You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TIỂU LUẬN
MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Mã học phần: INE3104 1

Sinh viên: Phan Hải Linh


Mã sinh viên: 19051133

HÀ NỘI, 2021

1
Câu 1: Trình bày tổng quan Thương mại điện tử (bối cảnh trên thế giới và
Việt Nam)

Khái niệm:

Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán
sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy
tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử,
quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực
tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các
hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng
mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch,
mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email,
các thiết bị di động như là điện thoại.

Lịch sử hình thành:

Thương mại điện tử là việc tiến hành các hoạt động thương mại bằng các
phương tiện điện tử. Theo như định nghĩa này thì thương mại điện tử bắt đầu từ
rất sớm, kể từ khi Samuel Morse gửi bức điện đầu tiên vào năm 1844. Sự ra đời
và phát triển của thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động và giao dịch ngân hàng qua
điện thoại vào những năm 1980 cũng là hình thức của thương mại điện tử, tuy
nhiên những hoạt động nêu trên mới chỉ là giai đoạn sơ khai. Thương mại điện
tử chỉ thực sự được biết đến vào đầu thập niên 1990 khi mà Internet được đưa
vào thương mại hóa, phổ biến rộng rãi cũng như có sự ra đời của trình duyệt
Netscape giúp cho người dùng Internet dễ dàng truy cập và đánh giá thông tin.
Thương mại điện tử bắt nguồn từ nước Mỹ với sự ra đời của hàng loạt website
thương mại điện tử và sau lan sang Canada và các nước Châu Âu. Bước đột phá
trong quá trình hình thành và phát triển của thương mại điện tử phải kể đến sự
xuất hiện của Amazon.com trang web mua bán trực tuyến và Ebay - trang web

2
đấu giá trực tuyến vào năm 1995. Đây được xem là hai doanh nghiệp đi tiên
phong và thành công trong việc triển khai hoạt động thương mại điện tử.

Thực trạng trên Thế Giới

Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên khắp toàn cầu, đặc biệt là
tại các nước đang phát triển nơi bắt nguồn của thương mại điện tử. Các nước
phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu,
trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%.Tốc độ phát
triển thương mại điện tử nhanh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, tiếp đến là tại khu vực
Châu Á- Thái Bình Dương và Tây Âu.
Tại Châu Á có hai nước Singapore và Trung Quốc là có tốc độ phát triển thương
mại điện tử nhanh chóng và theo kịp với các nước Bắc Mỹ. Còn những nước
còn lại ở Châu Á, thương mại điện tử có phát triển tuy nhiên còn rất là chậm.
Mỹ là nước có trình độ thương mại điện tử phát triển nhất trên thế giới. Hiện này
hoạt động thương mại điện tử của Mỹ chiếm khoảng trên 70% tỷ lệ thương mại
điện tử của toàn cầu. Chỉ trong vòng bảy năm từ 1999-2006 doanh số bán lẻ trực
tuyến của nước này tăng gần 10 lần.
Thương mại điện tử tại các nước Châu Mỹ La tinh phát triển rất nhanh trong
những năm vừa qua. Trong năm 2005 hoạt động thương mại điện tử tại khu vực
này đã thu về 5 tỷ đô la, năm 2006 là 7.78 tỷ đô la, năm 2007 là 10.9 tỷ đô la,
tăng 121% so với năm 2005. Venezuela là nước có tốc độ phát triển thương mại
điện tử nhanh nhất trong khu vực, tăng 224% trong vòng hai năm từ 2005 –
2007

Trong những năm gần đây, tại các nước đang phát triển, tỷ lệ các doanh nghiệp
gửi và nhận đơn hàng qua internet cũng tăng. Phần Lan là nước có tỷ lệ doanh
nghiệp tiến hành các đơn hàng qua mạng internet nhiều nhất; tiếp đến là Thụy
Điển, Đan Mạch và Đức. Singapore là một trong số rất ít các nước trong khu
vực Châu Á mà có tỷ lệ doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử cao, thể

3
hiện qua việc các doanh nghiệp của quốc gia này tiến hành nhận gửi đơn hàng
qua mạng rất nhiều.

Thực trạng ở Việt Nam

Theo báo cáo của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công
Thương, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đạt 11,8 tỷ USD, chiếm
5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng trên cả nước. So với các nước trong
khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng trong tốp 3 nước có tốc độ tăng trưởng
bán lẻ lớn nhất trong khu vực chỉ sau In-đô-nê-si-a. Nielsen đã thống kê được
rằng, từ khi đại dịch bùng phát năm 2020, nhu cầu mua sắm thông qua các sàn
thương mại điện tử đã tăng mạnh. Tính tới nay, có hơn 70% dân số Việt Nam
tiếp cận với mạng internet, trong đó 53% người dân sử dụng ví điện tử và thanh
toán mua hàng qua mạng. Đặc biệt, 2 đô thị lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh
chiếm tới 70% tổng lượng giao dịch trên các sàn thương mại điện tử. Dựa theo
khảo sát của Sapo với 10.000 đơn vị bán hàng, có tới 30,6% đơn vị cho biết họ
có những thay đổi tích cực khi áp dụng mô hình thương mại điện tử, giúp doanh
thu tăng trưởng hơn so với các năm trước. Covid-19 đã giúp tốc độ số hoá được
đẩy nhanh hơn. Không chỉ dừng lại ở các con số, thực tế cũng đã chứng minh
mô hình kinh doanh online mang lại nhiều ưu thế hơn trong mùa dịch. Có tới
24,1% các nhà bán lẻ đa kênh trên các sàn thương mại điện tử, Facebook,
Instagram, website ghi nhận sự tăng trưởng trong và thậm chí là sau dịch bệnh.

Câu 2: Trình bày khái niệm Website và vai trò của Website đối với doanh
nghiệp

Khái niệm Website:

4
Website là một tập hợp các trang thông tin có chứa nội dung dạng văn bản, chữ
số, âm thanh, hình ảnh, video, v.v... được lưu trữ trên máy chủ (web server) và
có thể truy cập từ xa thông qua mạng Internet. Website còn gọi là trang web
hoặc trang mạng. Các trang web thường dành riêng cho một chủ đề hoặc mục
đích cụ thể, chẳng hạn như tin tức, giáo dục, thương mại, giải trí hoặc mạng xã
hội. Siêu liên kết giữa các trang web hướng dẫn điều hướng của trang web,
thường bắt đầu với trang chủ. Người dùng có thể truy cập các trang web trên
nhiều loại thiết bị, bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng
và điện thoại thông minh. Ứng dụng được sử dụng trên các thiết bị này được gọi
là trình duyệt web.

Vai trò của Website đối với doanh nghiệp:

Website là một trong những công cụ hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động quảng bá
thông tin, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ kinh doanh và được xem là cánh tay đắc
lực cho chiến lược Marketing của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, vai trò của
website đối với doanh nghiệp là rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của
các đơn vị kinh doanh trong mọi lĩnh vực ở thời điểm hiện tại cũng như tương
lai.
1. Cung cấp thông tin doanh nghiệp: Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng, họ
thường có xu hướng tìm hiểu thông tin doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ thông
qua website. Phần lớn tâm lý khách hàng sẽ cho rằng công ty mới thành lập, quy
mô còn nhỏ lẻ nên chưa có trang web và thông tin chưa được cập nhật trên công
cụ tìm kiếm Google, Cốc Cốc,.... Sẽ có những hoài nghi về mức độ uy tín, sự
chuyên nghiệp cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn
cung cấp. Và điều này sẽ có tác động rất lớn đến quyết định mua hàng, sử dụng
dịch vụ hay chỉ đơn giản là vẫn để hợp tác làm ăn kinh doanh. Nhưng nếu doanh
nghiệp bạn sở hữu một trang web riêng thì mọi chuyện được giải quyết rất dễ
dàng. Khách hàng không những sẽ không còn băn khoăn về vấn đề ở trên mà

5
ngược lại, họ sẽ có những đánh giá mang tính tích cực, rất có lợi cho công việc
kinh doanh và bán hàng của bạn về lâu dài.
2. Tăng phạm vi và khả năng tiếp cận khách hàng
Một cửa hàng hay doanh nghiệp địa phương có thể thu hút được khách địa
phương nhưng lại bị hạn chế đối với những khách hàng ở khu vực khác. Tuy
nhiên, khi bạn xây dựng một trang web riêng thì phạm vi khách hàng sẽ không
bị giới hạn. Doanh nghiệp bạn sẽ có cơ hội nhận được những đơn đặt hàng của
khách từ khắp mọi nơi trên đất nước và sẽ tăng lên theo thời gian. Nếu không có
trang web thì khách hàng chỉ có thể liên hệ mua sản phẩm, dịch vụ hay tương
tác với doanh nghiệp ban trong giờ hành chính. Điều này có nghĩa là khả năng
để khách hàng tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ sẽ bị giới hạn. Nhưng khi bạn có
một website riêng thì mọi thứ sẽ thay đổi theo hướng tích cực. Doanh nghiệp sẽ
mở rộng phạm vi tương tác, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng mọi lúc, mọi
nơi.
3. Quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ
Khi sở hữu một website được thiết kế chuyên nghiệp sẽ mang đến cho hoạt động
kinh doanh của bạn những lợi thế to lớn. Website giúp các đơn vị kinh doanh
trong mọi lĩnh vực như: thời trang, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học,
dịch vụ,...cung cấp đầy đủ thông tin và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách
hàng gần xa một cách nhanh chóng, rộng rãi trên Internet. Website được xem là
công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing online, góp phần quảng bá rộng
rãi hình ảnh doanh nghiệp, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng nhanh
chóng giúp xây dựng thương hiệu, tạo dựng sự uy tín, đồng thời nâng cao sức
mạnh cạnh tranh cho các đơn vị kinh doanh trên thị trường. Sử dụng website để
làm quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm (Google, Cốc Cốc,.) hay mạng xã hội
(Facebook, Youtube,..) sẽ mang lại hiệu quả bán hàng rất tốt.
4. Website hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bán hàng
Một nhà hàng, khách sạn, cửa hàng,...năm trong hẻm hay ở các quận huyện
ngoại thành là địa điểm mà ít khách hàng biết đến. Chính vì vậy, website là sự

6
lựa chọn hoàn hảo nhất trong việc quảng bá thông tin, giới thiệu sản phẩm, dịch
vụ đến khách hàng đối với các cá nhân, doanh nghiệp làm kinh doanh mà không
có được vị trí địa lý thuận lợi.
Đối với lĩnh vực kinh doanh sản phẩm, website được xem như là cửa hàng thử
hai, giúp bản hàng tự động. Ngoài việc bản sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng thì
bạn có thể tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin để mở một cửa hàng trên
Internet mà ở đó khách hàng có thể tìm hiểu thông tin và đặt hàng ngay trên
trang web. Như vậy, website sẽ giúp các chủ kinh doanh mở rộng được quy mô
hoạt động mà không tốn chi phí thuê nhân công, thuê mặt bằng mà vẫn có thể
tăng doanh thu bán hàng.
Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, website là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho
việc quảng bá hình ảnh công ty, cung cấp thông tin đến khách hàng. Dịch vụ là
một sản phẩm vô hình nên không thể dễ dàng tìm kiếm trên thị trường thực tế.
Hiện nay, nhu cầu tìm kiếm và sử dụng các loại hình dịch vụ như: du lịch, kế
toán, bảo vệ, ăn uống, giải trí,.đều được thực hiện chủ yếu thông qua mạng
Internet và website.

Tài liệu tham khảo

1. Daniel Schutzer “A Need For A Common Infrastructure: Digital


Libraries and Electronic Commerce”  D-Lib Magazine
2. “Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính” Chính phủ Việt
Nam.
3. Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử, Hệ thống văn
bản Pháp luật
4. Báo cáo TMĐT 2014 – Bộ Công Thương
5. Giải pháp phát triển TMĐT - GS., TS. Đỗ Thế Tùng, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

You might also like