You are on page 1of 71

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ khi mới ra đời, băng tải phân loại được áp dụng trong nhiều lĩnh vực dưới góc
độ thay sức người. Nhờ vậy, các dây chuyền sản xuất được tổ chức lại, năng suất
và hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt. Ban đầu, băng tải được ứng dụng trong công
nghiệp vào những năm 60 để thay thế con người làm các công việc mất nhiều thời
gian và sức lao động . Do nhu cầu cần sử dụng ngày càng nhiều trong các quá trình
sản xuất phức tạp và dây truyền sản xuất ,di chuyển ,phân loại trong công nghiệp
cần có những khả năng thích ứng linh hoạt và thông minh hơn. Ngày nay, ngoài
ứng dụng sơ khai ban đầu của băng tải phân loại trong dây truyền sản xuất thì các
ứng dụng khác như trong nông nghiệp, sản xuất, xây dựng .

Tại Việt Nam, nghiên cứu phát triển xử lí ảnh đã có những bước tiến đáng kể trong
những năm vừa qua. Nhiều đơn vị trên toàn quốc thực hiện các nghiên cứu cơ bản
và nghiên cứu ứng dụng về xử lí ảnh và ứng dụng của xử lí ảnh, ngoài ra các doanh
nghiệp thiết kế và chế tạo cũng đã có nhiều sản phẩm ấn tượng trên trường quốc tế
về xử lí ảnh .

Trước sự ra đời mạnh mẽ của xử lý ảnh và đã có nhiều ứng dụng trong thực tế.
Như trong cuộc sống hằng ngày, xử lý ảnh có mặt hầu hết ở các đồ dùng thông
dụng như: Tivi, điện thoại, máy ảnh… hoặc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, xử lý
ảnh đã và đang có những đóng góp quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh phân loại .
băng tải phân loại thông minh ngày nay không thể thiếu yếu tố xử lý ảnh. Đó là các
vấn đề nhận dạng đối tượng ngoài môi trường. Từ việc nhận dạng có thể giải quyết
rất nhiều bài toán như nhận dạng vật, màu sắc , kích thước ,mã vạch ...

Xuất phát từ thực tế trên em đã quyết định chọn đề tài đồ án là “Nghiên cứu,
thiết kế băng tải phân loại bưu phẩm bưu kiện theo mã vạch” với mục tiêu là thiết
kế băng tải phân loại sử dụng camera kết nối với phần mềm labview có chức năng
thu thập mã vạch , phân loại sản phẩm theo mã vạch .

Với sự phát triển của kinh tế như hiện nay thì nhu cầu gửi nhận hàng hóa ngày
càng tăng. Chính vì thế thế lĩnh vực dịch vụ chuyển phát nhanh cũng từng ngày nở
rộ và phát triển hơn. Nhu cầu của người sử dụng mong muốn sự nhanh chóng và
thuận tiện, chính vì thế sự xuất hiện của các trung tâm chuyển phát nhỏ ngày càng
nhiều. Điều này đáp ứng vấn đề di chuyển cũng như thời gian xử lý nhanh hơn
thay vì chỉ có một trung tâm như trước kia. Tuy nhiên, để đảm bảo luồng bưu

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


kiện thông suốt từ các trung tâm nhỏ đến bưu cục trung tâm thì các bưu phẩm và
hàng hóa cần phải được quản lý theo hệ thống mã vạch chung, hiện nay quản lý
bằng mã vạch được coi là giải pháp tối ưu cho vấn đề này.

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo
Lê Thị Thúy Nga và sự cố gắng của bản thân, đề tài của em về cơ bản đến nay đã
hoàn thành. Tuy nhiên băng tải phân loại rất đa dạng về nguồn gốc, chủng loại và
đây là lần đầu tiên thực hiện nghiên cứu đề tài này trong điều kiện thời gian một
học kỳ, cũng như kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên đề tài của em còn có
những điểm giới hạn. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đồ án của
em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cám ơn cô giáo Lê Thị Thúy Nga cùng các thầy cô trong bộ
môn đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án.

Hà nội, ngày tháng năm 2018.

Sinh viên thực hiện

Mục tiêu đề tài

Xây dựng băng tải phân loại bưu phẩm bưu kiện trong bưu chính bằng xử lí ảnh
đọc mã vạch bằng cách sử dụng phần mềm labview .

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Chương 1:Cơ Sở Lí Thuyết
1.1: Quy Trình Phân Loại Bưu Kiện Bưu Phẩm
1.1.1 Giới thiệu về bưu phẩm bưu kiện .

+ Bưu phẩm gồm:

Thư : là bản chữ viết, sao hoặc in mang nội dung thông tin riêng giữa người
nhận và người gửi. Thư được bỏ trong phong bì dán kín và được đảm bảo bí mật
theo quy định của hiến pháp khối lượng tối đa là 2 kg và không được để vật phẩm,
hàng hóa vào trong thư.

Ấn phẩm: là những tài liệu không có tính chất thông tin riêng khối lượng tối đa
là 2 kg.

Học phẩm dành cho người mù : là những bản in chữ nổi,hoặc viết bằng chữ nổi
cho người mù để gõ và bằng giấy đặc biệt dung riêng cho người mù. Khối lượng
tối đa là 7 kg.

Gói nhỏ: là gói đựng vật phẩm hàng hóa nhưng có tính chất thông tin riêng.
Khối lượng tối đa là 2 kg.

Túi M: là túi đặc biệt chứa báo, tạp chí, sách vở, ấn phẩm của một người gửi
cho cùng một người ở một địa chỉ. Khối lượng tối đa 30 kg/ túi.

+ Giới hạn kích thước của bưu phẩm:

Trừ bưu thiếp và Aérogamme ( là loại giấy thư gửi máy bay được UPU
chính thức công nhận, không cần phong bì. Loại giấy này được phết keo trên mép
gấp có sẵn, nội dung thư tín được viết vào mặt trong và sau đó gấp kín theo nếp
gấp của phong bì. Khi gửi, không được bỏ thêm bất cứ vật gì trong thư này ), kích
thước các loại còn lại được quy định như sau :

Kích thước tối đa : D + R + H = < 90 mm ( kích thước chiều lớn nhất phải #
600 mm , +2 mm, - 2 mm * 140 mm , +2 mm, - 2 mm giới hạn của kích thước bưu
thiếp.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Kích thước tối thiểu :với một mặt kích thước  >= 90 mm  * 140 mm ,+2 mm,
- 2 mm * giới hạn của kích thước bưu thiếp. Kích thước tối đa 120 mm * 235 mm,
với +2 mm, - 2 mm – kích thước tối thiểu 90 mm  * 140 mm, +2 mm, - 2 mm.

Giới hạn kích thước Aérogamme : kích thước tối đa 110 mm * 220 mm  với
sai số +2 mm, - 2 mm – kích thước tối thiểu như : bưu thiếp .

1.1.2 Mã vạch được ứng dụng trong bưu chính.

Trong lĩnh vực này, để việc đảm bảo thời gian vận chuyển các và chính xác
của các gói hàng, các nhân viên bưu điện đến nhận hàng tại nơi người gởi hàng, họ
phải lưu lại tất cả thông tin về gói hàng, người gởi, ghi chú hàng hoá và có chữ ký
xác nhận của người gởi. Trước đây, mọi thông tin này đều được lưu trữ trên giấy,
nên việc xảy ra rủi ro mất giấy là rất lớn. Nên vì vậy khi giải pháp mã vạch được
áp dụng vào, công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều, nhân viên bưu điện chỉ
việc quét mã vạch dán trên bưu kiện để lưu lại các thông tin về gói hàng, người
gửi, đồng thời lưu luôn cả chữ ký của người gửi trên đó.Song song đó, việc áp
dụng giải pháp mã vạch cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn trong quá trình giao bưu kiện
cho người nhận, nhân viên chỉ việc quét mã vạch là có thể tra được đầy đủ các
thông tin để chuyển giao đến người nhận 1 cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Và đặc biệt tất cả các dữ liệu đều được lưu trên hệ thống nên xác suất thất lạc bưu
kiện là rất thấp.Bên cạnh áp dụng cho lĩnh vực bưu chính, mã vạch di động còn
được áp dụng rất nhiều lĩnh vực. Các giải pháp di dộng giúp cho nhân viên có thể
thoải mái di chuyển mọi nơi mà vẫn tương tác được với hệ thống cơ sở dữ liệu
chính. Các hoạt động tra cứu, chỉnh sửa hay cập nhật bây giờ không cần phải ở
trong phạm vi kết nối với máy chủ. Điều này sẽ giảm chi phí thời gian và tăng hiệu
quả công việc.Với giải pháp định vị theo thời gian thực, thời gian hồi đáp giữa quá
trình di chuyển của hàng hóa và thông tin cung cấp trong hệ thống sẽ giảm đến
mức tối thiểu. Những thay đổi trong trạng thái và những biến đổi hiện tại trong
quản lý ngày càng đến gần nhau, đồng thời cải thiện độ tin cậy và độ chính xác của
dữ liệu định tuyến. Hệ thống có thể báo cáo chính xác thời gian hoàn thành với các
ghi vết giao hàng. Nên đối với khách hàng họ có thể yên tâm hơn khi biết hàng hoá
của mình gửi đang nằm ở đâu trong hệ thống giao nhận của Bưu Chính.
Công nghệ di động kích hoạt tiến trình được phối hợp từ một điểm trung tâm
nhưng lại loại bỏ công việc giấy tờ và sự chậm trễ. Sự theo dõi và theo vết di động
cung cấp theo thời gian thực và nếu cần các thông tin có thể truy xuất bất kỳ nơi

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


đâu để biết được nguồn gốc chính xác của hàng hóa, từ đó sẽ giúp công ty bạn trở
thành một cơ quan bưu chính đáng tin cậy và nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu.

a : Giới thiệu về mã vạch .

+ Định nghĩa:

Mã vạch (Barcode) theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải
thông tin bằng một lọai ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký mã
vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch
thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng
của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có
thể đọc được.

Hình 1.1: Mã vạch.

Mã vạch phân thành hai loại chính: Mã vạch một chiều (One Dimesion)


và mã vạch hai chiều (Two-Dimension).

Mã vạch một chiều thực hiện chức năng chủ yếu là làm thành phần khóa để
truy nhập cơ sở dữ liệu nhằm tra cứu thông tin.

Mã vạch hai chiều hoạt động theo cách khác hẳn, chúng chứa thông tin cần
thiết trong các biểu tượng.

Trên Thế Giới ngày nay có rất nhiều loại mã vạch khác nhau. Mỗi loại có
những quy luật riêng đối với các kí tự, thông tin, quá trình mã hóa, in ấn, kiểm tra
lỗi và các yêu cầu khác trong quá trình giải mã. Mỗi loại mã vạch được phát triển
nhằm đáp ứng những yêu cầu cố định trong một lĩnh vực cụ thể. Chính vì thế mà
chỉ có loại mã vạch được thiết kế một cách kỹ lưỡng, chi tiết, mới đáp ứng được
hầu hết những yêu cầu đặt ra trong đời sống.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Mã số mã vạch được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, là một máy thu
nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã
vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này. Nó thường có một nguồn
sáng kèm theo thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ
về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngoài ra,
nhiều máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm
quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.

+ Một số loại mã vạch phổ biến hiện nay có thể kể đến là:
UPC-A: Mã hóa được 12 số (11 số cho dữ liệu và 1 số cho kiểm tra).
EAN-13: Mã hóa được 13 số (12 số cho dữ liệu và 1 số cho kiểm tra) Code 128: - -
Độ dài thay đổi tùy thuộc máy quét, thường từ 20 đến 40 kí tự và được dùng phổ
biến trong các ứng dụng phổ thông.
I 2 of 5: Mã hóa các số. Độ dài của dữ liệu có thể thay đổi tùy thuộc vào máy quét.
Aztec: Mã hóa nhiều loại dữ liệu (nhị phân, số học) với độ dài tối đa lên tới 3750
byte.
Maxi Code: là mã vạch hai chiều và có khả năng mã hóa được 93 ký tự hay 138
số. Loại mã vạch này thường ứng dụng trong nhận dạng bưu gửi.

+ Chức năng của mã vạch.

Mã vạch (và các thẻ khác mà máy có thể đọc được như RFID) được sử dụng
ở những nơi mà các đồ vật cần phải đánh số với các thông tin liên quan để các máy
tính có thể xử lý. Thay vì việc phải đánh một chuỗi dữ liệu vào phần nhập liệu của
máy tính thì người thao tác chỉ cần quét mã vạch cho thiết bị đọc mã vạch. Chúng
cũng làm việc tốt trong điều kiện tự động hóa hoàn toàn, chẳng hạn như trong luân
chuyển hành lý ở các sân bay.Các dữ liệu chứa trong mã vạch thay đổi tùy theo
ứng dụng. Trong trường hợp đơn giản nhất là một chuỗi số định danh được sử
dụng như là chỉ mục trong cơ sở dữ liệu trong đó toàn bộ các thông tin khác được
lưu trữ. Các mã EAN-13 và UPC tìm thấy phổ biến trên hàng bán lẻ làm việc theo
phương thức này.

Trong các trường hợp khác, mã vạch chứa toàn bộ thông tin về sản phẩm,
mà không cần cơ sở dữ liệu ngoài. Điều này dẫn tới việc phát triển mã vạch tượng
trưng mà có khả năng biểu diễn nhiều hơn là chỉ các số thập phân, có thể là bổ
sung thêm các ký tự hoa và thường của bảng chữ cái cho đến toàn bộ bảng mã ký

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


tự ASCII và nhiều hơn thế. Việc lưu trữ nhiều thông tin hơn đã dẫn đến việc phát
triển của các ma trận mã (một dạng của mã vạch 2D), trong đó không chứa các
vạch mà là một lưới các ô vuông. Các mã vạch cụm là trung gian giữa mã vạch 2D
thực thụ và mã vạch tuyến tính, và chúng được tạo ra bằng cách đặt các mã vạch
tuyến tính truyền thống trên các loại giấy hay các vật liệu có thể in mà cho phép có
nhiều hàng.

b : Mã vạch trong bưu chính

 Lợi ích lớn nhất của việc áp dụng mã số mã vạch trong bưu điện  đó
chính là:

+Tốc độ xử lý nhanh.

Sử dụng hệ thống đầu đọc mã vạch, có thể tiết kiệm đáng kể thời gian cho
khâu nhập dữ liệu hàng hóa sản phẩm. Trung bình, thời gian để máy đọc mã vạch
quét 1 mã vạch 12 chữ số chỉ bằng thời gian cần bỏ ra để bấm 2 phím trên bàn
phím.

+ Tính chính xác tuyệt đối.

Với cách nhập dữ liệu thông thường theo phương thức truyền thống, trung
bình khi nhập 1.000 ký tự sẽ có 10 ký tự bị nhập lỗi. Tuy nhiên, với hệ thống sử
dụng mã vạch, tỉ lệ này chỉ còn 1 trên 3 triệu. Đặc biệt, với công nghệ laser, tỉ lệ
này giảm xuống mức 1 trên 70 triệu. Có thể nói, việc sử dụng hệ thống mã vạch sẽ
đem lại hiệu quả tối đa cho tính chính xác dữ liệu

+ Tính khả thi cao.

Chỉ với chưa đầy 15 phút, bạn đã có thể dễ dàng sử dụng thành thạo thiết
bị đầu đọc mã vạch. Việc sử dụng nhãn mã vạch đã trở nên phổ biến với hầu hết
các loại sản phẩm, thêm vào đó, việc tự in mã vạch với máy in mã vạch cũng ngày
càng trở nên đơn giản, với chi phí đầu tư không đáng kể, mà hiệu quả mang lại rất
cao.

+ Tiết kiệm chi phí.

Sử dụng hệ thống mã vạch không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, mà còn
tiết kiệm đáng kể chi phí khi loại bỏ hoàn toàn khả năng sai sót trong khâu nhập dữ

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


liệu hàng hóa, tiết kiệm được chi phí thuê nhân viên làm những vị trí quản lý hàng
hóa bán ra trong ngày, hàng đã chuyển , hàng đã nhận ,... tất cả sẽ đơn giản hơn với
công nghệ quản lý bằng mã vạch.

Hình 1.2: Mã vạch trong bưu chính.

c: phân loại bưu phẩm bưu kiện trong bưu chính .

+ Phân loại thủ công.

Phân loại thủ công sử dụng thông tin được ghi trên các sản phẩm để phân loại và
vận chuyển.

 Nhược điểm:
- Không năng suất
- Có sai sót trong phân loại .
- Chi phí nhân công lớn.

+ Phân loại sử dụng mã vạch.

Giải pháp sử dụng mã vạch ,giúp công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn , nhân viên
bưu điện chỉ việc quét mã vạch dán trên bưu kiện để lấy thông tin về gói hàng,
người gửi, đồng thời lưu luôn cả chữ ký của người gửi trên đó (dữ liệu đã được đưa
vào dữ liệu trên máy tính).

 Ưu điểm:

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


- ít sảy ra sai sót về thông tin .

- Năng suất cao

- Cần ít nhân công.

 Nhược điểm:
- Chí phí đầu tư máy móc lớn.
- Phải bảo trì hệ thống định kì.

- Phân loại theo mã vạch sử dụng máy đọc mã vạch.

Hình 1.3: Sử dụng máy đọc mã vạch trong phân loại.

Sử dụng máy đọc mã vạch cầm tay đọc mã vạch trên sản phẩm để phân loại.

- Phân loại sử dụng băng tải:

Hình 1.4: Băng tải trong phân loại.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Hệ thống băng tải là thiết bị chuyền tải có tính kinh tế cao nhất trong ứng
dụng vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu trong sản xuất với mọi khoảng cách.

Sử dụng băng tải để vận chuyển vật liệu góp phần tạo nên một môi trường
sản xuất năng động, khoa học và giải phóng sức lao động mang lại hiệu quả kinh tế
cao.

Tốc độ phân hàng nhanh: 2.000-10.000 sản phẩm/giờ

Tốc độ chính xác, tỷ lệ sai sót 0.01%

Tăng 55% hiệu suất trong các trung tâm phân phối

Giảm 50% năng lượng trong vận chuyển và phân phối nội bộ

Tích hợp đầu vào linh hoạt, hệ thống check barcode tự động

Băng tải phân loại hàng hóa được ứng dụng chủ yếu trong phân loại hàng hóa
trong nhà kho thông minh và phân loại bưu kiện trong vận chuyển hàng hóa.

1.2 Cơ sở dữ liệu ứng dụng trong bưu chính

1.2.1 Khái quát về cơ sở dữ liệu:

Cơ sở dữ liệu - CSDL(DataBase): Là một kho dữ liệu được tổ chức theo một


nguyên tắc nào đó. Đó là một tập hợp các tập tin có liên quan với nhau, được thiết
kế nhằm làm giảm thiểu sự dư thừa dữ liệu, đảm bảo tính tin cậy khi truy xuất dữ
liệu. Các tập tin này chứa các thông tin biểu diễon các đối tượng trong một ứng
dụng thế giới thực.

RDBMS là viết tắt của Relational Database Management System ((Hệ thống quản


lý cơ sở dữ liệu quan hệ)). Tất cả các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu hiện đại như SQL,
MS SQL Server, ORACLE, … là dựa trên RDBMS. Nó được gọi là RDBMS bởi vì nó
dựa trên Relational Model (Mô hình quan hệ) đã được giới thiệu bởi E.F.Codd.Trong
RDBMS, dữ liệu được biểu diễn bởi các hàng. Relational Database là cơ sở dữ liệu được
sử dụng phổ biến nhất. Nó chứa các bảng và mỗi bảng có Primary Key riêng. Bởi vì các
bảng này được tổ chức chặt chẽ nên việc truy cập dữ liệu trở nên dễ dàng hơn trong
RDBMS.Các ví dụ của RDBMS là mysql, postgre, sql server, oracle ...

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


+ Ưu điểm của RDBMS:

- Các ứng dụng RDBMS lưu trữ dữ liệu ở dạng các bảngĐược thiết kế để xử
lý lượng
- Dữ liệu lớn nó hỗ trợ đa người dùng.
- mối quan hệ giữa các giá trị dữ liệu này cũng như giữa các bảng

+Nhược điểm của RDBMS:

- Giá cả khác nhau tùy theo môi trường và chức năng.


- RDBMS định nghĩa ràng buộc về toàn vẹn dữ liệu. 

DBMS là viết tắt của từ Database Management System  lưu trữ dữ liệu dưới
dạng file trong DBMS, nói chung thì dữ liệu được lưu trữ hoặc trong một cấu trúc
thứ bậc hoặc một cấu trúc điều hướng DBMS sử dụng hệ thống file để lưu trữ dữ
liệu, vì thế sẽ không có mối quan hệ nào giữa các bảng . DBMS phải cung cấp một
số phương thức đồng nhất để truy cập thông tin đã lưu trữ.DBMS không hỗ trợ
distributed database.DBMS thích hợp cho các hoạt động nhỏ mà xử lý lượng dữ
liệu nhỏ. Các ví dụ của DBMS là file system, xml... 
+ Ưu điểm của DBMS:

- Quản lý được dữ liệu dư thừa.


- Đảm báo tính nhất quán cho dữ liệu.
- Tạo khả năng chia sẻ dữ liệu nhiều hơn.
- Cải tiến tính toàn vẹn cho dữ liệu.

+ Nhược điểm của DBMS:

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu tốt thì khá phức tạp và chiếm nhiều dung lượng bộ
nhớ.
- Giá cả khác nhau tùy theo môi trường và chức năng.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu được viết tổng quát cho nhiều người dùng thì
thường chậm.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


1.2.2 Chức năng cơ sở dữ liệu.

- Lưu trữ dữ liệu.


- Tạo ra và duy trì CSDL.
- Cho phép nhiềungười dùng truy xuất đồngthời.
- Hỗ trợ tính bảo mật và riêng tư.
- Cho phép xem và xử lý dữ liệu lưu trữ.
- Cho phép cập nhật và lưu trữ dữ liệu sau khi cập nhật.
- Cung cấp một cơ chế chỉ mục (index) hiệu quả để truy cập nhanh các dữ liệu
lựa chọn.
- Cung cấp tính nhất quán giữa các bản ghi khác nhau.
- Bảo vệ dữ liệu khỏi mất mát bằng các quá trình sao lưu (backup) và phục
hồi (recovery).
1.2.3 Cơ sở dữ liệu.
+ Hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) :

- SQL Server .
- Oracle.
- MS server.
- PosrgreSQL.

+ Hệ thống cơ sở hướng tài liệu (DBMS):

- MongDB.
- Couchbase.

1.2.4 Cơ sở dữ liệu SQL Server.


+ SQL server.
SQL Server là viết tắt của Structure Query Language, nó là một công cụ
quản lý dữ liệu được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực. Hầu hết các ngôn ngữ bậc
cao đều có trình hỗ trợ SQL như Visual Basic, Oracle, Visual C. Các chương trình
ứng dụng và các công cụ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) cho phép người sử dụng
truy nhập tới cơ sở dữ liệu mà không cần sử dụng trực tiếp SQL. Nhưng những
ứng dụng đó khi chạy phải sử dụng SQL.
+ Đặc điểm của SQL Server và đối tượng làm việc :

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


- SQL là ngôn ngữ tựa tiếng Anh.
- SQL là ngôn ngữ phi thủ tục, nó không yêu cầu ta cách thức truy nhập cơ sở
dữ liệu như thế nào. Tất cả các thông báo của SQL đều rất dễ sử dụng và ít
khả năng mắc lỗi.
- SQL cung cấp tập lệnh phong phú cho các công việc hỏi đáp dữ liệu:
- Chèn, cập nhật, xoá các hàng trong một quan hệ.
- Tạo, sửa đổi, thêm và xoá các đối tượng trong cơ sở dữ liệu.
- Điều khiển việc truy nhập tới cơ sở dữ liệu và các đối tượng của cơ
sở dữ liệu để đảm bảo tính bảo mật của cơ sở dữ liệu. Đảm bảo tính
nhất quán và sự ràng buộc của cơ sở dữ liệu.
1.2.5  ứng dụng của cơ sở dữ liệu vào bưu phẩm bưu chính.
Cơ sở dữ liệu được ứng dụng vào bưu phẩm dùng để lưu thông tin khách
hàng nhằm đơn giản thao tác lưu trữ thông tin và lấy thông tin của khách hàng
một cách nhanh chóng ,giảm thiểu sai sót thông tin

1.3 kết luận .

mã vạch được ứng dụng vào trong quản lí bưu phẩm, bưu kiện trong ngành
bưu chính . Nâng cao tính quản lí ,chống sự mất mát thông tin , tiết kiệm thời gian.

Khi phân loại bưu kiện sử dụng băng tải sẽ hiệu quả năng suất ,tiết kiệm
thời gian hơn phân loại thủ công bằng con người.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Chương 2 : BĂNG TẢI
2.1 Giới thiệu về các loại băng tải.

2.1.1 Băng tải xích: sử dụng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp ô tô thường sử dụng các hệ thống băng tải xích để truyền tải phụ tùng xe
hơi thông qua các nhà máy sơn. 

Hình 2.1: Băng tải xích.

+ Ưu điểm:

- Băng tải xích tấm kim loại có độ bền và độ cứng cao, cho phép vận chuyển
- các vật liệu dạng cục lớn, nặng và có cạnh sắc.
- Bộ phận kéo của băng tải xích tấm vận hành bằng xích nên có độ bền kéo
- lớn, có chiều dài và chiều cao băng lớn dẫn làm tăng năng suất của băng tải.
- Băng tải có góc nghiêng lớn.
- Băng tải xích tấm chuyển động với vận tốc không lớn nên băng tải vận hành
một cách dễ dàng thuận tiện.
- Khi sử dụng cơ cấu di động có thể đặt băng tải cong trong 1 mặt phẳng
thẳng đứng hoặc mặt phẳng ngang.

+ Nhược điểm:

- Trọng lượng băng tải và trọng lượng truyền động lớn.


- Kết cấu của băng tải tương đối phức tạp nên vốn đầu tư lớn .
- Trong băng tải xích tấm có nhiều con lăn và bánh răng nên việc chăm sóc -
Bảo dưỡng phải diễn ra thường xuyên do đó chi phí vận hành lớn so với các
loại băng tải khác.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


2.1.2 Băng tải con lăn: thường dùng trong công nghiệp thực phẩm, vận
chuyển các hộp sản phẩm, giá đỡ thùng hàng. Băng tải con lăn chia ra làm 4 loại là
Băng tải con lăn nhựa, Băng tải con lăn nhựa PVC, Băng tải con lăn thép mạ kẽm,
Băng tải con lăn truyền động bằng motor.

Hình 2.2: Băng tải con lăn.

+ Ưu điểm:

- Ưu điểm lớn nhất của băng tải con lăn chính là độ bền.

- Hệ thống có thể hoạt động bằng xích, dây đai, hoặc tự con lăn có chức năng
truyền động.

- Băng tải có thể được làm cong, thẳng và xoắn ốc tùy vào mục đích.

- Băng tải con lăn có thể dễ dàng tháo lắp

+ Nhược điểm:

- Hệ thống băng tải con lăn hoạt động dựa vào con lăn nên luôn có ma sát tạo
ra điều qua trọng là bạn phải bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để hệ thống
không bị đơ giữa chừng.

- Hệ thống băng tải không thể hoạt động ở những nơi quá rồ rề, tốt nhất là
cần có một diện tích bằng phẳng để thi công hệ thống băng tải.

- Băng tải không thể vượt quá mức truyền động cho phép điều này sẽ làm cho
hệ thống dễ trục trặc.

2.1.3 Băng tải cao su: thường được sử dụng để vận chuyển than, kẽm, quặng từ
vùng khai thác ra vùng tập kết. Loại này có thể lắp trên mọi địa hình và mọi
khoảng cách.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Hình 2.3: băng tải cao su.

+ Ưu điểm:
- Băng tải cấu tạo đơn giản, bền.
- Có khả năng vận chuyển vật liệu theo hướng nằm ngang, nằm nghiêng ( hay
kết hợp cả hai) với khoảng cách lớn.
- Làm việc êm, năng suất tiêu hao không lớn.
+ Nhược điểm:
- khuyến nghị nên chạy tốc độ trung bình - không cao.
- Độ nghiêng băng tải nhỏ ( < 240  ) 
- Không vận chuyển được theo hướng đường cong ( cần bố chí thêm động cơ
và khung băng để đổi hướng)
- thiết bị vận liên tục luôn tì đè lên con lăn. vì vậy thường xuyển kiểm tra bảo
dưỡng con lăn.
- Làm việc được nhờ lực ma sát giữa bề mặt đai và tang dẫn - con lăn.
- Ưu điểm vận chuyển hàng rời như cát, đá răm, than, than đá từ bến bãi lên
tầu, xà lan .

2.1.4 Băng tải xoắn ốc : thường dùng trong công nghiệp thực phẩm và nước
giải khát, bao bì dược phẩm, bán lẻ…Nó vận chuyển vật liệu theo một dòng liên
tục.

Hình 2.4: Băng tải xoắn ốc.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


+Ưu điểm:

- Vận hành linh hoạt, máy chạy êm, tiết kiệm diện tích.
- Tiết kiệm năng lượng tối đa trong quá trình vận hành.

+Nhược điểm:

- Gía thành cao .

2.1.5 Băng tải đứng: thường vận chuyển hàng hóa giống như thang máy

Hình 2.5: Băng tải đứng.

+ Ưu điểm:
- Sử dụng được ở các nhà kho có diện tích nhỏ hẹp, giúp vận chuyển sản
phẩm lên cao một cách dễ dàng.
- Băng tải được thiết kế với các chất liệu có độ bền cao, khả năng chống chịu
tốt.
- Có thể vận chuyển sản phẩm lên từng tầng.
- Khả năng chịu tải trọng lớn, đa dạng loại hàng hóa cần vận chuyển.
- Rút ngắn thời gian vận chuyển, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
+ Nhược điểm:
- giá thành cao.
2.1.6 Băng tải linh hoạt: thường sử dụng trong vận chuyển bao bì thực phẩm,
đóng gói hồ sơ, công nghiệp dược phẩm…

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


.

Hình 2.6:Băng tải linh hoạt.

+ Ưu điểm:

- Băng tải có nhờ khả năng co giãn, thay đổi chiều dài giúp công việc vận
chuyển trở lên đơn giản và dễ dàng hơn.
- Có thể bẻ cong theo nhiều góc độ khác nhau giúp vận chuyển qua các địa
hình nhỏ hẹp, gấp khúc thuận tiện.
- Đây là một giải pháp đầu tư chi phí hiệu quả cho các công ty vừa và nhỏ.
+ Nhược điểm:

- Không để quần áo hoặc tóc quấn gần băng tải.


- Công nhân nên buộc tóc, lấy đồ trang sức, và mặc quần áo mà không phải là
lỏng lẻo hoặc túi.
- Trong quá trình sản xuất không nên để sản phẩm quá nặng không phù hợp
với tải trọng nên mặt băng tải.
- Nó sẽ an toàn hơn cho nhân viên nếu nó được duy trì tốt.

2.1.7  Băng tải rung : thường được sử dụng vận chuyển thực phẩm, phù hợp
với môi trường khắc nghiệt.

Hình 2.7: Băng tải rung.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


+ Ưu điểm:

- Băng tải rung là sản phẩm công nghệ hiện đại, có tính ổn định và có thể vận
hành liên tục trong nhiều giờ.
- Tiết kiệm được thời gian làm việc, giải phóng được sức lao động của con
người, đẩy nhanh tốc độ làm việc và thu lại được hiệu quả công việc cao như
mong muốn.
- có thể làm việc  trong môi trường khắc nghiệt, chống bào mòn tốt, hiện nay
băng .

+ Nhược điểm:

- Gía thành cao .


- Chi phí bảo trì bảo dưỡng lớn.

2.1.7  Băng tải nhựa PVC,PU : băng chuyền được làm từ chất liệu nhựa dẻo tổng
hợp Poly Vinyl Clorua, có tính đàn hồi cao.Băng tải PVC được sử dụng rộng rãi
trong các dây chuyền lắp ráp trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, dược phẩm,
điện tử, thuốc lá, in ấn…

Hình 2.7: Băng tải nhựa PVC.

+ Ưu điểm:

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


- Băng tải PVC được sử dụng rộng rãi trong các dây chuyền lắp ráp trong các
lĩnh vực chế biến thực phẩm, dược phẩm, điện tử, thuốc lá, in ấn…
- Bề mặt dây PVC chống nước chịu nhiệt từ (-10 ° C – 80 ° C) có thể chịu
được nhiệt độ 110° C trong một thời gian nhất định.
- Khả năng chống thấm hơi ẩm, axit, dầu, khí, ánh sáng mặt trời.
- Khả năng chống rách, bong tróc và tác động trọng lượng dây PVC nhẹ, linh
hoạt …

+ Nhược điểm:

- Gía thành cao .


- Tải trọng nhỏ

 Từ những ưu nhược điểm của những loại băng tải nêu trên , chọn băng tải
nhựa PVC để thực hiện cho đề tài .

2.2 Thiết kế băng tải nhựa PVC.

2.2.1 : Khung cơ khí của băng tải

a : Nhôm định hình.

Nhôm định hình V-Slot 20x20 dùng để láp ráp may in 3D, CNC, Laser ...
Nhôm V-Slot kết hợp với bánh xe V-Slot sẽ cho ra một ray trượt rất êm. Đây là
tiều chuyển của Open Building

Hình 2.8: Mẫu nhôm lựa chọn làm cơ sở thiết kế khung máy

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


b : Phụ kiện gắn kết

Hình 2.9: Ke góc vuông và con chạy

c : Dây băng tải nhựa PVC.

Băng tải nhựa PVC được sản xuất từ chất liệu nhựa dẻo tổng hợp Poly Vinyl
Clorua có khả năng đàn hồi cao, chịu được nhiệt cao. Khả năng kháng dầu và chịu
lực tốt.Bề mặt được phủ các lớp nhựa PVC xen kẽ các lớp bố chịu lực, tăng khả
năng vận chuyển hàng hóa trên bề mặt băng.

Dây băng tải PVC có tính kết dính giữa các lớp tốt rất khó sảy ra hiện tượng phân
lớp .

Khả năng chịu ma sát , mài mòn dây băng tải ít bị co dãn trong quá trình vận hành.

Chịu được sản phẩm có nhiệt độ dưới 80 º  Độ giãn thấp , chịu va đập mạnh.

Sức căng (lực kéo đứt) lớn.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Hình 2.13: Dây băng tải PVC.

+ Thông số kĩ thuật

Băng tải PVC có độ dầy phổ biến 1-5 (mm) và số lớp bố và PVC như
sau: một lớp vải một lớp PVC, hailớp vải hai lớp PVC, ba lớp vải ba lớp PVC,
bốn lớp vải bốn lớp PVC

Băng tải PVC  xanh (Mặt trên trơn láng – mặt dưới là lớp bố dệt), có độ dày
1mm, 2mm, 3mm, 4,5mm và 5mm

+ Ứng dụng của dây băng tải nhựa PVC

Dây băng tải PVC được sử dụng phổ biến trong nghành thực phẩm , dược
như các ngành sản xuất chế biến bánh kẹo ,thủy hải sản ,trái cây, ngành in ,thuốc
lá… Băng tải có độ mài mòn, dai hơn cao su, thường có màu xanh hoặc xanh đậm.

d : Xích liên kết.

Dùng để kết nối momen quay từ trục động cơ sang trục của băng tải tạo nên
chuyển động xoay cho băng tải.

Hình 2.14: bánh răng xích liên kết

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


e : Ru-lô

- Tên gọi: Quả lô băng tải, ru lô băng tải, con lăn băng tải, tang băng tải,...

Khái niệm : Quả lô băng tải là chi tiết rất quan trọng trong hệ thống băng tải.
Quả lô băng tải-ru lô băng tải là chi tiết truyền momen chính ảnh hưởng trực tiếp
đến sự ổn định của hệ thống băng tải hay các truyền động khác trong chi tiết máy.

Hình 2.15: Qủa ru-lo.

+ Phân loại : Có 2 loại chính là:

     - Phân loạiQuả lô bề mặt lăn nhám.

- Quả lô bề mặt trơn bọc cao su.

 + Vật liệu: Gang đúc, thép, trục làm băng thép C45, nhựa PU... 

 Mô hình băng tải

Hình 2.16: Băng tải mô hình.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Chương 3 : TÍNH TOÁN LỰA CHỌN THIẾT BỊ
 Tính toán phần điện.

Hình 3.1: Sơ đồ tổng quát phần điện toàn hệ thống

3.1 Sơ đồ tổng quát khối Chấp hành .

3.1.1 Sơ đồ khối và sơ đồ nguyên lí khối chấp hành .

Hình 3.2: Sơ đồ tổng quát khối chấp hành.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lí khối chấp hành.

3.1.2 Tính chọn thiết bị khối chấp hành.

 bộ biến đổi nguồn AC - DC.


Phần nguồn được thiết kế để cung cấp đủ công suất cho động cơ DC, mạch
điều khiển gồm Rơle và cho khối hiển thị.

Hình 3.24:Nguyên lí hoạt động .

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Hình 3.25. Bộ biến áp, chỉnh lưu dòng và ổn áp dòng 24V/10A.

+ Thông số kĩ thuật.

- Điện áp vào:  110V  -  240V    50 / 60hz.


- Điện áp ra:  24V.
- Công suất :   240 w.

+ Nguồn tổ ong có chức năng.

- Chỉnh lưu từ lưới điện xoay chiều thành điện 1 chiều cung cấp cho các thiết
bị điện tử.
- Dùng trong các mạch ổn áp , cung cấp dòng áp đủ tranh trường hợp sụt áp,
dòng ảnh hưởng tới mạng.
- Hiệu quả cao.
 Động cơ điện 1 chiều.
Động cơ được dùng để tạo chuyển động cho băng tải thông qua nhông xích liên
kết.

Hình 3.26: động cơ điện 1 chiều .

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


+ nguyên lí hoạt động.

Hình 3.27. cấu tạo động cơ điện 1 chiều.

Stator của động cơ điện 1 chiều thường là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh
cửu, hay nam châm điện, rotor có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn điện
một chiều, một phần quan trọng khác của động cơ điện 1 chiều là bộ phận chỉnh
lưu, nó có nhiệm vụ là đổi chiều dòng điện trong khi chuyển động quay của rotor là
liên tục. Thông thường bộ phận này gồm có một bộ cổ góp và một bộ chổi than
tiếp xúc với cổ góp.

Khi có một dòng điện chạy qua cuộn dây quấn xung quanh một lõi sắt non,
cạnh phía bên cực dương sẽ bị tác động bởi một lực hướng lên, trong khi cạnh đối
diện lại bị tác động bằng một lực hướng xuống theo nguyên lý bàn tay
trái của Fleming. Các lực này gây tác động quay lên cuộn dây, và làm
cho rotor quay. Để làm cho rotor quay liên tục và đúng chiều, một bộ cổ
góp điện sẽ làm chuyển mạch dòng điện sau mỗi vị trí ứng với 1/2 chu kỳ. Chỉ có
vấn đề là khi mặt của cuộn dây song song với các đường sức từ trường. Nghĩa là
lực quay của động cơ bằng 0 khi cuộn dây lệch 90o so với phương ban đầu của nó,
khi đó rotor sẽ quay theo quán tính.

Trong các máy điện một chiều lớn, người ta có nhiều cuộn dây nối ra nhiều
phiến góp khác nhau trên cổ góp. Nhờ vậy dòng điện và lực quay được liên tục và
hầu như không bị thay đổi theo các vị trí khác nhau của rotor.

+ ứng dụng.

Ngày nay động cơ điện được dùng trong hấu hết mọi lĩnh vực, từ các động
cơ nhỏ dùng trong lò vi sóng để chuyển động đĩa quay, hay trong các máy đọc đĩa
(máy chơi CD hay DVD), đến các đồ nghề như máy khoan, hay các máy gia dụng

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


như máy giặt, sự hoạt động của thang máy hay các hệ thống thông gió cũng dựa
vào động cơ điện. Ở nhiều nước động cơ điện được dùng trong các phương tiện
vận chuyển, đặc biệt trong các đầu máy xe lửa.

Trong công nghệ máy tính: Động cơ điện được sử dụng trong các ổ cứng, ổ
quang (chúng là các động cơ bước rất nhỏ).

 Động cơ servo dùng trong cửa gạt.

Hình 3.31: Cấu tạo chung của động cơ servo.

+ Cấu tạo.

1 : Động cơ 1 chiều DC.

2 : Board mạch.

3,4,5: Dây điều khiển.

6 : Biến trở phản hồi.

7 : Bánh răng.

8 : Mâm đầu ra.

9 : Vỏ động cơ.

+ Nguyên lí hoạt động.

động cơ servo được thiết kế cho những hệ thống hồi tiếp vòng kín. Tín hiệu
ra của động cơ được nối với một mạch điều khiển. Khi động cơ quay, vận tốc và vị
trí sẽ được hồi tiếp về mạch điều khiển này. Nếu có bầt kỳ lý do nào ngăn cản

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


chuyển động quay của  động cơ, cơ cấu hồi tiếp sẽ nhận thấy tín hiệu ra chưa  đạt 
được vị trí mong muốn. Mạch điều khiển tiếp tục chỉnh sai lệch cho động cơ đạt
được điểm chính xác.

Để quay động cơ, tín hiệu số được gới tới mạch điều khiển. Tín hiệu này
khởi động động cơ, thông qua chuỗi bánh răng, nối với vôn kế. Vị trí của trục vôn
kế cho biết vị trí trục ra của servo. Khi vôn kế đạt được vị trí mong muốn, mạch
điều khiển sẽ tắt động cơ. Như ta dự đoán, động cơ servo được thiết kế để quay có
giới hạn chứ không phải quay liên tục như động cơ DC hay động cơ bước. Mặc dù
ta có thể chỉnh động cơ servo R/C quay liên tục (sẽ trình bày sau) nhưng công dụng
chính của động cơ servo là đạt được góc quay chính xác trong khoảng từ 0o –
180o. Việc điều khiển này có thể ứng dụng để lái robot, di chuyển các tay máy lên
xuống, quay một cảm biến để quét khắp phòng…

 lựa chọn động cơ.

Hình 3.32: Đông cơ servo SG90 và tín hiệu xung điều khiển.

+ Thông số kĩ thuật.

- Kích thước: 23×12.2x29mm.


- Mô men xoắn: 1.8kg/cm (4,8V).
- Tốc độ hoạt động: 60º trong 0.1 giây.
- Điện áp hoạt động: 4.8V(~5V).
- Nhiệt độ hoạt động: 0 ºC – 55 ºC.
- Delay: 10us.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


 Relay trung gian.

Hình 3.21:Role trung gian .

Được cấu tạo từ nam châm điện và hệ thống các tiếp điểm đóng cắt, với thiết
kế nhỏ gọn, module hóa, dễ dàng lắp đặt và thay thế. Ngày nay rơ le trung
gian được dùng rất nhiều trong ngành điện tử, đặc biệt là tích hợp trong các tủ điện
, tủ điều khiển và hệ thống máy móc công nghiệp.

+ Nguyên lí hoạt động.

Hình 3.22:Cấu tạo Relay trung gian.

- Cấu tạo gồm hai phần :

 Một là cuộn hút ( nam châm điện ) có tác dụng khi cấp nguồn thì hút thanh
tiếp điểm lại để đảo trạng thái chân NO và NC.
 Phần mạch tiếp điểm ( mạch lực ) để đóng cắt tín hiệu các thiết bị tải với
dòng nhỏ và được cách ly với cuộn hút.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Khi cấp nguồn điện định mức vào thì cuộn hút sẽ trở thành nam châm điện
và hút lẫy tiếp điểm, khi đó tiếp điểm thường mở NO sẽ đóng, cho dòng điện chạy
qua và tải ( bóng đèn ) sẽ hoạt động ( sáng lên ).

Trong thực tế, bất kỳ một rơ le nào cũng có hai tiếp điểm thường đóng là
( NC ) và thưởng mở là NO. Khi cấp điện vào cuộn hút thì trạng thái các tiếp điểm
này được đảo ngược lại, cái này để đa dạng cho người sử dụng lựa chọn lắp đặt
vào các ứng dụng của mình.

Nhờ sự cách ly giữa mạch điều khiển ( cuộn hút) và mạch lực (hệ tiếp điểm )
mà tín hiệu điều khiển và nguồn điện có thể khác nhau. chúng ta có thể dùng
nguồn điện DC rất nhỏ để điều khiển thiết bị điện AC ở hiệu điện thế lớn hơn, với
mục đích an toàn cho người sử dụng và tránh gây hiện tượng cháy nổ do hoạt động
ở điện áp cao.

+ Ứng dụng rơ le trung gian trong thực tế.

Được tích hợp trong các bảng mạch điều khiển điện tử dân dụng cũng như
trong công nghiệp, với ưu điểm thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt thay thế.

Thường thì những ứng dụng truyền tín hiệu hay dòng điện cỡ vài Ampe đổ
lại thì mới dùng rơ le trung gian. Còn những yêu cầu với dòng lớn hơn tầm vài
chục trở lên, và tích hợp buồn dập hồ quang thì chúng ta phải dùng contactor .

Hình 3.23:ứng dụng Relay trung gian.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


 Module cầu H điều khiển động cơ kéo băng tải.
 Cầu H sử dụng linh kiện bán dẫn.

Hình 3.34: Sơ đồ nguyên lí cầu H sử dụng bán dẫn FET hoặc Transistor.

Hình 3.34: Cầu H sử dụng FET

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Hình 3.35: Cầu H sử dụng IC tích hợp L298.

Mạch điều khiển động cơ DC L298 có khả năng điều khiển 2 động cơ DC, dòng
tối đa 2A mỗi động cơ, mạch tích hợp diod bảo vệ và IC nguồn 7805 giúp cấp
nguồn 5VDC cho các module khác (chỉ sử dụng 5V này nếu nguồn cấp <12VDC).

+ Thông số kỹ thuật:

- IC chính: L298 - Dual Full Bridge Driver


- Điện áp đầu vào: 5~30VDC
- Công suất tối đa: 25W 1 cầu (lưu ý công suất = dòng điện x điện áp nên áp
cấp vào càng cao, dòng càng nhỏ, công suất có định 25W).
- Dòng tối đa cho mỗi cầu H là: 2A
- Mức điện áp logic: Low -0.3V~1.5V, High: 2.3V~Vss
- Kích thước: 43x43x27mm

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


3.2 Sơ đồ tổng quát khối điều khiển .

3.2.1 Sơ đồ khối.

Hình 3.1: Sơ đồ khối phần điều khiển.

Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lí phần điều khiển.

3.2.2 Tính chọn thiết bị khối điều khiển.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


 khái quát về PLC.
PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển lập
trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic
thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một
loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích
(ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì
hay các sự kiện được đếm. PLC dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) trong thực
tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi
có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của PLC có
thể là Ladder hay State Logic.

Một khi sự kiện được kích hoạt thật sự, nó bật ON hay OFF thiết bị điều
khiển bên ngoài được gọi là thiết bị vật lý. Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục
“lặp” trong chương trình do “người sử dụng lập ra” chờ tín hiệu ở ngõ vào và xuất
tín hiệu ở ngõ ra tại các thời điểm đã lập trình.

+ Cấu trúc bộ điều khiển.

Hình 3.4: cấu trúc cơ bản 1 bộ PLC.

Sơ đồ của một bộ PLC cơ bản được biểu diễn ở hình trên. Tất cả các bộ điều
khiển PLC đều có thành phần chính là: Một bộ nhớ chương trình RAM bên trong
(có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM). Một bộ vi xử lý có cổng giao
tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC. Các Modul vào /ra.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Ngoài các mô đun chính này, các PLC còn có các mô đun phụ trợ như mô
đun kết nối mạng, mô đun truyền thông, mô đun ghép nối các mô đun chức năng
để xử lý tín hiệu như mô đun kết nối với các can nhiệt, mô đun điều khiển động cơ
bước, mô đun kết nối với encoder, mô đun đếm xung vào…

+ Nguyên lí hoạt động.

CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra
chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong
chương trình , sẽ đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới
các thiết bị liên kết để thực thi. Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc
vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.
Hệ thống Bus là tuyến dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường tín hiệu
song song :
Address Bus : Bus địa chỉ dùng để truyền địa chỉ đến các Modul khác nhau.
Data Bus : Bus dùng để truyền dữ liệu.
Control Bus : Bus điều khiển dùng để truyền các tín hiệu định thì và điểu
khiển đồng bộ các hoạt động trong PLC .
Trong PLC các số liệu được trao đổi giữa bộ vi xử lý và các modul vào ra
thông qua Data Bus. Address Bus và Data Bus gồm 8 đường, ở cùng thời điểm cho
phép truyền 8 bit của 1 byte một cách đồng thời hay song song.

+ bộ nhớ.
Bộ nhớ bên trong PLC được tạo bởi các vi mạch bán dẫn, mỗi vi mạch này
có khả năng chứa 2.000 - 16.000 dòng lệnh , tùy theo loại vi mạch. Trong PLC các
bộ nhớ như RAM, EPROM đều được sử dụng .
RAM (Random Access Memory ) có thể nạp chương trình, thay đổi hay xóa bỏ nội
dung bất kỳ lúc nào. Nội dung của RAM sẽ bị mất nếu nguồn điện nuôi bị mất . Để
tránh tình trạng này các PLC đều được trang bị một pin khô, có khả năng cung cấp
năng lượng dự trữ cho RAM từ vài tháng đến vài năm. Trong thực tế RAM được
dùng để khởi tạo và kiểm tra chương trình. Khuynh hướng hiện nay dùng CMOS-
RAM nhờ khả năng tiêu thụ thấp và tuổi thọ lớn .
EPROM (Electrically Programmable Read Only Memory) là bộ nhớ mà
người sử dụng bình thường chỉ có thể đọc chứ không ghi nội dung vào được . Nội
dung của EPROM không bị mất khi mất nguồn , nó được gắn sẵn trong máy , đã
được nhà sản xuất nạp và chứa hệ điều hành sẵn. Nếu người sử dụng không muốn

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


mở rộng bộ nhớ thì chỉ dùng thêm EPROM gắn bên trong PLC . Trên PG
(Programer) có sẵn chỗ ghi và xóa EPROM.
Các PLC loại nhỏ có thể chứa từ 300 -1.000 dòng lệnh tùy vào công nghệ chế
tạo .
Các PLC loại lớn có kích thước từ 1K - 16K, có khả năng chứa từ 2.000 -
16.000  dòng lệnh.
Ngoài ra còn cho phép gắn thêm bộ nhớ mở rộng như RAM , EPROM.

+ các ngõ vào ra I/O.

Các đường tín hiệu từ bộ cảm biến được nối vào các modul (các đầu vào của
PLC ) ,các cơ cấu chấp hành được nối với các module ra (các đầu ra của PLC ).
Hầu hết các PLC có điện áp hoạt động bên trong là 5V , tín hiệu xử lý là
12/24VDC hoặc 100/240VAC. Mỗi đơn vị I/O có duy nhất một địa chỉ, các hiển
thị trạng thái của các kênh I / O được cung cấp bởi các đèn LED trên PLC .

Các thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ chương trình được gọi lên tuần tự vì
đã được điều khiển và kiểm soát bằng bộ đếm chương trình do đơn vị xử lý trung
tâm khống chế. Bộ xử lý liên kết các tín hiệu riêng lẻ lại với nhau và từ đó cho ra
kết quả điều khiển tại ngõ ra. Sự thao tác tuần tự của chương trình tạo nên một
khoảng thời gian trễ gọi là thời gian quét, vì tính tuần tự của nó nên ta có thể gọi là
chu kỳ quét, chu kỳ quét này phụ thuộc vào của chương trình (số lượng ngõ vào,
ngõ ra, và những thông tin yêu cầu khác). Chính đơn vị xử lý trung tâm quyết định
thời gian quét, chức năng và khả năng của một bộ PLC.

1. Đọc trạng thái ngõ vào

2. Thực hiện chương trình

3. Kiểm tra thông tin

4. Truyền dữ liệu ở ngõ ra

Hình 3.5:
vòng quét.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


+ Các hãng plc.

PLC ABB PLC Mitsubishi PLC Siemens

PLC Rockwell PLC Omron PLC Panasonic

PLC Schneider PLC Keyence PLC Delta

Hình 3.6: Các hãng PLC phổ thông.

 Lựa chọn plc.


DVP-ES2 Là dòng PLC Delta tiêu chuẩn được cải tiến nhiều so với
version cũ là DVP-ES với nhiều model với số lượng i/o khác nhau như 16
I/O, 20 / 24 / 32 / 40 /60. tương đương các model

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


DVP16ES2,DVP20ES,DVP24ES2,DVP32ES2,DVP40ES2,DVP60ES.Giúp
chúng ta có thêm nhiều lựa chọn phù hợp cho các ứng dụng .

Hình 3.7: PLC hãng Delta

+ Thông số kỹ thuật PLC Delta DVP-ES2

Bộ nhớ chương trình 16K step, thanh ghi dữ liệu 10 k words.

Tốc độ thực hiện lệnh LD 0.35μs, MOV: 3.4μs

Phát xung tốc độ cao :Tích hợp 2 điểm phát xung 100 Khz, 2 điểm 10 khz.

Tích hợp 8 điểm đầu vào tốc độ cao ( 2 điểm 100 Khz, 6 điểm 10 Khz)

Tích hợp 3 cồng truyền thông trong đó 1 Rs232, 2 cổng Rs485

Có thể kết nối tới 8 module mở rộng analog.

Số điểm mở rộng tối đa 256 input + 16 output HOẶC 256 output + 16 input.

DVP-ES2 sử dụng trực tiếp nguồn 220 Vac.

+ Ứng dụng PLC Delta.

Bộ lập trình PLC Delta


dòng DVP-ES2,
DVP20EX2 thường được
kết hợp với biến tần
Delta, AC Servo
Delta hoặc các thiết bị

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Delta khác để sử dụng cho hệ thống HVAC, máy ép khuôn, máy đóng gói, máy
in, máy công cụ….

Hình 3.8: ứng dụng PLC Delta

 Bộ điều khiển aduino mega 2560


Arduino là một board mạch vi xử lý, nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác
với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn. Phần cứng bao gồm một board
mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8bit, hoặc ARM
Atmel 32-bit. Những Model hiện tại được trang bị gồm 1 cổng giao tiếp USB, 6
chân đầu vào analog, 14 chân I/O kỹ thuật số tương thích với nhiều board mở rộng
khác nhau.
Được giới thiệu vào năm 2005, Những nhà thiết kế của Arduino cố gắng mang
đến một phương thức dễ dàng, không tốn kém cho những người yêu thích, sinh
viên và giới chuyên nghiệp để tạo ra những thiết bị có khả năng tương tác với môi
trường thông qua các cảm biến và các cơ cấu chấp hành. Những ví dụ phổ biến cho
những người yêu thích mới bắt đầu bao gồm các robot đơn giản, điều khiển nhiệt
độ và phát hiện chuyển động. Đi cùng với nó là một môi trường phát triển tích hợp
(IDE) chạy trên các máy tính cá nhân thông thường và cho phép người dùng viết
các chương trình cho Aduino bằng ngôn ngữ C hoặc C++.
Board arduino mega 2560 sử dụng chip ATmega2560 của ATmel, bộ nhớ
chương trình lên đến 256KB trong đó có 8KB được sử dụng bởi bootloader. Với
bộ nhớ chương trình lớn, bạn có thể viết nhiều chương trình phức tạp, điều khiển
được nhiều thiết bị hơn. Dung lượng RAM là 8KB. 4KB EEPROM

Hình 3.9: Aduino mega 2560.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


+ Thông số kỹ thuật:

- Vi điều khiển : ATmega 2560.


- Điện áp hoạt động : 5V.
- Nguồn ngoài ( giắc tròn DC) 7-9V. Không nên cấp nguồn 12v vì sẽ gây
hỏng IC ổn áp.
- Số chân Digital: 54 ( 15 chân PWM).
- Số chân Analog: 16.
- Giao tiếp UART: 4 bộ UART.
- Giao tiếp SPI: 1 bộ ( chân 50 đến chân 53) dùng với thư viện SPI của
Ardunio.
- Giao tiếp I2C: 1 bộ.
- Ngắt ngoài : 6 chân.
- Bộ nhớ Flash : 256 Kb, 8Kb sử dụng cho Bootloader.
- SRAM: 8 Kb.
- Xung clock: 16MHz.
- Vi điều khiển trung tâm ATmega 2560.

3.3 Khối đo lường

3.3.1 cảm biến quang xác định có vật.

Hình 3.11. cảm biến quang .

a: Cảm biến quang Thu Phát Độc Lập (Through Beam).

+ Đặc điểm:

- Độ tin cậy cao

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


- Khoảng cách phát hiện xa: tối đa 60m (E3Z)
- Không bị ảnh hưởng bởi bề mặt, màu sắc vật

Hình 3.12. cảm biến quang thu phát độc lập.

b: Cảm biến quang Thu Phát Chung – phản xạ gương (Retro Replective).

+ Đặc điểm:

- Độ tin cậy cao.


- Giảm bớt dây dẫn, phát hiện tối đa 15m.
- Có thể phân biệt được vật trong suốt, mờ, bóng loáng.

Hình 3.13. cảm biến quang thu phát chung-phản xạ.

c: Cảm biến quang Thu Phát Chung – Khuyếch Tán (Diffuse Replective).

+ Đặc điểm: 

- Dễ lắp đặt, phát hiện tối đa 2m.


- Bị ảnh hưởng bởi bề mặt, màu sắc vật, ảnh hưởng nền, …

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Hình 3.14. cảm biến quang thu phát chung-khuếch tán.

d : Cảm Biến Quang Loại Phản Xạ Giới Hạn (Limited Reflective).

+ Đặc điểm:

- Chỉ phát hiện vật trong vùng phát hiện giới hạn.


- Không bị ảnh hưởng bởi màu nền sau vùng cảm biến.
- Lý tưởng cho nhiều ứng dụng cần triệu tiêu nền

Hình 3.15. cảm biến quang loại phản xạ giới hạn.

e : Cảm Biến Quang – Loại Phát Hiện Màu.

+ Đặc điểm:

- Độ tin cậy cao.


- Dễ sử dụng.
- Có thể dạy cho cảm biến biết màu của vật (chức năng teach).

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Hình 3.16. cảm biến quang loại phát hiện nhiều màu.

 lựa chọn cảm biến.


- Cảm biến quang Thu Phát Chung – Khuyếch Tán (Diffuse Replective).

Hình 3.17. cảm biến quang thu phát chung-khuếch tán.

+ Ưu điểm: 

- Dễ lắp đặt, phát hiện tối đa 2m


- Giá thành rẻ.

+ Nhược điểm :

- Bị ảnh hưởng bởi bề mặt, màu sắc vật, ảnh hưởng nền băng tải , …

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


3.3.2 Encoder.

Hình 3.18. đĩa xung mã hóa.

Incremental Encoder  - Bộ mã hóa tín hiệu vòng quay tương đối ( hay còn
được gọi tắt là bộ mã hóa vòng quay, bộ mã hóa tương đối) là một thiết bị cơ điện
có khả năng làm biến đổi chuyển động tuyến tính(chuyển động thẳng) hoặc chuyển
động tròn thành tín hiệu số hoặc xung. Khi có sự thay đổi vị trí trục quay, các bộ
mã hoá được sử dụng để kiểm tra góc lệch của trục đang làm việc. Các xung đầu ra
của bộ mã hoá được nhận và kiểm soát bởi bộ phận cảm biến, để xác định đúng vị
trí máy và tốc độ di chuyển. Nhờ có encoder, các động cơ điện được điều khiển vị
trí chính xác theo tín hiệu điều khiển.

+ Nguyên lí hoạt động.

Khi đĩa xoay tròn, những phân khúc ánh sáng sáng/tối do hệ quả từ hai loại
chất liệu trên đĩa sẽ được bộ phận cảm biến quang tiếp nhận, biến đổi thành tín
hiệu số hoặc thành các xung truyền tải dữ liệu. 

Bộ mã hóa vòng quay tín hiệu tương đối sẽ phát ra một dãy tín hiệu xung, tín
hiệu xung này sẽ có tăng dần theo số vòng quay của đĩa. Mặc dù mã hóa tương đối
có thể không định vị được vị trí chính xác, nhưng nó có thể cung cấp độ phân giải
tốt ở mức được chấp nhận (điều này sẽ rất có lợi về mặt giá thành khi sản xuất). Cụ
thể, một bộ mã hóa tín hiệu quay tương đối chỉ có một dãy mã hóa đơn duy nhất,

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


có tên gọi là bộ mã hóa thị cự, sẽ phát ra tín hiệu xung có bước sóng lớn nhằm biểu
thị được vận tốc khi trục đang chuyển động.

Tuy nhiên, đầu ra của bộ mã hóa cự thị lại không có khả năng biểu thị hướng
di chuyển. Để xác định được hướng di chuyển, hai kênh hoặc pha vuông góc sẽ
được bộ mã hóa sử dụng để xác định được đúng hướng, chúng hoạt động giống
như hai bộ dò và hai đường kiểm tra dãy mã hóa.
   Các loại  mã hóa vòng quay tín hiệu tương đối phổ biến nhất đều sử dụng cơ
chế với 2 kênh đầu ra (A và B) để cảm biến, dò và xác định vị trí. Chúng sử dụng
hai dãy mã hóa đối xứng lệch pha với nhau một góc 90°, nhờ đó hai đầu ra thuộc
hai kênh A, B lệch pha 90 độ này, sẽ xác định được cả vị trí lẫn hướng quay.

Hình 3.19. xung các kênh.

Hình 3.20. một số loại econder.

+ Phân loại encoder.

- Encoder được chia làm 2 loại:

 Encoder tuyệt đối.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


 Encoder tương đối.

Encoder tuyệt đối: được gọi như vậy bởi vì tín hiệu trả về từ encoder cho
biết chính xác vị trí của encoder mà người dùng không cần sử lí gì thêm.

Encoder tương đối : là encoder chỉ có 1,2 hoặc tối đa 3 vòng lỗ. Encoder
tương đối thường có thêm một lỗ định vị ( channel Z).

+ Ưu nhược điểm của 2 loại Encoder.

- Encoder tuyệt đối:

 Ưu điểm : Giữ được giá trị tuyệt đối khi encoder mất nguồn.
 Nhược điểm: Giá thành cao vì chế tạo phức tạp, đọc tí hiệu ngõ ra khó.

- Encoder tương đối:

 Ưu điểm: Giá thành rẻ, chế tạo đơn giản, xử lí tín hiệu trả về dễ dàng.
 Nhược điểm: dễ bị sai lệch về xung khi trả về. Khi đó nếu hoạt động
lâu dài sai số này sẽ tích lũy.
 Lựa chọn encoder : sử dụng encoder tương đối

3.4 Thiết bị thu hình ảnh (Wedcam).

Hình 3.10: Sơ đồ kết nối wedcam

3.4.1 Giới thiệu về Wedcam.

Webcam (viết ghép từ Website camera, viết tắt là wc) là loại thiết bị ghi
hình kỹ thuật số được kết nối với máy vi tính để truyền trực tiếp hình ảnh nó ghi
được lên máy tính.
Về cơ bản, webcam giống như máy ảnh kỹ thuật số nhưng khác ở chỗ các
chức năng chính của nó do phần mềm cài đặt trên máy tính điều khiển và xử lý.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


việc sử dụng các webcam có tác dụng như khá lớn trong việc truyền dữ liệu
thông tin hình ảnh.

Hình 3.10: Wedcam

3.4.2 ứng dụng của wedcam


- Giám sát
Trong nhiều gia đình hiện nay việc lắp camera được khá nhiều người chú trọng
và phát triển hơn nữa bởi mức độ an ninh và bảo mật của gia đình là yếu tố mà khá
nhiều gia đình quan tâm bằng camera chủ nhân ngôi nhà có thể giám sát các hoạt
động ở nhà dù đang đi xa.
- Sử dụng là hệ thống nhận dạng khuôn mặt.
Đây được xem alf một tính năng còn khá mới mẻ trogn thời đại ngày nay bởi
đây là một công nghệ khá khios sử dụng và chế tạo trên thế giới dùng để tăng
cường an ninh trong những nơi cần độ an toàn cao hơn như sân bay nhà ga và các
tổ chức của chính phủ
- Chơi game.
bằng các sử dụng các camera mà người chơi game có thể nhập vai hòa mình
vào trong game hóa thân và trải nghiệm cực kỳ sống động và chân thực
 Lựa chọn wedcam.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Hình 3.10: Wedcam SXH

+ Thông số kĩ thuật.

- Tương thích với USB2.0.


- Cân bằng trắng tự động, chỉnh màu tự động.
- Độ phân giải: 1280 * 720/960 * 720/800 * 600; / 640 * 480; và nhiều cái
khác
- Hỗ trợ WIN 32 / XP / win7 / win8 / win10 / Vista 32bit, Android TV.
- Hỗ trợ một loạt các phần mềm hội nghị truyền hình, Netmeeting và MSN,
Yahoo và Skype và các dự án tuyệt vời khác, tận hưởng trải nghiệm hình
ảnh màn hình lớn.
- Chip DSP: không có trình điều khiển
- Cảm biến hình ảnh: CMOS
- Ống kính: ống kính thủy tinh 5 lớp chất lượng cao
- Độ nét cao: 1 triệu pixel
- Độ phân giải động tối đa: 1280 * 720.
- Tốc độ khung hình: 30 khung hình / giây

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


3.5 : Khối xử lí trung tâm (Máy tính)

Hình 3.10: sơ đồ khối của khối xử lí trung tâm

Máy tính hay máy điện toán là những thiết bị hay hệ thống thực hiện tự động
các phép toán số học dưới dạng số hoặc phép toán lôgic.
Máy tính được cấu tạo bởi các thành phần có thể thực hiện các chức năng
đơn giản đã định nghĩa trước. Quá trình tác động tương hỗ phức tạp của các thành
phần này tạo cho máy tính một khả năng xử lý thông tin. Nếu được thiết lập chính
xác (thông thường bởi các chương trình máy tính) máy tính có thể mô phỏng lại
một số khía cạnh của một vấn đề hay của một hệ thống. Trong trường hợp này, khi
được cung cấp một bộ dữ liệu thích hợp nó có thể tự động giải quyết vấn đề hay dự
đoán trước sự thay đổi của hệ thống.

Hình 3.10: Bộ xử lí trung tâm (Máy tính)

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


3.6: Giới thiệu về truyền thông trong công nghiệp.

3.6.1 Giới thiệu giao thức Modbus.

Modbus là một trong những giao thức truyền thông protocol phổ biến được
sử dụng cho nhiều ứng dụng. Modbus có ưu điểm: đơn giản, rẻ, phổ biến và dễ sử
dụng. Được phát minh từ năm 1979. Các nhà cung cấp thiết bị đo và thiết bị tự
động hóa trong công nghiệp tiếp tục hỗ trợ modbus trong các thế hệ sản phẩm mới.
Mặc dù các thiết bị tự động hóa như PLC, biến tần, cảm biến đo lường… có kết
nối không dây, Ethernet công nghiệp hay fieldbus…nhưng Modbus vẫn là một
trong những protocol được nhiều hãng tự động hóa lựa chọn cho các sản phẩm
mới. Một ưu điểm khác của Modbus là có thể sử dụng nhiều kiểu như kết nối các
kiểu dây xoắn, không dây, sợi quang, Ethernet, moden điện thoại.

Ban đâu, Modbus hoạt động dựa trên nền tảng RS232, nhưng sau đó nó sử
dụng cho cả RS485 công nghiệp để đạt tốc độ cao hơn, khoảng cách xa hơn và
mạng đa điểm( multi-drop). Modbus đã trở thành tiêu chuẩn thông dụng trong
ngành tự động hóa và là một trong những giao thức Protocol miễn phí.

Modbus là một hệ thống hoạt động với Master- Slaver

Hình 3.38:ghép nối truyền thông modbus.

+ Đặc điểm:

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


- Master được kết nối với một hoặc nhiều Slaver                                    
- Master thường là PLC, DCS, PC..
- Slaver thường là các thiết bị trường như biến tần,cảm biến
- Master có thể kết nối với 247 Slaver

Modbus truyền tin thông qua dây nối tiếp giữa các thiết bị . Cách cài đặt đơn
giản nhất là dùng 1 cáp nối tiếp kết nối giữa 2 port nối tiếp của 2 thiết bị master –
slave.
Dữ liệu được truyền đi dưới dạng bit . Mỗi bit được thể hiện dưới dạng điện
áp . Mức 0 ứng với điện áp dương và bit 1 ứng với điện áp âm . Các bit này được
gửi với tốc độ rất nhanh . Tốc độ truyền thông thường là 9600 baud . 
+ Cấu trúc đoạn tin trong giao thức mạng Modbus :

Hình 3.40:cấu trúc của một đoạn tin truyền trong giao thức mạng modbus.

Byte 1 : address field 


Có độ dài 1 byte . Byte này cung cấp địa chỉ của slave mà master sẽ tác động
đến . Trong cả đoạn tin yêu cầu gửi từ master và đoạn tin đáp ứng nhận từ slave thì
byte này có giá trị giống nhau . Mỗi một slave trong mạng có một địa chỉ modbus
riêng (địa chỉ được chọn trong khoảng từ 1 đến 247 ) . 
Bằng cách này, sau 1 byte đầu tiên mỗi một slave sẽ biết được nó có nhận
đoạn tin hay không . 
Byte 2 : function field :
Byte thứ 2 mà master gửi đi là function code ( mã nhiệm vụ ). Mã này giúp
slave biết được nhiệm vụ mà master muốn slave phải làm . 
Điểm đặc biệt của modbus là nó cung cấp một bảng mã hàm chung cho tất cả

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


các thiếtbị . 

Hình 3.41: bày các mã hàm được hỗ trợ bởi giao thức modbus .

+ Các giao thức truyền thông modbus phổ thông

- Modbus ASCII
- Modbus RTU
- Modbus TCP/IP

 Tất cả message được gửi dưới cùng một format. Sự khác nhau duy nhất giữa 3
loại giao thức modbus là cách thức message được mã hóa.

 Modbus ASCII

Hình 3.42:khung truyền Modbus ASCII.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Với modbus ASCII, mọi message mã hóa theo hexa, sử dụng đặc tính ASCII 4
bit. Đối với mỗi một byte thông tin, cần có 2 byte truyền thông, gấp đối so với
modbus RTU

Tuy mosbus ASCII chậm nhất trong số 3 loại protocol, nhưng lại thích hợp khi
kết nối bằng moden điện thoại hay kết nối sử dụng sóng radio do ASCII sử dụng
các tính năng phân định message. Do tính năng phân định này, mọi rắc rối trong
các phương tiện truyền dẫn sẽ không làm thiết bị nhận sai thông tin.

 Modbus RTU

Hình 3.43:khung truyền Modbus RTU.

Với modbus RTU thì dữ liệu được mã hóa theo hệ nhị phân, và chỉ cần một
byte truyền thông cho một byte dữ liệu. Đây là thiết bị lý tưởng đối với RS232
hoặc RS485 với tốc độ baud từ 1200 đến 115200. Tốc độ phổ biến nhất là 9600
đến 19200 baud. Modbus RTU là protocol công nghiệp được sử dụng nhiều nhất
trong hệ thống mạng truyền thông modbus.

 Modbus TCP/IP

Hình 3.45: Cấu trúc bản tin Modbus TCP/IP.

Modbus TCP/IP đơn giản là chuẩn modbus truyền thông qua giao thức
Ethernet. Thay vì sử dụng Master cho việc kết nối với các Slaver thì địa chỉ IP
được sử dụng. Với modbus TCP/IP, dữ liệu modbus được tóm lược đơn giản trong
một gói TCP/IP.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Phần 4: XÂY DỰNG THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN
 Thuật toán tổng quát

Hình 4.1: Thuật toán tổng quát của hệ thống.

4.1: Khối phân tích xử lí mã vạch.

4.1.1 thuật toán phân tích ảnh.

a: thuật toán đọc và phân tích mã vạch

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Hình 4.2: Sơ đồ phân tích và xử lí ảnh và lưu đồ thông tin giữa các khối

+ Phần thu nhận ảnh

Ảnh có thể nhận qua camera màu hoặc đen trắng .thường ảnh nhận qua
camera là ảnh tương tự (loại camera ống chuẩn CCIR với tần số ,mỗi ảnh 25
dòng )cũng có loại camera đã số hóa là loại photodiot tạo cường độ sáng tại mỗi
điểm ảnh

Camera thường dùng là loại quét dòng : ảnh tạo ra có dạng hai chiều .chất
lượng một ảnh thu nhận được phụ thuộc vào thiết bị thu ,vào môi trường

+Tiền xử lí

Sau bộ thu nhận ,ảnh có thể nhiễu độ tương phản thấp nên cần đưa vào bộ
tiền xử lý để nâng cao chất lượng ,chức năng chính của bộ tiền xử lý là lọc
nhiễu ,nâng độ tương phản để làm ảnh rõ nét hơn ,

+Phân đoạn

Phân vùng ảnh là tách một ảnh đầu vào thành các vùng thành phần để biểu
diễn phân tích nhận dạng ảnh ,ví dụ để nhận dạng chữ (hoặc mã vạch) trên phong
bì thư cho mục đích phân loại bưu phẩm ,cần chia các câu chữ về địa chỉ hoặc tên
người thành các từ các chữ các số riêng biệt để nhận dạng ,đây là phàn phức tạp

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


khó khăn nhất trong xử lý ảnh và cũng dễ gây lỗi làm mất độ chính xác của
ảnh ,kết quả nhận dạng ảnh phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn này

+ Biểu diễn ảnh

Đầu ra ảnh sau phân đoạn chứa các điểm ảnh của vùng ảnh (ảnh đã phân
đoan) cộng với mã liên kết với các vùng lân cận .việc biến đôi các số thành dạng
thích hợp là cần thiết cho xử lí tiếp theo bằng máy tính .việc chọn các tính chất để
thể hiện ảnh goi là trích chọn đặc trưng gắn với việc tách các đặc tính của ảnh
duwosi dạng các thông tin định lượng hoặc làm cơ sở để phân biệt lớp đối tượng
này với đối tượng này với đối tượng khác trong phạm vi ảnh nhận được

+Nhận dạng và nội suy

Nhận dạng ảnh là quá trình xác định ảnh .quá trình này thường thu dduwojc
bằng cách so sánh với mẫu chuẩn đã được lưu từ trước .nội suy là phán đoán theo
ý nghĩa trên cơ sở nhận dạng .ví dụ một loạt chữ số và nét gạch ngang trên phong
bì thư có thể được nội suy thành mã điện thoạicó nhiều cách phân loại ảnh khác
nhau về ảnh ,theo lí thuyết về nhận dạng ,các mô hình toán học về ảnh được phân
thoe 2 loại nhận dnagj ảnh cơ bản:

 Nhận dạng theo tham số


 Nhận dạng theo cấu trúc

Một số đối tượng nhận dạng khá phổ biến hiện nay đang được áp dụng trong
khoa hjc và công nghệ là :nhận dạng kí tự (chữ in ,chữ viết tay, chữ kí điện tử )
nhận dạng văn bản (text) nhận dạng vân tay ,nhận dạng mã vạch nhận dạng mặt
người

+ Cơ sở tri thức

ảnh sau khi số hóa sẽ được lưu vào bộ nhớ ,hoặc chuyển sang các khâu tiếp theo
để phân tích .nếu lưu trữ ảnh trực tiếp từ các ảnh thô ,đòi hỏi dung lượng bộ nhớ
cực lớn và không hiệu quả theo quan điểm ứng dunnjg và công nghệ,thông thường
các ảnh thô đó được đặc tả (biêu diễn) lại (hay đon giản là mã hóa )theo các đặc
điểm của ảnh được gọi là các đặc trưng ảnh như biên ảnh ,vùng ảnh một số
phương pháp biểu diễn thường dùng

+ biểu diễn bằng mã chạy (run-legth code)

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


+ biểu diễn bằng mã xích (chaine-code)

+ biểu diễn bằng mã tứ phân( quad –tree code)

Hình 4.3: Sơ đồ phân tích và xử lí ảnh và lưu đồ thông tin giữa các khối

b: phần mềm xử lí mã vạch

một số phần mềm hỗ trợ xử lí ảnh phổ biến

- phần mềm matlab.


- phần mềm labview.
- phần mềm opencv.

 Lựa chọn phần mềm :Mỗi phần mềm có ưu nhược điểm .nhưng ở đây tôi xin
chọn phần mềm Labview để thực hiện việc xử lí mã vach vì labview cũng là
phần mềm hỗ trợ giám sát và điều khiển (SCADA)

Hình 4.4: Phần mềm labview.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


 Giới thiệu về phần mềm Labview

LabVIEW (Laboratory Virtual Instrumentation Engineering Workbench) là


một phần mềm máy tính được phát triển bởi công ty National Instruments.
LabVIEW dùng trong hầu hết các phòng thí nghiệm, lĩnh vực khoa học kỹ thuật
như tự động hóa, điều khiển, điện tử, cơ điện tử, hàng không, hóa sinh, điện tử y
sinh ở các nước đặc biệt là Mỹ, Hàn quốc, Nhật Bản.
LabVIEW là một phần mềm (bản chất là một môi trường để lập trình cho
ngôn ngôn ngữ lâp trình đồ họa) sử dụng rất rộng rãi trong khoa học – kỹ thuật –
giáo dục nhằm nhanh chóng và dễ dàng tạo ra các ứng dụng giao tiếp máy tính, đo
lường, mô phỏng hệ thống, kết nối thiết bị ngoại vi với máy tính theo thời gian
thực. Lập trình đồ họa hoàn toàn giống như các ngôn ngữ khác, điểm khác biệt ở
đây là giao diện, cách thức tạo ra chương trình không còn là những dòng lệnh như
trong Pascal, C mà là những biểu tượng (icon), và dây nối (wire), LabVIEW có
tính chất đặc biệt sau:

LabVIEW có thể đo lường được từ bất kỳ cảm biến (tín hiệu dạng điện áp,
dòng điện, xung), LabVIEW có thể điều khiển được bất kỳ cơ cấu chấp hành (động
cơ DC/AC, động cơ xăng, bơm thủy lực, lò nhiệt, pistion thủy khí,vv.), LabVIEW
truyền qua bất kỳ chuẩn giao tiếp máy tính-máy tính, máy tính - thiết bị như chuẩn
RS232, chẩn USB, chuẩn PCI, PXI, Wifi, Bluetooth, TCP/IP, vv.

+ Đặc điểm của LabVIEW 

 Đồ họa và biên dịch.


 Lập trình theo dạng dòng chảy dữ liệu hướng.
 Đa mục tiêu và nhiều nền tảng.
 Hướng đối tượng.
 Khả năng đa luồng.
 Có thể sử dụng trên các bộ xử lý đa lõi và các phần cứng song
song khác như FPGA. Thông thường, có thể tự động mở rộng ứng
dụng LabVIEW cho CPU có hai, bốn hoặc nhiều lõi mà không cần lập
trình gì thêm.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


 Ngoại trừ một vài hàm đặc biệt, mã G có thể hoạt động được trên các
hệ thống LabVIEW khác nhau cho các hệ điều hành khác nhau. Vì
thế, có thể sử dụng cùng mã chương trình dù chạy LabVIEW trên
Windows, Mac OS X hay Linux.
- Hướng đối tượng.
Lập trình hướng đối tượng là một phương pháp lập trình phổ
biến trên nhiều ngôn ngữ lập trình. Nó cho phép một loạt các vật thể tương
tự, nhưng có sự khác nhau, được biểu diễn bằng một lớpcác đối tượng trong
phần mềm. LabVIEW cung cấp các công cụ và chức năng để bạn có thể sử
dụng kỹ thuật lập trình hướng đối tượng trong mã G.
- Đa luồng và quản lý bộ nhớ.
LabVIEW cho phép mã của bạn có khả năng chạy song song một cách
tự động. Trong các ngôn ngữ khác, nếu bạn muốn mã chạy song song, bạn
phải quản lý các luồng một cách thủ công. Môi trường LabVIEW, với trình
biên dịch và hệ thống thực thi làm việc cùng nhau, sẽ tự động chạy mã song
song bất cứ khi nào có thể. Hầu hết thời gian, các chi tiết của hệ
thống thực thi là không quan trọng đối với bạn vì hệ thống làm việc
đúng mà không can thiệp. Tuy nhiên, LabVIEW cũng cung cấp cho
bạn các tùy chọn để cải thiện hiệu suất chương trình.

+ Ưu điểm của labview.

LabVIEW có khả năng đo lường tốc độ cao cho mọi loại cảm biến : Sử dụng
thiết bị đo lường như nhiệt kế, gia tốc kế EIPE, cảm biến mạch cầu hay encoder,
LabVIEW cũng cung cấp cho bạn nền tảng thu thập dữ liệu tin cậy và dễ sử dụng.
Với LabVIEW, có thể nhanh chóng thu thập và phát tín hiệu từ các plug-in board,
USB và thiết bị hỗ trợ Ethernet.

LabVIEW với bảo trì phòng ngừa và giám sát độ rung : Bảo trì phòng ngừa
và giám sát tình trạng máy là khâu quan trọng cho bất kỳ hệ thống tự động hóa nào
nếu muốn đạt được mức tối ưu trong hoạt động.

LabVIEW với truy cập dữ liệu : LabVIEW cung cấp các tiện ích cho việc
truy cập dữ liệu và quản lý cảnh báo, đồng thời cung cấp khả năng phân tích xu
hướng lịch sử và thời gian thực.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


LabVIEW với điều khiển quá trình thống kê : LabVIEW thực thi phân tích
hoạt động thời gian thực với biểu đồ Pareto (Pareto chart). Nó giúp kỹ sư khoanh
vùng nguyên nhân gây ngưng hoạt động bất thường cho máy móc.

LabVIEW với chia sẻ dữ liệu giữa PLC và các thiết bị khác : Dù bạn muốn
kết nối liên lạc với các thiết bị như thiết bị quá trình, bộ điều khiển logic khả trình
(PLC), cảm biến thông minh hay bộ điều khiển đơn vòng, thì LabVIEW cũng vẫn
có thể hỗ trợ bạn với những công cụ dễ sử dụng có mức độ tin cậy cao.

LabVIEW với việc phát triển giao diện đồ họa người sử dụng : LabVIEW
mang lại sự dễ dàng trong việc phát triển các ứng dụng HMI tại các dự án điều
khiển và giám sát từ xa. LabVIEW cung cấp hàng trăm đối tượng để phát triển giao
diện người sử dụng chuyên nghiệp như đồ họa, biểu đồ.

LabVIEW với cảnh báo, khóa, mở rộng và báo cáo : Nếu muốn bổ sung tính
năng cảnh báo, khóa và truy cập cho ứng dụng của bạn bằng các nút đồ họa trong
LabVIEW. có thể kích hoạt cảnh báo nếu nhiệt độ lên quá cao.

LabVIEW với kết nối dữ liệu và doanh nghiệp : Kết nối máy-doanh nghiệp
có thể sử dụng các chuẩn mở như OPC, ActiveX và .NET sử dụng các công cụ text
như C# hoặc Java hay các đồ họa của LabVIEW.

LabVIEW với thuật toán tiên tiến và điều khiển chuyển động : Với
LabVIEW, kỹ sư có thể phát triển các hệ thống điều khiển mở rộng từ thuật toán
điều khiển PID đơn giản tới hệ thống điều khiển tiên tiến. Nó giúp họ chọn thiết bị
phần cứng và giải thuật điều khiển phù hợp mà không cần thay đổi giải pháp phát
triển phần mềm.

LabVIEW với điều khiển dựa trên FPGA : Các kỹ sư có thể sử dụng
LabVIEW FPGA để xây dựng các thuật toán điều khiển và đo lường theo ý mình.
Khả năng này của LaVIEW giúp kỹ sư kết hợp các chức năng yêu cầu thời gian
khắt khe vào các thiết bị như cảm biến tiệm cận và giám sát tình trạng máy móc.

c Xử lí ảnh trong Labview.

 Labview hỗ trợ các module trong ứng dụng xử lí hình ảnh.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Hình 4.5: Một số module trong xử lí ảnh.

Vision Acquisition : Thu thập, lưu và hiển thị hình ảnh từ hàng nghìn máy ảnh
khác nhau

- Làm việc với tất cả các bộ chụp khung hình NI, hệ thống thị giác NI và Máy
ảnh thông minh NI
- Sử dụng NI-IMAQ để thu được từ máy ảnh tương tự, kỹ thuật số song song,
Camera Link; Máy ảnh thông minh NI (miễn phí)
- Sử dụng NI-IMAQdx với các thiết bị USB3 Vision, GigE Vision, IP
(Ethernet), IEEE 1394 (yêu cầu giấy phép)
- Tương thích với LabVIEW, LabVIEW NXG, C, C ++, C #, Visual Basic và
Visual Basic .NET
- Nhận cả phiên bản LabVIEW và LabVIEW NXG của phần mềm với giao
dịch mua.

Hình 4.6: Vision Acquisition.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Vision Development Module (VDM) : Đây là thư viện các khối VI đầy đủ
dành cho xử lý ảnh. Mục đích của VDM là cung cấp các khối cơ bản, ví dụ như:
mở camera, chụp ảnh, biến đổi ảnh, lưu ảnh, tắt camera v.v. và các khối hàm chức
năng, ví dụ: tìm cạnh, tìm vật thể, đếm vât thể, xác định màu .v.v để lập trình tạo
ứng dụng.

Hình 4.7: Một số thứ viện trong gói Vision Development Module.

VISION ASSISTANT : Giúp tạo code nhanh hơn bằng phương pháp tùy
chỉnh thay vì lập trình từng khối nhỏ. Vision Assistant đặt tại Functions >> Vision
and Motion >> Vision Express. Thực chất Vision Assistant là 1 giao diện đóng gói
và sắp xếp thành các khâu có trình tự của các hàm xử lý ảnh trong thư viện VDM,
giúp người dùng dễ tiếp cận hơn với việc lập trình xử lý ảnh. Hàm Vision Assistant
được tạo ra khi cài đặt thư viện VDM.

Hình 4.8: Một số thứ viện trong gói Vision ASSISTANT.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


4.2.4 thuật toán truy xuất SQL

Hình 4.9: Lưu đồ thuật toán lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu

4.1.2 Điều Khiển Giám Sát (SCADA) sử dụng phần mềm Labview.

SCADA– Supervisory Control And Data Acquisition là một hệ thống quản


lý tự động hóa trong công nghiệp với chức năng điều khiển giám sát và thu thập dữ
liệu. Khởi nguồn của hệ thống SCADA chính là các thiết bị nhập, xuất dữ liệu
được sử dụng để kiểm soát từ xa các hoạt động công nghiệp trong những năm
1960. Chỉ đến đầu những năm 1970, khái niệm “SCADA” mới được hình thành,
khi mà các bộ vi xử lý và điều khiển khả trình PLC (Programmable Logic
Controller) phát triển, từ đó giúp nâng cao khả năng quản lý và kiểm soát quy trình
tự động hóa ở các doanh nghiệp.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


 Labview hỗ trợ module hình ảnh trong ứng dụng điều khiển giám sát
(SCADA).

Hình 4.10: Scada sử dụng Labview.

Datalogging and Supervisory Control (DSC) Module : Thư viện hỗ trợ


các đối tượng hình ảnh về các ngoại vi thực tế hỗ trợ trong việc tạo giao diện giám
sát và điều khiển.

Hình 4.11: Thư viện đối tượng trong DSC.

National Instruments Open Platform Communications Server (NI OPC


Server) : OPC là là chuẩn tương thích cho việc trao đổi dữ liệu an toàn và tin
cậy trong hệ thống tự động hóa công nghiệp. Nó là một nền tảng độc lập và đảm
bảo luồng thông tin liên tục giữa nhiều thiết bị với nhau trong đó các thiết bị có thể
thuộc các hãng khác nhau. OPC được ra đời đầu tiên vào năm 1996, đầu tiên mục
đích của nó chỉ là tích hợp các giao thức truyền thông như Modbus, Profibus …
thành một giao diện chuẩn hóa cho phép các hệ thống SCADA/HMI giao tiếp với
PLC và OPC đóng một vai trò là trung gian hay thông dịch viên giúp các thệ thống

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


SCADA/HMI chuyển đổi các yêu cầu đọc ghi dữ liệu chung thành các yêu cầu đọc
ghi dữ liệu đúng với chuẩn giao thức truyền thông của các thiết bị.

Hình 4.12: Giao diện OPC .

a Sơ đồ kết nối

Hình 4.13: Sơ đồ kết máy tính với PLC .

b Giao diện giám sát

Hình 4.14: Giao diện giám sát băng tải .

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Hình 4.15: Giao diện xử lí ảnh .

c Thuật toán điều khiển giám sát (SCADA)

Hình 4.16: lưu đồ giao diện giám sát .

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


Sau khi module xử lí ảnh của phần mềm labview đọc được mã vạch và truy
xuất cơ sở dữ liệu tìm ra được địa chỉ của khách hàng sau đó chuyển sang thập
phân từ 1-63(63 tỉnh thành tại việt nam) .sau đó scada(labview)sẽ tiếp nhận số thập
phân và truyền xuống OPC (dưới dạng đại chỉ vì truyeenf thông modbus )đồng
thời sẽ cập nhật trạng thái của các cảm biến , tốc độ động cơ mà OPC cập nhật từ
PLC để hiển thị các trạng thái và thông số lên giao diện giám sát scada

4.2 Thuật toán khối nhận tín hiệu

4.2.1 Điều khiển PID trong tốc độ băng tải.

a: cơ sở lí thuyết:

PID - Proportional Integral Derivative (bộ điều khiển tỉ lệ vi tích phân) là


thuật ngữ để chỉ cơ chế điều khiển vòng phản hồi.

+ Ưu điểm: Điều khiển với độ chính xác cao, tiết kiệm năng lượng tối đa,
đảm bảo sự ổn định của hệ thống.

+ Nhược điểm: Thuật toán điều khiển phức tạp, đòi hỏi phải có trình độ và
kinh nghiệm.

+ Phạm vi ứng dụng : Có thể nói ngày nay PID đã xâm nhập vào hầu hết các
ứng dụng điều khiển (không chỉ nhiệt độ mà còn nhiều lĩnh vực khác). Tuy nhiên
nó vẫn được ưu tiên hơn cả khi hệ thống yêu cầu độ chính xác cao

 Tham số P I D.

Tham số P (hệ số tỉ lệ): Nếu đặt giá trị này càng cao thì tốc độ đáp ứng (đạt
tới giá trị mong muốn) càng nhanh. Tuy nhiên nó cũng làm cho độ quá tốc độ
nhiều hơn (đồng nghĩa với việc độ chính xác giảm đi và tổn hao năng lượng tăng
lên). Nếu giá trị này quá lớn thì hệ quả là hệ thống sẽ mất ổn định.

Tham số I (tích phân): Nếu đặt giá trị này càng cao thì quá trình loại trừ sai
số do tham số P gây ra (tức là đưa về giá trị tốc độ yêu cầu) càng nhanh. Tuy vậy
nó cũng gây ra hiện tượng quá độ càng lớn.

Tham số D (vi phân): giá trị này càng cao thì càng làm giảm sự quá độ do
tham số I gây ra. Đồng thời nó cũng làm cho quá trình đáp ứng bị chậm đi. Nếu
quá lớn sẽ gây ra sự mất ổn định hệ thống.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


b :lưu đồ thuật toán điều khiển tốc độ băng tải sử dụng PID .

Hình 4.17: lưu đồ thuật toán điều khiển động cơ sử dụng pid

4.2.2 Thuật toán điều khiển động cơ gạt phân loại

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


KẾT LUẬN
 Kết luận
Sau thời gian thực hiện, đề tài cũng đã được hoàn tất:
- Thiết kế thành công phần cơ khí cho băng tải.
- Băng tải hoạt động đúng như ý đồ thiết kế.
- Phân loại được sản phẩm mẫ vạch.
Bên cạnh đó đề tài còn một số hạn chế như tốc độ băng tải chậm làm giảm năng
xuất .
 Hướng phát triển
Dựa trên những nghiên cứu thành công của đề tài “Nghiên cứu, thiết kế băng tải
công nghiệp và ứng dụng công nghệ xử lý ảnh trong phân loại sản phẩm”, chúng ta
có thể thiết kế băng tải với tốc độ phân loại lớn ,chính xác.

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://www.ni.com/labview/labviewdsc/

http://www.ni.com/newsletter/50160/en/

https://lavag.org/topic/7240-best-way-to-interface-labview-to-sql-server/

https://forums.ni.com/t5/LabVIEW-Vietnam/Xu%E1%BA%A5t-file-excel-t
%E1%BB%AB-table-c%E1%BB%A7a-labview/gpm-p/3391780

http://www.ni.com/opc/

http://www.ni.com/tutorial/7450/en/

http://plcdelta.vn/n/huong-dan/tai-lieu-lap-trinh-plc-delta

http://bientandailoan.com/tai-lieu-lap-trinh-plc-delta.html

https://support.office.com/vi-vn/article/th%C3%AAm-m%C3%A3-v
%E1%BA%A1ch-b%C6%B0u-%C4%91i%E1%BB%87n-v%C3%A0o-nh
%C3%A3n-ho%E1%BA%B7c-phong-b%C3%AC-trong-publisher-
fc0f05a8-1f87-4c96-8f31-fefab14a8e70

http://tanphat.com.vn/chuyen-muc-ma-so---ma-vach/ma-vach-2-chieu-pdf417-
ung-dung-trong-nganh-buu-chinh-vien-thong-n409.html

Đồ án tốt nghiệp Sinh viên thực hiện : Hoàng Đức Anh.

You might also like