You are on page 1of 3

Mở đầu:

Ý nghĩa của Logistic trong kinh doanh là khi doanh nghiệp tập trung và đầu tư vào thiết kế, sản xuất sản
phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt đến mấy nhưng nếu những sản phẩm đó không
đến tay khách hàng đúng nơi, đúng thời điểm thì doanh nghiệp vẫn sẽ thất bại. Do vậy việc tối ưu và cải
thiện quản lý của ngành logistic là một trong những vấn để quan trọng, giúp thúc đẩy nền kinh tế chung
cũng như gia tăng tốc độ lưu thông của sản phẩm trên thị trường. Với sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ hiện đại như IoT, điện toán đám mây, blockchain, smart contract thì các quy trình vận chuyển cũng
như thủ tục đã được rút ngắn hơn trước đây rất nhiều.

Bài báo cáo này sẽ đưa ra các thực trạng trước khi có blockchain và hiện tại (sau khi blockchain xuất hiện
và được áp dụng).

I.Logistics trước khi có blockchain:

1.Lượng giấy tờ nhiều - Tốn nhiều thời gian (quy trình phức tạp)

Hình 1. Sơ Đồ Quy Trình Nhập Khẩu

+Từ sơ đồ trên ta có thể thấy được, số lượng giấy tờ ở các khâu trong quy trình logistic rất
nhiều, trên đây là ví dụ các khâu kể khi hàng được giao tại cảng đến khi chủ hàng nhận được. Chúng ta
thấy sẽ tối đa là 28 bước (128b) và tối thiểu là 10 bước (122a). Ở mỗi khâu sẽ có nhiều loại giấy tờ,
bên cạnh đó để xử lý cũng như thực hiện quá trình :”nhận-điền-giao-nộp” cũng rất phức tạp, gây lãng
phí, mất nhiều thời gian của bên xử lý cũng như của các doanh nghiệp.
2. Hàng và giấy tờ có nguy cơ bị mất - Khó truy vết hàng hóa

+Bên cạnh đó còn có sai sót, nhầm lẫn giấy tờ hay thất lạc giấy tờ gây ra khoảng thời gian chậm
trễ từ cả 2 phía. Làm thiếu các giấy tờ quan trọng trong khi vận chuyển. Dẫn đến kết quả xấu cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Khó liên kết với nhau do lượng dữ liệu và giấy tờ quá lớn khi mỗi lô
hàng sẽ có các bộ chứng từ, giấy tờ khác nhau.

+Số lượng giấy tờ quá nhiều trong cả quy trình của ngành Logistic cũng làm cho các doanh
nghiệp hay cơ quan quản lý rất khó khăn trong khâu quản lý vì trước khi có công nghệ blockchain thì các
cơ quan doanh nghiệp chỉ có thể quản lý bằng cách sử dụng nhân sự con người. Do đó cũng không tối
ưu quá trình, chi phí, một cách triệt để vì chưa có hệ thống quản lý. Thiếu kho cơ sở dữ liệu và có quyền
truy cập để tham khảo, cập nhật thông tin hàng hóa một cách nhanh nhất.

+Trong quá trình vận chuyển có thể hàng hóa bị đánh cắp, đánh tráo, hay thất lạc. Các bên liên
quan cũng gặp khó khăn trong quá trình truy vết theo dấu hàng hóa bằng các phương pháp thông
thường như quan sát camera, điều tra bằng chứng, lời khai hay thậm chí là phải xem xét lại cả quá trình
vận chuyển của lô hàng.

Kết quả dẫn đến thiếu thông tin để xử lý vấn đề như thay đổi tuyến đường hàng hóa, khó khăn
trong truy vết, quản lý, giám sát. Gây ra lãng phí không đáng có.

3. Quản lý kho bãi và vận chuyển

Hình 2. Sơ đồ quản lý hàng hóa tồn kho bằng cách truyền thống

Ví dụ: Đối với các nhà kho truyền thống trước khi được áp dụng công nghệ IoT và ứng dụng blockhain
vào quản lý thì:

+Hàng hóa được quản lý theo các kệ hàng, và sổ sách/phần mềm excel của người thủ kho. Được
vận hành một cách thủ công giữa việc nhập hàng và xuất hàng.
+Doanh nghiệp phải thuê nhiều nhân sự nhằm đảm bảo quá trình quản lý, giám sát trong kho
truyền thống, làm cho chi phí nhân sự tăng cao nhiều lần.

+Việc tìm kiếm và nhầm lẫn giữa các kệ hàng hay xác định vị trí hàng hóa gặp nhiều khó khăn.
Việc kiểm tra hàng tồn kho, hay các sản phẩm nhỏ, lẻ đối với các kho hàng dịch vụ bằng cách kiểm,đếm
hay xác định lô hàng nào còn hạn sử dụng hay hư hỏng cũng được thực hiện thông qua các nhân viên
kho bãi.

+Không theo sát được không gian, môi trường, nhiệt độ, độ ẩm của kho bãi đối với các hàng hóa
dễ hư hỏng như thực phẩm, đồ đông lạnh, hóa chất,… để có thể điều chỉnh một cách nhanh nhất.

You might also like