện các giao dịch;
 Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với
nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.

3
1.3. Các mô hình thương mại điện tử

Ngày nay có rất nhiều mô hình thương mại điện tử trên thị trường, nhưng chủ yếu
là các mô hình như sau:

 Mô hình C2C: Người tiêu dùng - Người tiêu dùng

Là hoạt động như các trang trao đổi, mua bán, đấu giá qua internet trong đó người dùng
bán hàng hóa cho nhau.

 Mô hình B2C: Doanh nghiệp - Người tiêu dùng

Là khi một doanh nghiệp bán hàng cho các cá nhân, người tiêu dùng cuối cùng, nhưng
hoạt động kinh doanh được tiến hành trực tuyến chứ không phải tại một cửa hàng thực.

 Mô hình B2B: Doanh nghiệp - Doanh nghiệp

B2B là loại hình giao dịch trong đó khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh trực
tuyến là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh khác.

 Mô hình B2G: Doanh nghiệp - Chính phủ

Là khi một công ty tư nhân trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ với một cơ quan công cộng.
Thông thường dưới dạng một hợp đồng kinh doanh với một tổ chức công cộng để thực
hiện một dịch vụ được ủy quyền.

Trong đó 2 mô hình B2C và B2B là 2 mô hình phổ dụng và quan trọng nhất.

1.4. Lợi ích thương mại điện tử

1.4.1. Đối với tổ chức:

 Tiếp cận toàn cầu: TMĐT mở rộng thị trường đến phạm vi quốc gia và quốc tế.
 Giảm chi phí:

+ Chi phí tạo lập, xử lý, phân phối, bảo quản và hiển thị thông tin;

+ Chi phí xây dựng, duy trì và quản lý các cửa hàng;

+ Chi phí xử lý đơn đặt hàng;


4
+ Tiết kiệm chi phí qua việc áp dụng các hình thức thanh toán trực tiếp qua Web.

 Hoàn thiện chuỗi cung ứng, giảm tồn kho;


 Đáp ứng nhu cầu cá biệt của khách hàng;
 Xây dựng các dự án kinh doanh mới;
 Khả năng chuyên môn hoá cao, nhất là với các doanh nghiệp thương mại;
 Rút ngắn thời gian triển khai ý tưởng, giảm thời gian từ thanh toán đến khi nhận
hàng;
 Tăng hiệu quả mua hàng;
 Cải thiện quan hệ khách hàng;
 Cập nhật hóa tư liệu công ty;
 Các lợi ích khác: cải thiện hình ảnh của công ty, cải thiện dịch vụ khách hàng, dễ
dáng tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới, đơn giản hoá các quá trình, nâng cao
năng suất lao động, giảm thiểu công việc giấy tờ, tăng cường tiếp cận thông tin,
giảm thiểu các chi phí vận tải, tăng cường tính mềm dẻo trong tác nghiệp…
1.4.2. Đối với người tiêu dùng:
 Cho phép khách hàng mua sắm và thực hiện giao dịch 24/24, không bị giới hạn
địa lý;
 Cung cấp nhiều sự lựa chọn về cơ sở, sản phẩm,...
 Giảm chi tiêu nhờ phân phối nhanh chóng;
 Tham gia các cuộc đấu giá trên mạng;
 Tác động, hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng kinh doanh thương mại điện tử
nhằm trao đổi các ý tưởng và kinh nghiệm kinh doanh;
 Thúc đẩy cạnh tranh, dẫn đến việc giảm giá bền vững.
1.4.3. Đối với xã hội:
 Cho phép nhiều người có thể làm việc tại nhà, giảm thiểu việc đi mua sắm, dẫn
đến việc giảm lưu thông trên đường, giúp cho giảm tai nạn và ô nhiễm;
 Góp phần tạo mức sống cao hơn nhờ vào việc hàng hóa được bán với giá thấp
hơn;

5
 Tiếp cận thông tin dễ dàng hơn ở mọi lúc mọi nơi. Thông tin cá nhân được bảo
vệ tốt hơn;
 Nâng cao dân trí cho các nước đang phát triển và khu vực nông thôn;
 Thúc đẩy việc phát triển các dịch vụ công.

1.5. Hạn chế thương mại điện tử

1.5.1. Hạn chế về kỹ thuật:

 Lệ thuộc vào công nghệ. Băng thông viễn thông không đủ, đặc biệt cho thương mị
điện tử di động;
 Thiếu các tiêu chuẩn chung về chất lượng, an ninh và độ tin cậy;
 Sự phát triển các công cụ phần mềm mới bắt đầu triển khai; khó tích hợp Internet
và các phần mềm thương mại điện tử với một số ứng dụng và cơ sở dữ liệu (đặc
biệt liên quan đến luật);
 Cần thiết có một số máy chủ Web bổ sung cho các máy chủ mạng, điều này làm
tăng chi phí ứng dụng thương mại điện tử.

1.5.2. Hạn chế phi kỹ thuật:

 Các vấn đề an ninh và bí mật riêng tư hạn chế khách hàng thực hiện việc mua
hàng;
 Thiếu niềm tin vào thương mại điện tử;
 Nhiều vấn đề pháp luật và chính sách công, bao gồm cả vấn đề đánh thuế trong
TMĐT chưa được giải quyết;
 Các quy định về quản lý quốc gia và quốc tế đối với thương mại điện tử đôi khi ở
trong trình trạng chưa được giải quyết;
 Khó tìm kiếm được tư bản đầu tư rủi ro do nhiều công ty dot.com bị phá sản;
 Còn khó đo đạc được lợi ích (hiệu quả) của thương mại điện tử, ví dụ hiệu quả của
quảng cáo trực tuyến;
 Một số khách hàng còn tâm lý muốn nhìn thấy, sờ thấy trực tiếp sản phẩm, ngại
thay đổi thói quen mua sắm;

6
 Người dân còn chưa tin tưởng lắm vào môi trường phi giấy tờ, giao dịch không
theo phương thức mặt đối mặt. Sự lừa đảo trên mạng có xu hướng tăng.

You might also like