You are on page 1of 9

Mặc dù luật pháp chưa công nhận, VN là 1 trong những nc đang có số lượng

người mua bán bitcoin đông nhất, luật hiện nay chưa công nhận dựa trên chính
sách xây dựng, nếu làm như vậy thì lộ trình triển khai trong mấy năm nữa thì
phù hợp nhất.
Hiện nay đồng bitcoin trên thị trường việt nam diễn biến khá phức tạp, nên việc triển
khai những chính sách xây dựng đồng tiền bitcoin nên sớm nhất có thể. Xét về tình
hình hiện nay nhà nước cũng đang thực hiện chuyển đổi số như là căn cước, thẻ ngân
hàng có gắn chíp điện tử cùng với sự phát triển về công nghệ 5.0 điều này sẽ là cơ hội
để những chính sách quản lý, giảm thiểu rủi ro cho đồng tiền kỹ thuật số được chặt
chẽ hơn. Tuy nhiên với tình hình dịch Covid 19 vẫn đang diễn biến khó lường nên
Nhà nước sẽ tập trung chống dịch và khôi phục lại nền kinh tế nên việc thực hiện
chính sách này sẽ không được xem là mục tiêu ưu tiên nhất và có thể được lùi lại hoặc
kéo dài tiến độ hơn để ưu tiên cho vấn đề mang tính cấp thiết hơn. Vậy nên nhóm đề
xuất mốc thời gian 5 năm là hợp lý nhất, đó là năm 2027.
Tại sao chính phủ nhiều nước trong đó có Việt Nam hiện không chấp nhận tiền
kỹ thuật số ?
Việc sử dụng, giao dịch tiền điện tử KTS mang lại nhiều lợi ích có, rủi ro có, tuy
nhiên, không phải quốc gia nào cũng thừa nhận tiền ảo, có nhiều quốc gia chưa chính
thức chấp nhận tiền KTS hoặc cấm giao dịch loại tiền này trong đó có Việt Nam vì
nhiều hạn chế như sau:

Thứ nhất, do quen với việc sử dụng tiền tệ, vàng, bạc là những "vật nhìn thấy, xác
định được về cơ học", cho nên tiền ảo chưa ăn sâu vào tiềm thức của con người, nhiều
người còn chưa có kiến thức về việc sử dụng tiền ảo cho nên họ nảy sinh những nghi
ngờ về tiền này và không có ý định sử dụng nó trong giao dịch.

Thứ hai, sử dụng, quản lý tiền ảo tương đối phức tạp, vì phải thông qua thiết bị kỹ
thuật máy tính, vì vậy không phải bất kỳ chủ thể nào cũng thành thạo sử dụng máy
tính để thực hiện các giao dịch tiền ảo. Điển hình là Việt Nam có nhiều hạn chế về
mặt kỹ thuật máy tính gây ra bất cập rủi ro trong quản lý tiền kỹ thuật số.

Thứ ba, do thuộc tính ẩn danh khi giao dịch tiền ảo, cho nên nguy cơ bị lạm dụng, tội
phạm có thể sử dụng để gây thiệt hại cho chủ thể sở hữu, có thể bị ăn cắp, bị lạm dụng
để rửa tiền.

Bên cạnh đó, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết tiền ảo
không phải đồng tiền pháp định, nó là loại tài sản ảo được mã hóa. Đây là sản phẩm
hiện đại của sự phát triển công nghệ, không phải phương tiện thanh toán và pháp luật
Việt Nam không cho phép thực hiện chức năng của đồng tiền pháp lệnh tại Việt Nam.
Điều 105 Bộ luật Dân sự quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản;
bao gồm cả bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành
trong tương lai. Đối chiếu với quy định trên, tiền ảo không được coi là tài sản vì nó
không thuộc bất kỳ loại nào trong bốn loại nêu trên.

1.1.2. Lợi ích của Bitcoin


- Loại bỏ các tổ chức trung gian: Hiện tại, hầu hết các giao dịch đều thông qua
các tổ chức trung gian như ngân hàng, tổ chức chính phủ hay các tổ chức tài
chính khác, đóng vai trò là người đảm bảo, tạo sự tin tưởng cho các bên tham
gia. Tại các nước mà người dân không đủ tin tưởng vào tổ chức trung gian thì
hình thức giao dịch không qua bên thứ ba là lựa chọn tối ưu. Bitcoin cung cấp
tính bảo mật cao và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến bên thứ ba.
- Không bị đánh thuế: Về phía các doanh nghiệp cũng như người dùng, một
trong những lợi ích lớn của Bitcoin chính là không bị đánh thuế, bởi các giao
dịch Bitcoin đều thực hiện trực tuyến trên các phần mềm, website hỗ trợ và
hoàn toàn không có hóa đơn hay giấy tờ khác. Mọi giao dịch chỉ được ghi lại
trên sổ cái trực tuyến blockchain để theo dõi. Như vậy, đối với các giao dịch có
giá trị lớn sẽ giảm được một khoản tiền thuế đáng kể. Tuy nhiên, về phía chính
phủ, điều này sẽ gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

- Tiết kiệm chi phí: Do các giao dịch Bitcoin không thông qua trung gian nên
người dùng không mất nhiều phí giao dịch. Mỗi giao dịch Bitcoin chỉ mất một
khoản phí nhỏ để sử dụng tài nguyên. Các tài khoản Bitcoin không mất phí duy
trì, không mất phí chuyển đổi khi thực hiện giao dịch giữa các quốc gia.

- Tính minh bạch: Bitcoin hoạt động trên hệ thống mã nguồn mở cho phép
những người tham gia sau khi biết rõ các nguyên tắc hoạt động có thể thực hiện
xử lý dựa trên nền tảng mã nguồn ban đầu. Nếu có một địa chỉ Bitcoin được sử
dụng công khai, bất kỳ ai cũng có thể biết có bao nhiêu Bitcoin mà địa chỉ đó
lưu trữ. Tuy nhiên họ không biết người sở hữu là ai. Bitcoin lưu trữ chi tiết của
mỗi giao dịch duy nhất từng xảy ra trong một phiên bản khổng lồ được gọi là
Blockchain.

- Tính bảo mật: Bitcoin có tính bảo mật cao. Khi muốn đánh cắp thông tin, kẻ
tấn công phải kiểm soát hơn 50% máy tính cá nhân trong hệ thống, mà điều này
rất khó xảy ra bởi có hàng trăm nghìn máy tính tham gia thực hiện. Ngoài ra,
Bitcoin còn nhiều điểm ưu việt như: không bị lạm phát, đơn vị tiền tệ chia rất
nhỏ, không thể bị làm giả, bảo vệ môi trường (không phải in giấy, đúc xu,…)
hay sự tiện lợi khi thực hiện giao dịch trên điện thoại,…

1.1.3. Rủi ro và bất lợi của Bitcoin

- Chi phí vận hành mạng lưới Bitcoin: Để vận hành mạng lưới Bitcoin nhanh,
ổn định, bảo mật cao thì cần sử dụng nhiều chip đồ họa, máy tính công suất lớn
và hiện đại, chi phí cao - còn được gọi là các máy đào Bitcoin. Do công nghệ
luôn thay đổi, tốc độ thực hiện của các máy đào cũng luôn được cải tiến, dẫn
đến việc đầu tư cho máy móc giá trị lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như việc
hoàn vốn lâu hơn đối với các doanh nghiệp.
- Nguy cơ mất tiền do sự tấn công bảo mật của các Hacker: nhiều phần tử
xấu lợi dụng các sàn giao dịch như mục tiêu sinh lợi, các hacker tấn công vào
các lỗ hổng bảo mật, lấy cắp thông tin người dùng và đột nhập tài khoản của họ
trên sàn giao dịch. Những vụ tấn công sàn tiền ảo không những gây tổn hại đến
tài sản của các nhà đầu tư mà còn làm giảm uy tín của doanh nghiệp
- Tính pháp lý, mức độ công nhận, phổ biến ở các quốc gia chưa rộng rãi:
Tình trạng pháp lý của Bitcoin về cơ bản khác nhau giữa các quốc gia và trong
nhiều trường hợp vẫn chưa xác định hoặc thay đổi liên tục. Trong khi phần lớn
các quốc gia không coi việc sử dụng bitcoin là bất hợp pháp, tính hợp pháp của
Bitcoin dưới dạng tiền tệ hay hàng hóa rất đa dạng với các hàm ý pháp lý khác
nhau. Nhiều nước vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng cho vấn đề này.
- Rủi ro đầu tư cao : Do mức độ biến động giá lớn, giá Bitcoin có thể tăng,
giảm đến vài chục phần trăm ở một thời điểm nhất định, nên Bitcoin và các loại
tiền ảo khác là kênh đầu tư có độ rủi ro cao

1.2 Các quy định pháp luật liên quan đến Bitcoin ở Việt Nam
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thì hiện nay không có bất kỳ văn
bản pháp luật nào điều chỉnh một cách cụ thể về vấn đề tiền ảo Bitcoin. Pháp luật chỉ
đưa ra một vài quy định khá lẻ tẻ ở trong các bộ luật, văn bản quy phạm pháp luật và
có một số ghi nhận chính thức về mặt chính sách, pháp luật liên quan đến tiền ảo.

- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Theo Khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010: "Tiền giấy,
tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thành hợp pháp trên
lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Qua đó thấy Ngân hàng Nhà
nước chỉ phát hành tiền giấy và tiền kim loại, không hề phát hành bất kỳ loại hình tiền
tệ nào khác (bao gồm tiền ảo).
Ngày 21 tháng 7 năm 2017 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã gửi Công văn của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến văn phòng chính phủ trả lời về vấn đề tiền ảo:
khẳng định các loại tiền ảo và Bitcoin không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp
tại Việt Nam. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-
CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung).

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến tiền ảo:

Ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về
phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo,
tiền điện tử, tiền ảo. Theo Quyết định này, việc hoàn thiện khung pháp lý này phải dựa
trên: bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư, hạn chế, ngăn chặn và kiểm soát có
hiệu quả các rủi ro, lạm dụng liên quan trong lĩnh vực tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo;
nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền
ảo để xây dựng hoàn thiện khung pháp lý
Quyết định này là cơ sở pháp lý quan trọng, đặt nền móng cho việc nghiên cứu và ban
hành các quy định pháp luật liên quan đến tiền ảo trong tương lai tại Việt Nam. Ở tầm
chính sách, điều đó thể hiện sự cần thiết, cấp bách của việc xây dựng khung pháp lý
để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam.

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiền ảo:


Ngày 11/4/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường
quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác. Chỉ thị
đã đề cập đến những rủi ro và hệ luỵ của các hoạt động liên quan đến tiền ảo trong
thời gian vừa qua như: Người chơi tiền ảo dễ gặp rủi ro; nguy cơ sử dụng tiền ảo cho
hoạt động tội phạm (rửa tiền, tài trợ khủng bố, chuyển tiền bất hợp pháp, trốn thuế, lừa
đảo...); hoạt động đầu tư, mua bán tiền ảo, huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO);
đặc biệt là hoạt động sử dụng tiền ảo để huy động vốn theo phương thức đa cấp.
Trên cơ sở những cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động liên quan đến
tiền ảo, Chỉ thị đã yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan thực hiện việc quản lý các hoạt
động liên quan đến tiền ảo nhằm hạn chế những rủi ro, hệ lụy cho xã hội; kịp thời phát
hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

- Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên quan đến tiền ảo:

Nhằm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự
khác, ngày 13/4/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị
số 02/CT-NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên
quan đến tiền ảo. Chỉ thị đưa ra yêu cầu các đơn vị có liên quan (các tổ chức tín dụng,
tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương) nghiêm túc thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường kiểm soát,
xử lý các giao dịch liên quan tới tiền ảo.

- Quy định của pháp luật về Thuế liên quan đến tiền ảo:
+ Quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, được sửa
đổi, bổ sung năm 2012 và 2014 thì theo các văn bản pháp luật này, tiền ảo không
được xác định là hàng hóa, dịch vụ nên thu nhập có được từ việc kinh doanh tiền
ảo không thuộc đối tượng chịu thuế theo Luật này.
+ Quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, sửa đổi, bổ sung các năm
2013, 2014 và 2016, Điều 2 của Luật thì qua đó tiền ảo không phải chịu thuế giá
trị gia tăng và người kinh doanh tiền ảo cũng không phải nộp thuế giá trị gia tăng
theo quy định.

1.3 Khung pháp lý về Bitcoin của một số nước trên thế giới
1.3.1. Mỹ
Năm 2013, Bộ Tài chính Hoa Kỳ phân loại bitcoin như là một loại tiền ảo phi tập
trung có thể chuyển đổi. Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) đã phân loại
bitcoin là một loại hàng hóa vào tháng 9 năm 2015 và cho phép các chứng khoán phái
sinh tiền ảo được giao dịch công khai.

Theo Sở Thuế vụ Mỹ (IRS), Bitcoin bị đánh thuế như một tài sản. Sở Thuế vụ Mỹ quy
định đánh thuế Bitcoin dưới danh một dạng tài sản ảo thay vì một loại tiền tệ chính
thống. Bất kỳ giao dịch nào sử dụng Bitcoin sẽ bị đánh thuế dựa theo quy tắc tính thuế
áp dụng với tài sản. Điều này đồng nghĩa các giao dịch liên quan đến Bitcoin phải
được báo cáo đầy đủ về Sở thuế vụ, để phục vụ quản lý thuế. Đây cũng là một trong
những nỗ lực đầu tiên của Mỹ nhằm điều tiết tiền ảo này.

- Người đóng thuế tại Mỹ nếu bán hàng hóa đổi lấy Bitcoin phải thêm giá trị
Bitcoin nhận được vào báo cáo thuế thu nhập hàng năm. Giá trị này được tính
theo tỷ giá tại thời điểm người đóng thuế nhận được tiền ảo, hay tại thời điểm
in trên hóa đơn bán hàng.-
- Nếu Bitcoin được tích trữ dưới dạng vốn (tương tự như cổ phiếu, trái phiếu và
các loại tài sản đầu tư khác), người nộp thuế Mỹ phải báo cáo đầy đủ lãi lỗ.
Nếu đầu tư có lãi, thuế sẽ được thu tương tự như thu nhập đến từ cổ phiếu, trái
phiếu và các loại tài sản đầu tư khác.
- Người nộp thuế không thực hiện những nghĩa vụ thuế với Bitcoin sẽ bị xử phạt
theo luật định Mỹ. Sở thuế vụ Mỹ yêu cầu các giao dịch liên quan đến Bitcoin
phải được ghi sổ sách để phục vụ quản lý thuế.

Tuy nhiên, quy định pháp lý giữa 50 bang ở Mỹ có những nét khác nhau và mỗi bang
của nước này lại có những quy định khác nhau về giám sát tiền ảo. Tại một số bang
của Mỹ trao đổi Bitcoin phải tuân theo luật pháp liên bang. Tuy nhiên có các tiểu bang
có những phản ứng trái chiều về sự xuất hiện của tiền ảo trong khi các tiểu bang khác
thì tiền ảo được chào đón nhiều hơn.
=> Tóm lại, tại Mỹ thì Cục Phòng chống tội phạm tài chính Mỹ lập những quy định,
hướng dẫn pháp lý cho đồng tiền điện tử KTS; đồng thời, kết hợp cùng với Sở Thuế
vụ thực hiện quản lý các giao dịch tiền điện tử.
1.3.2 Nhật Bản

Tại Nhật Bản, từ năm 2016, Chính phủ Nhật Bản công nhận tiền kỹ thuật số là một
công cụ tài chính và cho phép thành lập các sàn giao dịch tiền điện tử; đồng thời, xây
dựng khung pháp lý về tiền kỹ thuật số.
Theo đó, hoạt động kinh doanh và trao đổi tiền kỹ thuật số được điều chỉnh bởi Đạo
luật dịch vụ thanh toán năm 2009 (sửa đổi, bổ sung năm 2016). Luật Dịch vụ thanh
toán quy định tiền kỹ thuật số được hiểu là loại phương tiện thanh toán hợp pháp
nhưng không phải là một loại tiền tệ. Cụ thể, Điều 2 Khoản 5, Luật Dịch vụ thanh
toán quy định: Tiền kỹ thuật số được hiểu là: Giá trị tài sản có thể được sử dụng làm
khoản thanh toán cho việc mua bán, cho thuê hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ bởi
những người không xác định và có thể chuyển nhượng qua hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử; Giá trị tài sản có thể trao đổi qua lại cho nhau bởi những người không xác định và
có thể chuyển nhượng thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
Theo Luật Dịch vụ thanh toán Nhật Bản, các công ty phát hành tiền kỹ thuật số lần
đầu ra công chúng nếu thỏa mãn các điều kiện về giá trị tài sản được quy định tại Điều
2 Khoản 5 của Luật Dịch vụ thanh toán hoặc các công ty hoạt động cung cấp dịch vụ
trao đổi tiền kỹ thuật số một cách thường xuyên sẽ phải đăng ký với Cục Tài chính ở
địa phương mới được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ trao đổi tiền kỹ thuật số.
Công ty cung cấp dịch vụ trao đổi tiền kỹ thuật số cũng phải tuân thủ theo các quy
định của Chính phủ về nghĩa vụ cung cấp thông tin về phí, điều khoản và điều kiện
của hợp đồng sử dụng dịch vụ trao đổi tiền kỹ thuật số phải được doanh nghiệp giải
thích cho nhà đầu tư.
Đạo luật ngăn ngừa chuyển tiền trong tố tụng hình sự Nhật Bản quy định, các công ty
cung cấp dịch vụ trao đổi tiền kỹ thuật số có nghĩa vụ kiểm tra danh tính của nhà đầu
tư tiến hành mở tài khoản, lưu giữ hồ sơ giao dịch và thông báo cho cơ quan chức
năng khi nhận ra giao dịch đáng ngờ.
Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) là cơ quan quản lý tài chính quốc gia chịu
trách nhiệm giám sát, quản lý những hoạt động liên quan đến việc giao dịch, trao đổi
tiền kỹ thuật số. Luật Dịch vụ thanh toán của Nhật Bản yêu cầu tất cả các trao đổi tiền
kỹ thuật số phải được đăng ký theo giấy phép của FSA. Đồng thời, các công ty kinh
doanh dịch vụ trao đổi tiền kỹ thuật số có nghĩa vụ lưu giữ hồ sơ kế toán về các giao
dịch tiền kỹ thuật số tại doanh nghiệp và gửi báo cáo kinh doanh cho FSA vào khoảng
thời gian cuối năm tài chính. Cơ quan Dịch vụ Tài chính có quyền thanh tra các doanh
nghiệp và có thẩm quyền yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cải thiện
hoạt động kinh doanh theo thời hạn luật định. FSA có thể hủy bỏ việc đăng ký kinh
doanh trao đổi tiền kỹ thuật số hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh của một doanh
nghiệp với thời hạn tối đa 6 tháng.
=> Tại Nhật Bản, có thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý và giám sát các hoạt
động liên quan đến tiền kỹ thuật số (Cơ quan FSA) và quy định các hoạt động hoạt
động kinh doanh và trao đổi tiền kỹ thuật số.

1.3.3. Singapore

Vào năm 2014, Cơ quan Doanh thu nội địa của Singapore báo cáo về thuế liên quan
đến việc mua, bán, trao đổi Bitcoin cho các doanh nghiệp, cá nhân ở địa phương.
“Bitcoin bản chất không được coi là tốt, cũng không đủ điều kiện là tiền hoặc tiền tệ
theo Cơ quan doanh thu nội địa Singapore và theo Đạo luật Thuế hàng hóa và dịch vụ
của Singapore. Thay vào đó, việc cung cấp Bitcoin được kiểm tra theo Đạo luật Thuế
hàng hóa và dịch vụ thay đổi tùy theo cách cung cấp dịch vụ.”

Cơ quan Doanh thu nội địa Singapore cũng đã ban hành hướng dẫn về thuế đối với
Bitcoin, nếu một doanh nghiệp Singapore cung cấp việc mua và bán Bitcoin, họ sẽ
phải chịu thuế đối với khoản lãi kiếm được từ việc bán Bitcoin. Tuy nhiên, nếu
Bitcoin là một phần của danh mục đầu tư của doanh nghiệp, Cơ quan doanh thu nội
địa Singapore coi lợi nhuận từ bất kỳ giao dịch bán nào là vốn tự nhiên và không phải
chịu thuế.
Đối với thuế hàng hóa và dịch vụ, việc bán Bitcoin để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ
được coi là chịu thuế. Nếu người bán đã đăng ký thuế, họ sẽ cần tính đến điều này
trong quá trình hoạt động kinh doanh của họ.

Vào năm 2017, Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) đã ban hành tuyên bố làm rõ rằng
vấn đề về tiền ảo ở Singapore sẽ được điều chỉnh bởi MAS nếu tiền ảo nằm trong định
nghĩa của Đạo luật chứng khoán và hợp đồng tương lai và theo quy định theo Luật bảo
mật. Chức năng của MAS không phải là điều chỉnh tiền ảo. Tuy nhiên, MAS đã quan
sát thấy rằng chức năng của tiền ảo đã phát triển vượt ra ngoài việc chỉ là một loại tiền
ảo thông thường. Khi tiền ảo nằm trong định nghĩa về Đạo luật chứng khoán và hợp
đồng tương lai, các tổ chức phát hành các loại tiền ảo đó sẽ được yêu cầu nộp và đăng
ký bản cáo bạch với MAS trước khi cung cấp tiền ảo đó, trừ khi được miễn. Các tổ
chức phát hành hoặc trung gian của các loại tiền ảo đó cũng sẽ phải tuân theo các yêu
cầu cấp phép theo Đạo luật Cố vấn tài chính và Đạo luật chứng khoán và hợp đồng
tương lai, và các yêu cầu áp dụng về chống rửa tiền và chống lại việc tài trợ cho
khủng bố.

Đối với khung quy định thanh toán mới, MAS đã ban hành một văn bản tham vấn đề
xuất Dự luật dịch vụ thanh toán vào tháng 11 năm 2017. Dự luật được đề xuất sẽ mở
rộng phạm vi hoạt động thanh toán được quy định bao gồm các dịch vụ tiền ảo và các
đổi mới khác. Trong khuôn khổ mới, người thực hiện các dịch vụ tiền ảo bao gồm
mua hoặc bán tiền ảo phải được cấp phép.
Dự thảo Bộ luật Hình sự 2019 đã đưa định nghĩa tiền ảo vào khái niệm tài sản, và nêu
lên bản chất của tiền ảo như một phương tiện trao đổi, một đơn vị tài khoản hay kho
lưu trữ giá trị. Điều này cho thấy, các nhà làm luật đã có cái nhìn rộng mở về tiền ảo,
đưa tiền ảo vào khung pháp lý.

=> Ở Singapore việc mua bán, kinh doanh tiền ảo là hợp pháp và chính phủ nước này
có một thái độ thân thiện hơn về vấn đề này so với các nước khác trong khu vực. Dù
Singapore cũng không công nhận tiền ảo như Bitcoin là một loại tiền pháp định nhưng
họ lại coi Bitcoin là một hàng hóa và đánh thuế giá trị gia tăng lên việc mua bán tiền
ảo.

You might also like