You are on page 1of 23

Giới thiệu tổng quan về Shopee 

Shopee là công ty thành lập tại Singapore, thuộc về SEA. Còn SEA được sở hữu

bởi:

- Tencent – tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc, sở hữu 39.7%, cổ đông

lớn nhất của công ti. - Nhà sáng lập Forrest Li sổ hữu 35% cổ phần, trực tiếp và gián tiếp

- Giám đốc công nghệ của SEA là Gang Ye sở hữu 10%

- Còn lại các các cổ đông nhỏ khác

Shopee thành lập từ năm 2015 nhưng đến 8/2016 Shopee mới chính thức có mặt tại

thị trường Việt Nam. Hiện tại, CEO của Shopee Việt Nam là ông Pine Kyaw, người

Singapore. Pine Kyaw được biết đến là người trẻ tuổi, vui tính, và không thiếu tài

năng. Giám đốc điều hành cũ của Shopee là ông Trần Tuấn Anh.

- Ứng dụng Shopee là ứng dụng mua sắm trên nền tảng đi động C2C (từ khách hàng

đến khách hàng) đầu tiên, nơi người dùng có thể lướt, mua sắm và bán hàng. Dành

riêng cho người dùng khu vực Đông Nam Á, Shopee mang lại những trải nghiệm

dễ dàng, an toàn và tiện lợi.

- Khi việc mua sắm trên thiết bị di động ngày càng trở nên phổ biến, Shopee liên tục

đổi mới và nâng cao nền tảng của mình, để trở thành ứng dụng mua sắm số một đối

với người dùng cùng sứ mệnh “cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời trên nền tảng

Internet”.

Một số điểm nổi bật của sản phẩm:

- Xuất hiện tại 7 thị trường, bao gồm: Singapore, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan,
Indonesia, Philippines và Đài Loan

- Đạt vị trí số 1 trong nhóm các Ứng dụng mua sắm phổ biến tại khu vực Đông Nam

Á vào tháng 11/2015

- Hơn 5 triệu lượt tải về trên thiết bị di động sau 6 tháng đầu ra mắt

- Hơn 4 triệu sản phẩm được đăng bán

- Hơn 3 triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội

Trụ sở của Shopee tại Việt Nam: Tầng 28, Tòa nhà trung tâm Lotte Hà Nội, 54

Liễu Giai, phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội.

TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI:

• Tầm nhìn: Shopee mong muốn sẽ tạo ra các trải nghiệm mua sắm trực tuyến đơn giản, dễ
dàng và mang đến giá trị ưu đãi, độ an toàn, nhanh chóng thông qua hỗ trợ hậu cần và thanh
toán cho khách hàng.

• Sứ mệnh: Kết nối người mua và người bán.

• Giá trị cốt lõi: an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và đơn giản.

MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:

1. Yếu tố Văn hóa, Xã hội:

-Dịch bệnh:

Dịch bệnh Covid-19 đã tạo ra những tác động vô cùng lớn đối với ngành thương mại điện tử.

Lần đầu tiên hàng chục ngàn doanh nghiệp chuyển sang hình thức bán hàng trực tuyến. Hàng

triệu giao dịch thường diễn ra tại các cửa hàng nay đã chuyển sang hình thức giao dịch trực

tuyến. Ngành thương mại điện tử đã đi từ vị trí “được quan tâm” tới vị trí “ưu tiên hàng đầu”
đối với hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ. Vì thế, Shopee cũng nhận được thêm rất nhiều sự
quan tâm ủng hộ từ phía người tiêu dùng. Một vài danh mục bán lẻ đã chuyển từ hình thức
bán hàng trực tuyến từ 10-20% sang 100% bán trực tuyến.
Tất cả các ngành hàng bán lẻ của các quốc gia vẫn được vận hành hiệu quả nhờ vào “sức”

mua hàng trực tuyến của khách hàng.

Một vài lĩnh vực thương mại điện tử đã gặp nhiều khó khăn – đặc biệt là trong các lĩnh

vực như thời trang, du lịch hay tổ chức sự kiện.

Đối với nhiều nhà bán lẻ, các kênh thương mại điện tử đã giúp họ phát triển nhanh chóng

hơn. Từ những cửa hàng thủ công, hay các hộ kinh doanh cho tới cả những ông trùm như

Tesco – công ty đã đạt mức tăng hơn 90% doanh thu thương mại điện tử vào tháng

5/2020 so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, với ảnh hưởng tồi tệ của đại dịch thì việc giao hàng hóa của Shopee cũng bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Cụ thể, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, việc lấy/giao hàng của một số
đơn vị vận chuyển tại các khu vực bị giãn cách/cách ly có thể chậm hơn dự kiến hoặc tệ hơn
là có thể bị hủy đơn hàng vì các quy định về giãn cách của nhà nước. Hiện tại thì Shopee vẫn
chưa có phương án hỗ trợ dời thời gian giao hàng hoặc bảo lưu đơn hàng. Nếu đơn hàng bị
hủy do ảnhhưởng của dịch Covid-19 thì khác hàng buộc phải đặt lại đơn hàng mới ở thời
điểm phù hợp hơn.Về phần Shopee thì họ vẫn luôn cố gắng để đơn hàng được giao đến bạn
sớm nhất trong thời điểm này. Bên cạnh đó, Shopee đang lựa chọn phương án phù hợp nhất
cho các chương trình ưu đãi sắp tới và sb cập nhật tới khách hàng ngay khi có thông tin cụ thể
trên ứng dụng Shopee. Ngoài ra, các chương trình Khuyến mãi hdng ngày, tích lũy Shopee
Xu, xem Shopee Live, đăng bài trên Shopee Feed… vẫn sb diễn ra bình thường.

- Bảo mật thông tin: Trong số những người dùng internet, mối quan tâm lớn nhất đi kèm với
yếu tố riêng tư. Quyền riêng tư được mô tả như một quyền đạo đức mỗi cá nhân, được hưởng
từ sự xâm nhập vào các vấn đề cá nhân của họ. Người dùng internet có danh tính trực tuyến
thông qua đó họ thực hiện giao dịch tài chính và cá nhân. Người tiêu dùng rất quan tâm đến
việc bảo vệ danh tính trực tuyến này. Thương mại điện tử hiệu quả đòi hỏi một tổ chức để bảo
vệ thông tin liên lạc, hồ sơ người tiêu dùng và thông tin hành vi tiêu dùng, v.v. Các tổ chức
không nên chia sẻ hoặc sử dụng thông tin cá nhân mà không có sự đồng ý trước của người
tiêu dùng.

Chính vì thế mà Shopee cũng đã thực hiện rất nhiều chính sách bảo mật thông tin cho khách
hàng. Shopee thực hiện các biện pháp bảo mật khác nhau và luôn nỗ lực để đảm bảo sự an
toàn của dữ liệu cá nhân của khách hàng trên các hệ thống của Shopee. Dữ liệu cá nhân của
người dùng được lưu trữ đdng sau các mạng bảo mật và chỉ có thể được truy cập bởi một số
nhân viên có quyền truy cập đặc biệt đến các hệ thống của Shopee.

2. Môi trường nhân khẩu học

a. Quy mô dân số:


Với quy mô dân số gần 98 triệu người, vị trí Việt Nam trong bảng xếp hạng các nước đông
dân trên thế giới và trong khu vực không thay đổi so với năm 2009 (thứ 15 trên thế giới và thứ
3 khu vực Đông Nam Á).

=>Việt Nam là một nước đông dân, hình thức kinh doanh online mới phát triển gần đây nên
đây là điều kiện thuận lợi cho Shopee bước chân vào thị trường này.

b. Cơ cấu dân số:

Về cơ cấu dân số Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng với số người trong độ tuổi 16-
64 chiếm 69,4% tổng dân số là khách hàng tiềm năng của Shopee.

=>Đây là độ tuổi có sức mua nhiều nhất trong cơ cấu dân số.

c. Mật độ dân số:

Với mật độ dân số 273 người/km2 , Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao
trong khu vực cũng như trên thế giới. Mật độ dân số Việt Nam đứng thứ ba ở khu vực Đông
Nam Á

=>Shopee tập trung vào khu vực đông dân cư, có sức mua lớn, thành phố lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, Shopee vẫn phủ sóng khắp các tỉnh thành trên cả nước nhờ
mô hình kinh doanh C2C (Customer to Customer).

d. Tốc độ đô thị hoá:

Từ những năm cuối của Thế kỷ 20 và đầu Thế kỷ 21, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam diễn ra
mạnh mẽ chưa từng có, từ mức 21,7% năm 1999 và đến nay đã đạt 33, 1% (bình quân mỗi
năm tăng gần 1 điểm phần trăm trong suốt 15 năm).

Nhận xét: Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh kéo theo lượng lớn dân cư từ nông thôn lên thành phố
cũng tăng một cách chóng mặt.Dân số tăng làm cho hoạt động tiêu dùng phát triển. Các thành
phố lớn tập trung những người trong độ tuổi lao động.

Vì vậy, Shopee đã mạnh tay đầu tư, quảng bá hình ảnh ở nhiều thành phố lớn. Và đổi lại, thị
phần của Shopee luôn dẫn đầu tại Việt Nam.

e. Trình độ học vấn:

Việt Nam có một hệ thống giáo dục quốc dân khá hoàn chỉnh, thống nhất và phong phú với
đầy đủ các cấp học, các loại hình giáo dục và trình độ đào tạo từ mẩm non đến sau đại học,
mạng lưới các trường phổ thông, dạy nghể và đào tạo chuyên nghiệp được xây dựng rộng
khắp trên toàn quốc.

=>Ảnh hưởng tới doanh nghiệp:


-Trình độ người dân trong nước tăng kéo theo việc sử dụng các ứng dụng thành tựu công nghệ
vào đời sống ngày càng nhiều là điều kiện phát triến của các doanh nghiệp kinh doanh bằng
công nghệ như Shopee.

-Người dân sử dụng smartphone tăng với mức chóng mặt thuận lợi cho hoạt động marketing
tới khách hàng của doanh nghiệp.

-Trình độ tăng lên, các lao động trong doanh nghiệp làm việc ở trình độ cao, mất nhiều thời
gian

=> nảy sinh nhu cầu sử dụng các dịch vụ mua hàng trên mạng, giao hàng tận nơi như thương
mại điện tử.

3. Yếu tố Công Nghệ:

- Sự phát triển đáng chú ý của công nghệ:Sự phổ biến của Internet, điện thoại thông minh
cùng thế hệ người tiêu dùng am hiểu công nghệ, với thói quen mua sắm trên mạng hơn là đến
các cửa hàng vật lý sb vừa là động lực, vừa là thách thức cho TMĐT Việt. Do đó, nếu như
trước đây, các sàn TMĐT tập trung dồn lực cho việc “đốt tiền” giành thị phần thông qua
khuyến mãi, quảng cáo thương hiệu… thì những năm tới công nghệ trở thành yếu tố dẫn dắt
cuộc đua này.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn cũng đưa ra nhiều giải pháp nhdm
khai thác nguồn dữ liệu lớn và ứng dụng các sáng kiến công nghệ hiện đại vào quy trình, giúp
các đối tác thương hiệu, nhà bán hàng có thể kinh doanh thành công và hiệu quả, kể cả trong
bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, Công nghệ phát triển cũng dẫn đến việc xuất hiện một số hình thức thanh toán hiện
đại.Việc thanh toán trực tuyến qua các cổng thanh toán và thẻ ngân hàng đã rất quen thuộc và
ngày càng phổ biến. Xu hướng này trong năm 2021 không hề hạ nhiệt mà còn phát triển với
hình thức thanh toán qua các ví điện tử. Hiện nay ở Việt Nam, các ví điện tử nổi bật có thể kể
đến như Momo, ShopeePay, ZaloPay…

Sự tăng trưởng của thương mại điện tử đã thúc đẩy sự phát triển của các phương thức thanh
toán kỹ thuật số. Tổng số đơn đặt hàng trên Shopee thanh toán qua ví điện tử AirPay trên toàn
khu vực đã tăng trưởng gấp bốn lần.Trong đó, nhóm tăng trưởng mạnh nhất ở hầu hết các thị
trường là những người dùng trên 50 tuổi. Đại diện của Shopee nhận định rdng đây là minh
chứng cho tính dễ tiếp cận của ví Airpay đối với độ tuổi thường được xem là khó thích ứng
với thanh toán kỹ thuật số. Bên cạnh đó, ngay từ những tháng đầu năm, Shopee đã triển khai
sự kiện "4.4 Siêu hội mua sắm" với nhiều kế hoạch và công nghệ, tối ưu hóa trải nghiệm
người dùng, đồng thời hỗ trợ tối đa cho các thương hiệu và nhà bán hàng. Với '4.4 Siêu hội
mua sắm', Shopee mong muốn mang đến loạt ưu đãi tiết kiệm hơn cho người dùng bên cạnh
những phương thức mới, để các thương hiệu và nhà bán hàngcó thể tương tác hiệu quả với
khách hàng. Điều đó cũng tương đồng với tầm nhìn của Shopee là phát triển thương mại điện
tử cho mọi người.

5. Yếu tố Kinh Tế:


Thương mại điện tử (TMĐT) được đánh giá là ngành kinh tế không chỉ duy trì đà tăng trưởng
màcòn bứt phá mạnh mb, đóng góp vào “kỳ tích” tăng trưởng dương của nền kinh tế Việt
Nam; góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả
trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0.

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử (TMĐT) phát triển
nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia. Việt Nam cũng là một trong hai
nước (cùng Indonesia) có tăng trưởng mạnh về lượng truy cập website TMĐT trong khu vực.
Với mứctăng trưởng cao và liên tục từ năm 2015 trở lại đây, dự báo năm 2020, quy mô thị
trường TMĐT của Việt Nam có thể lên tới 13 tỷ USD. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi có
đến 68 triệu người dùng internet trên tổng số 97 triệu người Việt Nam, là động cơ thúc đẩy
mảng TMĐT phát triển mạnh mb. Cùng với xu thế phát triển công nghệ trên thế giới, TMĐT
ở Việt Nam cũng đang từngbước hình thành và tăng trưởng mạnh mb.

Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company cho thấy,
thị trường thương mại điện tử Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á với quy mô 7 tỷ USD; xếp
sau Indonesia (32 tỷ USD) và Thái Lan (9 tỷ USD). Tuy nhiên, theo dự đoán đến năm 2025,
thương mại điện tử trong nước có thể đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực với 34%, chạm
mốc 23 tỷ USD.

Tính chung cả năm ngoái, thương mại điện tử tăng trưởng 15%, đạt quy mô khoảng 13 tỷ
USD. Quan trọng hơn, với quá trình dịch chuyển số của các doanh nghiệp và sự thay đổi
trong nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, các chuyên gia nhận định tốc độ này
sb được duy trì, bền vững trong cả 5 năm tới.

Với sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam thì Shopee đã trở thành một trong
những doanh nghiệp dẫn đầu tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Cụ thể, bản đồ
thương mại điện tử quý III/2020 do iPrice Group công bố cho thấy Shopee tiếp tục củng cố vị
trí dẫn đầu củamình trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam với mức tăng trưởng kỷ
lục.Theo đó, lượng truy cập website trung bình mỗi tháng của Shopee đạt 62,7 triệu lượt, tăng
19% so với quý trước đó và 81% so với cùng kỳ 2019. Đây tiếp tục là một kỷ lục mới của
Shopee, vượt qua mức cao nhất từ trước đến nay của sàn thương mại điện tử này vào quý
trước đó và vượt qua đỉnh cao mà Lazada lập được hồi quý IV/2017. Trong đại dịch Covid-
19, hoạt động thương mại điện tử và chuyển đổi số được triển khai mạnh mb từ các doanh
nghiệp lớn như Shopee sb mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp lớn
cho GDP. Các doanh nghiệp không chỉ tận dụng những thay đổi trong thói quan tiêu dùng của
người dân và thị trường để tăng doanh thu-lợi

nhuận, sớm chiếm lĩnh thị phần thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp còn liên kết với nhau
– thiết thực hỗ trợ quảng bá tiêu thụ hàng Việt toàn cầu, tạo nền móng hình thành hệ sinh thái
thương mại điện tử Việt Nam.

Để trở thành người dẫn đầu trên thị trường thương mại điên tử Việt Nam, Shopee đã thực hiện
khá nhiều biện pháp Marketing. Cụ thể, báo cáo tài chính trong những năm đầu hoạt động tại
Việt Nam cho thấy, Shopee dành đến 90% kinh phí marketing cho các chiến dịch khuyến mãi,
miễn phí vận chuyển, flash sale và phiếu giảm giá cho cả người mua và người bán nhdm thu
hút lượng đáng kể khách hàng đến từ các nền tảng khác nhau.
Mô hình C2C tại thời điểm đó đã giúp Shopee xây nên một mạng lưới khổng lồ, kết nối người
mua và người bán mà không có bất kỳ mối lo nào về hàng tồn kho. Trái lại, Shopee còn tạo
đượchiệu ứng "truyền miệng" khi sở hữu "chợ" sản phẩm đa dạng với dịch vụ hậu cần, chăm
sóc khách hàng chuyên nghiệp, thúc đẩy làn sóng mua sắm online tăng lên chóng mặt.Từ nền
móng này, Shopee đã đưa các nhà cung cấp đầu ngành lên sàn thương mại điện tử khi kết hợp
mô hình B2C, cạnh tranh trực tiếp với Lazada - "gã khổng lồ" thương mại điện tử vào thời
điểm đó. Mặt khác, để có được định vị thương hiệu như hiện nay, không thể bỏ qua chiến
lược "nội địa hóa" khi Shopee lựa chọn thuê nhân viên bản địa, những người am hiểu về văn
hóa và phong tục địa phương, hợp tác với các ngân hàng, đối tác hậu cần ở mỗi nước để đảm
bảo trải nghiệm mua sắmvà giao hàng hiệu quả.

6. Yếu tố Chính trị - Pháp luật:

Theo thống kê của Tạp chí điện tử tài chính cho thấy, Việt Nam ndm trong số 78% các quốc
gia trên thế giới có giao dịch điện tử và ndm trong số 38% quốc gia có chính sách bảo vệ
người tiêu dùng; 45% quốc gia có chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân và trong số 75% quốc gia
có Luật An ninh mạng. Thị trường thương mại điện tử cũng không tránh khỏi những gian lận,
như cung cấp hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm bản quyền về hình ảnh, quyền sở
hữu trí tuệ. Một hình ảnh về sản phẩm có thể được copy để đăng ở nhiều trang web khác nhau
với chênh lệch giá khá nhiều.

Ngoài ra, hệ thống chính sách và quản lý thuế của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện đáp
ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao. Theo nghị định 52/2013/NĐ-CP về
thương mại điện tử. Pháp luật về thương mại điện tử có sự kết hợp các quy phạm truyền thống
với quy phạm hiện đại. Pháp luật về thương mại điện tử có sự giao thoa của các quy phạm
pháp luật ở nhiều ngành luật. Pháp luật về thương mại điện tử có độ trễ nhất định nhưng
nhanh chóng lạc hậu. Pháp luật về thương mại điện tử có đối tượng điều chỉnh bao gồm vật
thể và phi vật thể. Pháp luật về thương mại điện tử được thực thi chủ yếu trên môi trường
mạng.

Luật thương mại điện tử

- Đảm bảo an toàn giao dịch

- Bảo vệ thông tin cá nhân khách hàng

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Quản lý thông tin xấu

=> Tạo niềm tin đối với khách hàng, nâng cao hiệu ứng lan truyền trong marketing.

MÔI TRƯỜNG VI MÔ:

1. Yếu tố Đối thủ cạnh tranh:


Bản đồ thương mại điện tử quí I/2021 của iPrice chỉ ra rdng tại Việt Nam, Shoppe hiện đang
là sàn thương mại điện tử có lượng truy cập web lớn nhất với khoảng 63.7 triệu lượt/tháng.
Theo sau là Thegioididong (29.3 triệu lượt/tháng), Tiki (19 triệu lượt/tháng) và Lazada (17
triệu lượt/tháng)

Dẫu đang dẫn đầu thị trường, và thậm chí còn gia tăng cách biệt trong giai đoạn dịch bệnh
(quí I/2021), nhưng rõ ràng nói chưa thể nói rdng Shopee đang một mình một ngựa trên thị
trường đầy khốc liệt, nhất là khi các đối thủ xếp sau đang có những động thái quyết liệt để
cạnh tranh. Cụ thể nhất phải kể đến nỗ lực sáp nhập của Tiki và Sendo trong hè 2020. Dẫu
việc sáp nhập sau đó đã không thành công, nhưng cũng cho thấy việc các sàn nội địa đang
không chịu thua trong cuộc đua giành thị phần với các sàn ngoại (Shopee và Lazada). iPrice
cho biết Lazada và phần nào là Tiki đang hoạt động khá tích cực trên các phương tiện mạng
xã hội. Trang Facebook chínhthức của Lazada thường xuyên đưa các bài post về các
minigame. Các bài viết hiện nhận được khá nhiều tương tác từ người dùng. Đây cũng là một
trong những nguyên nhân giúp Lazada bứt phá và vượt trội về mặt truyền thông trên mạng xã
hội lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, dù lượt truy cập trên web của Lazada đang kém hơn so với Tiki, nhưng những chỉ
số xếp hạng truy cập trên ứng dụng di động của Lazada lại đứng thứ hai, ở cả hai hệ điều
hành. Tiki đứng thứ ba trong nhóm người dùng iOS và thứ tư trong nhóm người dùng
Android.

2. Yếu tố Nguồn cung ứng hàng hóa:

Bán hàng trên trang thương mại điện tử Shopee đang là xu hướng kinh doanh phổ biến được
không chỉ các shop bán lẻ mà cả các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam lựa chọn để nâng
cao sốlượng đơn hàng, doanh thu bán hàng của mình. Hiện Shopee đang là một kênh thương
mại điện tử lớn và uy tín, với vai trò kênh trung gian kết nối giữa người mua và người bán
giúp hoạt động mua bán online trở nên an toàn, đơn giản và tiện lợi hơn. Vậy, nguồn hàng
được cung ứng để bánhàng trên Shopee sb đến từ:

- Tự các chợ bán sỉ lớn trong nước

- Tự các xưởng trong nước

- Từ các chợ nước ngoà

i- Từ các trang web nước ngoài

3. Yếu tố Khách hàng:

Khách hàng của Shopee được chia thành các nhóm sau:

- Những khách hàng trung thành

Những khách hàng này thường chiếm hơn 20% tổng số khách hàng hiện tại của doanh nghiệp
nhưng họ đóng góp đến hơn 50% doanh thuViệc lắng nghe và làm theo những ý kiến đóng
góp của khách trung thành là một cách đánh giá cao và cảm ơn họ hữu hiệu nhất. Đồng thời,
nếu họ càng hài lòng thì càng có khuynh hướng giới thiệu Shopee với nhiều khách hàng tiềm
năng khác. Nói cách khác, nhóm khách hàng trung thành sẽ là những tác nhân làm quảng cáo
truyền miệng hiệu quả nhất cho Shopee. Và Shopee cần xây dựng thêm nhiều chươngtrinhf để
tri ân khách hàng trung thành.

- Những khách hàng chỉ mua hàng khi có giảm giá

Nhóm khách hàng này mua hàng khá thường xuyên nhưng họ chỉ mua dựa trên mức độ giảm
giá. Họ sẽ là những đối tượng khách hàng giúp Shopee giải phóng hàng tồn kho nhanh nhất.
Tuy nhiên, cũng chính nhóm khách hàng này có thể gây ra tổn thất cho Shopee vì họ có thể sẽ
ngừng mua hàng khi không còn các chuong trình giảm giá hoặc các chương trình khuyến mãi
không đủ hấp dẫn đối vớ họ.

- Những khách hàng chỉ mua hàng khi có nhu cầu

Nhóm khách hàng này thường có ý định rõ ràng về việc mua một sản phẩm cụ thể. Để khiến
nhóm khách hàng này cảm thấy thỏa mãn không phải là một điều dễ dàng. Nhưng nếu làm
được, Shopee sẽ có thể biến họ thành những khách hàng trung thành. Nên nhớ rằng những
khách hàng mua hàng dựa trên nhu cầu cụ thể rất có khả năng chuyển sang một đối thủ cạnh
tranh khi thấy mặt hàng mà họ đang cần mua nhận được nhiều ưu đãi hơn từ phía đối thủ, nên
đây là một nhóm khách hàng có độ nhạy cảm với sản phẩm khá cao.

- Những khách hàng “đi dạo”

Nhóm khách hàng này không có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể nào trong đầu khi vào
ứng dụng. Đây lại là nhóm khách hàng chiếm số đông nhất mặc dù họ đóng góp ít nhất vào
doanh thu bởi vif họ chỉ thực hiện hành vi mua hàng khi sản phẩm đó đủ thu hút đối với họ.
Đối với nhóm khách hàng này dù không tạo ra doanh thu tức thời cho doanh nghiệp, nhưng
nhóm khách hàng này lại có một tiếng nói thật sự trong cộng đồng của họ. Vì vậy, Shopee
không thể không quan tâm đến những khách hàng đang “đi dạo”

- Những khách hàng mua hàng một cách ngẫu nhiên

Những khách hàng này không có một nhu cầu cụ thể nào. Họ chỉ vào và chọn một sản phẩm
họ thấy ưng ý và tốt cho mình hoặc chỉ đơn giản là mua hàng khi vô tình thấy quảng cáo của
sản phẩm trên các nền tảng ứng dụng khác như Facebook, Youtube… khiến họ hình thành
nên ý định mua. Giúp đỡ nhóm khách hàng này xác định hoặc hình thành nhu cầu của mình
và có những phản hồi tích cực đối với các đề xuất của Shopee là một công việc cần thực hiện.

Phân tích mô hình SWOT của Shopee

Đối với Shopee, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu này có
thể được phân tích như sau.
Điểm mạnh (Strengths)

1. Nguồn lực tài chính lớn mạnh và chiếm thị phần cao trong thị
trường thương mại điện tử

- Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là Garena) -
startup giá trị nhất, tập đoàn sở hữu nền tảng game lớn nhất Đông
Nam Á

- Tập đoàn này được “chống lưng” bởi Tencent (gã khổng lồ Trung
Quốc nắm giữ khoảng 40% cổ phần của SEA), ngoài ra SEA còn
nhận được đầu tư từ các quỹ Pension Plan của Malaysia và nhiều tỷ
phú châu Á khác như GDP Ventures - điều hành bởi con trai của
người giàu nhất Indonesia; JG Summit Holdings Inc - thành lập bởi
một tỷ phú Philippines…

- Tại Việt Nam, Shopee gia nhập thị trường năm 2016 và đã có
bước tăng trưởng thần tốc khi vươn lên vị trí thứ ba thị trường vào
đầu năm 2018 và hiện dẫn đầu về lượng truy cập.

2. Có nhiều chính sách ưu đãi, cách thức hoạt động đem lại nhiều
lợi ích cho khách hàng.
a. Tích hợp nhiều tiện ích qua app

- Ngoài mua sắm hàng hóa, Shopee còn tích hợp nạp thẻ, dịch vụ.
Người dùng có thể nạp điện thoại, mua data, thanh toán hóa đơn
điện nước, vay tiêu dùng… Đặc biệt khi thanh toán bằng ví Airpay
nhận được nhiều ưu đãi.

b. Có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá, miễn phí vận
chuyển

- Có sự khởi đầu muộn hơn so với Lazada, Shopee dành nhiều tiền
cho quảng cáo nhưng vẫn tìm cách thu hút khách hàng thông qua
các chiến dịch khuyến mãi và giảm giá. Dựa trên báo cáo tài chính
của Shopee trong những năm

đầu tiên, 90% chi tiêu cho marketing được sử dụng cho các chiến
dịch này. Thông qua ưu đãi miễn phí vận chuyển, flash sale và
phiếu giảm giá cho cả người mua và người bán, Shopee thu hút một
lượng đáng kể người mua hàng trực tuyến tìm đến họ từ các nền
tảng khác nhau.

- Shopee hỗ trợ chi phí vận chuyển cho các đơn hàng, chính sách
vận chuyển cho các nhà bán hàng cực ưu đãi, liên kết với các hãng
vận chuyển lớn, thời gian giao hàng tương đối nhanh,1-4 ngày với
đơn nội thành.

c. Các sản phẩm trên Shopee đa dạng và phong phú về chất lượng
và giá cả

- “Gì cũng có, mua hết ở Shopee”: được ví như “khu chợ online”
người tiêu dùng có thể mua được hầu hết những gì bạn muốn tại đây
(tất nhiên là trừ những sản phẩm quá đặc thù mà bạn phải mua trực
tiếp từ nhà phân phối), từ đồ gia dụng, đồ điện, hóa mỹ phẩm, đồ ăn,

- Hàng hóa trên Shopee được chia thành 2 loại

● Hàng hóa do các shop nhỏ lẻ cung cấp: giá cả cạnh tranh

● Hàng hóa từ Shopee Mall: hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng
của các thương hiệu tin cậy mở gian hàng bán trên Shopee. Các
thương hiệu đã được kiểm chứng

3. Xây dựng được cộng đồng người bán và người mua rộng khắp

a. Cách đăng ký bán hàng trên Shopee dễ dàng và nhanh chóng

- Mô hình C2C (Customer to Customer), Shopee đã có thể xây dựng


một mạng lưới không giới hạn về người mua và người bán khổng lồ
mà không có bất kỳ mối lo ngại nào về hàng tồn kho. Bất kỳ ai cũng
có thể trở thành người bán hàng trên Shopee và sử dụng các dịch vụ
hậu cần của mình.

- Quy trình bán hàng trên Shopee đơn giản, mất ít phí hay hoa hồng.

b. Có các chính sách bảo vệ người bán và người mua

- Khách hàng có thể tương tác trực tiếp với người bán hàng nhờ tính
năng chat trực tiếp hoặc bình luận

- Chính sách đổi trả, ràng buộc nhà bán hàng rõ ràng

 Shopee quy định về đổi trả hàng trong thời gian nhất định
 Bạn có quyền khiếu nại sản phẩm rằng sản phẩm khác với những
gì nhà bán hàng đăng tin và được Shopee hoàn tiền nếu như bạn
chứng minh mình hoàn toàn là người bị hại.

 Shopee sẽ có những mức cảnh cáo/phạt dành cho những nhà bán
hàng có hành vi lừa đảo thích đáng. Và người mua sắm sẽ không
phải chịu thiệt hại gì.

4. Đầu tư mạnh cho marketing, truyền thông a. Sử dụng hình ảnh


của người nổi tiếng

- Sử dụng tầm ảnh hưởng và sức hút của những người nổi tiếng để
làm đại diện thương hiệu đang là chiến lược marketing cực kỳ thông
minh khi được nhiều thương hiệu lớn áp dụng thành công. Và
Shopee cũng không đứng ngoài cuộc.

- Sàn TMĐT này đã không ngại bỏ ra một số tiền cực lớn để mời
được nhiều nhân vật nổi tiếng có lượng fan khủng trong giới giải trí
cả trong và ngoài nước như: Sơn tùng MTP, Bảo Anh hay thậm trí
là cả BLACKPINK, NCT nhóm nhạc nổi tiếng ở Hàn Quốc để làm
gương mặt đại diện cho mình trong các chiến dịch quảng bá sản
phẩm, thương hiệu.

b. Chính sách tiếp thị liên kết

- Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là hình thức Marketing chỉ
tính trên hiệu quả, trong đó doanh nghiệp (tức Advertiser) chỉ trả
hoa hồng cho các đối tác thuộc mạng lưới tiếp thị liên kết
(Publisher) khi có đơn hàng hoặc chuyển đổi thành công.

- Hình thức này hiện khá phổ biến, nó giúp thu hút những KOL
tham gia vào việc quảng bá sản phẩm để nhận hoa hồng, từ đó tăng
thông tin tiếp cận đến khách hàng.
Điểm yếu (Weaknesses)
Bên cạnh những điểm mạnh, Shopee cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục.

1. Chưa quản lý được vấn đề bán phá giá và chất lượng sản phẩm

- Trừ Shopee mall, Shopee vẫn chưa quản lý được vấn đề bán phá giá và chưa kiểm soát chất
lượng của tất cả các sản phẩm nên có thể gây hoang mang cho khách hàng và ảnh hưởng đến
các gian hàng chính hãng khác.

2. Mức độ cạnh tranh quá cao

- Shopee là một sàn giao dịch năng động với sự tham gia của hàng nghìn cửa hàng khác nhau.
Nhưng đây cũng là một điểm yếu khi tham gia vào Shopee. Có quá nhiều người bán hoạt
động trên Shopee gây ra sự cạnh tranh không hề nhỏ đối với mỗi cửa hàng.

3. Chưa giải quyết được những mâu thuẫn giữa khách hàng và người bán

- Các chương trình khuyến mãi, giờ vàng, flash deal với “giá sốc” liên tục được Shopee mở
ra, bất kể ngày lễ hay ngày thường. Họ thu hút người dùng và các shop tham gia các chương
trình như vậy, nên có những trường hợp shop hết hàng và khách hàng bị hủy đơn dù đã đặt
hàng. Shopee không có quy định rõ ràng về vấn đề này, vậy nên dù không thể kết luận Shopee
lừa đảo, nhưng đây cũng chính là điểm trừ của sàn thương mại điện tử này.

- Hoàn trả hàng hoặc đổi hàng mất phí vận chuyển

- Tổng đài không có tác dụng nhiều do sự tương tác chủ yếu tới từ người mua và người bán

Cơ hội (Opportunities)

1. Xu hướng mua hàng online tăng nhanh

a. Lực lượng khách hàng lớn với tiềm năng cao và đang có xu
hướng nhân rộng hơn
- Shopee tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp Covid-19. Kết thúc quý
3/2020, Shopee có 62 triệu lượt truy cập hàng tháng, tăng 80% so
với cùng kỳ. Shopee đang vượt khá xa các đối thủ Việt Nam, khi
xếp sau là Thế Giới Di Động với 29 triệu người truy cập website
hàng tháng. Tiki và Lazada lần lượt là 22 triệu và 20 triệu, theo
iPrice.

- Với dân số hơn 98 triệu người cùng lượng người dùng smartphone
tăng nhanh, Việt Nam được đánh giá là thị trường hấp dẫn đối với
các công ty thương mại điện tử như Shopee.

b. Thời lượng sử dụng internet của người Việt Nam cao

- Theo số liệu thống kê từ báo cáo Digital Vietnam in 2021, mức


thời gian online của người dùng từ 3.1 giờ tăng lên đỉnh điểm 4.2
giờ trong đại dịch và hiện vẫn ở mức 3.5 giờ mỗi ngày. Với việc con
người sẽ ngày càng phụ thuộc vào Internet trong các hoạt động hàng
ngày, thì việc mua sắm, hay bán hàng cũng dần chuyển qua hình
thức online, qua các sàn thương mại điện tử.

- Hiện tại, dịch bệnh Covid đang khá phức tạp, việc ra ngoài mua
sắm bị hạn chế, tuy nhiên người tiêu dùng có nhiều thời gian hơn để
online, tìm hiểu về các mặt hàng trên sàn TMDT, họ mất ít thời gian
di chuyển để mua hàng, có thể mua được mặt hàng tương tự như
mua ngoài các cửa hàng truyền thống với giá rẻ hơn và an toàn hơn.

c. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam nhanh top
đầu thế giới

- Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng
trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi
năm (cao gấp 2,5 lần so với Nhật Bản). Với sự phát triển vũ bão của
kinh doanh online, người tiêu dùng đang có xu hướng mua hàng
online ngày càng nhiều, đây là một cơ hội lớn để phát triển của
Shopee nói riêng và các sàn thương mại điện tử nói chung.

- Thương mại điện tử đang thuộc top các ngành nghề được chính
phủ khuyến khích và ưu tiên phát triển.

- Shopee nhận được sự tín nhiệm, cộng hưởng lớn từ Google,


Facebook.

2. Tiềm năng từ Shopee Mall đem lại

- Shopee Mall như một giải pháp hoàn hảo dành cho người tiêu
dùng khi cần mua hàng tại Shopee, đây là một gian hàng đặc biệt
bởi các sản phẩm đều là hàng chính hãng và có chất lượng với hơn
20 ngành hàng từ các thương hiệu nổi tiếng đã đem lại tiềm năng
kinh doanh lớn cho Shopee và đã thu về lợi nhuận nhất định.
Thách thức (Threats)
Bên cạnh cơ hội thì Shopee cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các thách thức
chính trong phân tích SWOT của Shopee có thể được liệt kê như sau:

 Đối thủ cạnh tranh mạnh: Đối với sự phát triển như vũ bão của thị trường thương
mại điện tử hiện nay, Shopee có nhiều đối thủ cạnh tranh đáng để lo lắng như
Lazada, Tiki, Sendo
 Hình thức kinh doanh online: Tuy việc mua hàng online đang phát triển mạnh,
song song đó trước nhiều sự việc mua hàng fake, lừa đảo, đã tạo nên xu hướng dè
chừng khi không được kiểm hàng.
 Chi phí bán hàng cao: Thương mại điện tử là hình thức bán hàng còn khá mới ở
Việt Nam, do đó chi phí để duy trì trang, các kho và hỗ trợ khách hàng là rất cao

Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Shopee
Để trở thành một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á, Shopee đã
có những chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả. Vậy chiến lược kinh doanh của Shopee là
gì? 

Triết lý kinh doanh của Shopee


Về triết lý trong chiến lược kinh doanh của Shopee, nền tảng thương mại Shopee được xây
dựng nhằm cung cấp cho người sử dụng những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng
khi mua sắm trực tuyến thông qua hệ thống hỗ trợ thanh toán và vận hành vững mạnh.

Shopee có niềm tin mạnh mẽ rằng trải nghiệm mua sắm trực tuyến phải đơn giản, dễ dàng và
mang đến cảm xúc vui thích. Niềm tin này truyền cảm hứng và thúc đẩy những con người làm
việc mỗi ngày tại Shopee.

Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Shopee


Đối với mục tiêu chiến lược kinh doanh của Shopee, Shopee mong muốn tiếp tục phát triển và
nâng cấp nền tảng thương mại điện tử của mình để trở thành sự lựa chọn tốt nhất của khách
hàng trên toàn khu vực.

Bên cạnh đó, Shopee thật sự tin tưởng vào sức mạnh khai triển của công nghệ và mong muốn
góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn bằng việc kết nối cộng đồng người mua và
người bán thông qua việc cung cấp một nền tảng thương mại điện tử.

Lợi thế cạnh tranh của Shopee


Về lợi thế cạnh tranh, Shopee sở hữu một số lợi thế cạnh tranh nổi bật như sau.

Tối ưu ứng dụng trên nền tảng di động 


Trong khi đa số các nền tảng thương mại điện tử khác đều chỉ tập trung vào website và coi đó
là nền tảng chính thì Shopee lại thực hiện một chiến lược khác ngay từ đầu bằng việc tung ra
ứng dụng trên di động để tận dụng lượng người tiêu dùng sử dụng smartphone cao ở Đông
Nam Á.

Báo cáo gần đây của iPrice cho thấy ứng dụng di động của Shopee được xếp hạng hàng đầu
về số lượt tải xuống và lượng người dùng hoạt động hàng tháng trong khu vực. Hơn 90% giao
dịch của Shopee đến từ ứng dụng di động.

Tính nội địa hóa và tùy chỉnh cao 


Một lợi thế cạnh tranh khác của Shopee đó là tính nội địa hóa và tùy chỉnh cao.

Thay vì làm 1 ứng dụng chung cho tất cả, Shopee lại làm ứng dụng độc lập ở mỗi thị trường
khác nhau. Điều này cho phép công ty giới thiệu tính năng dành riêng cho 7 thị trường mà họ
đang hoạt động là Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam và
Philippines.

Ví dụ, tại Indonesia, Shopee đã ra mắt một mảng riêng cho các sản phẩm và dịch vụ Hồi giáo
để phục vụ đối tượng theo Hồi giáo. Còn ở Thái Lan hay Việt Nam, nơi những người nổi
tiếng và KOL ảnh hưởng nhiều đến thói quen mua hàng của người tiêu dùng, Shopee giới
thiệu các cửa hàng trực tuyến bán sản phẩm do các ngôi sao quảng cáo và đại diện.
Mô hình chiến lược kinh doanh của Shopee
Khởi đầu, mô hình kinh doanh mà Shopee theo đuổi là C2C – Consumer to Consumer, tức là
làm trung gian mua bán giữa cá nhân với cá nhân. Hiện nay, Shopee đã mở rộng thêm mô
hình B2C – Business to Consumer, tức là mua bán giữa doanh nghiệp với cá nhân, ở đây
Shopee vẫn đóng vai trò là người liên kết trung gian.

Với sự kiểm soát chặt chẽ hơn về nguồn hàng hay nói cách khác là các nhà cung cấp mô hình
B2C, Shopee đã dần nâng thương hiệu của mình lên, không còn mang tiếng là một kênh
thương mại điện tử tập trung của những món đồ rẻ tiền. Những nhãn hiệu chính hãng xuất
hiện với thương hiệu Shopee Mall khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ được đánh giá
tương đối cao.

Cho đến nay, Shopee vẫn đang  phối hợp nhịp nhàng giữa hai mô hình kinh doanh này và
mang lại hiệu quả rất cao.

Hoạt động chiến lược kinh doanh của Shopee


Đối với các hoạt động chiến lược kinh doanh của Shopee, thương hiệu này đã chú trọng vào
việc phát triển và cải thiện những hoạt động như sau.

Nghiên cứu và phát triển


Với hoạt động nghiên cứu và phát triển trong chiến lược kinh doanh của Shopee, nền tảng
thương mại điện tử này cũng chú trọng việc nghiên cứu và phát triển để tăng chất lượng sản
phẩm của mình.

Ông Pine Kyaw, Giám đốc Shopee Việt Nam, đã sớm nhận định rằng thương mại di động sẽ
là một xu thế tất yếu khi các công nghệ về ứng dụng di động phát triển, điện thoại thông minh
ngày càng có màn hình lớn hơn, chế độ bảo mật tốt hơn… Thêm vào đó, các trang mạng xã
hội như Facebook, Twitter, Pinterest… cũng đã bổ sung các nút “thích”, “mua”,.. như một
cách cổ vũ người sử dụng mua sắm nhiều hơn, thoải mái hơn khi họ đang lướt Internet. 

Đội ngũ nhân viên bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của Shopee cũng nhận ra là người dùng
đang dành nhiều thời gian hơn trên chiếc điện thoại thông minh và quen dần với các thao tác
“chạm” để xem, để mua sắm. Điện thoại thông minh vô hình trung trở thành công cụ cũng là
môi trường di động truyền tải thông tin đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng hơn so với
trên các thiết bị cố định như máy tính cá nhân. 

Shopee là sàn thương mại điện tử đầu tiên ở Việt Nam sở hữu sàn thương mại điện tử có cả
phiên bản mobile app và online website, dẫn đầu xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng
di động (M-Commerce & Mobile Commerce).

Kỹ thuật công nghệ


Shopee thu hút lượng lớn nhà bán hàng, người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ vào mua
sắm.  

Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam chia sẻ: “Shopee luôn nỗ lực tiên
phong trong việc mở rộng hệ sinh thái kỹ thuật số tích hợp trên nền tảng để hỗ trợ nhiều
người dùng, doanh nghiệp và cộng đồng tiêu dùng tiếp cận cũng như hưởng lợi từ thương mại
điện tử. 

Shopee cũng tiếp tục cung cấp đa dạng hình thức thanh toán kỹ thuật số để đáp ứng mọi nhu
cầu của người dùng, bao gồm ví điện tử AirPay (nay là ShopeePay). Theo ghi nhận của
Shopee, tổng số đơn đặt hàng được thanh toán qua ví điện tử trên toàn khu vực đã tăng trưởng
gấp 4 lần.

Quản trị nhân sự


Việc quản trị nhân sự trong chiến lược kinh doanh của Shopee đã có nhiều thay đổi trong bối
cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. 

Shopee đã linh động cho nhân viên thay phiên nhau làm việc tại nhà để các bạn nhân viên bắt
đầu làm quen. Trong 2 tuần, toàn thể nhân viên khối văn phòng của Shopee đã có thể có thời
gian để điều chỉnh những khó khăn trong thời gian làm việc tại nhà và tránh khỏi những bỡ
ngỡ khi bước vào giai đoạn giãn cách xã hội. 

Với các chương trình đào tạo, Shopee chuyển qua các hình thức đào tạo trực tuyến, thay các
trò chơi tương tác trong từng buổi học thành game thông qua trang web kahoot.it. Về nội
dung đào tạo, Shopee ưu tiên những nội dung hữu ích với tình hình kinh doanh ngay tại thời
điểm đó cũng như những kỹ năng mềm cần thiết cho nhân viên trong giai đoạn này.

Với các hoạt động gắn kết, Shopee vẫn duy trì các hoạt động gắn kết trực tuyến thông qua các
trang mạng xã hội, tiếp tục tổ chức các hoạt động giải trí trực tuyến dành riêng cho nhân viên
(chương trình ca hát, tìm kiếm tài năng,…).

Về môi trường làm việc, Shopee rất trân trọng nhân viên và cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho họ.
Công ty liên tục tạo cơ hội cho nhân viên phát triển và nâng cao bản thân cũng như cung cấp
một môi trường làm việc nhiệt huyết để thúc đẩy văn hóa làm việc vui vẻ và hợp tác trong
Shopee.

Quản trị Marketing


Về cách quản trị Marketing trong chiến lược kinh doanh của Shopee, thương hiệu này đã triển
khai các chiến lược Marketing của mình theo mô hình Marketing Mix 4P.

Sản phẩm (Product)


Đối với chiến lược Marketing của Shopee về sản phẩm, nền tảng thương mại điện tử này tập
trung vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để tăng chất lượng sản phẩm của mình.

Ông Pine Kyaw, Giám đốc Shopee Việt Nam, đã sớm nhận định rằng thương mại di động sẽ
là một xu thế tất yếu khi các công nghệ về ứng dụng di động phát triển, điện thoại thông minh
ngày càng có màn hình lớn hơn, chế độ bảo mật tốt hơn… Thêm vào đó, các trang mạng xã
hội như Facebook, Twitter, Pinterest… cũng đã bổ sung các nút “thích”, “mua”,.. như một
cách cổ vũ người sử dụng mua sắm nhiều hơn, thoải mái hơn khi họ đang lướt Internet. 

Đội ngũ nhân viên bộ phận Nghiên cứu và Phát triển của Shopee cũng nhận ra là người dùng
đang dành nhiều thời gian hơn trên chiếc điện thoại thông minh và quen dần với các thao tác
“chạm” để xem, để mua sắm. Điện thoại thông minh vô hình trung trở thành công cụ cũng là
môi trường di động truyền tải thông tin đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng hơn so với
trên các thiết bị cố định như máy tính cá nhân. 

Khi bắt đầu hoạt động, Shopee chỉ có phiên bản trên di động trước khi có thêm phiên bản cho
máy tính như hiện nay. Tuy nhiên, theo số liệu mà công ty tự công bố, 95% đơn hàng Shopee
phục vụ được thực hiện qua các nền tảng di động. Như vậy, Shopee là sàn thương mại điện tử
đầu tiên ở Việt Nam sở hữu sàn thương mại điện tử có cả phiên bản mobile app và online
website, dẫn đầu xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động (M-Commerce & Mobile
Commerce).

Giá (Price)

Đối với chiến lược Marketing của Shopee về giá (Price), Shopee đã định giá sản phẩm theo
chiến lược định giá cạnh tranh.

Với trường hợp của Shopee, công ty hiểu rằng với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện
nay thì ngoài việc cung cấp tới khách hàng nền tảng thông minh, dễ sử dụng, phù hợp với thói
quen của họ thì chiến lược cạnh tranh về giá là rất cần thiết.

Shopee đã khuyến khích các chủ hộ kinh doanh lựa chọn hợp tác với mình bằng những mức
giá ưu đãi khi là thành viên của hãng. Thêm vào đó, Shopee cũng giúp đỡ về giá ship, các
code freeship để gia tăng sức mua của khách hàng khi dùng app của mình. 

Hệ thống phân phối (Place)

Khi phân tích chiến lược Marketing của Shopee về hệ thống vận chuyển, Shopee nhận thấy
phí vận chuyển vẫn là một rào cản lớn đối với cả người mua hàng và người bán hàng khi
chuyển từ mua hàng truyền thống sang mua hàng online. 

Phân tích của Shopee cho thấy hàng nằm sẵn ở kho của website sẽ hiệu quả hơn cho khách
mua nhưng lại gây ra vấn đề cho người bán. Người bán muốn hàng giao nhanh hơn phải đưa
sản phẩm của mình tới mọi kho. Nếu chỉ đưa sản phẩm tới các kho ở thành phố lớn thì việc
giao hàng ở các địa phương sẽ chậm hơn. Việc để cho người bán chủ động hoàn toàn trong
việc hoàn thiện đơn hàng thay vì phụ thuộc vào các kho của website là cách giúp giảm chi phí
cho người bán.
Xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Chiến lược Marketing của Shopee về xúc tiến hỗn hợp là triển khai các chiến dịch quảng cáo
và chương trình khuyến mãi.

Những chiến dịch quảng cáo TVC bắt trend là một trong những chiến lược Marketing hiệu
quả của Shopee về xúc tiến hỗn hợp.

Một trong những chiến dịch nổi tiếng và tạo được tiếng vang lớn nhất của Shopee phải kể đến
TVC quảng cáo: “Baby Shark” với sự góp mặt của ca sĩ Bảo Anh và thủ môn Tiến Dũng nổi
tiếng.

Yếu tố làm nên sự thành công của chiến dịch này chính là nhờ Shopee đã áp dụng một công
thức chung hoàn hảo: bài hát Baby Shark.

Bên cạnh đó, Shopee cũng triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách
hàng. Chương trình khuyến mãi nổi tiếng của Shopee phải kể đến những ngày sale “khủng”
11/11, 12/12,…

Vào những ngày siêu sale này, khách hàng thường xuyên nhớ tới Shopee và sử dụng nền tảng
thương mại điện tử này để mua sắm và “săn sale”. Bên cạnh đó, những ngày khuyến mãi
khủng thường là có ngày trùng với tháng nên khách hàng sẽ cảm thấy dễ nhớ hơn. 

Những chương trình khuyến mãi này của Shopee đã thu hút cả người bán lẫn người mua.
Người bán có cơ hội kích cầu, thu hút người mua đưa ra hành động mua hàng cũng như người
mua có cơ hội mua được mặt hàng mà mình có nhu cầu với nhiều lợi ích đi kèm. 

You might also like