You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

- ------🕮------
-

Báo cáo đề tài Pháp luật đại cương:


Thực trạng công tác quản lý nhà nước về giao dịch điện
tử ở Việt Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Đức Quang


Thành viên nhóm 11 :
 Lê Tiến Thành 20233646
 Dương Xuân Bắc 20233272
 Vũ Đình Minh Đức 20233338
 Nguyễn Vũ Sơn 20233624
 Nguyễn Văn Ninh 20233569

Mục lục
I – Tổng quan về giao dịch điện tử...............................................................2
1. Định nghĩa về giao dịch điện tử....................................................................2
2. Lịch sử hình thành giao dịch điện tử............................................................2
3. Đặc điểm giao dịch điện tử............................................................................4
4. Phân loại giao dịch điện tử............................................................................4
4.1.1 Thương mại điện tử( eCommerce):........................................................4
4.2.1 Giao Dịch Tài Chính Trực Tuyến :........................................................5
4.3.1 Giao Dịch Thẻ Tín Dụng và Thanh Toán Điện Tử:..............................5
4.4.1 Thương mại điện tử B2B:........................................................................5
4.5.1 Giao Dịch Chứng Thực và Xác Minh:...................................................5
4.6.1 Chính phủ điện tử (e-Government):.......................................................5
II – Thực trạng về công tác quản lý giao dịch điện tử Việt Nam.....................6
1. Tại sao phải quản lý giao dịch điện tử.............................................................6
2. Luật nhà nước quy định về công tác quản lý giao dịch điện tử.......................7
3. Ảnh hưởng của giao dịch điện tử đến thị trường.............................................7
3.1.2 Về hoạt động Marketing:.........................................................................7
3.2.2 Thay đổi mô hình kinh doanh.................................................................8
3.3.2 Về hoạt động ngân hàng.......................................................................8
3.4.2 Về lĩnh vực logistic...................................................................................9
3.5.2 Về hoạt động ngoại thương..................................................................9
4 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển giao dịch điện tử........................................10
5 Tác động tích cực và tiêu cực của giao dịch điện tử.........................................11
5.1 Mặt tích cực...............................................................................................11
5.2 Mặt tiêu cực...............................................................................................11
III – Tổng kết........................................................................................12
Tài liệu tham khảo :..................................................................................12

I – Tổng quan về giao dịch điện tử


1. Định nghĩa về giao dịch điện tử
Theo giải thích tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì Giao dịch
điện tử được hiểu là giao dịch được thực hiện thông qua các phương tiện
hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền
dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
Hiểu một cách đơn giản thì "giao dịch điện tử" chỉ giao dịch được
thực hiện trên mạng, giao dịch được thực hiện mà không đòi hỏi các bên
trong giao dịch trực tiếp mặt đối mặt chính diện trên thực tế trong cùng
một không gian và thời gian như đối với giao dịch truyền thống.
2. Lịch sử hình thành giao dịch điện tử

 Những Năm 1960-1970:


Giao dịch điện tử ban đầu tập trung chủ yếu vào việc chuyển các
giao dịch tài chính qua hệ thống máy tính.
Sự xuất hiện của thẻ tín dụng và sự phát triển của các mạng máy
tính đã tạo điều kiện cho các giao dịch trực tuyến đầu tiên.
 Những Năm 1980:
Sự ra đời của Internet đã mở ra cánh cửa cho giao dịch điện tử
trực tuyến.
Các doanh nghiệp đầu tiên bắt đầu triển khai các hệ thống thanh
toán và mua sắm trực tuyến.
 Những Năm 1990:
Sự phát triển của Internet và công nghệ mã hóa an toàn đã tạo ra
điều kiện cho việc thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến an toàn
hơn.
Nguồn cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến như PayPal đã
xuất hiện, giúp thuận lợi hóa quá trình thanh toán trực tuyến.
 Những Năm 2000:
Thương mại điện tử (e-commerce) bắt đầu trở nên phổ biến, với
sự xuất hiện của các trang web mua sắm lớn như Amazon và eBay.
Các phương tiện thanh toán trực tuyến như thẻ tín dụng và các
dịch vụ thanh toán điện tử ngày càng được chấp nhận rộng rãi.
 Những Năm 2010 đến Nay:
Sự phổ biến của thiết bị di động và ứng dụng di động đã tăng
cường khả năng thực hiện giao dịch điện tử ở mức độ cao trên toàn cầu.
Công nghệ Blockchain đã xuất hiện, mang lại tính minh bạch và
an toàn cao cho một số giao dịch, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền điện tử
như Bitcoin.
 Tương Lai:
Công nghệ như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, và IOT dự kiến sẽ
tiếp tục làm thay đổi cách chúng ta thực hiện giao dịch điện tử trong
tương lai.
Việc chuyển đổi số và sự đổi mới liên tục sẽ tiếp tục định hình
bức tranh của giao dịch điện tử.
3. Đặc điểm giao dịch điện tử
 Đặc điểm của thương mại điện tử thể hiện ở nhiều phương diện và
mọi thứ đều thật ưu việt, nhanh chóng và hiện đại, đáp ứng đúng xu
thế phát triển mới của thời đại.
 Về hình thức: Thương mại điện tử là hoạt động giao dịch mua
bán hoàn toàn dựa trên nền tảng trực tuyến. Nếu như thương mại
truyền thống bắt buộc người mua và người bán phải có một địa điểm
tập kết và chuyển giao thì thương mại điện tử đã rút ngắn những
công đoạn đó chỉ bằng những cú click chuột để tìm hiểu và chọn
mua sản phẩm.
 Về chủ thể: Thương mại điện tử sẽ bao gồm 3 chủ thế chính là:
Người mua, người bán và đơn vị trung gian là cơ quan cung cấp
mạng internet và cơ quan chứng thực. Những cơ quan này sẽ đóng
vai trò lưu giữ mọi thông tin mua bán giữa hai bên và đảm bảo độ tin
cậy của các thông tin trong giao dịch.
 Về phạm vi hoạt động: Trên toàn cầu, không có biên giới trong
giao dịch thương mại. Chỉ cần bạn có internet thì dù ở bất cứ đâu
bạn cũng có thể tham gia giao dịch dựa trên một địa chỉ mua bán tin
cậy như: Website, mạng xã hội…
4. Phân loại giao dịch điện tử
4.1.1 Thương mại điện tử( eCommerce):

Đây là một mô hình kinh doanh cho phép các công ty và cá nhân
thực hiện việc kinh doanh qua các mạng điện tử, đặc biệt là Internet
Thương mại điện tử còn được hiểu là sản xuất, phân phối, tiếp thị,
bán hàng hoặc phân phối hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử.
4.2.1 Giao Dịch Tài Chính Trực Tuyến :

Thực hiện các hoạt động tài chính như chuyển khoản tiền, thanh
toán hóa đơn, và giao dịch ngân hàng qua Internet.
4.3.1 Giao Dịch Thẻ Tín Dụng và Thanh Toán Điện Tử:

Sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc các dịch vụ thanh toán điện
tử để thực hiện thanh toán.
4.4.1 Thương mại điện tử B2B:

Thương mại điện tử B2B là mô hình kinh doanh trực tuyến mà trong
đó người mua và người bán đều là các doanh nghiệp. Các giao dịch này
đều diễn ra trực tiếp trên sàn thương mại điện tử hoặc website thương
mại điện tử của doanh nghiệp. Trong đó, quá trình từ lựa chọn sản phẩm
đến thanh toán đều được thực hiện trực tuyến, không có sự tham gia của
con người.
4.5.1 Giao Dịch Chứng Thực và Xác Minh:

Bao gồm các giao dịch liên quan đến việc chứng thực danh tính và
xác minh thông tin.
4.6.1 Chính phủ điện tử (e-Government):

Chính phủ điện tử là việc các cơ quan của chính phủ sử dụng một
cách có hệ thống CNTT-TT để thực hiện quan hệ với người dân, doanh
nghiệp và các tổ chức xã hội, nhờ đó giao dịch của các cơ quan chính
phủ với người dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng.
Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính công
khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng và giảm chi phí.
Nói gắn gọn và dễ hiểu hơn thì Chính phủ điện tử là chính phủ
hiện đại, đổi mới, vì dân, hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ tốt
hơn trên nền tảng ứng dụng CNTT-TT.

II – Thực trạng về công tác quản lý giao dịch điện tử


Việt Nam
1. Tại sao phải quản lý giao dịch điện tử
Quản lý giao dịch điện tử là quan trọng vì nó đảm bảo tính chính xác, an
toàn và minh bạch trong các giao dịch qua mạng. Dưới đây là một số lý
do chính:
 Bảo mật: Giao dịch điện tử cần có các biện pháp bảo mật để đảm
bảo thông tin cá nhân và tài chính của người dùng không bị đánh
cắp hoặc lộ ra ngoài.
 Chính xác: Quản lý giao dịch giúp đảm bảo rằng mọi giao dịch
được thực hiện một cách chính xác, tránh nhầm lẫn hoặc lỗi sai
trong quá trình chuyển tiền hoặc giao dịch thông tin.
 Pháp lý và tuân thủ: Quản lý giao dịch điện tử cũng đảm bảo rằng
các hoạt động được thực hiện theo các quy định pháp luật liên
quan, đảm bảo tuân thủ với các quy định về thuế và quản lý tài
chính.
 Quản lý rủi ro: Việc quản lý giao dịch cũng giúp nhận diện và
giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch, từ các
lỗ hổng bảo mật đến các vấn đề liên quan đến xử lý thông tin.
 Minh bạch và đối chiếu: Quản lý giao dịch tạo điều kiện để thông
tin giao dịch được lưu trữ và kiểm tra dễ dàng, tạo sự minh bạch và
dễ dàng đối chiếu khi cần thiết.
 Tăng cường niềm tin: Khi người dùng tin tưởng vào quản lý giao
dịch, họ cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng các dịch vụ trực tuyến
và sẵn sàng thực hiện các giao dịch điện tử hơn.
Việc quản lý giao dịch điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc
xây dựng một môi trường kinh doanh trực tuyến an toàn, minh bạch và
dễ dàng tiếp cận cho người dùng.

2. Luật nhà nước quy định về công tác quản lý giao dịch điện
tử
3. Ảnh hưởng của giao dịch điện tử đến thị trường
 Tác động đến các mặt kinh doanh: Sự ra đời của Giao dịch điện tử
(GDĐT) đã tác động đến nhiều khía cạnh của kinh doanh hiện đại:
Ngân hàng, marketing, sản xuất, chiến lược kinh doanh, định vị và
phân khúc thị trường, logistic…
3.1.2 Về hoạt động Marketing:
Sự ra đời của Giao dịch điện tử đã tác động đến nhiều khía cạnh của
kinh doanh hiện đại

- Định vị sản phẩm: Các tiêu chí để định vị sản phẩm cũng thay đổi từ
giá rẻ nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất
được bổ sung thêm những tiêu chí của riêng giao dịch điện tử như nhiều
sản phẩm nhất (Amazon.com), đáp ứng mọi nhu cầu của cá nhân và
doanh nghiệp (Dell.com), giá thấp nhất và dịch vụ tốt nhất (Charles
Schwab)...
- Các chiến lược marketing hỗn hợp: Bốn chính sách sản phẩm, giá,
phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng bị tác động của Giao dịch
điện tử. Việc thiết kế sản phẩm mới hiệu quả hơn, nhanh hơn, nhiều ý
tưởng mới hơn nhờ sự phối hợp và chia xẻ thông tin giữa Nhà sản xuất,
nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng (Li&Fung.com). Việc định
giá cũng chịu tác động của Giao dịch điện tử khi doanh nghiệp tiếp cận
được thị trường toàn cầu, đồng thời đối thủ cạnh tranh và khách hàng
cũng tiếp cận được nguồn thông tin toàn cầu đòi hỏi chính sách giá toàn
cầu và nội địa cần thay đổi để có sự thống nhất và phù hợp giữa các thị
trường. Việc phân phối đối với hàng hóa hữu hình và vô hình đều chịu
sự tác động của Giao dịch điện tử, đối với hàng hóa hữu hình quá trình
này được hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hơn; đối với hàng hóa vô
hình, quá trình này được thực hiện nhanh hơn hẳn so với giao dịch
truyền thống.

- Đặc biệt hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ vượt
bậc nhờ tác động của Giao dịch điện tử với các hoạt động mới như
quảng cáo trên website, quảng cáo bằng e-mail, diễn đàn cho khách hàng
trên mạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7...

3.2.2 Thay đổi mô hình kinh doanh

o Một mặt các mô hình kinh doanh truyền thống bị áp lực của TMĐT
phải thay đổi, mặt khác các mô hình kinh doanh Giao dịch điện tử
hoàn toàn mới được hình thành.

o Thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống như: Ford Motor.
com; Charles Schwab, IBM.com... Mô hình kinh doanh mới:
Dell.com, Amazon.com, Cisco.com,..

o
3.3.2 Về hoạt động ngân hàng
- Hàng loạt các dịch vụ ngân hàng điện tử được hình thành và phát triển
mở ra cơ hội mới cho cả các ngân hàng và khách hàng.
1. Internet banking
2. Thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến
3. Thanh toán bằng thẻ thông minh
4. Mobile banking
5. ATM
6. POS

3.4.2 Về lĩnh vực logistic


Hiện nay, dịch vụ logistics đã và đang đóng vai trò rất quan trọng
trong sự phát triển của Giao dịch điện tử và nền kinh tế Việt Nam. Với
43,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, Việt Nam là quốc gia có
tỷ lệ người dân mua sắm Giao dịch điện tử cao nhất Đông Nam Á, điều
đó cho thấy nhu cầu giao hàng của ngành thương mại điện tử luôn luôn
cần thiết, nhất là trong lúc đại dịch Covid-19 đang diễn biến rất khó
lường, thì nhu cầu mua sắm trực tuyến của mọi người càng ngày càng
gia tăng. Điều đó khẳng định tầm quan trọng của dịch logistics trong
Giao dịch điện tử và đòi hỏi cần có một hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh hơn để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh lĩnh vực này.
Theo đó, các doanh nghiệp chuyển phát cần chú trọng tới việc hiện
đại hóa quản lý, trang thiết bị; đặc biệt phải đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực
cũng như với các doanh nghiệp logistics. Đồng thời, cần chủ động bắt
tay với các doanh nghiệp Giao dịch điện tử, xác định thị phần Giao dịch
điện tử sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong hoạt động của doanh
nghiệp.
3.5.2 Về hoạt động ngoại thương

Nhờ việc ứng dụng thương mại điện tử mà việc tiến hành các hoạt
động ngoại thương ngày càng trở lên dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa số hóa như sách điện tử, bản nhạc,
phim, ảnh….hay dịch vụ như dịch vụ tài chính, dịch vụ vận tải….Ngoài
ra thương mại điện tử đã giúp các doanh nghiệp giảm được rất nhiều chi
phí và thời gian bao gồm chi phí đi lại, chi phí giao dịch, chi phí cho
trung gian.
- Hiện nay thương mại điện tử được xem là một công cụ hữu hiệu
cho việc tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Triển khai
thương mại điện tử, hay ở đây là việc dùng internet vào trong hoạt động
kinh doanh đã giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng tới tất
cả thị trường trên toàn cầu với chi phí thấp nhất mà không phải qua bất
cứ trung gian nào.
- Mỹ là quốc gia đầu tiên tiến hành các hoạt động thương mại điện tử
và đã thu được nhiều lợi ích to lớn trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại
thương: Hiện nay, hoạt động thương mại điện tử của Mỹ chiếm khoảng
4/5 tổng số giao dịch thương mại điện tử trên toàn cầu. Trong khi đó
năm 2007 tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm khoảng 1/9
tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của toàn thế giới. Qua đây thấy rằng
thương mại điện tử có tác động to lớn tới hoạt động ngoại thương của
nước Mỹ.

4 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển giao dịch điện tử
 Tổng số giao dịch điện tử: Số lượng giao dịch được thực hiện qua
các nền tảng điện tử có thể là một chỉ số quan trọng đo lường sự phát
triển của giao dịch điện tử.
 Tổng giá trị giao dịch: Tổng giá trị tài chính của các giao dịch điện
tử thường cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển.
 Tỷ lệ tăng trưởng: Sự tăng trưởng thường xuyên của số lượng giao
dịch và giá trị giao dịch có thể cung cấp cái nhìn tổng quan về mức độ
phát triển của giao dịch điện tử trong thời gian.
 Số lượng người dùng mới: Số lượng người dùng mới tham gia
giao dịch điện tử cũng là một chỉ số quan trọng, cho biết mức độ lan
rộng và chấp nhận của công nghệ này.
 Đa dạng hóa giao dịch: Sự đa dạng hóa về loại hình giao dịch và
ngành công nghiệp sử dụng giao dịch điện tử cũng là một chỉ số quan
trọng. Việc mở rộng sử dụng từ thanh toán đến giao dịch tài chính,
mua sắm trực tuyến, và các lĩnh vực khác cũng thể hiện sự phát triển
của công nghệ này.
 Chất lượng và an ninh: Việc đảm bảo chất lượng giao dịch, bảo
mật thông tin và trải nghiệm người dùng tốt cũng là yếu tố quan
trọng. Phản hồi từ người dùng và mức độ hài lòng có thể đánh giá
được qua các chỉ số liên quan đến chất lượng và an ninh của giao
dịch.

5 Tác động tích cực và tiêu cực của giao dịch điện tử
5.1 Mặt tích cực

Như phân tích ở trên, Giao dịch điện tử tác động rất nhiều theo hướng
tích cực đến người bán và người mua. Ngoài ra, với các khía cạnh khác,
thương mại điện tử cũng có nhiều tác động tích cực như:
- Với xã hội: Tạo ra môi trường làm việc, mua sắm từ xa, nâng cao mức
sống do hàng hoá nhiều, giá mua bán cũng giảm vì giảm thiếu nhiều chi
phí…
- Với các dịch vụ công: Việc thực hiện các dịch vụ công như y tế, giáo
dục, chính phủ điện tử… được thực hiện qua môi trường mạng giúp
giảm thời gian giải quyết, yêu cầu chi phí thấp… qua đó khiến các dịch
vụ này diễn ra một cách thuận tiện, tiếp cận gần hơn với người dân.
5.2 Mặt tiêu cực

Bên cạnh tác động tích cực thì giao dịch điện tử cũng tồn tại tác động
tiêu cực.
Trong đó có thể kể đến hạn chế về kỹ thuật, đường truyền mạng kém
kéo theo đó sẽ dẫn đến tốc độ mua hàng và các hoạt động khác trên
mạng không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.

Ngoài ra, không gian mạng cũng là môi trường khiến nhiều đối tượng
lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản… bởi chưa
có tiêu chuẩn quốc về chất lượng, độ tin cậy cũng như chưa có nhiều chế
tài cụ thể về các hành vi vi phạm trên môi trường mạng.
Do đó, thực tế tại Việt Nam cho thấy, có rất nhiều đối tượng lợi dụng
các sàn giao dịch thương mại cũng như website thương mại điện tử để
lừa đảo, mạo danh lừa đảo, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người
khác.
Ngoài ra, đối với các đơn hàng được thực hiện thông qua giao dịch điện
tử, việc giao tiếp giữa các bên (bên bán, bên mua, bên giao hàng) trong
nhiều trường hợp còn chưa chặt chẽ. Do đó, nhiều đối tượng lợi dụng lỗ
hổng này để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật của mình.

III – Tổng kết


Luật Giao dịch điện tử ở Việt Nam đã điều chỉnh các khía cạnh quan
trọng của giao dịch trực tuyến như chữ ký điện tử, bảo mật thông tin,
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. Tuy nhiên, việc áp
dụng và ép thủ công này vẫn còn một số khuyết điểm, bao gồm cả việc
đảm bảo an toàn thông tin và giải quyết tranh chấp trong môi trường trực
tuyến.
Như vậy, luật giao dịch điện tử ở Việt Nam đã đóng vai trò quan
trọng trong việc tạo ra một khung pháp lý cho giao dịch trực tuyến. Tuy
nhiên, nó cần có cân nhắc và điều chỉnh liên tục để đáp ứng các yêu cầu
và thủ thức mới trong lĩnh vực này.

Tài liệu tham khảo :


Giao dịch điện tử là gì? Lợi ích và rủi ro khi thực hiện các giao dịch
điện tử (aglobal.vn)
Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam
(tapchicongthuong.vn)
Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử
(thuvienphapluat.vn)
Luật số 20/2023/QH15 của Quốc hội: Luật Giao dịch điện tử
(chinhphu.vn)
Thương mại điện tử – Wikipedia tiếng Việt

You might also like