You are on page 1of 11

KIẾN – TEAM 12

I. Giới thiệu chung

Thương mại điện tử (TMĐT) hay E-commerce không còn là khái niệm xa lạ đối
với con người trong thời đại 4.0 hiện nay. TMĐT đã tạo ra xu thế kinh doanh mới, trở
thành một phần quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và làm thay đổi đáng kể các mô
hình kinh doanh truyền thống.
Tổ chức Thương mại thế giới WTO định nghĩa: “TMĐT bao gồm việc sản xuất,
quảng cáo, bán hàng, phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như
những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". Như vậy, TMĐT diễn ra chủ yếu trên
nền tảng Internet và cùng với đó là còn tồn tại nhiều những bất cập. Để khắc phục được
những yếu tố đó thì vấn đề về giải pháp công nghệ là cấp thiết nhất. Trong số đó,
Blockchain có thể được coi là một trong những giải pháp hàng đầu.
  Blockchain (chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các
khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối
thông tin đều chứa các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó,
kèm theo một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế nhằm chống lại
việc thay đổi dữ liệu bởi một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì không có cách
nào có thể thay đổi được nó. Ngay từ khi được hiện thực hóa đối với Bitcoin vào năm
2009, Blockchain đã cho thấy được tính hiệu quả mà chưa có công nghệ nào trước đó so
sánh được. Nhiều chuyên gia nhận định, công nghệ Blockchain đại diện cho thế hệ tiếp
theo, làm thay đổi cách nền kinh tế vận hành trong tương lai. 
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, việc ứng dụng Blockchain trong TMĐT vẫn chưa
phổ biến. Với mong muốn đưa việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào TMĐT trở nên
gần gũi hơn, Nhóm 12 – KIẾN đề xuất ý tưởng về một buổi sinh hoạt khoa học với chủ
đề: “Tương lai nào cho công nghệ TMĐT? Ứng dụng công nghệ Blockchain vào
TMĐT”.
II. Nội dung
1. Thực tiễn việc áp dụng Blockchain trên thế giới

1.1. Hiện tại

1
KIẾN – TEAM 12

Blockchain là xu hướng công nghệ thời đại mới và được ứng dụng trong nhiều ngành,
lĩnh vực khác nhau. Một số quốc gia hoặc các doanh nghiệp lớn dành nhiều tiền và thời
gian cho việc điều tra và nghiên cứu công nghệ Blockchain vào việc phát triển nền kinh tế
vì tính thực tiễn cao và tính bảo mật tốt, có thể kể đến các nước lớn như Mỹ, Pháp, Trung
Quốc, Nga, Anh, Thụy Sĩ, Australia,... Một số công ty điển hình như Amazon, Walmart,
IBM, Microsoft, Unilever, Deloitte,... 

1.2. Tương lai

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2025, 10% GDP toàn cầu dự
kiến sẽ được tạo ra trên Blockchain. Các tổ chức tài chính trên khắp thế giới đang thử
nghiệm Blockchain như một nền tảng cho thương mại trong tương lai.
Có hy vọng rằng theo thời gian, toàn bộ các ngành công nghiệp sẽ sử dụng cùng
một Blockchain để giúp các công ty kết nối cũng như giao dịch kinh doanh.
Blockchain là nền tảng cho sự ra đời các ứng dụng sử dụng nền tảng hợp đồng
thông minh và xác thực tự động một cách tin cậy. Công nghệ Blockchain cho phép trao
đổi thông tin, tài sản, thực hiện các giao dịch mà không cần sự chứng kiến của bên thứ ba
tin tưởng (như các giao dịch truyền thống).
2. Lợi ích
2.1. Những thách thức hiện tại của ngành TMĐT
Sự ra đời của AI , IoT đã giải quyết được đáng kể những vấn đề nan giải trong lĩnh vực
TMĐT, nhưng vẫn còn khá nhiều thách thức mà AI, IoT chưa thể xử lý tốt được:

2.1.1. Sự hiện diện của bên trung gian


Trong kinh doanh TMĐT, mọi quy trình như đặt hàng và xử lý thanh toán đều
được thực hiện trực tuyến. Điều này cần đến sự hiện diện của người trung gian trong quá
trình thanh toán và họ thu được một phần lớn thu nhập trong quá trình bán hàng. Quá
trình chia sẻ lợi nhuận này với các bên thứ ba làm giảm doanh thu chung của người bán,
đây là điểm quan trọng nhất trong ngành TMĐT.

2.1.2. Tính bảo mật và quy định bảo vệ dữ liệu chung


Mỗi doanh nghiệp TMĐT thu thập dữ liệu của khách hàng của họ thông qua một
phương tiện trực tuyến. Việc bảo vệ những dữ liệu cá nhân đó khỏi tin tặc là một vấn đề
rất lớn mà mọi doanh nghiệp TMĐT đều phải đối mặt. Do đó, xây dựng một nền tảng
TMĐT đảm bảo niềm tin cho khách hàng toàn cầu là mục tiêu chính của mỗi người bán
trực tuyến.

2
KIẾN – TEAM 12

Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) đã khiến bảo mật dữ liệu trở thành mối
quan tâm thường xuyên của tất cả các doanh nghiệp TMĐT. Vì vậy, mỗi người bán
thường phải chi tiêu ngày càng nhiều hơn về tài chính cho việc mã hóa dữ liệu và các hoạt
động khác để ngăn chặn việc hack dữ liệu từ tin tặc.
2.1.3. Quản lý chuỗi cung ứng
Kinh doanh TMĐT cũng liên quan đến nhiều hoạt động như chuỗi cung ứng, sản
xuất, hậu cần, thanh toán, v.v … phức tạp hơn trong việc quản lý. Do đó, mọi người bán
hàng TMĐT đều phải đối mặt với thách thức này trong việc quản lý toàn bộ quy trình.
Duy trì một phương tiện hợp lý hóa minh bạch và phù hợp, kết nối các hoạt động chung
của ngành TMĐT là một thách thức lớn trong suốt nhiều năm qua.
2.2. Cơ hội của Blockchain trong việc giải quyết bài toán TMĐT ở thế giới và Việt Nam
Theo retaildive.com, giá trị kinh doanh của Blockchain trong năm 2017 đối với
bán lẻ và TMĐT là 38 triệu đô la. Đối với tất cả các doanh nghiệp, báo cáo dự đoán rằng
giá trị doanh nghiệp này sẽ tăng từ 2,5 tỷ USD năm 2017 lên 2 nghìn tỷ USD vào năm
2030 và 10% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu sẽ được lưu trữ trên Blockchain hoặc công
nghệ liên quan vào năm 2025. Blockchain đã nhận được niềm tin lớn như vậy là nhờ các
ưu điểm vượt trội sau:
2.2.1. Tính bảo mật tuyệt đối
Bảo mật là khía cạnh rất quan trọng trong TMĐT bởi các công ty này thường đơn
sở hữu thông tin về địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản giao dịch của khách hàng.
Theo thống kê của Identity Theft Statistics, chỉ trong năm 2015, bốn triệu tài khoản
cá nhân đã bị tấn công, gây rò rỉ thông tin dẫn đến thiệt hại hơn 2 tỷ đô la. Ngoài thiệt hại
về mặt tài chính, việc rò rỉ thông tin cá nhân còn gây ảnh hưởng chấn thương tâm lý đáng
kể và tổn hại đến danh tiếng của nạn nhân. Theo American Express, có thể mất đến 33 giờ
hoặc lâu hơn để giải quyết một trường hợp bị đánh cắp danh tính và quá trình khôi phục
hoàn toàn có thể mất vài tháng hoặc thậm chí vài năm. Ngoài ra mỗi người phải mất trung
bình sáu tháng và 100 đến 200 giờ cá nhân để giải quyết gian lận danh tính.
Dù dữ liệu khách hàng được tập trung hoá, lưu trữ trên đám mây hay cả hai, chúng
vẫn dễ bị tấn công nếu công nghệ cốt lõi có tính năng mã hóa yếu. Ngay cả trong các hệ
thống công nghệ hoạt động an toàn nhất cũng có thể có một điểm lỗi duy nhất khiến toàn
bộ hệ thống sụp đổ. Và điều đó đặc biệt đúng đối với các hệ thống bảo mật liên kết với

3
KIẾN – TEAM 12

nhau. Đó là lý do tại sao nhiều công ty đang chuyển sang các hệ thống phi tập trung hơn
như công nghệ Blockchain. Ưu điểm chính của một nền tảng phi tập trung là không có
một điểm xâm nhập nào mà mã độc có thể được thực thi. Một phần dữ liệu giống như một
khối được mã hóa hoặc khóa bởi người dùng bằng một khóa cá nhân, bảo mật được hỗ trợ
bởi môi trường mạng điện toán an toàn. Hơn nữa, dữ liệu trên Blockchain chỉ hiển thị với
những người dùng được phép truy cập. Từ đó, dữ liệu không thể bị xóa hay bị truy cập
bởi người dùng trái phép. Chính vì vậy, các nền tảng TMĐT dựa trên Blockchain sẽ cung
cấp chế độ bảo mật toàn diện đối với cả dữ liệu cá nhân và thông tin ví thanh toán của
người dùng.
2.2.2. Tạo tính minh bạch cao trong môi trường TMĐT
Vì mọi nhà bán lẻ và các nhà bán hàng trên sàn TMĐT đều phải đối mặt với nguy
cơ thiếu minh bạch trong kinh doanh của họ, điều này dẫn đến kết quả kinh doanh kém
hiệu quả của doanh nghiệp trên thị trường. Ngay cả Amazon, nền tảng TMĐT lớn nhất đã
quyết định vô hiệu hóa trang của một số nhà bán hàng mà không đưa ra lời giải thích thỏa
đáng.
Các hệ thống xây dựng dựa trên nền tảng Blockchain cung cấp nhiều bước tiến về
tính minh bạch hơn nhiều so với sổ cái và cách lưu trữ hồ sơ hiện hành. Những thay đổi
này cho phép mọi người trong mạng lưới có thể xem xét sổ cái và, ngay khi nhập vào
Blockchain, các giao dịch không thể bị sửa đổi hay xóa bỏ.
Công nghệ xây dựng dựa trên nền tảng Blockchain cung cấp sự minh bạch tới toàn
bộ người tham gia mạng lưới, nhờ các giao dịch được thông báo tới mọi máy tính kết nối
trong mạng lưới. Đa số các máy tính được liên kết trong Blockchain phải chấp nhận sự
chi phối của Blockchain, vì thế tránh được tình trạng che giấu hoặc ngụy tạo giao dịch.
Hơn nữa, tất cả các thay đổi đều thuộc quá trình xử lý dữ liệu gần sát thời gian thực, quá
trình này diễn ra khi các giao dịch được xác nhận và bổ sung vào Blockchain.
2.2.3. Tân trang lại phương thức thanh toán 
Các giải pháp thanh toán trong lĩnh vực TMĐT vẫn chưa hoàn hảo. Ngay cả khi sử
dụng các nền tảng như Skrill hoặc PayPal không có nghĩa là việc chuyển tiền sẽ được
thực hiện nhanh chóng và an toàn. Do đó, toàn bộ cách tiếp cận thanh toán sẽ được đổi
mới khi ứng dụng công nghệ Blockchain.

4
KIẾN – TEAM 12

Công nghệ phi tập trung trong TMĐT được triển khai , giúp các giao dịch thanh
toán được lưu trữ trên một sổ cái phi tập trung , giúp việc thanh toán trở nên an toàn hơn.
Ví dụ: Một nhóm các ngân hàng chuyển giao tài sản cho nhau, với cấu trúc và hệ
thống hiện hành, mỗi ngân hàng sẽ giữ một sổ cái và hồ sơ giao dịch riêng. Khi sử dụng
sổ cái dựa trên nền tảng Blockchain, họ sẽ chỉ cần thống nhất giao dịch trên một sổ cái
chung mà tất cả các ngân hàng thành viên có thể truy cập và chấp thuận đó là hồ sơ giao
dịch chính xác.
Tốc độ giao dịch được đẩy nhanh: Nhờ loại bỏ được các đơn vị trung gian và thiết
lập giao dịch trên sổ cái phân tán chung, các sổ cái ứng dụng công nghệ Blockchain có thể
xử lý giao dịch gần như ngay lập tức.
Ví dụ: Khi mua hàng bằng thẻ tín dụng, các giao dịch có thể trong trạng thái đang
xử lý suốt nhiều ngày trên bảng theo dõi giao dịch của tài khoản. Đối với nhà bán hàng,
họ cung cấp hàng hóa cho người mua nhưng phải nhiều ngày sau, khi công ty dịch vụ tín
dụng giải quyết xong giao dịch, mới xác nhận đơn hàng đã được thanh toán. Để khắc
phục tình trạng trên, hệ thống xây dựng dựa trên nền tảng Blockchain đang được phát
triển để tăng tốc giao dịch, khiến cho trải nghiệm thanh toán trở nên mượt mà hơn chỉ
trong một vài giây.
Tạo ra một phương thức thanh toán mới, dùng tiền điện tử thay thế cho các loại
tiền tệ truyền thống với những ưu điểm nổi trội: sử dụng sổ cái phân cấp và tiền kỹ thuật
số, bảo mật cao, giảm gian lận khi thanh toán và tiện lợi hơn.
Ví dụ: Công ty TMĐT đa quốc gia Amazon đang triển khai hệ thống thanh toán
mới cho những người sử dụng máy tính bảng Kindle Fire tại Anh. Với những đồng tiền ảo
mang tên "xu Amazon", khách hàng có thể mua và sử dụng các ứng dụng cho dòng tablet
này. Tỷ giá của đồng tiền này là 1 đồng Amazon = 100 bảng Anh, đồng thời còn có
những khuyến mãi lớn như với mỗi khách hàng mua 10.000 xu một lúc, họ sẽ nhận được
thêm 10%.Theo nhà phân tích Ian Maude của Enders, việc làm “lưỡng tiện” này sẽ giúp
Amazon sở hữu dòng tiền mới, thúc đẩy dòng luân chuyển tiền tệ và trở thành độc quyền
phân phối dòng tiền của đế chế TMĐT này.
2.2.4. Tăng cường quản lý chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong TMĐT, các
doanh nghiệp luôn phải tối ưu việc quản lý chuỗi cung ứng. Công nghệ Blockchain cho

5
KIẾN – TEAM 12

phép cả khách hàng và doanh nghiệp ghi chép thông tin, lưu trữ giao dịch, theo dõi từng
mắt xích của chuỗi cung ứng và có thể truy xuất nguồn gốc, theo dõi thời gian thực của
giao dịch. 
Ví dụ: Giám đốc điều hành An Thái - một công ty chuyên xuất khẩu trái cây cũng
đã đưa công nghệ Blockchain vào giám sát quy trình chuỗi cung ứng công ty cho biết:
“Từ khi đưa vào ứng dụng, đơn hàng của công ty đã tăng 10%-15%, do người mua nhìn
thấy sự minh bạch thông tin và dễ dàng truy xuất nguồn gốc, trong khi giảm chi phí quản
lý vì cắt giảm được các khâu thừa trong chuỗi cung ứng" (theo CafeF.vn)
Về phía doanh nghiệp, các đơn vị bán hàng thường gặp khó khăn trong việc theo
dõi sản phẩm, quản lý nguồn cung và tập trung dữ liệu. Blockchain có thể giúp các tác vụ
này trở nên dễ dàng hơn bằng việc loại bỏ các nhân tố trung gian trong chuỗi cung ứng và
giảm thiểu thủ tục hành chính, từ đó giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí, trong khi,
chi phí hành chính hiện nay có thể chiếm đến 20% tổng chi phí vận chuyển.
Ví dụ: Sweet Bride - một nền tảng công nghệ dựa trên Blockchain - thống kê rằng
Blockchain giúp giảm 42 ngày của công việc hành chính không cần thiết, giúp công ty
giảm 75% chi phí đi vay tăng 25% tính thanh khoản, qua đó tăng lợi nhuận từ 2% - 4%.
2.2.5. Lợi ích với Việt Nam:
Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đang ngày càng năng động, và có thể cung
cấp mảnh đất màu mỡ để phát triển các ứng dụng Blockchain. Các học giả Rob Gower và
Jukka Aminoff đã viết rằng công nghệ Blockchain có thể tạo ra "một nền kinh tế toàn cầu
kỹ thuật số hơn, một cái gì đó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo".
Eddie Thái, một đối tác của quỹ đầu tư 500 Startups Việt Nam, dự đoán: "Trong 30 năm
tới, Việt Nam có cơ hội nằm trong Top 30 nền kinh tế. Điều quan trọng là Việt Nam có cơ
hội trở thành trung tâm đổi mới cho thế giới đang phát triển".
3. Hạn chế
Những lợi ích mà công nghệ Blockchain đem lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên
khi ứng dụng công nghệ này vào TMĐT, vẫn có một vài hạn chế nhất định.
3.1. Trên thế giới
3.1.1. Vấn đề về kinh phí
Đi cùng với sự phát triển của TMĐT, số lượng khách hàng cũng như số lượng các
mặt hàng được giao bán trên các nền tảng này ngày càng tăng. Theo Statista, có khoảng tỷ

6
KIẾN – TEAM 12

người mua hàng online trong năm 2021 và con số này vẫn tiếp tục có xu hướng gia tăng
trong năm 2022. Nếu ứng dụng Blockchain vào TMĐT, khối lượng data cần lưu trữ sẽ vô
cùng khổng lồ, vậy nên chỉ những công ty, doanh nghiệp lớn với tiềm lực tài chính mạnh
mới có khả năng chi trả cho hệ thống lưu trữ của Blockchain.

3.1.2. Vấn đề lãng phí không gian lưu trữ


Vì thông tin của Blockchain sẽ lưu trữ mãi mãi nên có thể dẫn đến sự lãng phí
không gian lưu trữ nếu áp dụng lâu dài. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, TMĐT đang
trên đà phát triển mạnh, khối lượng data cũng tăng lên từng ngày.

3.2. Ở Việt Nam


3.2.1. Khó khăn khi triển khai tại Việt Nam
a) Cơ chế pháp lý
Đối mặt với nạn rửa tiền, các chính phủ đang phải thống nhất khái niệm tiền mã
hóa để có thể kiểm soát được. Tuy nhiên tại Việt Nam, hầu như chưa có quy định liên
quan tới vấn đề này, sự điều tiết chủ yếu được thực hiện cho những thanh toán không
dùng tiền mặt, nhưng các lĩnh vực khác còn khá hạn chế. Sự thiếu hoàn thiện của hành
lang pháp lý gây nên những khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức khi triển khai và ứng
dụng công nghệ này. Hơn nữa, chính phủ Việt Nam chưa phải là một chính phủ quá cởi
mở trong việc áp dụng những công nghệ tối tân thời đại mới vào trong hoạt động kinh
doanh sản xuất.
b) Cơ chế vận hành
Hiện nay công nghệ Blockchain ở Việt Nam vẫn còn mới, doanh nghiệp phải thực
sự chú trọng nghiên cứu, phát triển công nghệ Blockchain cũng như ứng dụng vào các
lĩnh vực cụ thể. Để triển khai Blockchain tại Việt Nam hiện nay đòi hỏi một nguồn nhân
lực cao, hiểu và làm chủ được công nghệ, có thể đưa ra những ứng dụng một cách nhanh
chóng trên đa nền tảng. Khi ấy mọi người sẽ không còn đặt câu hỏi Blockchain là gì mà
thay vào đó là ứng dụng của Blockchain và giá trị mà nó mang lại là bao nhiêu.
3.2.2. Khó khăn khi ứng dụng vào TMĐT tại Việt Nam
a) Đối với doanh nghiệp
Công nghệ Blockchain tại Việt Nam vẫn còn là một công nghệ còn khá mới mẻ.
Việc chưa có ứng dụng cụ thể hay sản phẩm nào nổi bật sẽ dẫn tới những nhìn nhận, đánh
giá không đúng về công nghệ này, gây mất niềm tin về các ứng dụng của công nghệ, tạo
khó khăn cho các công ty khi không dám mạnh dạn áp dụng Blockchain vào các ứng dụng

7
KIẾN – TEAM 12

cụ thể mà chỉ dừng lại ở một vài dự án đơn lẻ thuộc một số lĩnh vực hay trong nội bộ liên
ngân hàng thay vì TMĐT - lĩnh vực mới đang phát triển những năm gần đây.
b) Đối với khách hàng 
Hạn chế trong nhận thức công chúng khiến Blockchain hay bị nhầm là Bitcoin ở
Việt Nam trong khi Bitcoin chỉ là một ứng dụng cơ bản nhất của Blockchain trong lĩnh
vực tài chính. Ít người biết đến công nghệ Blockchain còn được ứng dụng vào lĩnh vực
TMĐT nhằm giải quyết chuỗi cung ứng, bảo mật thông tin, cắt giảm chi phí... cho các sàn
TMĐT.
IV. TỔNG KẾT:
Lĩnh vực TMĐT đã và đang cách mạng hóa phương thức mua sắm và phong cách
sống của chúng ta. Blockchain là một công nghệ tương lai đồng hành với sự phát triển
vượt bậc trong công cuộc chuyển đổi số. Việc triển khai công nghệ Blockchain trong thị
trường TMĐT sẽ tạo ra một sự thay đổi đáng kể bằng cách thiết lập một nền kinh tế phi
tập trung.
Với nội dung của buổi Sinh Hoạt Khoa Học về chủ đề “Tương lai nào cho công
nghệ TMĐT? Ứng dụng công nghệ Blockchain vào TMĐT”, hy vọng Nhóm 12 – Kiến
có thể đem lại cho các bạn học sinh, sinh viên một cái nhìn sơ lược và tổng thể nhất về
Công nghệ Blockchain và những Ứng dụng tuyệt vời của nó trong lĩnh vực TMĐT. Trong
thế giới phẳng ngày nay, không còn là câu chuyện “Cá lớn nuốt cá bé” nữa mà là “Cá
nhanh nuốt cá chậm”. Không chỉ riêng với các sàn TMĐT, tất cả các doanh nghiệp trong
mọi lĩnh vực đều cần nhận thức được vai trò và sức mạnh mà Công nghệ đem lại cho
chúng ta. Để có thể “đi trước đón đầu”, giải pháp tối ưu nhất đó chính là đẩy mạnh nghiên
cứu khoa học công nghệ và áp dụng chúng một cách toàn diện, hiệu quả.
Cuối cùng, chuyển đổi số đã giảm một nửa tác động tiêu cực của đại dịch lên GDP.
Đại dịch đã đem đến cho tất cả chúng ta một bài học, rằng chúng ta không thể chần chừ
trong công cuộc chuyển đổi số được nữa, doanh nghiệp phải thay đổi, áp dụng công nghệ
thông tin và không ngừng thích nghi thì mới có thể sống sót trong môi trường điều kiện
mới. Blockchain chính là một trong số đó. Công nghệ Blockchain có thể được coi là
xương sống của các doanh nghiệp trên thị trường TMĐT trong tương lai.

8
KIẾN – TEAM 12

References

(NASATI), P. (2019, 10 22). BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỤC THÔNG TIN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA. Retrieved from Nasati:
https://www.vista.gov.vn/news/khoa-hoc-ky-thuat-va-cong-nghe/wef-den-nam-2025-10-
gdp-toan-cau-se-nam-trong-Blockchain-355.html
Adrien Ogée, D. G. (2019, 8 19). Blockchain. Retrieved from World Economic Forum:
https://www.weforum.org/agenda/2019/08/Blockchain-security-trust/
Anh, N. (2021, 10 17). Kinh tế số. Retrieved from VnEconomy:
https://vneconomy.vn/thuong-mai-dien-tu-tiep-tuc-bung-no-vuot-xa-moc-11-8-ty-
usd-nam-2020.htm
HorstTreiblmaier, C. (2021, 4 28). Article. Retrieved from ScienceDirect:
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1567422321000260
Kass, E. M. (2021, 8 4). Credit Score. Retrieved from American Express:
https://www.americanexpress.com/en-us/credit-cards/credit-intel/identity-theft/?
linknav=creditintel-glossary-article
Khánh, V. (2020, 12 30). Startup. Retrieved from VnExpress:
https://startup.vnexpress.net/tin-tuc/y-tuong-moi/startup-ket-noi-doanh-nghiep-va-
khach-hang-bang-Blockchain-4213165.html
Winnesota Cold Chain Services. (n.d.). Retrieved from Winnesota:
https://www.winnesota.com/Blockchain

-----------------------------------------------------------------------------------------------

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ- ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ


BLOCKCHAIN
TEAM 12- KIẾN
VÒNG 2 – TEAMWORK: Unique Frequency
-------------------------------------------- END --------------------------------------------

You might also like