You are on page 1of 3

Cách tiếp cận 1: Phát triển tiền mã hoá

Ở cách này, chúng ta có thể đưa ra những luật pháp nhằm thu hút và phát triển
các ngành công nghiệp tiền mã hoá tại Việt Nam. Chúng ta có thể xem tiền mã hoá là một
sự đổi mới tài chính quan trọng có thể tạo ra việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do
đó sẽ có các khung pháp lý được thiết kế để thu hút một loạt các doanh nghiệp và hoạt
động trong ngành công nghiệp tiền mã hoá, bao gồm trao đổi và đầu tư vào tiền mã hoá.

Cách tiếp cận 2: Hạn chế tiền mã hoá

Thay vì cởi mở tiếp nhận như cách 1 thì ở cách 2 sẽ là cấm sử dụng tiền mã hoá
hoặc các hoạt động cụ thể liên quan đến tiền mã hoá. Vì nhà nước, chính quyền thường
phải xem xét các rủi ro của tiền mã hoá, bao gồm làm suy yếu sự ổn định tài chính, thiếu
sự bảo vệ nhà đầu tư và người tiêu dùng và khả năng giao dịch bất hợp pháp cao.

Một ví dụ điển hình, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt các hạn chế trong
việc sử dụng tiền mã hoá và các hoạt động liên quan. Từ những năm trở về trước và ngay
cả đến bây giờ cũng vậy, Trung Quốc đã ban hành một số quy định nhằm hạn chế các
ngân hàng Trung Quốc sử dụng tiền mã hoá làm tiền tệ, với lý do lo ngại về rửa tiền và
đe dọa ổn định tài chính. Trung Quốc cũng đã cấm giao dịch tiền mã hoá và hạn chế trao
đổi tiền mã hoá như một phần trong nỗ lực chống lại rủi ro tài chính

Cách tiếp cận 3: Điều chỉnh tiền mã hoá

Chính phủ sẽ tìm kiếm sự cân bằng giữa khuyến khích đổi mới tài chính và quản
lý rủi ro do tiền mã hoá gây ra, đồng thời đưa ra khung pháp lý để kiểm soát các hoạt
động xung quanh sự xuất hiện của tiền mã hoá. Các quy định là sự kết hợp của việc áp
dụng các quy định hiện hành cho tiền mã hoá và phát triển các quy định mới đặc biệt
nhắm mục tiêu vào tiền mã hoá. Các quy định này thường tập trung vào, ví dụ, trao đổi
tiền mã hoá, đánh thuế tiền mã hoá và áp dụng luật bảo mật cho giao dịch tiền mã hoá.

Căn cứ vào thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, nhóm cho rằng Chính phủ nên chọn
cách tiếp cận thứ ba đối với tiền mã hoá. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, tiền mã hoá chưa
được Nhà nước công nhận. Tuy nhiên, thị trường tiền mã hoá hiện nay tại Việt Nam đang
phát triển rất sôi động, diễn biến phức tạp, có rất nhiều loại tiền mã hoá được đầu tư và
quảng bá trên thị trường

Với xu hướng phát triển của tiền mã hoá, sự công nhận của các nước trên thế
giới, và những ưu điểm của tiền mã hoã, Chính phủ nên có những quy định phù hợp để
tạo sân chơi cho các nhà đầu tư

- Đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng và hoạt động trong lĩnh vực trao đổi, giao
dịch tiền mã hoá, cần đăng ký hoạt động với các cơ quan chức năng nhằm xác
nhận quyền sở hữu tài khoản, lưu trữ các thông tin về lịch sử giao dịch
- Đối với các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ bằng tiền mã hoá, cần phải có
quy chế đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người bán, đảm bảo tuân thủ các
nguyên tắc về kế toán, kiểm toán, nghĩa vụ thuế liên quan đến sở hữu và sử dụng
tiền mã hoá cũng như các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền
- Đối với các cá nhân, tổ chức “đào” hay khai thác tiền mã hoá, phải chịu thuế thu
nhập trên khối lượng “đào được”.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả quản lý tiền mã hoá trong dài hạn, cần có các
chính sách nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng và nâng cao năng lực
đội ngũ chuyên gia tài chính, chuyên gia mã hóa và bảo mật, nâng cao nhận thức của
người dân về bản chất của các loại tiền mã hoá.

Kết luận

Qua phân tích ở trên, có thể thấy các ứng dụng chính của tiền mã hoá trong nền
kinh tế gồm có ứng dụng trong thanh toán, chuyển tiền, và ứng dụng đầu tư. Bản chất của
tiền mã hoá và công nghệ chuỗi khối cho phép tiền mã hoá vận hành trên nó, cũng như
thực tiễn ứng dụng tiền mã hoá trong các lĩnh vực ứng dụng trên đã cho thấy lợi thế vượt
trội của tiền mã hoá và các giao dịch tiền mã hoá như tính an toàn, bảo mật thông tin
khách hàng và giao dịch, tốc độ xử lý giao dịch nhanh, chi phí thấp, không cần thông qua
trung gian,... Song, chính một vài trong số những lợi thế này lại là tiền đề cho sự xuất
hiện của các rủi ro, vấn nạn từ giao dịch tiền mã hoá như tài trợ khủng bố, rửa tiền, lừa
đảo, đánh cắp thông tin ví tiền mã hoá… Thực trạng này, cùng với với xu hướng gia tăng
mức độ chấp nhận và sử dụng tiền mã hoá của các thành phần nền kinh tế trong tương lai,
đòi hỏi cần phải có chính sách pháp lý rõ ràng đối với tiền mã hoá.

You might also like