You are on page 1of 6

4.

So sánh về tiền thật và tiền “ảo” (tiền điện tử)


a) Người tạo ra và quản lý:
Tiền điện tử: Tiền điện tử, như Bitcoin, được tạo ra bởi các thuật toán
máy tính và hoạt động trong một mạng lưới phân tán. Không có tổ
chức hay người cụ thể nắm quyền kiểm soát hoặc quản lý tiền điện tử
này.
Tiền nhà nước: Tiền nhà nước được phát hành và quản lý bởi chính
phủ hoặc ngân hàng trung ương của một quốc gia. Chúng thường có
giá trị pháp lý và được chấp nhận để thanh toán các khoản nợ và giao
dịch trong lãnh thổ của quốc gia đó.
b) Quyền kiểm soát và quản lý:
Tiền điện tử: Tiền điện tử hoạt động trong một mạng lưới phân tán,
nên không có một thực thể tập trung nào kiểm soát chúng. Quyết định
về thay đổi trong mã nguồn và quy tắc hoạt động của tiền điện tử
thường được đưa ra bằng quyết định đa số của mạng lưới và người
dùng.
Tiền nhà nước: Tiền nhà nước được kiểm soát và quản lý bởi chính
phủ hoặc ngân hàng trung ương của quốc gia đó. Chính phủ có
quyền quyết định về việc in tiền, quản lý tỷ lệ lãi suất và thực hiện các
chính sách tài khóa liên quan đến tiền tệ.
c) Pháp lý và thanh toán:
Tiền điện tử: Tiền điện tử không phụ thuộc vào hệ thống pháp lý của
bất kỳ quốc gia nào cụ thể và không phải lúc nào cũng được chấp
nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp. Sự chấp nhận và quy định
về tiền điện tử có thể khác nhau trong các quốc gia.
Tiền nhà nước: Tiền nhà nước thường được coi là pháp lý và được
chấp nhận rộng rãi trong nước và thường được sử dụng để thanh
toán các giao dịch thương mại và thuế.
d) Ẩn danh và quyền riêng tư:
Tiền điện tử: Một số loại tiền điện tử có khả năng giữ ẩn danh và bảo
vệ quyền riêng tư tốt hơn so với tiền nhà nước. Giao dịch Bitcoin, ví
dụ, không yêu cầu tiết lộ danh tính của người tham gia.
Tiền nhà nước: Giao dịch bằng tiền nhà nước thường được theo dõi
và ghi nhận bởi các cơ quan tài chính và chính quyền, và có thể liên
kết với thông tin cá nhân của người tham gia
 Tóm lại, tiền điện tử và tiền nhà nước có nhiều sự khác biệt về
cách chúng được tạo ra, quản lý, và sử dụng. Sự lựa chọn giữa
hai loại tiền này thường phụ thuộc vào mục tiêu và yêu cầu cụ
thể của người sử dụng và môi trường tài chính.

5. Ảnh hưởng của tiền “ảo” (tiền điện tử) tới nền kinh tế, thị trường và
chính trị.
a) Về nền kinh tế, thị trường
+ Tiền điện tử có thể được coi là sản phẩm đầu tư mới, tương tự như
đầu tư chứng khoán, với biên độ biến động lớn, tiền ảo có thể đem lại
cho các nhà đầu tư nhiều lãi suất từ thấp đến “siêu khủng” và ngược
lại có thể khiến “tán gia bại sản” trong vòng 1 nốt nhạc
+) Tạo ra tài sản mới: Việc tiền điện tử gia tăng giá trị có thể tạo ra tài
sản mới và làm gia tăng tài sản tổng cộng của người tham gia thị
trường tiền ảo. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc vay và cho vay,
đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế.
+) Giảm chuyển đổi tiền tệ truyền thống: Một số người dùng tiền điện
tử có thể chuyển đổi tiền ảo thành tiền tệ truyền thống hoặc sử dụng
tiền ảo để thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Điều này có thể ảnh
hưởng đến nhu cầu và giá trị của tiền truyền thống.
+) Tạo ra việc làm mới: Sự phát triển của thị trường tiền điện tử có thể
tạo ra nhiều cơ hội làm việc mới trong lĩnh vực công nghệ, bảo mật,
và tài chính. Nó cũng có thể tạo ra nguồn thu nhập cho những người
tham gia vào các hoạt động liên quan đến tiền ảo.

2
+) Rủi ro tài chính: Tiền ảo có tính biến động cao và rủi ro tài chính
liên quan. Sự biến động mạnh có thể tạo ra cơ hội lớn cho những
người đầu tư, nhưng cũng có thể gây ra sự mất mát nghiêm trọng. Sự
biến động này có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của tài chính cá
nhân và tổng thể trong nền kinh tế.
+) Chính sách và quy định: Sự phát triển của tiền ảo đã thúc đẩy việc
chính phủ và cơ quan quản lý thảo luận và xem xét về cách quy định
và kiểm soát các hoạt động liên quan đến tiền điện tử. Chính sách và
quy định mới có thể được đưa ra để bảo vệ người tiêu dùng và đảm
bảo tính ổn định của hệ thống tài chính.
VD: vụ sập đồng LUNA (2022)
Cộng đồng tiền mã hóa đã trải qua thời khắc hỗn loạn khi token Luna và đồng
stablecoin (tiền số ổn định giá) UST của Terra bất ngờ lao dốc. Economic
Times gọi sự sụp đổ của dự án là "vụ thảm sát" đối với các nhà đầu tư khi giá
token này giảm 99,6%. Giá Luna từ đỉnh 86 USD vào ngày 4/5 rơi thẳng đứng
xuống còn 0,005 USD tính đến sáng 13/5. Trong khi người chơi hoang mang
vì gần như mất trắng, nhiều chuyên gia chỉ ra một cuộc khủng hoảng nghiêm
trọng, khi người dùng mất niềm tin và cơ quan quản lý có thể siết hoạt động
của stablecoin, khiến toàn thị trường bị đe dọa.
trích: https://vnexpress.net/cu-sap-luna-va-vet-nho-cua-nganh-tien-
ma-hoa-4462575.html
+ Nhận định của bản thân: sau khi bị sập gần như không còn giá trị
gì, nó trở thành 1 vết nhơ trong thị trường tiền ảo, nhiều nhà đầu tư
đã mất trắng số tiền bỏ ra cũng như niềm tin về thị trường tiền ảo
cũng sụp đổ hoàn toàn.
Nhưng vì nó từng là 1 đồng có giá trị cao đồng thời có vụ việc đáng
buồn trên, nhiều nhà đầu tư đã biết cũng như biết đến vụ việc thì
đồng luna lúc đó được coi là tâm điểm, nhiều nhà đầu tư đã mạnh tay
“bắt đáy” đồng này, đầu tư đồng này ở 1 giá trị rất thấp cũng sẽ khiến
cho biến động số dư trở nên rất mạo hiểm đổi lại sẽ mang lại 1 lợi
nhuận phải nói là rất khủng,

3
VD: đồng LUNA đang có giá trị dưới hoặc bằng 1 VND hay 0,000041
(khoảng 06-06-2022 theo dõi trên binance) USD, thì chỉ cần đồng này
lên 2 VND thôi cũng lãi 100% số tiền rồi, cơ mà đồng LUNA khoảng
thời gian đấy đã lên khoảng 17 VND thì phải tưởng tượng cái lãi đó
kinh khủng nhường nào, (vì mình cũng là 1 người từng theo dõi diễn
biến lúc đó nên chỉ kể thôi chứ chưa tìm được thông số cụ thể để mô
tả nó, có thể coi phần này là phần đọc thêm cho mọi người thấy được
tiền ảo nó ảnh hưởng như nào tới kinh tế và thị trường)

b) Về chính trị
Tài trợ chính trị: Người và tổ chức có thể sử dụng tiền ảo để tài trợ
các ứng cử viên và chính trị gia. Việc này có thể ảnh hưởng đến
quyết định và chính trị tại các cấp độ khác nhau, từ địa phương đến
quốc gia.
Quyền riêng tư: Tiền ảo có thể cung cấp một cách cho người dùng để
bảo vệ quyền riêng tư của họ khi tham gia vào các hoạt động tài
chính. Điều này có thể có tác động đến quyền kiểm soát và giám sát
của chính phủ đối với tài chính cá nhân của công dân.
Chống cản trở và kiểm soát: Một số chính phủ và cơ quan quản lý đã
cố gắng áp dụng quy định và kiểm soát đối với tiền ảo để ngăn chặn
hoạt động phi pháp, chống rửa tiền, và đảm bảo sự an toàn của hệ
thống tài chính. Điều này có thể dẫn đến cuộc tranh luận về quyền
riêng tư và tự do tài chính.
Cách thức bầu cử: Tiền ảo và công nghệ blockchain có thể được sử
dụng để tăng tính minh bạch trong các cuộc bầu cử và quy trình bỏ
phiếu. Điều này có thể giúp ngăn chặn gian lận bầu cử và tạo ra hệ
thống bầu cử an toàn hơn.
Sự phát triển công nghệ: Việc phát triển và sử dụng tiền ảo có thể
thúc đẩy sự phát triển của công nghệ blockchain và các ứng dụng liên
quan, có thể có tác động lớn đến nhiều khía cạnh của chính trị và kinh
tế.

4
Thách thức cho tiền tệ truyền thống: Sự phát triển của tiền ảo có thể
đặt ra thách thức cho tiền tệ truyền thống và chính sách tiền tệ của
các quốc gia. Chính phủ có thể cần đối mặt với việc cân nhắc và thích
nghi với sự xuất hiện của các hệ thống tiền tệ mới.
VD: Chính phủ Ukraine nhận quyên góp bằng tiền ảo, thu về hơn
10 triệu USD sau 2 ngày
Tài khoản Twitter chính thức của Chính phủ Ukraine hôm thứ Bảy
(26/2) đã đăng tải địa chỉ của 2 ví điện tử để nhận quyên góp từ cộng
đồng tiền ảo. Trong đó, một ví chỉ nhận Bitcoin và ví còn lại nhận
Ethereum và Tether – tiền ảo được neo giá vào đồng USD.
Tính tới ngày Chủ nhật, hai ví điện tử này đã nhận được hơn 10,2
triệu USD tiền ảo, theo hãng phân tích chuỗi khối Elliptic.
Theo Elliptic, các mạnh thường quân cũng quyên góp cho Chính phủ
Ukraine 1,86 triệu USD thông qua việc bán NFT - ban đầu dự định
được bán để huy động tiền cho Julian Assange - người sáng lập
WikiLeaks.

 Từ những điều nêu trên, cho thấy rằng tiền ảo có nhiều ảnh
hưởng tới nền kinh tế thị trường và cả chính trị.

5
6. Nhận định bản thân:
+) Mặc dù còn nhiều trở ngại cũng như nhiều vết nhơ trong thị
trường tiền ảo, nhưng đây là 1 xu thế mới nên mình nghĩ rằng
trong tương lai có thể tiền ảo sẽ trở thành 1 phần không thể thiếu
trong nhiều mục đích như giao dịch, chuyển đổi,…
(Ngô Đức Huy 20221206)

You might also like