You are on page 1of 10

Những câu hỏi về Bitcoin

1. Bitcoin dùng để giao dịch những thứ gì?


Số lượng công ty và quốc gia chấp nhận Bitcoin ngày càng nhiều, cho phép
người sở hữu nó có thể thanh toán hoặc trao đổi trên hầu khắp thế giới. Nếu
bạn thích du lịch, công ty hàng đầu trong lĩnh vực này là Expedia (sở hữu
Expedia.com, Hotels.com, Trivago, Hotwire...) đã cho phép đặt phòng tại
hơn 400.000 khách sạn và nơi ở tại hơn 70 quốc gia.
CheapAir hay TravelForCoins sẽ lo vé máy bay cho bạn và chấp nhận
Bitcoin là phương tiện thanh toán. Việc trả tiền ăn uống thông qua Bitcoin
cũng xuất hiện tại một số nhà hàng như Pembury Tavern, Burger Bear cÿa
Anh, quán rượu Old Fitzroy ở Australia hay The Pink Cow cÿa Nhật Bản.
Các công ty công nghệ hưởng āng nhiệt tình với loại tiền điện tử này.
Microsoft đã cho phép khách hàng chuyển Bitcoin sang USD để thanh toán
các trò chơi, āng dụng. Hãng máy tính Dell cũng chấp nhận Bitcoin cho một
số giao dịch trực tuyến. Tham gia vào lĩnh vực còn có những tên tuổi như
PayPal, Steam, Overstock, Virgin Galactic, OkCupid, Namecheap…
Không chỉ với các mặt hàng giá trị nhỏ và trung bình, một đại lý ôtô tại Mỹ
cũng đã chấp nhận giao dịch bằng Bitcoin, trong đó xe điện Tesla Model S
(giá khoảng 100.000 USD) và siêu xe thể thao Lamborghini Gallardo (giá
hơn 200.000 USD) đã được thanh toán thành công bằng tiền điện tử.
Tháng 9/2017, một dự án bất động sản trị giá 325 triệu USD được mở bán ở
Dubai và chấp nhận thanh toán trực tiếp bằng Bitcoin. Theo chÿ đầu tư, tiền
điện tử sẽ hâm nóng thị trường bất động sản bởi vậy hình thāc thanh toán
này sẽ là bước đi đột phá và nở rộ trong tương lai.

0 0
Vài cửa hàng hay doanh nghiệp Việt Nam đã cho phép thanh toán bằng

Bitcoin. Một cửa hàng ôtô ở Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) hỗ trợ khách hàng

chi trả trực tiếp thông qua tiền điện tử. Hay một quán cà phê trên đường Võ

Văn Kiệt (TP HCM) cũng chấp nhận người dùng thanh toán với Bitcoin. Từ

năm 2016, chiếc máy tương tự ATM nhưng giao dịch Bitcoin đã xuất hiện ở

TP HCM.

Mới nhất, Đại học FPT trở thành trường đầu tiên ở Việt Nam công bố chấp

nhận sinh viên nộp học phí bằng Bitcoin. Trước mắt, hình thāc này sẽ áp

dụng cho sinh viên ngoại. Đầu tiên sinh viên dùng Bitcoin để chuyển tiền

sang Việt Nam, sau đó có thể đổi từ Bitcoin sang tiền mặt để nộp cho

trường. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước từ năm 2013 đã khẳng định Bitcoin

và các loại tiền điện tử tương tự không phải tiền tệ hợp pháp và không phải

phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Cơ quan chāc năng cũng

khuyến cáo về các rÿi ro như bị tấn công, đánh cắp và lừa đảo khi giao dịch

bằng tiền điện tử.

2. Những vấn đề tác động đến giá của Bitcoin?


a. Nguồn cung và cầu
Chúng ta đều đã nghe tới Quy luật Cung và Cầu trong các lớp học kinh tế sơ
cấp. Hầu như bất cā thā gì có giá trị đều tuân theo quy luật này và Bitcoin
không phải là một ngoại lệ. Nếu bạn chưa biết về khái niệm này thì nói một
cách đơn giản, Quy luật Cung và Cầu có ba yếu tố cốt lõi:

0 0
Quy luật cầu – giá càng cao, cầu càng giảm
Quy luật cung – māc giá càng cao, người bán sẽ cung cấp càng nhiều hàng
hóa kinh tế hơn
Điểm bình ổn – cùng với nhau, quy luật cung và cầu quyết định māc giá thị
trường và khối lượng một mặt hàng hóa cụ thể
Vậy quy luật này áp dụng như thế nào trong thế giới Bitcoin? Có hai khía
cạnh then chốt cÿa Bitcoin bị ảnh hưởng nhiều bởi khái niệm này:

Đầu tiên, hãy bàn về tốc độ một đồng Bitcoin mới được tạo ra. Giao thāc
hiện tại cho phép Bitcoin được tạo ra ở một tốc độ cố định. Như chúng ta
biết hiện nay, khi thợ đào xử lý các khối trong giao dịch, đồng Bitcoin mới
sẽ được tạo và đưa ra thị trường. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu rằng
quy trình này được thiết kế để càng ngày càng giảm tốc độ (còn gọi là Sự
kiện Chia đôi cÿa Bitcoin). Cơ chế này có thể dẫn tới viễn cảnh nguồn cầu
BTC tăng nhanh hơn nguồn cung. Trong trường hợp đó, māc giá có thể tăng
lên.

Tiếp theo là giới hạn nguồn cung Bitcoin. Satoshi Nakamoto đã thiết kế giới
hạn cho Bitcoin là 21 triệu BTC. Một khi đạt đến giới hạn này, các thợ đào
sẽ không còn được thưởng BTC mới khi xác minh giao dịch nữa. Khi điều
này xảy ra, sự kiện chia đôi phần thưởng khối mỗi bốn năm có thể không
ảnh hưởng tới māc giá cÿa BTC nữa. Thay vào đó, những yếu tố như tính
thiết thực và khả năng āng dụng trong đời sống thường nhật sẽ quyết định
giá trị Bitcoin.

b. Chi phí tạo ra Bitcoin

0 0
Mặc dù bản chất Bitcoin hoàn toàn là một tài sản điện tử, đồng tiền này vẫn
cần phải được tạo ra. Phần lớn chi phí tạo BTC xuất phát từ lượng điện năng
tiêu thụ trong quá trình đào coin.

Đào Bitcoin là một quá trình mà các thợ đào giải những bài toán mật mã học
phāc tạp, họ sẽ nhận phần thưởng mỗi khi đào được BTC. Thông thường,
các thợ đào sẽ sử dụng rất nhiều điện năng để giải những bài toán này, chi
phí này chắc chắn được gộp vào giá trị cÿa Bitcoin.

Trung bình phải mất mười phút để xác minh một khối đơn lẻ. Khi ngày càng
có nhiều thợ đào tham gia, sự cạnh tranh cũng tăng theo. Cạnh tranh càng
gay gắt bao nhiêu, việc giải bài toán càng trở nên khó khăn hơn. Khi bài toán
khó hơn, việc giải chúng có thể tiêu tốn nhiều chi phí hơn, nhất là khi chúng
ta muốn duy trì khoảng thời gian xác minh là mười phút.

c. Những sự cạnh tranh với Bitcoin


Có thể khẳng định rằng Bitcoin là đồng tiền điện tử nổi tiếng và được công
nhận rộng rãi nhất trên thế giới. Tuy nhiên, có hàng ngàn đồng tiền điện tử
khác đang cố gắng giành lấy được sự chú ý cÿa chúng ta.

Số lượng coin lớn cho chúng ta những lựa chọn đầu tư đa dạng hơn, góp
phần biến lĩnh vực tiền điện tử thành một sân chơi hấp dẫn trong mắt các
nhà đầu tư. Những sự cạnh tranh này cũng giúp Bitcoin giữ được giá trị cÿa
mình. Có thể khẳng định rằng nếu Bitcoin là đồng tiền điện tử duy nhất, māc
giá cÿa nó sẽ hoàn toàn khác biệt.

d. Quy định về bán tiền điện tử

0 0
Với việc Bitcoin là dạng tài sản tương đối mới, những nhà quản lý đã dành
nhiều thời gian để tranh luận về cách phân loại chúng. Bởi vậy, có thể chính
phÿ sẽ gặp khó khăn trong việc có một cái nhìn nhất quán về đồng tiền này.
Họ liên tục thay đổi luật lệ và điển hình là māc thuế quan.

Bởi Bitcoin có tính phi tập trung (đồng nghĩa với việc đồng tiền này không
chịu ràng buộc bởi bất cā chính phÿ trung ương cụ thể nào) nên những quy
định xoanh quanh đồng tiền này có thể tác động trực tiếp tới māc giá bởi
chúng tác động tới nhà đầu tư. Về cơ bản, giá BTC có thể sụt giảm nếu nhà
đầu tư lo lắng về một tuyến bố hoặc quyết định cụ thể cÿa chính phÿ.

Cho tới hôm nay, các quy định áp dụng lên đồng BTC sẽ vô cùng khác biệt
tùy thuộc vào cách mỗi quốc gia nhìn nhận đồng tiền này. Trong hầu hết các
trường hợp, nếu các đơn vị quản lý có cái nhìn trung lập về Bitcoin thì các
quy tắc KYC (thấu hiểu khách hàng) và AML (chống rửa tiền) sẽ được áp
dụng với các nhà đầu tư và giao dịch khối lượng lớn.

e. Vai trò cÿa truyền thông


Trong thời đại 4.0 hiện tại, truyền thông chắc chắn là một yếu tố quyết định
tỷ giá Bitcoin. Rất nhiều nghiên cāu đã chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thông
và Bitcoin, nói một cách đơn giản thì sự chú ý tích cực từ truyền thông là
một lý do khả dĩ cho việc Bitcoin tăng giá. Ngược lại, những chú ý tiêu cực
có thể dẫn tới việc sụt giảm giá.

Nói chung, truyền thông được cho là giúp nhiều người thấu hiểu hơn về
chāc năng cơ bản cÿa Bitcoin, từ đó thu hút nhiều sự chú ý hơn. Giả sử bạn
tìm thấy một bài báo trực tuyến viết về những lợi ích cÿa việc sử dụng

0 0
Bitcoin và cảm thấy vừa khám phá ra được một điều vô cùng tuyệt vời. Tôi
dám chắc rằng bạn sẽ kể cho bạn bè và người thân cÿa mình về bài báo này
và sau đó họ cũng sẽ cảm thấy vô cùng phấn khích. Trong thời đại truyền
thông xã hội ngày nay, những tin tāc tích cực có thể lan truyền vô cùng
nhanh chóng.
3. So sánh Bitcoin và Blockchain.
Blockchain
là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối (block) được
liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian để tạo thành một
chuỗi (chain). Mỗi khối trong Blockchain sẽ được liên kết với khối trước đó,
chāa thông tin về thời gian khởi tạo khối đó kèm một mã thời gian và dữ liệu
giao dịch.

Hiểu đơn giản, Blockchain có thể được xem là một cuốn sổ cái điện tử được
phân phối trên nhiều máy tính khác nhau, lưu trữ mọi thông tin giao dịch và
đảm bảo các thông tin đó không thể bị thay đổi dưới bất kỳ hình thāc nào.

Bitcoin là một loại tiền mã hóa, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới
dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi
trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chāc
tài chính trung gian nào.

Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình: không
có một ngân hàng trung ương nào quản lý nó và hệ thống hoạt động dựa trên
một giao thāc mạng ngang hàng trên Internet. Sự cung āng Bitcoin là tự

0 0
động, hạn chế, được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật
toán.

Bitcoin được cấp tới các máy tính <đào= Bitcoin để trả công cho việc xác
minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào cuốn sổ cái được phân tán trong
mạng ngang hàng, thông qua công nghệ blockchain. Cuốn sổ cái này sử
dụng Bitcoin là đơn vị kế toán. Mỗi bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100
triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshi.

Mặc dù là đồng tiền điện tử nổi tiếng nhất nhưng Bitcoin không phải là duy
nhất. Có nhiều đồng tiền điện tử khác, mỗi loại có các tính năng và cơ chế
riêng. Hơn nữa, không phải tất cả các đồng tiền điện tử đều có blockchain
riêng cÿa mình. Một số được tạo ra trên nền cÿa một blockchain đã tồn tại,
trong khi những đồng tiền khác được tạo ra hoàn toàn từ đầu.

*Tính chất cÿa Blockchain và Bitcoin:


a.Blockchain
Tính phi tập trung (Decentralized): Blockchain hoạt động độc lập theo các
thuật toán máy tính, hoàn toàn không bị bất kỳ một tổ chāc nào nắm quyền
kiểm soát. Chính vì vậy blockchain tránh được rÿi ro từ bên thā 3.

Tính phân tán (Distributed): Các khối chāa dữ liệu giống nhau nhưng được
phân tán ở nhiều nơi khác nhau. Nên chẳng may một nơi bị mất hoặc hỏng
thì dữ liệu vẫn còn trên Blockchain.

0 0
Không thể thay đổi: Một khi dữ liệu đã được ghi vào trong block cÿa
blockchain thì nó không thể bị thay đổi hoặc sửa chữa, bởi đặc tính cÿa thuật
toán đồng thuận và mã hash.

Tính bảo mật: Chỉ có người nắm giữ Private Key (khóa riêng tư) mới có thể
truy cập các dữ liệu bên trong Blockchain.

Tính minh bạch: Các giao dịch trong blockchain được lưu lại và mọi người
có thể check các giao dịch này. Dựa vào đó, ta có thể kiểm tra và truy xuất
lịch sử giao dịch. Thậm chí người ta có thể phân quyền để cho phép người
khác truy cập một phần thông tin trên Blockchain.

Tích hợp Smart contract (hợp đồng thông minh): Dựa vào đó các điều khoản
được ghi trong hợp đồng thông minh sẽ được thực thi khi các điều kiện trước
đó được thỏa mãn, không ai có thể ngăn cản hoặc hÿy nó.

b.Bitcoin
Tính phi tập trung: Giống như Blockchain, Bitcoin hoạt động độc lập cÿa
mạng khỏi bất kỳ cơ quan quản lý nào. Mục đích để mọi người, doanh
nghiệp, cũng như mọi máy móc liên quan đến mining và xác minh giao dịch,
đều trở thành một phần cÿa một mạng lưới rộng lớn. Ngay cả khi một số
phần cÿa mạng lưới bị gián đoạn, tiền sẽ tiếp tục di chuyển.

Tính ẩn danh: Nếu như các ngân hàng hầu như nắm rất rõ về thông tin khách
hàng cÿa họ như lịch sử tín dụng, địa chỉ, số điện thoại, thói quen chi tiêu…
Tuy nhiên đối với Bitcoin lại khác, vì đồng tiền ảo này không phải liên kết
với bất kỳ thông tin cá nhân nào.

0 0
Tính trong suốt: Về lý thuyết, nếu địa chỉ ví cÿa bạn được sử dụng công
khai, bất kỳ ai cũng có thể biết có bao nhiêu tiền trong đó bằng cách nghiên
cāu cẩn thận sổ cái blockchain. Tuy nhiên, việc truy tìm một địa chỉ Bitcoin
cụ thể cho một người vẫn gần như không thể.

Tính nhanh chóng: Các khoản thanh toán gần như được xử lý ngay lập tāc,
thông thường chỉ mất vài phút để một người nào đó ở bên kia thế giới nhận
được tiền, trong khi chuyển khoản ngân hàng thông thường có thể mất vài
ngày.

Tính không thể thoái thác: Một khi đã gửi Bitcoin cho ai đó, bạn sẽ không có
cách nào để lấy lại chúng, trừ khi người nhận muốn gửi lại cho bạn. Điều
này đảm bảo việc nhận được khoản thanh toán, có nghĩa là bất kỳ ai bạn
đang giao dịch đều không thể lừa đảo bạn bằng cách tuyên bố rằng họ không
bao giờ nhận được tiền.

*So sánh sự khác biệt giữa Blockchain và Bitcoin:

- Có nhiều quan niệm sai lầm về các công nghệ Blockchain, cũng như nhiều
người cho rằng Blockchain và Bitcoin là một. Tuy nhiên bạn cần phải hiểu
rằng Blockchain không phải là một loại tiền ảo như Bitcoin, cũng không
nhất thiết phải ngụ ý về Bitcoin. Hiện nay, có nhiều āng dụng khác cÿa các
công nghệ liên quan đến blockchain như:
+ Āng dụng cÿa Blockchain trong sản xuất.
+ Āng dụng cÿa Blockchain trong thương mại điện tử.
+ Āng dụng cÿa Blockchain trong y tế.

0 0
+ Āng dụng cÿa Blockchain trong giáo dục.
+ Āng dụng cÿa Blockchain trong nông nghiệp.
+ Āng dụng cÿa Blockchain trong Ngân hàng & thanh toán.

Chính vì vậy, Bitcoin là một trong những āng dụng cÿa Blockchain. Nói
cách khác, công nghệ Blockchain có thể hỗ trợ đồng tiền ảo và cung cấp
xương sống công nghệ cơ bản cho hầu hết hoặc tất cả các loại tiền ảo trên thị
trường hiện nay, bao gồm cả Bitcoin.

10

0 0

You might also like