You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


---o0o---

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


(Kỳ II, Nhóm 2, 2022 – 2023)
ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU VỀ ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM

KHI ĐẦU TƯ VÀO CRYPTO

BỘ MÔN : TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGÔ KHÁNH HUYỀN

SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐÀM HUYỀN TRANG

A39015 – 0963425934

HÀ NỘI – 2023
MỤC LỤC

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ CRYPTO...................................1


1.1. Giới thiệu về Crypto.......................................................................................1
1.1.1. Định nghĩa về Crypto.................................................................................1
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................4
1.2. Các loại hình về Crypto..................................................................................4
1.2.1. Vai trò........................................................................................................4
1.2.2. Các hình thức của tiền điện tử....................................................................5
1.2.3. Một số loại tiền điện tử phổ biến..............................................................10
1.2.4. Các sàn giao dịch.....................................................................................10
PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN BIÊN CÁC LOẠI TIỀN ĐIỆN TỬ...........12
2.1. Đặc điểm........................................................................................................12
2.1.1. Tính phi tập trung.....................................................................................12
2.1.2. Dạng tiền được số hóa..............................................................................12
2.1.3. Tính chất ngang hàng, không phụ thuộc...................................................12
2.1.4. Tính ẩn danh.............................................................................................12
2.1.5. Tính toàn cầu............................................................................................12
2.2. Phân loại........................................................................................................12
2.2.1. Bitcoin và Altcoin.....................................................................................13
2.2.2. Coin và Token...........................................................................................13
PHẦN 3. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI ĐẦU TƯ VÀO CRYPTO.....14
3.1. Ưu điểm khi đầu tư vào Crypto...................................................................14
3.2. Nhược điểm khi đầu tư vào Crypto.............................................................15
3.3. Một số rủi ro ở Crypto..................................................................................16
PHẦN 4. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ
CRYPTO.........................................................................................................17
DANH MỤC VIẾT TẮT

ADA Cardano

BIS Ngân hàng Thanh toán quốc tế

BLDS Bộ luật dân sự

BNB Binance Coin

BTC Bitcoin

CEX Sàn giao dịch tập trung

DEX Sàn giao dịch phi tập trung

DOT Polkadot

DOGE Dogecoin

ECB Ngân hàng Trung ương châu Âu

ETH Ethereum

FBI Cục Điều tra Liên bang

UNI Uniswap

USDT Tether

LTC Litecoin

XRP RIPPLE
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kì đổi mới, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nền kinh
kế toàn cầu đang đối diện với nhiều thách thức cũng như cơ hội phát triển như hiện
nay. Trong đó, tài chính – tiền tệ là một trong những lĩnh vực được quan tâm mạnh
mẽ, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Khi
Internet trở nên phổ biến, lượng thông tin trao đổi sẽ tăng lên gấp nhiều lần, khả năng
tiếp nhận những biến đổi từ thị trường tài chính tiền tệ tăng lên, việc nhiều hình thái
tiền tệ mới được hình thành đáp ứng nhu cầu của thị trường là nhu cầu tất yếu, trong
đó nổi bật lên là sự ra đời của tiền ảo, có thể gọi là tiền kỹ thuật số hay tiền mã hóa.
Với sự phát triển của tiền điện tử trong những năm trở lại đây cùng với giá cả
thay đổi vô cùng chóng mặt đã trở thành một chủ đề nóng mà đa số nhiều người quan
tâm. Sự xuất hiện của tiền ảo đi đôi với nó và nhiều thử thách, khó khăn, hay những
mông lung về nhận thức sử dụng tiền tệ. Vậy câu hỏi đặt ra có nên đầu tư vào loại tiền
này? Và ưu nhược điểm khi đầu tư vào Crypto là gì?
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ CRYPTO

1.1. Giới thiệu về Crypto


1.1.1. Định nghĩa về Crypto
Crypto hay Cryptocurrency là một dạng tiền điện tử được phát hành bởi các dự
án Blockchain và được dùng như phương tiện giao dịch diễn ra trên các nền tảng
Blockchain.
Bằng việc sử dụng hệ thống thuật toán mã hóa của công nghệ Blockchain, thông
tin về các giao dịch Crypto sẽ được đảm bảo không thể bị thay đổi hay đánh cắp dưới
bất kỳ hình thức nào. 
Đặc điểm nổi bật nhất của Crypto nói riêng và tiền mã hóa nói chung là bất kỳ ai
cũng có thể có khả năng tạo ra loại tiền này. Tuy nhiên, giá trị của một đồng Crypto sẽ
được đánh giá thông qua việc nó có được cộng đồng chấp nhận và sử dụng rộng rãi
hay không. Đây là điểm khác biệt so với tiền pháp định được phát hành, định giá và
kiểm soát giá trị bởi các chính phủ. Rủi ro lớn nhất của đồng Crypto là không được
người dùng chấp nhận và trở thành vô giá trị.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mô tả: tiền điện tử là giá trị tiền tệ được
lưu trữ trên một thiết bị điện tử được sử dụng phổ biến để thực hiện giao dịch thanh
toán cho các tổ chức khác không phải là tổ chức phát hành.
Trong khi đó, Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) định nghĩa, tiền điện tử là giá
trị được lưu trữ hoặc sản phẩm trả trước, trong đó thông tin về khoản tiền hoặc giá trị
khả dụng của khách hàng được lưu trữ trên một thiết bị điện tử thuộc sở hữu của khách
hàng.
Các loại tiền kỹ thuật số thể hiện các đặc tính tương tự như các loại tiền khác,
nhưng không có hình thức vật chất của tiền giấy và tiền xu. Không có dạng vật lý,
chúng cho phép thực hiện các giao dịch gần như tức thời.
Một trong các loại tiền kỹ thuật số là tiền ảo, thường không do cơ quan chính phủ
phát hành, tiền ảo không được coi là tiền giấy hợp pháp và chúng cho phép
chuyển quyền sở hữu qua biên giới chính phủ. Những loại tiền tệ này có thể được sử
dụng để mua hàng hóa và dịch vụ vật chất, nhưng cũng có thể bị hạn chế đối với một
số cộng đồng nhất định, chẳng hạn như để sử dụng trong trò chơi trực tuyến.
Một loại tiền kỹ thuật số thường được giao dịch cho một loại tiền kỹ thuật số
khác bằng cách sử dụng các chiến lược và kỹ thuật kinh doanh chênh lệch giá.
Tiền kỹ thuật số có thể được tập trung hóa, nơi có điểm kiểm soát trung tâm đối
với nguồn cung tiền hoặc phi tập trung, nơi quyền kiểm soát nguồn cung tiền có thể
đến từ nhiều nguồn khác nhau.

1
 Nền tảng công nghệ Blockchain
Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu block chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp
lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở
rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và
được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain
được thiết kế để chống lại sự thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới
chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.
Công nghệ blockchain tương đồng với cơ sở dữ liệu, chỉ khác ở việc tương tác
với cơ sở dữ liệu. Để hiểu blockchain, cần nắm được năm định nghĩa sau: chuỗi khối
(blockchain), cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng (Distributed), tính toán tin cậy
(trusted computing), hợp đồng thông minh (smart contracts) và bằng chứng công việc
(proof of work). Mô hình tính toán này là nền tảng của việc tạo ra các ứng dụng phân
tán.
Cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng (hay còn gọi là cơ chế đồng thuận
phân quyền)
Cơ chế này ngược lại với mô hình cổ điển về cơ chế đồng thuận tập trung – nghĩa
là khi một cơ sở dữ liệu tập trung được dùng để quản lý việc xác thực giao dịch. Một
sơ đồ phân tán đồng đẳng chuyển giao quyền lực và sự tin tưởng cho một mạng lưới
phân tán đồng đẳng và cho phép các nút của mạng lưới đó liên tục lưu trữ các giao
dịch trên một khối (block) công cộng, tạo nên một chuỗi (chain) độc nhất: chuỗi khối
(blockchain). Mỗi khối kế tiếp chứa một "hash" (một dấu tay độc nhất) của mã trước
đó; vì thế, mã hóa (thông qua hàm hash) được sử dụng để bảo đảm tính xác thực của
nguồn giao dịch và loại bỏ sự cần thiết phải có một trung gian tập trung. Sự kết hợp
của mã hóa và công nghệ blockchain lại đảm bảo rằng sẽ không bao giờ một giao dịch
được lưu trữ lại hai lần.
Chuỗi khối (The blockchain) và dịch vụ chuỗi khối
Một chuỗi khối giống như một nơi để lưu trữ dữ liệu bán công cộng trong một
không gian chứa hẹp (khối). Bất cứ ai cũng có thể xác nhận việc bạn nhập thông tin
vào vì khối chứa có chữ ký của bạn, nhưng chỉ có bạn (hoặc một chương trình) có thể
thay đổi được dữ liệu của khối đó vì chỉ có bạn cầm khóa bí mật cho dữ liệu đó.
Vì thế chuỗi khối hoạt động gần giống như một cơ sở dữ liệu, ngoại trừ một phần
của thông tin được lưu trữ - header của nó là công khai.
Dữ liệu lưu trữ có thể là một giá trị hoặc một số dư tiền mã hóa. Một chuỗi khối
hoạt động như một hệ thống lưu chuyển giá trị thay thế mà không một cá nhân hay tổ
chức bên thứ ba nào có thể thay đổi được nó (vì quá trình lưu trữ dữ liệu đã được mã
hóa). Nó dựa trên quyền công khai và bí mật, nhìn công khai nhưng kiểm soát bí mật.

2
Hợp đồng thông minh (smart contracts) và tài sản thông minh
Hợp đồng thông minh là các khối để xây dựng nên các ứng dụng phi tập trung.
Một hợp đồng thông minh tương đương với một chương trình nhỏ mà bạn có thể tin
tưởng với một đơn vị giá trị và quản lý giá trị đó. Ý tưởng cơ bản đằng sau hợp đồng
thông minh là sự quản lý bằng khế ước đối với một giao dịch giữa hai bên liên quan
hay nhiều hơn có thể được xác minh theo thứ tự thông qua chuỗi khối, thay vì thông
qua một trung gian cụ thể. Sao phải dựa vào một cá nhân hay tổ chức cụ thể trong khi
hai hay nhiều bên tham gia có thể đồng thuận lẫn nhau, và khi họ có thể đưa ra các
điều khoản và thực thi sự đồng thuận bằng chương trình và các điều kiện, tiền sẽ được
chuyển tự động khi điều kiện được đáp ứng.
Tính toán tin cậy (trusted computing)
Khi kết hợp các nền tảng đằng sau mỗi chuỗi khối, cơ chế đồng thuận phi tập
trung và hợp đồng thông minh, bạn sẽ nhận ra rằng chúng hỗ trợ cho việc truyền bá
các nguồn lực và giao dịch trên một mặt phẳng theo một cách ngang hàng, và trong khi
làm điều đó, chúng cho phép các máy tính tin tưởng lẫn nhau ở một mức độ sâu.
Vai trò của chuỗi khối là người xác nhận giao dịch minh bạch, mỗi khối ngang
hàng có thể tiếp tục tin tưởng lẫn nhau tuân theo các quy luật tin tưởng tuyệt đối của
công nghệ.
Bằng chứng công việc (Proof of work)
Tại trung tâm của hoạt động chuỗi khối là khái niệm then chốt của "bằng chứng
công việc", một phần tầm nhìn được tích hợp sẵn của Satoshi Nakamoto cho vai trò
của chuỗi khối trong việc xác thực các giao dịch. Nó được biểu hiện là một rào cản lớn
ngăn cản người dùng thay đổi dữ liệu trên chuỗi khối mà không sửa lại bằng chứng
công việc.
Bằng chứng công việc là khối then chốt xây dựng nên blockchain vì nó không
thể "sửa lại" và được bảo vệ thông qua sức mạnh của hàm hash mã hóa.

3
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1983, một bài nghiên cứu của David Chaum đã giới thiệu ý tưởng về tiền
điện tử. Năm 1990, ông thành lập DigiCash, một công ty tiền điện tử, ở Amsterdam để
thương mại hóa các ý tưởng trong nghiên cứu của mình. Sau đó công ty này tuyên bố
phá sản vào 1998.
Cũng trong giai đoạn những năm 90, E-Gold cũng là 1 dự án gây được tiếng
vang lớn tại Mỹ, phổ biến tới mức ở thời điểm đó E-Gold xử lý tổng giao dịch có khối
lượng lên tới số tiền cả tỷ USD mỗi tháng. Tuy nhiên do hạn chế về mặt bảo mật lỏng
lẻo, cho nên E-Gold đã bị hacker tấn công, cũng như bị sử dụng với mục đích xấu cho
nên kể từ năm 2000 E-Gold bắt đầu đi xuống và bị khai tử trong năm 2009.
Tiền kỹ thuật số đi lên với giai đoạn bùng nổ khoa học công nghệ vào những năm
của thập niên 90. Đã có rất nhiều đồng tiền mã hóa đã ra mắt ở thời điểm đó trên thị
trường là: DigiCash, Flooz, hay Beenz… nhưng không thể tồn tại được lâu. Những
nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các đồng tiền này xuất phát từ các bất cập như:
gian lận, tính bảo mật, mâu thuẫn trong nội bộ hay tài chính.
Năm 2008, một lập trình viên (hoặc một nhóm lập trình viên) sử dụng tên Satoshi
Nakamoto đã xuất bản một bài báo mô tả các loại tiền điện tử và năm sau đã ra
mắt Bitcoin - loại tiền điện tử mà sau này được chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất.
Vào năm 2009, 1 nhóm các nhà kỹ thuật Satoshi Nakamoto đã cho ra đời một
đồng tiền ảo Bitcoin (BTC). Nó được xem là crypto coin đầu tiên của thế giới. Theo
Satoshi, Bitcoin có tính phi tập trung. Điều này chứng minh BTC không phải chịu sự
quản lí của bất kì cơ quan, tổ chức hay chính phủ nào.
Nền tảng Blockchain chính là cơ sở cho tính phi tập trung của Bitcoin. Một công
nghệ vô cùng hiệu quả và phát triển hiện nay. Ở đây, nguồn gốc của mọi hoạt động
xảy ra trên mạng được công bố. Bên cạnh đó, người chơi còn có thể theo dõi được số
dư, lịch sử giao dịch, hay địa chỉ ví… khi giao dịch.
Trong giai đoạn 2009 – 2010, đã có thêm gần 100 loại tiền kỹ thuật số khác được
ra đời. Và cho tới năm 2020, thế giới có hơn 5400 loại tiền điện tử.
1.2. Vai trò và các loại hình về Crypto
1.2.1. Vai trò
Crypto được cho là loại tài sản kỹ thuật số, theo góc nhìn kỹ thuật . Tiền điện tử
Crypto giữ vị trí là một trung gian để thực hiện những hoạt động trao đổi. Để đảm bảo
cho hoạt động giao dịch có thể diễn ra trơn tru, mật mã bảo sẽ được sử dụng mật quá
trình này. Nhờ đó, người chơi có thể nắm được việc tạo ra đơn vị tích lũy hoặc kiểm
tra chuyển giao tài khoản một cách đơn giản.

4
Tiền điện tử ứng dụng những thuật toán mã hóa nên các giá trị crypto dường như
là rất khó để mạo danh hay gian lận. Bên cạnh đó, người đầu tư crypto hoàn toàn được
giữ kín các thông tin cá nhân khi giao dịch.
Tiền kỹ thuật số crypto giống như các đồng tiền thông thường khác như:  EUR,
USD, hay VNĐ… Tuy nhiên, không gian mạng trên Internet là môi trường hoạt động
của đồng tiền này. Đặc biệt, crypto không chịu thêm bất kỳ sự khống chế nào từ tổ
chức, chính phủ. Ngoài ra, tất cả thông tin hoạt động đều được để ở trạng thái ẩn danh.
Điểm cộng cho tiền điện tử crypto là khi giao dịch: chi phí rất thấp; tốc độ nhanh
và tính an toàn rất cao. Đây được coi như là bản “mật mã hóa của tiền giấy”.
1.2.2. Các hình thức của tiền điện tử
Tiền điện tử có 2 hình thức chính là tiền ảo (Virtual Currency) và tiền mã
hóa (Cryptocurrency).
 Tiền ảo
Tiền ảo là một loại tiền điện tử không được kiểm soát, được phát hành bởi Chính
phủ và thường có thể được phát hành, quản lý và kiểm soát bởi các nhà phát hành tư
nhân, nhà phát triển hoặc tổ chức sáng lập. Loại tiền này được sử dụng và chấp nhận
giữa các thành viên của một cộng đồng ảo cụ thể.
Vào năm 2014, Ngân hàng trung ương Châu Âu đã định nghĩa tiền ảo là "đại
diện kỹ thuật số của giá trị không phải do Ngân hàng trung ương hoặc cơ quan công
quyền phát hành, cũng không nhất thiết phải gắn với tiền định danh (tiền tệ fiat),
nhưng được các thể nhân hoặc pháp nhân chấp nhận như một phương tiện thanh toán
và có thể được chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử ".
Tiền ảo chỉ có sẵn ở dạng điện tử. Nó chỉ được lưu trữ và giao dịch thông qua
phần mềm được chỉ định, ứng dụng di động hoặc máy tính hoặc thông qua ví điện tử
chuyên dụng và các giao dịch xảy ra qua internet thông qua các mạng chuyên dụng, an
toàn.
 Tiền mã hóa
Tiền mã hóa là một tài sản kỹ thuật số được thiết kế để làm việc như là một trung
gian trao đổi, sử dụng mật mã để đảm bảo các giao dịch, để kiểm soát việc tạo ra các
đơn vị bổ sung và để xác minh việc chuyển giao tài sản.
Tính năng đặc biệt và được cho là sức hấp dẫn chính của của tiền mã hoá là bản
chất hệ thống. Tiền mã hoá không được ban hành bởi bất kỳ Ngân hàng trung
ương nào, điều này khiến về mặt lý thuyết nó miễn nhiễm với sự can thiệp hoặc thao
túng của Chính phủ.
Bitcoin ra đời năm 2008 là loại tiền mã hóa đầu tiên. Cho đến nay, Bitcoin cũng
chính là loại tiền mã hóa phổ biến và có giá trị nhất.
5
Ngày nay, có hàng ngàn loại tiền mã hóa thay thế với các chức năng hoặc thông
số kỹ thuật khác nhau.
1.2.3. Một số loại tiền điện tử phổ biến
Tính đến tháng 4/2021, Việt Nam có hơn 20 loại tiền ảo và tiền mã hóa phổ biến
dựa trên cộng đồng người tham gia.
Một số đồng tiền mã hóa phổ biến nhất:
1. Bitcoin (BTC)
Bitcoin là một loại tiền mã hóa được phát minh vào năm 2008 và bắt đầu ra mắt
thị trường vào tháng 1/2009. Ra mắt với giá cực thấp nhưng hiện tại, Giá Bitcoin ngày
16/4/2021 là $60.850,92 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là
$68.545.777.383 USD. Hiện tại, số đồng Bitcoin đang lưu hành là 18.684.093 BTC và
lượng cung tối đa có thể lên đến 21.000.000 BTC đồng coin.
Các sàn giao dịch Bitcoin phổ biến hiện nay là Binance, Huobi Global, OKEx,
FTX, và CoinTiger.
2. Ethereum (ETH)
Đứng sau Bitcoin, Ethereum là loại tiền điện tử lớn thứ 2 thế giới theo tổng vốn
hóa thị trường. Ethereum được giới thiệu vào cuối năm 2013 bởi một người chuyên
nghiên cứu về lập trình tiền ảo có tên Vitalik Buterin.
Giá Ethereum ngày 16/4/2021 là $2.396,12 USD với khối lượng giao dịch trong
24 giờ là $33.172.939.922 USD. Hiện tại, tổng vốn hóa thị trường của ETH là
$276.726.562.581 USD. Lượng ETH đang lưu hành là 115.489.681 ETH đồng coin và
chưa có số xác thực lượng cung tối đa trên thị trường.
3. Binance Coin (BNB)
BNB đã ra mắt thông qua đợt chào bán đồng tiền mã hóa lần đầu vào năm 2017,
11 ngày trước khi sàn giao dịch tiền mã hóa Binance ra mắt. Ban đầu, BNB được phát
hành dưới dạng token ERC-20 chạy trên mạng Ethereum, với tổng nguồn cung tối đa
là 200 triệu đồng coin và 100 triệu BNB được cung cấp trong ICO. Tuy nhiên, đồng
coin ERC-20 BNB đã được hoán đổi với BEP2 BNB theo tỷ lệ 1:1 vào tháng 4 năm
2019 với sự ra mắt của mạng chính thức Binance Chain và hiện không còn được lưu
trữ trên Ethereum nữa.
BNB có thể được sử dụng như một phương thức thanh toán, một token tiện ích
để thanh toán phí trên sàn giao dịch Binance và để tham gia vào việc bán token trên
Binance launchpad. BNB cũng cấp quyền cho Binance DEX (sàn giao dịch phi tập
trung).
Giá Binance Coin ngày 16/4/2021 là $531,61 USD với khối lượng giao dịch
trong 24 giờ là $5.865.288.002 USD. Tổng với vốn hóa thị trường là $81.565.709.961
6
USD. Lượng BNB đang lưu hành là 153.432.897 BNB đồng coin và lượng cung tối đa
là 170.532.785 BNB đồng coin.
4. RIPPLE (XRP)
XRP là đồng tiền chạy trên nền tảng thanh toán kỹ thuật số gọi là RippleNet, nằm
trên cơ sở dữ liệu sổ cái phân tán được gọi là XRP Ledger. Còn RippleNet được điều
hành bởi một công ty có tên là Ripple, XRP Ledger là nguồn mở và không dựa trên
blockchain, mà là cơ sở dữ liệu sổ cái phân tán đã đề cập trước đây. Nền tảng thanh
toán RippleNet là hệ thống thanh toán gộp theo thời gian thực (RTGS) nhằm mục đích
cho phép các giao dịch tiền tệ tức thì trên toàn cầu. Mặc dù XRP là tiền mã hóa có
nguồn gốc từ XRP Ledger, nhưng bạn thực sự có thể sử dụng bất kỳ loại tiền tệ nào để
giao dịch trên nền tảng này. Mặc dù ý tưởng đằng sau nền tảng thanh toán Ripple lần
đầu tiên được Ryan Fugger công bố vào năm 2004, nhưng phải đến khi Jed McCaleb
và Chris Larson tiếp quản dự án vào năm 2012 thì Ripple mới bắt đầu được xây dựng
(tại thời điểm đó, nó còn được gọi là OpenCoin).
Giá XRP ngày 16/4/2021 là $1,63 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là
$15.450.753.618 USD. Tổng vốn hóa thị trường là $74.029.341.011 USD. Lượng
XRP đang lưu hành là 45.404.028.640 XRP đồng coin và lượng cung tối đa là
100.000.000.000 XRP đồng coin.
5. Tether (USDT)
Tether (USDT) là loại tiền kỹ thuật số có giá trị phản ánh giá trị của đồng đô la
Mỹ. Ra mắt vào năm 2014, ý tưởng đằng sau Tether là tạo ra một loại tiền mã hóa ổn
định có thể được sử dụng như đồng đô la kỹ thuật số hoặc “stablecoin.“ Tether được
neo giữ hoặc “gắn chặt,“ với giá của đồng đô la Mỹ. Mặc dù ban đầu Tether sử dụng
Lớp Omni của mạng Bitcoin làm giao thức truyền tải nhưng hiện giờ Tether đã có sẵn
dưới dạng token ERC20 trên Ethereum. Tổng cộng, Tether được phát hành trên các
blockchain Bitcoin (cả Omni và Liquid Protocol), Ethereum, EOS và Tron.
Token Tether được phát hành bởi Tether Limited, công ty có chung CEO với sàn
giao dịch tiền mã hóa Bitfinex. Trước đây, Tether tuyên bố rằng đồng Tether được hỗ
trợ 100% bởi các khoản dự trữ của Tether. Tuy nhiên, sau khi các luật sư của Tether
chú thích vào năm 2019 rằng chỉ có 74% được hỗ trợ bởi Tether hoặc một khoản dự
trữ nhỏ thì Tether mới lưu ý rằng định nghĩa về tổng giá trị hỗ trợ bao gồm cả khoản
tiền cho các công ty liên kết vay.
Giá Tether ngày 16/4/2021 là $1,00 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ
là $173.143.898.711 USD. Tổng vốn hóa thị trường của USTD là $47.006.872.194
USD. Lượng cung USTD đang lưu hành là 46.871.412.194 USDT đồng coin và chưa
xác định lượng cung tối đa.

7
6. Cardano (ADA)
Cardano là nền tảng blockchain bằng chứng cổ phần cho biết mục tiêu của mình
là cho phép “những người thay đổi, những người đổi mới và những người có tầm nhìn
xa” mang lại sự thay đổi tích cực trên toàn cầu. Dự án nguồn mở này cũng hướng tới
việc “phân bổ lại quyền lực từ các cấu trúc không chịu trách nhiệm cho tới biên cho
các cá nhân” — giúp tạo ra xã hội an toàn, minh bạch và công bằng hơn.
Cardano được thành lập vào năm 2017 và token ADA được thiết kế để đảm bảo
rằng chủ sở hữu có thể tham gia vào việc vận hành mạng. Vì lý do này, những người
nắm giữ tiền mã hóa có quyền bình chọn mọi đề xuất thay đổi phần mềm. Nhóm
nghiên cứu tạo ra blockchain phân lớp này cho biết đã có một số trường hợp sử dụng
công nghệ của họ theo cách đầy thú vị. Mục đích của nhóm là cho phép các ứng dụng
phi tập trung và hợp đồng thông minh phát triển theo modul.
Giá Cardano ngày 16/4/2021 là $1,42 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ
là $5.346.121.913 USD. Tổng vốn hóa thị trường là $45.410.079.265 USD. Lượng
cung ADA đang lưu hành là 31.948.309.441 ADA đồng coin và lượng cung tối đa là
45.000.000.000 ADA đồng coin.
7. Polkadot (DOT)
Polkadot là giao thức đa chuỗi phân mảnh mã nguồn mở hỗ trợ việc chuyển chéo
chuỗi bất kỳ loại dữ liệu hoặc tài sản nào, không chỉ token. Bằng cách đó, một loạt
blockchain có thể tương tác với nhau. Cơ chế tương tác này tìm cách thiết lập một web
hoàn toàn phi tập trung và riêng tư do người dùng kiểm soát và đơn giản hóa quy trình
tạo các ứng dụng, tổ chức và dịch vụ mới.
Giao thức Polkadot kết nối các chuỗi công cộng và riêng tư, mạng không cần cấp
phép, oracle và các công nghệ tương lai, cho phép các blockchain độc lập này chia sẻ
thông tin và giao dịch một cách theo cách phi tín nhiệm thông qua chuỗi chuyển tiếp
Polkadot (giải thích thêm ở phần dưới). Token gốc của Polkadot là DOT phục vụ ba
mục đích rõ ràng: cung cấp chức năng hoạt động và quản trị mạng, đồng thời tạo các
parachain (chuỗi song song) bằng cách liên kết.
Giá Polkadot ngày 16/4/2021 là $42,08 USD với khối lượng giao dịch trong 24
giờ là $2.558.197.893 USD. Tổng vốn hóa thị trường là $39.126.416.106 USD. Lượng
cung DOT đang lưu hành là 929.764.889 DOT đồng coin và chưa xác thực lượng cung
tối đa.
8. Dogecoin (DOGE)
Dogecoin (DOGE) dựa trên hình chế "doge" nổi tiếng trên mạng Internet với
hình chú chó Shiba Inu trên logo. Đồng tiền kỹ thuật số nguồn mở này được tạo ra bởi
Billy Markus đến từ thành phố Portland, tiểu bang Oregon và Jackson Palmer đến từ
thành phố Sydney, Úc. Dogecoin được phân tách từ Litecoin vào tháng 12 năm 2013.
8
Những người tạo ra Dogecoin dự tính đồng tiền này sẽ là đồng tiền mã hóa thú vị, vui
nhộn, có sức hấp dẫn hơn cả đồng Bitcoin cơ bản, vì Dogecoin dựa trên hình chế một
chú chó. Giám đốc điều hành Tesla là Elon Musk đã đăng một số dòng tweet trên
mạng xã hội rằng Dogecoin là đồng coin yêu thích của ông.
Giá Dogecoin ngày 16/4/2021 là $0,267665 USD với khối lượng giao dịch trong
24 giờ là $38.938.902.803 USD. Tổng vốn hóa thị trường là $34.585.008.519 USD.
Lượng cung DOGE đang lưu hành là 129.210.007.256 DOGE đồng coin và chưa xác
thực lượng cung tối đa.
9. Uniswap (UNI)
Uniswap là giao thức giao dịch phi tập trung phổ biến, được biết đến với vai trò
hỗ trợ giao dịch tự động các token tài chính phi tập trung (DeFi). Uniswap nhằm mục
đích giúp việc giao dịch token tự động và hoàn toàn mở cho bất kỳ ai nắm giữ token,
đồng thời cải thiện hiệu quả giao dịch so với trên các sàn giao dịch truyền thống.
Uniswap đem lại hiệu quả cao hơn bằng cách giải quyết các vấn đề về thanh
khoản thông qua các giải pháp tự động, tránh các vấn đề gây khó khăn cho các sàn
giao dịch phi tập trung đầu tiên. Vào tháng 9 năm 2020, Uniswap đã tiến một bước xa
hơn bằng cách tạo và thưởng mã token của riêng mình, UNI, cho những người dùng
giao thức trước đây. Điều này đã bổ sung thêm cả tiềm năng sinh lời và khả năng định
hình tương lai đồng tiền của người dùng — một khía cạnh hấp dẫn của các thực thể
phi tập trung.
Giá Uniswap ngày 16/4/2021 là $36,94 USD với khối lượng giao dịch trong 24
giờ là $1.017.647.339 USD. Tổng vốn hóa thị trường là $19.334.259.795 USD. Lượng
cung UNI đang lưu hành là 523.385.460 UNI đồng coin và lượng cung tối đa là
1.000.000.000 UNI đồng coin.
10. Litecoin (LTC)
Litecoin (LTC) là một đồng tiền điện tử được tạo ra để cung cấp các khoản thanh
toán nhanh chóng, an toàn và chi phí thấp bằng cách tận dụng các thuộc tính độc đáo
của công nghệ blockchain. Đây là một đồng tiền điện tử được tạo dựa trên giao thức
Bitcoin (BTC), nhưng lại khác về thuật toán băm được sử dụng, tổng số vốn tối đa, số
lần giao dịch khối và một số yếu tố khác. Litecoin có thời gian thực hiện một khối chỉ
2,5 phút và phí giao dịch cực thấp, phù hợp với các giao dịch vi mô và các thanh toán
bằng máy thanh toán thẻ.
Litecoin được phát hành thông qua một ứng dụng mã nguồn mở trên GitHub vào
ngày 7 tháng 10 năm 2011, và Mạng lưới Litecoin hoạt động 5 ngày sau đó vào ngày
13 tháng 10 năm 2011. Tiền điện tử do Charlie Lee sáng tạo ra. Anh là một cựu nhân
viên của Google và là người dự kiến Litecoin sẽ trở thành một "phiên bản thu nhỏ của
Bitcoin", trong đó nó có nhiều đặc tính giống như Bitcoin mặc dù có giá trị nhỏ hơn.

9
Giá Litecoin ngày 16/4/2021 là $281,21 USD với khối lượng giao dịch trong 24
giờ là $7.946.933.773 USD. Tổng vốn hóa thị trường là $18.771.320.321 USD. Lượng
cung LTC đang lưu hành là 66.752.415 LTC đồng coin và lượng cung tối đa là
84.000.000 LTC đồng coin.

Một số loại tiền điện tử


1.2.4. Các sàn giao dịch
Sàn crypto hiểu đơn giản chính là môi trường diễn ra hoạt động trao đổi tiền kỹ
thuật số qua các nền tảng Blockchain. Sau khi được khai thác thành công, các thợ đào
coin sẽ tìm cách công bố lượng coin họ đang sở hữu ra thị trường. Đối với nhà đầu tư
không trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác, chủ yếu họ sẽ phải giao dịch tiền mã
hóa trên các sàn crypto.
Hiện tại sàn giao dịch Crypto được chia làm 02 nhóm là sàn giao dịch tập trung
và phi tập trung.
CEX - sàn giao dịch tập trung: Là sàn giao dịch có bên thứ ba (trung gian)
đóng vai trò kiểm soát và trung gian cho các hoạt động giao dịch Crypto của người
dùng.
Để tham gia vào các sàn này, người dùng phải KYC (Know your customer) để
chứng minh thông tin cá nhân và tạo tài khoản có ID, password riêng để đăng nhập.
Một số sàn giao dịch tập trung nổi tiếng trên thế giới như: Binance, Coinbase,
Kucoin… Đây là các sàn giao dịch uy tín và minh bạch, có độ thanh khoản cao cho
các nhà đầu tư.
DEX - sàn giao dịch phi tập trung: Là thị trường giao dịch không dựa vào một
dịch vụ trung gian để lưu trữ, quản lý tài sản của khách hàng. Thay vào đó, việc giao
10
dịch diễn ra trực tiếp giữa các người dùng với nhau (mạng ngang hàng) thông qua một
quy trình tự động. Nói cách khác, sàn giao dịch phi tập trung trao quyền kiểm soát tài
sản và các giao dịch về tay người dùng, loại bỏ điểm trung gian gây ra nhiều vấn đề
như hacker, lừa đảo. Bên cạnh đó, việc đánh thuế hay tịch thu quỹ sẽ khó xảy ra được
khi giao dịch trên các sàn phi tập trung. Loại bỏ các bên trung gian nhằm tăng tính bảo
mật, loại bỏ các vấn đề như lừa đảo hay Hack.
Một số sàn giao dịch phi tập trung đang hoạt động: IDEX, Etherdelta, Bancor
Network, Kyber Network, 0x Protocol, CoinChangeX, DDEX,..

Sàn giao dịch điện tử

11
PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN BIÊN CÁC LOẠI TIỀN ĐIỆN TỬ

2.1. Đặc điểm


2.1.1. Tính phi tập trung
Crypto là tiền được mã hóa, nó không hoạt động như tiền pháp định thông
thường và hoàn toàn không chịu sự chi phối của một máy chủ trung tâm. Thay vào đó,
Crypto được phân phối trên mạng lưới với sự tham gia của rất nhiều người dùng ngang
hàng. Hệ thống này được gọi là mạng lưới phi tập trung.
2.1.2. Dạng tiền được số hóa
Crypto là loại tài sản được số hóa, chỉ được giao dịch giữa các người dùng với
nhau trên mạng lưới Internet. Người dùng hay các nhà đầu tư không thể trực tiếp cầm
nắm như tiền pháp định thông thường. Các vật phẩm được giao dịch trên nền tảng
Blockchain này cũng hoàn toàn được số hóa tương tự như Crypto.
2.1.3. Tính chất ngang hàng, không phụ thuộc
Các nhà đầu tư được trực tiếp giao dịch với nhau trên trực tuyến thông qua các
máy tính ngang hàng và không cần phụ thuộc vào bên thứ ba. Nhờ đó tốc độ xử lý
thông tin diễn ra nhanh chóng và đồng thời không bị đánh phí cho mỗi giao dịch.
2.1.4. Tính ẩn danh
Khi người dùng giao dịch Crypto trên nền tảng Blockchain thì không cần cung
cấp thông tin cá nhân. Ngoài ra các giao dịch cũng không chịu sự kiểm soát hay quản
lý của bất kỳ tổ chức nào.
Do vậy khó có thể xác nhận được danh tính của những người giao dịch Crypto.
Chính vì vậy, người dùng cần phải hết sức lưu ý, nếu giao dịch của bạn có vấn đề thì
cũng không thể hoàn lại được.
2.1.5. Tính toàn cầu
Bởi tính chất không phụ thuộc cho nên loại tiền mã hóa này không bị kiểm soát
bởi bất kỳ quốc gia nào. Bởi vậy, Crypto được giao dịch mọi nơi trên toàn thế giới
(Global). Và cũng chính vì thế, Crypto được xem là loại tiền tệ có tính phi quốc gia.
2.2. Phân loại
Coinmarket đã thống kê rằng hiện nay có hơn loại 3000 Crypto khác nhau trên
thế giới. Với sự phát triển của nền tảng Blockchain ngày càng mạnh mẽ thì thị trường
Crypto càng chứng tỏ được tiềm năng tăng trưởng và thu hút nhiều nhà đầu tư đến với
thị trường màu mỡ này.
Có 2 cách phân loại cơ bản về Crypto.

12
2.2.1. Bitcoin và Altcoin
Bitcoin (BTC): Là loại tiền điện tử đầu tiên, được phát hành dưới dạng mã
nguồn mở. Sử dụng giao thức ngang hàng trong nền tảng Blockchain để giao dịch trực
tiếp giữa người dùng với nhau mà không cần các bên trung gian kiểm soát.
Altcoin: Được gọi là coin thay thế vì sau Bitcoin, tất cả các đồng tiền được phát
hành đều được gọi là Alternative coin. Tuy nhiên, chức năng của Altcoin cơ bản tương
tự như Bitcoin. Một số Altcoin phổ biến hiện nay là Ethereum (ETH), Litecoin (LTC)

2.2.2. Coin và Token
Coin: Là loại tiền điện tử được phát hành dựa vào nền tảng Blockchain. Đồng
coin được phát hành nhằm mục đích giải quyết các vấn đề liên quan để giao dịch, bảo
mật thông tin, phát triển các ứng dụng về tài chính, ngân hàng, …
Token: Là một loại tiền phát hành dựa trên hoạt động của những dự án được xây
dựng từ một Blockchain cụ thể. Hầu hết trên thị trường hiện nay các token sử dụng
blockchain của Ethereum. Số khác phát triển trên nền tảng của Bitcoin, Solana,
Avalanche,…

13
PHẦN 3. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI ĐẦU TƯ VÀO CRYPTO

3.1. Ưu điểm khi đầu tư vào Crypto


1. Loại bỏ các điểm thất bại duy nhất
Tiền điện tử đại diện cho một mô hình tiền mới, phi tập trung. Trong hệ thống
này, các trung gian tập trung, chẳng hạn như ngân hàng và các tổ chức tiền tệ, không
cần thiết để thực thi các giao dịch ủy thác và cảnh sát giữa hai bên. Do đó, một hệ
thống với tiền điện tử sẽ loại bỏ khả năng xảy ra lỗi tại một điểm duy nhất, chẳng hạn
như một ngân hàng lớn, gây ra một loạt các cuộc khủng hoảng trên khắp thế giới,
chẳng hạn như cuộc khủng hoảng gây ra vào năm 2008 do sự thất bại của các tổ chức
ở Hoa Kỳ.
2. Dễ dàng chuyển tiền giữa các bên
Tiền điện tử hứa hẹn sẽ giúp việc chuyển tiền trực tiếp giữa hai bên trở nên dễ
dàng hơn mà không cần bên thứ ba đáng tin cậy như ngân hàng hoặc công ty thẻ tín
dụng. Việc chuyển giao phi tập trung như vậy được bảo đảm bằng cách sử dụng khóa
công khai và khóa riêng tư cũng như các dạng hệ thống khuyến khích khác nhau,
chẳng hạn như bằng chứng công việc hoặc bằng chứng cổ phần.
3. Loại bỏ các bên thứ ba
Bởi vì họ không sử dụng trung gian của bên thứ ba, chuyển tiền điện tử giữa hai
bên giao dịch có thể nhanh hơn chuyển tiền tiêu chuẩn. Các khoản vay nhanh trong tài
chính phi tập trung là một ví dụ tuyệt vời về các khoản chuyển giao phi tập trung như
vậy. Các khoản vay này, được xử lý mà không cần tài sản đảm bảo, có thể được thực
hiện trong vòng vài giây và được sử dụng trong giao dịch.
4. Có thể được sử dụng để tạo lợi nhuận
Đầu tư tiền điện tử có thể tạo ra lợi nhuận. Thị trường tiền điện tử đã tăng vọt về
giá trị trong thập kỷ qua, có thời điểm đạt gần 2 nghìn tỷ đô la. Tính đến tháng 1 năm
2023, Bitcoin được định giá hơn 450 tỷ đô la trên thị trường tiền điện tử.
5. Chuyển tiền được sắp xếp hợp lý
Nền kinh tế chuyển tiền đang thử nghiệm một trong những trường hợp sử dụng
nổi bật nhất của tiền điện tử. Hiện tại, các loại tiền điện tử như Bitcoin đóng vai trò là
tiền tệ trung gian để hợp lý hóa việc chuyển tiền xuyên biên giới. Do đó, một loại tiền
tệ pháp định được chuyển đổi thành Bitcoin (hoặc một loại tiền điện tử khác), được
chuyển qua biên giới và sau đó được chuyển đổi thành loại tiền tệ pháp định đích.
Phương pháp này hợp lý hóa quá trình chuyển tiền và làm cho nó rẻ hơn.

14
3.2. Nhược điểm khi đầu tư vào Crypto
1. Giao dịch là ẩn danh
Mặc dù họ tuyên bố là một hình thức giao dịch ẩn danh, nhưng tiền điện tử là bút
danh. Họ để lại dấu vết kỹ thuật số mà các cơ quan như Cục Điều tra Liên bang (FBI)
có thể điều tra. Điều này mở ra khả năng chính phủ và các cơ quan chức năng (và
những người khác) có thể theo dõi các giao dịch tài chính.
2. Bút danh cho phép sử dụng tội phạm
Tiền điện tử đã trở thành một công cụ phổ biến với tội phạm cho các hoạt động
bất chính như rửa tiền và mua bán bất hợp pháp. Trường hợp của Dread Pirate
Roberts, người điều hành một thị trường bán ma túy trên dark web, đã rất nổi tiếng.
Tiền điện tử cũng đã trở thành mục yêu thích của tin tặc sử dụng chúng cho các hoạt
động ransomware.
3. Đã trở nên tập trung cao độ
Về lý thuyết, tiền điện tử có nghĩa là được phân cấp, tài sản của chúng được phân
phối giữa nhiều bên trên một chuỗi khối. Trên thực tế, quyền sở hữu được tập trung
cao độ. Ví dụ: chỉ 100 địa chỉ nắm giữ khoảng 12% bitcoin lưu hành và tổng giá trị.
4. Đắt tiền để tham gia vào một mạng lưới và kiếm tiền
Một trong những ưu điểm của tiền điện tử là bất kỳ ai cũng có thể khai thác
chúng bằng máy tính có kết nối Internet. Tuy nhiên, việc khai thác các loại tiền điện tử
phổ biến đòi hỏi năng lượng đáng kể, đôi khi bằng năng lượng mà cả quốc gia tiêu thụ.
Chi phí năng lượng đắt đỏ và tính không thể đoán trước của hoạt động khai thác đã tập
trung hoạt động khai thác vào các công ty lớn có doanh thu lên tới hàng tỷ đô la. Ví
dụ: chỉ 98 (2%) trong số 4.882 khối Bitcoin được mở từ ngày 29 tháng 12 năm 2022
đến ngày 29 tháng 1 năm 2023, được mở bởi các địa chỉ không xác định—98% còn lại
được mở bởi các nhóm khai thác.
5. Các vấn đề bảo mật ngoài chuỗi
Mặc dù các chuỗi khối tiền điện tử có tính bảo mật cao, nhưng các kho lưu trữ
khóa liên quan đến tiền điện tử ngoài chuỗi, chẳng hạn như sàn giao dịch và ví, có thể
bị tấn công. Nhiều sàn giao dịch và ví tiền điện tử đã bị tấn công trong những năm qua,
đôi khi dẫn đến việc "tiền" trị giá hàng triệu đô la bị đánh cắp.
6. Giá cả rất biến động
Tiền điện tử được giao dịch trên thị trường công cộng chịu sự biến động về giá.
Ví dụ: Bitcoin đã trải qua những đợt tăng và giảm giá trị nhanh chóng, tăng lên gần
65.000 đô la vào tháng 11 năm 2021 trước khi giảm xuống chỉ còn hơn 20.000 đô la
một năm rưỡi sau đó. Do đó, nhiều người coi tiền điện tử là một mốt nhất thời hoặc
bong bóng đầu cơ tồn tại trong thời gian ngắn.
15
3.3. Một số rủi ro ở Crypto
Tiền điện tử đã thu hút được danh tiếng là khoản đầu tư không ổn định do nhà
đầu tư thua lỗ cao do lừa đảo, hack và lỗi. Mặc dù mật mã cơ bản nói chung là an toàn,
nhưng sự phức tạp về mặt kỹ thuật của việc sử dụng và lưu trữ tài sản tiền điện tử có
thể là mối nguy hiểm đáng kể đối với người dùng mới.
Ngoài các rủi ro thị trường liên quan đến tài sản đầu cơ, các nhà đầu tư tiền điện
tử cần lưu ý các rủi ro sau:
Rủi ro người dùng: Không giống như tài chính truyền thống, không có cách nào
để đảo ngược hoặc hủy giao dịch tiền điện tử sau khi nó đã được gửi. Theo một số ước
tính, khoảng 1/5 tổng số bitcoin hiện không thể truy cập được do mất mật khẩu hoặc
địa chỉ gửi không chính xác.
Rủi ro về quy định: Tình trạng quy định của một số loại tiền điện tử vẫn chưa rõ
ràng, với nhiều chính phủ đang tìm cách điều chỉnh chúng dưới dạng chứng khoán,
tiền tệ hoặc cả hai. Một cuộc đàn áp quy định đột ngột có thể gây khó khăn cho việc
bán tiền điện tử hoặc gây ra sự sụt giảm giá trên toàn thị trường.
Rủi ro đối tác: Nhiều nhà đầu tư và người bán dựa vào các sàn giao dịch hoặc
người giám sát khác để lưu trữ tiền điện tử của họ. Hành vi trộm cắp hoặc mất mát của
một trong những bên thứ ba này có thể dẫn đến việc mất toàn bộ khoản đầu tư của một
người.
Rủi ro quản lý: Do thiếu các quy định chặt chẽ nên có rất ít biện pháp bảo vệ
chống lại các hoạt động quản lý lừa đảo hoặc phi đạo đức. Nhiều nhà đầu tư đã mất
một số tiền lớn cho các nhóm quản lý không cung cấp được sản phẩm.
Rủi ro lập trình: Nhiều nền tảng đầu tư và cho vay sử dụng hợp đồng thông
minh tự động để kiểm soát chuyển động tiền gửi của người dùng. Nhà đầu tư sử dụng
một trong những nền tảng này chấp nhận rủi ro rằng một lỗi hoặc cách khai thác trong
các chương trình này có thể khiến họ mất khoản đầu tư.
Thao túng thị trường: Thao túng thị trường vẫn là một vấn đề nghiêm trọng
trong tiền điện tử, với những người, tổ chức và sàn giao dịch có ảnh hưởng hành động
phi đạo đức.
Bất chấp những rủi ro này, tiền điện tử đã chứng kiến một bước nhảy vọt về giá,
với tổng vốn hóa thị trường tăng lên hơn 1 nghìn tỷ đô la. Bất chấp bản chất đầu cơ
của tài sản, một số người đã có thể tạo ra vận may đáng kể bằng cách chấp nhận rủi ro
đầu tư vào tiền điện tử giai đoạn đầu.

16
PHẦN 4. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ TIỀN ĐIỆN TỬ
CRYPTO

Hiện tại, tính hợp pháp của tiền mã hóa vẫn còn đang là vấn đề cần cân nhắc và
suy xét.
Xét về bản chất, tiền mã hóa tại Việt Nam là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các
phương tiện điện tử và được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật dưới hình
thức là ví điện tử (do Ngân hàng nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán cung ứng) và thẻ trả trước (do ngân hàng cung ứng) và ví di động.
Quy định tiền mã hóa nhằm phát triển các sản phẩm thanh toán cung cấp dưới
dạng tiền điện tử và tạo điều kiện thuận lợi phát triển thương mại điện tử, loại trừ các
thể loại tiền số, các công cụ sử dụng như phương tiện thanh toán mà không chịu sự
quản lý của cơ quan quản lý...
Theo quy định của Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 thì tiền số không phải là
một loại tài sản và theo quy định của pháp luật tín dụng – ngân hàng thì tiền số không
phải là một loại tiền và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
[31]

Theo thông báo từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, kể từ ngày 1/1/2018, việc
phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền số khác làm phương tiện thanh
toán là không hợp pháp và bị cấm tại Việt Nam.
Theo đó, kể từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương
tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền số tương tự khác)
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 206
Bộ luật dân sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Bên cạnh đó, việc sử
dụng các giao dịch liên quan đến tiền số nhằm mục đích rửa tiền còn có thể phải chịu
trách nhiệm hình sự về "Tội rửa tiền" quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tuy nhiên, quy định không đề cập tới việc mua/bán Bitcoin trên các sàn giao
dịch quốc tế, cũng như việc sở hữu tài sản Bitcoin của mỗi cá nhân, tổ chức.
Theo Điều 16 và Điều 17 của Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010, đơn vị tiền
của Việt Nam là tiền giấy, tiền kim loại, là “đồng” và là phương tiện thanh toán hợp
pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Đồng thời, điểm a khoản 2 Điều 6 Luật này cũng quy định ngoại tệ là đồng tiền
của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung của châu Âu và khác được sử dụng để thanh
toán quốc tế, khu vực.

17
Không chỉ vậy, căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, thanh toán
không dùng tiền mặt hợp pháp tại Việt Nam là sec, lệnh chi, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm
thu, thẻ ngân hàng… theo quy định của ngân hàng Nhà nước.
Do đó, Bitcoin và các loại Altcoin không được công nhận là tiền tệ để làm
phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Vì vậy việc thanh toán các giao dịch
Crypto sẽ không được thừa nhận và bảo vệ.
Ngoài ra, theo điểm d khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP và Điều 206
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, các hoạt động mua bán và sử dụng tiền
mã hóa nếu gây thiệt hại cho người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Cụ thể:
 Phạt hành chính: Phạt tiền từ 50 - 100 triệu đồng: Phát hành, cung ứng, dùng
các phương tiện thanh toán không hợp pháp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự.
 Chịu trách nhiệm hình sự:
+ Phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm: Gây
thiệt hại về tài sản cho người khác từ 100 - 300 triệu đồng.
+ Phạt tù từ 03 - 07 năm: Gây thiệt hại đến tài sản của người khác từ 300
triệu đồng - dưới 01 tỷ đồng.
+ Phạt tù từ 07 - 12 năm: Gây thiệt hại đến tài sản của người khác từ 01 -
dưới 03 tỷ đồng.
+ Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề, làm
công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

18
LỜI KẾT
Kể từ ngày ra đời đến nay, Crypto đã thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của
các nhà đầu tư trên thị trường cũng như mở ra những hình thức thanh toán mới, thay
đổi những quan điểm hiện hữu về hàng hóa và tiền tệ. Tiền điện tử là tài sản kỹ thuật
số được bảo mật bằng mật mã. Là một công nghệ tương đối mới, chúng có tính đầu cơ
cao và điều quan trọng là phải hiểu những rủi ro liên quan trước khi đầu tư. Vì vậy bài
nghiên cứu đã góp phần đánh giá ưu điểm và nhược điểm khi đầu tư vào Crypto.
Những ưu điểm của Crypto cũng có thể là những rào cản của nó. Hiện nay nhiều quốc
gia đã thừa nhận Crypto là một dạng tiền tệ. Nhưng nhiều quốc gia chưa thừa nhận nó
là tiền tệ. Thậm chí những giao dịch liên quan đến Crypto còn bị coi là phạm pháp. Lý
do chính cho vấn đề này đó là pháp luật khó có thể can thiệp vào các giao dịch tiền mã
hóa.
Do vẫn còn là một chủ đề mới nên về phần kiến thức hay những tài liệu còn hạn
chế nên không thể tránh những lối sai xót. Vì vậy với tinh tần học hỏi em vẫn muốn
nhận được sự đánh giá từ cô để có thêm được kinh nghiệm quý báu dần hoàn thiện hơn
về bài tiểu luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81n_k%E1%BB%B9_thu%E1%BA
%ADt_s%E1%BB%91#%C6%AFu_%C4%91i%E1%BB%83m
https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/crypto-la-gi-883-91324-
article.html#demuc913247
https://vn.investing.com/crypto/
https://www.finhay.com.vn/crypto-la-gi#phan-loai-crypto
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81n_%E1%BA%A3o
https://crypto.com/exchange

20

You might also like