You are on page 1of 2

Mọi tổ chức hay bất kỳ cá nhân nào đều có thể tham gia thương mại điện tử nếu sử dụng

thiết bị đầu
cuối có thể kết nối mạng. Tuy nhiên, nếu phân loại các thành phần tham gia thương mại điện tử có thể
chia làm 3 thành phần cơ bản tham gia: người tiêu dùng, doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ :

1. Người tiêu dùng là chủ thể quan trọng nhất, có vai trò quyết định đến sự phát triển
của thương mại điện tử. Là điểm cuối trong chuỗi tiêu thụ hàng hóa và các dịch vụ,
mục tiêu và đối tượng để doanh nghiệp và cơ quan chính phủ phục vụ nhằm thỏa
mãn ngày càng cao các nhu cầu chính đáng của cá nhân hoặc cộng đồng.
Người tiêu dùng trong thương mại điện tử là người trực tiếp sử dụng mạng Internet để tìm kiếm mua
hàng hóa. Số lượng cá nhân tham gia thương mại điện tử luôn phụ thuộc vào số người sử dụng Internet.
Lượng cá nhân tham gia thương mại điện tử càng lớn thì mức độ xã hội hóa càng cao. Điều này tạo ra
một thị trường rộng lớn hơn cho các doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp thấy cần thiết khi lựa chọn
thương mại điện tử để thực hiện phân phối sản phẩm của mình. Chính vì thế, phát triển số người tiêu
dùng trong thương mại điện tử thực chất phụ thuộc vào sự phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại
và khả năng phủ rộng của mạng Internet.

Thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng mua sắm mọi nơi, mọi lúc trên khắp thế giới, không có
giới hạn về không gian và thời gian. Người dùng được tiếp cận nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ, giá
cả ở khắp mọi nơi trên thế giới với chi phí thấp nhất. Thương mại điện tử cho phép các cá nhân tham gia
có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nguồn cung cấp. Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và
phong phú hơn nên đa phần người tiêu dùng chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể so sánh giá cả giữa các
nguồn hàng và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất. Đối với các sản phẩm số hóa được như phim,
nhạc, sách điện tử, phần mềm,v.v… việc giao hàng và thanh toán được thực hiện một cách dễ dàng
thông qua mạng Internet.

Thông tin trên Internet phong phú, thuận tiện, được cập nhật thường xuyên, chất lượng cao do vậy
người sử dụng có thể dễ dàng tìm được vấn đề quan tâm thông qua các công cụ tìm kiếm. Thương mại
điện tử giúp cho các cá nhân dễ dàng tham gia mô hình đấu giá trực tuyến, mua và bán trên các sàn đấu
giá cũng như tìm kiếm, sưu tầm những món hàng quan tâm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

2. Doanh nghiệp là các tổ chức kinh doanh hàng hóa hoặc tạo ra các sản phẩm hàng
hóa cũng như dịch vụ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và cộng đồng. Doanh
nghiệp giữ vai trò chủ động tiên phong trong tham gia thương mại điện tử.
Doanh nghiệp đóng một vai trò chủ động, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Với đặc tính năng
động, luôn tìm cách giảm thiểu chi phí, tối ưu hóa phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả, tạo lợi
thế cạnh tranh nên doanh nghiệp luôn phải tìm tòi đổi mới các phương thức kinh doanh. Với điều kiện
cơ sở hạ tầng thông tin phát triển, kèm theo an ninh, an toàn, hạ tầng các doanh nghiệp sẽ nhận thức
tốt hơn về lợi ích của thương mại điện tử và từ đó nhanh chóng tìm hiểu nắm bắt công nghệ tạo xu
hướng tích cực đầu tư triển khai thương mại điện tử theo cách của mình. Thương mại điện tử sẽ cung
cấp cho doanh nghiệp thông tin phong phú về các nhà sản xuất kinh doanh, thị trường đầu vào, đầu ra
tiếp cận nhanh với các phản hồi của khách hàng từ đó giúp cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược sản
xuất kinh doanh thích hợp với nhu cầu thị trường, thậm chí sản xuất theo đơn hàng nhằm giảm thiểu chi
phí tồn kho, đây là xu thế phát triển của ngành hàng trong khu vực và thế giới. Thông qua thương mại
điện tử, doanh nghiệp tìm kiếm nắm bắt được công nghệ sản xuất mới, nhanh, tìm đối tác, nắm chắc
thông tin thị trường từ đó tác động lại quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động với mức chi phí
phù hợp.

Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp điều hành sản xuất, loại bỏ nhiều khâu trung gian, tiết kiệm chi
phí đi lại, thông tin liên lạc. Nó mở ra cho doanh nghiệp một kênh bán hàng mới, quy mô toàn cầu bằng
cách thiết lập trang web trên mạng, giới thiệu hàng hóa và dịch vụ của mình 24/24 để khách hàng vào
thăm trang web và có được thông tin cần thiết, đầy đủ.

Thương mại điện tử tạo ra sự thay đổi trong mối quan hệ với khách hàng, đó là mối quan hệ trực tuyến,
đến từng khách hàng cá nhân, từng đối tác doanh nghiệp với các đặc điểm khác nhau. Doanh nghiệp
biết được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng với các sản phẩm để từ đó có những cải tiến cần thiết để
nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Khi nhận thức được những lợi ích to lớn của thương mại điện
tử, các doanh nghiệp sẽ là người đi tiên phong trong một môi trường mở, năng động, hiệu quả của
thương mại điện tử

3. Các cơ quan chính phủ vừa là người tiêu thụ hàng hóa, vừa là người cung cấp hàng
hóa là dịch vụ công trong thương mại điện tử cũng là người quản lý điều chỉnh các
hoạt động thương mại điện tử thông qua hệ thống pháp luật.
Nhà nước trong vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nên là một yếu tố quan trọng quyết định đối với việc
phát triển thương mại điện tử. Bằng các công cụ quản lý, Nhà nước xây dựng hành lang pháp lý cho giao
dịch thương mại điện tử. Tại các nước phát triển, khi cơ sở hạ tầng của thương mại điện tử phát triển,
các nhà lập pháp quan tâm tới việc tạo dựng các hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ giao dịch trên
mạng, tạo ra môi trường an toàn, công bằng, hạn chế các rủi ro hay tranh chấp thương mại. Bằng cách
đó khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tham gia thương mại điện tử, tìm kiếm kênh bán hàng mới.

Thương mại điện tử là việc thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toàn qua mạng nên đặt ra nhiều vấn
đề pháp lý mà Nhà nước phải là người đứng ra giải quyết. Tính pháp lý của chứng từ điện tử, hợp đồng
điện tử, chữ ký điện tử, thanh toán điện tử phải được thực nhận thông qua các dự luật liên quan, gọi
chung là đạo luật thương mại điện tử. Ngoài ra, một số khía cạnh pháp lý mà Nhà nước cần điều chỉnh
đó là Luật sở hữu trí tuệ, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sự riêng tư, chống gian lận mua bán,
chống tin tặc và những vấn đề khác có thể xảy ra trong giao dịch thương mại là những vấn đề được nhà
nước xem xét xây dựng thành bộ luật để điều chỉnh các quan hệ giao dịch thương mại và người sử dụng
dịch vụ. Thương mại điện tử đòi hỏi một cơ sở hạ tầng pháp lý nhằm điều chỉnh các giao dịch trong và
ngoài nước.

Việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô của nhà nước còn thể hiện trong việc xây dựng các dự án cụ thể để phát
huy sức mạnh thúc đẩy phát triển thương mại công nghệ cao. Đó là các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát
triển hạ tầng bằng các công cụ về thuế, ưu đãi dự án của nhà nước trong từng thời kỳ để phát triển
thương mại điện tử. Thông qua các chính sách đó, nhà nước tạo ra những đòn bẩy tăng hiệu quả cho
nền kinh tế, cho doanh nghiệp và khiến người tiêu dùng tham gia tích cực hơn vào môi trường thương
mại điện tử.

You might also like