You are on page 1of 3

III.

So sánh và thực trạng sử dụng Cryptocurrency và CBDC


1. So sánh Cryptocurrency và CBDC
 Tính tập trung so với phi tập trung
CBDC có tính tập trung vì CBDC là tiền pháp định dưới dạng kỹ thuật số do
NHTW của quốc gia (hoặc cơ quan có chức năng phát hành tiền tệ) phát hành, nằm
dưới sự quản lý của Chính phủ, có giá trị như tiền tệ pháp định và được pháp luật
bảo vệ. Giá trị của CBDC được đảm bảo bằng niềm tin và sự tín nhiệm hoàn toàn
vào Chính phủ phát hành.
Crypto có tính phi tập trung vì hầu hết chúng không được phát hành, định giá và
kiểm soát giá trị bởi bất kỳ một tổ chức Chính phủ nào, nghĩa là bất kỳ ai hay tổ
chức nào cũng có khả năng tạo ra và phát hành loại tiền này. Giá trị của Crypto
được đánh giá thông qua mức độ được cộng đồng chấp nhận và sử dụng rộng rãi
như thế nào.
 Hữu danh so với ẩn danh
CBDC nằm dưới sự quản lý của Chính phủ và NHTW nên việc theo dõi các giao
dịch tài chính trở nên dễ dàng, khiến mọi giao dịch trở nên minh bạch từ đó giúp
ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp như trốn thuế, rửa tiền, tham nhũng…
Crypto miễn nhiễm với sự can thiệp của Chính phủ và NHTW, các giao dịch thanh
toán Crypto không yêu cầu cung cấp thông tin dữ liệu cá nhân. Việc khó có thể xác
nhận danh tính của những người thực hiện giao dịch đã tiếp tay cho các hoạt động
ngầm như rửa tiền hay mua bán vũ khí.
2. So sánh CBDC và tiền mặt vật chất
CBDC Tiền mặt vật chất
(tiền giấy và tiền xu)
Dạng tiền điện tử nên không có những Có thể bị bạc màu, nhàu nát hoặc rách
rủi ro này cần phải được in mới để thay thế
Giao dịch thông qua các ứng dụng Giao dịch trực tiếp giữa người với
công nghệ số hiện đại người => rủi ro về sức khỏe
Không có những rủi ro này Rủi ro bị mất mát, hao hụt tài sản do
cướp giật, cháy nổ; việc phát hành, vận
chuyển, bảo quản phát sinh nhiều chi
phí; nhầm lẫn, tốn kém thời gian trong
việc kiểm đếm khi số lượng tiền giao
dịch lớn
Khó có thể làm giả Có thể bị làm giả
Có thể truy vết đến tận cùng mọi giao Khó truy vết các hoạt động rửa tiền,
dịch có liên quan => góp phần giảm tội trốn thuế, tài trợ khủng bố hay các hoạt
phạm động bất hợp pháp khác

3. Thực trạng sử dụng Cryptocurrency và CBDC


3.1. Trên thế giới
 CBDC
Hiện tại, 90% NHTW trên thế giới hiện đang trải qua các giai đoạn phát triển
CBDC (BIS, 2022). Bahamas nằm trong số ít những quốc gia đầu tiên đã phát hành
CBDC (Sand Dollar). Hầu hết các nước vẫn chưa thể hiện rõ kế hoạch phát hành
CBDC và vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Mỹ và Anh vẫn trong giai đoạn
trưng cầu dân ý và chưa thể hiện ý định phát hành CBDC, trong khi đó, Trung
Quốc đã đi đến giai đoạn thí điểm CBDC (e-CNY). Nhật Bản vẫn chưa có kế
hoạch phát hành CBDC dù đã thực hiện các giai đoạn thử nghiệm. Trong khu vực
ASEAN, Singapore và Philippines đã hủy bỏ ý định thí điểm CBDC bán lẻ và tập
trung theo đuổi CBDC bán buôn, trong khi đó Campuchia đã tiến tới giai đoạn thí
điểm.
Từ năm 2014, Trung Quốc đã nghiên cứu tiền số quốc gia có tên e-CNY và thí
điểm ra thị trường tháng 4/2020 nhằm tăng cường sự hiện diện của đồng tiền số ở
mọi mặt đời sống. Tính tới tháng 10/2021, số lượng giao dịch bằng đồng tiền kỹ
thuật nói trên này đã đạt 150 triệu lượt với tổng giá trị gần 10 tỉ USD. Với việc
chính thức vận hành từ tháng 2/2022, hoạt động thanh toán bằng e-CNY cũng đang
trở nên phổ biến tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ.
Tại Hàn Quốc, vào tháng 1/2022, Ngân hàng Trung ương nước này cho biết đã
thành công 1 trong 2 giai đoạn đầu tiên của bài kiểm tra thử nghiệm về tính khả thi
của CBDC. Theo đó CBDC đã hoạt động bình thường trong môi trường dựa trên
điện toán đám mây. Dự kiến giai đoạn thứ 2 sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 6
tới. Sau giai đoạn này CBDC sẽ được lên kế hoạch hoạt động chính thức.
Về phía Campuchia, đây là một trong số những quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa
CBDC vào vận hành chính thức. Ngân hàng nước này đã bắt đầu nghiên cứu tiền
kỹ thuật số từ 2018 thúc đẩy giao dịch tiền Riel, giảm bớt tình trạng Đô la hóa.
 Cryptocurrency
Tiền ảo đã được giao dịch rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó tập trung
vào các khu vực phát triển như Bắc Mỹ, Đông Âu và Châu Á. Trong các loại tiền
ảo, Bitcoin có giá trị vốn hóa cao nhất trên thị trường, chiếm hơn 40% tổng giá trị
vốn hóa thị trường. Đứng thứ hai là Ethereum và sau đó là Tether.
Sau El Salvador, Cộng hòa Trung Phi là quốc gia thứ hai trên thế giới chấp nhận
Bitcoin như một loại tiền tệ hợp pháp. Ngày 27/4/2022, Cộng hòa Trung Phi trở
thành quốc gia thứ hai trên thế giới chấp nhận Bitcoin như một loại tiền tệ.
3.2 Tại Việt Nam
 CBDC
Việc áp dụng CBDC vào thực tế vẫn còn phức tạp và khó khăn, đó là lý do tại sao
chỉ một số ít quốc gia đang thực sự quan tâm và triển khai phát hành loại tiền này.
NHTW hiện chưa công bố kế hoạch phát hành CBDC trong tương lai gần nhưng
vẫn đang nghiên cứu khả năng đưa CBDC vào thực tế.
 Cryptocurrency
Vào những năm 2013 - 2014, đồng tiền ảo Bitcoin cũng đã bắt đầu len lỏi vào Việt
Nam, kéo theo sự góp mặt của hàng loạt đồng tiền ảo khác như: Onecoin, ILCOIN,
Pi, Gemcoin, Octa... Khi du nhập vào Việt Nam, tiền ảo đã thu hút một lượng
người quan tâm và tham gia đầu tư bởi sự hấp dẫn từ những quảng cáo về lợi
nhuận thu được từ việc tăng giá của các loại tiền này khi đầu tư. Mặc dù NHNN đã
nghiên cứu và khẳng định rõ việc sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác
làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, tuy nhiên,
các hoạt động giao dịch ngầm, đầu tư, mua bán tiền ảo, huy động vốn qua phát
hành tiền ảo (ICO) vẫn diễn ra khá sôi động.
Việt Nam hiện có hơn 16,6 triệu người sở hữu tiền mã hóa. Trong số này, có
khoảng 31% sở hữu Bitcoin. Trong một cuộc khảo sát 389,345 người trên 26 quốc
gia, Việt Nam đứng thứ 3 về chấp nhận Crypto, sau Ấn Độ và Nigeria. Khoảng
23% dân số Việt Nam cho biết có sở hữu tài sản Crypto.
Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về việc chấp nhận tiền điện tử trong hai
năm liên tiếp 2021 và 2022. Ngoài ra, Việt Nam còn là quốc gia có tỷ lệ người nắm
giữ tiền điện tử lớn thứ hai ASEAN sau Thái Lan.

You might also like