You are on page 1of 43

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


KHOA CƠ KHÍ

BÁO CÁO ĐỒ ÁN
MÔN: ĐỒ ÁN MÔN HỌC CƠ ĐIỆN TỬ

Đề tài: Xây dựng hệ thống băng tải phân loại phôi theo chiều cao

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Anh Sơn

Lớp: Cơ điện tử 03 – K14

Họ và tên sinh Trần Quang Nhật 2019604333


viên: Nguyễn Việt 2019604780
Phong Vũ Đức 2019604644
Thịnh

Nhóm: 3

Khoa : Cơ Khí

Hà Nội 2022
PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN/NHÓM

I. Thông tin chung


1. Tên lớp: Khóa: 14
ME6052.1
2. Tên nhóm: Nhóm 3
Họ và tên thành viên:
1. Trần Quang Nhật MSV: 2019604333 Lớp: CĐT 3 – K14
2. Nguyễn Việt MSV:2019604780 Lớp: CĐT 3 – K14
Phong
3. Vũ Đức Thịnh MSV: 2019604644 Lớp: CĐT 3 – K14
II. Nội dung học tập
1. Tên chủ đề: Nghiên cứu, thiết kế hệ thống băng tải phân loại phôi theo
chiều cao
2. Hoạt động của sinh viên
- Nội dung 1: Tổng quan về hệ thống (L4.2)
- Nội dung 2: Cơ sở lý thuyết về hệ thống (L4.2)
- Nội dung 3: Tính toán, thiết kế mô hình hệ thống (L4.1, L4.3)
- Nội dung 4: Viết báo cáo
3. Sản phẩm nghiên cứu: Báo cáo thu hoạch và mô hình sản phẩm (nếu
có)
III. Nhiệm vụ học tập
1. Hoàn thành đồ án theo đúng thời gian quy định (từ ngày 09/07/2022
đến ngày 31/08/2022).
2. Báo cáo nội dung nghiên cứu theo chủ đề được giao trước hội đồng
đánh
giá.
IV. Học liệu thực hiện tiểu luận, bài tập lớn, đồ án/dự án
1. Tài liệu học tập:
[1] Tài liệu hướng dẫn đồ án môn học Cơ Điện tử, Bộ môn Cơ điện tử.
[2] Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Phong Điền, Cơ điện tử, NXB KH&KT.
2. Phương tiện, nguyên liệu thực hiện tiểu luận, bài tập lớn, đồ án/dự án
(nếu có): Máy tính, linh kiện và dụng cụ điện tử theo nhu cầu sử dụng.

KHOA CƠ KHÍ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


TS. Nguyễn Anh Tú ThS. Trần Anh Sơn
LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, kỹ thuật
điện- điện tử và điều khiển tự động đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực
khoa học, quản lý, công nghiệp tự động hóa, cung cấp thông tin… Do đó chúng ta
phải nắm bắt và vận dụng nó một cách có hiệu quả nhằm góp phần vào sự nghiệp phát
triển nền khoa học kỹ thuật thế giới nói chung và trong sự phát triển kỹ thuật điều
khiển tự động nói riêng. Với những kỹ thuật tiên tiến như vi xử lý, PLC, vi mạch số…
được ứng dụng vào lĩnh vực điều khiển, thì các hệ thống điều khiển cơ khí thô sơ, với
tốc độ xử lý chậm chạp ít chính xác được thay thế bằng các hệ thống điều khiển tự
động với các lệnh chương trình đã được thiết lập trước.
Đời sống xã hội ngày một thay đổi, bên cạnh những tiến bộ thì các vấn đề cũng
nảy sinh càng nhiều, đặc biệt là khi quy mô hoạt động của tổ chức được mở rộng.
trong nhiều trường hợp, việc quản lý trở nên vô cùng khó khan khi số lượng đối tượng
quản lý lớn, làm cho hoạt động bị trì trệ, mất nhiều thời gian mà lại không hiệu quả.
Do đó. một hệ thống tự dồng điều tiết sẽ giúp cho con người dễ dàng hơn trong việc
giám sát, đảm bảo tính công bằng, và đặc biệt là sự tiến bộ trong các hoạt động xã hội.
Trong quá trình hoạt động ở các nhà xưởng, xí nghiệp hiện nay, việc tiết kiệm
điện năng là nhu cầu rất cần thiết, bên cạnh đó ngành công nghiệp ngày càng phát
triển các công ty xí nghiệp đã đưa tự động hóa và sản xuất để tiện ích cho việc quản lý
dây chuyền và sản phẩm cho toàn bộ hệ thống một cách hợp lý là yêu cầu thiết yếu,
tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như quản lý một cách dễ dàng. Để đáp ứng yêu
cầu đó, nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Xây dựng hệ thống băng tải phân loại phôi
theo chiều cao” trực tiếp do thầy Trần Anh Sơn hướng dẫn. Đây là hệ thống được ứng
dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất công nghiệp giúp tối ưu hóa lợi ích kinh tế
cũng như nâng cao độ chính xác trong sản xuất
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN HỆ THỐNG
1.1. Lịch sử hình thành

1.1.1 Khái niệm và lịch sử ra đời

Khái niệm:

Băng tải là một thiết bị truyền tải sản phẩm, nguyên vật liệu, … giúp di
chuyển từ vị trí này sang vị trí khác với tốc độ nhanh, hiệu quả, chính xác. Băng
tải công nghiệp được thiết kế để chịu được khối lượng công việc lớn, điều kiện
môi trường làm việc khắc nghiệt, cũng như di chuyển theo các phương hướng
khác nhau. Các loại băng tải được cấu tạo bởi nhiều loại vật liệu khác nhau,
chủng loại vô cùng phong phú và đa dạng.

Băng tải hiện nay

Lịch sử ra đời:

Lịch sử của băng tải bắt đầu trong nửa sau của thế kỷ 17. Kể từ đó, băng tải
đã là một phần tất yếu của vận chuyển vật liệu. Nhưng đó là vào năm 1795 rằng
băng tải đã trở thành một phương tiện phổ biến để chuyển tải vật liệu rời. Ban
đầu nó chỉ được sử dụng để di chuyển bao tải hạt với khoảng cách ngắn. Hệ
thống băng tải và làm việc cũng khá đơn giản trong những ngày đầu. Hệ thống
băng chuyền có một chiếc giường bằng gỗ phẳng và một vành đai đi qua chiếc
giường bằng gỗ. Trước đó, băng tải được làm bằng da, vải hay cao su. hệ thống
băng chuyền nguyên thủy này đã rất phổ biến cho việc chuyên chở vật cồng kềnh
từ nơi này đến nơi khác.

Vào đầu thế kỷ 20, các ứng dụng của băng tải trở nên rộng hơn. Hymle
Goddard là người đầu tiên nhận được bằng sáng chế cho các băng tải con lăn
trong năm 1908. Các doanh nghiệp con lăn băng tải không phát triển thịnh
vượng. Một vài năm sau đó, vào năm 1919, cung cấp và băng tải tự do được sử
dụng trong sản xuất ô tô. Như vậy, băng tải đã trở thành công cụ phổ biến cho
việc chuyên chở hàng hóa nặng và lớn trong các nhà máy.

Hệ thống băng tải vận chuyển những năm 1990

1.1.2 Các loại băng tải phân loại phổ biến

Nếu như phương pháp phân loại sản phẩm truyền thống yêu cầu không gian
làm việc rộng hơn cho số lượng người tham gia phân loại lớn, thời gian phân loại
lâu và dễ sai sót thì nay, với dây chuyền phân loại sản phẩm tự động, số lượng
nhân công đã giảm xuống đáng kể (tới 80%) khi năng suất tăng lên từ 3-5 lần
cùng với tỉ lệ nhầm lẫn, sai sót được kiểm soát. Hệ thống phân loại tự động đã và
đang là hình thức mà các đơn vị sản xuất, dịch vụ thương mại điện tử, giao nhận
hướng tới trong thời đại công nghệ số hiện nay.

Phân loại sản phẩm trong nhà máy


Dây chuyền phân loại, phân loại lựa sản phẩm với máy phân loại, cảm biến
nhận diện sản phẩm, camera check, cân điện tử, hệ thống đo, cơ cấu chọn, vận
chuyển (băng tải, băng chuyền, bẫy, tay gạt, cơ cấu chia, băng tải góc, bộ gạt…) hệ
thống băng tải xương cá, hub và hệ thống điều khiển trung tâm kết nối dữ liệu từ
xa. Dây chuyền phân loại lựa được ứng dụng trong nhiều trong ngành công nghiệp:
chế biến nông sản, rau củ quả, các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, cơ khí, kho
trung chuyển chuyển phát nhanh logistic, bưu chính và thương mại điện tử trong
phân loại kiện hàng, bưu phẩm…
Dây chuyền phân loại sản phẩm theo mã vạch
Dây chuyền phân loại sản phẩm theo mã vạch được sử dụng rất phổ biến
hiên nay. Dây chuyền sorting này được sử dụng để phân loại các kiện hàng, bưu
phẩm, sản phẩm thành phẩm đã được đóng thùng carton, đóng túi và dán mã vạch
barcode, mã QR.
Với các thông tin lưu trữ trên mã vạch dán trên sản phẩm, hệ thống có thể dễ
dàng sàng lọc và lựa chọn, gom sản phẩm vào các vị trí tập kết (hub) theo yêu cầu
đặt ra như:
-Với sản phẩm điện tử, công nghệ: phân theo cùng lô sản xuất, ngày sản xuất,
model…
Mã vạch,mã QR của sản phẩm
-Với các bưu phẩm, đơn hàng chuyển phát nhanh: phân loại theo ngày lên đơn,
cách thức đóng gói, địa điểm giao hàng, hàng chuyển nhanh-tiêu chuẩn…
-Với các sản phẩm nông sản đóng gói: phân loại theo hạn sử dụng, số lô chế biến,
cấp sản phẩm…
Hệ thống phân loại sản phẩm theo khối lượng
Là hệ thống phân cỡ sản phẩm ứng dụng đa dạng các loại/kiểu sản phẩm
theo nguyên tắc kiểm tra khối lượng online, sau đó phân ra từng cỡ trọng lượng
theo yêu cầu.
Phạm vi phân loại: 10g~5000g
Tốc độ: 110 – 200 sản phẩm/ phút.
Tốc độ: 60m/ phút − Số lượng cỡ phân loại: 12 cỡ
Vật liệu: inox SS304 đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Hệ thống kiểm tra theo khối lượng sản phẩm


Dây chuyền phân loại sản phẩm theo màu sắc
Máy phân loại sản phẩm theo màu sắc có thể phân loại các sản phẩm như ớt,
cà chua, cà phê, nhựa màu, gạo, chè búp, các loại hạt…

Phân loại cam và cà chua theo màu sắc quả chín


-Năng suất: 0.8-15 tấn/ giờ (tùy vào mỗi loại model)
-Tỉ lệ phân loại chính xác: >99%
Ứng dụng phân loại sản phẩm theo màu sắc trong các ngành nông nghiệp,
thực phẩm, dầu, hóa chất, công nghiệp dược phẩm, linh kiện điện tử, thiết bị y tế…
Hệ thống phân loại sản phẩm theo chiều cao
Hệ thống phân loại phôi theo chiều cao nhằm phân loại kích thước chiều
cao của phôi hay sản phẩm phẩm một cách chính xác nhất bằng cách sử dụng
các thiết bị công nghệ thay thế sức con người. Mang đến sự nhanh gọn và
chính xác trong quản lý,phân loại sản phẩm.

Hệ thống phân loại sản phẩm theo chiều cao

1.1.3 Các thiết kế băng tải hiện nay

Băng tải dây Belt

Dây belt (curoa) hay còn gọi là dây đai với người Việt Nam đã được đề cập
rất nhiều, trong trí tưởng tượng đơn giản nhất là curoa màu đen, được lấy từ cao
su và chỉ tồn tại trong các phương tiện như ô tô. Nhưng trên thực tế các vận hành
và làm thế nào để được sản xuất thì chỉ có những người trong ngành công nghiệp
mới biết. Dây curoa là một phụ kiện quan trọng của truyền động công nghiệp. Nó
có một hình dạng đường dài, đen, liên tục (làm từ dầu mỏ). Bề mặt bên ngoài
mịn màng, có thể được tùy chỉnh và bên trong gập ghềnh (vì mục đích chỉ để
dính vào bề mặt tiếp xúc của puly tương ứng). Dây belt (curoa) chính hãng với
độ đàn hồi tối đa giúp hoạt động ổn đinh trong điều kiện khắc nghiệt. Ví dụ: như
nhiệt độ cao và ma sát lớn.
Băng tải dây Belt

Ưu điểm:

- Với khả năng truyền động và công năng ở các trục băng tải khoảng cách xa;

-Vận hành êm ái không gây ồn;

− Bảo vệ an toàn cho các chi tiết máy và động cơ khi làm việc quá tải nhờ có khả
năng trượt mượt;

− Có thể truyền động cho nhiều trục;

− Kết cấu đơn giản nên việc bảo trì, bảo dưỡng cũng trở nên đơn giản hơn rất
nhiều.

Nhược điểm:

− Đi theo khuôn khổ thiết kế. Dây belt vẫn chưa có sự đa dạng trong mẫu mã;

− Tuổi thọ kém, thấp do vẫn còn chịu nhiều tác nhân từ môi trường xung quanh;

− Tỷ số truyền động bất ổn định, hiệu suất giảm do có sự trượt đàn hồi;

− Lực tác dụng lên trục phụ thuộc vào căng đai.

Băng tải xích

Băng tải xích chủ yếu được sử dụng để vận chuyển tải nặng đơn vị, ví dụ
như tấm nâng hàng, hộp lưới điện, và các đồ chứa công nghiệp. Những băng tải
có thể được một hoặc hai sợi dây chuyền trong cấu hình. Tải được đặt trên các
dây chuyền, ma sát kéo tải phía trước. Khá tốt trong ứng dụng tải dạng chai, sản
phẩm cần độ vững chắc.

Băng tải xích nhựa

Băng tải xích nhựa

Là dòng sản phẩm được sử dụng trong các ngành công nghiệp nhẹ, vận
chuyển linh hoạt và đơn giản. Đặc điểm vượt trội của băng tải xích nhựa là sử
dụng dây xích nhập khẩu chính hãng khả năng giảm tiếng ồn, khả năng giảm mài
mòn, dễ dàng sử dụng lắp đặt, mẫu mã đa dạng, độ thẩm mỹ cao. Được ứng dụng
nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống bánh kẹo,..

Băng tải xích inox

Băng tải xích inox là dòng sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong ngành
xây dựng như vận chuyển xi măng, cát, đá, sỏi,… Hệ thống băng tải xích inox để
vận chuyển các dòng sản phẩm có tải trọng nặng, đặc biệt là trong ngành công
nghiệp ô tô.
Băng tải xích inox

Và băng tải xích inox có một số ưu điểm nổi bật như sau:

− Kết cấu băng tải vững chắc, khả năng chịu mài mòn tốt;

− Băng tải xích inox có thể vận chuyển các dòng sản phẩm có trọng lượng lớn;

− Thiết kế với nhiều kích thước và kiểu dáng khác nhau;

− Khả năng làm việc trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất;

− Dễ dàng lắp đặt, bảo trì;

− Giá thành rẻ

Băng tải con lăn

Băng tải con lăn công nghiệp thích hợp nhất để di chuyển các sản phẩm có
mặt phẳng đáy cứng như thùng hàng, thùng carton, khung pallet nhờ có hệ thống
chuyển động là dàn con lăn vững chắc. Do đó, con lăn là thành phần quan trọng
tạo lên một hệ thống băng tải con lăn tốt. Vì vậy, con lăn sản xuất được chú trọng
và kiểm tra nghiêm ngặt độ đồng tâm và khả năng lưu giữ dầu mỡ. Vì đây là 2
trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của con lăn. Hệ thống
khung của băng chuyền con lăn được chế tạo bằng thép sơn tĩnh điện, inox hoặc
nhôm định hình. Khung được thiết kế với tiêu chí cứng chắc, dễ dàng tháo lắp và
di chuyển. Trục của con lăn được sử dụng là thép hoặc inox. Vật liệu chế tạo con
lăn: có thể là con lăn inox, con lăn thép mạ kẽm hoặc con lăn nhựa. Bề mặt con
lăn mạ kẽm , bọc cao su hoặc bọc gia cố nhựa, vv. Các loại con lăn được sử dụng
cho băng tải bao gồm: con lăn thẳng, con lăn côn, con lăn lò xo, con lăn inox,
con lăn nhựa…

Băng tải con lăn


1.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài phân loại sản phẩm theo là một đề tài có ứng dụng vô cùng phong phú
và đa dang như: phân loại sản phẩm theo mã vạch, khối lượng, màu sắc, hay chiều
cao.Tuy nhiên, trong phạm vi một đề tài nghiên cứu, với những giới hạn về kiến
thức, thời gian và kinh phí, nhóm lựa chọn nghiên cứu hệ thống băng tải phân
loại phôi theo chiều cao.

Băng tải phân loại phôi theo chiều cao

Đề tài được giới hạn bởi những tính năng sau:


-Hệ thống 2 băng tải hoạt động riêng biệt.
-Cơ cấu đẩy,phân loại bằng xylanh khí nén
-Hệ thống cảm biến phát hiện vật
-Khả năng nhận diện chiều cao sản phẩm ở 2 mức độ
1.3 Phương pháp nghiên cứu
-Nghiên cứu các hệ thống phân loại phôi trên các kênh thông tin, qua các nước
đã áp dụng phương pháp để thiết kế trong phạm vi đề tài.
-Sử dụng công cụ thiết kế, mô hình hóa mô phỏng trên máy tính (Autocad,
Solidworks, STEP 7 MicroWIN…) để đánh giá mô hình thiết kế và đồng thời
loại trừ các sai sót khi chế tạo.
-Áp dụng các phương pháp trong cơ điện tử như:
+Thiết kế tuần tự và đồng thời.
+Mô hình hóa phần cơ, phần điện, tối ưu hóa hoàn thiện thiết kế trước khi chế
tạo.
-Chế tạo các mẫu chi tiết đảm bảo hoạt động như mong muốn, chế tạo mẫu sau
đó chế tạo mô hình thật của hệ thống phân loại.

1.4 Ý nghĩa và thực tiễn đề tài


-ứng dụng vào dây chuyền phân loại nông sản yêu cầu chiều cao của nông sản
hay chiều cao của vật liệu trong các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng yêu
cầu tính chính xác cao
-tiết kiệm nhân lực, hoạt động bền bỉ, không cần sự can thiệp của con người
-hạn chế tối thiểu việc xảy ra sai xót trong quá trình phân loại
-tiết kiệm thời gian, từ đó tối ưu hiệu quả kinh tế
-kết hợp cùng cách hệ thống dây chuyền khác tạo nên 1 nhà máy thông minh
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG

2.1 Sơ đồ khối

Sơ đồ hoạt động của hệ thống

2.2 Quy trình hoạt động của hệ thống


Cảm biến khuếch tán ở đầu băng tải phát hiện phôi được nạp vào. Cảm biến
ở trên xy lanh được đặt ở đầu băng tải phát hiện và chặn các phôi được nạp
vào.Dưới sự đánh giá của cảm biến phân loại chiều cao thì module rẽ nhánh phân
loại sẽ được chuyển mạch.Tùy theo chiều cao mà phôi được đánh giá sẽ được
chuyển đến một trong hai băng tải

2.3 Băng tải đai răng


2.3.1 Nguyên lí hoạt động của băng tải
Các chi tiết máy linh hoạt như dây đai hay dây xích được sử dụng để truyền
tải cơ năng trên một quãng đường tương đối dài. Mỗi loại truyền động cơ học này
có các tính năng đặc trưng riêng cho một số ứng dụng cụ thể. Chúng thường thay
thế một nhóm các chi tiết bánh răng, trục và vòng bi hoặc các thiết bị truyền tải
năng lượng tương tự. Chúng làm đơn giản hóa máy móc và dễ dàng điều khiển các
cơ cấu đầu ra quay với tốc độ khác nhau, do đó đây có thể coi là yếu tố giúp giảm
chi phí chế tạo tương đối lớn. Các thành phần này có tính đàn hồi và độ dài tương
đối lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ tải trọng va đập và giảm tác
động của lực rung..

Chuyển động đai

2.3.2 Ưu điểm và khuyết điểm của chuyển động đai răng


-Ưu điểm:

+ Tốc độ không đổi. Không trượt, lệch hay xộc xệch.


+ Đai có hệ số đàn hồi lớn sẽ không bị kéo dãn.
+ Không cần căng đai. Giảm tải và tăng tuổi thọ.
+ Nhỏ gọn, vành đai bánh răng cho phép pully nhỏ hơn.
+ Hiệu suất cơ học cao cho tốc độ và sức mạnh ổn định.
+ Gọn nhẹ, tỷ lệ công suất trên khối lượng cao.
+ Khả năng tải tốc độ cao. Tốc độ dây đai lên đến tối đa 30 m/s
+ Độ ồn thấp. Không rung, không có hiện tượng va chạm răng
+ Phạm vi tải trọng rộng.
+ Ít tạo nhiệt hơn vì hầu như không có ma sát.
+ Ống lót côn giữ puly trên trục bằng kẹp như tạo áp lực. 
+ Nhanh chóng, dễ dàng lắp đặt hay tháo rời.
+ Hệ thống nhẹ, sạch sẽ và nhỏ gọn.
+ Không cần bôi trơn.
+ Một tỷ lệ được xác định trước luôn được duy trì.

- Nhược điểm:

+ Chi phí cần cân nhắc và puly phải có rãnh răng phù hợp

+ Do lực đẩy nhẹ của dây đai trong chuyển động, một puly trong bộ truyền
phải được gắn mặt bích.

+ Khi khoảng cách giữa hai tâm quay lớn hơn tám lần đường kính của puly
nhỏ hoặc khi ổ đĩa hoạt động trên trục dọc, cả hai puly phải được lắp mặt bích

2.3.3 Dây đai răng


Mỗi loại dây curoa răng cụ thể sẽ có đặc tính ưu việt khác nhau. Tuy nhiên
có thể tổng hợp những ưu điểm chung của loại dây này như sau:
- Truyền động hiệu quả tới các trục pulley của các động cơ, kể cả những trục
ở khoảng cách xa, trong những dây chuyền sản xuất lớn.
- Độ bám vào trục pulley tốt hơn các loại dây curoa mặt trơn rất nhiều
- Có thể linh hoạt ứng dụng cho các dây chuyền truyền động khác nhau
- Chịu nhiệt tốt và có thể vận hành liên tục

Dây đai răng


2.3.4 Động cơ băng tải XD-37GB520
Mô tả kĩ thuật:
+công suất định mức: 10W
+điện áp hoạt động: 12VDC
+kích thước:37*58 mm
+kích thước trục đầu ra:6*15 mm
+có thể điều chỉnh tốc độ

Động cơ XD-37GB520

2.4 Hệ thống cảm biến


2.4.1 Cảm biến hồng ngoại E3F-DS30C4 NPN 6-36
- Cảm biến có thể chỉnh khoảng cách báo mong muốn thông qua biến trở.
Cảm biến có dải điện áp rộng, rất thích hợp với PLC
Cảm biến hồng ngoại

-Thông số kĩ thuật:
+ Kích thước đường kính ngoài:  18mm (mm)
+ Phát hiện: vật cản
+ Khoảng cách phát hiện: 10-30cm có thể điều chỉnh
+ Điện áp làm việc: DC 6-36VDC
+ NPN
-Sơ đồ chân:
+Màu nâu: VCC, nguồn dương 6 – 36VDC.
+Màu xanh dương: GND, nguồn âm 0VDC
+Màu đen: Chân tín hiệu ngõ ra cực thu hở NPN, cần phải có trở kéo để tạo thành
mức cao.
-Nguyên lí hoạt động của cảm biến hồng ngoại:
Cảm biến hồng ngoại sẽ hoạt động bằng cách sử dụng một cảm biến ánh
sáng cụ thể để phát hiện bước sóng ánh sáng chọn trong phổ hồng ngoại (IR). Bằng
cách sử dụng đèn LED tạo ra ánh sáng có cùng bước sóng với cảm biến đang tìm
kiếm, bạn có thể xem cường độ của ánh sáng nhận được. Khi một vật ở gần cảm
biến, ánh sáng từ đèn LED bật ra khỏi vật thể và đi vào cảm biến ánh sáng.Dựa
trên cường độ thu của led hồng ngoại, đầu ra của cảm biến sẽ xác định được mức
cao hay mức thấp.
2.4.2 Cảm biến quang AUTONICS BR400-DDT-P
- Cảm biến quang điện series BR có khoảng cách phát hiện dài lên đến 20 m
(loại thu phát) và thời gian đáp ứng dưới 1 ms. Series BR có khả năng chống nhiễu
ưu việt nhờ phương thức xử lý tín hiệu số; và được thiết kế với 4 chế độ cảm biến,
phù hợp với nhiều ứng dụng công nghiệp khác nhau. Cảm biến này có kiểu kết nối
giắc cắm giúp quá trình bảo trì và sắp xếp hệ thống dây điện trở nên dễ dàng hơn
- Dùng để phát hiện sự xuất hiện của phôi được nạp vào và kiểm soát phôi ở
cuối băng tải
Cảm biến quang AUTONICS BR400-DDT-P
Loại phát hiện: Loại phản xạ khuếch tán
Khoảng cách phát hiện: 400mm
Khoảng cách phát hiện: Vật liệu mờ, đục
Nguồn sáng: LED hồng ngoại (940nm)
Thời gian đáp ứng: Max. 1ms
Nguồn cấp: 12-24VDC ±10% (sóng P-P: max. 10%)
Chế độ hoạt động: Light ON/Dark ON (cài đặt bằng dây điều khiển)
Ngõ ra điều khiển: PNP mạch thu hở
2.5 Mạch công suất MOSFET IRF840
IRF840 là MOSFET kênh N được đóng gói TO-220. Nó được thiết kế cho
các ứng dụng điện áp cao lên đến 500V với khả năng chuyển mạch tốc độ cao. Nó
có thể được sử dụng cho cả mục đích công tắc và khuếch đại. Là một công tắc, nó
có thể điều khiển tải tối đa 8A và tải lên tới 30A ở chế độ xung. Thiết bị có thể
được sử dụng trong nhiều ứng dụng điện áp cao như nguồn điện, bộ điều khiển
động cơ, UPS, …
Ngoài ra IRF840 cũng có thể được kết nối và điều khiển trực tiếp với đầu ra của
mạch tích hợp.
Công suất tiêu tán tối đa là 125W do đó nó cũng có thể được sử dụng trong
các mạch khuếch đại âm thanh.

MOSFET IRF840
Thông số kỹ thuật
+ Loại gói: TO-220
+ Loại transistor: Kênh N
+ Điện áp tối đa từ cực máng đến cực nguồn: 500V
+ Điện áp tối đa từ cực cổng đến cực nguồn phải là: ± 20V
+ Dòng cực máng liên tục tối đalà: 8A
+ Dòng cực máng xung tối đa là: 32A
+ Công suất tiêu tán tối đa là: 125W
+ Điện áp tối thiểu cần thiết để dẫn: 2V đến 4V
+ Nhiệt độ lưu trữ và hoạt động phải là: -55 đến +150 độ C

Sơ đồ chân:
Hướng IRF840 phía trước mặt thì sơ đồ chân theo thứ tự từ trái qua phải lần
lượt là chân cổng G, chân máng D, chân nguồn S.

Sơ đồ chân IRF840

2.6 Hệ thống thủy khí


2.6.1 Xy lanh khí nén
Là một thiết bị trong hệ thống khí nén. Nó đóng vai trò chấp hành quan
trọng khi chuyển hóa nguồn năng lượng của khí nén thành động năng để thực hiện
tác động lực đóng, mở, kéo, đẩy, ép…tùy vào công việc thực tế.

Xy lanh khí nén


Cấu tạo của xi lanh khí nén
Xi lanh khí SDA SSA32 tác động đơn:

+ Xi lanh vuông Compact dòng SDA


+ Loại trụ vuông
+ Hành trình 5, 10, 15, 20, 25, 30 (mm)
+ Kiểu tác động đẩy đơn
+ Đường kính xy lanh: Ø 32mm
+ Đường kính pít tông (cây ti): 12mm
+ Kích thước cổng: PT 1/8" (ren 9.6mm)
+ Lưu chất: không khí, lọc tạp chất 40μm
+ Áp lực vận hành: 0.2 ~ 1.0 MPa (28 ~ 145 Psi / 2.0 ~ 10 Bar)
+ Áp lực kiểm chứng: 1.5 MPa (215 Psi / 15 Bar)
+ Lực tác động: lực đẩy 804.2 mm² - lực kéo 603.2 mm²
+ Tốc độ pít tông: 50~500 mm/s
+ Biên nhiệt: -20 ~ 70ºC

Xy lanh SDA SSA32


2.6.2 Van điện từ khí nén
Van điện từ khí nén AIRTAC 4V210-08 là loại van khí nén 5/2 có 5 cổng 2
vị trí và 1 đầu coil điện, kích hoạt và điều khiển bằng điện, thường được dùng để
điều khiển xi lanh khí nén.

Thông số kĩ thuật
+ Kích thước cổng: 1/4” (ren 13mm).
+ Kích thước cổng xả: 1/8″ (ren 9.6).
+ Áp suất hoạt động: 0.15 – 0.8 MPa.
+ Loại van hơi 5 cửa 2 vị trí. (1 đầu coil điện)
+ Hãng sản xuất: AIRTAC (Đài Loan)
+ Nhiệt độ hoạt động: -20~70 độ C.
Trong đồ án, nhóm sử dụng van 4V210-08 là loại van khí nén 5/2 có1 đầu
coil điện (Ren 13mm).

Van điện từ khí nén


2.7 Hệ thống điều khiển PLC
2.7.1 Giới thiệu
Bộ điều khiển logic khả trình (Programmable Logic Controller, viết tắt:
PLC) hay còn gọi là bộ điều khiển lập trình,là thiết bị điều khiển lập trình được
(khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua
một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình
tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào)
tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự
kiện được đếm. PLC dùng để thay thế các mạch relay trong thực tế. PLC hoạt động
theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở
đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder
hay State Logic. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như Siemens, Allen-
Bradley, Mitsubishi Electric, General Electric, Omron, Honeywell...
Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối (bộ điều khiển
bằng Relay) người ta đã chế tạo ra bộ PLC nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học.
- Gọn nhẹ, dễ dàng bảo quản, sửa chữa.
- Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp.
o Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.
- Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, nối mạng,
các môi Modul mở rộng.
- Giá cả cá thể cạnh tranh được.
2.7.2 Cấu trúc
Tất cả các PLC đều có thành phần chính là: Một bộ nhớ chương trình RAM
bên trong (có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM). Một bộ vi xử lý có
cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC, các module I/O. Bên cạnh đó, một
bộ PLC hoàn chỉnh còn đi kèm thêm một đơn vị lập trình bằng tay hay bằng máy
tính.
2.7.3 Nguyên lí hoạt động
CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra
chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong
chương trình, sẽ đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới
các thiết bị liên kết để thực thi. Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc
vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.
Hệ thống Bus là tuyến dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường
tín hiệu song song:
- Address Bus: Bus địa chỉ dùng để truyền địa chỉ đến các Modul khác nhau.
- Data Bus: Bus dùng để truyền dữ liệu.
- Control Bus: Bus điều khiển dùng để truyền các tín hiệu định thì và điểu
khiển đồng bộ các hoạt động trong PLC.
Trong PLC các số liệu được trao đổi giữa bộ vi xử lý và các modul vào ra
thông qua Data Bus. Address Bus và Data Bus gồm 8 đường, ở cùng thời điểm cho
phép truyền 8 bit của 1 byte một cách đồng thời hay song song.
Nếu một modul đầu vào nhận được địa chỉ của nó trên Address Bus, nó sẽ
chuyển tất cả trạng thái đầu vào của nó vào Data Bus. Nếu một địa chỉ byte của 8
đầu ra xuất hiện trên Address Bus, modul đầu ra tương ứng sẽ nhận được dữ liệu từ
Data bus. Control Bus sẽ chuyển các tín hiệu điều khiển vào theo dõi chu trình hoạt
động của PLC. Các địa chỉ và số liệu được chuyển lên các Bus tương ứng trong
một thời gian hạn chế.
Hệ thống Bus sẽ làm nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và I/O.
Bên cạch đó, CPU được cung cấp một xung Clock có tần số từ 1,8 MHz. Xung này
quyết định tốc độ hoạt động của PLC và cung cấp các yếu tố về định thời, đồng hồ
của hệ thống.
2.7.4 Bộ nhớ
PLC thường yêu cầu bộ nhớ trong các trường hợp: Làm bộ định thời cho các
kênh trạng thái I/O. Làm bộ đệm trạng thái các chức năng trong PLC như định
thời, đếm, ghi các Relay.
Mỗi lệnh của chương trình có một vị trí riêng trong bộ nhớ, tất cả mọi vị trí
trong bộ nhớ đều được đánh số, những số này chính là địa chỉ trong bộ nhớ. Địa
chỉ của từng ô nhớ sẽ được trỏ đến bởi một bộ đếm địa chỉ ở bên trong bộ vi xử lý.
Bộ vi xử lý sẽ giá trị trong bộ đếm này lên một trước khi xử lý lệnh tiếp theo. Với
một địa chỉ mới, nội dung của ô nhớ tương ứng sẽ xuất hiện ở đầu ra, quá trình này
được gọi là quá trình đọc.
Bộ nhớ bên trong PLC được tạo bởi các vi mạch bán dẫn, mỗi vi mạch này
có khả năng chứa 2.000 - 16.000 dòng lệnh, tùy theo loại vi mạch. Trong PLC các
bộ nhớ như RAM, EPROM đều được sử dụng.
RAM (Random Access Memory) có thể nạp chương trình, thay đổi hay xóa
bỏ nội dung bất kỳ lúc nào. Nội dung của RAM sẽ bị mất nếu nguồn điện nuôi bị
mất. Để tránh tình trạng này các PLC đều được trang bị một pin khô, có khả năng
cung cấp năng lượng dự trữ cho RAM từ vài tháng đến vài năm. Trong thực tế
RAM được dùng để khởi tạo và kiểm tra chương trình. Khuynh hướng hiện nay
dùng CMOS-RAM nhờ khả năng tiêu thụ thấp và tuổi thọ lớn.
EPROM (Electrically Programmable Read Only Memory) là bộ nhớ mà
người sử dụng bình thường chỉ có thể đọc chứ không ghi nội dung vào được. Nội
dung của EPROM không bị mất khi mất nguồn, nó được gắn sẵn trong máy, đã
được nhà sản xuất nạp và chứa hệ điều hành sẵn. Nếu người sử dụng không muốn
mở rộng bộ nhớ thì chỉ dùng thêm EPROM gắn bên trong PLC. Trên PG
(Programer) có sẵn chỗ ghi và xóa EPROM.
EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory) liên kết
với những truy xuất linh động của RAM và có tính ổn định. Nội dung của nó có thể
được xóa và lập trình lại, tuy nhiên số lần lưu sửa nội dung là có giới hạn.
Môi trường ghi dữ liệu thứ tư là đĩa cứng hoặc đĩa mềm, được sử dụng trong máy
lập trình. Đĩa cứng hoặc đĩa mềm có dung lượng lớn nên thường được dùng để lưu
những chương trình lớn trong một thời gian dài.
Ngoài ra còn cho phép gắn thêm bộ nhớ mở rộng như RAM, EPROM.
2.7.5 Các ngõ vào ra I/O
Các đường tín hiệu từ bộ cảm biến được nối vào các modul (các đầu vào của
PLC), các cơ cấu chấp hành được nối với các modul ra (các đầu ra của PLC). Hầu
hết các PLC có điện áp hoạt động bên trong là 5V, tín hiệu xử lý là 12/24VDC
hoặc 100/240VAC. Mỗi đơn vị I/O có duy nhất một địa chỉ, các hiển thị trạng thái
của các kênh I/O được cung cấp bởi các đèn LED trên LC, điều này làm cho việc
kiểm tra hoạt động nhập xuất trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Bộ xử lý đọc và xác
định các trạng thái đầu vào (ON, OFF) để thực hiện việc đóng hay ngắt mạch ở đầu
ra.
2.7.6 CPU PLC Siemens SIMATIC S7-300
PLC S7-300 là 1 dòng PLC mạnh của Siemens, S7-300 phù hợp chó các ứng
dụng lớn và vừa với các yêu cầu cao về các chức năng đặc biệt như truyền thông
mạng công nghiệp, chức năng công nghệ, và các chức năng an toàn yêu cầu độ tin
cậy cao. PLC S7-300 là thiết bị điều khiển logic khả trình cỡ trung bình. Thiết kế
dựa trên tính chất của PLC S7-200 và bổ sung các tính năng mới. Kết cấu theo kiểu
các module sắp xếp trên các thanh rack.

CPU PLC Siemens SIMATIC S7-300


Tính năng ưu việt của PLC S7-300:

- Tốc độ xử lý nhanh.

- Cấu hình các tín hiệu I/O đơn giản.

- Có nhiều loại module mở rộng cho CPU và cả cho các trạm remote I/O.

- Cổng truyền thông Ethernet được tích hợp trên CPU, hổ trợ cấu hình mạng
và truyền dữ liệu đơn giản.

- Kích thước CPU và Module nhỏ giúp cho việc thiết kế tủ điện nhỏ hơn.

- Có các loại CPU hiệu suất cao tích hợp cổng profinet, tích hợp các chức
năng công nghệ, và chức năng an toàn (fail-safe) cho các ứng dụng cao.

- Bao gồm 7 loại CPU tiêu chuẩn, 7 loại CPU tích hợp I/O, 5 loại CPU fail-
safe cho chức năng an toàn, 3 loại CPU công nghệ.

CPU 313C-2DP

Thông số kĩ thuật CPU 313C-2DP


CHƯƠNG 3:TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÔ HÌNH
HỆ THỐNG
3.1 Thiết kế hệ thống cơ khí
Để xây dựng mô hình hệ thống băng tải ta cần sử dụng một số nguyên vật
liệu như sau: dây đai răng, động cơ; đai răng và các bộ bu – long, đai ốc chữ T, xy
lanh khí nén và bộ gá, hệ thống máng trượt phôi, các hộp đựng phôi, đế trạm phân
loại,…
3.1.1 Thiết kế hệ thống băng tải phân loại sản phẩm
Hệ thống băng tải là hệ thống có nhiệm vụ vận chuyển phôi di chuyển trên
hành trình phân loại sản phẩm của trạm phân loại sản phẩm theo chiều cao.
a. Hệ thống bánh đai
Bánh đai là chi tiết có tác dụng truyền chuyển động cho hệ thống dây
belt giúp phôi có thể di chuyển trên chiều dài băng tải. Trong phạm vi đồ án,
nhóm sử dụng bánh đai tự thiết kế bằng nhựa với phương pháo gia công là in
3D. Với phương án này, có thể tùy chỉnh các thông số của bánh dai tùy
thuộc và mục đích sử dụng, ngoài ra còn giảm đáng kể khối lượng của mô
hình so với dạng bánh đai làm bằng kim loại.

Hình 2.14- Bản vẽ băng tải


b. Các giá đỡ băng tải
Với mục đích là cố định hệ thống băng tải trên tấm đế và giảm tối
thiểu khối lượng thì nhóm tiếp tục sử dụng vật liệu nhựa với phương pháp
gia công là in 3D để thiết kế giá đỡ hệ thống băng tải. Với tổng 4 giá đỡ, mỗi
chân băng tải được gắn 2 giá.
Hình 2.15- Bản vẽ giá đỡ băng tải 50

3.1.2- Các chi tiết phụ trợ khác


a- Đế trạm phân loại sản phẩm
Là chi tiết có tác dụng nâng đỡ toàn bộ mô hình phân loại sản phẩm.
Chính vì chịu tải trọng của toàn bộ mô hình nên vật liệu nhóm sử dụng là
thép tấm được gia công bằng phương pháp cắt bằng laser với bản vẽ bao
gồm các lỗ định hình các chi tiết gắn trên nó.

Hình 2.19- Bản vẽ đế trạm phân loại


b-Máng trượt
Để phân loại 2 sản phẩm có chiều cao khác nhau, thì mô hình đề ra
phải có 2 đường dẫn hướng cho 2 phôi. Từ đó nhóm chọn thiết kế 3 máng
trượt phục vụ mục đích kể trên, 2 mạng trượt được gắn trên hệ thống băng
tải, song song với 2 xilanh 53, ngoài ra băng trượt còn lại gắn ở phía cuối
băng tải để nhận phôi có chiều cao 30mm. Cũng với phương pháp in 3D, và
vật liệu từ nhựa để tạo nên 2 máng trượt cho mô hình.

Hình 2.20- Bản vẽ máng trượt 1

c-Chọn dây đai và động cơ


Để phù hợp với thiết kế cơ khí, lựa chọn Puly 5M 30 răng rộng 50mm trục 8
được chọn làm cơ cấu truyền tải cho động cơ. Với đặc điểm của bộ truyền đai răng
sự ăn khớp giữa đai răng và răng trên puly giúp truyền chuyển động tốt hơn và
giảm độ trượt gây ảnh hưởng đến mô hình.

Tỷ số truyền được sử dụng là 1:1 để tiện lợi cho tính toán. Bộ truyền đai được
sử dụng gắn với động cơ thông qua puly M5 đầu bên kia gắn với puly cùng loại.

Đai răng để phù hợp với puly thì ta chọn đai răng 5M.
Hình 3.5 Puly M5

Thông số kỹ thuật:

+ Vật liệu chế tạo: Nhôm

· Số răng: 30 răng

· Trục Puly: 60mm

· Phù hợp cho dây đai chuẩn bản 40 mm

· Bước răng: 5.08mm

· Khối lượng: 200g

+ Tính chọn chiều dài đai răng:


2
(R 1+ R 2)
L=2 A+ π ( R1+ R 2 ) + =885.43( mm) (3.1)
A

Trong đó:

L: chiều dài đai

A= khoảng cách từ tâm của 2 puly

R1,R2: Bán kính hai Puly

Việc lựa chọn động cơ sử dụng trong mô hình con lắc ngược được xác định

dựa theo các tiêu chí:Công suất động cơ,tốc độ,kích thước,…
nT
Công suất động cơ: P= 9.55 (kW) (3.2)

Trong đó : n là tốc độ quay của động cơ (vòng/phút)


T là momen xoắn của trục động cơ (N.m)

Bán kính mỗi puly kéo là 13 mm.

Mà 2 pully có bán kính bằng nhau.

 Tỉ số truyền bằng 1.

Mô men xoắn cần thiết của động cơ là:


µ x W x R 0.15 x 2 x 0.013
T= η
=
0.95
=0.0041(N.m) (3.3)

Trong đó: µ: hệ số ma sát của động cơ và bằng 0.15.

W: khối lượng của băng tải (1.5kg) và phôi (0.5kg).

R: bán kính mỗi puly kéo (m).


η: hệ số ma sát của puly và bằng 0.95.

Giả thiết vận tốc tối đa của băng tải là 0.03 m/s:
v∗60 0.03∗60
n= = =22.05(vòng/phút) (3.4)
2 πr 2∗3.14∗0.013

Công suất của động cơ tính được là:


nT 22.05∗0.0041
P= = =0.0095(kW) (3.5)
9.55 9.55

Xác định modun m của đai thang:

m=35
√ √
3 P
n
=35
3 0.0095

22.05
=2.68 (3.6)

Trong đó:

P: Công suất động cơ dẫn động(kW)

n: Tốc độ động cơ dẫn động (vòng/ phút)

Khả năng tải của đai phụ thuộc rất nhiều vào chiều rộng đai b. Khi chiều
rộng tăng, diện tích tiếp xúc của các răng dây đai và răng bánh đai tăng, số sợi
cốt của đai tăng tuyến tính theo chiều rộng nên khả năng chịu được lực vòng
tăng lên.
Xác định chiều rộng đai dưa theo công thức:
b=ψd . m (3.8)

Trong đó được chọn từ 6-9, m là modun

Tra bảng ta chọn đai thang 5M chiều rộng 40mm:

Bảng tra cứu thông số

Từ bảng tính toán ở trên, ta thấy thông số yêu cầu tính toán là phù hợp với động
cơ mà nhóm đã lựa chọn.Do đó, nhóm sẽ lựa chọn động cơ XD-37GB520 để làm
động cơ cho băng tải trong đồ án này.
3.1.3 Bản vẽ sản phẩm
3.2 Thiết kế hệ thống điều khiển
3.2.1. Lưu đồ thuật toán

Phôi

cảm biến phát hiện phôi 1

Băng tải 1 chạy,xy lanh chặn


được đẩy ra
cảm biến phát hiện phôi 2

Băng tải 1 ngừng hoạt động

cảm biến phân loại chiều cao

Phôi Phôi
cao
s thấp

Xy lanh chặn được Xy lanh chặn được


rút lại, băng tải 1 rút lại, băng tải 1
hoạt động hoạt động

Phôi chạy đến Tay gạt mở ra,băng tải 2 hoạt


cuối băng động
chuyền 1

cảm biến hành trình 1

Xylanh chặn Phôi chạy đến


đẩy ra cuối băng chuyền
2

cảm biến hành trình 2


End Xylanh chặn đẩy ra,tay gạt co
vào

End
3.2.2 Chương trình điều khiển Plc

a. Các cổng vào ra


- Đầu vào:
+ I0.0: cảm biến cấp phôi
+ I0.1: cảm biến chặn
+ I0.2: cảm biến chiều cao
+ I0.4: đếm sản phẩm băng chuyền 1
+ I0.5: đếm sản phẩm băng chuyền 2
- Đầu ra:
+ Q0.0: động cơ băng chuyền 1
+ Q0.1: động cơ băng chuyền 2
+ Q0.2: pittong cản
+ Q0.3: tay gạt
+ Q0.4: bien gan
+ Q0.5: bien gan 1

Các cổng vào ra


b. Chương trình điều khiển Plc
3.2.3 Sơ đồ đấu nối mạch
KẾT LUẬN

Kết quả đạt được:


-Ứng dụng thành công các kiến thức đã học để hoàn thiện đề tài:CAD, thủy khí,
tự động hóa, chi tiết máy……
-Thiết kế thành công chương trình điều khiển PLC sử dụng ngôn ngữ LAD dành
cho hệ thống băng tải phân loại sản phẩm theo chiều cao
-Xây dựng, tính toán hoàn chỉnh cho hệ thống băng tải phân loại sản phẩm theo
chiều cao

Hướng phát triển:


-Kết nối cùng với các trạm MPS khác để tạo thành 1 nhà máy thông minh
-Có thể mở rộng lên thành nhiều các trường hợp phân loại chiều cao
-Kết nối Internet để có thể điều khiển từ xa

You might also like